Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết áp trong thai kỳ tại bệnh viện nhân dân gia định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 89 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MINH HỒNG

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

HUỲNH MINH HỒNG


KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ TẠI
BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Nội Khoa


số: 60 72 01 40

Người hướng dẫn:
PGS.TS.BS. CHÂU NGỌC HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2016
.


.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG

Trang


ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
1.1 Đại cương tăng huyết áp:..................................................................................................... 3
1.2 Tăng huyết áp thai kỳ: ......................................................................................................... 7
1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ...................................................................... 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 37
2.1 Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................................... 37
2.2 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................................... 37
2.3 Cỡ mẫu: ............................................................................................................................. 37
2.4 Phương pháp chọn mẫu: .................................................................................................... 38
2.5 Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................................................... 38
2.6 Định nghĩa các biến cố: ..................................................................................................... 39
2.7 Kiểm soát sai lệch:............................................................................................................. 42
2.8 Phương pháp xử lý số liệu: ................................................................................................ 42

.


.

2.9 VẤN ĐỀ Y ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 45
3.1 Các đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ......................................................................... 45
3.2 Mối liên quan giữa tăng huyết áp thai kỳ và các yếu tố khảo sát...................................... 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................................... 61
4.1 Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................................... 61
4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ: ............................................................................................... 62
4.3 Về tuổi của thai phụ:.......................................................................................................... 63
4.4 Trình độ học vấn:............................................................................................................... 64

4.5 Nghề nghiệp: ..................................................................................................................... 64
4.6 Chỉ số khối cơ thể trước mang thai: .................................................................................. 65
4.7 Nhóm máu ABO, Rhesus: ................................................................................................. 65
4.8 Thiếu máu: ......................................................................................................................... 65
4.9 Số lần có thai: .................................................................................................................... 66
4.10 Tiền căn gia đình THA: ................................................................................................... 66
4.11 Hút thuốc lá: .................................................................................................................... 66
4.12 Uống rượu: ...................................................................................................................... 66
4.13 Hạn chế của nghiên cứu: ................................................................................................. 66
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 67
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................ 69
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU .................................................................................................. 71
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ viết tắt
TIẾNG VIỆT
CLT

Cung lượng tim

ĐLC


Độ lệch chuẩn

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

SCNB

Sức cản ngoại biên

SG

Sản giật

TB

Trung Bình

TC

Tiểu cầu


TIẾNG ANH
The
ACOG

American

College

of

Obstectricians

Gynecologist
(Trường mơn thai phụ khoa Hoa Kỳ)

ANP

Atrial Natriuretic Peptide
(Lợi niệu tâm nhĩ)

BMI

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

DIC

Disseminated Intravascular Coagulation


.

and


.

(Đông máu nội mạch lan tỏa)
HELLP

Hemolysis, Elevated Liver enzym, Low Platelete count
(Tán huyết, Tăng men gan, Giảm tiểu cầu)

OR

Odd Ratio
(Tỷ lệ chênh)

PlGF

Placenta Growth Factor
(Yếu tố tăng trưởng nhau)

RAA

Renin Angiotensin Aldosterone

SGA

Small for Gestational Age

(Tuổi thai nhỏ)

VEGF

Vascular Endothelial Growth Factor
(Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu)

.


.

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỜ VÀ BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thay đổi huyết động học trong thai kỳ ..................................................... 10
Hình 1.2: Thay đổi huyết động học trong suốt thai kỳ theo tư thế ........................... 11
Hình 1.3: Thay đổi cung lượng tim lúc chuyển dạ, lúc sanh, sau sanh..................... 12
Hình 1.4: Ảnh hưởng co thắt tử cung lên huyết động học trung tâm........................ 13
Hình 1.5: Sự bất thường cấu trúc mạch máu ở tiền sản giật ..................................... 16
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1-1: Cơ chế tiền sản giật và sản giật ............................................................... 18
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ huyết động học mẹ và tử cung nhau tại tuần 24 thai kỳ ............... 22
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các thuốc sau đây được khuyến cáo sử dụng ở THA thai kỳ .................. 24
Bảng 1.2: Các thuốc sau đây được khuyến cáo sử dụng ở TSG nặng ...................... 25
Bảng 1.3: Thuốc điều trị trong THA khẩn cấp trong thai kỳ .................................... 31
Bảng 2 4: BMI đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Châu Á 2003[64] . 41
Bảng 2.5: Phân độ thiếu máu theo WHO 2011 dựa vào Haemoglobin (g/l)[63] ...... 42
Bảng 2.6: Định nghĩa biến số .................................................................................... 44
Bảng 3.7: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (n=149) ......................................... 45

