Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.98 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VŨ VIỆT CƢỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Quỳnh Nam

THÁI NGUYÊN - 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản lý Nhà nước đối với

các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” là cơng trình
nghiên cứu của tơi.
Những số liệu được sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài
liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2021
Ngƣời cam đoan
Vũ Việt Cƣờng



ii
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu làm luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của
cô giáo hướng dẫn, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện để tơi có thể
hồn thiện luận văn này.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Quỳnh Nam, Cô giáo hướng dẫn
luận văn cho tơi, giúp đỡ tơi có phương pháp nghiên cứu hợp lý, nhìn nhận vấn đề một
cách khoa học, logic, để luận văn của tơi có ý nghĩa thực tiễn và khả thi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp đã góp ý và tạo
điều kiện cho tơi để tơi có thể hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2021
Tác giả Luận văn
Vũ Việt Cƣờng


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................... i
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ viii

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ....... 5

1.1. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp .............. 5
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ............... 5
1.1.2. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp............................... 7
1.1.3 Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp .................................... 8
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp .............................. 10
1.2. Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp .................................. 11
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 11
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các HTXNN .............................. 12
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp............. 12
1.3.1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan................... 12
1.3.2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình,
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã ......................................... 13
1.3.3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã ........................................... 13
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã của cá nhân và tổ
chức có liên quan theo quy định của pháp luật ..................................... 14


iv

1.3.5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã ............................................... 14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các HTXNN ......... 15
1.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 15
1.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 16
1.5. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông nghiệp của
một số địa phương ở Việt Nam ............................................................. 17

1.5.1. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
của tỉnh Sơn La ..................................................................................... 17
1.5.2. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp
của tỉnh Vĩnh phúc ................................................................................ 19
1.5.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cho quản lý nhà nước đối với các
hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ....................... 22
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24

2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 24
2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................... 24
2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp .................................................................... 24
2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin ...................................... 25
2.3.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 25
2.3.2. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 26
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 27
2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động sản xuất kinh doanh
của HTXNN........................................................................................ 27
2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế của các HTXNN ............. 27
2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTXNN ..... 28
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ............ 30

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang ...................... 30


v

3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31

3.2. Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................................... 32
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các hợp các hợp tác xã nông
nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang................................................................. 39
3.3.1. Ban hành phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật đối với các
hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan ....................................... 39
3.3.2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình,
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã ......................................... 42
3.3.3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã ........................................... 45
3.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã .................................. 47
3.3.5. Hợp tác quốc tế đối với các hợp tác xã nông nghiệp ............................ 48
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các HTXNN
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.............................................................. 50
3.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 50
3.4.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 53
3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.................................................. 57
3.5.1. Những kết quả đã đạt được ................................................................... 57
3.5.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân .............................................. 59
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG ............................................................................................. 63

4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .......... 63
4.1.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các
hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ....................... 63



vi

4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.................................................. 64
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.................................................. 66
4.2.1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan ...................... 66
4.2.2. Về cơ chế, chính sách............................................................................ 69
4.2.3. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình,
chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã ......................................... 72
4.2.4. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã ........................................... 73
4.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã .......................................... 75
4.2.6. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã ............................................... 76
4.2.7. Một số giải pháp khác ........................................................................... 77
4.3. Kiến nghị và đề xuất ................................................................................ 78
4.3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang ................ 78
4.3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang ........................................... 79
4.3.3. Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang ............................................................ 79
4.3.4. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang ............................................ 79
4.3.5. Đề nghị đối với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ............................ 80
KẾT LUẬN...................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 86


vii

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


HTX

: Hợp tác xã

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1.

Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ......................... 26

Bảng 3.1.

Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá hiện hành phân theo khu
vực kinh tế của tỉnh Tuyên Quang .............................................. 32

Bảng 3.2.

Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2017-2019 ................................................................................... 34


Bảng 3.3.

Số lượng thành viên tham gia HTX trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2017-2019........................................................ 35

Bảng 3.4.

Thu nhập bình quân của các thành viên tham gia HTX trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang........................................................... 36

Bảng 3.5.

Doanh thu bình quân của các HTX trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang..... 37

Bảng 3.6.

Đóng góp vào NSNN của các HTX trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.... 38

Bảng 3.7.

