Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(Mn) một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.25 KB, 21 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm huyện ............
1. Người viết sáng kiến:
Tác giả sáng kiến: ............
Đơn vị: Trường Mầm non ........... thị trấn ..........., huyện ...........,
tỉnh ............
Chức vụ, nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp 5 tuổi A.
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến về: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học được áp dụng thuộc lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ”.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ 06/09/2018 đến 8/4/2019.
4. Mô tả nội dung của sáng kiến:
4.1. Tính mới:
Thơng qua việc làm quen với tác phẩm văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ
phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng các từ biểu cảm để
thể hiện mong muốn, suy nghĩ của mình mà ở lứa tuổi nhỏ trẻ sử dụng chưa
được hay vốn từ còn nghèo nàn. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái
hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác trong cuộc sống vẫn đang diễn ra xung quanh trẻ.
Trẻ làm quen với tác phẩm văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên
về cuộc sống xung quanh, ni dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng
tạo nghệ thuật, đồng thời làm cho vốn ngơn ngữ của trẻ được chau chuốt có cấu
trúc ngữ pháp đúng. Các tác phẩm văn học mở ra cho trẻ thế giới tình cảm giữa
con người với con người thơng qua các câu truyện, bài thơ có hình ảnh gần gũi,
quen thuộc với trẻ. Do vậy trong hoạt động dạy phải xác định được mục đích cụ
thể của tiết học để có phương pháp, biện pháp dạy cho hợp lý, phát triển tư duy
sáng tạo, tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ.
1



- Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua
hoạt động học.
- Tăng cường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua các hoạt
động khác.
- Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi.
- Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh.
Hiện nay toàn nghành đã và đang thực hiện chuyên đề “Lấy trẻ làm trung
tâm”, vì vậy chỉ sử dụng một số hình thức cũ, dập khn thì trẻ chưa thể phát
huy, thể hiện hết được khả năng khám phá, sáng tạo của mình. Tơi ln băn
khoăn phải làm sao để trẻ được thể hiện rõ: Lấy trẻ làm trung tâm là trẻ được
làm gì? Chơi gì? Khám phá như thế nào? Về tất cả các lĩnh vực nói chung và
lĩnh vực phát triển ngơn ngữ nói riêng.
Xuất phát từ vấn đề nêu ở trên và hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên
trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu để giúp trẻ phát triển hơn về
lĩnh vực ngôn ngữ tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp giúp trẻ làm
quen với tác phẩm văn học được tốt hơn với mục đích giúp trẻ dễ dàng hơn
trong việc cảm nhận ngôn ngữ nghệ thuật của thơ, truyện và biết thể hiện nó
bằng chính ngơn ngữ hành động của trẻ.
Các biện pháp của sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên cho trẻ tại lớp 5
tuổi A do tôi phụ trách. Các biện pháp là của bản thân giáo viên ........... nghiên
cứu ra áp dụng tại lớp, chưa được đăng trên các phương tiện thông tin hay sách
báo, tài liệu.
4.2. Tính khoa học:
Sáng kiến tơi đưa ra có cơ sở lý luận rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ.
Các biện pháp mà sáng kiến đưa ra đã được áp dụng vào lớp 5TA do tôi
phụ trách tôi tự nhận thấy rất phù hợp với trẻ lớp tôi ở chỗ dễ làm, dễ thực hiện
và phù hợp với lứa tuổi, có khả thi dễ áp dụng.
Sáng kiến đã khẳng định được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong

việc nói đi đơi với làm, tạo được sự thống nhất khoa học trong nhà trường.
2


Sáng kiến đã tạo ra sự sáng tạo tích cực, chủ động trong công việc khả
năng tổ chức các hoạt động của giáo viên ngày càng có hiệu quả.
Tạo được niềm tin với ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp và
các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Sáng kiến được viết theo đúng bố cục, trình bày đúng thể thức văn bản, ngắn gọn
dễ hiểu, dễ áp dụng đối với các giáo viên trong trường và phù hợp với mọi lứa tuổi.
4.3. Tính thực tiễn:
4.3.1. Thực trạng những vấn đề tồn tại trong quá trình tổ chức nhằm
phát triển tính tích cực trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non ............
* Đặc điểm của lớp:
Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách và giảng dạy
tại lớp 5TA. Hầu hết trẻ đã học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ,
nên trẻ ngoan và có nề nếp. Đa phần là con em quanh địa bàn thị trấn ........... nên
rất được quan tâm.
Tổng số trẻ của lớp: 31 trẻ.
Trong đó, Nam: 16; Nữ: 15.
Trẻ dân tộc: 10.
Trẻ ngồi địa bàn: 7.
* Về phía giáo viên:
Tơi ln tâm huyết với nghề đặc biệt tơi ln u thích hoạt động cho trẻ
làm quen với văn học, bởi tôi thấy các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác
phẩm viết cho lứa tuổi mầm non rất gần gũi trong cuộc sống và trong mọi sinh
hoạt hằng ngày của trẻ. Tôi thường xuyên vận dụng phương pháp dạy học hiện
đại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và có hiệu quả. Hơn
thế nữa lớp tơi phụ trách là lớp thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi và đang thực hiện

chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” nên nhà trường tạo điều kiện mua sắm các
dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các cháu hầu hết là mới. Nhà trường
cũng trang bị những dụng cụ, đồ dùng phục vụ môn cho trẻ làm quen với văn
học như: có tài liệu tham khảo, có tranh thơ, tranh truyện, đĩa thơ, chuyện kể,
3


