CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hanh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ………………………………………..
1. Tên sáng kiến: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ sinh hoạt lớp
(Nguyễn Thùy Dương, La Minh Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Phước,
@THPT Ca Văn Thỉnh)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sinh hoạt chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Năm học 2017-2018, theo Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục
và Đào tạo, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết số
29-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của
Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ năm 2013 đến
nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều nội dung tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra
đánh giá… Trong đó có nội dung tập huấn về Kỹ năng xây dựng và tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học. Các cấp học từ tiểu học đến
trung học phổ thông đã thực hiện dạy học qua các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo ở các bộ môn và bước đầu đã đem lại hiệu quả dạy học tốt như: học sinh học
tập tích cực, hứng thú, chất lượng giáo dục nâng cao. Việc tổ chức hoạt động
dạy học trải nghiệm sáng tạo trong giờ sinh hoạt lớp trước đây chưa thực hiện tại
nhà trường chúng tôi. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của đơn vị, nhóm chúng tôi thiết kế thực hiện hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong giờ sinh hoạt lớp cho học sinh cấp trung học phổ thông.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp (để giải quyết vấn đề gì):
1
Mục đích của giải pháp là tạo không khí sinh hoạt lớp vui vẻ, học sinh
tham gia tích cực, hứng thú, giảm bớt sự căng thẳng sau một tuần học tập. Sinh
hoạt lớp không chỉ đơn thuần là tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần, xây
dựng kế hoạch tuần tiếp theo mà còn lồng ghép tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo giúp học sinh tự hình thành những kỹ năng sống tích cực những phẩm
chất đáng quý như: tính tự lập, kỹ năng thẩm mỹ, ý thức bảo vệ môi trường, tinh
thần đoàn kết, tình yêu thương, sẻ chia,… nhằm đáp ứng mục tiêu của chương
trình giáo dục phổ thông mới là tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài
hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung
và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và
học tập suốt đời.
3.2.2. Nội dung giải pháp
Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là điều mới mẻ đối với
giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Sinh hoạt lớp là một loại hình hoạt động
tập thể của học sinh, được phân bố thời gian chính thức mỗi tuần 1 tiết, để học
sinh tiến hành những hoạt động giáo dục và xây dựng tập thể dưới sự hướng dẫn
và cố vấn trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm. Thông thường, giờ sinh hoạt này
gồm 3 hoạt động cơ bản: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần; xây dựng kế
hoạch tuần tiếp theo và giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá. Vì vậy, trong các
tiết sinh hoạt lớp hiện nay, giáo viên chủ nhiệm đi theo một quy trình có sẵn, lối
mòn, không khí nhàm chán, dẫn đến hiệu quả không cao. Nhằm thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học và tạo không khí sinh hoạt lớp vui vẻ, học sinh tham
gia tích cực, chúng tôi tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) là hoạt động giáo dục, trong đó,
từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà
trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các
năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng
tạo của cá nhân mình. Hoạt động TNST được tổ chức bằng nhiều hình thức khác
2
nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, câu lạc bộ, các
công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật…Vì vậy mà việc giáo dục học sinh
thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó, khô
cứng và phù hợp với tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
Thực hiện theo phương hướng và nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế tại
đơn vị, chúng tôi thực hiện dạy học TNST trong giờ sinh hoạt lớp gồm các nội
dung như: Tạo dựng không gian lớp học xanh - sạch - đẹp; tổ chức làm các sản
phẩm thủ công bằng các vật liệu có sẵn; tập làm giáo viên chủ nhiệm lớp trong
một giờ sinh hoạt lớp. Qua các hoạt động giáo dục TNST, chúng tôi chú trọng
đến việc giáo dục đạo đức, hình thành các năng lực cốt lỗi, kỹ năng sống, giá trị
sống cho học sinh. Chúng tôi chọn các hoạt động TNST trong giờ SHL gồm:
Hoạt động tương tác; lao động công ích; hoạt động nhân đạo.
