Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bài thuyết minh: Làng Lụa Vạn Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.53 KB, 28 trang )

Vạn Phúc Village
Xin kính chào quý khách!
Lời đầu tiên tôi xin chúc quý khách có một buổi tham quan làng lụa Vạn Phúc
thật thú vị và có những kỷ niệm thật khó quên!
Tôi xin phép được tự giới thiệu, tôi là Vũ Văn Tuyến, là hướng dẫn viên của
công ty Bến Thành tourist.
Hôm nay rất vinh dự cho tôi được cùng quý khách về thăm làng Lụa Vạn Phúc,
một làng thủ công đã nổi tiếng từ lâu trên khắp cả nước cũng như trên thế giới với
những sản phẩm lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời
bậc nhất Việt Nam, lụa được may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.
Vâng, thưa quý khách! Điểm xuất phát của chúng ta là trường Đại học Văn hóa Hà
Nội. Con đường đầu tiên chúng ta đang đi qua là đường La Thành - tên một con đường
lập năm 1999, dài 2500m, chạy từ ngã ba Voi Phục - Cầu Giấy đến Ô Chợ Dừa.
Đường này có lối rẽ các ngõ: Quan Thổ, Thịnh Hào, Hào Nam và đi qua Đại học Mỹ
Thuật Công Nghiệp và Đại học Văn Hóa, nay thuộc quận Đống Đa và quận Ba Đình.
Đây vẫn là đường Đê La Thành cũ, nên có tên gọi là đường La Thành.
Tiếp theo chúng ta đang đi trên con đường mang tên Nguyễn Lương Bằng, ông
sinh ngày 02/04/1904 tại Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương trong một gia
đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Lớn lên làm công nhân tàu biển. Năm
1925, ông được gặp Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc), ông gia nhập Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên (một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam),
dự lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu, được phái về
nước hoạt động trong phong trào công nhân ở Hải Phòng, rồi Sài Gòn. Năm 1945, ông
được cử làm Ủy viên chính thức Ban Chấp Hành Trung ương Đảng. Đại hội quốc dân
họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) bầu ông vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Từ
sau Cách mạng tháng tám thành công, ông giữ nhiều chức trách trong Đảng và nhà
nước: Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (1951), Ủy viên Ban Chấp Hành
1
Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
(1969), Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976), Đại Biểu
Quốc hội các khóa II, III, IV, V, VI. Ông mất năm 1979.


Bây giờ chúng ta đang đi trên con phố mang tên Tây Sơn. Tên "Tây Sơn" được
dùng để chỉ các nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa (anh em nhà Tây Sơn) theo cách gọi của
đa số các sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam; Tây Sơn cũng được dùng
làm tên cuộc chiến của Tây Sơn, và để gọi triều đại của anh em nhà Tây Sơn. Riêng
với triều đình nhà Nguyễn đối địch, Tây Sơn bị gọi là giặc phản loạn.
Phía bên tay phải quý vị, đó là di tích Gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung,
quận Đống Đa. Khu vực này là nơi diễn ra trận chiến thắng oanh liệt của quân Tây Sơn
với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do đô đốc Long (còn có tên là
Đặng Tiến Đông) chỉ huy vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) diệt
tan đồn Khương Thượng của giặc Thanh. Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự
tử ở núi ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân ta
từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào giải phóng Thăng Long. Sau chiến thắng, vua Quang
Trung cho thu nhặt xác quân giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao
thành gò gọi là “kình nghê quán” (gò tô chôn xác kình ghê - 2 loài cá dữ ngoài biển)
nhằm biểu dương chiến công của quân ta và cảnh cáo bọn nước lớn xâm lược. 12 gò
này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò đã mọc um tùm
nên thành tên Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều
hài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành chiếc gò thứ 13,
tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian giặc Pháp mở
rộng Hà Nội năm 1890.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực cùng với chiến thắng Đống Đa đã đập tan
hoàn toàn 27 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long, trong niềm hân hoan của
dân chúng kinh thành.
2
Mây tạnh, mù tan, trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói
“Cố đô vãn thuộc núi sông ta”
(Đào Khê - Ngô Ngọc Du)
Kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung và công

viên văn hóa Đống Đa đã được xây dựng tại khu đất bên cạnh gò lịch sử này, trông ra
phố được mang tên Đặng Tiến Đông, người chỉ huy trận Đống Đa oanh liệt. Hội chiến
thắng Đống Đa - Khương Thượng thường mở vào ngày mồng 5 tết hàng năm với tục
rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.
Tiếp đến chúng ta đang đi trên con đường mang tên Nguyễn Trãi (1380 - 1442),
vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt suất, tài đức vẹn toàn. Ngay từ khi còn sống,
Nguyễn Trãi đã được những người đương thời khen ngợi là:
“Kinh bang hoa quốc, cổ vô tiền”
Nghĩa là: Dựng nước và làm vẻ vang tổ quốc, từ xưa chưa ai được như ông.
Ông hiệu là Ức Trai, sinh 1380, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín
- Hà Tây). Tổ tiên ông vốn là người làng Chi Ngại, huyên Chí Linh (Hải Dương). Cha
là Nguyễn Phi Khanh, thái học sinh thời Trần, Ông ngoại là tư đò Trần Nguyên Hãn,
đại thần của triều Trần.
Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ năm 1400, được làm ngự sử đại phu thời Hồ Quý Ly. Ông
tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi, sau khi thắng lợi, ông viết “Bình Ngô
Đại cáo” tổng kết lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc về 10 năm đấu tranh anh
dũng, gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn, nó có giá trị như mộ bản Tuyên Ngôn Độc
Lập, được người sau đánh giá là “thiên cổ hùng văn”. Năm 1442 ông bị kết tội là ám hại
vua, nên bị tru di tam tộc. Sau hơn 20 năm Vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.
Tạm biệt đường Nguyễn Trãi chúng ta sẽ đến với phố Trần phú (1904 - 1931).
Con phố mang tên Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam
3
Thưa quý khách còn một ít phút nữa là đến làng Lụa Vạn Phúc, cho phép tôi phổ
biến lại chương trình của quý đoàn để quý khách có thể nắm rõ hơn. Trước hết Đoàn
chúng ta sẽ đến thăm quan Nhà Lưu niệm Bác Hồ tại xóm Đoàn kết là địa điểm lịch sử
trong kháng chiến chống Pháp, nơi Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm
1946. Đây cũng là một di tích hết sức ý nghĩa đối với người dân Làng Vạn Phúc trong
kháng chiến chống Pháp đầy cam go và khốc liệt. Tiếp sau đó, 9h chúng ta sẽ vào thăm
Đình Làng Vạn Phúc để hiểu biết thêm về lịch sử lâu đời và xuất xứ của làng nghề dệt
Lụa nổi tiếng này. Đến 10h, chúng ta sẽ tập trung tại nhà Nghệ nhân Triệu Văn Mão - một

trong 3 nghệ nhân cấp quốc gia được nhà nước phong tặng của làng Vạn Phúc. Tại đó
chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình người thợ dệt lụa biến những sợi tơ mỏng manh trở thành
những mảnh Lụa mềm mại đẹp nổi tiếng khắp cả nước từ xa xưa đến nay. Từ 10h35 đến
11h20 là thời gian quý khách có thể tự do thăm quan mua sắm, chụp ảnh để có thể tự tay
chọn cho mình một tấm lụa ưng ý và ý nghĩa làm quà cho mình cũng như cho người thân.
11h30 Đoàn chúng ta tập trung ra bến xe kết thúc chuyến thăm quan. Rất mong chuyến
thăm quan này sẽ đem lại nhiều niềm vui và kỷ niệm đẹp cho mỗi quý khách.
Vâng, thưa quý khách! Chúng ta đang chuẩn bị đến với làng Lụa Vạn Phúc, một
làng nghề thủ công nổi tiếng của Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam hiếm có làng nghề
thủ công nào lại phát triển như vậy. Làng Lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cách
trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Phong cảnh làng Lụa vẫn giữ được nét cổ kính thôn
quê như: hình ảnh chiếc giếng làng, với những bông hoa sen, cạnh cây đa cổ thụ, ngày
ngày vẫn họp chợ trước đình. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ xen lẫn với khung
dệt hiện đại. Làng Vạn Phúc hiện có hơn 1.276 hộ dân sinh sống, thì có hơn 1.092 hộ
sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm, thu hút hơn 1.400 lao động trên
tổng số hơn 2.700 lao động trên địa bàn. Hàng năm, giá trị sản xuất kinh doanh của cả
làng đạt hơn 100 tỷ đồng, sản lượng lụa đạt hơn 2 triệu mét/năm, cho thu nhập bình
quân đầu người đạt hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng.
Trước mắt quý khách là cổng làng Vạn Phúc.
4
Kính mời quý khách xuống xe, chúng ta sẽ bắt đầu điểm thăm quan đầu tiên là
nhà Lưu niệm Bác Hồ.
Quê hương Vạn Phúc không chỉ tự hào với nghề dệt lụa nổi tiếng. Hơn thế nữa
Vạn Phúc còn là nơi sớm có phong trào cách mạng, từng được mệnh danh là “pháo đài
đỏ” bên dòng sông Nhuệ, là cơ sở vững vàng tin cậy của Đảng trong những năm tháng
cam go ác liệt. Trước mặt qúy khách chính là Nhà Lưu niệm Bác Hồ. Vào cuối năm
1946, khi thực dân Pháp bộc lộ dã tâm muốn quay lại gây hấn, hòng xâm lược nước ta
một lần nữa, Vạn Phúc khi đó đã gây dựng được cơ sở cách mạng vững mạnh, người
dân ủng hộ và hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng. Vạn Phúc là một trong các cơ
sở vững mạnh nằm trong An toàn khu của Trung ương và Xứ uỷ Bắc Kỳ trước cách