mũ, các con rối, sân khấu kịch… Các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học
được đa số phụ huynh luôn quan tâm tới như mua thêm một số đồ dùng phục vụ
các hoạt động đóng kịch cho các cháu trên sân khấu (Phấn son, thuê trang phục
biểu diễn…). Vì vậy mà trong quá trình giáo dục đặc biệt là bộ môn văn học phụ
huynh luôn kết hợp cùng chúng tôi sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng
đồ chơi phục vụ cho các cháu. Tuy nhiên, các đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết
dạy nhiều khi còn thiếu, chưa phong phú: đĩa các bài thơ, câu chuyện chưa theo
chủ đề. Trang phục phục vụ cho hoạt động đóng kịch cịn thiếu. Các loại đồ chơi
và trị chơi cũ, chưa thật sự phong phú. Vận dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại
vào giảng dạy còn chưa cao. Khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhiều khi
cịn bị trục trặc do máy tính, máy chiếu…
* Về phía trẻ:
Hầu hết các cháu nhà ở gần trường nên việc đến trường dễ dàng, học sinh
phân theo lớp và theo độ tuổi, 100% trẻ đã học qua chương trình lớp mẫu giáo
bé và nhỡ nên các cháu rất ngoan, chăm học. Các cháu đều u thích bộ mơn
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đặc biệt là hoạt động đóng kịch, khi được
tham gia trẻ rất hào hứng và tích cực tham gia vào hoạt động. Nhưng qua tìm
hiểu tơi thấy rằng còn một số trẻ chưa thật sự hứng thú với văn học có lẽ vì các
cháu ít được quan tâm, bồi dưỡng về văn học, do đó khả năng cảm thụ các tác
phẩm văn học của trẻ không đồng đều.
- Khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế như trẻ nói ngọng hay nói
lắp làm cho trẻ không mạnh dạn, tự tin để thể hiện trước đông người. Trẻ cịn bị
áp lực về học các mơn khác cũng làm cho trẻ không phát huy được khả năng của

mình. Khả năng đóng kịch của trẻ cịn nhiều hạn chế. Khả năng cảm thụ văn
học chưa cao. Nhiều phụ huynh chưa thực sự chú tâm tới trẻ để giúp trẻ cảm thụ
được các tác phẩm văn học.
Qua quá trình nghiên cứu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm
quen với tác phẩm văn học và quan sát một số hoạt động cảm thụ văn học của
lớp mà mình phụ trách (Như trong giờ trả trẻ, hoạt động có chủ đích, chơi góc,
4


hoạt động chiều…) tôi nhận thấy kết quả phát triển văn học đầu năm học kết quả
đạt được như sau:
* Chất lượng khảo sát trên trẻ đầu năm trên 31 trẻ trong lớp: 5TA

Mơn

Tiêu chí đánh giá

Tổng
số trẻ
điều
tra

Khả năng hứng thú của trẻ

Mức độ đạt được
Đạt

Tỷ lệ
(%)


Chưa Tỷ lệ
đạt
(%)

31

20/31

64,5

11/31

35,5

Biết tên bài thơ, tác giả,
hiểu nội dung bài thơ

31

20/31

64,5

11/31

35,5

Thuộc tác phẩm

31


23/31

74,2

8/31

25,8

Đọc diễn cảm theo nhịp
của bài thơ

31

18/31

58,1

13/31

41,9

Khả năng hứng thú của trẻ

31

20/31

64,5


11/31

35,5

Trẻ hiểu nội dung của câu
Truyện chuyện

31

22/31

71,0

9/31

29,0

Kể diễn cảm được theo
nội dung chuyện

31

20/31

64,6

11/31

35,5


Thơ

Qua khảo sát đầu năm khả năng cảm thụ văn học của trẻ đạt kết quả sau:
- Khoảng  trên 60% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với văn học,
hứng thú tham gia vào đọc thơ, kể chuyện cùng cô giáo và các bạn, vẫn cịn nhiều trẻ
chưa thực hiện được hoặc mới chỉ có thể thực hiện được ở mức đơn giản.
- Biết tên bài thơ, tác giả, hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện thì mới chỉ đạt
là 58,1 đến 61%.
- Khả năng thuộc tác phẩm, trong đó là các bài thơ thì trẻ cịn nhiều hạn
chế. Đối với đọc, kể diễn cảm thì nhiều trẻ chưa làm được.
5


4.3.2. Một số biện pháp áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục qua
tác phẩm văn học.
* Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học thông qua hoạt động học
Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục
đích, yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung
giáo dục phù hợp thông qua bài thơ hay câu chuyện đang học, phù hợp với lứa
tuổi của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng đọc, kể của mình, kể
diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ,
tư thế phù hợp với diễn biến của bài thơ, câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của
trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu
sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ
cũng được nâng cao.
Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng
dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên
thường sử dụng tranh minh họa làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại cơng

nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại
kết quả rất cao. Biện pháp này ln gây sự chú ý, tị mị cho trẻ. Vì vậy giáo
viên nên đưa cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn
giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng
đã gây sự chú ý của trẻ.
Những giáo viên có khả năng sử dụng máy tính thành thạo hơn họ có thể
chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn phim hoạt hình,
hay ta có thể đưa đoạn phim quay sẵn phù hợp với nội dung như thế rất thu hút
và gây hứng thú hơn cho trẻ. Với câu chuyện “Tích Chu” tơi đã xây dựng một
đoạn phim hoạt hình về nội dung câu chuyện, ngồi ra tơi cịn làm đoạn phim về
các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ nội dung
truyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật.
6


