Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Vận dụng lý thuyết khu vực thương mại tự do vào nghiên cứu xuất khẩu thủy sản việt nam sang liên bang nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

ĐÀO THỊ NGỌC LAN

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KHU VỰC THƯƠNG MẠI
TỰ DO VÀO NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HƯƠNG

Hà Nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Thị Ngọc Lan


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô Viện Đào
tạo sau đại học, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, quý thầy cô trực tiếp giảng


dạy lớp Kinh tế K25B - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình học tập
và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc, kính trọng nhất tới TS. Đỗ Thị
Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Cơ đã khuyến
khích, ủng hộ và chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học
Thạc sỹ và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn và chưa có điều kiện nghiên cứu khoa học nhiều, chắc
chắn luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của các thầy cơ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN……………………………..i
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ
DO ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN MỘT QUỐC GIA ............7
1.1. Tổng quan về lý thuyết Khu vực thương mại tự do .......................................7

1.1.1. Khái niệm Khu vực thương mại tự do ............................................................7
1.1.2. Các giả thiết và nội dung cơ bản của lý thuyết Khu vực thương mại ...........8
tự do ...........................................................................................................................8
1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Khu vực thương mại tự do ....................11
1.2. Ảnh hưởng của lý thuyết Khu vực thương mại tự do đến xuất khẩu thuỷ
sản quốc gia thành viên...........................................................................................13
1.3. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu thuỷ sản ................................................15
1.3.1. Khái niệm xuất khẩu thuỷ sản.......................................................................15
1.3.2. Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản .....................................................................16
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam .............17
1.4.1. Nhân tố bên trong ..........................................................................................17
1.4.2. Nhân tố bên ngoài ..........................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KHU VỰC
THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀO NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA .................................................................24
2.1. Đặc điểm thị trường thuỷ sản Liên bang Nga ...............................................24
2.2. Những nội dung của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á – Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên
bang Nga ..................................................................................................................36
2.2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
kinh tế Á – Âu ...........................................................................................................36


2.2.2. Những nội dung của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á – Âu ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên
bang Nga ...................................................................................................................37
2.3. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ...............................................................................................................41
2.3.1. Về kim ngạch xuất khẩu ................................................................................41
2.3.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ......................................................................43

2.4. Vận dụng lý thuyết Khu vực thương mại tự do đánh giá thực trạng xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định thương
mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu ..........................................55
2.4.1. Ảnh hưởng theo nội dung của lý thuyết........................................................55
2.4.2. Ảnh hưởng ngoài nội dung của lý thuyết .....................................................57
CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA TRONG
ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT
NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU………………………………………65
3.1. Bối cảnh và định hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga
trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á - Âu .................................................................................................65
3.1.1. Bối cảnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga ......................65
3.1.2. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều
kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á
– Âu đến năm 2025...................................................................................................69
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga
trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á – Âu đến năm 2025 .......................................................................71
3.2.1. Giải pháp đối với Chính phủ .........................................................................71
3.2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp ....................................................................82
3.2.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản VASEP…….91
3.2.4. Điều kiện thực thi các giải pháp…………………………………………....92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

1

2

Chữ viết tắt

ASEAN

BIDV

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Association of Southeast

Bank for Investment and

phần Đầu tư và Phát triển

Development of Vietnam

Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ

Certificate of Origin

4

CODEX


Codex Alimentarius

5

CIA

6

D/P

7

EAEU

8

EU

10

EAEU - FTA

11

ENSO

12

FOB


Nam Á
Ngân hàng thương mại cổ

C/O

EVFTA

Hiệp hội các quốc gia Đông

Joint Stock Commercial

3

9

Tiếng Việt

Central Intelligence Agency

Uỷ ban Tiêu chuẩn thực
phẩm quốc tế
Cơ quan Tình báo trung
ương Hoa Kỳ

Documents against

Phương thức thanh toán nhờ

payment


thu kèm chứng từ

Eurasian Economic Union

Liên minh kinh tế Á - Âu

European Union

Liên minh Châu Âu

EU – Vietnam Free Trade
Agreement
EAEU – Vietnam Free
Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh Châu
Âu
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh kinh
tế Á – Âu

