Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

bai tập lớn kinh tế ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.38 KB, 33 trang )

Lời mở đầu
Trong bối cảnh thế giới khoa học công nghệ phát triển như vũ bão
hiện nay, Việt Nam muốn hịa nhịp với thế giới thì phải có trình độ công
nghệ nhất định và liên tục được nâng cao. Năng lực nội tại của Việt Nam
cịn thấp, khơng thể chỉ tự phát huy nội lực mà còn phải học hỏi bạn bè các
nước. Có nhiều cách học hỏi nhưng lựa chọn cách thích hợp và hiệu quả thì
mới đem lại thành công. Đối với Việt Nam hiện nay những mặt hàng chứa
hàm lượng khoa học công nghệ cao như điện thoại di động và các loại linh
kiện kèm theo có tính tiện dụng cao nhưng trong nước chưa đủ khả năng sản
xuất mặc dù nhu cầu trên thị trường tương đối lớn thì nhập khẩu là rất cần
thiết.
Là một sinh viên chuyên ngành ngoại thương kiến thức về xuất nhập
khẩu là một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và tìm hiểu
kỹ lưỡng. Vì vậy, việc tìm hiểu về cơ chế chính sách quản lý nhập khẩu điện
thoại di động , các phụ kiện và định hướng trong những năm tới khi Việt
Nam thực hiện đầy đủ những cam kết của WTO là rất cần thiết.
Mục đích nghiên cứu: hiểu rõ và nắm được các cơ chế chính sách
quản lý nhập khẩu điện thoại và định hướng của nó trong những năm tới ở
Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Các cơ chế, chính sách Chính phủ sử dụng để
quản lý nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ thị trường Trung Quốc, những
phương hướng nhập khẩu mặt hàng này trong những năm tới khi Việt Nam
thực hiện đầy đủ cam kết của WTO.
Phạm vi nghiên cứu: Chính sách nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ
Trung Quốc từ năm 2010 đến nay và định hướng trong thời gian sắp tới.


Việc tìm hiểu và hồn thành bài tập lớn giúp em có cái nhìn cụ thể
hơn về hoạt động nhập khẩu điện thoại từ thị trường Trung Quốc từ đó tự
rút ra mối liên hệ với các mặt hàng khác. Cũng như củng cố và nắm vững
kiến thức đã được học về môn kinh tế ngoại thương.


Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Dương Văn Bạo và các thầy cô
giáo trong bộ môn kinh tế ngoại thương, trường đại học Hàng Hải đã giúp
em hoàn thành bài tập này.


Cơ sở lý luận chung về quản lý hàng nhập khẩu.
I. Khái niệm và vai trò nhập khẩu
1. Khái niệm:
Hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ được coi là hoạt động thương
mại,bao gồm hoạt động nội thương và hoạt động ngoại thương trong đó
ngoại thương bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ các tổ chức kinh tế
hay các doanh nghiệp nước ngoài theo các nguyên tắc thị trường quốc tế
nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc tái xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận.
Hoạt động nhập khẩu là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động thương
mại quốc tế, nó thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc
gia với nền kinh tế thế giới. Từ đó thấy được lợi thế so sánh về vốn, lao
động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học cơng nghệ,... để có chính sách khai
thác hợp lý và có lợi nhất.
2. Vai trị nhập khẩu:
Một điều khẳng định rằng, trên thế giới nơi nào có hoạt động thương mại,
đặc biệt là thương mại quốc tế phát triển thì nơi đó có nền kinh tế phát triển.
Trước đây một số nước như Trung quốc, Liên xô (cũ), Việt nam đã coi độc
lập kinh tế là vấn đề trên hết và có ý thức xây dựng một nền kinh tế tự cấp,
tự túc. Nhưng thực tế đã thất bại, sự khan hiếm hàng hoá trầm trọng đã ảnh
hưởng đến kinh tế cũng như xã hội. Bài học này cho thấy rằng hoạt động
ngoại thương là vô cùng quan trọng, phải biết kết hợp cả nội lực và ngoại
lực, ngoại lực là yếu tố quan trọng còn nội lực là yếu tố quyết định. Nhận