Khi được xem những hình ảnh sinh động như phim hoạt hình trên màn hình
sẽ giúp trẻ khắc sâu hơn những hình tượng nhân vật trong truyện, thêm vào đó
sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn khi tham gia vào tiết học, từ đó trẻ sẽ ghi nhớ nhanh
hơn nội dung bài thơ, câu truyện. Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện và tên các
nhân vật trong truyện.
Tiết kể truyện “Tích Chu” được xây dựng thành phim hoạt hình
Khi tổ chức hoạt động học này tôi đã chuẩn bị: Bộ phim hoạt hình về câu
chuyện, máy chiếu, máy tính, loa, sa bàn rối, chỗ ngồi phù hợp, trò chơi chống
mệt mỏi, âm nhạc trong chủ đề. Trong tiến trình hoạt động thì trẻ lớp tơi đã
được nghe câu chuyện qua lời kể diễn cảm của cơ, sau đó trẻ sẽ đưọc khắc sâu
hơn và được nhập vai vào nhân vật ở lần kể thứ 2 trên sa bàn rối tay, lúc này cô
giáo chỉ là người dẫn truyện. Sau khi kết thúc lần 2 tôi cho trẻ vận động chống
mệt mỏi với động tác tập quét nhà giúp bà trên bài bài hát:“Bé quét nhà”. Lần 3
cho trẻ đi rạp chiếu phim để xem phim hoạt hình.
Kết quả đạt được: Trẻ rất hứng thú, hăng hái phát biểu trong giờ, hiểu nội

dung và ý nghĩa của câu chuyện, trẻ được chủ động thể hiện trạng thái cảm xúc
của các nhân vật trong câu chuyện. Đặc biệt hơn nữa với việc thay đổi hình thức
linh hoạt thì trẻ khơng bị nhàm chán.
Trong mấy năm gần đây toàn nghành đã và đang thực hiện chun đề“lấy trẻ
làm trung tâm”. Chính vì vậy bên cạnh sự chuẩn bị chu đáo, sáng tạo của bản
thân tơi thì tơi cịn chú trọng đặc biệt đến việc trẻ được làm những gì và đạt
được gì? như: trẻ được trả lời, được nhập vai, được đọc, được tưởng tượng, được
sờ, tự khám phá đồ dùng trực quan. Cô không trả lời thay trẻ và hỏi những câu
hỏi đóng.
Hay với những bài thơ tơi thường xun tạo ra những đồ dùng đồ chơi minh
họa cho nội dung bài thơ thêm phong phú, từ đó trẻ sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và
hứng thú hơn trong giờ học.

7


Hoạt động học: Thơ “Hoa cúc vàng” với đồ dùng trực quan sinh động
Với hoạt động này để có đồ dùng trực quan hấp dẫn thay cho những hình
thức thơng thường, tôi đã làm một bông hoa Cúc to, màu sắc hấp dẫn và tạo hình
một chiếc chăn bơng trong câu thơ “Trời đắp chăn bơng, cịn cây chịu rét” chùm
lên bông hoa. Khi trẻ đọc đến câu thơ “Nở bung thành hoa” thì tơi cho bơng hoa
Cúc xuất hiện. Với hình thức như vậy tơi thấy trẻ rất hào hứng, ngạc nhiên và
thích thú đến mức reo ầm lên và khen: Cô ơi bông hoa Cúc đẹp quá.
- Chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ
được tự do khám phá và đặt câu hỏi đối với các bài thơ, câu chuyện mà trẻ chưa
được rõ về nội dung, sau đây là một số hình ảnh về chương trình giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm mà tôi đang thực hiện ở lớp được phân công phụ trách

Sau hoạt động học trẻ được tự tay cắm hoa, trang trí lãng hoa tặng cơ giáo.
Sau khi trẻ được đọc thơ diễn cảm với đồ dùng trực quan sinh động thì cuối

hoạt động tơi đã chuẩn bị cho trẻ lọ hoa, hoa Cúc thật, kéo chia theo từng nhóm.
Trẻ được tự tay cắm hoa, cắt cành, tạo dáng theo ý thích của mình để mang lên
tặng cô giáo. Sau khi mang hoa lên tặng cô giáo thì cả lớp đọc lại bài thơ:“Hoa
Cúc vàng” một lần nữa.Qua hoạt động này trẻ lớp tơi rất thích, các nhóm bàn
bạc với nhau và tạo ra những lọ hoa của nhóm mình một cách vui vẻ,hào hứng
vì chính trẻ được tự làm mà không nhờ đến cô giáo giúp đỡ.
[[[

Hình ảnh trẻ được tự tay khám phá đồ dùng của hoạt động học
Trong quá trình tiến hành hoạt động tôi cho trẻ được tự lên sờ, ngắm đồ dùng
trực quan mà tôi đã chuẩn bị, khi trẻ quan sát gần, sờ vào khám phá tôi đưa ra
những câu hỏi phù hợp như: Các con sờ vào thấy cánh hoa Cúc có dạng hình gì?
Màu sắc ra sao? Lá thì như thế nào? Lá của cây hoa Cúc có màu gì? Trong bài
8


thơ khi nào hoa Cúc nở bung thành hoa nhỉ? Chúng mình cùng đọc lại bài thơ
xem khi nào nhé. Kết quả mang lại đó là trẻ lớp tơi rất thích thú với đồ dùng trực
quan này.
Qua việc sử dụng các hình thức khác nhau một cách linh hoạt, hợp lý khi cho
trẻ tìm hiểu về câu chuyện, trong các hình thức đó tơi cho trẻ đóng kịch, trẻ
được vào vai những nhân vật trong truyện, thông qua vai diễn bản thân trẻ sẽ tự
rút ra được những bài học cho mình như: Biết đồn kết với bạn bè. u q,
giúp đỡ mọi người xung quanh, đi đường an tồn.

