HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA
Môn học:
HOẠCH ĐỊNH
VÀ PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH CƠNG
ThS. Nguyễn Xuân Tiến
Tel: 0913 968 965
Email:
Chương 4: Những vấn đề cơ bản về phân tích
chính sách công
1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH
•
Khái niệm về phân tích chính sách
•
Chức năng phân tích chính sách
•
Nhiệm vụ phân tích chính sách
•
Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chính sách
2. Tiêu chí trong phân tích chính sách công
•
Khái niệm và vai trò của tiêu chí trong phân tích chính sách
•
Yêu cầu thiết lập các tiêu chí phân tích
•
Thiết lập các tiêu chí phân tích
•
Các loại tiêu chí thường được sử dụng trong chính sách
3. Phương pháp phân tích
•
Căn cứ lựa chọn phương pháp phân tích
•
Ý nghĩa của việc lựa chọn các phương pháp phân tích
•
Một số phương pháp phân tích
4. Quy trình phân tích chính sách
1. Xác định mục đích, yêu cầu phân tích
2. Chuẩn bị cho công tác phân tích
3. Tiến hành phân tích chính sách
4. Sử dụng kết quả phân tích
I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH
•
Khái niệm về phân tích chính sách
•
Lý do phân tích chính sách
•
Chức năng phân tích chính sách
•
Nhiệm vụ phân tích chính sách
•
Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích
chính sách
•
Khái niệm và vai trò của tiêu chí trong
phân tích chính sách
•
Yêu cầu thiết lập các tiêu chí phân
tích
•
Thiết lập các tiêu chí phân tích
•
Các loại tiêu chí thường được sử
dụng trong chính sách
II. Tiêu chí trong phân tích
chính sách công
1.Khái niệm và vai trò của tiêu chí
trong phân tích chính sách
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân tích
1.2.Vai trò của tiêu chí trong phân tích
chính sách
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong
phân tích(1)
•
Tiêu chí trong phân tích chính sách là các
chuẩn mực để các nhà phân tích đưa vào đó
phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương
án chính sách khác nhau.
•
Ví dụ: sự bình đẳng, tính công bằng, tính
hiệu quả ... đó là hệ giá trị được các nhà
phân tích sử dụng để làm cơ sở định hướng
cho quá trình xây dựng và lựa chọn các
phương án chính sách.
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong
phân tích(2)
Theo Milan Zeleny, tiêu chí là thước đo, là các quy
tắc và các chuẩn mực do các nhà phân tích, các nhà
quản lý đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể để nhằm đạt được mục tiêu chính sách.
•
Có sự biến đổi từ mục đích, mục tiêu, đến tiêu
chí và các công cụ đo lường.
•
Đây là quá trinh chuyển đổi từ trừu tượng và
mang tính định hướng sang cụ thể mang tính chỉ
dẫn.
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân
tích(3)
Các mục đích: là những tuyên bố chung về
những gì mà chính sách mong muốn đạt
được trong một khoảng thời gian dài.
Các mục tiêu: là những tuyên bố cụ thể, có
thể đo lường được về những gì chính
sách mong muốn đạt được vào một thời
điểm nhất định.
1.1.Khái niệm về tiêu chí trong phân
tích(3)
Tiêu chí: là những mốc tiêu chuẩn để đánh giá các
chính sách lựa chọn như chi phí, lợi ích, hiệu lực,
sự bình đẳng và tính thời điểm v. v...
Công cụ đo lường: là những đại lượng lượng hóa cụ
thể hóa các tiêu chí. Mỗi một tiêu chí có thể được
đo lường bằng nhiều công cụ khác nhau. Các công
cụ đo lường giúp cho nhà phân tích có thể so sánh
các vấn đề chính sách giống nhau qua một khoảng
thời gian và không gian khác nhau, có thể so sánh
xem các chính sách lựa chọn đã thỏa mãn các tiêu
chí đề ra đến mức nào.
Thí dụ GT
Thí dụ: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở một số các con sông
của một vùng nào đó.
•
Mục đích: Phải làm sạch nguồn nước của các con sông.
•
Mục tiêu: Sẽ cải tạo một đoạn sông nào đó thành nơi câu
cá và giải trí.
•
Các tiêu chí:
- Tính khả thi của chương trinh;
- Thay đổi chất lượng nguồn nước;
- Tổng dung lượng và mức độ thay đổi dòng chay;
- Các yếu tố liên quan khác...
•
Các công cụ đo lường:
- Độ ô-xy tan trong nước phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn để cá
có thể sống được, tức là 5 milligram/1 lít không.
