Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khảo sát tỉ lệ rối loạn nhận thức ở người bệnh trên 60 tuổi sau phẫu thuật dưới gây mê toàn thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.64 KB, 87 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGƠ THỊ NGỌC LIỄU

KHẢO SÁT TỈ LỆ RỐI LOẠN
NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH
TRÊN 60 TUỔI SAU PHẪU THUẬT
DƯỚI GÂY MÊ TOÀN THÂN
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGƠ THỊ NGỌC LIỄU

KHẢO SÁT TỈ LỆ RỐI LOẠN
NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH


TRÊN 60 TUỔI SAU PHẪU THUẬT
DƯỚI GÂY MÊ TOÀN THÂN
CHUYÊN NGÀNH: GÂY MÊ HỒI SỨC
MÃ SỐ: NT 62 72 33 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHINH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bài báo cáo này là cơng trình nghiên cứu do tơi tự nghiên cứu. Các
số liệu thống kê là những giá trị nghiên cứu thật sự và không sao chép từ các nguồn
thông tin khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Người viết báo cáo

Ngơ Thị Ngọc Liễu

.


.


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÔNG THỨC................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Định nghĩa và thuật ngữ .......................................................................................4
1.1.1. Nhận thức ......................................................................................................4
1.1.2. Rối loạn nhận thức ........................................................................................4
1.1.3. Rối loạn nhận thức sau mổ ...........................................................................5
1.1.4. Các thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần kinh .......................................7
1.1.5. Thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần kinh tối thiểu ...............................9
1.2. Các yếu tố nguy cơ rối loạn nhận thức sau mổ ..................................................11
1.2.1. Tuổi .............................................................................................................11
1.2.2. Trình độ học vấn .........................................................................................13
1.2.3. Phương pháp vơ cảm, giảm đau ..................................................................13
1.2.4. Thuốc sử dụng ............................................................................................14
1.2.5. Loại phẫu thuật ...........................................................................................15
1.2.6. Biến chứng trong phẫu thuật .......................................................................16
1.3. Hậu quả rối loạn nhận thức sau mổ ....................................................................16
1.4. Phòng ngừa rối loạn nhận thức sau mổ ..............................................................16
1.5. Điều trị rối loạn nhận thức sau mổ .....................................................................17
1.6. Các rối loạn tâm thần kinh khác sau mổ ............................................................17
1.6.1. Sảng ............................................................................................................17
1.6.2. Sa sút trí tuệ ................................................................................................18
1.6.3. Trầm cảm ....................................................................................................19

1.7. Tình hình nghiên cứu rối loạn nhận thức sau mổ trên thế giới và trong nước. ..19
1.7.1. Trên thế giới ................................................................................................19
1.7.2. Trong nước..................................................................................................22
.


.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.2.1. Dân số nghiên cứu ......................................................................................24
2.2.2. Dân số chọn mẫu.........................................................................................24
2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................24
2.3.1. Cỡ mẫu ........................................................................................................24
2.3.2. Tiêu chí nhận và tiêu chí loại ......................................................................25
2.4. Phương pháp tiến hành .......................................................................................25
2.4.1. Chuẩn bị ......................................................................................................25
2.4.2. Cách tiến hành thu thập số liệu ...................................................................26
2.5. Các biến số .........................................................................................................27
2.5.1. Biến số nghiên cứu chính............................................................................27
2.5.2. Biến số kiểm soát ........................................................................................27
2.5.3. Biến số nền..................................................................................................28
2.6. Định nghĩa biến số theo các tiêu chí đánh giá....................................................28
2.6.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...........................................................28
2.6.2. Đặc điểm phẫu thuật ...................................................................................29
2.6.3. Đặc điểm của phương pháp vô cảm............................................................30
2.6.4. Rối loạn nhận thức sau mổ .........................................................................30
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................................31
2.7.1. Thống kê mô tả ...........................................................................................31

2.7.2. Thống kê phân tích .....................................................................................31
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................32
2.9. Lưu đồ nghiên cứu .............................................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................34
3.1. Đặc điểm chung ..................................................................................................34
3.1.1. Đặc điểm liên quan người bệnh ..................................................................34
3.1.2. Đặc điểm liên quan gây mê hồi sức ............................................................35
3.1.3. Đặc điểm liên quan phẫu thuật ...................................................................37
3.2. Tỉ lệ rối loạn nhận thức sau mổ và mức độ rối loạn nhận thức..........................39
3.3. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn nhận thức sau mổ ...........................................40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................45
.


