Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bình luận vai trò của cơ quan công tố trong tố tụng hình sự mỹ và anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................2
I. Một số vấn đề lý luận.....................................................................................2
1. Mơ hình tố tụng tranh tụng........................................................................2
2. Cơ quan cơng tố trong mơ hình tố tụng tranh tụng...................................3
II. Cơ quan cơng tố Mỹ.....................................................................................4
1. Vị trí, chức năng cơ quan công tố ở Mỹ....................................................4
2. Cấu trúc cơ quan công tố Mỹ....................................................................5
3. Vai trị, quyền hạn của cơ quan cơng tố Mỹ trong quá trình giải quyết vụ
án...................................................................................................................6
4. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố với cơ quan điều tra và Tịa án ở Mỹ.7
III. Cơ quan cơng tố Anh...................................................................................8
1. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố Anh........................................8
2. Cơ cấu tổ chức...........................................................................................9
3. Công tố viên............................................................................................10
IV. Kinh nghiệm cho Viện kiểm sát ở Việt Nam............................................10
C. KẾT LUẬN....................................................................................................12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và cũng có rất nhiều
cách phân loại khác nhau, nhưng dựa vào nguồn luật để phân loại thì hệ thống
pháp luật trên thế giới được phân thành Common Law, Civil Law, hệ thống
pháp luật Xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Hồi Giáo. Với mỗi loại hệ thống
pháp luật mà các quốc gia theo đuổi, họ cũng xây dựng cho mình riêng một mơ
hình tố tụng với tính chất và mức độ tiếp cận khác nhau. Nhưng về cơ bản các
mơ hình tố tụng trên thế giới đều gồm 3 chủ thể tham gia với ba vai trò khác
nhau là buộc tội, gỡ tội và xét xử. Và vai trò buộc tội thường thuộc về cơ quan


Công tố hoặc Viện kiểm sát ở các quốc gia. Với Anh và Mỹ, 2 quốc gia tiêu biểu
cho hệ thống pháp luật Common Law và họ đều xây dựng mơ hình tố tụng của
mình theo mơ hình tranh tụng. Tuy có những điểm tương đồng trong nguồn luật
nhưng đồng thời do khác biết về cách phân chia địa giới hành chính nên pháp
luật của họ cũng có những điểm khác nhau, kéo theo sự khác nhau trong các cơ
quan tiến hành tố tụng. Vậy vai trò của cơ quan cơng tố Anh và cơ quan cơng tố
Mỹ liệu có khác biệt quá to lớn? Để trả lời cho câu hỏi trên nhóm chúng tơi đã
chọn đề tài: “Bình luận vai trị của cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự Mỹ
và Anh” để làm bài tập nhóm lần này. Bài làm có thể cịn nhiều thiếu sót, mong
có sự góp ý của thầy/cơ.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận
1. Mơ hình tố tụng tranh tụng
Trong các mơ hình tố tụng hình sự trên thế giới, mơ hình tố tụng tranh tụng
xuất hiện sớm hơn cả. Mơ hình này xuất hiện ở nhà nước Hy Lạp cổ đại, sau đó
được đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Trong thời kỳ trung
cổ, mơ hình tố tụng tranh tụng dần được phổ biến sang một số nước Châu âu.
Ngày nay, mơ hình tố tụng tranh tụng được áp dụng ở nhiều nước nhưng chủ
yếu ở các nước thuộc hệ thống Thông luật – Common Law với tiêu biểu là Anh,
Mỹ với mức độ và phạm vi khác nhau.
Ở mơ hình tố tụng này đề cao tính chất cơng bằng. Trong mơ hình tố tụng
này, Tịa án đóng vai trị quyết định xem liệu người bị đưa ra buộc tội liệu có tội
thực sự hay khơng, trong đó thẩm phán thường là người nắm giữ các thủ tục để
điều hành phiên tịa sau đó định hình phạt, mức hình phạt sau khi Bồi thẩm đồn
định tội trên cơ sở nghe các bên đối đáp, tranh luận. Do đó, ở mơ hình tố tụng
này chứng cứ nói là quan trọng hơn cả. Tại phiên tịa của mơ hình tố tụng tranh