mạng tháng tám năm 1945. Nơi đây các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Nguyễn Văn
Cừ, Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh đã từng hoạt
động và được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Không chỉ có thế, Di tích lịch sử giá trị này còn
là niềm tự hào của mọi người dân quê lụa, là địa chỉ tham quan, nghiên cứu của nhiều
người trong và ngoài nước. Địa diểm chúng ta đang đứng đây xưa là nhà ông Nguyễn
Văn Dương, nơi Bác Hồ đã ở từ ngày 3 đến 19-12-1946. Trong thời gian ở đây, Người
cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cách mạng
trọng đại, quyết định vận mệnh dân tộc: Người chủ trì Hội nghị thường vụ Trung ương
mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hội nghị
đã thông qua "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" do Người soạn thảo - một bản hịch
vang dội non sông, động thấu muôn trái tim người dân Việt Nam yêu nước, khơi dậy
mạnh mẽ chủ nghĩa, truyền thống yêu nước để cả dân tộc đứng lên chiến đấu bằng sức
mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam. Giờ, mời quý
khách vào thăm quan ngôi nhà để có thể tận mắt chứng kiến 1 thời kì oai hùng, bất
khuất của dân tộc ta cũng như những kỷ niệm thân thương về người cha già vô cùng
kính yêu của dân tộc.
5
Cụ Dương nay đã không còn, người con gái thứ ba của cụ là bà Nguyễn Thị Hà
cụ năm nay cũng đã hơn 70 tuổi. Ngôi nhà này từ năm 1973 đến nay đã qua nhiều lần
tu bổ và tôn tạo, ngôi nhà 3 gian 2 tầng của gia đình bà xây từ năm 1941-1942 vẫn
được Đảng ủy và nhân dân làng Vạn Phúc luôn trân trọng và giữ gìn nguyên trạng
những kỷ vật của Bác trong những ngày tháng lịch sử đó, đặc biệt là những người làm
công tác bảo tồn, bảo tàng trân trọng, lưu giữ, trưng bày với một lòng thành kính sâu
sắc được giữ gìn nguyên trạng. Như quý khách đang thấy, tầng một của ngôi nhà đây
là 1 số ảnh chụp và hiện vật minh họa sự kiên cường lịch sử những ngày đầu thành lập
nhà nước Việt Nam non trẻ, ở đây quý khách có thể tự chiêm nghiệm cho mình đôi nét
về những cơ sở cách mạng những nét khái quát về cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của dân tộc ta. Xưa kia trong lịch sử thì tầng 1 là nơi gia đình ông Dương dùng
để sinh hoạt chính khi đã nhường tầng hai của ngôi nhà cho Bác làm việc và cũng là
nơi Bác ở từ ngày 3 đến ngày 19/12/1946.

Mời quý khách lên trên tầng 2. Trước mặt quý khách là những kỉ vật hết sức đơn
sơ, cả gian phòng của 1 vị chủ tịch nước mà như quý vị thấy một bộ bàn nghế mây đã
cũ nhưng được kê ngay ngắn, và lau chùi sạch sẽ, phía trong là một chiếc giường, một
chiếc đèn dầu và một chiếc bàn. Nhưng chính tại gian phòng lịch sử này chúng ta
không khỏi bồi hồi xúc động khi còn thấy đâu hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc
đang ngồi viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Trong trái tim chúng tôi như còn
vang những câu nói bất hủ “Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm lô nệ” Bác Hồ, vị cha già
kính yêu của dân tộc ta, Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, danh nhân Văn hóa
thế giới. Vào giai đoạn lịch sử đó, biết trước dã tâm cướp nước ta một lần nữa của thực
dân Pháp, từ cuối tháng 11 đầu tháng 12-1946 các cơ quan ở Trung ương và Hà Nội,
các cơ sở sản xuất, y tế, nhà trường đã bí mật chuyển ra các vùng xung quanh Hà Nội.
Ngày 3-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại ngôi nhà này. Không
phải ngẫu nhiên mà Bác và trung ương Đảng quyết định chọn ngôi nhà này làm căn cứ
6
để họp bàn và là nơi sinh hoạt của Bác. Gia đình ông Nguyễn Văn Dương là một gia
đình cách mạng nhưng khá giả, dễ đánh lừa con mắt của địch. Ngoài ra ngôi nhà nằm
trong quần thể của làng gần như là trung tâm, từ tầng hai có thể quan sát bao quát xung
quanh. Mặt khác, Vạn Phúc (Hà Tây) có vị trí trọng yếu, là xã liền kề với thị xã Hà
Đông, kế cận với thủ đô Hà Nội (cách 12km), gần con đường quốc lộ 6 nối Hà Nội với
vùng Tây Bắc, lại gần cung đường 70 bao quanh phía tây nam thủ đô. Có thể nói mọi
diễn biến tình hình ở Hà Nội có ảnh hưởng nhanh chóng và trực tiếp đến vùng này.
Ngôi nhà gồm hai tầng, tầng 2 gồm có 2 phòng. Căn phòng nhỏ, trên tầng 2, rộng
12m2 dùng làm nơi Bác ở và làm việc. Giường Bác nằm kê ở một góc phòng, trên
giường trải chiếc chiếu hoa và có chiếc gối da. Bên cạnh giường kê một cái bàn hình
chữ nhật và 1 ghế mây, trên bàn để một chiếc đèn dầu, đã cùng với Người những đêm
đông suy nghĩ về vận nước, viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Ngoài ra còn một
số tờ báo Bác đọc như: Báo Sự thật… Phòng ngoài rộng 30m2, kê một chiếc bàn bầu
dục, 4 ghế mây, 1 tủ buýt-phê, 1 giường đôi dành cho đội công tác trong thời gian ở Vạn
Phúc và bộ ghế ngựa, giữa phòng có đặt bàn thờ của gia đình. Phía trước bàn thờ có đặt