Bảng3.8: Đặc điểm nhân trắc học của đối tượng nghiên cứu (n=149) ..................... 47
Bảng 3.9: Đặc điểm về thai kỳ của mẫu nghiên cứu (n=149) ................................... 48
Bảng 3.10: Thói quen và tiền căn có bệnh đi kèm của mẫu nghiên cứu (n=149) ..... 49
Bảng 3.11: Đặc điểm cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu (n=149)............................ 50
Bảng 3.12: Bảng mô tả về huyết áp (n=149) ........................................................... 51

.


.

Bảng 3.13: Tỷ lệ tiền sản giật trong dân số chung và dân số THATK .................... 52
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và các biến số nền của .................... 53
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và các biến số nền của .................... 54
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và các chỉ số nhân trắc của mẫu nghiên
cứu (n=149) ............................................................................................................... 55
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và các chỉ số nhân trắc của mẫu nghiên
cứu ............................................................................................................................. 56
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và các đặc điểm về thai kỳ của mẫu
nghiên cứu (n=149) ................................................................................................... 57
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa tăng huyết áp với đặc điểm cận lâm sàng (n=149) . 58
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa tăng huyết áp và các hành vi nguy cơ, các bệnh đi kèm
của mẫu nghiên cứu (n=149) ..................................................................................... 59
Bảng 4.21: So sánh tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ với nghiên cứu khác ....................... 62

.


.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
quý thầy cô, đồng nghiệp, người thân và bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS.BS.Châu Ngọc Hoa, người cô đã dành rất nhiều tâm huyết, thời gian để
dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài nghiên cứu này. Em cũng xin
bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể y bác sĩ khoa sản, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thu thập dữ liệu nghiên
cứu.
Ngồi ra, em xin gửi lời cảm ơn đến ThS.BS. Nguyễn Hoàng Hải,
BS.CKII.Chung Bá Ngọc cùng tập thể bác sĩ khoa Nội tim mạch Bệnh viện Nhân
Dân Gia Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề
tài.
Một phần không nhỏ thành công của đề tài nghiên cứu này là sự khuyến
khích, động viên của gia đình, người thân và bạn bè đã giúp em thêm nghị lực và ý
chí trong q trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi những lời tri ân sâu sắc đến
mọi người.