Hình ảnh trẻ đóng kịch trong truyện: Kiến con đi Ơ tơ
(Chủ đề Phương tiện giao thơng)
Hoạt động cho trẻ đóng kịch truyện: “Kiến con đi Ơ tơ” ở hoạt động 1 tôi kể
chuyện diễn cảm để trẻ hiểu về nội dung câu chuyện. Lần 2 tôi cho trẻ kể truyện
trên sa bàn ngã tư đường phố với các đồ dùng trực quan: Cây to, nhà, ngã tư

đường. Trẻ vào vai các nhân vật: Kiến con, Khỉ, Lợn, Gấu con kể câu chuyện.
Lần 3 cho trẻ diễn kịch về nội dung câu chuyện thơng qua hoạt cảnh các tình
huống xảy ra trên xe buýt và cho trẻ tự suy nghĩ để đưa ra cách cư xủ hợp lý.
Ví dụ: Tình huống đùa nghịch khi ngồi trên xe, biết nhường ghế cho người
già, trẻ nhỏ, những người tàn tật, cơ giáo đóng vai một người bế em nhỏ đang
khóc mà khơng có chỗ ngồi.

Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ
khi ngồi trên Ơ tơ.
Hay khi muốn đọc một bài thơ, kể câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ
giáo viên phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ chuyện xác định
được nhịp đọc, phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân cách
hoá..., biết được nội dung bài thơ câu chuyện nhắn gửi điều gì?
9


Ví dụ 1: Bài thơ “Vì con” - Vân Long
Mẹ dạy con tập đi

Mẹ giống như cô giáo

Mẹ dạy con tập nói

Mà lại khơng phải cơ

Mẹ dạy con biết gọi

Mẹ hiền giống như bà

Mẹ dạy con biết thưa


Mà trẻ hơn nhiều lắm

Dạy con yêu Thạch Sanh

Mẹ hiền giống như bạn

Chàng trai nghèo dũng cảm

Nhưng lúc chơi hay nhường

Dạy con yêu cơ Tấm

Con khơng hư, khơng quấy

Chăm làm và nết na

Vì con lo mẹ buồn.

Với nghệ thuật miêu tả và so sánh tác giả đã viết lên tình cảm của người mẹ
dành cho những đứa con của mình, tác giả miêu tả mẹ giống như cô giáo, giống
như bà và giống như bạn của con để trẻ thấy được sự gần gũi và thân thương
trong mỗi câu thơ. Từ đó, trẻ có hứng thú hơn khi học và sẽ nhanh thuộc bài
hơn, bởi đó là những hình ảnh rất đỗi thân quen.
Ví dụ 2: Với nghệ thuật nhân cách hố nhiều câu truyện được lựa chọn để
giáo dục trẻ về cách ứng xử, hành vi văn hóa, giáo dục trẻ cách làm người, như
câu chuyện "Thỏ con đi học”… Các nhân vật trong truyện được sử dụng nghệ
thuật nhân hóa để viết về hành vi của con người trong xã hội, cách ứng xử khi
tham giao thông trên đường.
Tùy thuộc vào từng chủ điểm để tôi lựa chọn xây dựng kế hoạch cho năm

học, đặc biệt là đối với môn cho trẻ làm quen với văn học, thì các bài thơ, câu
chuyện được chọn là phù hợp với từng chủ điểm lớn, như với chủ điểm “trường
mầm non” thì tơi chọn bài thơ “tình bạn”, “Bé học tốn”, “Gấu qua cầu”,
“Bập bênh”, “ Làm quen chữ số”. Đối với truyện có câu chuyện “Bạn mới”,“
Thỏ trắng biết lỗi”,“Ai quan trọng nhất” , “ Chú Vịt khàn”, “ Mèo con và
quyển sách”.Với chủ điểm “Bản thân” thì tơi chọn bài thơ “Những con mắt”,
truyện: “Giấc mơ kỳ lạ”, “ Ai quan trọng hơn”. Hay ở các chủ điểm khác
cũng như vậy.
10


Ngồi ra với việc lấy trẻ làm trung tâm thì cần thường xuyên thiết kế những
tiết cho trẻ đóng kịch để trẻ được thể hiện năng khiếu cũng như sự tự tin của bản
thân, trẻ được thể hiện cái tôi của mình nhiều hơn nữa.
* Biện pháp 2: Tăng cường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
thông qua các hoạt động khác
Các bài thơ, câu chuyện ứng với từng chủ điểm được tôi lồng ghép với
các môn học khác để dẫn dắt trẻ vào bài hay kết hợp để chuyển tiếp giữa
các hoạt động trong tiết học đó, giúp trẻ khơng bị gị bó, nhàm chám với
tiết

học. 
Ví dụ: Mơn khám phá khoa học: Tìm hiểu về "Tìm hiểu một số bộ phận trên

cơ thể" tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ "Tay ngoan", "Cái mũi".
Tìm hiểu về gia đình bé thì dẫn dắt vào bài bằng câu chuyện “Ba cơ gái”…
Ví dụ: Mơn âm nhạc: Dạy hát bài "Cháu u bà". Cơ có thể lồng vào cho
trẻ đọc bài thơ "Giúp bà" nhằm giáo dục trẻ yêu thương bà và giúp đỡ bà.
Ví dụ: Mơn tạo hình đề tài "Vẽ hoa tặng cô giáo" khi cho trẻ ngồi về chỗ
trong khi phát giấy bút màu cho trẻ cô cùng trẻ đọc bài thơ "Bó hoa tặng cơ”.