tụng, ta có thể thấy địa vị của hai bên buộc tội và gỡ tội là ngang nhau. Tại phiên
tòa, hai bên này đưa ra các chứng cứ đã thu thập được, các nhân chứng họ tìm
thấy sau đó, dùng các lý lẽ của mình để thuyết phục Tòa án rằng lý lẽ của họ
mới là đúng. Trước phiên tịa thì Tịa án thường khơng tham gia vào quá trình
thu thập chứng cứ của các bên. Và để nâng cao tính cơng bằng thì các chứng cứ,
nhân chứng thường được các bên buộc tội và gỡ tội trao đổi, thơng báo trước
cho nhau. Cũng chính vì tính cơng bằng được đề cao nên các luật sư có thể được
tham gia từ đầu của vụ án, có thể ngay từ khi thân chủ của họ bị bắt. Do đó,
người bị buộc tội trong mơ hình tố tụng này rất coi trọng việc lựa chọn cho mình
các luật sư có uy tín cao, chiếm phần thắng nhiều trong các vụ kiện. Cịn bên
Cơng tố, với vai trị cũng như chức năng của mình, họ thực hiện việc buộc tội
với những người họ cho là tội phạm. Họ đại diện cho nhà nước tham gia vào quá
trình tố tụng để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước.
3


Như vậy, mơ hình tố tụng tranh tụng với ba bên, buộc tội, gỡ tội và xét xử.
Thì quyết định xét xử sẽ dựa trên các lý lẽ, các chứng cứ tại phiên tịa (thường là
chứng cứ nói, các chứng cứ viết như cả biên bản của cơ quan điều tra cũng
khơng được xem là chứng cứ tại phiên tịa) là xem xét một người là có tội hay
khơng, nếu có thì việc đưa ra hình phạt là gì, bao nhiêu thì mới thỏa đáng.
2. Cơ quan cơng tố trong mơ hình tố tụng tranh tụng
Trong mơ hình tranh tụng cũng như các mơ hình tố tụng khác trên thế giới,
cơ quan công tố thực hiện chức năng buộc tội. Với chức năng cơ quan này có
quyền truy tố người bị cáo buộc ra trước phiên tòa. Để thực hiện chức năng này
họ thường phối hợp, chỉ dẫn cho cơ quan điều tra trong việc tìm ra các chứng cứ
để cáo buộc người phạm tội. Bởi họ thực hiện việc truy tố người phạm tội ra
trước phiên tòa nên họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu như việc truy tố của
họ là sai. Do đó, để phát huy tốt vai trị của mình, cơ quan cơng tố thường phải
thận trọng trong việc tìm ra các chứng cứ buộc tội.

Quá trình tố tụng trong mơ hình tố tụng tranh tụng thường chia ra làm 2
giai đoạn là tiền xét xử và xét của. Ở giai đoạn tiền xét xử, cơ quan công tố sẽ
phối hợp cùng cơ quan điều tra để tìm ra các chứng cứ buộc tơi. Tuy nhiên, họ
cũng không được bỏ qua các chứng cứ gỡ tội do phía luật sư thu thập. Bởi quyền
đưa ra các chứng cứ, các nhân chứng đều thuộc quyền của hai bên. Do đó, để
chuẩn bị đối đáp tốt với phía bên gỡ tội họ cũng cần phải có sự chuẩn bị với các
chứng cứ này. Có thể nói giai đoạn tiền tố tụng như một công cuộc chuẩn bị cho
các lý lẽ mà các bên đưa ra để đối đáp, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ cho các
luận điểm mà các bên đưa ra. Tiếp đến, ở giai đoạn xét xử, với sự hiện diễn của
ba chủ thể với ba vai trò khác nhau tại phiên xét xử trong đó, một bên sẽ quyết
định dựa trên cơ sở đối đáp của hai bên có vai trị đối lập cịn lại. Ở phiên xét xử
này, chính hai bên có vai trò đối lập là buộc tội và gỡ tội sẽ quyết định diễn tiến
phiên tòa bằng cách đưa ra các vật chứng, nhân chứng tại phiên tòa và lập luận
về chúng. Cơ quan cơng tố với vai trị là bên buộc tội, họ sẽ lập luận để bảo vệ
cho quyết định truy tố của mình bằng cách đưa ra các chứng cứ cáo buộc người
phạm tội đồng thời, họ cũng phải phản bác lại các chứng cứ gỡ tội do bên kia
4