El Nino Southern

Hiện tượng El Nino và La

Oscillation

Nina


Free On Board

Phương thức giao hàng
“Giao lên tàu”


13

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

14

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

15

GOR

Government Russian

Chính phủ Liên bang Nga


Harmonized Commodity
16

HS

Description anh Coding
System

17

ITC

18

L/C

19

SNG

20

SPS

21

TBT

22


TPP

23

VAC

24

VCCI

VASEP

Trung tâm Thương mại

Center

quốc tế

Letter of Credit

WTO

27

WB

Phương thức thanh tốn thư
tín dụng chứng từ


Commonwealth of

Cộng đồng các quốc gia độc

Independent States

lập

Sanitary and Phytosanitary

Các biện pháp kiểm dịch

Measures

động thực vật

Technical Barriers to Trade

Các rào cản thương mại

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên

Agreement

Thái Bình Dương

Value Added Content


Hàm lượng giá trị gia tăng

Vietnam Chamber of

Phịng Thương mại và Cơng

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

Seafood Exporters and
Producers

26

mã hàng hoá

International Trading

Vietnam Association of
25

Hệ thống hài hồ mơ tả và

World Trade Organization
World Bank

Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế

giới
Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thị trường nhập khẩu tôm vào Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2017............ 29
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu cá thịt trắng vào Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 30
Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu cá ngừ vào Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2017 ....... 31
Bảng 2.4: Thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào Liên bang Nga
giai đoạn 2012 – 2017 ............................................................................................... 33
Bảng 2.5: Cam kết mở cửa của EAEU đối với một số sản phẩm chủ lực
của Việt Nam............................................................................................................... 37
Bảng 2.6: Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm ........................................................... 39
Bảng 2.7: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga theo giá trị giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 44
Bảng 2.8: Cơ cấu xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 46
Bảng 2.9: Danh sách doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vào Liên minh kinh tế
Á – Âu (Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyryzstan)................... 49
Bảng 2.10: Cơ cấu xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 50
Bảng 2.11: Cơ cấu XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 52
Bảng 2.12: Cơ cấu XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Liên bang Nga
giai đoạn 2012 – 2017 ............................................................................................... 54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác thuỷ sản của Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2017 ... 25
Biểu đồ 2.2: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 26
Biểu đồ 2.3: Sản lượng thuỷ sản nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn
2013 – 2017 ................................................................................................................. 27
Biểu đồ 2.4: Giá trị và sản lượng nhập khẩu tôm của Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 28
Biểu đồ 2.5: Giá trị và sản lượng nhập khẩu cá ngừ của Liên bang Nga giai đoạn
2012 - 2017 .................................................................................................................. 30
Biểu đồ 2.6: Sản lượng nhập khẩu mực và bạch tuộc của Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 32
Biểu đồ 2.7: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 42
Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 45
Biểu đồ 2.9: Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 47
Biểu đồ 2.10: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 49
Biểu đồ 2.11: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 – 2017 ................................................................................................................. 52
Biểu đồ 2.12: Giá TB XK mực đông lạnh của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn
2012 - 2017 .................................................................................................................. 53


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tác động của khu vực thương mại tự do – Trường hợp 1 ................................... 9
Hình 1.2: Tác động của khu vực thương mại tự do – Trường hợp 2 ................................. 10



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

ĐÀO THỊ NGỌC LAN

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KHU VỰC THƯƠNG MẠI
TỰ DO VÀO NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, năm 2018


i

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực thương mại tự do là hình thức liên kết kinh tế quốc tế, trong đó các
quốc gia thành viên cùng nhau thỏa thuận giảm dần hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan
và phi thuế quan, thành lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ, từ đó
thúc đẩy thế mạnh xuất khẩu của mình.
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Một trong những thành công trong công cuộc hội nhập của Việt Nam thời gian gần
đây là ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu.
Trong đó có Liên bang Nga được đánh giá là thị trường tiêu dùng rộng lớn và đầy
tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thuỷ sản của Việt Nam. Ngay
sau khi FTA Việt Nam - EAEU được thực thi, phần lớn hàng hóa có lợi thế của Việt