Ví dụ: Mơn thể dục: Khi chơi trị chơi cơ cho trẻ đọc bài đồng dao hoặc ca
dao như “Đi cầu đi quán”, “Rềnh rềnh rang ràng”,…  sao cho có nhịp điệu
nhanh, dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác của bài thể dục.
Việc kết hợp văn học trong các môn học khác là vơ cùng quan trọng, điều
đó giúp trẻ được tiếp xúc với văn học bằng nhiều hình thức và nhiều phương
diện. Như vậy, việc cho trẻ làm quen với văn học thơng qua các mơn học khác
mà cịn giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn.
Cho trẻ xem hình ảnh câu truyện “Dê con nhanh trí” gây hứng thú vào bài học
Trên đây là hình ảnh khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ: “Không đi theo, không mở cửa cho người lạ”.Trước khi vào tình huống
11


cụ thể tôi đã cho trẻ nghe câu chuyện để trẻ có thể tự suy ngẫm xem Dê con đã
làm đúng chưa và kết quả của việc nghe lời mẹ dặn cũng như việc nhanh trí của
Dê con đã mang lại điều gì?. Qua việc dùng câu chuyện để tạo hứng thú vào bài
tôi nhận thấy đã đạt hiệu quả cao đối với trẻ.
* Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở mọi
lúc mọi nơi
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có thể tiến hành ở mọi lúc mọi
nơi: Hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động chơi ngồi trời, hoạt động góc khi đi dạo,
khi thăm quan, hoạt động chơi ở góc sách truyện, vệ sinh cá nhân, giờ ăn, giờ
ngủ trưa. Cụ thể như sau:
- Cho trẻ làm quen với văn học qua hoạt động đón, trả trẻ: Trị chuyện với
trẻ về gia đình, sở thích của trẻ.
Ví dụ 1: Sáng nay con ăn món gì? Ai đưa con đi hoc? Con có nhớ có một
bài thơ mà hơm trước cô dạy con cũng nhắc đến phương tiện giao thông là xe
máy giống như bố con đi để đưa con đến trường khơng? Con đọc cho cơ nghe
nhé.
Ví dụ 2: Hôm qua cô thấy ban Nam đã với các bạn lớp mình khơng được

chơi với bạn Quỳnh Anh vì bạn ý mới xin vào lớp mình, theo con thì bạn Nam
hành động như vậy có đúng khơng? Vì sao? Chúng mình phải có thái độ như thế
nào đối với các bạn của mình?
Qua việc trị chuyện, gần gũi với trẻ thì tơi thấy rằng trẻ cảm thấy rất thoải
mái, có thái độ tích cực hơn, trẻ được trả lời khi trị chuyện cùng cơ và các bạn,
từ đó phát triển thêm cho trẻ vốn từ và trẻ có thể ghi nhớ các bài thơ, hiểu thêm
về nội dung và ý nghĩa của bài thơ hay câu truyện sâu sắc hơn qua đó tự bản
thân trẻ sẽ hiểu được việc tốt, xấu thiện, ác quanh cuộc sống của mình và cư xử
chuẩn mực với mọi người.
Cho trẻ làm quen với văn học ở hoạt động chơi ngoài trời: Vào những giờ
hoạt động chơi ngồi trời tơi cho trẻ quan sát đồ dùng trong gia đình vào cho trẻ
đọc bài thơ "Cái bát xinh xinh". Khi đi thăm quan vườn cổ tích cơ hỏi trẻ về
nội dung các câu chuyện vẽ trên tường hoặc tượng mơ phỏng “Cóc kiện trời,
12


Cây Khế, Cây tre trăm đốt”. Khi tổ chức cho trẻ quan sát bầu trời, cơ có thể
vào cho trẻ đọc bài thơ "Ông mặt trời", "Nắng mùa hè" qua đó cho trẻ biết về
nắng nóng của mùa hè, giáo dục trẻ đi học đội mũ, nón.
Cho trẻ làm quen với văn học ở hoạt động chơi góc: Vào những giờ chơi
tại các góc thì tơi sắp xếp thành nhiều góc cho trẻ chơi, cho một số trẻ về góc
xem truyện tranh, tập kể chuyện sáng tạo, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình
ảnh, hoặc có góc phân vai bé tập làm cô giáo dạy các bạn đọc những bài thơ, câu
chuyện đã học. Ngoài ra trẻ được nhập vào các vai: Kỹ sư xây dựng, nấu ăn, bác
sỹ, cơ bán hàng, góc sách truyện, góc thiên nhiên cũng tạo cơ hội cho trẻ được
giao tiếp nhiều hơn và làm vốn từ của trẻ phong phú hơn rất nhiều.
Cho trẻ làm quen với văn học trong khi cho trẻ vệ sinh cá nhân : Vào giờ vệ
sinh rửa tay, lau mặt của trẻ, trước giờ vào vệ sinh tôi lồng vào đọc bài thơ "Rửa
tay sạch sẽ" giúp trẻ chú ý hơn trong việc thực hiện vệ sinh rửa tay, lau mặt tốt
có hiệu quả.  