Mục đích của hoạt động TNST là tạo cơ hội cho HS trải nghiệm các hoạt
động thực tiễn và giúp các em nhận thức sâu sắc về ý thức bảo vệ môi trường,
lòng yêu thương, chia sẻ. Từ đó rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, phát triển ý
tưởng sáng tạo, thẩm mỹ, ý thức bảo vệ môi trường,…
Chúng tôi thực hiện các hoạt động TNST trong giờ SHL theo nội dung
chủ đề của từng tháng. Trong tiết SHL, chúng tôi không bỏ qua phần tổng kết
đánh giá hoạt động trong tuần; xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo, mà nhận xét
đánh giá được tổ chức ngắn gọn khoảng 15 phút. Thời gian còn lại, chúng tôi tổ
chức cho HS hoạt động TNST. Nội dung các hoạt động TNST, chúng tôi thực
hiện gồm có: Trang trí phòng học (thời gian thực hiện đầu năm học); Hội thi làm
lồng đèn (thời gian thực hiện trong tháng Trung Thu); Một tiết làm giáo viên chủ
nhiệm (thời gian thực hiện tháng 11); Làm hoa Tết (thời gian thực hiện trong
tháng giêng).
- Trong tháng đầu tiên nhập học, chúng tôi hướng dẫn HS trang trí phòng
học, gồm hoạt động làm bình hoa để bàn giáo viên, hoa treo tường và hướng dẫn
HS phân loại rác, để riêng giấy và chai nhựa, bán phế liệu tích tiền làm quỹ lớp.
Chúng tôi yêu cầu HS thực hiện theo tổ (Mỗi tổ thiết kế một sản phẩm: tổ 1,2
3
làm bình hoa để bàn, tổ 3,4 làm bình hoa treo tường) và giáo viên gợi ý HS chọn
những vật liệu rẻ tiền, sử dụng chai nhựa làm lọ trồng cây phát tài treo ở 4 cửa
sổ lớp học. Hoạt động này giúp HS ý thức gìn giữ cảnh quan trường học xanh
-sạch - đẹp, ý thức bảo vệ môi trường sống, phát triển năng khiếu thẩm mĩ.
- Trong tháng 9 (tháng 8 âm lịch) hướng dẫn HS làm lồng đèn, giáo viên
hướng dẫn cách làm lồng đèn bằng lon nước ngọt hoặc lon bia, mỗi tổ thực hiện
5 cái lồng đèn, sản phẩm làm được các em sẽ gởi đến Đoàn trường tặng quà cho
các em nhỏ vui Tết Trung Thu (Theo Kế hoạch của Đoàn trường mỗi chi đoàn
lớp tặng 10 lồng đèn). Hoạt động TNST này, giúp HS cảm nhận được không khí
của ngày Tết Trung Thu và hình thành kỹ năng hoạt động nhóm, ý thức bảo vệ
môi trường, tình yêu thương đối với các em nhỏ.
- Tháng 11, mỗi tuần cho một cá nhân (tổ đề cử) trong vai giáo viên chủ
nhiệm điều hành tiết sinh hoạt lớp như đề ra giải pháp xử lý những trường hợp
vi phạm nội quy, nêu những nội dung thực hiện trong tuần. Giáo viên cho tập thể
lớp bình bầu cá nhân trải nghiệm xuất sắc nhất. Qua hoạt động TNST này giúp
HS hình thành ý thức tổ chức kỹ luật tốt, kỹ năng ứng sử giao tiếp, đặc biệt là
hiểu và yêu quý, kính trọng giáo viên chủ nhiệm nói riêng và thầy cô giáo nói
chung, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Để thực hiện hoạt động TNST,
chúng tôi dự kiến trước một số tình huống HS vi phạm trong tuần như không
làm bài tập, không thuộc bài, bài kiểm tra có điểm dưới TB, không đồng phục,
nghỉ học KP, đi trể, cúp tiết,… và có bước tìm hiểu trước để có định hướng giáo
dục những trường hợp HS vi phạm và học sinh cá biệt (mất dụng cụ học tập, HS
vi phạm nội quy lặp lại nhiều lần,…). Cho HS trong vai giáo viên chủ nhiệm tổ
chức điều hành giờ SHL theo trình tự của 1 tiết SHL (nhận xét, đánh giá, giải
pháp cho những trường hợp vi phạm, những vấn đề được lớp đặt ra trong tuần);
còn 15 phút cuối tiết, giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung (điểm mạnh và hạn
chế của HS trong vai GVCN, điều chỉnh giải pháp nếu chưa phù hợp).
