Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Skkn hoạt động trải nghiệm bài 19 21 sinh học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.7 KB, 41 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trước những địi hỏi của thực tiễn, giáo dục đang có những bước đổi mới căn
bản và toàn diện, Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đã đề ra
mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục phổ thơng “… tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân…”. Các em sẽ được đào tạo trở
thành những người lao động có kiến thức, có năng lực hành động, đặc biệt có khả
năng ứng phó và giải quyết tốt các vấn đề trong đời sống sản xuất. Để đạt được mục
tiêu giáo dục rất nhiều các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiến bộ đã được áp dụng
trong đó có phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm. Học tập dựa vào
trải nghiệm là tư tưởng, lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỷ XX được đặt
nền móng bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới như Lev Vygotsky, John
Dewey, Jerome S.Bruner, Albert Bandura, David Kolb… Học tập dựa vào trải nghiệm
nhấn mạnh đến vai trị chủ động, tích cực của người học cũng như kinh nghiệm cá
nhân và sự tương tác với mơi trường.
Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 là giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực
cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Theo đó, dạy học trải nghiệm là hình thức phù
hợp để đạt mục tiêu dạy học. Học thơng qua trải nghiệm cho HS có cơ hội vận dụng
kinh nghiệm, hiểu biết của mình để kiến tạo kinh nghiệm mới. Các em được tiếp cận
thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy
động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao
hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù
hợp với lứa tuổi. Từ đó, các em sẽ chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành
tri thức, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với
cuộc sống. Có thể thấy, HĐTN là hình thức dạy học hiệu quả góp phần hình thành,
phát triển các phẩm chất cho học sinh.
Chương trình Sinh học 11 tập trung nghiên cứu các chức năng sinh lý của cơ thể
Thực vật và Động vật. Những kiến thức này có tính ứng dụng cao lĩnh vực sản xuất
và bảo vệ sức khỏe con người. Đặc biệt từ kiến thức về tuần hoàn máu (hoạt động của
tim mạch, huyết áp..) và các chỉ số sinh lý ở người trong bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp


theo) và bài 21. Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người – Sinh học 11 HS có thể
áp dụng để giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn cao như đo huyết áp, sơ cứu người
bị thương chảy máu, xử lý cho người bị tăng và tụt huyết áp đột ngột, người bị đột
quỵ; Nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch...Vì vậy, Nội dung bài 19 và bài
21 rất phù hợp với phương pháp dạy học trải nghiệm từ đó phát triển cho HS
NLGQVĐ.
1


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức
hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong
dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11 THPT”.
2. Tính mới và đóng góp và của đề tài
2.1. Tính mới
- Thiết kế và tổ chức có hiệu quả các HĐTN phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối
tượng HS, điều kiện thực tế trong quá trình dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11
nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS.
- Lồng ghép vào bài học các tình huống thực tiễn cụ thể, thiết thực, gần gũi từ
đó các em có thể áp dụng trong cuộc sống.
- Thông qua HĐTN được tổ chức trong đề tài, HS được giáo dục các kỹ năng
sống như kỹ năng đo huyết áp, kỹ năng sơ cứu nạn nhân bị thương chảy máu, kỹ năng
xử lý người bị tăng, tụt huyết áp đột ngột, được trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức
khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Phối hợp hài hịa giữa hình thành kiến thức, phát triển năng lực, giáo dục kỹ
năng sống và định hướng nghề nghiệp cho HS.
2.2. Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm và phát triển
năng lực GQVĐ.
- Thiết kế được 4 HĐTN sử dụng trong dạy học bài và bài 21 – Sinh học 11
góp phần phát triển N GQV Đ cho HS.

- Các giải pháp của đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá theo hướng phát huy năng lực phẩm chất người học, tăng hứng thú của HS
trong quá trình học tập.
- Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm trong q trình dạy học, chúng
tơi đã liên hệ và nhận được sự tư vấn, giúp đỡ, hợp tác của các bác sỹ, cán bộ y tế tại
trạm y tế thị trấn Cầu Giát, trạm y tế xã Quỳnh Hồng, bệnh viện đa khoa Quỳnh Lưu.
Sự trải nghiệm thực tế này các em HS không chỉ dừng lại ở việc học mà cịn u thích
hơn với bộ mơn Sinh học, có thêm nhiều kỹ năng sống, tự tin với bản thân mình và có
định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các đồng
nghiệp, có thể sử dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Các giải pháp
đã đề xuất có thể là gợi ý quan trọng cho định hướng phương pháp dạy học chương
trình mới sắp được triển khai rộng rãi.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2


A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm
1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác
giữa con người với thế giới khách quan.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất
kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại
thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người.
Trong giáo dục, hoạt động trải nghiệm là hoạt động trong đó dưới sự hướng dẫn
và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi xã

hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm
chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm
- Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp tổng hợp kiến
thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm
mĩ, giáo dục thể chất…
-  Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng như trị chơi, hợi thi,
diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội,
các cơng trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật...
- Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả. Hoạt động trải
nghiệm huy động sự tham gia tích cực của học sinh, tạo cơ hội cho các em được trải
nghiệm, bày tỏ quan điểm, lựa chọn ý tưởng hoạt động, được khẳng định bản thân,
được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm. Từ đó hình
thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
- Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ mơn, cán
bộ Đồn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh…
1.1.3. Quy trình dạy học hoạt động trải nghiệm
Bước 1: Phân tích mục tiêu bài học, chương/chủ đề