thức được vấn đề này, các quốc gia đã tích cực tham gia vào các tổ chức
thương mại quốc tế nơi thúc đẩy sự trao đổi buôn bán giữa các nước diễn ra
một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. Và thành phần khơng thể thiếu, đó là
nhập khẩu đã đóng vai trị quan trọng của nền kinh tế quốc gia cũng như đối
với sự phát triển của thương mại quốc tế.
*Nhập khẩu bổ sung những mặt hàng còn thiếu hụt của nền kinh tế nội địa,
giải quyết tình trạng khơng cân bằng giữa cung và cầu hàng hố. Vì một lý
do nào đó tác động đến cân bằng cung cầu và cung không đáp ứng đủ cầu
trong nước. Mục tiêu hiệu quả kinh tế làm cho các quốc gia tham gia vào
phân công lao động quốc tế, tập trung phát triển mặt hàng lợi thế. Hàng loạt
các nhu cầu không thể đáp ứng bằng nguồn lực sản xuất nội địa mà phát sinh
nhu cầu nhập khẩu mang tính chu kỳ và khá ổn định. Tham gia hoạt động
nhập khẩu, sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu được
khắc phục nghĩa là góp phần làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra
thường xuyên và ổn định. Không chỉ nhập khẩu trực tiếp hàng hoá thiết
yếu mà thị trường nội địa cịn khan hiếm mà cả máy móc, ngun
phụ liệu, cơng nghệ giúp cho sản xuất trong nước phát triển, năng suất lao
động cao hơn, hàng hoá sản xuất ra dồi dào và ngồi ra cịn có tác dụng giữ
giá ổn định trên thị trường, hạn chế sự leo thang của giá cả bằng cách tạo ra
môitrường cạnh tranh lành mạnh-chất lượng và giá cả được quan tâm.
*Nhập khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh vì nó
cung cấp nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hoá trong nước, tỷ lệ nguyên
phụ liệu này tuỳ thuộc vào từng quốc gia với nhu cầu của họ, đem lại nhiều
trình độ công nghệ khác nhau phù hợp với từng vùng, địa phương với quy
mô và khả năng sản xuất được nâng cao, năng suất lao động tăng.
II. Những nguyên tắc và chính sách nhập khẩu.


Những nguyên tắc nhập khẩu trình bày dưới đây được hiểu như là những
quy tắc thực hiện trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi ích của

xã hôị cũng như của các doanh nghiệp.
1. Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, hợp lý, mang lại tính hiệu quả cao.
Yêu cầu:
 Xác định cơ cấu hàng nhập khẩu một cách hợp lý đối với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
 Khi sử dụng vốn nhập khẩu cần tiết kiệm.
 Khi nhập khẩu phải nghiên cứu thị trường để chọn được hàng tốt, giá
cả phù hợp, kịp thời, phù hợp về chủng loại, nhanh chóng phát huy
được tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
2. Nhập khẩu thiết bị, máy óc tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều kiện
của Việt Nam.
3. Nhập khẩu phải bảo vệ và thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng xuất
khẩu.
Yêu cầu:
 Nhập khẩu bảo vệ và thúc đẩy sản xuất.
 Nhập khẩu làm tưng xuất khẩu.
III. Các biện pháp, công cụ quản lý nhập khẩu.
Công cụ quản lý nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,
giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và kiểm soát ngoại tệ.
1. Thuế nhập khẩu.
a.

Khái niệm:


Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá
cảnh phải nộp cho cơ quan hải quan của một nước.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.
b.


Mục đich:

• Thuế nhập khẩu góp phần vào việc bảo hộ và phát triển sản xuất thông
qua việc làm tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu.
• Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngày nay, với tiến trình tồn cầu
hóa, vai trị của thuế quan đối với nguồn ngân sách ngày càng giảm,
nhưng đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, thuế nhập
khẩu vẫn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách quốc gia.
• Thuế nhập khẩu góp phần điều tiết hoạt động nhập khẩu và hướng dẫn
tiêu dùng trong nước. Đối với hàng nhà nước không khuyến khích nhập
khẩu, thuế nhập khẩu cao nên giá cao, người tiêu dùng sẽ chuyển sang
sử dụng những mặt hàng tương tự, những mặt hàng trong nước sản xuất
hoặc sẽ có ý thức tiết kiệm khi sử dụng những mặt hàng này,
• Thuế nhập khẩu là cơng cụ phân biệt đối xử trong thương mại, gây áp lực
đòi bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
• Giảm thuế quan góp phâng thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, là
biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong khu vực và
trên tồn thế giới về kinh tế.
• Tiết kiệm được ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân
thanh tốn quốc tế.
• Phân bố lại ích kinh tế xã hội.
c.

Giá tính thuế và phương pháp tính thuế


Cách 1: Theo giá trị(căn cứ giá trị một đơn vi hàng hóa để đanh thuế).
Cách 2: Theo đơn vị(áp dụng với những mặt hàng có giá trị nhỏ).
Cách 3: Hỗn hợp.
Thuế=Số lượng x giá tính thuế nhập khẩu x thuế suất.