- Tháng giêng, chúng tôi tổ chức cho HS hoạt động TNST làm hoa Tết,
GVCN hướng dẫn cách làm, mỗi tổ cùng thực hiện 1 sản phẩm, các sản phẩm
4
làm được các em bán, tiền lời thu được đóng góp vào quỹ khuyến học của nhà
trường. Giáo viên đánh giá năng lực của các tổ qua sản phẩm được bán nhiều
hay ít, và là căn cứ GVCN khen thưởng. Hoạt động trải nghiệm này không chỉ
giúp HS phát triển năng khiếu thẩm mĩ khéo tay hay làm mà còn hình thành kỹ
năng làm kinh tế (thu lợi nhuận từ sản phẩm do các em tự làm ra, cũng như cách
giới thiệu sản phẩm đến người dùng) nếu các em không có khiếu làm hoa được
thì giới thiệu, bán sản phẩm, và lợi nhuận thu được giúp HS biết yêu thương
chia sẻ với cộng đồng là bài học lớn nhất.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Hoạt động TNST trong giờ sinh hoạt lớp là hoạt động dạy học đáp ứng
được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Những nội dung sáng kiến
chúng tôi đã thực hiện ở khối lớp 10 và sáng kiến kinh nghiệm này có thể thực
hiện cho tất cả các lớp học ở cấp học THPT tại địa phương.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Khi dạy học hoạt động TNST trong giờ sinh hoạt lớp, bước đầu chúng tôi
đạt được kết quả tốt, cụ thể như sau:
- Hoạt động TNST trang trí phòng học, học sinh rất hứng thú tham gia, thể
hiện rõ năng khiếu thẩm mĩ của các em, đồng thời tạo không gian phòng học
xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh, chúng tôi còn hướng dẫn học sinh trực nhật lớp
hoặc khi chăm sóc khu tự quản trong khuôn viên trường chú ý nhặt, phân loại
rác và bán chai nhựa, giấy vụn làm kế hoạch nhỏ. Kết quả của hoạt động TNST
này là phòng học được trang trí xanh - sạch - đẹp, tạo môi trường học tập của
lớp học thoải mái. Hoa trang trí làm bằng giấy màu, bình sử dụng chai nhựa, cây
phát tài đem từ nhà vào, như vậy chi phí làm hoa trang trí phòng học không
đáng kể. Vào hàng tháng các em bán chai nhựa, giấy vụn thu được từ 7.000 đến
10.000 đồng góp vào quỹ kế hoạch nhỏ của lớp. Kết quả lớn nhất mà chúng tôi
thu được là tình đoàn kết bạn bè giữa các lớp được thắt chặt, cụ thể lớp còn làm
bình hoa để bàn giáo viên tặng cho lớp bạn cùng khối, hay chia sẻ những trò
5
khéo tay hay làm (khắc viết chì, nghệ thuật xếp giấy Nhật). Đây là niềm vui của
công tác chủ nhiệm chúng tôi có được.
- Hoạt động TNST làm hoa Tết, qua hướng dẫn của GVCN, HS tự do
sáng tạo làm bình hoa Tết, bình quân mỗi tổ làm được 10 giỏ hoa, mỗi giỏ hoa
tùy vào độ đẹp của sản phẩm mà bán từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng và trừ
chi phí mua nguyên liệu, mỗi giỏ hoa thu lời từ 15.000 đồng đến 55.000 đồng.
Kết quả một tháng trải nghiệm, các em bán được 40 sản phẩm và thu lời được
1.3000.000 đồng. Số tiền này các em gởi vào quỹ xây nhà cho bạn, quỹ khuyến
học của nhà trường. Chính hoạt hoạt động TNST này cho các em phát triển năng
khiếu thẩm mĩ, khéo tay hay làm, các em tham gia cuộc thi làm bình hoa giấy do
đoàn trường tổ chức 26/3, có học sinh sáng tạo khắc bút chì nghệ thuật và bán
làm quà tặng. Bên cạnh, tham gia hoạt động TNST còn giúp các em hình thành
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm kinh tế, và ý thức sống biết yêu thương,
chia sẻ.