Nam như thuỷ sản được hưởng mức thuế suất bằng 0. Về xuất xứ hàng hóa, Việt
Nam đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế
biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm... Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đang đứng
trước một cơ hội to lớn và cần nhanh chóng có kế hoạch xúc tiến phù hợp nhằm đưa
thuỷ sản Việt Nam thành công vào thị trường Liên bang Nga. Tuy nhiên hiện nay
Liên bang Nga không phải là một thị trường lớn của Việt Nam về xuất khẩu thủy
sản. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm gần 6% thị phần
nhập khẩu thuỷ sản của nước này, chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ các cơ quan chức năng và các
doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường
này vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên biệt nào về lý
thuyết Khu vực thương mại tự do và vận dụng lý thuyết này để đánh giá thực trạng
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thành công vào thị trường này. Vì vậy em lựa chọn đề
tài “Vận dụng lý thuyết khu vực thương mại tự do vào nghiên cứu xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế.


ii
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Làm rõ các giả thiết, nội dung cơ bản, ưu
điểm và hạn chế của lý thuyết Khu vực thương mại tự do; phân tích ảnh hưởng của
lý thuyết này đến xuất khẩu thuỷ sản một quốc gia; tổng quan về Hiệp định thương
mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và nêu thực trạng vận dụng
lý thuyết Khu vực thương mại tự do vào nghiên cứu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
sang Liên bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu. Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định.
Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

+ Hệ thống hoá nội dung cơ bản, ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Khu vực
thương mại tự do, ảnh hưởng của lý thuyết đến xuất khẩu thuỷ sản một quốc gia.
+ Khái quát những nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam – Liên minh kinh tế Á- Âu ảnh hưởng đến thực trạng xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam sang Liên bang Nga.
+ Vận dụng lý thuyết Khu vực thương mại tự do đánh giá thực trạng xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam thành công sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu.

3. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn kết cấu thành 03 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết Khu vực thương mại tự do ảnh hưởng
đến xuất khẩu thuỷ sản một quốc gia.
Chương 2: Thực trạng vận dụng lý thuyết Khu vực thương mại tự do vào
nghiên cứu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga.
Chương 3: Bối cảnh, định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.


iii
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết Khu vực thương mại tự do ảnh hưởng
đến xuất khẩu thuỷ sản một quốc gia
Chương 1 tác giả trình bày tổng quan về lý thuyết Khu vực thương mại tự do
và những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản, bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, Khái niệm Khu vực thương mại tự do (FTA): là hình thức liên kết

quốc tế, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau thoả thuận giảm dần hoặc xoá
bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với phần lớn hàng hoá và dịch vụ khi
buôn bán với nhau để tiến tới thành lập một thị trường thống nhất về hàng hoá và
dịch vụ.
Tác giả chỉ ra ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Khu vực thương mại tự do
+ Ưu điểm: Là căn cứ để đánh giá những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng
tiêu cực của khu vực thương mại tự do đối với các quốc gia liên quan.
Ảnh hưởng tích cực: Các quốc gia thành viên đều sẽ thu được lợi ích thơng
qua tăng quy mơ xuất khẩu; Cơ hội để Chính phủ hồn thiện mơi trường luật pháp
và chính sách; Tạo ra việc làm cho người lao động.
Ảnh hưởng tíêu cực: Sự lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngồi;
Việc điều chỉnh luật pháp và chính sách dễ dẫn đến vấn đề các quốc gia bị chi phối
bởi điều kiện các nước thành viên khác cùng tham gia khu vực thương mại tự do tạo
ra; Hiện tượng chảy máu chất xám với những người lao động đi ra nước ngoài và
nảy sinh các vấn đề an sinh xã hội của nước sở tại tiếp nhận người lao động.
+ Hạn chế : Lý thuyết Khu vực thương mại tự do giả định thế giới chỉ có hai
quốc gia, trên thực tế có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Lý
thuyết cũng chỉ đề cập đến sản xuất một loại hàng hoá X. Bởi vậy, lý thuyết chưa
giải thích triệt để, tồn diện và đầy đủ về các bên tham gia hay liên quan đến khu
vực thương mại tự do cũng như không thể tính tốn cụ thể bằng con số các chỉ tiêu
như thu ngân sách Nhà nước, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng.
Thứ hai, Phân tích ảnh hưởng của lý thuyết Khu vực thương mại tự do đến
xuất khẩu thuỷ sản một quốc gia: Khu vực thương mại tự do là hình thức liên kết
quốc tế thơng qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tác động của
Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến xuất khẩu thuỷ sản các quốc gia thành viên
bao gồm tác động tĩnh và tác động động. Tác động tĩnh là tác động diễn ra với bất


