Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến việt nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.11 KB, 5 trang )



1




BÁO CÁO
CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG NHÂN LỰC TRỰC TUYẾN
VIỆT NAM
THÁNG 10 - 2011


























2

Những điểm nổi bật về thị trường nhân lực trực tuyến trong tháng 10-2011
- Người tìm việc có nhiều lợi thế hơn; thể hiện ở chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến giảm 5% so
với tháng 9
- Nhu cầu nhân lực trực tuyến tháng 10 giảm nhẹ, theo đúng xu hướng giảm của thị trường tuyển
dụng hàng năm
- Trong mùa thấp điểm nhưng nhu cầu nhân lực trong ngành Bán hàng, IT-Phần mềm và Kế
toán/Tài chính tăng trở lại so với tháng trước. Nhu cầu tuyển dụng cho ngành Marketing tiếp tục
giảm.
Nhu cầu nhân lực trực tuyến tiếp tục xu hướng giảm của thị trường tuyển dụng hàng năm
Theo ghi nhận từ trang web VietnamWorks, nhu cầu nhân lực trực tuyến tháng 10-2011 tiếp tục giảm nhẹ
so với tháng 09-2011. Chỉ số này phản ánh đúng xu hướng hằng năm, khi vào quý IV, các hoạt động
tuyển dụng và tìm việc thường chậm lại. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ toàn cảnh, nhu cầu nhân lực trực
tuyến 10 tháng đầu năm 2011 tăng 9% so với cùng thời kỳ năm 2010. Điều này cho thấy, kênh tuyển
dụng trực tuyến trở nên phổ biến hơn với nhà tuyển dụng.

Hình 1: Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến (Nguồn: VietnamWorks)
Sau ba tháng ổn định, chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến giảm 12 điểm (tương đương 5%). Điều này
có nghĩa mức độ cạnh tranh giữa người tìm việc nhìn chung có giảm xuống. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn
cao hơn tháng 03-2011, mùa cao điểm tuyển dụng, đến 24%. Xu hướng này cho thấy thị trường nhân lực
trực tuyến vẫn có lợi cho nhà tuyển dụng; đồng thời mang lại nhiều thách thức cho người tìm việc. Người
tìm việc cần phải nâng cao khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng nếu họ muốn thành công.

Hình 2: Chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến (Nguồn: VietnamWorks)


Người tìm việc
Nhà tuyển dụng


3

Nhu cầu nhân lực cho ngành Bán hàng, IT-Phần mềm và Kế toán/Tài chính tăng trở lại
Ba ngành Bán hàng, IT-Phần mềm và Kế toán/Tài chính luôn nằm trong top những ngành có nhu cầu
tuyển dụng trực tuyến cao nhất. Nếu trong tháng 09-2011, nhu cầu nhân lực của 3 ngành này giảm từ 6-
10% thì trong tháng 10-2011, nhu cầu tuyển dụng trong ngành Bán hàng tăng 7%, IT-Phần mềm tăng 5%
và Kế toán/Tài chính tăng 7%.

Hình 3: Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến theo ngành (Nguồn: VietnamWorks)

Trong khi đó, nhu cầu cho nhân sự ngành Marketing, một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao,
lại tiếp tục xu hướng giảm. Theo số liệu từ VietnamWorks, từ tháng 4 năm nay, số lượng việc làm trong
ngành Marketing giảm liên tục. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoạt động
của bộ phận Marketing và tăng cường nhân lực cho hoạt động bán hàng. Đây có thể là những thay đổi
phù hợp trong ngắn hạn, nhưng xét về dài hạn, doanh nghiệp nào đầu tư cho hoạt động marketing trong
giai đoạn này sẽ nhanh chóng chiếm lợi thế khi kinh tế phục hồi.

Hình 4: Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến ngành Marketing (Nguồn: VietnamWorks)
Ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao nhất
Trong tháng 10-2011, mặc dù nhu cầu nhân lực ngành Hành chính/Thư ký và Nhân sự giảm 7% và 16%
so với 09-2011 nhưng lượng người tìm việc trong hai ngành này không hề giảm thể hiện qua chỉ số cạnh
tranh cao nhất trong tất cả các ngành. Xuất nhập khẩu tiếp tục giữ vững vị trí trong top 3 ngành cạnh
tranh nhất trong tháng này.