một chiếc phản vuông. Ngoài ban công, ở trên chiếc giá gỗ để một cái chậu thau.
Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ vô cùng cấp bách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trăn
trở rất nhiều và thay mặt Đảng, dân tộc viết lời kêu gọi trong những đêm đông giá
lạnh, kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết một lòng đứng dậy bảo vệ non sông. Một
cuộc chiến tranh mà đất nước ta không muốn có sau những cố gắng, nỗ lực tìm kiếm
hòa bình và không còn con đường nào khác. Tại phòng ngoài, ngày 18-9, Bác Hồ đã
chủ trì Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương, đó là những giờ phút thiêng
liêng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên cả nước và vạch ra đường lối cơ bản
của cuộc kháng chiến.
Tối ngày 19-12-1946, Bác Hồ rời Vạn Phúc đi Xuyên Dương (Thanh Oai, Hà
Tây), từ đây Người lên Cần Kiệm rồi tới chiến khu Việt Bắc. Cũng đêm ấy, “Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp nơi và tiếng
7
súng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” rền vang từ thủ đô Hà Nội: “Chúng ta muốn
hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân
Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Theo lời kể của cụ Nguyễn Tuấn Liêu (nay đã mất), con trai thứ 2 của cụ Nguyễn Văn
Dương (đã mất), thì lúc đó cụ còn đang học tú tài. Nơi Bác Hồ ở và làm việc chính là
căn phòng riêng của cậu tú hồi đó. Bác cùng đoàn cán bộ đến nhà cụ vào khoảng 7h tối
ngày 3/12/1946, khi gia đình vừa ăn cơm xong. Sau khi thu xếp chỗ ở cho đoàn xong
xuôi trên tầng 2, có một chị giúp việc trong đoàn (sau này được biết tên là chị Thanh)
xuống nói với gia đình: “Cụ nhờ gia đình cho ăn cơm tối vì sau khi làm việc xong ở Hà
Nội, cụ về thẳng đây. Nhưng đề nghị gia đình sẵn cái gì cho ăn nấy, đừng có mổ gà mà
cụ không ăn đâu…”
Khi đã biết rõ “cụ cán bộ cao cấp” đó là ai, ông Dương (bố cụ Nguyễn Tuấn
Liêu) đã gọi con trai lại và nói: “Đây là vinh dự lớn cho gia đình ta, dẫu có tiền bạc
cũng không quý bằng. Nhưng bác Phúc (lúc đó là Bí thư chi bộ xã Vạn Phúc) dặn phải
tuyệt đối giữ bí mật, ngay xã cũng không được biết cụ thể, chỉ được chỉ thị phải bố trí
tự vệ, tăng cường canh gác ngày đêm để kiểm soát chặt chẽ người lạ mặt. Kể cả đối

với anh em, họ hàng, ta cũng không được cho ai biết…” Điều cha dặn ông Liêu đã giữ
trọn, không chỉ trong những ngày Bác Hồ ở và làm việc tại nhà ông, mà suốt hơn 8
năm đi kháng chiến, ông cũng không hề hé răng với ai.
Trong những ngày Bác làm việc ở làng Vạn Phúc, chị Thanh là người thường
xuyên nấu nướng cho Bác ăn. Để đảm bảo bí mật, lương thực, thực phẩm đều do gia
đình ông Dương và địa phương lo đem về đưa chị Thanh nấu. Bác thường thích ăn
món thịt kho tàu và nhiều rau. Cùng ở với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng và
gần Bác có các anh bảo vệ có tên do Bác đặt là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất,
Định, Thắng, Lợi. Thỉnh thoảng đi - lại gặp Bác có đồng chí Trần Đăng Ninh…
8
Những ngày nửa cuối tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tục khiêu khích, gây hấn
khắp nơi, nhất là ở Hà Nội. Ngày 17/12 chúng vô cớ tàn sát dã man đồng bào trên phố
Hàng Bún; ngày 18/12 Pháp liên tục gửi tối hậu thư, láo xược đòi ta để cho chúng chiếm
giữ thêm một số vị trí quan trọng ở Hà Nội, đòi giải tán các lực lượng bảo vệ của ta,
đình chỉ các hoạt động chuẩn bị kháng chiến, đòi trao cho quân đội Pháp việc duy trì an
ninh trong thành phố, hạn cuối cùng, chậm nhất vào ngày 20/12/1946. Trước tình hình
đó, vào các ngày 18 và 19/12 Bác Hồ đã chủ tọa cuộc họp mở rộng Ban Thường vụ
Trung ương tại làng Vạn Phúc, quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước.
Hội nghị đã vạch ra đường lối cơ bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ sau
này và thông qua lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch.
Nhật ký của đồng chí Vũ Kỳ có ghi lại những khoảnh khắc căng thẳng nhất của
Bác tại làng Vạn Phúc khi viết ra lời hịch kêu gọi quốc dân đồng bào cả nước:
- Ngày 19/12, tờ mờ sáng Bác đã dậy, gọi chuẩn bị giấy, bút. Đêm qua chắc Bác
ngủ ít nên thấy mắt Bác thâm quầng. Bác đọc cho viết thư gửi Thủ tướng Pháp Leon
Blum. Bác đọc thẳng bằng tiếng Pháp. Có lúc phải hỏi lại Bác để viết cho đúng. Trời
lạnh, gió lùa qua khe cửa làm rung rinh ngọn đèn dầu con. Hàng chữ viết cũng rung
rinh, không thẳng dòng. Bóng Bác ngồi choàng áo khoác in to trên tường vẫn thấy
vững, không động đậy. Ai mà nghĩ cụ Hồ chưa sáng đã dậy cặm cụi làm việc trong căn
gác hẹp nhà “cậu Tú” ở làng Vạn Phúc. Giờ này mùa Đông rét lạnh, chắc nhiều người
còn đang ngủ.

Sáng sớm, chúng tôi đi thẳng ra Bắc Bộ phủ gặp ông Giám để hỏi tin tức. 12h30
về báo cáo Bác. Tin Xanh - Tơ - Ni không tiếp ông Giám làm Bác hơi cau mày. Bác
trầm ngâm một lúc, rồi nói như buột miệng: “Hừ, thì đánh”. Cả buổi trưa ngày 19/12
Bác không ngủ, chỉ ngồi chăm chú viết…” Và sau đó như chúng ta đã biết, cả dân tộc
bắt tay vào cuộc kháng chiến thần thánh cho đến ngày hôm nay Lời kêu gọi thiêng
liêng đó vẫn vang vang, hào hùng, lắng đọng hồn núi sông đất nước Việt Nam. Ít ai có
9
thể ngờ rằng, vị lãnh tụ kính yêu, người cha già của dân tộc đã soạn thảo ra Bản kêu
gọi lịch sử đó tại căn phòng nhỏ bé thế này.
Nói lời chia tay với nhà Lưu niệm Bác Hồ, chúng ta sẽ đến với ngôi đình
Làng Vạn Phúc. Làng Vạn Phúc xưa kia còn có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là Trang Vạn
Bảo, xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Theo như tấm bia
đá ở Văn chỉ của làng được dựng ở thời Tây Sơn đã thấy ghi thôn Vạn Bảo thuộc xã
Thượng Thanh Oai, song đến thời Nguyễn, do phân định lại địa giới hành chính, xã
Thượng Thanh Oai có 4 thôn: Cầu Dơ, Kiều Trì, Văn Quán và Vạn Bảo, riêng làng
Vạn Bảo nằm biệt lập ở bên kia sông Cầu Am, nên đã đổi lệ thuộc vào tổng Thiên Mỗ,
Huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Theo sách Các trấn tổng xã danh bị lãm
do tổng trấn Đức Thành soạn thảo vào những năm đầu thời Nguyễn ghi thôn Vạn Bảo
thuộc tổng Thiên Mỗ. Đến cuối thế kỷ XIX, do kiêng húy của vua Thành Thái (1889-
1906) là Bảo Lân nên mới đổi và gọi tên là Vạn Phúc như ngày nay. Sau cách mạng
tháng 8 năm 45, Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây. Năm 1948, theo yêu cầu
chỉ đạo vùng định tạm chiếm, Vạn Phúc thuộc diện huyện Bắc (Đan Phượng, Hoài
Đức). Từ 1949 đến nay Vạn Phúc thuộc Thành phố Hà Đông, Thủ đô Hà Nội.
Trước đây, Vạn Phúc là một xã “nhất xã nhất thôn”, cư dân trong làng được chia
thành 5 xóm với những cái tên mộc mạc thân quen: xóm Ngoài, xóm Trong, xóm Lẻ,
xóm Quán và xóm Giữa. Thời kì kháng chiến chống Mỹ, tên 5 xóm này được đổi
thành Đoàn Kết, Quyết Tiến, Bạch Đằng, Hồng Phong, Hạnh Phúc, Chiến Thắng và
Độc Lập. Năm 2003, xã Vạn Phúc được đổi thành Phường Vạn Phúc. Cổng làng được
xây dựng cách đây hàng trăm năm, trên nóc có bức đại tự "Vạn Phúc lai cầu" bằng chữ
Hán có nghĩa là đến muôn vàn hạnh phúc.

