Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN GIŨA KỲ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẤN ĐỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN 19301945. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN HIỆN NAY?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.53 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------o0o---------

TIỂU LUẬN GIŨA KỲ
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI
ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN 19301945. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN HIỆN NAY?


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.............................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG ................ 6
1.1. Khái niệm............................................................................................... 6
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
dân tộc ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT
HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT (1930-1945) ........................... 8
2.1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và khôi phục phong trào 1932 –
1935................................................................................................................ 8
2.2. Phong trào dân chủ năm 1936 – 1939 ............................................... 11
2.3. Đánh giá hiệu quả vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân
trong giai đoạn 1930-1945 ......................................................................... 16

CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............ 18
3.1. Thực trạng chung về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc


...................................................................................................................... 18
a.

Những điểm mạnh .......................................................................... 18

b.

Những điểm hạn chế ...................................................................... 21

3.2. Vận dụng việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong
giai đoạn 1945-1946 đối với hiện nay ....................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 29


LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam đã trải qua một tiến trình dài của lịch sử thế giới để có
thể đi đến thống nhất đất nước, độc lập chủ quyền, ghi tên mình trên bản đồ
thế giới. Để có được thắng lợi vẻ vang đó, một trong những yếu tố quan trọng
góp phần vào bản “Tun ngơn độc lập” dưới là cờ đỏ sao vàng, ánh nắng rực
rỡ ở sân Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, đó chính là sức mạnh khối đại
đoàn kết dân tộc.
Từ xưa đến nay, vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc đã trở thành một
sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của dân tộc ta. Đặc biệt, trong giai đoạn 19301945, sức mạnh khối đại đoàn kết ấy đã thể hiện rõ qua các phong trào đấu
tranh của dân tộc. Trải qua 15 năm với nhiều giai đoạn cách mạng khác nhau,
tinh thần đoàn kết và tự lực tự cường của người dân Việt Nam đã trở thành
một trong những chiếc chìa khóa vàng để đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.
Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và
đại đoàn kết dân tộc trong suốt q trình cách mạng đó là “Bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Trong tất cả các kỳ đại hội, Đảng ta đều khẳng định rõ : Vấn đề về dân tộc vấn

đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của cách mạng là sức
mạnh của đạo đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng: tôn trọng, giúp đỡ
đồng bào các dân tộc và tạo mọi điều kiện để đồng bào các dân tộc phát triển.
Bài học về sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn 1930-1945
đã trở thành điểm sáng để tồn dân ta phải nhìn lại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, với bối cảnh biển đảo quê hương đang từng ngày từng giờ phải căng mình
lên để giữ gìn từng tấc đất tấc vàng, với bối cảnh covid-19 đã và đang diễn ra
phức tạp với nhiều thế lực thù địch đang ngày đêm có ý định chống phá Đảng,
hơn bao giờ hết, sức mạnh khối đại đồn kết phải được nhìn nhận rõ và vận dụng
hết sức mạnh mẽ, linh hoạt. Chính vì thế, nhóm chúng em chọn đề tài
“Vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn 19301945 và sự vận dụng trong điều kiện hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình


để nghiên cứu sâu thêm về những bài học kinh nghiệp của giai đoạn trước
nhằm hiểu rõ hơn và có nhận thức đúng đắn về khối đại đoàn kết trong bối
cảnh ngày nay.


CHƯƠNG 1: PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG
1.1. Khái niệm
Đồn kết dân tộc đó là sự đồn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân
dân trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, với tinh thần: “Chúng ta phải
đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ. Đoàn kết giữa Chính phủ và nhân dân. Đồn kết
giữa các tầng lớp trong nhân dân với nhau. Đoàn kết giữa đồng bào tồn quốc,
từ Bắc chí Nam. Nói rộng hơn nữa: Đoàn kết giữa nhân dân ta và nhân dân
các nước bạn, nhân dân châu Á, nhân dân nước Pháp và nhân dân u chuộng
hịa bình trên thế giới”.
Như vậy, đại đoàn kết dân tộc cũng tức là đại đoàn kết toàn dân, nghĩa là
tập hợp mọi người dân vào một khối thống nhất giữa ý chí và hành động trong

cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhanh dân, …
Theo Hồ Chí Minh: “Muốn đồn kết tồn dân, cần phải có một đồn thể rộng
lớn, rất độ lượng thì mới có thể thu hút được mọi đồn thể và cá nhân có lịng
thiết tha yêu nước, không phân biệt tuổi tác, gái trai, tôn giáo, nghề nghiệp,
giai cấp, đảng phái”.
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
dân tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán xác định đoàn kết là giá trị cốt lõi
trong kho tàng truyền thống quý báu của dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu mang đến
thành công cho cách mạng Việt Nam. Đây cũng là giá trị cốt lõi trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho chiến lược đại đoàn kết
của Đảng Cộng sản Việt Nam đi tới thắng lợi. Để hồn thành một nhiệm vụ “khó
khăn hơn nhiều” so với trước, tất yếu phải có sức mạnh lớn hơn trước, nghĩa là
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay khó khăn hơn trước bội phần và
đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.


Đại đồn kết dân tộc cịn là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống cịn,
quyết định sự thành bại của cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường
lối chiến lược cách mạng của Đảng ta. Vượt qua những khó khăn, thách thức
nặng nề những năm sau khi đất nước thống nhất bởi hậu quả tàn phá nặng nề
của chiến tranh kéo dài chưa kịp được khắc phục, đất nước bị bao vây, cấm
vận, mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bộc lộ nhiều
khiếm khuyết… Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác xây dựng
mặt trận dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc và phát huy mạnh mẽ vai
trị của khối đại đồn kết tồn dân tộc để đưa đất nước tiến lên.
Những kết quả đạt được trong việc tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết tồn dân tộc đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây

dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng tầm cao uy tín,
vị thể của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành một trong
những bài học kinh nghiệm lớn, là phương thức và cũng là điều kiện bảo đảm
thực hiện thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bài học kinh nghiệm này
còn nguyên giá trị và cần tiếp tục phát huy nhằm khơi dậy sức mạnh to lớn
của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu: Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.


CHƯƠNG II: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT
HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT (1930-1945)
2.1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và khôi phục phong trào 1932 –
1935
Bối cảnh lịch sử quốc tế những năm 1930 – 1931 hết sức phức tạp.
Những năm 1929 -1933, khi Liên Xô đang đạt được những kết quả lớn trong
cơng cuộc cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế với tốc độ
nhanh, thì ở các nước tư bản chủ nghĩa nổ ra một cuộc khủng hoảng kinh tế
trên quy mô lớn. Cuộc khủng hoảng lan nhanh đến các nước thuộc địa và phụ
thuộc. Ở Đông dương, thực dân Pháp lại tăng cường vơ vét, bóc lột để bù đắp
những hậu quả của cuộc khủng hoảng ở chính quốc. Vì thế nền kinh tế Việt
Nam sa sút nghiêm trọng. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân
Pháp và tay sai càng phát triển gay gắt. Điều đó càng đẩy nhân dân ta tiến
nhanh trên con đường vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn với kẻ thù.
Giữa lúc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ
chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn, đảm nhận sứ mệnh lãnh
đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai. Đảng
đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở của mình trong nhiều nhà máy, xí
nghiệp, khu mỏ, đồn điền ở nơng thơn và thành phố. Những tổ chức quần

chúng của Đảng như cơng hội, nơng hội, đồn thanh niên cộng sản, hội phụ
nữ, hội cứu tế được xây dựng ở nhiều nơi.
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1930 là bước khởi đầu của phong trào. Nhiều
cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra liên tiếp ở nhà máy xi măng Hải Phòng,
hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn điền Phú Riềng, Dầu Tiếng, nhà máy dệt
Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy... Phong trào đấu tranh của
nông dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An,
Hà Tĩnh... Truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản xuất hiện trên các
đường phố Hà Nội và một số địa phương khác. Những cuộc đấu tranh của công
nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động chống đế quốc và phong