Trình độ cán bộ cơng chức của Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang .... 42

Bảng 3.8.

Chi hỗ trợ phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ......... 44

Bảng 3.9.

Số lượng HTXNN theo lĩnh vực hoạt động ................................ 46


Bảng 3.10. Số lượng HTXNN đăng ký mới, chuyển đổi và giải thể
trong giai đoạn 2017-2019 .......................................................... 46
Bảng 3.11. Số vụ thanh tra, kiểm tra và sai phạm trong SXKD của các
HTXNN tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019 ............ 47
Bảng 3.12. Tổng kinh phí các tổ chức quốc tế đầu tư cho phát triển
HTXNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ..................................... 49
Bảng 3.13. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về yếu tố chính sách,
pháp luật ảnh hưởng đến QLNN đối với HTXNN ..................... 50
Bảng 3.14. Mức thiệt hại từ thiên tai cho các HTXNN trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang ............................................................................... 52
Bảng 3.15. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về yếu tố Khoa học
công nghệ của các HTXNN ........................................................ 53


ix

Bảng 3.16. Ngành nghề được đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý
HTXNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................... 54
Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ Liên minh HTX về yếu tố trang thiết
bị, cơ sở vật chất phục vụ quản lý HTXNN ............................... 55
Sơ đồ 3.2.

Trình độ của giám đốc HTXNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ..... 56


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hợp tác xã là một thành phần kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc
của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể đã trở thành chủ trương
xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước. Xác định rõ vai trị và tầm
quan trọng đó, Nhà nước đã có nhiều chính sách, tạo động lực thúc đẩy hợp
tác xã phát triển và bước đầu đã mang lại kết quả tích cực đối với phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
rộng, đòi hỏi kinh tế hợp tác xã ở nước ta cần đổi mới mạnh mẽ để thích ứng
và phát triển. Đặc biệt HTX nơng nghiệp có vai trị liên kết nông dân với nhau
để chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn,
hiệu quả cao. Các HTX nông nghiệp này đã vận động, tổ chức cho các hộ
nông dân chuyển ghép ruộng đất, khắc phục được hạn chế về ruộng đất manh
mún, hình thành những cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng
dụng khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía
Bắc, với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Những
năm qua, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày
càng đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây
dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Nhờ có
nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nên các HTXNN càng nỗ lực tham gia vào
các hoạt động liên kết, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu để hướng tới
hình thành thương hiệu sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương: Hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp Khau Tinh (Na Hang); Hợp tác xã Bàn Văn Ta; Hợp
tác xã Chè Ngân Sơn - Trung Long, xã Trung Yên (Sơn Dương),… [15] qua
đó, giúp các hộ nông dân liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên hợp tác xã.


2


Tính đến hết năm 2019, tồn tỉnh Tun Quang có 384 HTX, trong đó
HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp có 297 HTX, chiếm 77,34% số HTX toàn
tỉnh, thu hút gần 9 nghìn thành viên tham gia, với tổng số vốn đăng ký kinh
doanh đạt 559 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 1.150 tỷ đồng; tổng lợi nhuận đạt
112,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là
3,208 triệu đồng/người/tháng. [15] Tuy nhiên, sự phát triển của HTX nông
nghiệp của tỉnh Tuyên Quang phần nào vẫn chịu sự chi phối nhất định của
những yếu tố như: cạnh tranh thị trường, biến động giá cả, chất lượng vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm,… gây
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Bên
cạnh đó, các HTX nơng nghiệp của tỉnh Tun Quang cịn khó khăn về vốn,
cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ cơng nghệ lạc hậu, năng lực và trình độ cán
bộ quản lý của các HTX còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường hiện nay, sự liên kết, hợp tác của các
HTXNN trong tỉnh chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả còn thấp. Do vậy, để phát
triển HTXNN trên địa bàn, cần thiết phải có một nghiên cứu đồng bộ từ lý
luận đến thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách quản lý nhà
nước đối với các HTXNN. Đề tài “ Quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” được tác giả chọn làm luận
văn tốt nghiệp khóa cao học Quản lý kinh tế của mình. Qua đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối với HTXNN
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số giải pháp tăng
cường công tác Quản lý Nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh
Tuyên Quang trong thời gian tới.