Chúng ta đang đứng đây là trung tâm của làng, trước mặt quý khách chính là
Đình làng Vạn Phúc. Đình làng thờ bà tổ nghề là bà Lã Thị Nga, hiện nay dân làng địa
phương còn lưu giữ được bản sự tích Đức thánh thờ ở đình làng nguyên bản bằng chữ
Hán và các bản sao, bản dịch của cán bộ Viện Hán Nôm thực hiện, theo đó thì sự tích
10
bà tổ nghề làng Lụa Vạn Phúc đã có từ thời Bắc thuộc. Thời nhà Đường, ở Bắc quốc
tại châu Tự Long, đạo Tuyên Quang có 1 gia đình dòng dõi vua Hùng. Ông họ Hùng,
tên Thụy là người tài đức vện toàn. Bà họ Phạm, tên Khương là trang thụ đức nổi
tiếng, Gia đình đã có 1 người con trai, cả đời tích đức, làm điều thiện không một chút
hại người. Lúc đó, ông bà đã ngoài 50 tuổi, một hôm ông bà nói chuyện với nhau: “nhà
ta tích thiện đã 2,3 đời, chưa làm điều xấu, ta nghĩ, thử 1 phen khẩn cầu thần linh, hoặc
giá may ra có điềm lành én liệng thì cũng thỏa chí bình sinh”. Nói xong, ông bà liền
lập đàn cầu xin thiên địa thần linh sớm ứng điềm lành. Đêm hôm đó ông nằm mơ thấy
hòa quang rực rỡ, xuất hiện 1 vị thần tay cầm chiếc kim thoa đưa cho ông. Ông cầm
lấy thì thấy trên đó có đề 4 câu thơ rằng:
“Tích đức nhiều đời lộc đến ngay
Hoàng Thiên ra lệnh bảo cho rằng
Năm sau Ất Sửu sinh thần nữ
Nhà tích thiện nhiều phúc lắm thay”
Xem xong, chợt thấy thần tướng bay lên không trung biến mất, khi ông tỉnh đậy
biết là giấc mộng Bồng Son. Một năm sau đó bà Phạm Thị có mang, đến ngày 10/8
năm Ất Sửu bà sinh 1 người con gái mặt hoa da phấn, thông minh toàn tài, Ông bà vô
cùng yêu quý, đặt tên là Ả Lã. Khi lớn lên sắc đẹp của nàng càng thêm lộng lẫy khiến
cho nguyệt thẹn hoa hờn, chim sa cá lặn. Đến tuổi cập kê, công dung ngôn hạnh, tứ
đức vẹn toàn, bấy giờ có viên Đô xứ nhà Đường tên là Cao Biền rất ngưỡng mộ danh
tiếng của Ả LÃ đã đến kết duyên với nàng, sau đó đưa nàng về thành La Thành, phong
cho làm Nga Hoàng đệ nhị cung phi. Tướng Cao Biền thường đưa bà đi thăm thú đất
nước, Thuyền nhằm hướng Tây Nam thẳng tiến, mới đi cách thành Đại La mười dặm,
thấy một vùng cây cối tốt tươi, sông núi vờn quanh như uốn lượn, thế đất “Tiền sơn
hậu thủy” (trước có đồi núi, sau có dòng Nhuệ Giang) Là một tướng thông lầu kinh sử,

giỏi phong thủy, Cao Biền nhìn thấy đất hay liền cho thuyền ghé vào, đến trang Vạn
Bảo lại thấy ngôi chùa nhỏ, hai bên cạnh chùa có hai cái giếng khơi, nước xanh như
11
ngọc. Cao Biền liền thốt lên “Đất rồng chầu Hổ phục, lại có khí dương thanh long, khí
thiêng nuôi rồng xanh”, thấy thế đất này thẳng nóc Đình có 1 ngôi sao thổ chiếu
xuống, cho là điềm tốt lành. Bà Lã thị thấy quang cảnh ưa nhàn, phong tục thuần hậu,
bà xin với chồng ở lại và dạy cho dân làng cách trồng lúa, khoai, trồng dâu nuôi tằm,
tầm canh dệt cửi. Thời gian nhàn rỗi, bà hay đi ngao du sơn thủy, xem xét dân tình thế
thái, làm việc thiện giúp đời. Nhân dân rất mực yêu quý và kính trọng bà. Trong yến
tiệc tiếp đãi bà, dân làng định mổ trâu giết bò để khoản đãi, khi bà biết được bà từ chối
và nói rằng “Dân ta sao lại bạc như vậy, than ôi! Trâu bò là vật nuôi để cày bừa, dân ta
mọi người đều được no đủ, nhờ vậy mà quốc phú binh mạnh. Đó cũng là nhờ công
của trâu bò vậy. Cớ sao những con vật có công lại đem giết ăn thịt nó đi”. Một hôm, bà
ngồi ở hành cung, hai bên tả hữu nhân dân đứng hầu, trông ra xa bỗng thấy nước sông
lớn cuộn trào, bỗng thấy giữa sông nổi lên 1 thuyền rồng gồm toàn là ba ba, kình, ngư
bơi ra, thấy xuất hiện 1 tiên ông tay cầm cờ vàng nói rằng: “Phụng mệnh Đông Hải chi
thánh, đến rước bà trở về thủy phủ”. Bỗng trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội, bà bước
xuống thuyền rồng rồi hóa, hôm ấy là ngày 25 tháng 12 âm lịch. Trong khoảnh khắc,
gió mưa tạnh hẳn, trời đất lại phong quang, mọi người trông theo chỉ thấy áo mũ ở đó
bèn làm lễ rước về và làm biểu tấu lên triều đình xin gia phong mĩ tự cho bà. Vì bà
sống ở trang Vạn bảo lại là cung phi của đô sứ nên phong cho tên Huệ cùng với tên
của Biền Công, viết thành hiệu là: “Đương Cảnh Thành Hoàng, Quốc vương thiên tử,
Ả Lã Nương Đề Nga Hoàng Đại Vương” và được gia phong 2 mỹ tự là Trinh phục,
Tứ hoa, lại cho lập miếu ở hành cung cũ và cho phép trang Vạn Bảo phụng thờ để bảo
hộ cho dân, lưu truyền hương hỏa, vạn đại vô cương.
Từ đó về sau, trải qua các triều Đinh, Lý, Trần, Lê… Bà thường hiển linh cứu
nước giúp dân, vì thế được nhiều đế vương gia phong mỹ tự. Đến thời Trần Nhân
Tông. Ô Mã Nhi đến xâm lược, Tướng nhà Trần là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn làm lễ ở các đền thờ linh thiêng, cầu đảo bách thần phù giúp đất nước. Một hôm
đến Đình Vạn Bảo cầu đảo để mong âm phù giúp dẹp giặc Ô Mã Nhi. Lúc đó bà cũng

12
hiển linh ứng mộng, thắng trận, Hưng Đạo Vương bèn tâu lên vua Trần Nhân Tông
xin phong cho bách thần mỹ tự. Nhà vua bèn sai xứ thần về trang Vạn Bảo, đến đền
thờ phục bà làm lễ bái tạ, gia phong các mỹ tự là: Linh Ứng, Phù Trấn, Cứu Dân.
Đến thời Lê Trang Tông, Mạc Đăng Dung tiếm vị, Trang Tông phải ẩn cư ở đất Ái
Châu cùng với đại thần thái úy. Trang Tông lệnh cho thái úy thống lĩnh 2 đạo quân
thủy và bộ tiêu diệt quân Mạc. Thái úy tiến quân thẳng đến 2 huyện Bạch Hạc, Phúc
Lộc ở Sơn Tây, dựng đồn lớn ở Vân Thúy, Trường Sa, lập đàn cầu đảo bách thần
mong được âm phù giết giặc. Đêm đó thái úy nằm ở trong đàn mơ thấy bách thần nam
nữ xong hành, giáp binh tít tận trời, cờ quạt đầy mặt đất. Trong đó có 1 nữ thần tự
xưng là Nga Hoàng Đại Vuơng, nay nghe vương sư đánh giặc vì thế đến để cùng giúp.
Nói chưa dứt lời bỗng nghe thấy ở phương đông 1 tiếng sét ngang tai. Thái úy tỉnh dậy
biết đó là hiển ứng bèn ghi vào 1 mảng lụa vàng. Khi dẹp được quân Mạc, thiên hạ thái
bình. Lê trang Tông gia phong mỹ tự cho bà là: Quang khán, Minh Chính, Bảo Lựu.
Ban sắc chỉ cho trang Vạn Bảo trùng tu miếu điện để phụng thờ bà. Từ đó về sau, quốc
đảo dân cầu hiển ứng linh thiêng .
Theo sử sách, Đình được xây dựng dưới thời nhà Lê, đến thời Hậu Lê được tu
sửa lần 1 đến năm Tụ Đức thứ 33 (1880), dân làng Vạn Phúc góp công góp của xây
dựng lại ngôi đình với quy mô lớn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ như thời kỳ đầu khởi
dựng. Với tổng diện tích hơn 1000 m2, xây dựng trên dọi đất cao giữa làng với kiến
trúc kiểu chữ Quốc, Quý khách có thể thấy Đình làng Vạn Phúc lại mang dáng dấp của
một ngôi chùa. Bố cục của ngôi đình theo chiều sâu. Theo quan niệm của người
Phương Đông, nơi xây dựng Đình phải được chọn theo quan niệm phong thủy, theo tín
ngưỡng truyền thống, dân gian thường nói:
“Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt, riêng mình em đâu”
Đình không nhất thiết phải dựng trên đồi cao, nhưng phía sau hoặc hai bên nhất
thiết phải có chỗ đất cao làm tay ngai và mặt trước sân đình cần có nước. Đó là thế đất
13
tụ thủy, tụ linh, tụ phúc… tụ hội tất cả những điều may mắn. Chính vì vậy mà ta có thể