Giá tính thuế:
Việt Nam và các nước ASEAN quyết định thống nhất áp dụng trị giá GATT
trong việc xác định giá tính thuế. Theo đó, trị giá hàng nhập khẩu phải được
xác định căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa đó.
d.

Biểu thuế.

Khái niệm: Biểu thuế là một bảng phân loại có hệ thống với tất cả các
hàng hóa thuộc diện chịu thuế khi đi qua khu vực hải quan của một nước.
Biểu thuế gồm 2 loại:
- Biểu thuế đơn: trong đó một loại hàng hóa chỉ ghi 1 mức thuế suất.
- Biểu thuế kép: 1 loại hàng hóa ghi từ 2 mức thuế suất trở lên(mức thông
thường và mức ưu đãi).
Mức thông thường: là mức thuế đánh vào loại hàng hóa khơng phân
biệt xuất xứ.
Mức ưu đãi: là mức thuế thấp hơn mức thông thường một tỷ lệ nào đó
tùy thuộc vào mối quan hệ giữa nước chủ nhà và nước đối tác.
Hiện nay ở Việt Nam sử dụng 3 loại thuế suất sau:
Thuế suất ưu đãi MFN: áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu theo hiệp
dịnh thương mại đã ký kết giữa 2 chính phủ, trong đó có điều khoản ưu đãi
về xuất nhập khẩu.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt(áp dụng với các nước ASEAN).
Thuế suất thông thường(bằng 150% thuế suất ưu đãi): đánh chung cho
các loại hàng hóa.


 Các trường hợp miễn thuế, giảm thuế và hoàn lại thuế:
Miễn thuế:
Hàng viện trợ khơng hồn lại

Hàng tạm nhập tái xuất
Hàng là tài sản di chuyển của công dân Việt Nam đi công tác và học
tập, đi lao động và hợp tác mang theo hoặc gửi về theo mức quy định.
Hàng nhập hẩu của các cá hân nước ngoài, tổ chức quốc tế được hưởng tiêu
chuẩn miễn trừ.
Hàng được xét miễn thuế:
Hàng nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng, nghiên cứu khao học,
giáo dục và đào tạo.
Hàng là vật tư nguyên lieuj phục vụ gia công sản xuất.
Hàng nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong trường
hợp khuyến khích đầu tư.
Hàng là q tặng, quà biếu.
Hàng đước hoàn lại thuế:
Hàng là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Hàng tạm nhập tái xuất.
 Tính chất bảo hộ của thuế quan:
Bảo hộ danh nghĩa: là việc chỉ đơn thuần đánh thuế vào hàng nhập
khẩu, làm cho giá hàng ngoại nhập giảm sức cạnh tranh so với hàng hóa
trong nước, từ đó bảo hộ sản xuất nội địa(đặc biệt là đối với những ngành
sản xuất hay thế xuất khẩu)
Bảo hộ thực sự: là việc khơng chỉ đơn thuần đánh thuế nhập khẩu mà
cịn đánh thuế vào nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng.


2. Các biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua các hàng rào phi
thuế quan
Khái niệm: Hàng rào phi thuế quan có nghĩa là các biện pháp khác với thuế
quan, trên thực tế ngăn cấm hoặc hạn chế việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu các
sản phẩm giữa hai hay nhiều quốc gia.
 Các biện pháp hạn chế định lượng.

a. Hạn ngạch nhập khẩu


Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số
lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung
hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường
là 1 năm).



Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế
về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn
ngạch nhập khẩu được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào
đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu
mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định khơng kể nguồn
gốc hàng hố đó từ đâu đến.



Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường
thì hàng hố đó chỉ được nhập khẩu từ nước (thị trường) đã định với
số lượng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.



Thường hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách
cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Ví dụ ở ta, các mặt hàng
có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có quy
định hạn ngạch nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, xi măng, đường,



thép xây dựng. Chỉ có một số doanh nghiệp mới được phép nhập khẩu
những mặt hàng trên. Mỗi doanh nghiệp được phép phân bổ một số
lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm

KHUNG 3.9 HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐÃ ÁP DỤNG
Mặt hàng

Mức hạn chế số

Mức hạn chế số lượng áp dụng

lượng áp dụng năm

từ 1999

1997
Ơ



khách

chở

3.000 chiếc

dưới

Cấm nhập (áp dụng với ô tô dưới

16 chỗ ngồi từ năm 2000)