4

Ba ngành nghề có mức
độ cạnh tranh cao nhất
Chỉ số cạnh
tranh tháng 9
Chỉ số cạnh
tranh tháng 10
Hành chính/ Thư ký 1.75 2.49
Xuất - nhập khẩu 1.81 1.83
Nhân sự 1.32 1.75
Hình 5: Chỉ số cạnh tranh theo ngành nghề (Nguồn: VietnamWorks)

Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục vượt lên trên Hà Nội về nhu cầu nhân lực trực tuyến
Tháng 10-2011 này, nhìn chung nhu cầu tuyển dụng trực tuyến tại các địa phương không biến động
nhiều so với tháng trước. Khoảng cách nhu cầu nhân lực giữa TP.HCM và Hà Nội lại tiếp tục được nới
rộng với cách biệt 1.9 điểm và Đồng Nai đã trở lại top 5 sau 3 tháng nằm ngoài danh sách.

Hình 5: Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến theo địa phương (Nguồn: VietnamWorks)

Hình 6: Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Nguồn: VietnamWorks)




5

VỀ BÁO CÁO CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG NHÂN LỰC TRỰC TUYẾN
Từ tháng 08 năm 2011, VietnamWorks, nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến hàng đầu Việt Nam,
giới thiệu “Báo cáo chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến hàng tháng”. Đây là bản tổng kết hàng tháng về

những diễn biến đã xảy ra trên thị trường nhân lực trực tuyến trong tháng vừa qua, những xu hướng của
nguồn cung và nhu cầu lao động trực tuyến cũng như phân tích về mức độ cạnh tranh của các ngành
nghề trên thị trường lao động Việt Nam, thông qua số liệu ghi nhận từ trang web VietnamWorks.
Báo cáo này dựa vào hai chỉ số quan trọng, đó là chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến - phản ánh xu
hướng phát triển của thị trường nhân lực trực tuyến Việt Nam; và chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến –
phản ánh mối tương quan giữa nguồn cung và nhu cầu trên thị trường lao động trực tuyến Việt Nam.
Ngoài ra, những xu hướng của thị trường theo ngành nghề cũng sẽ được phản ánh rõ nét.
ĐỊNH NGHĨA
- Chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến - là số lượng việc làm đăng tuyển trên trang web
VietnamWorks trong một tháng so với thời kỳ gốc là tháng 1/2011
- Chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến – là tỉ lệ giữa tổng số hồ sơ ứng tuyển cho những việc
làm đăng trên trang web VietnamWorks trong một tháng và tổng số việc làm trong tháng này so với
thời kỳ gốc là tháng 1/2011 (index=100).
- Nhu cầu nhân lực trực tuyến theo ngành – là số lượng việc làm đăng tuyển trên trang web
VietnamWorks theo ngành nghề trong một tháng, so với thời kỳ gốc là tháng 1/2011
- Nhu cầu nhân lực trực tuyến theo địa phương – là số lượng việc làm đăng tuyển trên trang web
VietnamWorks theo địa phương trong một tháng, so với thời kỳ gốc là tháng 1/2011
- Chỉ số cạnh tranh – là tỉ lệ giữa số lượng hồ sơ trung bình của một ngành nghề trong tháng, so
với số lượng hồ sơ trung bình cho tất cả các ngành nghề trong tháng đó
- Việc làm – là một vị trí được một doanh nghiệp đăng tuyển dụng trên trang web VietnamWorks để
quảng cáo vị trí cần tuyển của doanh nghiệp đó.
- Hồ sơ ứng tuyển – là một hồ sơ ứng tuyển cho một vị trí đăng trên trang web VietnamWorks
thông qua chức năng “Ứng tuyển” và gởi đến trực tiếp cho nhà tuyển dụng.
- Người tìm việc – là bất cứ một người nào ứng tuyển cho một vị trí bất kỳ trên trang web
VietnamWorks.
- Nhà tuyển dụng – là một doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng tuyển dụng trên trang web
VietnamWorks.
- Địa phương – là địa điểm mà một vị trí tuyển dụng đăng tuyển



×