thấy hồ nước này được coi là nơi tụ thủy, tạo điềm may mắn của trời đất, mang lại điều
tốt lành cho dân làng, ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa trang trí, giống như một tâm
gương lớn phản chiếu toàn cảnh ngôi đình tạo nên tầm nhìn thị cảm rất hấp dẫn.
Như quý khách có thể nhìn thấy, bên tay trái của tôi, kia là 2 tấm bình phong, cả
hai đều thuộc quần thể kiến trúc của Đình, Trong những ngôi nhà phương Đông truyền
thống thì bình phong cốt để che kín ngôi nhà cho ấm cúng và ngăn chặn gió độc, hay
để ngăn chặn những thứ khí chẳng lành phát ra từ những vật lạ phía trước nhà (cây cối,
cột mốc, đường đi ). Thực ra, theo phong thủy, nguyên do phải đặt bình phong (kể cả
ngoại và nội án) đều nhằm cản bớt hỏa khí xâm nhập quá mạnh vào nhà gây hại cho
chủ nhân. Phong thủy căn cứ vào thuyết Ngũ hành cho rằng, phía trước công trình
thuộc Hỏa (phía nam); bên phải công trình là Kim (phía tây), tượng cho chủ nhân; bên
trái thuộc Mộc (phía đông) tượng thê tài (vợ, tiền tài); phía sau thuộc Thủy (phía bắc)
tượng tử tôn (con cháu); còn trung ương thuộc Thổ. Quy định này cũng dễ hiểu vì vốn
xưa nhà được đắp bằng đất (Thổ); nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thủy)
và điều khiển vợ, người làm (Mộc). Ngũ hành tương sinh hay tương khắc tùy thuộc khi
ta đặt công trình vào các hướng cụ thể của thiên nhiên. Nếu đặt mặt trước công trình về
hướng nam (đây lại là hướng được người Việt yêu thích nhất khi làm nhà: “Lấy vợ
hiền hòa, làm nhà hướng nam”) thì Hỏa khí càng thêm vượng, dễ gây tổn hại cho chủ
nhân nên mới đặt bình phong để ngăn chặn. Còn đối với các công trình xoay mặt về
phía bắc (nhất là các chùa) thì hầu như không sử dụng bình phong vì phía bắc thuộc
Thủy, mà Thủy lại khắc Hỏa.
Cũng theo phong thủy, khí được dẫn vào công trình từ cổng hay cửa. Trường
hợp cổng và cửa công trình cùng một hướng thì Hỏa khí được dẫn trực tiếp vào mặt
trước công trình. Thông thường, kích thước của bình phong thường lấy từ kích thước
của cửa giữa công trình nhưng có gia giảm để làm sao đứng từ trung tâm công trình
nhìn ra thì cảm thấy bình phong vừa che kín hết cửa giữa là được. Đó là bề ngang của
14
bình phong, còn chiều cao thì lấy theo mái hiên công trình. Nhà cửa xưa mái hiên
thường thấp, chiều cao của bình phong (nhất là nội án) làm sao nhìn ngang bằng mái
hiên nếu ta đứng từ trung tâm công trình nhìn ra; còn đối với ngoại án, kích thước là

phù hợp nếu ta ngồi trên ghế mà cảm thấy có thể gác hai tay vừa vặn trên đầu bình
phong (tức như đặt hai tay trên bàn).
Khoảng cách đặt bình phong (ngoại án) đối với công trình cũng khá linh động
nhưng đều có căn cứ vào kích thước công trình. Thông thường, khoảng cách giữa công
trình và bình phong (phong thuỷ gọi là Tiểu minh đường) thường lấy tương đương với
kích thước bề ngang công trình. Tuy nhiên, nếu do hoàn cảnh, ngoại án phải đặt hơi xa
thì cần có một lớp bình phong khác hoặc nội án hỗ trợ. Chính vì vậy mà quý khách có
thể thấy ngôi đình này có đến 2 tấm bình phong.
Trước mặt quý khách, đây chính là Nghi môn của Đình Vạn Phúc, Nghi môn
được coi là dấu hiệu bắt đầu bước vào chốn linh thiêng, tứ trụ thường cao hơn những
kiến trúc xung quanh nó với trụ biểu đồ sộ, quý khách có thể nhìn thấy đôi nghê chầu
mang ý nghĩa giống như 1 người bảo vệ kiểm soát tâm linh của khách hành hương,
Còn hình tượng Hổ phù (miệng hổ ngậm chữ thọ) có ý nghĩa răn đe, xua đuổi, trừng trị
những việc xấu, không cho điềm xấu, điều trần tục dơ bẩn xâm hại chốn linh thiêng.
Quý khách có thể thấy đầu có rất nhiều câu đối bằng chữ Hán đắp nổi trên thân Trụ
biểu, nội dung của các câu đối này ca ngợi công trạng của thành hoàng cũng như cảnh
đẹp của ngôi đình. Hai cổng vào này được làm với kiến trúc vòm mái lá giả, 4 mái đao
cong, trên đầu trụ là tứ phượng chầu kiểu hoa Dành, tiếp đến kia là ô lồng đèn.
Mời quý khách chúng ta vào trong sân đình, trước mặt quý khách đây được gọi
là Phương Đình, với diện tích 100m2 - được chia làm 3 gian với 2 tầng 8 mái đao
cong. Phươnng đình nơi chúng ta đang đứng đây là không gian rộng nhất và là hồn của
ngôi đình. Kiến trúc bộ mái này đựơc gọi là kiến trúc chồng rường giá chiêng phổ biến
vào thời Nguyễn.
15
Chính giữa của phương đình là Áng Thư, là nơi hành lễ cũng như đặt lễ vật
dâng lên thàng hoàng làng vào những ngày lễ tết của dân làng cũng như khách thập
phương về đình làng tỏ lòng thành kính. Bên trên là bức hoành phi như quý khách có
thể thấy với 4 chữ hán: “Vạn Cổ ân thâm” ý nói công ơn của vị thành hoàng làng sâu
đậm đến ngàn đời
Xin mời quý khách tiến vào trong này, tiếp giáp với phương đình chính là trung

đình. Người ta xây dựng trung đình để tạo không gian kín cho ngôi đình để tiện việc
hành lễ, chiêm bái, chánh đuợc mưa nắng, Trung đình chia làm 3 gian với bộ nóc hình
mái rùa đặc trưng chỉ có ở kiến trúc thời Nguyễn, mang dáng dấp của kiến trúc cung
đình Huế. Trung đình như ta nhìn thấy rất thông thoáng do không xây dựng tường bao
quanh. Chính giữa của trung đình quý khách nhìn thấy kia là Bức hoành phi với 4 chữ:
“Đức hợp vô cương” có nghĩa là Đức hợp với lòng người muôn đời không đổi. Bên
phải là 3 chữ Trí Hữu Tính có nghĩa là phàm việc gì suy nghĩ cũng cần có ý trí sáng
suốt, tỉnh táo, bình tĩnh suy xét trong mọi việc. Còn bên trái kia là Tư Nhi Hành có
nghĩa là vừa đi trải nghiệm vừa suy ngẫm về sự đời, nhân tình thế thái, đúng sai ở đời.
Gian cuối cùng này được gọi là Hậu cung, đây được coi là chốn thâm nghiêm
với 3 gian nhà dọc, được làm theo kiểu tiền đao hậu đốc. Hậu cung không cho phép
bất cứ ai được vào mà chỉ có ông từ trông coi đình mới có thể ra vào quét dọn mà thôi.
Hậu cung này chỉ được mở của vào những dịp đại lễ lớn của làng. Trong hậu cung có
đặt bài vị thành hoàng làng và các đồ thờ cúng khách như là sập thờ chạm tứ linh, bên
trên đặt các cổ vật liên quan đến vị nữ thành hoàng như: quạt ngà voi, gương, lược,
thước đo, chỉ may,…bên ngoài là một số đồ thờ như chóe nước, mâm bàng và bộ kim
khí thờ thánh.
Chạy dọc suốt từ phương đình đến hậu cung ở về hai phía là hai dãy tả hữu mạc,
mỗi bên 10 gian, 3 gian phía trong cùng còn giữ được nguyên vẹn kết cấu của đình cũ
thời Lê, 7 gian phía ngoài được tu sửa ở thời Nguyễn. Nơi đây 14 giáp trong làng vẫn
hội họp ngày làng có việc, Hai bên của tả hữu mạc, đăng đối nhau là các câu đối thể
16
hiện tài văn chương của 14 giáp mong cầu dân khang vật thịnh. Bên tả: Phú hữu lộc
tài lợi thái hợp, bên hữu: An khang thọ khánh mỹ thiện hòa. Theo đó mỗi 1 giáp
trong làng lấy 1 chữ gắn với chữ vạn, tên làng xưa mà đặt tên giáp” Vạn Phúc, Vạn
Lộc, Vạn Khang, Vạn Hòa….
Còn hai bên tả vu, hữu vu tiếp giáp ngay dưới cổng vào mới được xây dựng
thêm trong khuôn viên sân đình là văn phòng của Hội Người cao tuổi làng Vạn Phúc,
bên kia là phòng đọc sách của hội.
Chúng ta đã đi thăm hết đình làng Vạn Phúc, chúng ta có 5 phút nghỉ ngắn cho

