Tuần: 1
Tiết: 1, 2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS:
- Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam : văn học dân gian và văn học viết
- Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết - hiểu được những nội dung thể
hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng, tình cảm của
người Việt Nam trong văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các
thời kì phát triển của văn học dân tộc.
- Tích hợp MT.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong phần HDHB, sgk, tr. 13.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk, bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Giới thiệu sơ lược chương trình Ngữ văn 10 ( CTC ).
3. Bài mới : ( lời vào bài) :
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hđ1 : HS đọc kqcđ, sgk tr. 5.
Hđ2: Tìm hiểu các bộ phận hợp
thành của VHVN:
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý:
- Thế nào là tổng quan VHVN ?
- Nội dung bài tổng quan VHVN gồm
mấy phần, mỗi phần nêu lên vấn đề gì
của nền văn học?
- Các bộ phận hợp thành của nền văn
học Việt Nam?
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN:
- Lực lượng sáng tác chủ yếu và
phương thức lưu truyền của VHDG
Việt Nam?
- Các thể loại của VHDG Việt Nam?
- Các đặc trưng của VHDG Việt Nam?
- VH viết VN ra đời vào thế kỉ mấy?
Do tầng lớp nào sáng tác? Con đường
lưu truyền của nó?
- Nét khác biệt cơ bản giữa VHDG và
VH viết Việt Nam?
1. Văn học dân gian :
- Chủ yếu do tầng lớp bình dân sáng tác và phổ biến
theo lối truyền miệng.
- Thể loại : thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ
tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca
dao,vè, truyện thơ, chèo.
- Đặc trưng của VHDG : tính truyền miệng, tính tập thể
và gắn bó với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết :
- Ra đời vào thế kỉ X, do tầng lớp trí thức sáng tác,
được ghi lại bằng chữ viết.
- Là sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn tác giả.
1
- VH viết VN chủ yếu gồm những
thành phần nào ?
- Hệ thống thể loại của VH viết ?
- Mối quan hệ giữa VHDG và VH
viết? Nêu một vài dẫn chứng minh.
Hđ3 : Tìm hiểu quá trình phát triển
của VHVN :
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý:
- Nhìn tổng quát VHVN đã trải qua
mấy thời kì lớn ?
- VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
a. Chữ viết của văn học Việt Nam :
- Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- Văn học viết bằngchữ quốc ngữ.
Ngoài ra còn có một số tác phẩm viết bằng chữ Pháp
của Nguyễn Ái Quốc (những năm 1930).
b. Hệ thống thể loại của văn họcviết :
- Thế kỉ X hết thế kỉ XIX: VH chữ Hán (văn xuôi,
thơ, văn biền ngẫu), VH chữ Nôm (thơ, văn biền ngẫu).
- Đầu thế kỉ XX đến nay: Loại hình tự sự (kí, tiểu
thuyết, truyện ngắn) ; loại hình trữ tình (thơ trữ tình,
trường ca) ; loại hình kịch (kịch nói, kịch thơ …).
3. Văn học dân gian và văn học viết luôn có tác động
qua lại.
II. Quá trình phát triển của VHVN :
XIX gọi chung là nền VH gì ? Tại sao
có tên gọi như thế ?
- Những ảnh hưởng của VH viết bằng
chữ Hán ?
- Tác giả – tác phẩm tiêu biểu ?
- Nội dung của VH chữ Hán ? Nêu
một vài dẫn chứng.
- Thời gian ra đời, phát triển mạnh và
đỉnh cao của VH viết bằng chữ Nôm ?
- Những thành tựu của VH chữ Nôm
thời trung đại.
- Tác giả – tác phẩm tiêu biểu ?
- Nội dung của VH chữ Nôm ? Nêu
một vài dẫn chứng.
- Tại sao VHVN từ đầu thế kỉ XX đến
nay được gọi chung là VH hiện đại ?
- VH hiện đại so với VH trung đại có
gì khác biệt ? Dẫn chứng.
- Nội dung, đề tài, thể loại của các tác
1. Văn học trung đại (thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX):
a. Văn học viết bằng chữ Hán :
- Mang đặc điểm thi pháp trung đại, ảnh hưởng bởi tư
tưởng Nho, Phật, Lão và VH cổ Trung. Hoa.