12 chỗ
Xe

tải,

xe

khách

30.000 chiếc

Giấy phép nhập khẩu

350.000 chiếc

Cấm nhập khẩu

loại

khác
Xe hai bánh
gắn

máy

Các doanh nghiệp trong nước có

nguyên chiếc


đầu tư sản xuất, lắp ráp xe 2

và linh kiện

bánh gắn máy dạng IKD, được

lắp ráp xe 2

nhập khẩu linh kiện IKD, theo

bánh

năng lực sản xuất phù hợp với

gắn

máy
Thép

giấy phép kinh doanh đã cấp
xây

500.000 tấn

Giấy phép nhập khẩu

Phôi thép

900.000 tấn


Giấy phép nhập khẩu

Xi măng

500.000-700.000 tấn

Chỉ áp dụng giấy phép nhập

dựng

khẩu đối với xi măng đen.


Chinken

1.100.000 tấn

Giấy phép nhập khẩu

Giấy in chất

20.000 tấn

Giấy phép nhập khẩu

10.000 tấn đường RE

Giấy phép nhập khẩu


lượng

cao,

giấy carton,
duplex
Đường

cấm nhập các loại
đường khác

• Nhà nước áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch chủ
yếu là nhằm:
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ
- Thực hiện các cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài
- Chúng ta biết rằng việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng
biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng định hạn ngạch nhập
khẩu.
• Ngồi việc bảo hộ sản xuất, hạn ngạch còn được cấp cho các doanh
nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết mà Chính phủ ta ký kết
với nước ngoài. Những cam kết này thường mang cả ý nghĩa chính trị
và kinh tế. Đồng thời, trong khn khổ quỹ ngoại tệ cho phép nhập
khẩu, việc quy định hạn ngạch nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả
quỹ ngoại tệ có được.


• Ở Việt Nam, danh mục, số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng nhập
khẩu quản lý bằng hạn ngạch cho từng thời kỳ (hàng năm) do Chính
phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Thương mại.
- Danh mục hạn ngạch được công bố công khai. Việc phân bố hạn
ngạch cho ai cũng được công bố công khai.
- Bộ Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất có thẩm quyền
phân bổ hạn ngạch trực tiếp cho các doanh nghiệp, Bộ Thương mại
cũng là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thực hiện phân bổ hạn ngạch
đã cấp.
• Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Thương mại (số 195/TMDLXNK
ngày 09/04/1992) thì việc mua bán hạn ngạch bị nghiêm cấm.
- Người được cấp hạn ngạch nhập khẩu là các doanh nghiệp được Nhà
nước cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm cả các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Một doanh nghiệp khi xuất khẩu
phải biết mặt hàng của mình có nằm trong hạn ngạch nhập khẩu của
nước bạn hàng không, ở dạng nào ? Số lượng (hoặc trị giá) hạn ngạch
quy định cho mặt hàng đó ở nước nhập khẩu là bao nhiêu? Thể thức
xin hạn ngạch và khả năng có thể xin được bao nhiêu? Sự thay đổi
trong những quy định cấp hạn ngạch của nước nhập khẩu ra sao?…
Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược tiêu thụ sản
phẩm của nhà xuất khẩu.
- Về tác động của hạn ngạch, chúng ta không được hiểu lầm hạn ngạch
ở mức độ nào đó hạn chế nhập khẩu mà không làm tăng giá trong
nước. Hạn ngạch giống như thuế nhập khẩu luôn luôn nâng giá hàng
nhập khẩu trên thị trường nội địa. Tác động này của hạn ngạch cho
phép các nhà sản xuất kém hiệu quả, sản xuất ra một sản lượng cao


hơn so với trong điều kiện thương mại tự do. Hạn ngạch cũng dẫn tới
sự lãng phí của cải xã hội với những lý do giống như đối với thuế
nhập khẩu.
- Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước việc cấp hạn

ngạch có lợi là xác định trước được khối lượng (hoặc giá trị) nhập
khẩu. Còn thuế quan, lượng nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ linh
hoạt của cung, cầu, là điều thường không biết trước một cách chắc
chắn.
- Nhưng tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác tác động của thuế
quan ít nhất về hai mặt quan trọng:
- Thứ nhất, Chính phủ khơng có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn
ngạch được dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lượng
tiền thuế đáng ra Chính phủ thu được sẽ rơi vào bất kỳ người nào có
giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Những người có giấy phép này
nhập khẩu hàng hố và sau đó bán lại với giá cao hơn tại thị trường
trong nước. Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu thu được gọi
là tiền thuê hạn ngạch. Ai sẽ nhận được tiền th hạn ngạch ? Có thể
là các cơng ty thương mại trong nước, hoặc có thể là Chính phủ của
nước xuất khẩu. Khi chính phủ của nước xuất khẩu có được quyền
bán hàng tại thị trường trong nước, vốn là điều thường xẩy ra thì việc
chuyển giao tiền thuê hạn ngạch ra nước ngoài làm cho sự mất mát
(chi phí) của một hạn ngạch thực tế sẽ cao hơn loại thuế quan tương
ứng.
- Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở
thành kẻ độc quyền. Và do đó họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu
được lợi nhuận tối đa.