quý khách có thể tự do chụp ảnh và vãn cảnh đình. Tiếp sau, chúng ta sẽ đến nhà của
nghệ nhân Triệu Văn Mão .
Quý khách có thể thấy 2 bên đường có rất nhiều các mặt hàng lụa khác nhau.
Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc rất đa dạng, phong phú với nhiều loại: Lụa, là,
gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi với đủ chủng loại màu sắc
tím Huế, cá vàng, hoa lý, hoa đào, xanh lơ, hồng tươi “Điều, hồng, vàng, tía, thâm,
nâu. Thiên thanh, bạch nguyệt, táo tàu, tam giang. Màu ghi, màu sữa, khói nhanh ”
Mỗi loại sản phẩm có một cách dệt riêng và được sử dụng vào các mục đích khác
nhau. Trải qua thời gian đến nay, sản phẩm chính của làng Vạn Phúc còn sản xuất chỉ
còn chính là Lụa, lụa hoa, trơn, vân, đũi hầu hết các sản phẩm trong quá khứ đã bị
mai một theo thời gian hoặc đã bị thất truyền. Tuy nhiên, xưa kia Lụa Vạn Phúc đã
từng được giới thiệu ra quốc tế tại các hội chợ Mácxây và Pari (Pháp) năm 1931 và
năm 1938. Nó được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của Việt Nam và
rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Inđônêxia Từ 1958 đến 1988, sản
phẩm hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu, thu ngoại tệ về cho đất nước.
“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát; Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”
Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã được bạn bè gần xa mến mộ, nhất là những bạn bè
quốc tế đến thăm quan và mua sắm hàng hoá, Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề
dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ của làng. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến
17
3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của xã (khoảng 27 tỷ đồng). Hiện nay, Vạn Phúc
có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến
đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy
phố lụa với trên 100 cửa hàng. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng, trước hết là lụa Vân. Vân
nghĩa là mây. Có mây trên lụa, nhìn lụa như thấy có mây. Đây là một kỹ thuật dệt
tinh tế, mà trước kia chỉ làng Vạn Phúc mới dệt được. Trong các mặt hàng lụa ở Vạn
Phúc, có lẽ lụa satanh là mặt hàng sang trọng nhất, cao cấp nhất bởi có ánh lấp lánh
như thuỷ tinh. Người làng Vạn Phúc tự hào và nói không ngoa rằng, mặc áo lụa satanh
Vạn Phúc thì người già sẽ trẻ lại, người cũng đẹp thêm lên.
Nghệ nhân Triệu Văn Mão, năm nay cũng đã hơn 70 tuổi, tuy nhiên ông là một

trong những nghệ nhân cuối cùng biết dệt lụa Vân - một loại lụa cổ “chính tông Vạn
Phúc” đã thất truyền mới được chính ông khôi phục từ gần chục năm nay. Biết nghề từ
khi học “đồng ấu” (7 tuổi, lớp vỡ lòng), gây dựng nên cả một cơ nghiệp lớn nhất nhì
làng Vạn Phúc, nhưng kể từ khi dựng lại nghề dệt lụa Vân, ông Mão “truyền” hẳn một
cửa hàng, một cơ sở sản xuất lụa vào loại lớn nhất làng Vạn Phúc (Hà Đông, tỉnh Hà
Tây, nay là quận Hà Đông - thành phố Hà Nội) cho con cháu trông nom. Ông lui vào
căn phòng chưa đến 10m2 bên cạnh, ngày ngày mải miết tìm cách phục chế các mẫu
lụa cổ và truyền dạy cho những người cùng nghề. Cuối năm 2005, khi tròn 70 tuổi,
cầm giấy chứng nhận “Nghệ nhân dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao
tặng, ông cũng đã từng là người lính trên chiến trường, trở về quê hương, ông đã có
đóng góp không nhỏ khi là người đã phục chế thành công 4 bộ triều phục thời
Nguyễn cũng như rất nhiều mẫu hoa văn cổ đã thất truyền nhiều năm của làng Vạn
Phúc cũng đựợc ông khôi phục lại.
Chúng ta hãy tìm hiểu làm thế nào để có thể dệt lên được những tấm lụa như thế
này. Nghề dệt cổ truyền ở Việt Nam được làm ra từ nhiều nguồn nguyên liệu khác
nhau như đay, gai, tơ chuối, tơ trúc, sợi bông, tơ tằm.
18
Nhưng chỉ có làm bằng tơ tằm thì tấm dệt mới đạt đựợc cái thần, đến sự điêu
luyện để có thể đạt đến mức tinh hoa của cái đẹp như thế. Trước hết, quý vị có thể nhìn
thấy nong tằm trước mặt chúng ta.
Việc trồng dâu nuôi tằm là công việc lao động vất vả, cần mẫn. “Làm ruộng ăn
cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Khác với những con vật nuôi khác, nuôi tằm đòi
hỏi một quy trình khép kín chặt chẽ, một sai sót nhỏ trong quy trình cũng có thể bị thất
bại cả lứa tằm, mặc dù vòng đời của con tằm không dài. Trên đại thể, vòng đời của tằm
diễn biến theo chu kỳ như sau: khi mới nở gọi là tằm trút nhộng, màu đen nhỏ như
tăm. Đến ngày thứ ba tằm rụng lông đen, chuyển từ màu đen sang màu trắng rồi ngủ
lần thứ nhất từ 3 đến 5 ngày. Đây là giai đoạn tằm nhịn ăn, nâng đầu lên lột xác để dậy
vào “tuổi mốt”. Khi nằm vào tuổi này, người chăm phải thái lá dâu thật nhỏ. Ba ngày
sau tằm lại ngủ lần hai chừng một ngày để vào tuổi hai, cũng gọi là ăn hai. Ba ngày sau
tằm lại ngủ lần ba cũng một ngày để vào tuổi ba cũng gọi là ăn ba. Khoảng 3 đến 5