- Tác giả- tác phẩm tiêu biểu :
+ Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái
+ Thơ Nguyễn Trãi, NBK , CBQ, …
- Nội dung : giá trị nhân đạo và hiện thực cũng như
niềm tự hào dân tộc.
b. Văn học viết bằng chữ Nôm :
- Ra đời vào thế kỉ XIII, phát triển mạnh từ thế kỉ XV,
đạt đến đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX .
- Thành tựu :
+ Minh chứng cho sự phát triển VH và ý chí xây
dựng một nền VH độc lập của dân tộc.
+ Tác giả - tác phẩm tiêu biểu : Thơ Nôm của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
… đã tiếp thu chủ động , sáng tạo thơ Đường.
- Nội dung : yêu nước, nhân đạo, hiện thực và phản
ánh quá trình dân tộc hoá và dân chủ hoá.
2. Văn học hiện đại ( Đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ
XX ) :
- Nền VH viết bằng chữ quốc ngữ, kế thừa những tinh
hoa của VH truyền thống và thế giới
- Nét khác biệt với VH trung đại : sgk, tr. 9.
- Nội dung: phản ánh xã hội, con người VN (VH lãng
mạn, VH hiện thực và VH cách mạng).
2
phẩm văn học hiện đại ? Dẫn chứng
Hđ4:Tìm hiểu con người VN qua
VH:
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình
bày. GV nhận xét chung và chốt ý :
- Nhiều đề tài mới, thể loại phát triển.
III. Con người Việt Nam qua văn hoc :
Bằng những hiểu biết của mình,
anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận
định: VHVN (VHDG, VH trung
đại, VH hiện đại) đã thể hiện chân
thật, sâu sắc, đời sống tư tưởng,
tình cảm của con người VN trong
nhiều mối quan hệ đa dạng.
- Nhóm 1, 2: Con người VN qua
VH trong quan hệ với thế giới tự
nhiên. Nêu một vài dẫn chứng.
- Nhóm 3, 4: Con người VN qua
VH trong quan hệ quốc gia, dân
tộc. Nêu một vài dẫn chứng.
- Nhóm 5, 6: Con người VN qua
VH trong quan hệ xã hội ; con
người VN và ý thức bản thân.
1. Trong quan hệ với thế giới tự nhiên :
Nổi bật tình yêu thiên nhiên :
a. VHDG :
- Sự nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên của
cha ông.
- Thiên nhiên VN được thể hiện đậm nét trong ca dao – dân
ca.
b. VH trung đại: Hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng
đạo đức, thẩm mĩ.
c. VH hiện đại: Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu
quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đb là tình yêu lứa đôi.
2. Trong quan hệ quốc gia, dân tộc :
Nổi bật chủ nghĩa yêu nước :
a. VHDG : Tinh thần yêu nước thể hiện qua tình yêu làng
xóm, quê cha đất tổ, căm thù giặc ngoại xâm.
b. VH trung đại : Chủ nghĩa yêu nước thể hiện chủ yếu
qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống
văn hiến lâu đời của dân tộc.
c. VH cách mạng : Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự
nghiệp đấu tranh giai cấp và lý tưởng XHCN.
3. Trong quan hệ xã hội :
Nổi bật chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo:
a. VHDG : Ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp qua
hình ành ông tiên, ông Bụt …
b. VH trung đại : Ước mơ xã hội thanh bình, ấm no như
thời vua Nghiêu , vua Thuấn.
c. VH hiện đại : Phản ánh sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng cuộc sống mới tuy gian khổ nhưng
Hđ5 : ghi nhớ ( sau củng cố ) :
HS đọc ghi nhớ, sgk, tr. 13.
tràn đầy lạc quan.
4. Con người Việt Nam và ý thức bản thân :
Phản ánh quá trình đấu tranh để khẳng định đạo lí làm
người trong sự kết hợp hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng:
nhân ái, tình nghĩa, thuỷ chung vị tha …
IV. Ghi nhớ : Sgk, tr. 13.
4. Củng cố ( bảng phụ ) : HS phát biểu cá nhân. GV kết luận :
Đáp án nào sau đây gọi đúng tên các bộ phận văn học cấu tạo nên nền văn học Việt Nam?