kiến tay sai, trong đó giai cấp cơng nhân đóng vai trò tiên phong, là màn đầu
của một cao trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng Cộng sản tổ chức và
lãnh đạo.
Từ tháng 5-1930, phong trào phát triển thành cao trào. Ngày mùng 1
tháng 5 năm 1930, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
Từ thành phố đến nông thôn ở cả ba miền đất nước xuất hiện nhiều truyền
đơn, cờ đỏ búa liềm, mít tinh, bãi cơng, biểu tình, tuần hành, v.v.. Đấu tranh
của cơng nhân nổ ra trong các xí nghiệp và ở nhiều địa phương khác nhau.
Sau ngày 1 tháng 5, làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Riêng trong
tháng 5 Ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn
của nông dân dưới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ đã nổ ra, như cuộc
biểu tình của 3.000 nơng dân Nam Đàn (30 tháng 8 năm 1930), kéo lên huyện
lỵ đưa yêu sách, phá cửa nhà lao, giải thoát cho những người cách mạng bị
địch bắt; cuộc biểu tình của 20.000 nông dân Thanh Chương (1 tháng 9 năm
1930), bao vây và đốt huyện đường; cuộc biểu tình của 3.000 nơng dân Can
Lộc (7 tháng 9 năm 1930) kéo lên huyện lỵ, đốt giấy tờ, sổ sách, phá nhà lao...
Từ Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, phong trào cách mạng của quần
chúng lan rộng ra nhiều huyện khác thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trước sức mạnh của quần chúng, bộ máy chính quyền của đế quốc và
tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Trước tình hình đó, các tổ
chức đảng ở địa phương chủ động lãnh đạo các ban chấp hành nông hội ở
thôn, xã (thôn bộ nông, xã bộ nông) đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội
ở nông thơn. Những "khu đỏ" tự do hình thành ở nhiều vùng nơng thơn Nghệ
An, Hà Tĩnh, một chính quyền cách mạng của nơng dân theo hình thức các uỷ
ban tự quản theo kiểu Xơ Viết đã ra đời. Đó là những "Xôviết nông dân" do
giai cấp công nhân lãnh đạo, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với
quần chúng lao động. Trong các "khu đỏ", chính quyền cách mạng đã thực
hiện các biện pháp cách mạng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Từ khi chính quyền Xô viết ra đời, cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra
càng gay go và quyết liệt hơn. Quần chúng cách mạng kiên quyết đấu tranh để


bảo vệ chính quyền Xơ viết, cịn địch thì ra sức khủng bố, quyết dìm cách
mạng trong bể máu.
Cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết , Nghệ Tĩnh là
trận thử thách đầu tiên và toàn diện của quần chúng công nông dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhằm chống lại bọn đế quốc và phong
kiến. Cao trào cách mạng đó đã tỏ rõ tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt và
năng lực cách mạng sáng tạo của nhân dân lao động Việt Nam. Tuy bị đế
quốc và phong kiến tay sai dìm trong biển máu, nhưng nó có ý nghĩa và tác
dụng hết sức to lớn trong lịch sử của Đảng và của dân tộc ta. "Khơng có
những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 đến 1931,
trong đó cơng nơng đã vung ra nghị lực cách mạng phi thường của mình, thì
khơng thể có cao trào những năm 1936-1939". Đó thực sự là cuộc tổng diễn
tập đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
Cuộc đấu tranh khôi phục tổ chức và phong trào cách mạng 1932 – 1935
Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tạm thời lắng xuống
nhưng bọn cầm quyền Pháp ở Đông Dương chưa hết lo sợ. Một mặt chúng ra

sức khủng bố, đàn áp, mặt khác đưa ra những thủ đoạn mị dân, chia rẽ hòng
làm mai một ý chí cách mạng của quần chún
Đầu năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng
một số đồng chí chủ chốt ở trong và ngoài nước tổ chức ra ban lãnh đạo Trung
ương của Đảng. Tháng 6 - 1932, Ban lãnh đạo Trung ương đã cơng bố chương
trình hành động của Đảng Cộng sản Đơng Dương. Chương trình hành động đã
vạch ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt để khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng
và phong trào cách mạng, đặc biệt cần phải “gây dựng một đồn thể bí mật, có
kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng tức Đảng cộng sản để hướng
đạoq uần chúng trên con đường giai cấp chiến đấu”. Đầu năm 1934. Theo sự chỉ
đạo của Quốc tế CỘng sản, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng cộng sản Đông
Dương được thành lập lãnh đạo, chỉ đạo phong trào trong nước như chức năng,
trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung Ương. Đến đầu năm 1935, hệ thống tổ