Bước 2: Xác định các dạng HĐTN trong bài học,
chương/chủ đề

3


Hình 1.1. Quy trình tổ chức HĐTN
Giải thích quy trình:
Bước 1. Phân tích mục tiêu bài học, chương/chủ đề

Mục đích: Xác định các kiến thức, KN, thái độ HS cần đạt và NL HS cần
hướng tới sau khi học Chương/ Chủ đề.
Dựa trên tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng Sinh học 11 và yêu cầu cần đạt của
chương trình giáo dục phổ thơng 2018, từ đó xác định các mục tiêu về kiến thức, kỹ
năng, thái độ và năng lực hướng tới sau khi học xong bài học, chương/chủ đề.
Bước 2: Xác định các dạng HĐTN cụ thể trong Chương/ Chủ đề
GV phân tích được mạch nội dung của bài học, chương/ chủ đề. Căn cứ vào đặc
điểm nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất của trường học để xác định được
các dạng HĐTN cụ thể ứng với mỗi mạch nội dung đó. Việc xác định các dạng
HĐTN cụ thể trong mỗi Chương/ Chủ đề giúp GV thực hiện tốt công tác chuẩn bị (lên
kế hoạch thực hiện, phương tiện, thiết bị, liên hệ địa phương…) và thiết kế mỗi hoạt
động đó.
Bước 3: Lập kế hoạch HĐTN
GV lập kế hoạch, dự kiến các yếu tố phát sinh trong quá trình tổ chức trải
nghiệm.
Nội dung bản kế hoạch bao gồm:
- Thời gian, địa điểm
- Nội dung nhiệm vụ
4


- Chuẩn bị (thiết bị, phương tiện, ...)
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 4. Tổ chức HĐTN
Để thực hiện việc tổ chức HĐTN GV tiến hành theo các bước:
4.1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm
- GV giao nhiệm vụ trải nghiệm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
4.2. Thực hiện nhiệm vụ trải nghiệm
HS tiến hành các bước thực hiện nhiệm vụ:

- Lập được kế hoạch trải nghiệm
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
- Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, tài liệu, thông tin cần thiết.
- Tiến hành trải nghiệm cụ thể.
4.3. Thảo luận, khái quát, kết luận vấn đề
- HS thu thập thơng tin, thảo luận nhóm, khái qt vấn đề.
- Viết báo cáo trải nghiệm.
4.4. Báo cáo kết quả trải nghiệm
- HS báo cáo trước lớp kết quả trải nghiệm.
kiến.

- Các thành viên khác trong lớp theo dõi, trao đổi, thảo luận và đóng góp ý

4.5. Đánh giá kết quả HĐTN
Đánh giá HĐTN giúp GV xác định mức độ hiểu biết về kiến thức, KN và khả
năng vận dụng kiến thức của HS, đo được mức độ NL được hình thành sau HĐTN,
phản ánh hoạt động học tập của HS tới GV, qua đó điều chỉnh cách dạy đồng thời
đánh giá thúc đẩy q trình học tập khơng ngừng của HS.
Công cụ đánh giá là bộ câu hỏi, sản phẩm, mẫu vật, phiếu đánh giá…để đánh
giá mức độ đạt được của HĐTN.
Quá trình đánh giá gồm 3 mức độ:
HS tự đánh giá: Dựa trên tiêu chí của GV hoặc do chính bản thân HS đưa ra,
dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự nhận xét và đánh giá về kết quả của quá trình trải
nghiệm.
5


Nhóm đánh giá: Dựa vào tiêu chí đánh giá của GV và sự hướng dẫn của GV.
GV đánh giá HS: Thơng qua một số tiêu chí: Phiếu đánh giá/ Câu hỏi thảo luận/
Cách xử lý /Bài tập tình huống/ Sản phẩm/ Mẫu vật/…

1.1.4. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông
HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ,
tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt
động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh
hoạt tập thể, lao động cơng ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch
tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên
đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
1.2. Cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề
1.2.1. Năng lực giải quyết vấn đề
NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành
động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết các tình huống mà ở đó khơng có sẵn
quy trình, thủ tục, giải pháp thơng thường.
Theo Trần Việt Dũng (2013), “NLST là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của
cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó”.
Từ kết quả nghiên cứu về NLGQVĐ&ST và thực tiễn dạy học Sinh học, chúng
tôi đề xuất các biểu hiện NLGQVĐ như sau:
Năng lực thành phần
Biểu hiện
Nhận ra ý tưởng mới
Phát hiện và là rõ vấn Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học
đề
tập
Phân tích được tình huống trong học tập
Hình thành và triển Thu thập các thơng tin có liên quan đến vấn đề và hình
khai ý tưởng mới
thành ý tưởng mới
Đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp
khơng cịn phù hợp
Đề xuất, lựa chọn giải Đề xuất được một số giải pháp giải quyết vấn đề
pháp