iv
cứ thành viên nào khi tham gia ký FTA, còn tác động động là tác động có thể xảy ra

hoặc không xảy ra trong mỗi FTA cũng như đối với mỗi thành viên FTA.
+ Tác động tĩnh của FTA có thể là tác động tạo lập thương mại hoặc tác
động làm chuyển hướng thương mại
+ Tác động động của việc ký kết, triển khai các FTA cũng được các quốc gia
thành viên kỳ vọng. Tác động này đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ
và đầu tư. Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên về nguyên tắc,
các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường, cũng có nghĩa
nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất.
Thứ ba, Khái niệm xuất khẩu thuỷ sản: Xuất khẩu thuỷ sản nghĩa là đem
hàng hóa của nước mình, ở đây là thuỷ sản, bán ra một nước khác, là hoạt động giao
lưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người, là hình thức kinh doanh
nhằm thu được lợi nhuận từ việc bán thuỷ sản ra thị trường nước ngồi.
Vai trị của xuất khẩu thuỷ sản: Tăng thu ngoại tệ; Góp phần thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tạo điều kiện cho các ngành nuôi trồng, khai thác và
chế biến thuỷ sản có cơ hội phát triển; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành thuỷ
sản; Góp phần thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi; Giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động và mở rộng giao lưu, quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới.

Chương 2: Thực trạng vận dụng lý thuyết Khu vực thương mại tự do vào
nghiên cứu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga
Chương 2 tác giả nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang
Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2017 và vận dụng lý thuyết Khu vực thương mại tự
do đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều
kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á –
Âu. Trên cơ sở thực tiễn, tác giả trình bày và phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2017. Qua đó có thể thấy:
+ Về kim ngạch xuất khẩu: Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 5 về xuất khẩu
thuỷ sản cho Liên bang Nga, sau Chile, Quần đảo Faroe, Trung Quốc và Belarus.
Mặc dù Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào
thị trường Liên bang Nga nhưng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang đây chỉ chiếm



v
gần 6% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của nước này. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang Liên bang Nga chỉ dao động trong khoảng 84 – 106 triệu USD, chưa
tương xứng với tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nỗ
lực từ các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay, việc
xuất khẩu thủy sản sang thị trường này vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trong vài
năm trở lại đây, sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Liên bang Nga
có phần kém nổi bật hơn các thị trường khác.
+ Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Thuỷ sản xuất khẩu sang Liên bang Nga
chủ yếu là các sản phẩm thuỷ sản thế mạnh của Việt Nam như cá tra; tôm; mực và
bạch tuộc đông lạnh; cá các loại khác như cá basa phi-lê, cá tầm đơng lạnh, cá thờn
bơn, cá trích, cá mịi ướp lạnh… Trong đó cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực
sang thị trường Liên bang Nga, luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Đứng thứ 2 là
sản phẩm tôm, thứ 3 là sản phẩm cá ngừ. Tiếp theo là mặt hàng mực, bạch tuộc;
nhuyễn thể và các loại cá khác.
+ Các quy định của thị trường Liên bang Nga đối với thuỷ sản nhập khẩu từ
Việt Nam: Các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục thông quan đều khá chặt chẽ và phức
tạp, chưa minh bạch và rõ ràng. Do Liên bang Nga không công nhận quy chuẩn của
bất cứ thị trường nào mà vẫn áp dụng một số biện pháp kiểm soát vệ sinh an tồn
thực phẩm kế thừa quy chuẩn của Liên Xơ cũ. Hàng hoá nhập khẩu vào Liên bang
Nga phải ghi nhãn bằng cả tiếng Anh và tiếng Nga, trong đó ghi rõ tên hàng, thành
phần chất lượng, hướng dẫn sử dụng…Về cấp giấy chứng nhận, thị trường Liên
bang Nga vẫn yêu cầu các hàng hoá tiêu dùng muốn nhập khẩu vào Liên bang Nga
phải có được chứng nhận tiêu chuẩn Nhà nước GOST. Đây là một thủ tục quy định
đã được áp dụng từ nhiều năm trước và đã cũ. Chỉ một số điểm hải quan có thể cung
cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật khiến quy trình và thủ tục để xin được những
loại giấy tờ này ngày càng kéo dài và rắc rối.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết Khu vực thương mại tự do đánh giá thực trạng

xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu giai đoạn 2012 – 2017,
tác giả đã rút ra những ảnh hưởng theo nội dung và không theo nội dung của lý thuyết
này đến thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga:


vi
-

Ảnh hưởng theo nội dung của lý thuyết:

+ Về kim ngạch xuất khẩu: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên
minh kinh tế Á – Âu đã tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang
Liên bang Nga, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang thị trường này. Nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2017, kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam sang Liên bang Nga có xu hướng tăng lên, tuy tỷ lệ tăng mới
chỉ dừng ở những con số khiêm tốn.
+ Về thu ngân sách Chính phủ: Do hạn chế của lý thuyết Khu vực thương
mại tự do, tác giả chỉ có thể nhận định rằng khi Việt Nam tham gia khu vực thương
mại tự do với Liên bang Nga và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này thì nguồn
thu ngân sách của Chính phủ Việt Nam sẽ tăng lên do tăng quy mô xuất khẩu.
-

Ảnh hưởng ngoài nội dung của lý thuyết:

+ Những ảnh hưởng tích cực
++ Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – EAEU thực thi, thuỷ sản của Việt Nam ngay lập tức được hưởng mức
thuế suất bằng 0%. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng điều kiện thuận lợi này
để xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản thế mạnh của mình sang thị trường Liên bang

Nga. Các mặt hàng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang đây bao gồm: cá tra, phi lê cá
tra, cá basa, cá ngừ, phi lê cá ngừ, tôm, mực và bạch tuộc…
++ Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Tận dụng lợi thế về thuế quan từ
FTA Việt Nam – EAEU, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã đẩy mạnh xuất
khẩu các mặt hàng chủ lực, tiềm năng theo lộ trình cắt giảm thuế quan vào thị
trường Liên bang Nga. Doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn
kỹ thuật của thị trường này. Điều này đã góp phần nâng cao năng lực giải quyết các
rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
và phát triển ngành hàng bền vững với sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam.
+ Những ảnh hưởng tiêu cực
++ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm về mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, thương
hiệu còn chưa cao: So với hàng thủy sản của các nước đối thủ trên thị trường Liên
bang Nga, hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam còn tồn tại những hạn chế như: Mẫu


vii
mã và bao bì sản phẩm khơng thực sự hấp dẫn; Chưa chú trọng tạo dựng và đầu tư
về nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu thiếu sự đa
dạng và phong phú về chủng loại nên chưa thâm nhập được vào nhiều phân khúc thị
trường; Quy cách đóng gói sản phẩm chưa đạt yêu cầu của phía Liên bang Nga...
++ Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật: Liên bang
Nga thực sự là một thị trường khá khó tính với những quy định chặt chẽ về điều
kiện an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, mặt hàng thuỷ sản
của Việt Nam đã nhiều lần dính tỳ vết khơng đảm bảo u cầu an tồn vệ sinh thực
phẩm, khơng kiểm sốt việc áp dụng kháng khuẩn và sử dụng chế phẩm kích thích
tố, dẫn đến dư lượng kháng sinh hay tỷ lệ mạ băng cao hơn mức cho phép.
+ Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực
++ Khoảng cách địa lý và chi phí vận chuyển cao: Vận tải biển bằng
container cùng với thời gian giao nhận kéo dài đã đẩy chi phí vận tải lên cao và làm