3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý Nhà
nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với HTXNN trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
HTXNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2020-2025
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối
với các HTXNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh và công tác quản lý nhà nước đối với các HTXNN trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Liên minh HTX tỉnh Tuyên
Quang và tại các HTXNN trên địa bàn tỉnh.
- Về thời gian: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong
giai đoạn 2017-2019. Số liệu khảo sát được thu thập tháng 11 năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề
lý luận chung về quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp.
- Về thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản
lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đề
tài chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các
HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.



4

- Tính ứng dụng: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về quản lý nhà nước đối
với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Do đó, nghiên cứu
là tài liệu tham khảo có giá trị với tỉnh Tuyên Quang trong việc định hướng
công tác quản lý HTX nói chung và HTX hoạt động trong lĩnh vực nơng
nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu nghiên cứu quan trọng
giúp Liên minh HTX tỉnh Tuyên Quang và các cơ quan quản lý nhà nước liên
quan có thể tham khảo khi xây dựng những quy định, chính sách, nội dung
quản lý nhà nước đối với các HTX trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời,
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các HTX nói chung và
HTX nơng nghiệp nói riêng; hay có thể làm tài liệu phục vụ đào tạo, giảng
dạy, học tập và nghiên cứu bổ ích, có giá trị cho các sinh viên chuyên ngành
kinh tế, các thành viên tham gia hợp tác xã và cán bộ quản lý HTX.
5. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 04 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với các hợp tác xã nông nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các hợp tác
xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.


5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã
Theo Luật Hợp tác xã 2003: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do
các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật
này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng
giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước” [18].
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo qui định của
pháp luật”
Tuy nhiên, Luật HTX năm 2012 của Quốc hội ban hành ngày 20 tháng
11 thay thế Luật HTX năm 2003 đã nêu rõ tại Khoản 1, Điều 3“Hợp tác xã là
tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của
thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ
trong quản lý hợp tác xã” [18].
Như vậy, (i) Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả
những ai có nguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã. Hợp tác xã ra đời
dựa trên ngun tắc dân chủ, bình đẳng, cơng khai và đoàn kết. Mỗi thành


6


viên có 1 phiếu bầu; (ii) Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là mang lại lợi ích
vật chất và tinh thần cho tất cả các thành viên, tập thể và cộng đồng; (iii)
Thành viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quy định
trong Điều lệ của hợp tác xã, hợp tác, xây dựng và phát triển hợp tác xã.
1.1.1.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể do nơng dân, hộ gia
đình nơng dân (sau đây gọi chung là thành viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát
huy sức mạnh tập thể của từng thành viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Tại Điều 1, Nghị định 43-CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ Ban hành
điều lệ mẫu HTXNN, nêu khái niệm HTXNN là tổ chức kinh tế tự chủ, do
nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật đề phát huy sức mạnh của
tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt
động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn, phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp [4].
1.1.1.3. Đặc điểm của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp có các đặc điểm sau:
- HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của HTX là để đáp ứng các nhu
cầu và nguyện vọng của nông dân về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.



7

- HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp thường có quy mô lớn, đông thành
viên tham gia. Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp do nhiều thành viên là
các hộ nông dân liên kết lại với nhau để cùng sản xuất, kinh doanh trong quy
mô thường là một làng, một thôn, thậm chí cả một xã, nên số lượng thành
viên thường đơng.
- HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp có tư cách pháp nhân và chỉ chịu
trách nhiệm trả nợ trong giới hạn tài sản của HTX. Tài sản chung của HTX
không được chuyển nhượng và không chia. Các xã viên chỉ chịu trách nhiệm
về các khoản nợ của HTX trong phạm vi vốn góp của mình. Tài sản chung
của HTX được hình thành và phát triển đến việc phục vụ nhu cầu chung về
kinh tế, văn hóa và xã hội của các xã viên.
- HTX trong lĩnh vực nông nghiệp là một tổ chức kinh tế có tính dân
chủ cao. Các quyết định được ban hành dựa trên biểu quyết của mỗi xã viên,
khơng phụ thuộc vào số lượng vốn góp lớn hay nhỏ của xã viên. HTX được
thành lập trên cơ sở vốn của xã viên, tuy nhiên HTX khác với các tổ chức
kinh tế khác ở tính dân chủ cao.
- HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng nhu cầu kinh tế, văn hóa và
xã hội của xã viên và cộng đồng. Một phần quan trọng trong lợi nhuận của
HTX được dùng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của
cộng đồng xã viên, đây là cơ chế hiệu quả để các thành viên HTX cùng chia
sẻ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển
tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đồn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau giữa các xã viên HTX.
1.1.2. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển nơng nghiệp
- Góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp nhau tăng sức cạnh tranh,
khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát triển, góp
phần thúc đẩy q trình xã hội hố sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa
các hộ sản xuất, thành viên với nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước.