Cho trẻ làm quen với văn học ở giờ ăn: Trong lúc chờ bàn ăn cơ có thể cho
trẻ ơn lại hoặc làm quen một số bài thơ đã học nói về các loại thực phẩm hay giá
trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm đó như bài thơ “Ăn quả”, “ Giờ ăn”.
Cho trẻ làm quen với văn học ở giờ ngủ: Trong giờ ngủ trưa, trước giờ đi
ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ "Ngủ" hoặc bài thơ "Giờ đi ngủ" qua đó trẻ hiểu và có
ý thức trong giờ ngủ trưa.
Ngồi ra cơ cịn tận dụng các cơ hội để trẻ được làm quen với văn học như
tạo môi trường trong lớp theo tranh ảnh khổ to thể hiện các câu chuyện, bài thơ
theo chủ điểm mà trẻ đã được nghe sưu tầm qua sách báo, tranh ảnh, truyện,
thơ… để xây dựng góc thư viện.
Như vậy, bằng cách tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt khéo léo cô
đã giúp cho trẻ được sống trong môi trường văn học.

13


Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này là thích khám phá, thích những cái mới.
Việc thường xuyên thay đổi cách vào bài cũng như thay đổi đồ dùng để trẻ khám
phá sẽ khiến trẻ thích thú và muốn khám phá hơn.
Thực tế cho tơi thấy, ví dụ ở bài trước tơi sử dụng trình chiếu powpoint
trẻ cũng rất thích, bài sau tôi tự làm những con rối tay hay sa bàn đẹp mắt thì
cũng đạt hiệu quả rất cao trên trẻ, trẻ cảm thấy mới mẻ và vô cùng thích thú.
Chính vì vậy, việc thường xun thay đổi những đồ dùng trong các hoạt động
cho trẻ cực kì quan trọng và đạt hiệu quả cao.

Một số đồ dùng tự tạo trong hoạt động thơ: “Em yêu nhà em”
Khi tiến hành hoạt động dạy bài thơ: “Em yêu nhà em” thay vào việc sử dụng hình
thức cũ như: Tranh truyện, tranh chữ to thì tơi đã chuẩn bị cho trẻ hình thức đọc thơ trên
sa bàn với những đồ dùng tự tạo từ các phế liệu cụ thể như: Mô hình đàn gà tơi dùng
chổi lơng gà cũ hỏng, xốp lót các đồ điện tử để làm Gà mẹ, len các màu dể làm những

chú gà con, vỏ trứng đã sử dụng để làm những quả trứng gà, rơm làm ổ gà. Cây Dừa,
cây Chuối làm từ các loại xốp màu. Từ mơ hình trên trẻ cảm thấy rât mới lạ nhưng quen
thuộc với mình, qua đó trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động cùng cô.
* Biện pháp 4: Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh
Để tăng cường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì cơng tác phối kết hợp
phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế tơi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu
năm, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn làm quen với văn học từ
đó để đưa ra biện pháp cụ thể như sau:
- Trò chuyện với phụ huynh để phụ huynh hiểu về lợi ích của việc cho trẻ làm
quan với văn học đối với sự phát triển của trẻ.
- Cung cấp cho phụ huynh tên một số bào thơ, câu chuyện phù hợp với từng
chủ đề mà trên lớp cô đang thực hiện và nhắc nhở phụ huynh về nhà kể cho các
con nghe cũng như cho con đọc thêm ở nhà.
- Cô ghi các nội dung bài thơ, câu chuyện ở góc tuyên truyền, nhắc nhở phụ
huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học. Động viên phụ
14


huynh cung cấp sách chuyện tranh ảnh cho trẻ. Hàng ngày giờ đón trả trẻ cơ gặp gỡ
trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu trên ở lớp của trẻ để kết hợp phụ huynh có
biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng cho trẻ.
Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó các bậc phụ
huynh đã nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo mơi trường cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học cho con tại gia đình như mua sách truyện phù hợp với độ tuổi
của trẻ, kể chuyện cho con nghe hàng ngày qua giờ đi ngủ, dạy con đọc
những bài ca dao, đồng dao thậm chí cịn hát cho con nghe, dạy con hát, cho
con nghe các bài thơ, câu chuyện qua mạng internet, sách báo họa mi…
Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhiều tiến bộ rõ rệt và hứng thú hơn khi
nghe cô giáo kể chuyện, đọc thơ.