HUỲNH MINH HỒNG

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


Tác giả

HUỲNH MINH HỒNG

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp thai kỳ (THATK) là một trong nhóm biến chứng chung của
thai kỳ, và là nguyên nhân quan trọng gây tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong cho mẹ và
trẻ mới sinh. Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ khoảng 10% của tất cả dân số phụ nữ mang
thai trên tồn thế giới[4],[6],[64]. THATK có thể phát triển trong suốt thai kỳ hoặc
lúc sinh, và đặc điểm lâm sàng đặc trưng bởi tăng huyết áp, đạm niệu, và phù. Tăng
huyết thai kỳ được miêu tả bởi biến chứng trên mẹ qua nhiều thập niên, nhưng
nguyên nhân và bệnh học vẫn chưa được rõ; biến chứng THATK đe dọa sự sống và
sức khỏe của mẹ và con, ước đốn mỗi năm trên tồn thế giới có khoảng 50.00060.000 trường hợp tử vong liên quan đến tiền sản giật[6].
THATK gây ra những biến chứng quan trọng cho mẹ và cho con; Ảnh hưởng
lên Mẹ: bệnh tim mạch (phù phổi cấp) và mạch máu não (xuất huyết não), suy gan
và suy thận, nhau bong non, đông máu nội mạch lan tỏa, hội chứng HELLP[64].
Rối loạn chức năng nhau có thể làm ảnh hưởng đến thai: thai chậm tăng trưởng, suy
thai, sanh non, thai lưu, chết ngay khi sinh, chết ngạt khi mới sinh[64]. Sự hiện diện
của tăng huyết áp làm thai kỳ trở nên phức tạp, thai phụ cần được theo dõi sát, chẩn
đốn sớm điều trị thích hợp, để tránh những bất lợi cho mẹ và con[4].
Ở Việt Nam, tăng huyết áp thai kỳ chưa có thống kê về tỷ lệ và đặc điểm dân
số, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định là bệnh viện đa khoa có đầy đủ chuyên khoa
lớn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi. Nhận thấy sự phức tạp của tăng huyết áp thai kỳ về biến
chứng của bệnh trên mẹ và thai nhi. Với điều kiện thuận lợi này chúng tôi thực hiện
nghiên cứu về khảo sát tỷ lệ và đặc điểm dân số tăng huyết thai kỳ của thai phụ ở

Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định.

1
.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
 Khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh Viện Nhân Dân
Gia Định.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1.

Khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp ở thai phụ đến khám thai tại Bệnh Viện Nhân Dân
Gia Định.

2.

Khảo sát đặc điểm dân số thai phụ có tăng huyết áp.

3.

Khảo sát mối liên quan một số yếu tố với tăng huyết áp thai kỳ.

2
.



.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương tăng huyết áp:
 Tăng huyết áp đến nay vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe của cộng đồng
cần được quan tâm, khơng những vì tỷ lệ mắc bệnh cao (18-20%) mà còn do
những ảnh hưởng của tăng huyết áp lên cục sống người bệnh[1].


Tỷ lệ kiểm soát huyết áp thành công chỉ khoảng <30% ở các nước phát
triển[1].

 Cho dù bệnh học tăng huyết áp được biết đến khá rõ, 95% tăng huyết áp không
xác định được nguyên nhân (THA vô căn, THA tiên phát), cơ chế gây bệnh
phức tạp, người ta cho rằng đó là bệnh đa yếu tố vì phụ thuộc vào sự tương tác
của nhiều gen và các yếu tố môi trường[1].
1.1.1 Định nghĩa tăng huyết áp
 Định nghĩa tăng huyết áp theo JNC 7:
 THA được định nghĩa: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg, và/hoặc huyết
áp tâm trương ≥ 90 mmHg[1],[7],[16].
 Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu từ 120 – 139 mmHg và hoặc
huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg[7].
 THA giai đoạn 1: huyết áp tâm thu từ 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết
áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg
 THA giai đoạn 2: huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương từ ≥ 100 mmHg.
 Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và
huyết áp tâm trương < 90 mmHg.


3
.


.