8

- Góp phần đưa tiến bộ khoa học, cơng nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại
tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn; phát
triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức
thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường
đến các xã, thôn.
- Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải
quyết cơng ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã
viên và người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương,
là tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông
thôn; các hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ
giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn.
- Hợp tác xã nơng nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và
phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thơng nơng
thơn, các cơng trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá,
trường học để phục vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư.
1.1.3 Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nơng nghiệp
Có nhiều cách phân loại HTX nơng nghiệp như phân theo quy mơ:
HTX thơn, HTX tồn xã, theo mơ hình quản lý như HTX một bộ máy ban
quản trị kiêm ban chủ nhiệm HTX, HTX hai bộ máy, ...
Theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2017
củ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn phân loại và đánh giá
HTX nơng nghiệp thì HTX được phân loại như sau: [2]
- Hợp tác xã nông nghiệp là hợp tác xã hoạt động sản xuất, sơ chế sản

phẩm nơng nghiệp trong lĩnh vực nào thì được xếp vào hợp tác xã chuyên
ngành đó, gồm: Hợp tác xã trồng trọt, hợp tác xã chăn nuôi, hợp tác xã thủy


9

sản hay ngư nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng và khai thác thủy sản), hợp tác xã
lâm nghiệp, hợp tác xã diêm nghiệp.
(i). Hợp tác xã trồng trọt: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất trồng trọt
(trồng cây hàng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nơng nghiệp)
và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để
nhân giống.
(ii). Hợp tác xã chăn nuôi: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất chăn
ni (trâu, bị, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ
chăn ni có liên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.
(iii). Hợp tác xã lâm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động sản xuất lâm nghiệp
(trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng
không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan.
(iv). Hợp tác xã thủy sản: Là hợp tác xã có hoạt động ni trồng thuỷ
sản (nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy
sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay
trên tàu đánh cá).
(v). Hợp tác xã diêm nghiệp: Là hợp tác xã có hoạt động khai thác muối
(khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển,
nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối
phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối.
(vi). Hợp tác xã nước sạch nơng thơn: Là hợp tác xã có hoạt động khai
thác, xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước
mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước
như là sản phẩm chính; phân phối nước thơng qua đường ống, bằng xe hoặc

các phương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn.
(vii). Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp: Là hợp tác xã có hoạt động từ
hai lĩnh vực hoạt động của các hợp tác xã trở lên.


10

1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
HTXNN cũng như các HTX trong lĩnh vực khác hoạt động theo các
nguyên tắc quy định trong Luật Hợp tác xã được quy định tại Điều 7 của Luật
số 23/2012/QH13 về Luật Hợp tác xã. Trong đó quy định rõ nguyên tắc hoạt
động HTX như sau: [18]
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra
khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp
hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác
xã thành viên. HTX là tổ chức tự nguyện và mở rộng cho tất cả những ai có
nhu cầu sử dụng dịch vụ của HTX và sẵn sàng chấp nhận những nghĩa vụ,
trách nhiệm của người thành viên, khơng phân biệt giới tính, địa vị xã hội,
đảng phái, dân tộc hay tôn giáo.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết
ngang nhau khơng phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý
và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin
đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân
phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật. Vì HTX là tổ chức tự quản, tự trợ giúp, do các
thành viên kiểm soát, nên nếu HTX ký kết bất kỳ thỏa thuận hay hợp đồng
nào với các tổ chức khác, kể cả với nhà nước hoặc huy động vốn từ bên ngồi
thì vẫn phải đảm bảo quyền các thành viên được kiểm soát một cách dân chủ

và HTX duy trì bảo vệ được đặc tính tự quản của mình.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của
điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu
theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên



×