Trên các hoạt động học tơi đều theo dõi để tìm ra những cái sai của trẻ rồi
tìm cách  gặp phụ huynh trao đổi, động viên phụ huynh giúp đỡ thêm cho trẻ ở
nhà. Đối với trẻ tiếp thu bài tốt, đọc thơ kể chuyện hay, diễn cảm tôi cũng gặp
và trao đổi phụ huynh để về nhà bố mẹ động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
Các biện pháp ngâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 làm quen
tác phẩm văn học ở trường mầm non ........... xuất phát từ thực trạng và nhu cầu
thực tiễn. Những biện pháp và nhiệm vụ của đề tài là những việc thực tế trong
sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non.
4.4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Sau khi thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy việc áp dụng sáng kiến một
số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học trong lớp đã giúp trẻ hứng thú hơn trong việc làm quen với các tác
phẩm văn học, trẻ thuộc thơ, truyện và hiểu nội dung bài thơ, câu truyện
nhanh hơn, giúp trẻ tích cực hoạt động hơn trong các giờ cho trẻ làm quen
với các tác phẩm văn học.
Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Những biện
pháp này khi vận dụng thực tế trên trẻ ở lớp đã mang lại rất nhiều ưu điểm giúp
trẻ lớp tôi hứng thú và thi đua phát huy khả năng của mình.
* Đối với bản thân: Cô giáo thuộc thơ, truyện hơn, đọc kể diễn cảm
hơn. Tổ chức các tiết học phong phú, hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm
của trẻ hơn, giúp trẻ hoạt động tích cực và hứng thú. Giáo viên cũng đầu tư
nhiều hơn vào trong các tiết dạy như tạo ra những đồ dùng đồ chơi phong
15


phú, đa dạng, đẹp mắt và lạ lẫm đối với trẻ, ứng dụng tốt công nghệ thông
tin vào tiết dạy hơn.
Bên cạnh đó tơi đã rút ra được bài học kinh nghiệm để trẻ tham gia tốt hoạt
động làm quen với các tác phẩm văn học và nêu lên khả năng ứng dụng của đề tài.
* Đối với trẻ: Việc áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy như trên đối với

môn nâng cao chất lượng giáo dục tác phẩm văn học cho trẻ. Qua các tiết học tôi
thấy các cháu rất hứng thú và thi đua phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Chính vì vậy sau một thời gian (Từ tháng 9 đến tháng 4) chất lượng giờ học
trên trẻ đạt kết quả tốt hơn. Cụ thể như sau:
- 90,3% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với văn học,
hứng thú tham gia vào đọc thơ, kể chuyện cùng cơ giáo và các bạn, vẫn cịn
nhiều trẻ chưa thực hiện được hoặc mới chỉ có thể thực hiện được ở mức
đơn giản.
- Biết tên bài thơ, tác giả, hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện trẻ đạt là
96,8%
- Khả năng thuộc tác phẩm, trong đó là các bài thơ trẻ đạt 90,3%.
- Đối với đọc, kể diễn cảm thì đa số trẻ đã làm được.
* Kết quả đánh giá các tiêu chí thơng qua thống kê so sánh
Qua một thời gian thực hiện (từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019)
đề tài kết quả đạt được như sau:

Môn

Thơ

Mức độ đạt được
Tỷ lệ
Chưa
(%)
đạt

Tổng số
trẻ điều
tra


Đạt

31

28/31

90,3

3/31

7,0

31

30/31

96,8

1/31

3,2

Thuộc tác phẩm

31

28/31

90,3


3/31

7,0

Đọc diễn cảm
theo nhịp của bài
thơ

31

29/31

93,5

2/31

6,5

Tiêu chí đánh
giá
Khả năng hứng
thú của trẻ
Biết tên bài thơ,
tác giả, hiểu nội
dung bài thơ

16

Tỷ lệ
(%)



Khả năng hứng
thú của trẻ
Trẻ hiểu nội dung
Truyện của câu chuyện
Kể diễn cảm được
theo nội dung
chuyện
* Nhận xét:

31

28/31

90,3

3/31

7,0

31

30/31

96,8

1/31

3,2


31

28/31

90,3

3/31

7,0

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả ta thấy: Sau một thời gian, qua việc thực
hiện các biện pháp trên tôi thu được kết quả như sau:
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học,
hứng thú khi tham gia diễn kịch và biết đưa ra các ý kiến của mình để nhận xét
cho bạn và bản thân mình. Từ đó hoạt động giáo dục cho trẻ làm quen với văn
học đạt chất lượng rất cao.
- Khi được học và nghe qua các bài thơ, câu chuyện trẻ biết được tên bài
thơ, tác giả, tên câu chuyện và nội dung của bài thơ, câu truyện.
- Trẻ đã nói được lời thoại của các nhân vật trong truyện và đóng kịch theo
nội dung câu chuyện đã được nghe kể. Biết đọc diễn cảm và diễn tả bằng cử chỉ,
giọng nói, trạng thái cảm xúc theo từng nhân vật trong chuyện.
- Trẻ còn biết xem tranh truyện theo ý thích và kể chuyện một cách sáng tạo
theo nội dung câu chuyện.
- Trẻ nhanh nhẹn cịn thể hiện sự u thích đối với môn văn học, chăm
chú học và lắng nghe diễn biến câu chuyện và thuộc lời thoại của nhân vật
rất nhanh.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã dần dần hiểu được tầm quan trong
của việc cho trẻ làm quen với văn học đối với sự phát triển ngôn ngữ cho
trẻ, có ý thức cùng cơ giáo trao đổi, trị chuyện và có thái độ hợp tác tích cực

với cô trong việc giúp trẻ rèn luyện thêm ở nhà trong việc cho trẻ đọc các
bài thơ, truyện.
4.5 . Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua quá trình thực hiện sáng kiến tôi đã áp dụng các biện pháp trên trong
hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục làm quen với tác phẩm văn học trong
đời sống hàng ngày đối với trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A do tôi chủ nhiệm ở trường
17