.

4.1. Đặc điểm chung..................................................................................................45
4.1.1. Đặc điểm liên quan người bệnh ..................................................................45
4.1.2. Đặc điểm liên quan gây mê hồi sức ............................................................46
4.1.3. Đặc điểm liên quan phẫu thuật ...................................................................49
4.2. Tỉ lệ rối loạn nhận thức sau mổ ..........................................................................49
4.3. Các yếu tố liên quan rối loạn nhận thức sau mổ ................................................54
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ..................................................................60
4.4.1. Ưu điểm ......................................................................................................60
4.4.2. Hạn chế .......................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ i
PHỤ LỤC ................................................................................................................ vii


.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

KTC

Khoảng tin cậy

RLNT

Rối loạn nhận thức

OR

Tỉ số odds

.


.

ii


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TỪ VIẾT TẮT

ASA

BMI

CAM

TÊN TIẾNG ANH
American Society of
Anesthesiologists

Confusion Assessment

Phương pháp đánh giá

Method

MMSE

Mini-Mental State Exam

SpO2

WHO

OR


Magnetic resonance
imaging
Postoperative Cognitive
Dysfunction

Oxygen saturation
measured by pulse oximetry

World Health
Organization
Odds ratio

.

mê Mỹ
Chỉ số khối cơ thể

Electrocardiography

POCD

Hiệp hội các nhà gây

Body mass index

ECG

MRI

TÊN TIẾNG VIỆT


khả năng sảng
Điện tâm đồ
Đánh giá trạng thái tâm
thần kinh tối thiểu

Cộng hưởng từ

Rối loạn nhận thức sau
mổ
Độ bão hòa oxy đo
bằng phương pháp mạch
nảy

Tổ chức y tế thế giới

Tỉ số odds


.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh các thang điểm đánh giá nhận thức...........................................8
Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá tâm thần kinh tối thiểu MMSE ............................9
Bảng 3.1. Đặc điểm người bệnh của nghiên cứu (n = 85) ....................................34
Bảng 3.2. Đặc điểm gây mê hồi sức của nghiên cứu (n = 85) ..............................36
Bảng 3.3. Đặc điểm phẫu thuật của nghiên cứu (n = 85) .....................................38
Bảng 3.4. Tỉ lệ rối loạn nhận thức sau mổ (n = 85) ..............................................39

Bảng 3.5. Tỉ lệ rối loạn nhận thức theo các nhóm tuổi (n=85) .............................40
Bảng 3.6. Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn nhận thức sau mổ
(n = 85) ......................................................................................................................41
Bảng 3.7. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn nhận thức sau mổ
(n = 85) ......................................................................................................................43
Bảng 4.1. Tỉ lệ rối loạn nhận thức sau mổ trong các nghiên cứu .........................50
Bảng 4.2. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn nhận thức sau mổ trong các nghiên cứu.
...................................................................................................................................59

.


.

iv

DANH MỤC CƠNG THỨC
Cơng thức 2.1. Cơng thức tính cỡ mẫu .................................................................24

.


.

v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lưu đồ nghiên cứu ................................................................................33
Hình 3.1. Mối liên quan giữa tuổi và rối loạn nhận thức......................................40