đưa ra. Tòa án, với vai trò xét xử, họ khơng đứng về phía nào trong hai bên đối
lập kia mà họ như người cầm cán cân công lý. Họ sẽ nghe xem lý lẽ, lập luận
của bên nào là vững chắc hơn, hợp lý hơn để đưa ra quyết định cho người bị
buộc tội. Do đó, cơ quan cơng tố sẽ khơng có ưu thế, cũng như có quyền lợi gì
hơn so với bên gỡ tội. Họ cũng giống như một vị luật sư tại phiên xét xử nhưng
không phải với mục tiêu bảo vệ thân chủ như luật sư mà họ đến với phiên xét xử
để bảo vệ cho pháp luật, bảo vệ lợi ích cơng, lợi ích nhà nước.
II. Cơ quan cơng tố Mỹ
1. Vị trí, chức năng cơ quan công tố ở Mỹ
Các cơ quan công tố của Mỹ được phân chia theo cấp bang và liên bang. Ở
cấp bang, do pháp luật mỗi bang khác nhau nên nhiệm vụ và quyền hạn của

Công tố viên ở từng bang cũng khác nhau. Tuy nhiên, cơ quan cơng tố các cấp
có nhiệm vụ chung là truy tố phạm ra trước Toà án. Ở cấp bang, việc truy tố tội
phạm bang do Chưởng lý liên bang truy tố. Các tội phạm liên bang thường là
những tội nghiêm trọng như buân bán ma tuý, giết người, quan chức chính
quyền phạm tội hoặc tham nhũng, các tội xâm phạm lợi ích an ninh quốc gia
như phản quốc v.v… Các thông tin về chứng cứ đã được Điều tra viên thu thập
sẽ được trình lên Bộ Tư pháp hoặc Chưởng lý liên bang. Sau đó, cơng tố viên
liên bang sẽ quyết định có truy tố vụ việc ra Tồ hay khơng. Ở cấp bang, các
công tố viên tiến hành truy tố các tội phạm xâm phạm pháp luật của bang, quyền
hạn và trách nhiệm của các công tố viên địa phương được phân chia theo cấp
quận, mỗi bang đều có một Tổng chưởng lý và viên chức này có tồn quyền truy
tố tất cả các tội phạm theo pháp luật bang quy định. Nhìn chung, cơng tố viên
khơng giám sát q trình điều tra mà thường nhận vai trò là luật sư chủ nhà đối
với cảnh sát để chỉ dẫn việc tìm kiếm bằng chứng, hướng dẫn thủ tục bắt giam
và bảo đảm việc thu thập chứng cứ theo đúng thủ tục. Nói chung, trong q trình
điều tra, dù ở cấp bang hay liên bang thì cơng tố viên Hoa kỳ đều có quyền lực
đáng kể. Họ có thể khơng chấp nhận hồ sơ buộc tội do cảnh sát gửi tới cho đến
khi những yêu cầu về chứng cứ của họ được cảnh sát đáp ứng, họ cũng có thể từ
chối phê chuẩn lệnh bắt giam của cảnh sát. Ngồi ra, Cơng tố viên cịn có thể
5


huỷ bỏ hoặc đình chi vụ việc khi xét thấy việc điều tra của cảnh sát không đúng
thủ tục hoặc chứng cứ yếu, khơng đủ để buộc tội hoặc có khả năng Tồ án sẽ
khơng chấp nhận các chứng cứ đó. Nếu cơng tố viên quyết định truy tố vụ việc
ra Tồ thì họ có trách nhiệm buộc tội gì, bao nhiêu tội và mức độ nghiêm trọng
của tội phạm. Quyết định truy tố của cơng tố viên có ảnh hưởng quan trọng đối
với hình phạt mà kẻ phạm tội có thể bị Tồ án tun phạt nếu bị kết tội. Cơng tố
viên Hoa Kỳ còn thực thi quyền hạn đáng kể về các vấn đề hình phạt thơng qua
quyết định buộc tội..