chức của Đảng được phục hồi. Đó là cơ sở để tiến tới Đại hội lần thứ nhất của
Đảng.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31-3-1935 tại nhà số 2
Quan Công Lộ, Ma Cao, Trung Quốc với 13 đại biểu tham dự. Lúc này, Đảng ta
có 600 đảng viên trên cả nước. Đại hội đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong là Tổng
Bí thư. 13 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Nhiệm vụ chính của Đại hội: Củng cố hệ thống tổ chức của Đảng từ
Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến nước ngoài. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá I đã họp 6 lần và một số Hội nghị cán bộ toàn quốc để
quyết định những vấn đề quan trọng của Đảng và Cách mạng nước ta; trong
đó có vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất, phát động tổng khởi nghĩa, tiến
hành cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh
dấu thắng lợi căn bản của cuộc đấu tranh gìn giữ và khôi phục hệ thống tổ chức

của Đảng từ cơ sở đến trung ương. Đây là một điều kiện cơ bản và cần thiết để
Đảng bước vào một thời kỳ đấu tranh mới với một đội ngũ đã được tôi luyện.

2.2. Phong trào dân chủ năm 1936 – 1939
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, giai cấp tư sản ở một số
nước như Đức Italia, Pháp, Tây Ban Nha,... ráo riết, chủ trương dùng bạo lực
đàn áp phong trào đấu tranh trong nước và chuẩn bị phát động chiến tranh thế
giới nhằm chia lại thị trường. Hành động này đã đẩy nhân loại đến bờ vực của
một cuộc chiến tranh thế giới mới, đe dọa nghiêm trọng đến hịa bình và an
ninh quốc tế.
Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, 7/1935
Quốc tế Cộng sản đã quyết định họp Đại hội VII tại Mátxcơva (Liên Xô) để
đưa ra một số quyết định quan trọng:
Thứ nhất, họ xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ
nghĩa phát xít - lực lượng đang có nguy cơ phá hoại nền an ninh thế giới


Thứ hai, nhiệm vụ trước mắt lúc này phải là chống chủ nghĩa phát xít,
chống chiến tranh bảo vệ dân chủ và hịa bình
Thứ ba, thành lập các Mặt trận nhân dân rộng rãi, giai cấp công nhân
trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ
Trong thời gian này, các Đảng cộng sản ra sức phấn đấu lập mặt trận
nhân dân chống chủ nghĩa phát xít. Đặc biệt, Mặt trận nhân dân Pháp thành
lập từ tháng 5-1935 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt, đã thắng lợi trong
cuộc tổng tuyển cử năm 1936, dẫn đến ra đời của Chính phủ mặt trận nhân
dân Pháp, 6-1936 chính thức lên cầm quyền ở Pháp và thi hành chính sách nới
lỏng thuộc địa như: tự do báo chí, hệ nhiều tù chính trị cộng sản được tự do,
tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Về kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933, nền kinh tế
Việt Nam bị trì trệ, suy thối thì giai đoạn 1936-1939 là giai đoạn phục hồi và

phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn và
lệ thuộc và Pháp, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp cho sự
thiếu hụt cho kinh tế Pháp
 Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây
lúa trồng cao su, đay, gai, bông
 Công nghiệp: Đẩy mạnh khai thác mỏ, sản lượng ngành dệt, xi
măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí,
đường, giấy, diêm,...
Về xã hội: vì phụ thuộc về kinh tế nhiều ở Pháp nên kéo theo đó là đời
sống người dân lao động gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nguyện vọng trước mắt
của người dân là nguyện vọng tự do, cơm áo và hịa bình. Nhằm thốt khỏi
sự ngột ngạt do khủng hoảng kinh tế và khủng bố trắng do thực dân Pháp gây
ra thì mọi tầng lớp đều muốn có những cải cái dân chủ.
Về chính trị: Đối với Đơng Dương, Pháp cử phái đồn sang điều tra tình
hình, cử Tồn quyền mới, ân xá tù chính trị, mở rộng quyền tự do báo chí …Có


nhiều đảng phái chính trị: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương,
đảng phản động,... nhưng Đảng Cộng sản Đơng Dương là Đảng mạnh nhất, có
tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng. Năm 1935, Đảng Cộng sản Đông Dương
đã phục hồi tổ chức và có thể sẵn sàng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh
sang một thời kỳ lịch sử mới.
Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương
(7/1936)
Trước những biến đổi của tình hình thế giới và Việt Nam thì Đảng Cộng
sản Đơng Dương với tư cách là một đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam bắt
buộc phải thay đổi đường lối đấu tranh:
Một là, về vấn đề chiến lược: vẫn giữ nguyên nhiệm vụ chống đế quốc,
chống phong kiến giành độc lập dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày. Tuy
nhiên, nhiệm vụ trực tiếp trước mắt có sự thay đổi, mà tạm thời chống phản