Lựa chọn được giải pháp giải quyết vấn đề
Thực hiện và đánh giá Lập được kế hoạch, thực hiện được các nhiệm vụ giải
giải pháp giải quyết quyết vấn đề
vấn đề
Đánh giá được mức độ phù hợp và hiệu quả của các
giải pháp giải quyết vấn đề
Tư duy sáng tạo

Vận dụng giải pháp vào bối cảnh mới
6


Tiếp nhận và đánh giá vấn đề dưới góc nhìn khác nhau
Như vậy, NLGQVĐ trong môn Sinh học là khả năng huy động, tổng hợp kiến
thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập. Sự
sáng tạo trong q trình GQVĐ có thể là một cách hiểu mới hoặc một hướng giải
quyết mới cho vấn đề. Cái mới, sáng tạo ở đây là mới so với năng lực, trình độ của
học sinh, mới so với nhận thức hiện tại của HS.
1.2.2. Vai trò của dạy học trải nghiệm với phát triển NLGQVĐ
- Dạy học thơng qua HĐTN nhằm hồn thành mục tiêu của q trình dạy học
nói chung và phát triển NL GQVĐ nói riêng. Học tập trải nghiệm đã được thực tế
chứng minh có những đóng góp giá trị đối với sự phát triển của học sinh.
+ Học sinh có thể nắm bắt các khái niệm dễ dàng hơn. Thông qua học tập trải
nghiệm, học sinh có cơ hội áp dụng các kiến thức và ý tưởng vào các tình huống thực
tế, trong đó học sinh đóng vai trị chủ thể. Đó là một trong những cách hiệu quả nhất
để hiểu được bản chất của khái niệm.
+ Học sinh có nhiều cơ hội để phát huy tính sáng tạo. Với các nội dung học tập
mang tính thực tiễn cao, học sinh nhận thấy ln có nhiều giải pháp khác nhau cho
mỗi tình huống, mỗi vấn đề cần giải quyết. Học sinh được khuyến khích tìm kiếm,
đưa ra giải pháp độc đáo của riêng mình trong các nhiệm vụ được giao.

+ Sai lầm trở thành bài học quý giá. Khi tham gia vào các hoạt động trải
nghiệm thực tế, học sinh sẽ biết phân tích, so sánh lựa chọn những phương pháp tiếp
cận, cách giải quyết vấn đề hiệu quả, biết loại bỏ những phương pháp, cách thức “sai
lầm”. Học sinh học được cách không sợ sai nhưng phải ghi nhớ để không lặp lại
những sai lầm đó
+ Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới
xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử
nhân văn, phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp,
phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập
suốt đời.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài
Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài về việc phát triển NLGQVĐ và thực trạng
sử dụng hình thức dạy học học trải nghiệm trong dạy học bộ mơn Sinh học nói chung
và trong dạy học bài 19, bài 21 -Sinh học 11 nói riêng, chúng tơi đã sử dụng phiếu
điều tra, thăm dị ý kiến GV dạy môn Sinh học và HS của các trường THPT trên địa
bàn Quỳnh Lưu trong năm học 2021 – 2022 về nội dung:
- Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS THPT
- Thực trạng dạy học môn Sinh học thông qua các hoạt động trải nghiệm ở
trường THPT.
7


2.2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài
- Về thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học mơn
Sinh học ở trường THPT. Sau khi thăm dò ý kiến qua phiếu điều tra 30 GV dạy môn
Sinh học tại 3 trường THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Nguyễn Đức
Mậu và thống kê xử lý số liệu kết quả như sau:
Mức độ sử dụng
Phương pháp

dạy học

TT

Thường xuyên
SL

%

Không thường
xun
SL

%

SL

%

53,4

5

16,6

1

Thuyết trình

9


30

2

Hỏi đáp - tái hiện thơng báo

15

50

13

43,3

2

6,7

3

Vấn đáp – tìm tịi

21

70

9

30


0

0

4

Dạy học nêu và giải quyết
vấn đề

19

63,3

11

36.7

0

0

5

Hoạt động nhóm - Sử dụng
18
phiếu học tập

60


12

40

0

6

Dự án

26,7

22

73,3

7

Dạy học sử dụng bài tập
tình huống

9

63,3

2

6,7

8


Dạy học sử dụng bài tập thực
nghiệm

9

30

19

63,3

2

9

Dạy học trải nghiệm

0

0

3

10

27

0


16

Khơng sử
dụng

8

30

19

0

6,7
90

Bảng 2.1. Kết quả thăm dị ý kiến GV về việc sử dụng các PPDH tích cực trong
dạy học bộ môn Sinh học THPT hiện nay
- Về dạy học trải nghiệm môn Sinh học số GV thường xuyên thực hiện là
không; số GV không thường xuyên 3 (chiếm 10%) và số GV không dạy học trải
nghiệm là 27 (90%). Số GV cho rằng việc dạy học trải nghiệm trong bộ môn Sinh
học rất cần thiết là 20 (chiếm 66,7%), cần thiết là 9 (chiếm 30%), không cần thiết 1
(3,3%).
Thông qua kết quả thăm dò ý kiến GV cùng với việc dự giờ thăm lớp, tham
khảo giáo án của GV có thể thấy GV đã quan tâm đến cơng tác đổi mới PPDH. Các
PPDH tích cực đã được sử dụng trong dạy học. Đồng thời GV cũng nhận thấy được
sự cần thiết và rất cần thiết của việc dạy học trải nghiệm với bộ môn Sinh học. Tuy
vậy, trong thực tiễn thì việc dạy học trải nghiệm khơng được thực hiện thường
xuyên bởi một số lý do sau:
8