ảnh hưởng tới chất lượng thuỷ sản tươi sống.
++ Hàng Việt chưa có thương hiệu: Hàng thuỷ sản của Việt Nam vào thị
trường Liên bang Nga thường phụ thuộc vào các nhà môi giới, công ty phân phối
hay các thị trường trung gian. Người dân EAEU chưa có khái niệm về “Thương
hiệu hàng hoá Việt Nam”.
++ Thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn: Doanh nghiệp Việt Nam chưa thực
sự có quyết tâm kinh doanh và một chiến lược lâu dài tại thị trường Liên bang Nga.
++ Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam còn hạn chế.
++ Thiếu thông tin thị trường: Do số lượng văn phịng đại diện tại Liên bang
Nga rất ít nên doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt
kịp thời thông tin về những biến đổi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
++ Thủ tục hải quan nhập khẩu phức tạp và không rõ ràng: Các biện pháp vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (TBT) của Liên bang Nga rất phức tạp và chưa minh bạch, gây
lúng túng và mất thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam khi tìm kiếm giấy phép xuất
khẩu thuỷ sản vào thị trường này.
++ Khâu thanh tốn và khả năng thanh tốn cịn nhiều hạn chế: Khả năng tài
chính của nhiều doanh nghiệp Liên bang Nga cịn hạn chế, họ khơng dùng phương


viii
thức thanh tốn tín dụng chứng từ L/C và thường xuyên chậm thanh toán tiền hàng
khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị ứ đọng vốn.
++ Thanh toán bằng đồng tiền nội tệ chưa phát triển: Cả hai bên phía Liên
bang Nga và phía Việt Nam vẫn chưa có cơ chế chấp nhận đồng nội tệ của nhau.

Chương 3: Bối cảnh, định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu
Chương 3 tác giả trình bày bối cảnh, định hướng và đề xuất một số giải pháp

thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thành công sang thị trường Liên bang Nga.
Bối cảnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga: Ngày
05/10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu
chính thức có hiệu lực. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng hố của Việt Nam sang thị
trường Liên bang Nga kể từ nay sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những cam kết và
quy định nằm trong khuôn khổ của Hiệp định.
+ Về thuế quan: Xố bỏ hồn tồn 95% dịng thuế theo lộ trình, muộn nhất
đến năm 2025, trong đó 71% dịng thuế được xố bỏ hồn tồn ngay khi Hiệp định
có hiệu lực, tương đương 100% kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 năm giai đoạn
2010 – 2012 của Việt Nam sang EAEU. 5% dịng thuế khơng cắt giảm là những mặt
hàng Việt Nam khơng có lợi thế xuất khẩu.
+ Về quy tắc xuất xứ hàng hoá: Việt Nam đã đạt được quy tắc xuất xứ linh
hoạt đối với một số sản phẩm thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tơm... Đây là
nhóm mặt hàng hiện nước ta cịn thiếu nguyên liệu và phụ thuộc vào nguyên liệu
nhập khẩu từ các nước khác (chiếm khoảng 50%). Hiệp định cho phép nhập khẩu
nguyên liệu để phục vụ chế biến cá ngừ, tơm và một số loại thủy sản đóng hộp khác
nhưng phải đáp ứng hàm lượng nội địa 40%.
Định hướng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong điều
kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á –
Âu đến năm 2025
+ Thị trường Liên bang Nga là thị trường truyền thống của Việt Nam, Chính
phủ đã xác định phải thâm nhập, tiếp tục củng cố vững chắc, từng bước mở rộng thị


ix
phần, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường rộng lớn này.
+ Từ nay đến năm 2025, những mặt hàng được định hướng xuất khẩu sang
thị trường Liên bang Nga cũng sẽ chưa có nhiều sự thay đổi, vẫn là những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang đây. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống (cá
tra phi lê, cá ngừ…), Việt Nam cũng cần chú trọng đến các mặt hàng thuỷ sản khác

như tôm, mực, đồ hộp và các sản phẩm chế biến; Liên tục đa dạng hoá sản phẩm,
phát triển nhiều mặt hàng mới nhằm đẩy mạnh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản vào thị trường còn nhiều tiềm năng này.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga trong
điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á
– Âu đến năm 2025
-

Giải pháp đối với Chính phủ:
+ Hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế
+ Tăng cường xúc tiến thương mại ở cấp độ Nhà nước
+ Khắc phục khó khăn ở khâu thanh tốn
+ Khắc phục khó khăn ở khâu vận chuyển hàng hoá
+ Chú trọng xây dựng thương hiệu cho hàng Việt
+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các

vấn đề vướng mắc liên quan tới Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á – Âu
-