động thuộc địa ở Đông Dương, chống phát xít, nguy cơ chiến tranh, địi tự do,
dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa bình.
Hai là, Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng Cộng sản Đơng Dương đã thành
lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương làm lực lượng. Mặc
dù nhiệm vụ trước mắt là chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống
nguy cơ chiến tranh chứ chưa phải chống thực dân Pháp nói chung nhưng tên
mặt trận lại là “phản đế” và “phản đế” có ảnh hưởng nhất định đến việc bộ tập
hợp thêm một lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương và đặc biệt ngoại kiều
Pháp có xu hướng là chống phát xít. Vì vậy đến năm 1938, Mặt trận đổi tên là
Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Ba là, kết hợp các phương pháp đấu tranh đa dạng. Kết hợp giữa hình thức
cơng khai, bí mật,hợp pháp và bất hợp pháp do có điều kiện chính trị thuận lợi.
Những quyết định của Hội nghị VII năm 1936 chính là nguyên nhân trực tiếp
dẫn tới sự bùng nổ của những cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam.

Những phong trào tiêu biểu:


Phong trào Đông Dương Đại hội (1936): Sau khi nhận được tin chính
quyền thực dân sẽ cử những phái đồn sang Đơng Dương để khảo sát tình
hình nhằm sửa đổi chính sách cai trị, thì Đảng Cộng sản Đơng Dương đã chủ
trương nhân dân soạn thảo ra những bản yêu sách để tiến tới thành lập các Ủy
ban trù bị tiến lên thành lập Đông Dương Đại hội. Khi Đại hội Đơng Dương
phát triển, chính quyền thực dân nhận thấy không ổn nếu cứ để tiếp tục dân
chủ như vậy, cho nên họ đã quyết định giải tán các Ủy ban trù bị và cấm các
cuộc hội họp và phong trào Đơng Dương Đại hội kết thúc.
Cuộc vận động đón phái viên và toàn quyền mới: Đầu năm 1937, nhân
dịp phái viên của chính phủ Pháp Gơđa (Godard) đi kinh lý Đơng Dương và
Brêviê (Brévié) sang nhận chức tồn quyền Đông Dương, Đảng vận động hai
cuộc biểu dương lực lượng quần chúng dưới danh nghĩa “đón rước”, mít tinh,

biểu tình, đưa đơn “dân nguyện”.
Đấu tranh nghị trường: Đảng Cộng sản Đơng Dương tìm cách đưa
người của mình vào các tổ chức, cơ quan hành chính của chủ nghĩa thực dân,
ví dụ như: Viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Hội
đồng kinh tế lý tài Đơng Dương. Mục đích là để mở rộng tầm ảnh hưởng của
hội và cũng là để phê phán những chính sách cai trị của thực dân.
Đấu tranh báo chí: Thời kỳ này được coi là thời kỳ nở rộ của báo chí
Việt Nam, bở có rất nhiều tờ báo mới ra đời, ví dụ như: báo Nhành lúa; báo
Tiền phong… và có rất nhiều tác phẩm văn học ra đời để tố cáo hiện thực lúc
này: Tắt đèn, Lều chõng ( Ngô Tất Tố), Số đỏ ( Vũ Trọng Phụng).
Các cuộc bãi cơng của cơng nhân, mít tinh, biểu tình của nhân dân lao
động (1/5/1938). Tiêu biểu là vào ngày 1/5/1938, quần chúng nhân dân ở Hà
Nội đã tổ chức một cuộc mít tinh ở khu nhà hát Đấu Xảo để kỷ niệm ngày
quốc tế lao động.
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
Về ý nghĩa:


Thứ nhất , buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách,
tuy nhỏ nhưng cũng là động lực để người dân Việt Nam có thể tiếp tục đấu
tranh cho mục tiêu lâu dài. Nhằm chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự
do, dân chủ, cơm áo, hịa bình. Đảng nhận thức đầy đủ rằng, “những u sách
đó tự nó khơng phải là mục đích cuối cùng”, “bằng cái cách không thể nào
thay đổi một cách căn bản trật tự xã hội cũ”. Song muốn đi đến mục đích
cuối cùng, cách mạng phải vượt qua nhiều đường quanh co, từ thấp đến cao,
giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hồn tồn.
Thứ hai, thơng qua phong trào 1936-1939, quần chúng nhân dân đã được
tập hợp, giác ngộ, rèn luyện trở thành lực lượng chính trị thông qua thực tiễn
đấu tranh. Đây là một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi cách mạng Việt
Nam. Hơn nữa, giúp cho uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. Tổ

chức Đảng được củng cố và phát triển. Đến tháng 4-1938, Đảng có 1.597
đảng viên hoạt động bí mật và hơn 200 đảng viên hoạt động công khai. Số hội
viên trong các tổ chức quần chúng công nhân, nông dân, phụ nữ, học sinh,
cứu tế là 35.009 người.
Thứ ba, Đội ngũ cán bộ, đảng viên tiếp tục được rèn luyện và trưởng
thành. Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm mới, giải quyết mối quan hệ
giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu chiến lược; xây dựng một mặt trận thống
nhất rộng rãi phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị; phân hóa và cơ lập
kẻ thù nguy hiểm nhất và kết hợp các hình thức tổ chức, phương pháp đấu
tranh khác nhau trên mọi mặt trận. Thực tiễn phong trào chỉ ra rằng: “ Việc gì
đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và
hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thật là một phong trào quần chúng”
Về bài học kinh nghiệm:
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho các phong trào đấu tranh thời
kỳ sau: Việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược; việc
tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh công khai, xác định nhiệm vụ của mặt
trận.


Cuối cùng, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt lần 2 cho
Tổng khởi nghĩa tháng Tám; nó đã làm cho trận địa lực và lực lượng cách
mạng được mở rộng ở cả nông thôn và thành thị, là một bước chuẩn bị cho
thắng lợi Cách mạng Tháng Tám sau này.
2.3. Đánh giá hiệu quả vấn đề phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân
trong giai đoạn 1930-1945
Giai đoạn 1930-1945 có thể coi là bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự chuyển
mình của cách mạng Việt Nam mà tiêu biểu là sự thành công của Cách mạng
tháng 8 năm 1945. Trong đó, sức mạnh của đại đồn kết toàn dân tộc - một
truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam đã được phát huy một cách hiệu quả.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,

ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành
lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc
thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước,
của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiếp
theo đó là sự ra đời của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh với tinh thần cơ
bản “chủ trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách
mạng, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại, chiến đấu đánh đổ chủ nghĩa đế quốc
phát xít Nhật, giành quyền độc lập cho nước Việt Nam.” Mặt trận Việt Minh với
nhiều hội Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc,... đã chủ
trương liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, xu
hướng, đảng phái, giai cấp,... để đồn kết mn người như một, chiến đấu đánh
đuổi Pháp - Nhật, giành độc lập dân tộc.
Có thể thấy Đảng đã rất khéo léo để khơi gợi tinh thần dân tộc thông qua
những chủ trương đường lối, đã vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân một cách
tối đa toàn diện bằng sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt để đấu tranh giành độc lập,
không để âm mưu chia rẽ dân tộc của thế lực thù địch, phản động có cơ hội thành
cơng. Tinh thần đoàn kết được khơi dậy, được liên kết với nhau với cùng một
mục tiêu và chí hướng đã phát huy vơ cùng hiệu quả. Chiến lược đại đồn


kết toàn dân của Đảng, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thơng
qua Mặt trận Việt minh đã phát triển nhanh chóng, rộng rãi và chặt chẽ chưa
từng có, khối đại đồn kết dân tộc phát huy sức mạnh tối đa đã làm nên thắng
lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cho đến ngày nay, phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc vẫn là một bài học quý giá, là tinh
thần lãnh đạo tồn dân của Đảng, đóng một vai trị quan trọng trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


CHƯƠNG III: VẤN ĐỀ PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN

DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Thực trạng chung về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
a.

Những điểm mạnh

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một di sản vô giá, truyền thống quý báu của
dân tộc Việt Nam được hun đúc qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trong gần một thế kỷ
lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến
lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta ln xác định: Đồn kết là giá trị cốt
lõi, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Người đã tha thiết căn dặn “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu
của Đảng và dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn
sự đồn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mình”. Tư tưởng Hồ
Chí Minh đặc biệt coi trọng sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc, Người
khẳng định: “Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới
khơng có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”.