2. Cấu trúc cơ quan công tố Mỹ
Nhà nước Hoa kỳ được tổ chức theo hình thức liên bang. Bởi vậy hệ thống
cơ quan công tố của Hoa kỳ cũng được tổ chức thành hệ thống công tố liên bang
và hệ thống cơng tố của các tiểu bang. Chính vì vậy, cùng với hệ thống công tố
liên bang, tại Hoa Kỳ hiện tồn tại 50 hệ thống cơ quan công tố tại 50 tiểu bang.
Trên hệ thống toàn liên bang, Hoa kỳ được chia thành 93 khu vực tư pháp
hình sự. Mỗi khu vực tư pháp hình sự có một văn phịng cơng tố liên bang để
thực hiện việc truy tố tội phạm hình sự trước tịa án liên bang thuộc khu vực tư
pháp hình sự đó. Cùng với văn phịng cơng tố liên bang đặt tại Bộ tư pháp, hệ
thống cơng tố liên bang Mỹ gồm 93 văn phịng công tố liên bang đặt tại các khu
vực tư pháp hình sự liên bang.
Đứng đầu cơ quan cơng tố liên bang Hoa kỳ là Tổng chưởng lý liên bang
cũng đồng thời là người đứng đầu Bộ tư pháp Hoa kỳ. Tổng chưởng lý liên bang
là thành viên của nội các Hoa kỳ.
Văn phịng cơng tố liên bang đặt tại Bộ tư pháp thực hiện hai chức năng
chính là chức năng cơng tố và chức năng điều tra. Chính vì thế trong cấu trúc
của văn phòng này cũng được chia thành 02 bộ phận chính bao gồm: bộ phận
cơng tố và bộ phận điều tra.
Bộ phận lớn nhất thực hiện chức năng cơng tố tại Văn phịng cơng tố ở Bộ
tư pháp là bộ phận hình sự. Chức năng của bộ phận hình sự là thực thi và giám
sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên bang (trừ những việc áp dụng một số tội
hình sự được giao cho bộ phận khác và quá trình tố tụng dân sự). Thêm vào đó,
6


bộ phận này cũng thực hiện việc định hướng và thực thi chính sách hình sự liên
bang, cung cấp tham mưu và trợ giúp cho các trợ lý Chưởng lý liên bang.
Bộ phận hình sự bao gồm một số bộ phận nhỏ như: Bộ phận về tội phạm có
tổ chức và gian lận; Bộ phận về bảo vệ trật tự công; Bộ phận về tội phạm lừa
đảo… Mỗi bộ phận này có chức năng chuyên biệt gắn với phạm vi được xác