.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn nhận thức sau mổ là một trạng thái với đặc điểm giảm sự tập trung, giảm
trí nhớ và lú lẫn có thể xuất hiện từ ngày đầu tiên đến vài tháng sau mổ, hoặc có thể
xuất hiện muộn hơn nữa[7]. Rối loạn nhận thức sau mổ xảy ra với tỉ lệ rất cao từ 50
- 70% ở phẫu thuật tim trong tuần đầu và 25 - 41% ở người bệnh sau phẫu thuật ngoài
tim[28]. Rối loạn nhận thức sau mổ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng đến chất lượng hồi phục sau phẫu thuật, kéo dài thời gian nằm viện, giảm chất
lượng cuộc sống, tăng chi phí chăm sóc y tế và làm tăng nguy cơ tử vong sau phẫu
thuật[49]. Hơn nữa, rối loạn nhận thức sau mổ còn làm tăng nguy cơ mất việc làm,
tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội[64]. Các yếu tố nguy cơ của rối loạn nhận thức
gồm: tuổi cao, trình độ học vấn thấp, phân độ ASA cao, có bệnh nền, thiếu máu,
truyền máu trong mổ,…Trong đó tuổi là yếu tố nguy cơ quan trọng, đặc biệt là ở
người trên 60 tuổi trải qua phẫu thuật dưới gây mê toàn thân.
Monk và cộng sự[49] ghi nhận tỉ lệ rối loạn nhận thức sau mổ ở người bệnh trên
60 tuổi là 41,4%, cao hơn so với các nhóm trẻ tuổi hơn, lần lượt là 36,6% ở người trẻ
và 30,4% ở tuổi trung niên. Trong nghiên cứu của Johnson và cộng sự[40], thực hiện
trên người bệnh trung niên từ 40 - 60 tuổi, thấy rằng tỉ lệ rối loạn nhận thức thấp hơn
nhóm trên 60 tuổi ở nghiên cứu trước của họ. Moller và cộng sự ghi nhận tỉ lệ rối
loạn nhận thức sau mổ của người bệnh trên 60 tuổi là 25,8%, đồng thời tìm thấy mối
liên quan giữa rối loạn nhận thức và thời gian gây mê, biến chứng sau mổ…[48]. Ở
Việt Nam, năm 2016, Trần Ngọc Trung và cộng sự[13] nhận thấy giảm oxy não kéo
dài trong mổ có nguy cơ bị rối loạn nhận thức sau mổ cao gấp 3,45 lần so với nhóm
khơng giảm oxy não kéo dài trong mổ. Năm 2020, Trần Văn Quang[14] đã tìm thấy

tỉ lệ rối loạn nhận thức ở người bệnh 60 - 70 tuổi, sau phẫu thuật cắt đại trực tràng
dưới gây mê toàn thân là 60,8% và hạ thân nhiệt là yếu tố nguy cơ độc lập của rối
loạn nhận thức sau mổ.
Hiện nay, với xu hướng già hóa dân số, tỉ lệ người lớn tuổi ngày càng tăng cao.
Do đó, các phẫu thuật trên người lớn tuổi cũng gia tăng đáng kể. Tại Mỹ, dân số già
chiếm gần 1/8 dân số, nhưng lại chiếm hơn 1/3 các cuộc phẫu thuật[40]. Mà rối loạn
.


.

2

nhận thức sau mổ xảy ra khá cao, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Rối loạn nhận thức
sau mổ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng chưa có phương pháp điều trị
hiệu quả, nên cách tốt nhất là phòng ngừa và phát hiện sớm. Tuy nhiên hiện nay
nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Cùng với mong muốn hỗ trợ chăm
sóc người cao tuổi, đánh giá nguy cơ và thông tin cho người bệnh trước phẫu thuật.
Đồng thời giúp bác sĩ lâm sàng có các biện pháp dự phòng và phát hiện sớm rối
loạn nhận thức sau mổ nhằm tránh các hậu quả xấu do rối loạn nhận thức gây ra trên
nhóm đối tượng này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tỉ lệ rối loạn nhận
thức ở người bệnh trên 60 tuổi sau phẫu thuật dưới gây mê toàn thân” để nhằm mục
đích trả lời câu hỏi: Tỉ lệ rối loạn nhận thức ở người bệnh trên 60 tuổi sau phẫu
thuật dưới gây mê toàn thân là bao nhiêu?

.


.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ rối loạn nhận thức ở người bệnh trên 60 tuổi trải qua phẫu thuật
dưới gây mê toàn thân tại thời điểm ngày thứ 2 sau mổ theo thang điểm MMSE.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan rối loạn nhận thức sau mổ.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa và thuật ngữ
1.1.1. Nhận thức
Nhận thức là một thuật ngữ đề cập đến các quá trình liên quan đến việc đạt được
kiến thức và hiểu biết. Các quá trình này bao gồm suy nghĩ, ghi nhớ, phán đoán, đánh
giá và giải quyết vấn đề[67]. Nó cịn liên quan đến sự chú ý, trí nhớ, ngơn ngữ, định
hướng, khả năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch[8]. Đây là những chức năng thần
kinh cao cấp của não bộ. Đánh giá chức năng nhận thức trên lâm sàng dựa vào các
dấu hiệu về trí nhớ, tri giác, chú ý, định hướng, tư duy.
Trí nhớ bao gồm q trình ghi nhận thơng tin mới, lưu giữ thông tin và khôi phục
thông tin.
Chú ý là khả năng tập trung các hoạt động tâm thần về một đối tượng, sự vật, sự
việc cụ thể nào đó. Đánh giá sự chú ý dựa trên độ tập trung chú ý, duy trì chú ý và di
chuyển chú ý.
Định hướng là khả năng xác định về thời gian, không gian, môi trường xung quanh
và bản thân.