3
A. Văn học trung đại Việt Nam. B. Văn học dân gian và văn xuôi.
C. Văn học dân gian và văn học viết Việt Nam. D. Văn học hiện đại Việt Nam.
Tích hợp MT:
Sau khi tìm hiểu con người VN qua VH trong quan hệ với thế giới tự nhiên, hãy cho biết vì sao
con người có thể chinh phục được thiên nhiên nhưng không thể ngăn những cơn cuồng nộ của nó?
5. Dặn dò :
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
4
TUẦN: 1
TIẾT: 3
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: bản chất, hai quá trình, các
nhân tố giao tiếp
- Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và
lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận
thức, tư tưởng, tình cảm, hành động, ) và phương tiện (ngôn ngữ).
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội
văn bản (nghe hoặc đọc).
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức gtiếp.
2. Kĩ năng
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
- Tích hợp KNS.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong bài học, sgk, tr. 14, 15.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk, bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Chứng minh VHVN (VHDG, VH trung đại, VH hiện đại) đã thể hiện chân thật, sâu sắc, đời
sống tư tưởng, tình cảm của con người VN trong quan hệ xã hội.
3. Bài mới : ( lời vào bài):
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hđ1 : HS đọc kq cần đạt, sgk, tr. 14.
Hđ2 : Tìm hiểu HĐGT bằng ngôn ngữ:
HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. GV nhận xét
chung và chốt ý:
* Nhóm 1,2,3: đọc ngữ liệu 1, sgk, tr. 14 và trả lời câu hỏi:
a. HĐGT trong văn bản được ghi lại diễn ra giữa các nhân vật
giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ntn?
Nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần và các bô lão.
Cương vị: Vua là người đứng đầu triều đình, là bề trên; các
vị bô lão là thần dân, là bề dưới.
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần
lượt đổi vai (vai người nói, người nghe) cho nhau như thế nào?
Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người
nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
Người nói,
tạo lập văn bản
Người nghe,
lĩnh hội văn bản
- Lượt lời 1
- Lượt lời 2
- Lượt lời 3
- Lượt lời 4
Vua nhà Trần
Các vị bô lão
Vua nhà Trần
Các vị bô lão
Các vị bô lão
Vua nhà Trần
Các vị bô lão
Vua nhà Trần
I. HĐGT bằng ngôn ngữ :
5
c. HĐGT trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? (ở đâu ? vào lúc
nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử gì?)
HĐGTdiễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang bị giặc ngoại
xâm đe dọa, quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để
tìm ra sách lược đối phó. Địa điểm cụ thể là điện Diên Hồng.
d. HĐGT dó hướng vào nội dung gì ?
Nội dung: Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc
ngoại xâm đe dọa và bàn bạc sách lược đối phó. Nhà vua nêu
ra những nét cơ bản nhất về tình hình đất nước và hỏi ý kiến
các bô lão về cách đối phó. Các bô lão thể hiện quyết tâm
đánh giặc, đồng thanh nhất trí rằng đánh là sách lược duy
nhất.
e. Mục đích của cuộc giao tiếp ( hội nghị) là gì ? Cuộc giao
tiếp có đạt được mục đích đó không?
Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tím ra và thống nhất sách
lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống
nhất về hành động
đã đạt được mục đích.
* Nhóm 4,5,6: anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt
Nam. Hãy cho biết:
a. Thông qua văn bản đó, HĐGT diễn ra giữa các nhân vật
giao tiếp nào? (Ai viết? Ai đọc? Đặc điểm của các nhân vật đó
về lứa tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết, nghề nghiệp, …?)
Nhân vật giao tiếp: người viết (tác giả SGK), người đọc (HS
lớp 10). Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình
độ hiểu biết (nhất là hiểu biết về văn học) cao hơn, có nghề
nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học. Còn người đọc,
trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.
b. HĐGT đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? (hoàn cảnh
có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, hay hoàn
cảnh giao tiếp ngẫu nhiên, tự phát hàng ngày, …?
HĐGT thông qua văn bản đó được tiến hành trong hoàn
cảnh của nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường (hoàn cảnh
có tính quy thức).
c. Nội dung giao tiếp ( thông qua văn bản đó) thuộc lĩnh vực
nào? Về đề tài gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
Nội dung giao tiếp gồm những vấn đề cơ bản (đã được nêu
thành hệ thống đề mục trong văn bản) là:
- Các bộ phận hợp thành của VHVN
- Quá trình phát triển của VHVN
- Con người VN qua văn học
d. HĐGT thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì? (xét từ
phía người viết và người đọc)?