định theo tên gọi của bộ phận đó.
3. Vai trị, quyền hạn của cơ quan cơng tố Mỹ trong quá trình giải
quyết vụ án
Giai đoạn điều tra tội phạm được bắt đầu từ khi cảnh sát có cơ sở để tin
rằng có sự kiện phạm tội xảy ra từ các nguồn thông tin như: tố giác của cá nhân,
trực tiếp phát hiện tội phạm, phát hiện thấy có dấu vết phạm tội... Các công tố
viên ở Mỹ không trực tiếp tham gia vào hoạt động điều tra, khơng có thẩm
quyền ra quyết định điều tra hay thầm quyền giám sát hoạt động điều tra. Họ chỉ
có quyền yêu cầu các Điều tra viên bắt đầu hay kết thúc hoạt động điều tra hoặc
thực hiện một số thủ tục điều tra nhất định.
Giai đoạn truy tố được thực hiện từ khi cơ quan cảnh sát chuyển các chứng
cứ, hồ sơ phạm tội đến cơ quan công tố để xem xét có buộc được người bị tình
nghi phạm một tội cụ thể không và điều nào sẽ được áp dụng với tội đó. Cơng tố
viên trong giai đoạn này sẽ xem xét những chứng cứ mà cảnh sát đã thu thập và
lưu trữ xem đã đủ điều kiện để có thể đưa vụ án ra xét xử. Tiêu chuẩn ở đây là
đảm bảo tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan. Sau khi xem xét các
yếu tố như sự thuyết phục của chứng cứ, tính nghiêm trọng của tội phạm, cơng
tố viên quyết định việc có truy tố người thực hiện hành vi phạm tội ra trước Tịa
hay khơng. Sau khi cơng tố viên đã đệ trình bản buộc tội, cơng tố viên có thể
giảm buộc tội để đổi lại việc bị cáo nhận tội hoặc tiến hành thủ tục khơng truy
tố. Thủ khơng truy tố là một hình thức công tố viên ra bản tuyên bố nêu rõ rằng
vụ án sẽ không được tiếp tục tiến hành tố tụng. Những lý do cho việc thực hiện
thủ tục này bao gồm không đủ chứng cứ, chứng cứ không được thừa nhận,
không buộc tội được và bản chất của một số tội phạm là khơng đáng kể. Ngồi
ra, cơ quan cơng tố Hoa kỳ cịn có một đặc quyền là "tùy nghi truy tố". Quyền
7


này được hiểu là kể cả trong trường hợp vụ án đã có đầy đủ chứng cứ nhưng
Cơng tố viên vẫn có thể khơng truy tố tội phạm, đình chỉ vụ án vì lợi ích của

cơng cộng. Đây là một đặc quyền duy nhất chỉ có cơ quan cơng tố mới có.
Trong giai đoạn xét xử, Tịa án đóng vai trị trung lập, vừa bảo vệ quyền
được xét xử cơng bằng của bị cáo, vừa bảo đảm cho Phiên tòa được thực hiện
đúng theo trình tự, thủ tục luật định. Các phiên tòa được tổ chức theo nguyên tắc
tranh tụng. Theo đó, Cơng tố viên và luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo sẽ tranh
luận, đưa ra bằng chứng cho quan điểm của mình.
4. Mối quan hệ giữa cơ quan công tố với cơ quan điều tra và Tịa án ở
Mỹ
Về mối quan hệ giữa cơ quan cơng tố và Tịa án, có một ngun tắc cơ bản
đó là nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Khơng có một thiết chế nào, một cơ
quan nào có thẩm quyền giám sát hoạt động của Tòa án, Tòa án xét xử độc lập
và tuân theo pháp luật. Các phiên tịa hình sự ở Mỹ được tổ chức theo ngun
tắc tranh tụng. Theo đó, Cơng tố viên và luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo sẽ
tranh luận, đưa ra bằng chứng, thẩm tra nhân chứng tại Tòa. Bồi thẩm đồn sẽ
quyết định người đó có tội hay khơng có tội trên cơ sở chứng cứ và những luận
giải của các bên. Thẩm phán sẽ quyết định hình phạt hay tuyên vô tội dựa trên
quyết định của Bồi thẩm đồn là người đó có phạm tội hay khơng và sẽ phải
chịu trách nhiệm về quyết định đó trước 113 pháp luật. Với một mơ hình như
vậy, có thể thấy rằng cơ quan công tố không thực hiện bất kỳ sự giám sát nào
đối với hoạt động của Tòa án.
Về mối quan hệ giữa cơ quan công tố và cơ quan điều tra là mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau. Cơ quan điều tra phải dựa vào cơ quan cơng tố để truy tố
người phạm tội cịn cơ quan công tố phải dựa vào những chứng cứ mà cơ quan
điều tra thu thập để xem xét việc truy tố. Cơ quan điều tra hoạt động tương đối
độc lập và không bị giám sát bởi cơ quan công tố trong q trình điều tra, tuy
nhiên, cơ quan cơng tố sẽ quyết định chứng cứ nào sẽ được sử dụng tại Tòa án.
Cả hai bên hợp tác và tin tưởng nhau từ khi bắt đầu điều tra vụ án hình sự, đưa
8