ngày sau tằm lại ngủ lần bốn cũng là lần ngủ cuối cùng bước vào lần bốn để vào ăn rỗi.
Đây là giai đoạn tằm ăn nhiều nhất. Thông thường theo kinh nghiệm dân gian, một sào
dâu nuôi được 10 nong tằm, một nong tằm là 5 nong kén, 1 nong kén là 9 nén tơ. Khi
tằm chín tằm to hết cỡ, vòng đủ cả 3 đốt, lúc này tơ đã chín đầy bụng tằm. người chăn
tằm chọn những con chín trước, sau đó là những con chín đại trà cho vào né để cho
tằm làm tổ kết kén. Tằm đã lên né, sau một ngày đêm là nhả hết tơ, sau 3 ngày tằm lột
thành nhộng, bảy ngày tằm lại thành con ngài cắn cổ chui ra để lặp lại một chu trình
sinh trưởng mới. Công việc tằm tang là công việc gian lao, vất vả. Nghề chăn tằm đòi
hỏi sự công phu. Con tằm vốn mẫn cảm với thời tiết, vốn không ưa ẩm mốc, chật chội.
Người ta gọi tằm là vật nuôi quý tộc, rất sợ ruồi, muỗi, kiến.
Chế biến nguyên liệu là một quy trình được thực hiện theo phương pháp
thủ công, đòi hỏi kỹ năng của người thợ, gắn liền với kĩ thuật tạo ra sản phẩm dệt.
Quy trình sản xuất từ kén thành sợi có phức tạp hơn chế biến sợi bông. Sau khi tằm
làm kén, công việc đầu tiên là phải đưa vào kéo sợi, nếu không kén sẽ bị hỏng (hiện
19
nay với phương pháp mới người ta có thể sấy khô cho chết nhộng mà vẫn giữ được
phẩm chất kén). Trước khi hết kén được ngâm vào nước trong 3 giờ, sau đó vắt sạch
nước bỏ vào nồi đun sôi, nếu thấy kén thâm là được. Khi kén chín người ta bắt đầu
kéo. Theo kinh nghiệm dân gian kén chín vừa thì kéo sợi trơn và nhẹ tay, kén sống kéo
nặng tay, kén chín quá thì sợi nẫu không kéo được. Người kéo tơ ngồi trên một cái
ghế, trước mặt là nồi ươm. Khi kéo tơ người ta dùng đũa khoắng đều trong nồi, lấy
một đầu tơ ra rồi mắc qua cần kéo tơ, quấn vào guồng. Sau đó đặt lên mâm hoặc phản
nhẵn rồi quay vào quạnh thành từng con sợi và tiến hành phơi sợi (sào phơi gồm một
cái sào tre lồng bên trên, một cái sào bằng gỗ lồng bên dưới có tác dụng làm cho sợi
căng và phẳng). Thông thường 20 kg kén thu được một kg tơ sống.
Sau khi kéo được tơ, người ta tiến hành chọn sợi. Đây là khâu rất quan trọng
trong quy trình dệt. Cách chọn sợi như sau: trước hết cho từng lô sợi (con sơị) vào
guồng, sau đó người thợ ngồi cách xa guồng khoảng 70- 80 cm, tay trái cầm đầu sợi tơ,
vừa kéo vừa sờ xem độ to nhỏ của sợi tơ, phát hiện các đoạn sợi nhô.
Trước khi tiến hành dệt, trước hết phải tiến hành phân loại sợi. Đối với cả sợi

bông và sợi tơ tằm. Việc phân loại sợi liên quan trực tiếp đến việc sản xuất các loại
sản phẩm khác nhau.
Đối với sợi tơ tằm, sau khi cho sợi vào gàng, người thợ tiến hành phân sợi theo
chất lượng của sợi. Tùy theo từng vùng mà cách gọi và phân loại khác nhau.
Ở vùng Hưng Hà, Vũ Thư (Thái Bình) tơ được chia làm 3 loại:
- Tơ gốc: Loại tơ này thô và kém chất lượng, có nhiều lông và mấu. Sợi tơ gốc
được kéo từ vỏ ngoài của kén tốt hoặc từ những kén tằm đã già quá lứa, bị ngài cắn
thủng hoặc kén bị sâu bệnh.
- Tơ trong: Tức là tơ loại hai dùng để dệt đũi, nái. Loại tơ này được rút hết ra
sau khi rút hết gốc. Tơ trong đẹp và nhỏ hơn tơ gốc.
- Tơ nõn: là loại tơ mỏng, nhẹ, óng ả. Tơ nõn là loại tơ có chất lượng tốt nhất,
dùng để dệt các loại lụa đặc sắc.
20
Ở các trung tâm dệt lụa nổi tiếng, ở Hà Đông như La Khê, La Cả, Vạn Phúc, tơ
được phân thành 4 loại:
- Sợi mành: là loại sợi nhỏ nhất có màu vàng nhạt hay trắng nõn (tùy theo loại
kén) dùng làm sợi ngang. Tùy theo từng loại sản phẩm mà sợi ngang được chập đôi
hay chập ba trong quá trình mắc sợi.
- Mốt son: Là loại sợi to nhưng ít mấu. Người ta thường dùng mốt son chập với
sợi mành, dệt ở đầu hoặc cuối tấm vải.
- Mốt cục: Là loại sợi to nhiều mấu. Sau khi gỡ hết mấu, người ta dùng mốt cục
để đánh go ngang hay dệt các loại hàng như đũi, sồi, nái… hoặc dệt quai nón, bao
tượng như ở Triều Khúc.
Ca dao ở vùng La Khê, Vạn Phúc mô tả quá trình quay tơ và phân loại tơ như là:
“Mình về đằng ấy thì xa
Có về Vạn Phúc với ta thì về
Vạn Phúc có gốc cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ
Quay tơ ra mắc, ra mành
Mắc thì mắc dọc, mành thì dệt ngang

Mốt son thì dệt đầu hàng
Mốt cục thì đánh go ngang cho bền”.
Vè dệt cửi ở La Khê có đoạn:
Quay tơ rất mực tài tình
Quay ra ống mắc, ống mành, ống son.
Mắt cục lại lắm ghẻ con
Quay riêng một ống, bán làng Đơ Thao.
(làng Triều Khúc)
Sợi trước khi đưa vào dệt phải qua khâu hồ sợi. Hồ sợi được coi như một kỹ
thuật - nghệ thuật, tùy từng nơi mà kinh nghiệm dân gian có khác nhau. Nguyên liệu
21
để hồ sợi chủ yếu là gạo tẻ - loại gạo mới nhiều bột. Gạo dùng để hồ sợi được ngâm
nước khoảng vài tiếng đồng hồ, sau đó vớt ra cho ráo nước rồi để vào chỗ ủ cạnh bếp
độ 2- 3 ngày. Sau đó gạo được đem đãi sạch hết bọt bẩn và chế biến thành bột. Ở Hà
Đông, các làng Vạn Phúc, La Khê, Hòa Xá…bột không đem say mà được chà xát trên
rá, sau đó lấy rây lọc bã rồi nấu thành bột. Ở các làng Bộ La, Nam Đường (Thái Bình),
gạo tẻ được pha thêm một ít gạo nếp, xay thành bột, nấu lẫn với rêu bể (dân gian gọi
là thun thút), cứ hai phần gạo một phần thun thút. Một số gia đình còn dùng bột củ
dong trắng nghiền lấy bột và nấu hồ như bột gạo. Bột sau khi nấu chín nhừ bắc ra và
lọc lấy nước bột mịn.
Hồ dùng để hồ sợi phải nấu kỹ thuật, không đặc mà cũng không loãng. Kinh
nghiệm dân gian cho biết, nấu hồ nếu đặc thì khi hồ sẽ bị gai sợi, còn nếu nấu hồ
không kỹ thì sợi sẽ bị mốc. Ở làng Vạn Phúc xưa, khi nấu hồ gần bắc ra, người ta cho
thêm một ít sáp ong giúp cho khi hồ làm cho sợi vừa dẻo vừa bón. Kinh nghiệm dân
gian này được coi như là một bí quyết nghề nghiệp mà trước đây theo lệ phường cửi
không được truyền bá ra ngoài. Ở Hòa Xá (Ứng Hòa), đối với các loại sợi dệt the màn,
người ta còn cho thêm một ít nước nghệ. Củ nghệ được giã nhỏ vắt lấy nước, theo tỉ lệ
1 lạng nghệ, 10 kg gạo. Hồ sau khi lọc xong, sờ tay vào thấy nhuyễn như thạch mới
được coi là đạt yêu cầu chất lượng.
Cách hồ sợi khá phong phú. Tùy theo từng địa phương mà có cách hồ sợi khác