- Xét từ phía người viết: Trình bày một cách tổng quan về một
số vấn đề cơ bản về VHVN cho HS lớp 10.
- Xét từ phía người đọc: Thông qua việc đọc và học văn bản
đó mà tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN
6
trong tiến trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao
các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ
năng xây dựng và tạo lập văn bản.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có đặc điểm
gì nổi bật? (Dùng nhiều từ ngữ thuộc ngành khoa học nào?
Văn bản có kết cấu rõ ràng với các đề mục lớn nhỏ thể hiện
tính mạch lạc, chặt chẽ ra sao?)
- Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ vh
- Các câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học ; cấu tạo
phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chặt
chẽ.
- Kết cấu của văn bản mạch lạc, rõ ràng: có hệ thống đề mục
lớn, nhỏ ; có hệ thống luận điểm, dùng các chữ số hoạc chữ
cái để đánh dấu các đề mục.
Qua các bài tập, anh (chị) hãy cho biết:
- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ?
- HĐGT gồm những quá trình nào ?
- HĐGT có sự chi phối bởi những nhân tố nào?
Hđ3: Ghi nhớ ( sau củng cố).
1. Khái niệm :
Là hoạt động trao đổi thông
tin của con người trong xã hội,
được tiến hành chủ yếu bằng
phương tiện ngôn ngữ ( dạng
nói hoặc viết ), nhằm thực hiện
những mục đích về nhận thức,
tình cảm, hành động.
2. Quá trình của hoạt động
giao tiếp :
- Tạo lập vb: người nói, người
viết thực hiện.
- Lĩnh hội vb: người nghe,
người đọc thực hiện.
Hai quá trình này diễn ra
trong quan hệ tương tác.
3. Các nhân tố của hoạt động
giao tiếp :
Trong hoạt động giao tiếp
có sự chi phối của các nhân tố :
nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích
giao tiếp, phương tiện gia giao tiếp
và cách thức giao tiếp
* Ghi nhớ: sgk, tr. 15
4. Củng cố :
- GV cho HS đọc kĩ phần ghi nhớ để nắm vững khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, kiến
thức về hai quá trình và các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Tích hợp KNS: Trao đổi về việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao
tiếp.
5. Dặn dò: Xem lại bài học và chuẩn bị bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
7
TUẦN: 2
TIẾT: 4
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của
bộ phận văn học này ; biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Khái niệm văn học dân gian.
- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Những thể loại chính của văn học dân gian.
- Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.
2. Kĩ năng
Nhận thức khái quát về văn học dân gian ; có cái nhìn tổng quát về VHDG Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và trả lời các câu hỏi trong phần HDHB, sgk, tr. 19.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk, bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
Phân tích hoạt động giao tiếp (các nhân tố giao tiếp) được biểu hiện trong bài ca dao :
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
3. Bài mới (lời vào bài):
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hđ1: HS đọc kqcđ, sgk. 16 .
Hđ2: Về khái niệm VHDG:
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý:
- VHDG còn gọi là VH bình dân hoặc
VH truyền miệng. Các thuật ngữ trên
nhằm nói lên điều gì ?
- VHDG được sáng tác với mđích gì?
Hãy nêu khái niệm về VHDG.
Hđ3: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ
bản của VHDG:
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung, diễn giảng và chốt ý:
- Những đặc trưng cơ bản của VHDG?
- Nêu những hiểu biết của anh (chị) về
phương thức truyền miệng của
VHDG?
- Quá trình truyền miệng được thực
hiện thông qua những hình thức nào ?
I. Khái niệm VHDG:
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền
miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ
trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống
cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. Tính truyền miệng :
- Sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng
miệng cho người khác.VHDG thường được truyền
miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác),
và theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
- Quá trình truyền miệng được thực hiên thông qua diễn
xướng dân gian (nói, kể, hát, chèo … ).
8
- HS hát ca dao – dân ca ( một vài làn
điệu khác nhau ).
- Vì sao các sáng tác VHDG mang tính
tập thể ? Tập thể là ai ?
- HS đọc các câu ca dao (bảng phụ):
+ Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về kinh ăn cá, về đồng ăn cua.
+ Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về bưng ăn ốc, về đồng ăn cua.