Kiến nghị đối với doanh nghiệp:
+ Về nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm
+ Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, nuôi trồng, cải tiến chất lượng và an

toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu
+ Kiểm soát chặt chẽ vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản
xuất khẩu vào thị trường Liên bang Nga
+ Nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ thuật cho người nuôi trồng và chế biến
thủy sản
+ Về vấn đề tạo vùng nguyên liệu cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu: Chú

trọng công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; Tăng cường năng lực sản
xuất nguyên liệu; Nghiên cứu và mở rộng tạo những nguồn nguyên liệu mới:


x
+ Về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy
sản: Các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác; Khắc
phục vấn đề logistics – vận chuyển hàng hoá xuất khẩu; Phịng ngừa rủi ro trong
khâu thanh tốn; Chủ động tìm hiểu về Hiệp định Liên minh kinh tế Á – Âu.
-

Kiến nghị đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

-

Điều kiện thực thi các giải pháp

Kết luận
Liên bang Nga là một thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng
thuỷ sản của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế
Á – Âu đã mở ra cơ hội lớn cho mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam. Thơng qua việc
phân tích thị trường thuỷ sản Liên bang Nga và vận dụng lý thuyết Khu vực thương
mại tự do vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
sang Liên bang Nga giai đoạn 2012 – 2017 (dưới bối cảnh thực thi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu), tác giả nhận thấy
rằng hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị
trường Liên bang Nga, đặc biệt là lợi thế từ các ưu đãi thuế quan và quy tắc xuất xứ.
Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga
chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thị phần nhập khẩu thuỷ sản của nước này và chưa
tương xứng với tiềm năng cũng như mối quan hệ buôn bán lâu dài của cả hai nước.

Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Liên bang Nga vẫn chưa đa dạng về
chủng loại. Chất lượng thuỷ sản khơng ổn định, chưa hồn tồn thích nghi được với
quy định kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ của thị trường này.
Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân
khách quan từ cơ chế, chính sách của Liên minh EAEU, ngun nhân từ chính Liên
bang Nga, có những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía các cơ quan quản lý
của Việt Nam và bản thân doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên việc phân tích, tìm
hiểu các nguyên nhân làm hạn chế hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang
thị trường Liên bang Nga, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đến năm 2025 trong bối cảnh
thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

ĐÀO THỊ NGỌC LAN

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KHU VỰC THƯƠNG MẠI
TỰ DO VÀO NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ HƯƠNG

Hà Nội, năm 2018



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực thương mại tự do là hình thức liên kết kinh tế quốc tế, trong đó các
quốc gia thành viên cùng nhau thỏa thuận giảm dần hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan
và phi thuế quan để tiến tới thành lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch
vụ. Tuy nhiên mỗi quốc gia thành viên vẫn có chính sách thương mại riêng với các
quốc gia không phải thành viên. Khu vực thương mại tự do là yếu tố then chốt để
giúp các quốc gia gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó thúc đẩy thế mạnh
xuất khẩu của mình thơng qua việc từng bước cắt giảm một số rào cản thương mại
do các quốc gia thành viên khác đặt ra.
Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
với nhiều Hiệp định thương mại tự do được ký kết. Một trong những thành công
trong công cuộc hội nhập của Việt Nam thời gian gần đây là ký kết Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU - bao gồm các
nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia
và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày
05/10/2016. Liên minh kinh tế Á – Âu là một thị trường tiềm năng với dân số
khoảng 182,7 triệu dân và GDP trên 2500 tỷ USD, đặc biệt trong đó có Liên bang
Nga là một trong những quốc gia có vị trí hàng đầu trên thế giới đã thu hút sự quan
tâm của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Việt Nam là nước đầu tiên
trên thế giới ký FTA Liên minh này, do đó các doanh nghiệp Việt Nam trước tiên sẽ
có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga và sau đó tiến tới là
các quốc gia khác trong thị trường EAEU.
Liên bang Nga được đánh giá là thị trường tiêu dùng và bán lẻ rộng lớn, đa
dạng về hàng hóa nhập khẩu, đồng thời là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu
các mặt hàng nông sản và thuỷ sản của Việt Nam. Hiện nay, Liên bang Nga đang là
thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 26 của Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu

truyền thống của nước ta từ những năm 90 đến nay. Thị trường Liên bang Nga rất
hấp dẫn với dân số 144,5 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.885
USD/năm, trong đó tầng lớp trung lưu ngày một phát triển (chiếm khoảng 55%),
văn hóa tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao (theo WB, 2017). Đặc