1.1.2. Rối loạn nhận thức
Rối loạn nhận thức biểu hiện lâm sàng là một sự suy giảm chức năng nhận thức rõ
rệt và có một sự thay đổi nhận thức so với mức độ trước đó[2].
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng rối loạn nhận thức tỉ lệ thuận với tuổi. Tuổi càng
cao thì tỉ lệ rối loạn nhận thức càng cao[3], [16], [49].
Huỳnh Thị Thanh Tú và cộng sự[3] ghi nhận các yếu tố có liên quan đến suy giảm
nhận thức gồm tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, hồn cảnh sống, kinh tế
và BMI đều có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình hình suy giảm nhận thức (p <
0,05). Tỉ lệ suy giảm nhận thức cao hơn ở người hút thuốc lá, uống rượu bia, tuy vậy
sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.

.


.

5

Năm 2010, Tống Mai Trang và Vũ Anh Nhị[12] thực hiện nghiên cứu đánh giá
chức năng nhận thức ở 129 người bệnh lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường thấy rằng:
đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ của rối loạn nhận thức, ngồi ra cịn có học vấn,
giới tính, tuổi.
Năm 2018, kết quả nghiên cứu của Lê Cẩm Tú và cộng sự[4] cho thấy mối liên
quan giữa suy giảm nhận thức với tuổi, tình trạng hơn nhân, phân suất tống máu thất
trái < 40% và ghi nhận: tỉ lệ suy giảm nhận thức ở người bệnh suy tim khá cao, chiếm
59,6%.
Như vậy, theo như các nghiên cứu trước đây, có rất nhiều yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến rối loạn nhận thức.
1.1.3. Rối loạn nhận thức sau mổ
1.1.3.1. Định nghĩa

Rối loạn nhận thức sau mổ là một hội chứng đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức
năng cao cấp của vỏ não mà khơng có rối loạn ý thức, xảy ra sau phẫu thuật. Các triệu
chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội
và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh[17], [20].
Triệu chứng của rối loạn nhận thức sau mổ bao gồm: suy giảm trí nhớ, rối loạn
định hướng, rối loạn ngôn ngữ, giảm khả năng trừu tượng… Cần phân biệt các rối
loạn khác, không phải là rối loạn nhận thức như loạn thần, rối loạn cảm xúc, thay đổi
nhân cách.
Rối loạn nhận thức sau mổ có thể ảnh hưởng đến người bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng
phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
1.1.3.2. Chẩn đoán
Hiện nay rối loạn nhận thức sau mổ chưa có tiêu chuẩn chẩn đốn rõ ràng. Do đó,
rối loạn nhận thức sau mổ được phát hiện dựa trên những thay đổi giữa điểm số của
các bài kiểm tra chức năng tâm thần kinh, đánh giá một loạt các lĩnh vực nhận thức
trước và sau phẫu thuật[48], [57]. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhận thức sau mổ
vẫn chưa rõ ràng vì chưa xác định rõ mức nhận thức nền, cũng như thiếu các nhóm
.


.

6

chứng trong hầu hết các nghiên cứu. Hơn nữa, còn nhiều hạn chế về phương pháp
chẩn đốn, khơng đồng nhất trong loại và số lượng thang điểm đánh giá, tiêu chuẩn
hay định nghĩa về rối loạn nhận thức, cũng như thời gian thực hiện đánh giá. Vì vậy
quản lý rối loạn nhận thức sau mổ cịn gặp nhiều khó khăn.
Trên lâm sàng còn nhiều bàn cãi về rối loạn nhận thức sau mổ, do đó đã thúc đẩy
các nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều thang điểm đánh
giá tâm thần kinh để đánh giá rối loạn nhận thức sau mổ. Rối loạn nhận thức sau mổ