+ Chiều chiều quạ nói với diều,
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm.
+ Chiều chiều quạ nói với diều,
Ngã ba ông Trứ có nhiều cá tôm”.
- GV kể một vài tiểu tiết khác nhau trong
truyện cổ tích “Quả bầu mẹ” của dân tộc
Kinh và dân tộc Mường .
Hỏi: Tính truyền miệng và tính tập
thể tạo nên những đặc điểm nào VHDG?
Hđ4: Tìm hiểu hệ thống thể loại của
VHDGVN :
GV gọi HS nhắc lại định nghĩa và nêu
ví dụ về từng thể loại của VHDGVN.
Hđ5: Tìm hiểu những giá trị cơ bản
của VHDGVN :
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình
bày. GV nhận xét chung và chốt ý :
- Đọc một số câu ca dao - tục ngữ viết về
thời tiết, lao động, quan hệ của con
người trong cuộc sống, tình yêu thiên
nhiên …
- Nêu ý nghĩa của một số văn bản
VHDGVN (thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, cổ tích …).
- Đọc một số câu đố.
Nhận xét về những giá trị cơ bản của
VHDGVN.
Hđ6: Ghi nhớ.
* HS đọc ghi nhớ, sgk tr. 19.
2. Tính tập thể :
Lúc đầu do một người khởi xướng, tác phẩm hình
thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người
khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa
chữa, bổ sung làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong
phú, hoàn thiện hơn tính cá nhân mờ dần, chỉ còn
giữ lại những nét chung của cộng đồng nhất định.
3. Tính dị bản.
4. Tính biểu diễn và tính địa phương: VHDG gắn bó
và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong
đời sống cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của VHDGVN :
Sgk, tr. 17, 18 .
III. Những giá trị cơ bản của VHDGVN :
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời
sống của các dân tộc. Kho tri thức này phần lớn là những
kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực
tế, thông qua sự mã hoá bằng những ngôn từ và hình
tượng nghệ thuật, tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người
nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền
cùng năm tháng.
2. VHDG ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của
con người. Nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền
thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung,
lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống
cái ác, cái xấu, ).VHDG góp phần hình thành những
giá trị tốt đẹp cho các thế hệ.
3. VHDG có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền
văn học nước nhà, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của
văn học viết.
IV. Ghi nhớ: sgk, tr. 19.
4. Củng cố: HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. GV nhận xét chung và chốt ý :
Vì sao nói VHDG là nguồn nuôi dưỡng vô tận của văn học viết ?
9
5. Dặn dò: - Xem lại bài đã học. – Chuẩn bị: HĐGT bằng ngôn ngữ (tt)
TUẦN: 2
TIẾT: 5
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ( tt )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu rõ hơn về các nhân tố chi phối HĐGT bằng ngôn ngữ thông qua các bài tập thực hành.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các nhân tố trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
- Ý thức được tầm quan trọng của HĐGT bằng ngôn ngữ trong đời sống xã hội của con người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : mục đích (trao đổi thông tin về nhận
thức, tư tưởng, tình cảm, hành động, ) và phương tiện (ngôn ngữ).
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh
hội
văn bản (nghe hoặc đọc).
- Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức gtiếp.
2. Kĩ năng
- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
- Tích hợp KNS.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và thực hành theo yêu cầu của bài học, sgk, tr. 20.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân). Chủ yếu là đàm thoại.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu ngắn gọn những đặc trưng cơ bản của VHDG ?
- Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam ? Nêu dẫn chứng.
3. Bài mới : ( lời vào bài) :
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hđ4: Luyện tập:
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý:
Bài 1: HS đọc bài ca dao, sgk, tr. 20
và phân tích:
a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao
là những người như thế nào? ( lứa
tuổi, giới tính)
b. HĐGT này diễn ra ở thời điểm nào?
Thời điểm đó thường thích hợp với
những cuộc trò chuyện như thế nào?
c. Nhân vật “anh” nói điều gì? Nhằm
mục đích gì?
d. Cách nói của “anh” có phù hợp với
nội dung và mục đích giao tiếp không?