nhau. Tựu chung lại có hai cách hồ: đạp sợi và quét sợi. Đối với các loại sợi bông
người ta ngâm sợi vào nước vo gạo đặc sau một đêm, tiếp đó vớt ra, đổ bột hồ vào sợi
và đạp kỹ. Khi sợi nhuyễn đều trong bột, người ta sâu từng con lên sào để phơi trong
bóng râm nơi thoáng gió hoặc phơi trong những căn nhà rộng gọi là luống. Khi phơi
lên sào, người ta dùng dùi đập nhẹ để sợi tách đều nhau. Sau đó sợi được quàng lên xa,
cuộn vào các ống, gọi là đánh ống. Cách thức này rất phổ biến ở vùng Thanh Hóa.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, việc hồ sợi được thực hiện phổ biến trên “giàn sợi”. Cách
thức tiến hành trên giàn sợi như sau: Sợi trước khi đem hồ được xâu qua các răng nan
22
của “thanh nan” hồ thành 4 hoặc 6 tầng ngăn cách nhau bởi những thanh lao, sau đó
mới căng ra khung hồ. Sau khi đã đưa sợi lên giàn, người thợ hồ dùng thanh nan chải
đi chải lại thật kỹ cho sợi tơi và nối các sợi đứt lại với nhau. Tiếp tục chải, khi nào thấy
sợi óng mượt, người ta đổ hồ lên mặt sợi và dùng thanh nan chải hồ đều, nếu sờ tay
thấy sợi ướt đếu tức là đủ hồ. Công việc cuối cùng của công đoạn hồ là quạt sợi bằng
hệ thống quạt bao tải theo trên giàn sợi, sử dụng ròng rọc kéo tay. Khi nào sợi khô,
bong từng sợi và săn trơn là được. Kinh nghiệm dân gian khi sử dụng gạo để hồ sợi
được tính theo tỷ lệ như sau: trung bình 10kg bột, hồ được 10kg sợi. Một lứa sợi
dài 275m cần 5kg gạo đối với loại khổ 1.0m, 4,5kg gạo đối với loại 0,99m. Tuy nhiên
khâu hồ chủ yếu được tiến hành đối với sợi dọc. Sợi ngang sau khi phân loại cho vào
suốt là tiến hành dệt được.
Cùng với thời gian và sự phát triển của nghề dệt, công cụ sản xuất qua từng thời
kỳ cũng luôn luôn được đổi mới cải tiến và từng bước hoàn thiện cho năng suất cao
hơn. Thật khó có thể tìm hiểu công cụ sản xuất từ thời xa xưa. Tuy nhiên, về cơ bản hệ
thống công cụ sản xuất qua tư liệu hồi cố và quan sát được vẫn giúp chúng ta nhận
diện hệ thống công cụ dệt cổ truyền qua từng giai đoạn.
Công cụ chế biến sợi tơ tằm phức tạp hơn bao gồm:
- Bộ kéo tơ.
- Xa đánh suốt
- Xa đánh ống
- Vây

- Con suốt.
- Lồng sóc.
Để có được vải mặc, sợi sau khi hồ xong phải đưa vào thực hiện thao tác dệt.
Trong các loại công cụ dệt, đáng chú ý nhất là chiếc khung cửi. Ở Đồng Bằng Bắc bộ
tùy theo từng thời kỳ và từng địa phương mà có các loại khung cửi khác nhau.
23
Trước mặt chúng ta, đây chính là Khung cửi con cò, Đòn ngồi, Khung cửi Ba
Tăng, Khung cửi dệt hàng hoa, đây là con thoi và Thanh văng.
Dệt là khâu khó khăn, phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và tài nghệ
của người thợ. Nét riêng độc đáo của mỗi loại sản phẩm được thể hiện phần lớn
do công đoạn này quyết định. Trước hết là công đoạn mắc sợi. Mắc sợi hay mắc cửi
là công đoạn quan trọng trước khi thực hiện các thao tác dệt. Cách mắc sợi tùy thuộc
vào từng loại sản phẩm dệt. Mắc sợi chỉ cần có 1 bàn hạt được làm bằng tre, mỗi bàn
hạt có khoảng từ 25 đến 30 thanh tre đóng thành một cái khung có nhiều ô, mỗi ô được
dùi một lỗ. Khi mắc sợi người ta luồn từ bàn mắc qua lỗ của bàn hạt này. Số sợi mắc là
sợi dọc. Khi mắc sợi, người thợ phải chú ý để không bị lẫn giữa nhịp trên và nhịp dưới
và ở 2 biên của tấm vải bao giờ cũng mắc sợi dọc chập đôi để khi dệt biên vải cứng và
không bị rách.
Khi mắc xong, sợi được cuộn vào trục cuộn sợi rồi xỏ qua go và bìa, sau đó là
công việc lấy go. Kỹ thuật dệt các loại sản phẩm khá phong phú và phức tạp. Tựu
trung lại có hai hình thức dệt: dệt hàng trơn và dệt hàng hoa.
Đối với các loại khung cửi con cò, dùng thoi lao tay và dận chân khi dệt các loại
vải bông và tơ lụa hàng trơn đều chung một nguyên lý cơ bản sau: Các thao tác bao giờ
cũng bắt đầu từ phải sang trái. Khi chân trái giậm chân guốc thì tay trái lao thoi. Khi
con thoi được lao sang một tay bên kia bắt thoi và tay lao thoi chuyển sang dập vỏ khô
cho sợi khít vào nhau. Khi dập vỏ khô, người thợ phải dập đều tay, tấm vải mới phẳng
và đều. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi dệt được khoang 20 đến 25cm, người thợ
ngừng tay cuốn vải vào trục (để chừ lại 5cm). Sau đó lại tiếp tục dệt.
Trong quá trình dệt, mỗi lần dệt được 5 - 6cm, người thợ phải rê thanh văng,
cắm vào hai bên mép tấm vải, để giữ cho tấm vải luôn luôn được căng, bảo đảm khổ

của sản phẩm. Xưa kia, bên cạnh khung dệt, thông thường người ta đặt sẵn một ít mỡ
lợn để bôi vào khung dệt cho trơn. Ở trên vỏ khô, luôn đặt sẵn một cái “Đốt”- tức một
số đoạn sợi ngắn, mỗi khi sợi bị đứt, người ta rút sợi ở đốt nối vào.
24
Đối với một số sản phẩm lụa trơn, kỹ thuật dệt cũng có những nét riêng. Ví dụ
khi dệt the, người ta sử dụng khung cửi có 3 đòn chân. Chân đòn giữa gọi là chân chắn
(gắn với go xà). Khi dậm chân đòn này, những hột cửi ở go xà sẽ bị nhấc lên. Hai chân
đòn còn lại gọi là chân võng. Khi dận chân võng, hai lá go của bàn go võng thay nhau
lên xuống làm go mở miệng cho thoi lao qua. Nếu dệt xa thì chỉ cần dận 2 chân võng
thay đổi nhau. Đối với lụa trơn, đoạn, vóc, người ta dệt bằng go thẳng gồm 2 bàn go
(4 lá go) và 4 chân đòn. Khi dệt, thứ tự chân đòn được dận từ phải sang trái, hết 4 chân
đòn lại quay lại từ đầu.
Đối với các loại hàng hoa kỹ thuật dệt phức tạp hơn. Muốn dệt các mặt hàng
hoa, trước hết phải vẽ hoa, sau đó đặt lên hai miếng vải sa thưa và khâu hoa lên bàn
khâu để được một vốn hoa. Chỉ màu để khâu hoa là tơ chuối, loại sợi đẹp và tốt nhất
được nhuộm các màu xanh, đỏ, tím, vàng. Khi tạo hoa tùy theo loại hoa to hay nhỏ mà
dùng 6 hay 8 sợi trong một nhát cửi.
Các thao tác dệt hàng hoa phức tạp hơn dệt hàng trơn. Dệt hàng hoa nhất thiết
phải có hai người: một người dệt và một người kéo hoa, khi nào người thợ dệt ở trên
dận chân đòn “con cuốn phát ra tiếng kêu” thì người ngồi dưới theo mẫu hoa mà luồn
sợi tạo hoa. Trong kỹ thuật dệt hàng hoa đáng chú ý là khâu lấy vo. Kỹ thuật lấy vo đối
với một số sản phẩm như sau:
- Lụa hoa dâu: lấy cách quãng: nhất - ba - nhì – tư.
- Lụa ba sọc: một sọc chéo, một sọc thẳng, mọt sọc chéo. Người ta lấy 12 sợi
chéo, 12 sợi thẳng, 12 sợi chéo cho từng loại sọc.
Riêng đối với các loại hoa phức tạp không theo dải thẳng, điều quan trọng trước
hết là tạo vốn hoa và khi dệt phải có người thứ 2 kéo hoa. Trong tất cả các loại hàng
hoa, đáng chú ý là kỹ thuật dệt các loại the hoa, lụa hoa, gấm, vóc. Để có hình dung,
dưới đây chùng tôi sẽ trình bày thao tác dệt gấm - một trong những sản phẩm hàng đầu
trong các sản phẩm dệt: sợi ngang dùng để dệt gấm được chập kép 7, sợi dọc chập kép

đôi. Sau khi chập xong, sợi đựoc đánh thành từng con nhỏ, đem nhuộm, nhuộm rồi dệt.
25

×