- Để giành lại một phần tiền thuê hạn ngạch, Chính phủ nhiều nước
thường áp dụng đấu giá các giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch, hoặc
quy định hạn ngạch kết hợp với sử dụng thuế quan (gọi là hạn ngạch
thuế quan).
• Các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu khác
Hạn ngạch thuế quan (Tariff quotas)

Hạn ngạch thuế quan là cắt giảm thuế quan đối với một số lượng hàng
nhập khẩu nhất định. Hàng nhập khẩu vượt quá định mức này phải nộp thuế
cao hơn.
Hạn ngạch thuế quan mở cửa thi trường tối thiểu (minimum access
tariff quotas)
Hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường tối thiểu là một cơ chế dành
mức tối thiểu mở cửa thị trường đối với những hàng nông sản mà các biện
pháp phi thuế quan đã được chuyển thành thuế quan. Các cuộc đàm phàn
vòng Urugoay đã đưa cơng thức mà theo đó mức mở cửa thị trường được lựa
chọn trên cơ sở tỷ số: nhập khẩu/ tiêu thụ trong giai đoạn cơ sở 1986-1988.
Ở mức mà trong giai đoạn cơ sở thấp hơn 3% mức tiêu thụ thì mức mở cửa
thị trường sẽ phải được nâng lên ngay 3% và mở rộng lên thành 5% vào cuối
giai đoạn thực hiện các cam kết lại vòng Urugoay về nông nghiệp.
Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành (current access
tariff quotas)
Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành mô tả các cơ hội
mở cửa thị trường cho hàng nông sản khi các biện pháp phi thuế quan được
chuyển thành phi thuế quan. Đây là một hình thức hạn ngạch đã được thảo
luận tại vịng đàm phán Urugoay, theo đó mức độ mở cửa thị trường đối với
một sản phẩm nào đó được xác định qua việc so sánh mức độ nhập khẩu


trong thời kỳ cơ sở với mức tiêu thụ. Mức độ mở cửa thị trường hiện nay
được thông qua nhằm đảm bảo nhập khẩu ít nhất 5% tiêu thụ nội địa được
áp dụng trong thời kỳ cơ sở 1986 - 1988.
Hạn ngạch cản trở tự do lưu thơng hàng hố trên thị trường. Vì vậy,
điều Xi của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994
(GATT/1994) về “loại bỏ các hạn chế định lượng” quy định “các bên ký kết
khơng được duy trì hoặc tạo ra các điều cấm hoặc hạn chế nào khác trừ thuế
quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép xuất

khẩu hoặc nhập khẩu và các biện pháp khác bị cấm, trừ một số trường hợp
được quy định chặt chẽ.
c) Giấy phép nhập khẩu hàng hoá
Giấy phép nhập khẩu hàng hoá là một biện pháp quản lý nhập khẩu.
Nhưng giấy phép nhập khẩu khác với hạn ngạch là được áp dụng rộng
rãi hơn.
Giấy phép nhập khẩu hàng hố có hai loại thường gặp:
1.

Giấy phép tự động: Người nhập khẩu xin phép nhập khẩu thì cấp ngay

khơng cần địi hỏi gì cả.
2.

Giấy phép không tự động: Loại giấy phép này muốn xin nhập khẩu

phải có hạn ngạch nhập khẩu và hoặc bị ràng buộc bởi các hạn chế khác về
nhập khẩu. Các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng nhập khẩu các mặt
hàng thuộc loại này khi có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc
Bộ chuyên ngành.
Người nhập khẩu phải am hiểu những quy định của Nhà nước về việc
cấp giấy phép và những phí tổn có liên quan đến việc xin giấy phép để hoạt
động kinh doanh được thuận lợi, có hiệu quả.
Ở Việt Nam, giấy phép nhập khẩu từng lô hàng (chuyến hàng) được
bãi bỏ từ 15/12/1995. Tuy nhiên, giấy phép nhập khẩu vẫn là biện pháp quản


lý nhập khẩu quan trọng. Ngày 04/04/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, quy định cơ chế quản lý hàng hoá
xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005. Theo đó, nhiều hàng hố chịu sự quản lý,