- Hoạt động TNST làm giáo viên chủ nhiệm trong giờ SHL tạo không khí
SHL vui vẻ, học sinh biết quan tâm chia sẻ với các bạn nhiều hơn. Mọi giải pháp
giáo dục HS vi phạm nề nếp, học sinh cá biệt chúng tôi đều xuất phát từ sự thấu
hiểu và chia sẻ. Trong công tác chủ nhiệm, chúng tôi cùng HS của lớp đến thăm
gia đình một số em có hoàn cảnh khó khăn, hay HS cá biệt để có giải pháp giáo
dục tích cực. Qua đó, HS thấy được, hiểu được mà tự điều chỉnh những việc làm
chưa tốt và phấn đấu rèn luyện tốt hơn.
Nhìn chung khi dạy học hoạt động TNST trong giờ SHL, HS lớp chủ
nhiệm chúng tôi tham gia tích cực, hứng thú, bên cạnh còn giúp các em hình
thành được một số kỹ năng, phát triển năng khiếu ở HS. Đồng thời TNST hướng
các em tham gia các hoạt động tập thể khắc phục được việc HS nghiện chơi
game hay các trò chơi thiếu lành mạnh do tác động từ bên ngoài. Từ đó kết quả
cuối học kỳ của những lớp chủ nhiệm chúng tôi đạt kết quả tốt, về hạnh kiểm
100% đạt khá, tốt, kết quả học tập đạt 100% từ trung bình trở lên, không có HS
yếu, kém.
6
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu
có) Nhóm chúng tôi gồm 4 giáo viên cùng làm công tác quản lý, chủ nhiệm và
giảng dạy khối lớp 10.
3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giáo dục không chỉ trong lớp học. Hoạt động TNST coi trọng các hoạt
động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập
thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo
và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐGD được tổ
chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều
đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động TNST phải đa dạng,
linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Nhưng trong hoạt động định
hướng phát triển sáng tạo, khi HS đến lớp học, giáo viên đóng vai trò quan trọng
nhất, dù trong bất kỳ hoàn cảnh, thầy yêu thương trò, thầy tận tâm, mong mỏi trò
học tốt, có tương lai tốt, thậm chí tốt hơn mình, Thầy nắm chắc tri thức cơ bản
để dạy và có đam mê cập nhật tri thức mới, có khả năng mở rộng tri thức cơ bản
ra những lĩnh vực nằm ngoài phần môn mình dạy. Tức là giáo viên cũng có đam
mê học suốt đời và mở rộng tri thức của bản thân, thì mới mong dạy HS đi theo
đam mê học tập suốt đời được. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt sáng kiến kinh
nghiệm, chúng tôi rất cần và được sự hợp tác của tập thể sư phạm nhà trường,
hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và đặc biệt là sự quan tâm của Ban
Giám hiệu nhà trường.
3.7. Tài liệu kèm theo gồm:
3.7.1.Kế hoạch dạy học hoạt động TNST trong giờ SHL
a/ Kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Một tiết làm GVCN lớp
- Cơ sở xây dựng kế hoạch: Thực hiện theo phương hướng và nhiệm vụ
năm học 2017-2018 của Sở GD&ĐT Bến Tre, và Kế hoạch thực hiện hiệm vụ
năm học 2017-2018 của nhà trường.
- Nội dung hoạt động TNST: Một tiết làm giáo viên chủ nhiệm.
7
- Mục đích: giáo dục đạo đức, hình thành các năng lực cốt lỗi, kỹ năng
sống, giá trị sống cho học sinh. Cụ thể như khả năng ứng xử trong giao tiếp, có
tinh thần ý thức kỷ luật tốt, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo,
- Thời gian và cách thức tổ chức hoạt động:
+Thời gian thực hiện trong tháng 11
+Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1- Chuẩn bị: Giáo viên định hướng nội dung HĐTN ở đầu tháng 11
và cho lớp đề cử mỗi tổ 1 HS trong vai GVCN, cho các em bốc thăm theo thứ tự
mỗi tuần 1 HS.