+ Thiết kế và tổ chức các HĐTN rất công phu, mất nhiều thời gian, công sức.
+ Thời lượng tập huấn ít, khơng có nhiều thời gian để GV có cơ hội thực hành
và được “cầm tay chỉ việc”.
+ Để tổ chức trải nghiệm cho học sinh cần phải có sự đồng ý của nhà trường, sự
phối kết hợp của nhiều bộ phận trong nhà trường, phu huynh học sinh và các tổ chức
khác ngoài trường học.
+ Quản lý và đảm bảo an tồn cho học sinh trong q trình trải nghiệm là cả
vấn đề.
+ Đa số học sinh vẫn cịn lúng túng, khó khăn trong việc tự mình nghiên cứu và
sưu tầm tài liệu, học liệu để học tập.
- Thực tiễn tổ chức dạy học bài 19 và bài 21 – Sinh học 11 theo hình thức có 30
GV (chiếm 100%) đang dạy theo trình tự bài học trong SGK; khơng có GV nào dạy
học hai bài này bằng PPDH trải nghiệm.
- Thực trạng về năng lực giải quyết vấn đề của HS THPT, chúng tôi đã tiến
hành điều tra khảo sát 80 học sinh tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu,
kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2. Kết quả điều tra về năng lực giải quyết vấn đề của HS
TT

Vấn đề thực tiễn

Kết quả khảo sát (%)
Không
thực hiện
được

Thực hiện
không

thành thạo

Thực hiện
thành thạo

1

Nếu được yêu cầu mổ lộ tim
ếch, em có thực hiện được
khơng?

90%

10%

0%

2

Em hãy đếm nhịp tim của
mình trong vịng một phút?

43,75%

40%

16,25%

3


Trình bày cách đo huyết áp?

81,25%

10%

8,75%

4

Nếu gặp người bị thương
chảy nhiều máu em sẽ xử lý
như thế nào?

30%

57,6%

12,4%

5

Cách xử lý khi có người bị
tăng huyết áp đột ngột, đột
quỵ?

85%

15%


0%

Từ kết quả khảo sát cho thấy, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS còn
nhiều hạn chế. Đa số các em nhận diện được vấn đề nhưng chưa biết cách giải quyết
hoặc biết cách xử lý nhưng còn lúng túng vụng về, chưa thành thạo. Số HS thành thạo
các kỹ năng rất ít. Do đó việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề để các em có thể
áp dụng vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống là điều rất cần thiết.
9


Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THPT
chúng tôi nhận thấy:
- Đa số GV đã tích cực vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học Sinh học ở
trường THPT. Việc phát triển năng lực cho học sinh được chú ý. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, một số năng lực của HS còn hạn chế do việc rèn luyện kỹ năng và phát triển
năng lực cho HS mới chỉ dừng lại ở mức độ chưa thường xuyên. Trong khi đó, việc
rèn luyện các kĩ năng, năng lực cho học sinh cần diễn ra thường xuyên và liên tục.
- Trong các PPDH tích cực được sử dụng trong dạy học Sinh học thì dạy học qua
HĐTN khơng được lựa chọn mặc dù phương pháp này đem lại hiệu quả cao với quá
trình phát triển năng lực cho HS.
- Đối với bài 19 và 21 Sinh học 11, quá trình dạy học mới dừng lại ở các phương
pháp như hoạt động nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học qua trình chiếu
sử dụng phiếu học tập…cịn dạy học qua HĐTN hiếm khi được thực. Các kỹ năng cơ
bản cần thiết đối với HS như sơ cứu người bị thương chảy máu, sơ cứu người tăng tụt
huyết áp đột ngột, người bị đột quỵ…ít khi được rèn luyện trên lớp học.
Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, thông qua đề tài này chúng tôi
muốn đề xuất quy trình tổ chức các HĐTN khi dạy học bài 19 và 21 – Sinh học 11
theo hướng phát triển năng lực GQVĐ đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hứng thú
của HS với môn Sinh học.
B - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM DẠY TRONG DẠY