Các thí dụ - chuẩn phổ cập giáo
dục trung học cơ sở
•
HĐND tỉnh Kiên Giang, Khoá VI, kỳ họp thứ 5 ngày
18/01/2002, Nghị quyết về thực hiện phổ cập giáo dục trung
học cơ sở trên địa bàn tỉnh.
a) Về chỉ tiêu: phấn đấu đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung
học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2007, nâng tỷ lệ người từ
15-35 tuổi biết chữ lên trên 97%. Đến năm 2008, hầu hết
thanh thiếu niên từ 11-18 tuổi đang học trung học cơ sở và
thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở từ 80% trở lên
b) Về tiến độ:
- Từ năm 2006 đến 2008: phấn đấu toàn tỉnh cơ bản đạt chuẩn
phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Quyết định
Của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
Số 26/2001-QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 7 năm
2001 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm
tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục
trung học cơ sở
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
Điều 3 : Tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục
trung học cơ sở
1. Đối với cá nhân:
Thanh, thiếu niên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (hệ bổ túc) trước khi hết tuổi
18.
2. Đối với đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn):
Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau:
a) Tiêu chuẩn 1:
- Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia
về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.
Huy động số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ
lệ 90% trở lên; có ít nhất 80% số trẻ em ở độ
tuổi 11 - 14 tốt nghiệp tiểu học, số trẻ em còn
lại trong độ tuổi này đang học tiểu học. Đối
với xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
và đặc biệt khó khăn, huy động trẻ em 6 tuổi
đi học lớp 1 đạt 80% trở lên và có ít nhất 70%
số trẻ em ở độ tuổi 11 - 14 tốt nghiệp tiểu học,
số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học
tiểu học.
a) Tiêu chuẩn 1:(tt)
- Huy động 95% trở lên học sinh tốt nghiệp tiểu
học hàng năm vào học lớp 6 trung học cơ sở
phổ thông và trung học cơ sở bổ túc. Đối với
xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn, huy động 80% trở lên.
- Các cơ sở giáo dục bảo đảm điều kiện cơ sở vật
chất để thực hiện dạy đủ các môn học của
chương trình nói tại điều 2 của Quy định này.
b) Tiêu chuẩn 2:
- Bảo đảm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng
năm từ 90% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế-
xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ 75% trở lên.
- Bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết
18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học cơ
sở (hệ bổ túc) từ 80% trở lên; đối với những xã có điều
kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ
70% trở lên. Tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ đạt chuẩn phổ
cập giáo dục trung học cơ sở và được tính như sau:
Tổng số đối tượng từ 15 đến hết 18 tuổi đã tốt nghiệp
trung học cơ sở hoặc trung học cơ sở bổ túc
------------------------------------------------------------------
Tổng số đối tượng từ 15 đến hết 18 tuổi phải phổ cập
giáo dục trung học cơ sở
3. Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phải đạt hai tiêu
chuẩn sau:
a) Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập
giáo dục tiểu học và chống mù chữ.
b) Bảo đảm 90% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường, thị
trấn) được công nhận đạt chuẩn tại thời điểm kiểm tra.
4. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Bảo đảm 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt
chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại thời điểm kiểm tra.
Phân loại đô thị
NGhị định của chính phủ Số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm
2001 Về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị
Điều 2. Mục đích của việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý
đô thị
Việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị nhằm xác lập
cơ sở cho việc:
1. Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước;
2. Phân cấp quản lý đô thị;
3. Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị;
4. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn,
các chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị.
2. Các yếu tố cơ bản phân loại đô thị gồm :
a) Chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung
tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng
lãnh thổ nhất định;
b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số
lao động tối thiểu là 65%;
c) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư
tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy
chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;
d) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người;
đ) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và
đặc điểm của từng loại đô thị.
Điều 8. Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
1. Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch,
dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc
tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ
90% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và
hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 15.000người/km2 trở lên.
Điều 9. Đô thị loại I
Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên
tỉnh hoặc của cả nước;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ
85% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và
hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.
Điều 10. Đô thị loại II
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây :
1. Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả
nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối
với cả nước;
2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ
80% trở lên;
3. Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương
đối đồng bộ và hoàn chỉnh;
4. Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;
5. Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.
Chuẩn hộ nghèo
NGHỊ ĐỊNH của Chính phủ số 129/2003/NĐ-CP ngày 03-11-2003
quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17-6
2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
2. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trên
toàn bộ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp đối với hộ nghèo, hộ sản xuất
nông nghiệp ở các xã đặc biệt khó khăn.
•
Xã đặc biệt khó khăn là các xã đã được xác
định cụ thể trong Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định
số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Chuẩn hộ nghèo
•
Chuẩn hộ nghèo trong phạm vi cả
nước thực hiện theo quy định của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
•
Điều 3. Thời hạn miễn, giảm thuế
•
Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất
nông nghiệp cho các đối tượng quy
định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định này
được thực hiện từ năm thuế 2003 đến
năm thuế 2010.