có thể xảy ra sớm trong vịng 7 ngày sau mổ, hoặc dài hơn trong vòng 3 tháng[27],

[48] hay lâu hơn nữa, có thể sau 7,5 năm[29].
1.1.3.3. Nguyên nhân
Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến suy giảm nhận thức sau mổ vẫn chưa
được biết rõ[27], [57]. Nó có thể do kết hợp nhiều yếu tố gây ra[18].
Hầu hết phẫu thuật đều cần gây mê và người bệnh chịu cuộc phẫu thuật thường
có các stress liên quan đến tình trạng bệnh và phẫu thuật. Những yếu tố trên đều có
thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhận thức sau mổ.
Sau phẫu thuật quá trình viêm hay căng thẳng cũng liên quan đến nhận thức. Có
nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng các cytokine tiền viêm như Interleukin-1β (IL-1β)
có liên quan đến rối loạn nhận thức[35]. Một thử nghiệm trên chuột ghi nhận rằng
tăng biểu hiện IL-1β ở vùng đồi thị của chuột trải qua phẫu thuật ít xâm lấn có liên
quan đến sự suy giảm nhận thức, chứng tỏ quan điểm rằng viêm thần kinh do phẫu
thuật có thể dẫn đến suy giảm nhận thức[56]. Năm 2021, Yujuan Li và cộng sự[46]
ghi nhận nồng độ Interleukin-6 một giờ sau rạch da là yếu tố nguy cơ độc lập của rối
loạn nhận thức sau mổ (OR = 1,04; KTC 95%(1,01 – 1,07), p = 0,007).
Năm 2019, Wang và cộng sự[69] thực hiện nghiên cứu ở 126 người bệnh lớn tuổi
trải qua phẫu thuật chương trình gãy xương chậu dưới gây mê toàn thân. Đánh giá
mối liên quan giữa mức độ cortisol trong huyết tương và mức độ biểu hiện của
glucocorticoid và FK506 protein liên kết 51 (FKBP51) trong bạch cầu liên quan đến
rối loạn nhận thức tại thời điểm 1 ngày trước phẫu thuật và 7 ngày sau phẫu thuật. Tỉ
.


.

7

lệ rối loạn nhận thức ở những người tham gia là 28,3% vào 1 tuần sau phẫu thuật.

Người bệnh rối loạn nhận thức sau mổ có cortisol và mức FKBP51 cao hơn đáng kể
và so với người bệnh khơng có rối loạn nhận thức (P < 0,05). Và điểm VAS sau 12
giờ phẫu thuật cũng cao hơn ở người bệnh khơng có rối loạn nhận thức sau mổ (P <
0,05).
Trong nghiên cứu của Moller không ghi nhận sự liên quan giữa nồng độ oxy trong
máu động mạch và biến chứng rối loạn nhận thức sau mổ[48].
Năm 2016, Trần Ngọc Trung và cộng sự[13] nhận thấy giảm oxy não kéo dài trong
mổ có nguy cơ bị rối loạn nhận thức sau mổ cao gấp 3,45 lần so với nhóm khơng
giảm oxy não kéo dài trong mổ.
1.1.4. Các thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần kinh
Trên thế giới có nhiều thang điểm đánh giá hoạt động nhận thức như bài kiểm tra
học 1 từ (Rey Auditory Verbal Learning test), kiểm tra nối từ đánh giá khả năng thực
hiện các liên kết (Trail Making test), kiểm tra bằng bảng điều khiển có rãnh đánh giá
sự khéo léo và kiểm tra khoảng cách chữ số đánh giá khả năng ghi nhớ dãy số
(Grooved Pegboard test), hay bài kiểm tra trí nhớ đánh giá tốc độ vận động, tốc độ
gợi lại (Paper and Pencil Memory test)…Tuy nhiên các bài kiểm tra này chưa có bảng
phù hợp với người Việt.
Nhằm mục đích đánh giá trạng thái tâm thần kinh dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với
người Việt Nam. Hiện nay, thang điểm sa sút trí tuệ lâm sàng (CDR), thang điểm
đánh giá nhận thức Montreal (MoCA), thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần tối
thiểu (MMSE) - giúp đánh giá nhận thức của người bệnh - đã có bảng tiếng Việt[6],

[9], [15]. Trong đó MMSE là thang điểm thường được sử dụng để đánh giá rối loạn
nhận thức sau mổ[71].
Ưu điểm, nhược điểm, thời gian thực hiện thang điểm đánh giá tâm thần kinh và
độ nhạy, độ đặc hiệu của các thang điểm thường được sử dụng trên lâm sàng được
mô tả trong bảng 1.1 dưới đây.

.



.