thơng qua hình thức cấp giấy phép, của Bộ Thương mại và các Bộ chuyên
ngành. Hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép riêng được chia thành 4 nhóm
sau :
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành
của các bộ và cơ quan ngang bộ.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng của thủ tướng
chính phủ.
d) Cấm nhập khẩu:
Việt Nam hàng cấm nhập khẩu nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội. Ngồi ra Việt Nam cịn cấm nhập khẩu một số hàng
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Hàng cấm nhập khẩu được Chính phủ
cơng bố hàng năm, có giá trị cho năm đó hoặc cho một số năm.
 Các biện pháp tương đương thuế quan.
a) Xác định trị giá hải quan
b) Định giá
c) Biến phí
d) Phụ thu
 Quyền kinh doanh của các doanh nghiệp
a) Quyền kinh doanh nhập khẩu


b) Đầu mối nhập khẩu
 Các rào cản kỹ thuật(các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, yêu cầu
về nhãn mác, quy định về môi trường)
 Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngồi
 Quản lý nhập khẩu thơng qua điều tiết các hoạt động dịch vụ
 Các bien pháp quản lý hành chính nhà nước


Chương 2:Thực trạng nhập khẩu điện thoại và linh kiện
điện thoại


2.1 Đánh giá về lượng hàng nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam. Số lượng điện
thoại các loại và linh kiện nhập khẩu trong những năm gần đây đã tăng
nhanh. Năm 2010 là 1.495 triệu USD; năm 2011 là 2.593 triệu USD; năm
2012 là 5.042 triệu USD. Năm 2012 so với năm 2010 cao gấp gần 3,4 lần,
bình quân 1 năm tăng 83,6%, tuy thấp hơn các con số tương ứng của xuất
khẩu điện thoại, nhưng vẫn cao hơn nhiều các con số tương ứng của tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (1,34 lần và 15,8%/năm).

Năm 2011:
Thống kê thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện 9 tháng 2011
và 2012.
ĐVT: USD


KNNK

KNNK 9T/2012KNNK 9T/2011% +/- KN

T9/2012

usd

so

usd

Tổng KN
434.657.229
Trung Quốc
258.455.185
Đài Loan
3.523.488
Nhật Bản
673.231
Hoa Kỳ
Thụy Điển
24.685
Hàn Quốc
1.288.158
Hồng Kông
272.966
Anh
153.120
(Nguồn số liệu: TCHQ)

9

T/2011
3.449.049.954
2.357.915.793
45.973.577
31.063.263
24.338.468
12.457.891
11.743.894
5.949.773

3.600.219

1.708.625.009
1.126.934.918
28.472.274
12.776.711
1.753.118
6.680.595
513.750.222
510.173
4.803.588

101,86
109,23
61,47
143,12
1,288,30
86,48
-97,71
1,066,23
-25,05

Năm 2012:
Số liệu hải quan công bố cho thấy, trong bảy tháng đầu năm 2012,
nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc tăng đột biến, gần 2,5 lần
so với cùng kỳ.
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, trong bảy tháng đầu năm 2012, kim
ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Trung Quốc vào Việt
Nam trong bảy tháng đầu năm đạt 1,74 tỉ đô la Mỹ, tăng thêm hơn 1 tỉ đô la
Mỹ so với cùng kỳ năm trước, tức tăng thêm gần 2,5 lần.

Ngoài ra, mặt hàng này nhập từ Trung Quốc cũng chiếm 70% tổng
kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong
thời gian này. Từ đầu năm đến cuối tháng 7-2012, Việt Nam nhập khẩu 2,49


tỉ đô la Mỹ điện thoại các loại và linh kiện, tăng 107% so với cùng kỳ năm
ngối.
Trước đó, theo một đại diện của chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di
động Thế giới Di động, phần lớn điện thoại di động đều có xuất xứ từ Trung
Quốc.
Tổng cục Hải quan không công bố chi tiết về kim ngạch nhập khẩu
mặt hàng điện thoại và kim ngạch của linh kiện trong bảy tháng đầu năm
nay.
Tuy nhiên, theo một doanh nghiệp trong ngành điện thoại xin giấu tên,
trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,4 triệu chiếc điện thoại
di động bao gồm điện thoại thông thường và điện thoại di động thông minh
Smart Phone. Đây cũng là mức nhập khẩu trung bình trong bảy tháng đầu
năm nay.
Trong đó, nhập khẩu điện thoại di động thơng minh có tăng, khoảng
từ 15-30%, nhưng chủ yếu là sản phẩm giá rẻ. Ngoài ra, trong bảy tháng đầu
năm nay, sức mua sản phẩm điện thoại, theo một số doanh nghiệp, giảm từ
15-30%.
Do đó, doanh nghiệp này cho rằng, có thể phần tăng thêm chủ yếu từ
phần linh kiện điện thoại nhập khẩu.

Theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường IDC Việt
Nam, dù thị trường điện thoại di động Việt Nam trong quý II/2012 có sự sụt
giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng trưởng 2 con số, ở mức 10,9% so với
cùng kỳ năm trước. Nếu so với nhiều mặt hàng khác trong bối cảnh kinh tế
khó khăn, điện thoại di động vẫn tăng trưởng mạnh.



Năm 2013 mới qua 4 tháng đã nhập khẩu 2.277 triệu USD, tăng tới 89,2%
so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu để cả năm có thể vượt qua mốc
14-15 tỷ USD. Những thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc 1.148
triệu USD, chiếm tới trên 67,3% tổng số nhập khẩu điện thoại của cả nước;
Hàn Quốc gần 525 triệu USD, chiếm 30,8%. Khu vực FDI nhập khẩu chiếm
86,3% tổng số.
Tính đến tháng 9 năm 2012, trong tổng số kim ngạch 3,44 tỷ USD đối
với mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mà Việt Nam nhập khẩu, thị
trường Trung Quốc chiếm tới 68,3%, tương đương 2,3 tỷ USD.
Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ tháng 1 - 9/2012,
kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,44 tỷ
USD. Cịn tính đến ngày 15/10, Việt Nam đã “tốn” 3,7 tỷ USD để nhập khẩu
mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện.
So với kim ngạch 1,7 tỷ USD nhập khẩu trong 9 tháng năm 2011, thì
9 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã tăng gấp đơi.
Tuy nhiên, theo phân tích của Trung tâm Thông tin công nghiệp và
thương mại (Bộ Công Thương), nếu tính cả số lượng điện thoại được mang
về theo đường xách tay, con số này còn lớn hơn nhiều.
Các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu điện thoại và các loại linh
kiện nhiều nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Điển…
Trong đó, thị trường Trung Quốc nổi lên với kim ngạch nhập khẩu 2,3 tỷ
USD, chiếm 68,3% tỷ trọng, tăng 109,23% so với cùng kỳ năm 2011. Tiếp
đến là Đài Loan với kim ngạch nhập khẩu 45,9 triệu USD, tăng 61,47%.
Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại cho biết, mặc dù kim
ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Mỹ chỉ đứng hàng thứ 4 trong


bảng xếp hạng, đạt 24,3 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng cao hơn cả,

tăng 1.288,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo tổng cục hải quan, tính đến tháng 11 năm 2012, kim ngạch nhập
khẩu nhóm hàng này tuy giảm 3,2% trong tháng 11 nhưng tính đến chung 11
tháng đạt tới 4,48 tỷ USD, tăng 84,7% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng năm 2012 chủ
yếu từ các thị trường: Trung Quốc với 3,03 tỷ USD, tăng 97,3% và chiếm
gần 70% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc 1,17 tỷ USD, tăng
71,8%; Singapore 76,4 triệu USD (11 tháng/2011 chỉ là 687 nghìn USD);
Đài Loan: 55,9 triệu USD, tăng 53%...
Năm 2013: mới qua 4 tháng đã nhập khẩu 2.277 triệu USD, tăng tới
89,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu để cả năm có thể vượt qua
mốc 14-15 tỷ USD. Những thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc
1.148 triệu USD, chiếm tới trên 67,3% tổng số nhập khẩu điện thoại của cả
nước; Hàn Quốc gần 525 triệu USD, chiếm 30,8%. Khu vực FDI nhập khẩu
chiếm 86,3% tổng số.
Qua các số liệu thống kê từ năm 2010-2013 ở trên, ta thấy rằng lượng
điện thoại và linh kiện Việt Nam nhập về tương đối lớn. Trong đó, lượng
hàng từ thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất.
So sánh các số liệu giữa các năm có thể thấy, lượng điện thoại và linh kiện
được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nói riêng và mọi thị trường nói
chung co xu hướng tăng mạnh.


2.2 Đánh giá về cơ chế chính sách.
Điện thoại di động và linh kiện là một trong những mặt hàng mới phổ
biến ở Việt Nam trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây. Hơn nữa giá thành của
một chiếc điện thoại smartphone hiện nay tương đối cao. Nên điện thoại di
động và các linh kiện không phải là một mặt hàng được khuyến khích nhập
khẩu. Vì vậy cơ chế chính sách quản lý nhập khẩu hàng hóa cịn một số mặt
hạn chế và đang trong giai đoạn hoàn thiện dần.