HỌC BÀI 19. TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) và BÀI 21. THỰC HÀNH ĐO
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở NGƯỜI – SINH HỌC 11 THPT THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giáo án minh họa dạy học bài 19 và bài 21 theo hướng phát triển năng lực
GQVĐ thông qua HĐTN
1.1. Mục tiêu bài học
1.1.1. Kiến thức
- Giải thích được vì sao tim có khả năng đập tự động, nguyên nhân gây tính tự động
của tim.
- Nêu được chu kì hoạt động của tim của tâm nhĩ và tâm thất
- Nêu được khái niệm huyết áp và giải thích được sự tăng giảm của huyết áp, nguyên
nhân gây huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch.
- Vận tốc của máu và nguyên nhân thay đổi vận tốc máu.
1.1.2. Kỹ năng
- Kỹ năng tư duy logic phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá...
10


- Kỹ năng thực hành, thí nghiệm.
- Kỹ năng quan sát, lấy số liệu, thu thập, xử lý thông tin
- Kỹ năng đo huyết áp, sơ cứu nạn nhân trong một số tình huống: cầm máu cho người
bị thương, cao huyết áp và tụt huyết áp đột ngột, đột quỵ.
1.1.3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch để phòng tránh một số bệnh về tim mạch.
- Quan tâm đến những người xung quanh, có ý thức giúp đỡ người gặp nạn .
-Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh chung tay giúp đỡ và rèn luyện
những kĩ năng cơ bản khi bị nạn và giúp người bị nạn.
1.1.4. Định hướng phát triển các năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học

+ Học sinh xác định mục tiêu của chuyên đề
+ Lập được bảng kế hoạch học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Nhận ra ý tưởng mới: Biết tìm kiếm, thu thập và xử lý thơng tin tìm ra ý
tưởng mới.
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong
cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc
sống.
+ Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học
tập và cuộc sống; suy nghĩ khơng theo lối mịn; hình thành và kết nối các ý tưởng;
nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có
dự phịng.
+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải
quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
+ Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội
dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp; Tập hợp và điều phối được nguồn
lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động. Biết thực hiện và điều chỉnh kế hoạch,
cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả
cao. Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.
+ Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, khơng dễ dàng chấp nhận
thông tin một chiều; đánh giá vấn đề, sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
11


- Năng lực hợp tác: Hợp tác, phân công nhiệm vụ và phối hợp với các thành viên
trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực kiến thức sinh học:
+ Hiểu biết về cơ chế hoạt động của tim và hệ mạch ở người.
+ Sử dụng được những kiến thức Sinh học để giải quyết các vấn đề liên quan

đến thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: hình thành giả thuyết khoa học, thiết kế, thực hiện
thí nghiệm, thu thập và phân tích dữ liệu, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết
luận.
Ngồi ra HS cịn được phát triển một số năng lực khác như: năng lực tìm và xử
lý thông tin, năng lực ngôn ngữ...
2.1. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV chuẩn bị:
+ Máy tính, máy chiếu, máy ảnh.
+ Dụng cụ thực hành mổ tim ếch.
+ Tài liệu: + SGK: Sinh học 11
+ Phiếu khảo sát GV, phiếu khảo sát HS, phiếu điều tra khảo sát…
+ Mẫu báo cáo kết quả trải nghiệm.
+ Phiếu học tập
+ Một số trang web liên quan
+ Một số hình ảnh liên quan đến bài học: hệ dẫn truyền tim, cấu trúc hệ mạch,
sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, các bảng biểu…
+ Chuẩn bị địa điểm cho HS trải nghiệm: Phòng thực hành Sinh học, Trạm y tế
hoặc bệnh viện, liên hệ với bác sỹ hoặc cán bộ y tế.
- HS chuẩn bị:
+ Mẫu vật: Ếch sống
+ Hóa chất: Nước muối sinh lý 0,9%
+ SGK Sinh học 11
+ Nghiên cứu nội dung kiến thức bài 19 và bài 21 – Sinh học 11.
+ Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật theo hướng dẫn bài 7 SGK.
+ Chuẩn bị nội dung, phương tiện, để tiến hành trải nghiệm tại phịng thực
hành, trạm y tế.
+ Giấy, bút, máy tính, máy ảnh,…
2.3. Xác định các dạng HĐTN trong bài học
12



Căn cứ vào nội dung, mục tiêu cụ thể bài học; Căn cứ vào điều kiện thực tế địa
phương, chúng tôi lựa chọn các nội dung HĐTN:
Hoạt động 1: Mổ tim ếch, tìm hiểu “Hoạt động của tim”
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu trúc hệ mạch, vận tốc máu, sơ cứu người bị thương chảy
máu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu huyết áp, cách đo huyết áp và sơ cứu nạn nhân tăng hoặc tụt
huyết áp đột ngột, bệnh nhân đột quỵ.
Hoạt động 4: Truyền thông bảo vệ sức khỏe tim mạch
2.4. Kế hoạch dạy học trải nghiệm
Thời
gian

Nội dung công việc

Giao nhiệm vụ trải nghiệm:
Tiết 1 - Giới thiệu về chủ đề, nêu mục
– Tuần tiêu, yêu cầu, sản phẩm dự tính
11
đạt được, phân cơng nhiệm vụ
cho từng nhóm.
trên
- Các nhóm bầu nhóm trưởng,
lớp
thư ký, trao đổi về nội dung
cơng việc, phân cơng nhiệm vụ,
lập kế thực hiện, đặt tên cho
nhóm.