ra lời khuyến nghị và nghiên cứu pháp luật để bảo đảm rằng tất cả bằng chứng
sẽ được chấp nhận.
III. Cơ quan công tố Anh
Nhà nước Anh là nhà nước được tổ chức theo hình thức tam quyền phân
lập trong đó quyền lập pháp được giao cho Nhà vua và Nghị viện (Thượng nghị
viện và hạ nghị viện), quyền hành pháp được giao cho Chính phủ do Thủ tướng
thành lập và quyền tư pháp được giao cho Tòa án. 
Năm 1985, luật về truy tố tội phạm của Anh (Prosecution of Offenses Act)
được ban hành., kể từ đó cơ quan cơng tố hồng gia mới chính thức được thành
lập và bắt đầu hoạt động từ 01/10/1986. Cơ quan cơng tố hồng gia (CPS)  là cơ
quan công tố quốc gia, trực thuộc Chính phủ, đứng đầu là Tổng cơng tố. Cơ
quan cơng tố Anh được đảm bảo tính độc lập trong hoạt động. Tổng công tố là
người đứng đầu cơ quan công tố Hoàng gia do Tổng Chưởng lý bổ nhiệm và
giám sát hoạt động. Tổng chưởng lý là người được Chính phủ bổ nhiệm với tư
cách là cố vấn pháp lý của Chính phủ, đại diện cho Chính phủ trước Tịa án để
bảo vệ các lợi ích cơng. Thơng thường Tổng chưởng lý là thành viên Nghị viện. 
Cơ quan công tố Hồng gia có trụ sở tại 13 khu vực địa lý trên toàn nước
Anh và xứ Wales và mỗi khu vực có một Viện trưởng. Ngồi ra, cịn có các văn
phòng trực thuộc ở các khu vực với một số lượng công tố viên nhất định. Các
công tố viên do Viện trưởng Viện công tố Trung ương bổ nhiệm từ những người
đã là luật sư cao cấp hay cấp thấp. Một số cơ quan khác cũng có thẩm quyền
truy tố như Cơ quan Hải quan, Thuế vụ, Văn phòng bảo hiểm và an sinh xã hội
(đối với những vi phạm khai man để lấy tiền trợ cấp xã hội) và các chính quyền
địa phương (đối với các vi phạm nhỏ). Cơ quan cơng tố có văn phịng tại 42 khu
vực địa phương tại khắp nước Anh và xứ Wales. 
1. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố Anh
Chức năng của cơ quan công tố Anh chủ yếu là thực hiện chức năng truy tố
tội phạm thông qua các hoạt động sau:

9



- Hướng dẫn cảnh sát điều tra các vụ án. Ở Anh, việc khởi tố và điều tra các
vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát. Tuy nhiên, quyền quyết
định có truy tố hay khơng lại thuộc về cơ quan công tố
- Xem xét lại các vụ án do cảnh sát gửi đến để thực hiện việc truy tố. Quá
trình tố tụng hình sự là một quá trình tiếp nối liên tục, sau khi cơ quan cảnh sát
đã thực hiện việc điều tra, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển đến cơ quan công tố. Tại
đây, Công tố viên sẽ xem xét vụ án để quyết định có tiếp tục truy tố hay đình chỉ
- Khi đã quyết định truy tố, xác định các tội danh đưa ra Tịa. Tại thời điểm
này cơ quan cơng tố quyết định có tiếp tục truy tố theo tội danh đã được cơ quan
cảnh sát khởi tố hay tội danh khác
- Chuẩn bị hồ sơ truy tố ra Tịa
- Trình bày, bảo vệ cáo trạng tại phiên tòa.
2. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan công tố Anh là một cơ quan độc lập thuộc nhánh hành pháp, được
tổ chức theo địa giới hành chính và tương đương với hệ thống cơ quan cảnh sát,
cụ thể như sau: 
- Hệ thống cơ quan công tố bao gồm: cơ quan công tố Trung ương (đặt văn
phòng tại 3 thành phố là London, York và Birmingham), cơ quan cơng tố cấp
vùng (42 văn phịng) và các văn phịng chi nhánh của cơ quan cơng tố cấp vùng.
- Tại cơ quan cơng tố Trung ương có Tổng công tố, Lãnh đạo phụ trách
điều hành các mảng, Trưởng các bộ phận làm án, Trưởng các bộ phận chính
sách, luật sư hay cơng tố viên, cán bộ làm án và nhân viên hành chính. Tại trung
ương có các phòng nghiệp vụ như Phòng trung ương xử lý tội phạm gian lận
chịu trách nhiệm xử lý các vụ gian lận phức tạp và các vụ điều tra bởi HMRC;
Phòng tư pháp quốc tế và tội phạm có tổ chức chịu trách nhiệm xử lý tội phạm
có tổ chức nghiêm trọng, tiền bẩn và các vụ điều tra bởi Cơ quan tội phạm quốc
gia và dẫn độ; Phòng chống tội phạm đặc biệt và khủng bố chịu trách nhiệm xử
lý các vụ án khủng bố và tội phạm đặc biệt bao gồm tham nhũng, tử vong khi