Ta có thể thấy năm 2011, Bộ Cơng thương ban hành Thơng báo số
301/TB-BCT bãi bỏ Thơng báo số 197/TB-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày
1/6/2011 về việc quy định điện thoại di động (cùng hai mặt hàng khác là
rượu và mỹ phẩm) chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua đường biển.
Theo Bộ Công thương, động thái này là để “cải cách thủ tục hành
chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.
Trước đó, tháng 5/2011, Bộ Cơng thương đã ban hành Thông báo số
197 quy định về việc chỉ được nhập điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu
ngoại qua 3 cảng biển lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM nhằm “bảo vệ
quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống việc nhập khẩu hàng giả, hàng
kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại”.
Cùng đó, Thông báo số 197 cũng đặt ra nhiều điều kiện khác như khi
nhập khẩu doanh nghiệp phải xuất trình thêm giấy chỉ định hoặc ủy quyền là
nhà phân phối, nhập khẩu của chính hãng sản xuất, các giấy tờ phải được
lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa theo quy định của pháp
luật...


Tuy nhiên, thực tế cho thấytrong suốt thời gian đó từ 1/6/2011, nhiều
doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại di động, trong đó có cả Viettel,
VinaPhone đã lên tiếng phản ánh về thực tế Thông báo số 197 của Bộ Công
thương gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động nhập khẩu mặt hàng điện
thoại, nhất là smartphone.
Bởi lẽ, trong khi đây là sản phẩm cơng nghệ cao, địi hỏi cần được bảo
quản kỹ lưỡng, vận chuyển nhanh chóng thì lại phải đi bằng đường biển với
thời gian vận chuyển, lưu kho bãi lâu gấp 3-4 lần thời gian đi bằng đường
hàng khơng, đó là chưa kể tới vấn đề khác như luôn “lơ lửng” nguy cơ gây
hư hại do nhiễm mặn nước biển...
Các nhà phân phối sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mất thêm nhiều thời
gian và phát sinh thêm chi phí tài chính. Phần lớn điện thoại di động đều có

xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu vận chuyển bằng tàu biển thì phải mất vài ngày
mới về tới cảng, trong khi đi bằng đường hàng không chỉ mất vài tiếng đồng
hồ.
Yêu cầu hàng hóa phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài càng làm cho thời gian hoàn thành thủ tục nhập hàng kéo
dài và phát sinh thêm nhiều chi phí. Riêng việc kiểm hóa của hải quan cũng
đã mất khoảng 15 ngày mà theo các nhà doanh nghiệp, thời gian càng kéo
dài, chi phí tài chính càng bị đội lên.
Do sự bất cập đó, đến cuối năm 2012 Bộ Cơng thương vừa ban hành
Thông báo số 301/TB-BCT bãi bỏ Thông báo số 197/TB-BCT có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/6/2011 về việc quy định điện thoại di động (cùng hai mặt
hàng khác là rượu và mỹ phẩm) chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua đường
biển.
Theo Bộ Công thương, động thái này là để “cải cách thủ tục hành
chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.


Qua đó ta thấy được cơ chế chính sách quản lý nhập khẩu điện thoại
di động và linh kiện còn bộc lộ một số điểm hạn chế, chưa phù hợp, thủ tục
hành chính cịn rườm rà, gây tâm lý ức chế cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và
gây tiêu cực trong quản lý.

2.3 Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ
thị trường Trung quốc nói riêng và các thị trường quốc tế nói chung.
 Chủ yếu nguồn điện thoại và linh kiện ở Việt Nam được nhập khẩu từ
Trung Quốc trong đó có khá nhiều loại điện thoại nhập khẩu nhưng
không đảm bảo chất lượng dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng.
 Việc nhập khẩu nhiều linh kiện hiện đại cho thấy công nghệ sản xuất
ở Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới và trong khu vực.
 Nhập khẩu một lượng lớn điện thoại di động và linh kiện làm giảm dự

trữ ngoại tệ trong nước.
 Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu điện thoại và
linh kiện còn thiếu đồng bộ và nhất quán. Các sách kinh tế nói chung
và chính sách ngoại thương nói riêng cịn thiếu tính minh bạch và
đồng bộ, vừa cản trở doanh nghiệp nhập khẩu vừa tạo khe hở trong
quản lý Nhà nước.
 Các chính sách, quy định cịn hay thay đổi, khiến doanh nghiệp khó
chủ động trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh dài hạn.
 Bộ máy thực thi pháp luật còn yếu.


×