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
a. Nhân vật giao tiếp: anh và nàng ( những chàng trai,
những cô gái trẻ ).
b. Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh (trăng
sáng, thanh vắng) thích hợp cho những câu chuyện
tâm tình của nam nữ trẻ tuổi ; bộc bạch tình cảm yêu
đương.
c. Nhân vật “anh” nói đến việc “tre non đủ lá” và đặt
ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”
hàm ý: “anh” và “nàng” giống như tre, đã trưởng thành,
cần tính đến việc kết duyên.
d. Cách nói mang màu sắc văn chương, thuộc về phong
cách văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái
tình cảm, nên dễ đi vào tình cảm con người phù hợp
với nội dung giao tiếp.
10
Bài 2: HS đọc bài 2, sgk, tr. 20 và trả
lời câu hỏi:
2. Bài 2:
a. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật
đã thực hiện bằng ngôn ngữ, những hành
động nói cụ thể nào? (chọn trong các từ:
chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, khen để gọi
tên mỗi hành động cho phù hợp).
b. Cả ba câu trong lời nói của ông già đều
có hình thức của câu hỏi, nhưng có phải
tất cả các câu đều dùng để hỏi không, hay
để thực hiện những mục đích giao tiếp
khác? Nêu m đích giao tiếp của mỗi câu.
c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình
cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp
như thế nào?
Bài 3: HS đọc bài thơ, sgk, tr. 21 và trả
lời câu hỏi:
a. Khi làm bài thơ này, HXH đã “giao
tiếp” với người đọc về vấn đề gì? Nhằm
mục đích gì?
b. Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ, hình
ảnh, cuộc đời và thân phận tác giả, …) để
lĩnh hội (hiểu và cảm nhận) bài thơ?
Bài 4, sgk, tr. 21 : HS thảo luận nhóm, cử
đại diện trình bày. GV nhận xét, bổ sung
(nếu thiếu sót ), cho HS tham khảo văn
bản và lưu ý: bài tập này nhằm rèn luyện
năng lực giao tiếp dưới dạng viết, hơn
nữa là viết một văn bản thông báo, cần
chú ý:
- Dạng văn bản: thông báo ngắn, do đó
cần viết đúng các thể thức như mở đầu,
kết thúc, …
- Hướng tới đối tượng giao tiếp là các
bạn HS toàn trường.
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường
và nhân Ngày Môi trường thế giới.
a. Các nhân vật giao tiếp (A Cổ và người ông) đã
thực hiện các hành động nói cụ thể: chào, chào đáp;
khen, hỏi, đáp lời.
b. Cả ba câu nói của người ông đều có hình thức
câu hỏi nhưng không phải câu nào cũng là câu hỏi:
- Câu 1: chào đáp - Câu 2: khen - Câu 3: hỏi.
A Cổ chỉ trả lời câu thứ 3, còn 2 câu kia không
nhằm mục đích hỏi nên không cần trả lời.
c. Lời nói của hai ông cháu bộc lộ rõ tình cảm, thái
độ và quan hệ của hai ông cháu : các từ xưng hô
(ông, cháu), các từ tình thái (thưa, ạ - trong lời A
Cổ và hả, nhỉ - trong lời ông già), ( hả, nhỉ ) thái
độ kính mến của A Cổ đối với người ông và thái độ
trìu mến, yêu quý của người ông đối với cháu.
3. Bài 3:
a. Thông qua hình tượng “bánh trôi nước”, tác giả
muốn bộc bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân
phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của
tác giả nói riêng, đồng thời khẳng định phẩm chất
trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình.
b. Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ
như các từ “trắng”, “tròn” (nói về vẻ đẹp), thành
ngữ “bảy nổi ba chìm” (nói về sự chìm nổi), “tấm
lòng son” ( nói về phẩm chất cao đẹp bên trong),
đồng thời liên hệ với cuộc đời tác giả - một phụ nữ
tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên – để
hiểu và cảm nhận bài thơ.
4. Bài 4:
THÔNG BÁO
Hướng tới kỉ niệm ngày Môi trường thế giới,
Đoàn TNCS HCM trường THPT Thốt Nốt phát
động tuần lễ “Xanh, sạch, đẹp”:
- Thời gian : từ ngày . . . đến hết ngày. . . . . . .
- Nội dung công việc: tổng vệ sinh ( lớp, hành lang,
sân trường,… ).
- Đối tượng tham gia : tất cả các chi đoàn lớp.
- Dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, dao, …
- Các bí thư chi đoàn lớp nhận kế hoạch phân công
cụ thể vào ngày . . . . . . tại văn phòng Đoàn trường.