1 ngày

Người
thực hiện

Sản phẩm dự kiến

Giáo viên - Hình thành các nhóm
và phân cơng nhiệm vụ
Các nhóm
cho từng nhóm.
HS
- Bảng phân cơng nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành
viên và kế hoạch thực
GV và HS hiện của nhóm HS.
- Bảng tiêu chí đánh giá
các hoạt động.

- Thống nhất tiêu chí đánh giá
học sinh.
Thực hiện các HĐTN
HS
- Nhóm 1 mổ tim ếch tại phịng
GV
thực hành bộ môn Sinh học của
nhà trường.
- Trải nghiệm tại trạm y tế địa
phương hoặc bệnh viện.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cách sơ cứu

nạn nhân khi bị thương chảy
máu.
+ Nhóm 3. Tìm hiểu cách đo
huyết áp, sơ cứu bệnh nhân khi
tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột,
bệnh nhân đột quỵ.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu các kiến

và - Các hình ảnh, clip, số
liệu, kiến thức liên
quan...
+ Video, hình ảnh mổ
tim ếch và các kết quả
quan sát.
- Kỹ năng sơ cứu nạn
nhân bị thương chảy máu
- Kỹ năng đo huyết áp.
- Số liệu bệnh nhân bị
cao huyết áp và tụt huyết
áp.
+ Nguyên nhân, nhóm
đối tượng bị cao huyết
13


thức bảo vệ sức khỏe tim mạch.

3 ngày - Tập hợp các thơng tin thu được.
- Tìm hiểu thêm các kiến thức
ở nhà

liên quan trên mạng internet,
sách giáo khoa…
- Thảo luận, trao đổi, đánh giá
giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Hồn thành bài báo cáo bằng
các hình thức mà nhóm lựa chọn.
- Phân công người báo cáo, tập
báo cáo thử trước các bạn trong
nhóm.
Tiết 2, Báo cáo kết quả trải nghiệm
3
Tại Nhóm 1: Báo cáo kết quả trải
nghiệm.
lớp

áp, tụt huyết áp.
+Kiến thức về sơ cứu
nạn nhân bị cao huyết áp,
tụt huyết áp, bệnh nhân
đột quỵ …
+ Kiến thức về bảo vệ
sức khỏe tim mạch.
Học sinh
- Bản báo cáo kết quả
hoạt động
của 4 nhóm.
theo nhóm
dưới
sự
điều khiển

của nhóm
trưởng.

Giáo viên

các
nhóm học
sinh.

- Bài báo cao kết quả
nhóm 1.
- Học sinh trang bị
những kiến thức về hoạt
động của tim.

Nhóm 2:
Trình bày báo cáo kết quả trải
nghiệm.
Thực hiện sơ cứu nạn nhân bị
thương tại lớp.

Giáo viên

các
nhóm học
sinh.

- Kiến thức về cấu trúc
hệ mạch và vận tốc máu.
- Kỹ năng cơ bản cách sơ

cứu người bị vết thương
hở.

Nhóm 3.
- Trình bày báo cáo kết quả trải
nghiệm của nhóm.
- Hướng dẫn cách đo huyết áp,
sơ cứu bệnh nhân trong trường
hợp tăng, tụt huyết áp đột ngột,
bệnh nhân đột quỵ.

Giáo viên

các
nhóm học
sinh.

- Kiến thức về khái niệm
và các yếu tố ảnh hưởng
đến huyết áp.
- Kỹ năng đo huyết áp
- Kỹ năng cơ bản cách sơ
cứu người bị tăng huyết
áp và tụt huyết áp, người
bị đột quỵ.

Nhóm 4.

Giáo viên Thơng tim và kiến thức
14



Báo cáo truyền thông kiến thức và
các
bảo vệ sức khỏe tim mạch.
nhóm học
sinh.
Tổng kết đánh giá, rút kinh
nghiệm
Các
- Học sinh từng nhóm tự đánh thành viên
giá bản thân, nhóm đánh giá trong
từng bạn, các nhóm đánh giá nhóm và
chéo nhau vào trong các mẫu giữa các
phiếu đánh giá.
nhóm.
- GV lắng nghe ý kiến của các
nhóm về những khó khăn, lợi ích
đem lại của việc học theo - GV và
HĐTN.
các nhóm
- GV nhận xét hoạt động của các trao đổi và
nhóm trong quá trình thực hiện: thảo luận
ưu điểm, khuyết điểm từ đó rút về kết quả
kinh nghiệm để khắc phục.
của việc
- GV đánh giá, chấm điểm vào học theo
phiếu đánh giá
HĐTN.


bảo vệ sức khỏe.
- Hoàn thành các phiếu
đánh giá :
- Phiếu tự đánh giá của
nhóm.
- Phiếu đánh giá chéo
của các nhóm.
- Phiếu đánh giá tổng
hợp của giáo viên.
- Cơng bố điểm của từng
nhóm