8

Bảng 1.1. So sánh các thang điểm đánh giá nhận thức

Thang điểm

Ưu điểm

Nhược
điểm

Đánh giá
nhận thức
Montreal
(MoCA)

Có thể xác
định nhận
thức nhẹ,
có sẵn
nhiều ngơn
ngữ.

Thiên về
giáo dục,
Khơng có
dữ liệu

dữ liệu
được cơng
bố hạn chế

Kiểm tra
trạng thái
tâm thần kinh
tối thiểu
(MMSE)

Được sử
dụng rộng
rãi và có
nhiều
nghiên cứu

Tùy thuộc
vào độ
tuổi và
văn hóa.

Rất ngắn
gọn

Khơng có
tiêu chuẩn
về quản lý
và chấm
điểm


Kiểm tra vẽ
đồng hồ
(Clockdrawing
Test)

Độ nhạy
(%)*

88,3
(81,3 92,9)

Độ đặc hiệu
(%)*

Khơng có dữ 10 – 15
liệu
phút

86,2

7 – 10
(81,8 – 89,7) phút

67 – 97,9

69 – 94,2

(39 – 100)

(54 – 97,1)


37 – 89,5

62 – 97

(19 – 100)

(48 – 99)

2–4
phút

81 – 93

81 – 85

≤3 phút

54 – 85,2

2–4
phút

<2 phút

Kiểm tra lưu
lốt bằng lời
Ngắn gọn
nói (Verbal
Fluency Test)


Điểm cắt
khơng rõ
ràng

Khám rối
loạn nhận
thức
(CODEX)

Ngắn gọn

Ít được
nghiên
cứu kỹ
lưỡng

Thang điểm
Minicog

Ngắn gọn,
ngơn ngữ,
giáo dục tối
thiểu, thiên
vị chủng tộc

Sử dụng
danh sách
76 – 100
từ khác

nhau ảnh
(54 – 100)
hưởng đến
điểm số

(43 – 88,4)

*Độ nhạy và độ đặc hiệu phát hiện suy giảm nhận thức và quên
Nguồn: “Miller’s Anesthesia, 2019”[71]
.

Thời
gian
thực
hiện


.

9

1.1.5. Thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần kinh tối thiểu
Thang điểm đánh giá trạng thái tâm thần kinh tối thiểu (MMSE) này được Folstein
và cộng sự công bố năm 1975 và được sử dụng rộng rãi đến nay. Thang điểm này
được sử dụng để đánh giá các lĩnh vực của nhận thức và không bao gồm các câu hỏi
liên quan đến cảm xúc, tâm trạng, hình thức suy nghĩ. Vì tính đơn giản và dễ sử dụng,
thích hợp để đánh giá nhanh tình trạng nhận thức, trạng thái tâm thần kinh của người
bệnh nên có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai đã được qua huấn luyện thực hành,
không chỉ bác sĩ chuyên khoa thần kinh hay tâm thần mà còn được sử dụng bởi các
bác sĩ chuyên khoa khác như gây mê hồi sức, nội khoa,…và cả điều dưỡng[1], [4],


[57].
Năm 2005, nghiên cứu của Nguyễn Kinh Quốc và Vũ Anh Nhị[6] đã giúp chuẩn
hóa thang điểm MMSE bằng tiếng Việt. Nhờ đó đã giúp cho thang điểm MMSE được
sử dụng dễ dàng và phù hợp với người Việt hơn.
Thời gian thực hiện bộ câu hỏi đánh giá điểm MMSE khoảng 7 - 10 phút.
Điểm số được cho tổng cộng từ 0 đến 30 điểm, trong đó:
≥ 24 điểm: Khơng có suy giảm nhận thức.
20 – 23 điểm: Suy giảm nhận thức nhẹ.
14 - 19 điểm: Suy giảm nhận thức trung bình.
≤ 13 điểm: Suy giảm nhận thức nặng.
Bảng 1.2. Thang điểm đánh giá tâm thần kinh tối thiểu MMSE
Đánh giá về định hướng

– Điểm đạt:

Hôm nay là thứ mấy?

....................... 1đ

Hôm nay là ngày bao nhiêu?

....................... 1đ

Hôm nay là tháng mấy?

....................... 1đ

Năm nay là năm nào?


....................... 1đ

Bây giờ là mấy giờ?

....................... 1đ

Đang ở tầng mấy hoặc khoa nào?

....................... 1đ

Đang ở bệnh viện nào?

....................... 1đ

.



×