1.1.2 Dịch tễ học:
 Tỷ lệ tăng huyết áp gia tăng song hành với sự gia tăng về tuổi thọ và các yếu
tố thuận lợi như béo phì, căng thẳng trong cục sống, sự ít vận động.
 Tỷ lệ bệnh thay đổi tùy theo chủng tộc, tuổi, giới, tình trạng kinh tế xã hội và
lối sống.
 Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,6 tỷ người bị tăng huyết áp. Tại Mỹ, theo
khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng Quốc Gia lần thứ IV (NHANES IV) tỷ lệ
này khoảng 29,6% ở dân số >18 tuổi. Người da đen có tỷ lệ THA cao hơn
người da trắng tỷ lệ này là 39% so với 28,5%.
 Các nước Châu Âu, tỷ lệ chung THA của các nước: Anh, Đức, Ý, Tây Ban
Nha, Phần Lan, Thụy Điển là 44,2%.
 Các nước Châu Á, tỷ lệ THA Hàn Quốc là 32%, Trung Quốc 27%, Nhật là
33,37%.
 Tại Việt Nam, năm 1992 tỷ lệ THA trên toàn quốc gia là 11,8 %; năm 2002,
tỷ lệ các tỉnh phía Bắc là 16,3%, chủ yếu là Hà Nội 23%; Dự đoán năm 2016,
tỷ lệ này là 48%
1.1.3 Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp
 THA thường là vô căn, người ta ghi nhận một số yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh,
trên thực tế các yếu tố này tương tác với nhau
 Yếu tố di truyền.
 Giới tính (nam, phụ nữ mãn kinh)
 Trên 60 tuổi
 Đái tháo đường
 Hút thuốc lá

 Rối loạn chuyển hóa lipid máu

4
.


.

 Thừa cân
 Chế độ ăn nhiều muối, ít kali và canxi
 Uống rượu nhiều
 Chế độ sinh hoạt
 Đời sống kinh tế và áp lực tâm lý
1.1.4 Sinh bệnh học tăng huyết áp:
 Huyết áp: là áp suất dòng chảy trong động mạch, là áp lực của máu tác động
lên một diện tích thành động mạch đo bằng milimet thủy ngân (mmHg)[1].
 Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại biên.
 Cung lượng tim (CLT) phụ thuộc vào tần số tim và thể tích nhát bóp
 Sức cản ngoại biên (SCNB) là lực chống lại dòng máu phụ thuộc vào
chiều dài động mạch và độ quánh của máu.
 Công thức:
Huyết Áp (HA)= Cung Lượng Tim X Sức Cản Ngoại Biên
 Cung lượng tim phụ thuộc vào tần số tim và thể tích nhát bóp
 Sức cản ngoại biên phụ thuộc chiều dài lòng mạch và độ quánh của
máu, phụ thuộc vào sự co mạch hay phì đại cấu trúc mạch; Hai yếu tố
này bị chi phối bởi cơ chế bao gồm hệ giao cảm, hệ Angiotensin Renin,
các peptide vận mạch, di truyền và stress[1].
 Sự điều hòa huyết áp:
 Trên một cá thể, trị số huyết áp thay đổi khá nhiều trong ngày do
huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như cảm xúc, giờ trong ngày, hoạt

động thể lực.
 Tuy nhiên nhờ vào cơ chế tự điều hòa của cơ thể, giúp huyết áp dao
động trong phạm vi sinh lý.
5
.


.

 Khi sự điều hịa khơng hiệu quả sẽ dẫn đến bệnh lý huyết áp.
 Sự điều hòa huyết áp nhanh và sớm là vai trò của hệ thần kinh thông qua cảm
thụ quan thành mạch (sự gia tăng huyết áp ở thành động mạch chủ và xoang
cảnh sẽ kích thích áp cảm thụ quan, những xung động theo dây Cyon và Hering
đến hành não, kích thích dây thần kinh X làm chậm nhịp tim làm giảm huyết
áp và ngược lại) cũng như các hoạt động của catecholamine.
 Điều hòa chậm hơn là vai trò của các thể dịch:
 Hệ Renin Angiotensinogen Aldosterone (RAA):
 Renin được phát hiện năm 1898, là men thủy phân protein do
các tế bào cạnh cầu thận tiết ra, khơng có hoạt tính.
 Khi vào máu, nó có tác động lên Angiotensinogen, biến chất này
thành angiotensin I là một peptid có 10 acid amin cũng khơng có
hoạt tính.
 Khi qua phổi và một số vùng khác trong hệ mạch máu, nó được
kích hoạt bởi men chuyển thành Angiotensin II.
 Angiotensin II có tác dụng gây co mạch rất mạnh, đồng thời kích
thích vỏ thượng thận tiết aldosterone, chất này gây giữ muối và
nước.
 Angiotensin II còn có tác dụng lên phì đại tế bào mạch máu.
 Bên cạnh hệ RAA lưu hành trong máu, ngày nay người ta cịn thấy
RAA tại mơ, tác dụng qua cơ chế tự tiết và cận tiết.