giam cứu, và ngộ sát y tế; Phòng tội phạm liên quan đến các vấn đề phúc lợi,
nông thôn và y tế chịu trách nhiệm xử lý các tội phạm liên quan đến gian lận
10


phúc lợi xã hội, vi phạm các quy định về các sản phẩm thuốc và các tội phạm do
Cục môi trường, thực phẩm và nông thôn điều tra.
- Các văn phịng chi nhánh do 01 Cơng tố viên phụ trách ngồi ra cịn có
các cán bộ làm án và luật sư
3. Công tố viên
Trong tố tụng tranh tụng của Anh, Công tố viên được xem là một bên trong
cuộc tranh luận nhưng công tố viên thực hành quyền công tố của mình theo cách
thức khách quan và khơng thiên vị. Ví dụ, nếu qua việc kiểm tra chứng cứ, cơng
tố viên phát hiện một nhân chứng đã khai báo sai gây ra những tổn hại cho bị
cáo, công tố viên phải thông báo cho luật sư bào chữa biết rằng vấn đề đó có thể
được làm sáng tỏ và giải quyết qua cách thức kiểm tra chéo chứng cứ được thực
hiện sau đó bởi luật sư. Khi cơng tố viên thấy rằng một nhân chứng với chứng
cứ của mình có thể làm lợi cho bị cáo, công tố viên phải thơng báo với luật sư
bào chữa để luật sư có thể gọi nhân chứng đó ra tịa làm chứng. Tại Anh, các
cơng tố viên ln sẵn lịng trợ giúp luật sư để xác định địa điểm của nhân chứng
có nơi cư trú khơng rõ ràng, tránh tình rạng nhân chứng khơng thể được tìm ra
và khả năng gây ra bế tắc trong việc xét xử vụ án tại tòa.      
Như vậy, tuy là mơ hình đối tụng nhưng các nước theo truyền thống tranh
tụng luôn tồn tại sự hợp tác hiệu quả giữa công tố viên và luật sư. Công tố viên
và luật sư trong hoạt động chức năng của mình thường tiết lộ, trao đổi với nhau
về các chứng cứ mình có được. Do đó, danh mục các chứng cứ hay nhân chứng
mà các bên dự kiến đưa ra tại phiên xét xử sơ bộ thường đã được trao đổi, thảo
luận giữa hai bên. Dựa trên sự xem xét, đánh giá, tại phiên xử sơ bộ này, chứng
cứ nào còn mâu thuẫn mới được chấp nhận đưa ra kiểm tra chính và kiểm tra
chéo tại phiên tịa. Quan hệ này xuất phát từ tính bình đẳng giữa các bên trong

hoạt động tố tụng hình sự cũng như yêu cầu hợp tác để hoạt động tranh tụng
được diễn ra bình thường. Thực tế ghi nhận từ việc tham gia các phiên tòa tại
Anh cho thấy các phiên tòa ở đất nước tranh tụng này được tiến hành trong một
môi trường chuyên nghiệp, mang tính hợp tác, minh bạch, và hiện đại.
11