2.5. Tiến trình tổ chức dạy học
2.5.1. Giao nhiệm vụ trải nghiệm (thời lượng 1 tiết – dạy học ở lớp)
A. Hoạt động khởi động
- Thời gian: 10 phút
- Mục tiêu: Tạo khơng khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi sự hứng thú của học sinh
vào chủ đề học tập.
- Tổ chức:
GV chia lớp thành 4 nhóm
GV nêu tình huống:
 Hẳn chúng ta chưa thể quên các chết thương tâm của cậu bé tử vong do tôn cứa
cổ, người dân tiếp tục bàng hồng hơn với thơng tin bà cụ 66 tuổi, ngụ Hà Nội cũng
vơ tình trở thành nạn nhân của những tấm tôn bi kịch. Khoảng 15 giờ ngày 25-9, nữ
bệnh nhân được nhập viện trong tình trạng đứt khí quản, tổn thương mạch cảnh hai
bên và ngưng tuần hoàn. Cả hai trường hợp bệnh nhân đều tử vong chỉ sau vài giờ, do
mất máu quá nặng trong q trình đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Nếu em có mặt lúc đó, em sẽ làm gì?
15



HS lắng nghe, thảo luận, viết câu trả lời vào bảng phụ
+ Cầm máu cho nạn nhân
+ Gọi cấp cứu ngay.
+ Chở nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
GV mời một HS lên thực hiện cầm máu.
HS thực hiện cầm máu (có thể thực hiện khơng đúng).
GV nhận xét cách sơ cứu của HS.
GV: Sơ cứu nạn nhân rất quan trọng, có thể giúp kéo dài sự sống hoặc gây thêm nguy
hiểm cho người bị nạn. Vì thế, việc tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về
sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp là rất cần thiết. Để mỗi học sinh có thể ứng phó
được trong các tình huống như vậy chúng ta sẽ thực hiện các HĐTN thơng qua bài 19.
Tuần hồn máu (tiếp theo) và bài 21. Thực hiện đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người.
GV: Giới thiệu với học sinh mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm.
B. Giao nhiệm vụ trải nghiệm
Hoạt động 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho HS
- Phân nhóm:Trên cơ sở sĩ số, năng lực, sở thích nhu cầu và nhiệm vụ học tập GV
chia lớp thành 4 nhóm.
- GV thơng báo cho HS kế hoạch học tập HĐTN.
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm cụ thể như sau:
Nhóm
Nhóm 1.
Tìm
hiểu
hoạt
động
của tim qua
hoạt
động
trải nghiệm

mổ tim ếch.

Cơng việc cụ thể
1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề.
2. Mổ tim ếch chứng minh giả thuyết về hoạt động của tim.
3. Thảo luận các vấn đề và hoàn thành phiếu học tập.
+ Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn
nhịp nhàng?
+ Các thành phần của hệ dẫn truyền tim? Hệ dẫn truyền
tim hoạt động như thế nào?
+ Chu kỳ tim là gì? Một chu kỳ tim gồm những pha nào?
+ Mối quan hệ giữa nhịp tim với kích thước (khối lượng) cơ thể
16


và giải thích vì sao?

Nhóm 2.
- Tìm hiểu
cấu trúc hệ
mạch và vận
tốc máu
- Trải
nghiệm: Sơ
cứu người bị
thương chảy
máu.

4. Hoàn thành bản báo cáo.
5. Báo cáo trước lớp.

1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề.
2. Trải nghiệm tại cơ sở y tế tìm hiểu về cách sơ cứu nạn nhân bi
thương chảy máu.
3. Thảo luận các vấn đề:
+ Nêu cấu trúc của hệ mạch?
+ Vận tốc máu là gì?
+ Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch ?
+ Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch liên quan với nhau
như thế nào ?
+ Vận tốc máu ở mao mạch chậm có ý nghĩa gì?
- Luyện tập cách sơ cứu cho nanh nhân bị thương chảy nhiều
máu.

4. Hoàn thành bản báo cáo.
5. Báo cáo trước lớp, hướng dẫn các nhóm thực hiện sơ cứu.
Nhóm 3:
1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề.
- Tìm hiểu 2. Trải nghiệm tại cơ sở y tế tìm hiểu về cách đo huyết áp, xử lý
huyết áp
khi bị tăng hoặc tụt huyết áp, bệnh nhân đột quỵ.
- Đo huyết
áp,
3. Thảo luận các vấn đề:
- Sơ cứu + Huyết áp là gì?
người bị tăng
+ Thế nào là HA tâm thu và HA tâm trương
hoặc
tụt
+ Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
huyết áp đột

ngột, người
+ Đo huyết áp như thế nào?
đột quỵ
+ Cách xử lý với người bị tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột,
người bị đột quỵ.

Nhóm 4.

4. Hồn thành bản báo cáo.
5. Báo cáo trước lớp, hướng dẫn các nhóm thực hiện đo huyết
áp, sơ cứu cho bệnh nhân bị tăng hoặc tụt huyết áp, bệnh nhân
đột quỵ..
1. Nghiên cứu tình huống có vấn đề
17


Truyền thông
nâng
cao
nhận
thức
của
người
dân về bảo vệ
sức khỏe tim
mạch

2. Trải nghiệm tại cơ sở y tế tìm hiểu kiến thức về bảo vệ sức
khỏe tim mạch.
3. Thảo luận các vấn đề:

+ Thực trạng bệnh tim mạch hiện nay trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
+ Những yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh.
+ Một số bệnh tim mạch phổ biến hiện nay.
+ Hậu quả của bệnh tim mạch.
+ Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
4. Hoàn thành bản báo cáo.
5. Báo cáo trước lớp.