2
biệt, ngay sau khi FTA Việt Nam - EAEU được thực thi, phần lớn hàng hóa có lợi
thế của Việt Nam như thuỷ sản được hưởng mức thuế suất bằng 0. Về xuất xứ hàng
hóa, Việt Nam đã đạt được quy tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy
sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tơm... Đây là nhóm mặt hàng hiện nước ta cịn
thiếu nguyên liệu và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác (chiếm
khoảng 50%). Hiệp định cho phép nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ chế biến cá
ngừ, tơm và một số loại thủy sản đóng hộp khác nhưng phải đáp ứng hàm lượng nội
địa 40%. Do vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đang đứng trước một cơ hội
to lớn so với các đối thủ cạnh tranh khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh
chóng nắm bắt cơ hội này, có kế hoạch xúc tiến phù hợp nhằm đưa thuỷ sản Việt
Nam thành công vào thị trường Liên bang Nga.
Tuy nhiên hiện nay Liên bang Nga không phải là một thị trường lớn của Việt
Nam về xuất khẩu thủy sản. Mặc dù Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia lớn
nhất xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga nhưng xuất khẩu của thuỷ
sản Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm gần 6% thị phần nhập khẩu thuỷ sản
của nước này. Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
(VASEP), tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga chỉ chiếm
khoảng 1,2% - 1,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, giá trị xuất khẩu
chỉ dao động trong khoảng 84 – 106 triệu USD, chưa tương xứng với tiềm năng
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ các cơ quan chức
năng và các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay, việc xuất khẩu thủy sản sang
thị trường này vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trong vài năm trở lại đây, sự tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Liên bang Nga có phần kém nổi bật hơn

các thị trường khác.
Có thể thấy việc nghiên cứu lý thuyết Khu vực thương mại tự do và vận
dụng lý thuyết này để đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Liên
bang Nga và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thành
công vào thị trường Liên bang Nga là điều rất cần thiết, vì cho đến nay chưa có
cơng trình nghiên cứu khoa học chun biệt nào về vấn đề này. Vì vậy em lựa chọn
đề tài “Vận dụng lý thuyết khu vực thương mại tự do vào nghiên cứu xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam sang Liên bang Nga” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế.


3
2. Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Luận án tiến sỹ “Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Liên minh
Châu Âu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2012 của tác giả Nguyễn
Minh Tuấn tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích và đánh giá thực trạng
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua, xác định
những thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại, đồng thời chỉ ra nguyên nhân
của những hạn chế này. Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể
để thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới.
Luận văn thạc sỹ “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu
hàng Việt Nam sang thị trường EU” năm 2015 của tác giả Vũ Thị Hà Bắc tại
trường Đại học Thương mại, nghiên cứu nội dung của Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – EU ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đánh giá thực
trạng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua, rút ra những
thành công và hạn chế trong việc xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường EU, từ
đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này trong bối
cảnh thực thi hiệp định EVFTA.
Luận văn thạc sỹ “Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga trong
bối cảnh mới” năm 2015 của Trần Huy Đức tại Trường Đại học Ngoại Thương:

Luận văn nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Liên bang
Nga giai đoạn 2010 – 2015 và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường này đã được áp dụng. Luận văn cũng kiến nghị thêm một số các giải pháp
khác để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh
thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu.
Luận văn thạc sỹ "Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang khối Liên
minh Kinh tế Á Âu” năm 2015 của tác giả Hàn Huyền Hương tại Trường Đại học
Kinh tế quốc dân: Luận văn nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hoá Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á – Âu đã được thực thi trong thời gian qua
và đưa ra các giải pháp mới nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
sang thị trường này trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực.


×