Bước 2- Tổ chức hoạt động TNST: HS trong vai GVCN điều hành tiết
SHL, thực hiện các nội dung như: nhận xét, đánh giá tuần, xử lý giáo dục những
trường hợp HS vi phạm… của học sinh trong thời gian 30 phút.
Bước 3- Nhận xét, góp ý: GVCN nhận xét, điều chỉnh giải pháp xử lý
giáo dục của HS tham gia TNST. GVCN dự đoán trước một số tình huống có thể
xảy ra (HS tham gia TNST thiếu tự tin, bản lĩnh xử lý tình huống chưa thuyết
phục hoặc quá tự tin, giải quyết vấn đề theo hướng áp đặt). Từ đó, GVCN
hướng dẫn điều chỉnh giải pháp cho phù hợp, và mọi giải pháp chúng tôi thực
hiện GD học sinh đều xuất phát từ sự yêu thương , thấu hiểu và chia sẻ.
Bước 4- Đánh giá : Sau 4 tuần thực hiện, GVCN cho tập thể lớp bình bầu
cá nhân trải nghiệm tốt bằng cách bỏ phiếu kín (HS ghi tên bạn làm GVCN
thích nhất)
b/Kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Làm hoa Tết
- Cơ sở xây dựng kế hoạch: Thực hiện theo phương hướng và nhiệm vụ
năm học 2017-2018 của Sở GD&ĐT Bến Tre, và Kế hoạch thực hiện hiệm vụ
năm học 2017-2018 của nhà trường.
- Nội dung hoạt động TNST: Làm sản phẩm thủ công bằng các vật liệu có
sẵn.
8
- Mục đích: giáo dục học sinh hình thành các năng lực cốt lỗi, kỹ năng
sống, giá trị sống cho học sinh, như khả làm việc nhóm, phát triển năng khiếu
thẩm mỹ, kỹ năng làm kinh tế, tình yêu thương, chia sẻ…
- Thời gian hoạt động 4 tuần giáp Tết Nguyên đán (từ 06/01/2018 đến
03/02/2018). Thực hiện trong giờ SHL, sau thời gian 15 phút tổng kết tuần.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1- Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn HS cách làm bình hoa. GV
khuyến khích sự sáng tạo ở HS, và có thể tạo nhiều sản phẩm thủ công trang trí
khác.
Bước 2- Thực hành : HS hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo nhóm (chia
nhóm theo tổ, 4 nhóm), sản phẩm làm ra các em giới thiệu, và bán sản phẩm.
Bước 3- Nhận xét, đánh giá : Sau 4 tuần thực hiện, các tổ báo cáo kết quả
thu được (số sản phẩm làm ra, số tiền thu được từ bán sản phẩm). Đây là cơ sở,
GVCN tổng kết khen thưởng.
3.7.2. Một số hình ảnh hoạt động TNST trong giờ SHL
Hình 1: Bình hoa để bàn giáo viên do HS sáng tạo
9
Hình 2: Bình hoa để bàn giáo viên – HS sáng tạo tặng lớp bạn
Hình 3: Bình hoa treo tường – HS sáng tạo
10
Hình 4: Bình hoa treo tường – HS sáng tạo
Hình 5: HS đang làm hoa trang trí phòng học
11
Hình 6: Góc phân loại rác ở cuối lớp học
Hình 7: HS đang làm hoa Tết
12
Hình 8: HS đang làm hoa Tết
Hình 9: Sản phẩm hoa Tết – HS làm thủ công
13
Hình 10: Học sinh trải nghiệm sáng tạo làm hoa giấy dự thi 26/3
Hình 11: Học sinh trải nghiệm sáng tạo làm hoa giấy dự thi 26/3
14
Hình 12: Học sinh trải nghiệm sáng tạo làm hoa giấy dự thi 26/3
15
Hình 13: Sản phẩm hoa giấy dự thi 26/3
Hình 14: Móc khóa, HS sáng tạo từ bút chì
16
Hình 15: Bút chì khắc chữ nghệ thuật
Hình 16: Sản phẩm từ bút chì
Bến Tre, ngày 19 tháng 03 năm 2018
17