mầm non ........... cho thấy tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan và trong thời
gian tiếp theo tới tơi sẽ ứng dụng đề tài của mình khơng những ở lứa tuổi mẫu
giáo 5 – 6 tuổi mà tôi sẽ triển khai nhân rộng các biện pháp này trên tất cả các
khối lớp trong trường và có thể áp dụng vào các trường mầm non trên tồn
huyện.
5. Những thơng tin cần được bảo mật :
Khơng có.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với đề tài như: Các tài liệu, sách vở,
chương trình giáo dục mầm non, quyển thơ truyện theo các lứa tuổi, sách
chuyên nghành về tâm lý của trẻ theo các lứa tuổi.. Ngồi ra cịn có các trang
thiết bị như máy chiếu, máy tính, loa, xốp dạ, vật liệu, một số đồ phế liệu để làm
rối, sa bàn..Mơi trường nhóm, lớp cũng phải sắp xếp hợp lý, khoa học để tạo
không gian thoải mái cho trẻ khám phá.
- Về con người, môi trường thực nghiệm : Tất cả các học sinh lớp 5 tuổi A.
Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, vui vẻ, tự tin, để phát huy tối đa sự sáng tạo, sức
tưởng tượng của trẻ.
- Đối với giáo viên : Chuẩn bị kiến thức tốt, hiểu tâm lý của trẻ, vận dụng
một cách linh hoạt, mới mẻ.
- Phụ huynh phối hợp cùng cô giáo với việc dạy trẻ thêm ở nhà, kể chuyện
trước khi ngủ, dạy trẻ những câu ca dao gần gũi từ đó trẻ sẽ u thích hơn với bộ

mơn này.
7. Đánh giá lợi ích thu được :
7.1.Theo ý kiến tác giả.
Sau khi thực hiện sáng kiến của tơi tại lớp mình phụ trách thì đã thu được
kết quả như sau :
* Đối với bản thân tơi : Trong q trình nghiên cứu thì tơi đã khắc sâu
và mở mang được nhiều hơn trước, tôi hiểu hơn về tâm lý trẻ và tìm ra
những hình thức hấp dẫn, dù đơn giả n hơn, nhàn hơn khi lấy trẻ làm trung
tâm nhưng hiệu quả mang lại thì rất cao. Trong khi nghiên cứu thì tơi cũng
được tham gia các buổi chuyên đề, được các đồng nghiệp cùng nhau chia sẻ
giúp tơi tiến bộ hơn rất nhiều. Vì vậy mỗi khi lên những tiêt dạy tôi cảm
thấy dễ dàng và hiệu quả rất nhiều, tơi khơng cịn thấy nặng nề như trước
18


nữa. So với việc trước khi thực hiện sáng kiến thì bản thân tơi vẫn cịn đi
theo phương pháp cũ, ít sáng tạo hơn và trẻ bị thụ động hơn khi tham gia
cùng cô, trước đây mỗi khi chuẩn bị một hoạt động bản thân tôi cũng thấy
vất vả hơn và rườm rà hơn rất nhiều.
* Đối với trẻ : Trước đây khi thực hiện phương pháp cũ trẻ bị thụ động
hơn, cơ giáo lại đóng vai trị chủ đạo nên trẻ chưa được phát huy hết khả
năng cũng như sự tưởng tượng của mình. Sau khi tơi thực hiện phương pháp
lấy trẻ làm trung tâm và áp dụng những cái mới mẻ trong sáng kiến của
mình thì kết quả đạt được với trẻ lớp tôi rất cao.Trẻ được tự trả lời theo suy
nghĩ của mình, tự khám phá nên đã phát huy được hết khả năng của mình,
được thể hiện bản thân điều đó khiến trẻ hào hứng, tự tin khi tham gia cùng
cô. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học, hứng thú khi tham gia diễn kịch và biết đưa ra các ý kiến của mình để
nhận xét cho bạn và bản thân mình.
Sau một thời gian áp dụng đến khi hoàn thành sáng kiến (Từ 9/2018

đến 4/2019) lúc này trẻ đã gần kết thúc năm học, khi đánh giá trẻ dựa trên
những kết quả mong đợi đối với lứa tuổi 5-6 tuổi trẻ đã đạt như sau:
- Hiểu nghĩa, từ khái quát. Lắng nghe và nhận xé ý kiến của người đối
thoại.
- Kể rõ ràng, có trình tự về sự vật hiện tượng nào đó để người nghe hiểu
được.
- Sử dụng các từ chỉ sự vật, hành động, đặc điểm, điều chỉnh giọng nói
phù hợp với ngữ cảnh.
- Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao. Kể có thay đổi một vài tình tiết như
thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện..trong nội dung truyện.
- Sử dụng các từ: “Cảm ơn”,“Xin lỗi”,“Xin chào”,“Thưa”,“Vâng”,“Dạ”
phù hợp với tình huống.
Qua kết quả cho thấy trẻ đã đạt được mục tiêu giáo dục theo độ tuổi.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của
viêc làm quen với văn học đối với sự phát triển của trẻ. Qua đó phụ huynh rất
vui, phấn khởi khi thấy con mình u thích lĩnh vực này, về nhà rất hay kể
chuyện, đọc thơ cho mọi người nghe và thuộc rất nhiều bài thơ câu truyện, hiểu
19


nội dung các bài thơ một cách sâu sắc. Từ đó phụ huynh cũng có niềm tin và an
tâm hơn khi cho con mình đến lớp.
7.2. Theo ý kiến tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử : Khơng có.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
Khơng có.
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là đúng trung thực, đúng sự
thật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thị trấn ..........., ngày 8 tháng 4 năm 2019
Người nộp đơn

...........

20



×