 Vai trò của các tuyến nội tiết và chất nội sinh khác:
 Endothelin được sản xuất từ tế bào nội mạc.
 Vai trò prostaglandin, kinin
 Các nitric oxit (NO) từ các tế bào nội mạc.
 Yếu tố lợi niệu tâm nhĩ
6
.


.

 Hormone thượng thận: aldosterone, adrenaline.


Điều hòa huyết áp sau cùng là sự tham gia của thận thông qua việc điều chỉnh
thể tích máu lưu thơng.

 THA vơ căn: chiếm tỷ lệ cao khoảng 95% trong dân số, là dạng THA khơng
tìm được ngun nhân. Người ta xem đó là bệnh đa yếu tố, trong đó có sự
tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường.
 THA thứ phát chiếm tỷ lệ nhỏ (5%), nhưng việc xác định nguyên nhân vô cùng
quan trọng, các nguyên nhân bao gồm[1]:
 THA do thuốc
 Do hẹp eo động mạch chủ
 Do thận
 Do nội tiết
 Do thai
 THA thai kỳ là một trong những biến chứng nghiêm trọng gây nguy hại cho
mẹ và cho thai nhi.
1.2 Tăng huyết áp thai kỳ:

1.2.1 Đại cương:
 Tăng huyết áp thai kỳ là một nhóm biến chứng chung của thai kỳ, và cũng là
nguyên nhân quan trọng gây tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong cho mẹ và trẻ mới
sinh[4],[64].
 Tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ khoảng 10% của tất cả dân số phụ nữ mang thai
trên toàn thế giới đặc trưng bởi tăng huyết áp, đạm niệu, và phù.
 THATK gây ra biến chứng quan trọng cho mẹ: bệnh tim mạch, bệnh mạch
máu não, suy gan và suy thận, bong nhau, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC),
hội chứng HELLP.

7
.


.

 THATK gây rối loạn chức năng nhau có thể làm thai chậm tăng trưởng, suy
thai, sanh non, thai lưu, chết ngay khi sinh, chết ngạt khi mới sinh.
 Tăng huyết thai kỳ được miêu tả bởi biến chứng trên mẹ qua nhiều thập niên,
nhưng nguyên nhân và bệnh học vẫn chưa được rõ; biến chứng THATK đe
dọa sự sống và sức khỏe của mẹ và con[64].
 Sự hiện diện của tăng huyết áp làm thai kỳ trở nên phức tạp, thai phụ cần được
theo dõi sát, chẩn đoán sớm điều trị thích hợp, để tránh những bất lợi cho mẹ
và con[4].
 Tỷ lệ tăng huyết áp do thai khoảng 8% đối với thai kỳ nói chung, nhưng cao
hơn ở lần mang thai đầu tiên, tỷ lệ này là 10%[4].
 Tiền sản giật là nguyên nhân dẫn đến tử vong và bệnh tật của bà mẹ, với tỷ lệ
ước đoán khoảng 50.000-60.000 tử vong/năm trên toàn thế giới[6].
 Tiền sản giật còn là nguy cơ cho bệnh lý tim mạch và rối loạn chuyển hóa về
sau[6].

 Tăng huyết áp thai kỳ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây sinh
non
 Do nguyên nhân và bệnh học chưa rõ, nên vai trò của việc giáo dục bệnh nhân
hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của tiền sản giật và tăng huyết áp và tầm quan
trọng của việc phát hiện sớm tăng huyết áp là rất quan trọng.

8
.


.