IV. Kinh nghiệm cho Viện kiểm sát ở Việt Nam
Cơ quan cơng tố hồng gia Anh chỉ thực hiện chức năng truy tố tội phạm,
sự tham gia của cơ quan cơng tố/cơng tố viên vào q trình điều tra là khá mờ
nhạt, do vậy gần như chỉ là cầu nối giữa cơ quan điều tra và Tòa án. Đối với
Việt Nam, Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, nên đề cao vai trị của
Viện kiểm sát trong q trình điều tra nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật
trong việc khởi tố, điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, góp phần đảm bảo cho việc điều
tra đúng quy định của pháp luật, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm, đề ra yêu cầu
điều tra để làm rõ tội phạm và người phạn tội.
Cơ quan điều tra Hoa kỳ có một vị trí tương đối độc lập và không bị giám
sát chặt chẽ bởi cơ quan cơng tố trong q trình điều tra. Tất cả những tài liệu,
hồ sơ, bằng chứng mà họ thu thập được khơng mặc nhiên được coi là chứng cứ
tại Tịa. Các bằng chứng này chỉ được coi là chứng cứ tại Tịa khi Cơng tố viên
đưa ra tại phiên tịa và được Tịa án cơng nhận là chứng cứ khi thấy phù hợp với
Luật về chứng cứ của Hoa Kỳ. Đối với Viện kiểm sát ở Việt Nam, nên kiểm sát
hoạt động điều tra, hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ thật chặt chẽ và khách
quan để có thể thu thập được đầy đủ chứng cứ đúng pháp luật. Trước khi phiên
tịa được mở thì Kiểm sát viên nên xem xét, đánh giá toàn bộ chứng cứ đã thu
thập được xem đã đủ chứng cứ chưa.
Cơ quan công tố Hoa kỳ cịn có một đặc quyền là "tùy nghi truy tố". Quyền
này được hiểu là kể cả trong trường hợp vụ án đã có đầy đủ chứng cứ nhưng

Cơng tố viên vẫn có thể khơng truy tố tội phạm, đình chỉ vụ án vì lợi ích của
cơng cộng. Đây là một đặc quyền duy nhất chỉ có cơ quan cơng tố mới có và
Viện kiểm sát ở Việt Nam nên học hỏi để góp phần bảo vệ lợi ích của cộng
đồng.

12


C. KẾT LUẬN
Sau khi hiểu được vai trò của cơ quan cơng tố trong tố tụng hình sự ở Anh
và Mỹ. Ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm để phát triển cho cơ quan Viện
kiểm sát ở Việt Nam. Kinh nghiệm này có thể chỉ là những ý kiến tham khảo,
chúng có thể được áp dụng hoặc khơng. Nhưng để hiểu sâu, hiểu cặn kẽ về cơ
quan công tố ở hai quốc gia này thì ta cần tìm hiểu thêm rất nhiều về nguồn gốc,
sự hình thành và vai trị, vị trí chức năng nhiệm vụ của cơ quan nhiều ở nhiều tài
liệu khác. Mỗi quốc gia đều mong muốn hồn thiện hệ thống pháp luật của
mình, mong muốn loại bỏ hết tội phạm trên thế giới. Cơ quan công tố, cơ quan
đại diện cho nhà nước thực hiện việc buộc tội người phạm tội trong phiên tòa.
Đây là một cơ quan rất quan trọng trong công cuộc đẩy lùi tội phạm của mỗi
quốc gia. Do vậy, việc tìm hiểu thêm về cơ quan này ở các quốc gia trên thế
giới, hoàn thiện cơ quan này trong tố tụng hình sự ở quốc gia mình là điều tất
yếu không thể phủ nhận. Do vậy, hy vọng bài làm sẽ góp một phần trong việc
hồn thiện cơ quan Viện kiểm sát ở Việt Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tư pháp hình sự so sánh
2. Trường đại học kiểm sát Hà Nội, Mơ hình TTHS hợp chủng quốc Hoa
Kỳ
3. Nguyên tắc TTHS Hoa Kỳ


13



×