Hiện nay, Đảng đã và đang có nhiều chủ trương, quyết sách và biện
pháp quan trọng để tiếp tục củng cố, mở rộng và phát huy sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, chăm lo đời sống Nhân
dân; động viên Nhân dân phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, hăng hái
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội kịp thời có chính sách, pháp luật
đúng đắn, phù hợp với mọi lực lượng nhân dân tham gia vào khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, góp phần động viên Nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, năng
động, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng

Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp mở rộng quan hệ hữu nghị giữa dân
tộc Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.


Trong những năm gần đây, thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên đã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp
các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết tồn dân tộc,
thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước như: Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa; Cả nước chung tay vì người nghèo - Khơng để ai bị
bỏ lại phía sau; Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh;
phong trào đoàn kết, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế;
phong trào cả nước đồng lòng, chung sức phòng, chống đại dịch Covid-19;
phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam… Cụ thể hơn, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, Đảng và cả hệ thống chính trị cùng tồn thể đồng bào ở trong
nước và ngoài nước đã đoàn kết, chung sức đồng lòng, quyết tâm “chống dịch
như chống giặc” để từng bước đẩy lùi và vượt qua đại dịch Covid-

19. Kết quả của các phong trào, cuộc vận động lớn đã góp phần củng cố, tăng
cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, xây dựng thế trận
lịng dân vững chắc; góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy
mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường tiềm lực quốc
phòng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc đã đem lại những thành tựu to lớn. Đảng cũng đề cao vai trị của đại
đồn kết tồn dân tộc, có ý nghĩa thiết thực đối với việc tạo ra sức mạnh nội sinh
để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng và củng cố nền quốc

phịng tồn dân, nền an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền,

thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân
dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng; tạo điều kiện, tiền đề
để phá bỏ bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước
trong khu vực và trên thế giới.


Đánh giá những thành tựu đạt được, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi
mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hồn thiện và từng
bước được hiện thực hố. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, tồn diện so với những năm trước đổi mới.
Quy mơ, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất
và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động
lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và tồn qn ta
vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi
mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước”. Những thành
tựu này đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn,
sáng tạo; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu
quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; Cương lĩnh của Đảng tiếp tục
là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đồn
kết tồn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò nòng
cốt trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân tộc,
Đảng đã khơng ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo; vận động các
tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo phát huy quyền làm chủ của nhân dân
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; mở rộng, nâng cao hiệu quả

hoạt động đối ngoại nhân dân; vận động Nhân dân tích cực tham gia các
phong trào thi đua yêu nước và các chương trình an sinh xã hội...
Trước sau như một, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định đại đoàn kết toàn
dân tộc “là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền
vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội lần thứ XIII của


Đảng xác định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân
tộc, sức mạnh đại đồn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc”
b. Những điểm hạn chế
Theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân, Đảng ta chỉ rõ: “Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong
nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn
đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Trong đó, “Các thế lực thù địch cấu kết với các phần tử phản động,
cơ hội chính trị trong nước chưa từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam,
nhất là phá hoại nền tảng chính trị, tư tưởng, nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

Bên cạnh tác động từ sự biến động của tình hình thế giới, việc triển khai
và thực hiện hoạt động của Đảng ta trong vấn đề củng cố, phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết dân tộc còn tồn tại những hạn chế nhất định, dẫn đến chưa
thực sự đạt hiệu quả tốt nhất trong đời sống thực tiễn của nhân dân.
Thứ nhất, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa phát huy đầy đủ, chưa
phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân. Bên cạnh đó, chủ trương, quan
điểm của Đảng về đại đồn kết tồn dân tộc, về quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa kịp thời được thể chế hóa, hoặc đã được
thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Đại hội XIII của Đảng cũng

chỉ rõ: “Cơng tác dân vận có nơi, có lúc cịn hạn chế; một số cấp ủy, tổ chức
đảng cịn xem nhẹ cơng tác dân vận; việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất
là ở những địa bàn phức tạp chưa kịp thời, sâu sát. Công tác vận động, tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất
là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và trách
nhiệm của nhân dân còn một số bất cập.” Từ thực tiễn đó, Đảng ta sáng suốt
nhận định và rút ra bài học kinh nghiệm về vị thế, vai trị của nhân dân: “Trong
mọi cơng việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc,



×