1.2.2 Phân loại tăng huyết áp thai kỳ
 Theo Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ Về Rối Loạn Tăng Huyết Áp Và Thai
Sản (2013):
 Tiền sản giật: THA xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và đạm niệu
≥ 300 mg/24 giờ
 Sản giật: là TSG kèm co giật mà khơng có ngun nhân nào khác để
giải thích. SG có thể xảy ra trước, trong hoặc sau sanh hay hơn 2 ngày
sau sanh.
 Tăng huyết áp mạn tính: THA xảy ra trước khi có thai, THA được
chẩn đoán trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc THA tồn tại hơn 12 tuần
sau sanh.
 Tăng huyết áp do thai: THA phát triển sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ,
khơng có đạm niệu và chỉ số HA về bình thường sau sanh, do đó cịn
gọi là THA thống qua. Một số trường hợp diễn tiến đến TSG, SG.
 Tiền sản giật ghép trên nền THA mạn tính: thai phụ có THA mạn, trị
số HA tăng đột ngột, kèm đạm niệu, giảm tiểu cầu hay những bất
thường men gan.
 Tăng huyết áp sau sanh: THA xảy ra trong giai đoạn đầu sau sanh từ

tuần thứ 2 đến 6 tháng sau sanh, và HA thời kỳ mang thai bình thường,
huyết áp về bình thường trong năm đầu tiên
1.2.3 Những thay đổi của hệ tuần hồn trong thai kỳ
a. Thể tích tuần hồn
 Thể tích tuần hồn bắt đầu gia tăng vào tuần lễ thứ 6, tiếp tục tăng nhanh dần

đến giữa thai kỳ và sau đó tăng chậm hơn.

9
.


.

 Sự gia tăng thể tích tuần hồn thay đổi từ 20-100% trung bình là 50%. Sự gia

tăng có liên quan đến trọng lượng thai nhi, cân nặng của bà mẹ, số lần sanh
cũng như sự đa thai[4].
 Tác động của estrogen trên hệ thống Renin – Angiotensin – Aldosterone
(RAA) gây giữ muối nước và sự tác động của các Hormone khác:
prostaglandin, Dioxycorticosterone, prolactin, hormone tăng trưởng, peptid lợi
niệu tâm nhĩ (ANP) là nguyên nhân làm tăng thể tích tuần hồn.
 Do thể tích huyết tương tăng nhanh hơn số lượng hồng cầu, nồng độ
Hemoglobin giảm gây ra hiện tượng thiếu máu sinh lý, tình trạng này có thể
đáp ứng với điều trị bổ sung sắt[4].
b. Cung lượng tim và tần số tim
 Tần số tim trong thai kỳ thường có xu hướng tăng, đặc biệt vào ba tháng cuối
của thai kỳ, trung bình tăng khoảng 10 – 20 lần/ phút, tăng nhiều hơn khi có
đa thai[4].


Hình 1.1: Thay đổi huyết động học trong thai kỳ [67]

10
.


.

Hình 1.2: Thay đổi huyết động học trong suốt thai kỳ theo tư thế [68]

 Cung lượng tim tăng khoảng 50%, bắt đầu từ tuần thứ 5 tăng dần đến tuần thứ
24 sau đó tăng chậm hay khơng thay đổi.
 Trong giai đoạn đầu tăng cung lượng tim là do tăng thể tích tuần hồn, ba tháng
cuối chủ yếu là do tăng nhịp tim[4]

11
.


.

Hình 1.3: Thay đổi cung lượng tim lúc chuyển dạ, lúc sanh, sau sanh [68]



Trong ba tháng cuối thai kỳ cung lượng tim thay đổi theo tư thế nằm của thai
phụ. Ở tư thế nằm ngửa cung lượng tim giảm do sự chèn ép của tử cung vào
tĩnh mạch chủ dưới

c. Huyết áp và kháng lực mạch máu

 Huyết áp giảm trong ba tháng đầu, giảm rõ nhất vào giữa thai kỳ


Sau đó về bình thường như trước khi có thai ở ba tháng cuối.