Hoạt động 2: Thảo luận về nhiệm vụ trải nghiệm
HS mỗi nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành bầu nhóm trưởng, thư ký, phân cơng nhiệm
vụ cho từng thành viên.
Bảng phân công nhiệm vụ:
Người
thực hiện

Nhiệm vụ

Thời gianĐịa điểm

Yêu cầu kết quả

Bảng phân công nhiệm vụ các nhóm (xem phụ lục….)
- HS: Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, dự
kiến sản phẩm đạt được.
- GV: Giám sát, hướng dẫn, đơn đốc các nhóm hồn thành việc phân cơng nhiệm vụ,
lập kế hoạch thực hiện, giải thích các khúc mắc của học sinh…
- GV hướng dẫn tài liệu cần nghiên cứu, các kiến thức liên môn học sinh cần vận
dụng để hoàn thành nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi phỏng vấn khi tới các
cơ sở y tế, cách quay phim, chụp ảnh lấy tư liệu.

- HS: có ý kiến trao đổi những vấn đề còn chưa rõ.
Hoạt động 3: Thảo luận, thống nhất tiêu chí đánh giá.
18


- Thời gian: 10 Phút.
- Triển khai:
Giáo viên thống nhất tiêu chí đánh giá:
+ Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực, hiệu quả làm việc của từng thành
viên trong nhóm qua phiếu tự đánh giá của nhóm học sinh
+ Các nhóm đánh giá chéo hoạt động của nhóm khác qua phiếu đánh giá của
nhóm học sinh.
+ Giáo viên đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các
hoạt động trong các tiết học qua phiếu đánh giá của giáo viên.
+ Điểm cá nhân = (điểm tự đánh giá của nhóm+ đánh giá của giáo viên +
điểm đánh giá chéo)/3
HS: Lắng nghe, tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá
HS: Đề đạt nguyện vọng tham gia nhóm mà mình muốn…
C. Hoạt động củng cố
Thời gian: 5 phút
- Các nhóm hồn thiện kế hoạch thực hiện.
- Giáo viên góp ý, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn thêm cho các nhóm.
2.5.2. Tổ chức trải nghiệm
Hoạt động 1. Tổ chức trải nghiệm cho nhóm 1
Nhiệm vụ 1: Mổ tim ếch, tìm hiểu “Hoạt động của tim”
a. Thời gian: 1 tiết học
b. Địa điểm: Phòng thực hành Sinh học
c. Chuẩn bị:
+ Ếch cịn sống.
+ Dụng cụ và hóa chất: Bộ dụng cụ mổ, dung dịch nước muối sinh lý 0,9%,

bông y tế
+ Thiết bị quay phim, chụp ảnh, giấy, bút...
+ Tài liệu SGK Sinh học 11, phiếu học tập và một số tài liệu khác…
d. Phương pháp: Làm việc theo nhóm.
e. Tiến trình trải nghiệm
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
19


GV nêu tình huống có
vấn đề:
Tim có chức năng như
một cái bơm, vừa đẩy
vừa hút máu, trong 24
giờ tim bóp 10.000 lần
đẩy 7.000 lít máu. Nếu
đưa tim ra khỏi cơ thể
thì tim sẽ ngừng đập
HS tiếp cận tình huống có vấn đề, suy nghĩ và phán
hay vẫn đập bình đốn từ đó đưa ra các giải thuyết
thường?
Giả thuyết 1: Tim tách khỏi cơ thể sẽ ngừng đập.
Giả thuyết 2: Tim tách khỏi cơ thể vẫn đập bình
thường.
GV hướng dẫn, hỗ trợ
HS mổ tim ếch, tìm hiểu tính tự đơng của tim
HS tiến mổ lộ tim ếch.
Bước 1. Huỷ tuỷ ếch: Chọc kim dài vào điểm lõm trên

đầu ếch (chếch góc 450), ếch có phản xạ che mặt sau
đó đẩy kim theo cột sống xuống khoảng 4 cm, khi thấy
ếch hoàn tồn khơng cử động là kết quả chính xác.
Bước 2. Mổ lộ tim
+ Cắt bỏ màng tim ếch, cắt tim ra khỏi cơ thể bỏ vào
cốc đựng nước muối sinh lý 0,9%
- Mổ lộ tim ếch lần 2, dùng chỉ thắt nút ở hai vị trí:
 Nút thắt thứ nhất giữa tâm thất và tâm nhĩ, quan sát
quá trình đập của tâm thất và tâm nhĩ.
 Nút thắt thứ 2 giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ sau
GV định hướng cho HS đó quan sát q trình đập của tim.
quan sát, thu thập kết
+ Quan sát và nhận xét.
quả trải nghiệm.

Chú ý:
20



×