 Huyết áp tâm trương giảm nhiều hơn huyết áp tâm thu nên làm tăng áp lực
mạch.
 Huyết áp giảm do giảm trương lực mạch máu từ những tác động của hormone,
prostaglandin, nitric oxit từ nội mạc, từ sự tăng sinh nhiệt khi bào thai phát
triển và sự hình thành kháng lực mạch thấp ở tử cung.
d. Hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa của thai phụ
 Hội chứng này xảy ra 11% thai phụ, các triệu chứng xảy ra khi nằm ngửa,
thường là cảm giác yếu mệt, nhức đầu nhẹ, buồn nơn và có thể dẫn đến ngất.

12
.


.

Hình 1.4: Ảnh hưởng co thắt tử cung lên huyết động học trung tâm [68]



Các triệu chứng được giải thích do sự chèn ép tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới
làm giảm thể tích máu. Các triệu chứng sẽ mất đi khi chuyển qua tư thế nằm
nghiêng.

e. Những thay đổi trong lúc chuyển dạ và sanh
 Sự đau đớn, lo lắng và cũng như sự co thắt tử cung làm tăng nhu cầu sử dụng

oxy, tăng cung lượng tim và tăng huyết áp, tình trạng này có thể giảm bớt khi
kiểm soát đau[4].
13
.


.

f. Ảnh hưởng huyết động học sau mổ bắt con:
 Để tránh những tác động bất lợi trong khi chuyển dạ, quyết định mổ bắt con
thường đặt ra trong một số trường hợp thai phụ có kèm bệnh lý tim mạch.
 Tuy nhiên phẫu thuật cũng gây ra những biến đổi huyết động học nhất định do
ảnh hưởng của thuốc gây tê, gây mê, lượng máu mất trong phẫu thuật, tĩnh
mạch chủ khơng cịn bị chèn ép khi lấy thai, cũng như việc đặt và rút nội khí
quản.
g. Ảnh hưởng huyết động học sau sanh
 Sau sanh, sự gia tăng lượng máu về tim do tĩnh mạch khơng cịn bị chèn ép bởi
thai và sự co thắt của tử cung đẩy máu vào hệ tuần hoàn làm gia tăng áp lực
đổ đầy thất, tăng thể tích nhát bóp tim, tăng tiền tải.
 Cung lượng tim trở về bình thường sau 24 giờ
 Những thay đổi huyết động học trong thai kỳ trở về bình thường sau 12 – 24
tuần sau sanh.
1.2.4 Tiền sản giật
 Tiền sản giật là hội chứng chủ yếu bao gồm sự phát triển THA mới trong giữa
tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Mặc dù vậy thường kèm theo đạm niệu mới
xuất hiện, TSG có thể phối hợp với nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác bao
gồm rối loạn thị lực, nhức đầu, đau thượng vị và phù tiến triển nhanh[6].
 TSG thường xảy ra ở lần mang thai đầu tiên và sau tuần lễ 20 của thai kỳ. TSG
có thể nặng thêm trên nền THA mạn tính[6].


14
.


.

a. Dịch tễ học
 Tiền sản giật thường xảy ra trong những tình huống sau:
 Lần sanh đầu tiên
 Thai phụ sanh con so lớn tuổi hay gặp hơn thai phụ sanh con so cịn
trẻ
 Đa thai
 Thai trứng
 Có kèm đái tháo đường
 Có liên quan đến di truyền, thường xảy ra ở thai phụ có mẹ bị TSG
 Các yếu tố nguy cơ TSG:
 Con so
 Tiền sử tiền sản giật trước đó
 Tăng huyết áp mạn hoặc bệnh thận mạn hoặc cả hai.
 Tiền sử huyết khối
 Đa thai
 Thụ tinh nhân tạo
 Tiền sử gia đình tiền sản giật
 Đái tháo đường type 1 hoặc type 2
 Béo phì
 Bệnh lupus đỏ hệ thống
 Lớn tuổi (trên 40 tuổi)

15
.



×