Đề nghị các chi Đoàn lớp tham gia đầy đủ và tích
cực.
Thốt Nốt, Ngày . . . . tháng. . . . năm. . . . .
Bí thư Đoàn trường
4. Củng cố: HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét chung :
- Quá trình của HĐGT, các nhân tố chi phối HĐGT ?
- Tích hợp KNS : Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các
tình huống giao tiếp. Nêu ví dụ.
11
5. Dặn dò :
- Xem lại bài học - Bài tập ở nhà : bài 5, sgk, tr. 21, 22
- Chuẩn bị : Văn bản.
TUẦN: 2
TIẾT: 6
VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề
cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và thực hành theo yêu cầu của bài học, sgk, tr. 23, 24, 25.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ). Chủ yếu là đàm thoại.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk, bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : bài 5, sgk, tr. 21, 22.
3. Bài mới : ( lời vào bài) :
Hoat động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hđ1: HS đọc kq cần đạt, sgk, tr. 23.
Hđ2: Tìm hiểu khái niệm và đặc
điểm của văn bản:
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý:
HS đọc văn bản 1,2,3 sgk, tr.
23,24 và trả lời câu hỏi :
1. Mỗi văn bản trên được người nói
(người viết ) tạo ra trong hoạt động
nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung
lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế
nào?
2. Mỗi văn bản trên đề cập đến về gì?
Vấn đề đó được triển khai nhất quán
trong toàn bộ văn bản như thế nào ?
3. Ở những vb có nhiều câu (văn bản
2,3), nội dung của văn bản được triển
I. Khái niệm, đặc điểm:
1. Các văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ:
- Vb1: trao đổi kinh nghiệm sống (1 câu).
- Vb2: trao đổi tình cảm lời than thân của người con
gái trong xã hội phong kiến (4 câu).
- Vb3: trao đổi thông tin chính trị -xã hội của Bác Hồ
với toàn dân (17 câu).
2. Vấn đề đề cập trong các văn bản:
- Vb1: hoàn cảnh sống có thể tác động đến sự hình
thành nhân cách của con người theo hướng tích cực
hoặc tiêu cực.
- Vb2: số phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Vb3: kêu gọi, khích lệ đồng bào thống nhất ý chí và
hành động để chống thd và bảo vệ Tquốc.
Các vấn đề được triển khai nhất quán. Các từ, câu
cùng hướng đến làm rõ chủ đề.
3. Cách triển khai:
- Vb2: cô gái ví thân phận mình như hạt mưa thân
12
khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn
như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3
được tổ chức theo kết cấu ba phần như
phận bị phụ thuộc (ngẫu nhiên, may rủi)
- Vb3:
+ Lập trường chính nghĩa của ta, dã tâm của thực dân
thế nào?
4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu
mở đầu và kết thúc như thế nào?
5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm
mục đích gì?
Sau khi phân tích các văn bản, em
rút ra kết luận gì về khái niệm và
những đặc điểm cơ bản của văn bản?
Hđ3: Tìm hiểu các loại văn bản:
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình
bày. GV nhận xét chung và chốt ý:
1. So sánh các vb1,2 với vb3 ( mục I,
sgk, tr. 24 ) về các phương diện sau:
- Vấn đề được đề cập trong mỗi văn
bản là vấn đề gì?
- Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn
bản thuộc loại từ ngữ nào?
Pháp (câu 1,2 3)
+ Chân lí sống của dân tộc “thà hy sinh … không
chịu làm nô lệ” (câu 4,5).
+ Kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp bằng mọi
vũ khí có thể có (Câu 6 câu 11).
+ Kêu gọi binh sĩ, tự vệ, dân quân – lực lượng chủ
chốt của cuộc kháng chiến (câu 12 câu 14)
+ Khẳng định niềm tin vào thắng lợi tất yếu của dân
tộc (câu 15 câu 17).
+ Kết cấu 3 phần:
▪ Mở đầu: câu 1 câu 3
▪ Thân bài: câu 4 câu 14
▪ Kết bài: câu 15 câu 17.
4. Về hình thức:
- Mở đầu: Tiêu đề.
- Kết thúc: Dấu câu(!)
5. Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích:
- Vb1: truyền đạt một kinh nghiệm sống.
- Vb2: lời than thân nêu lên sự bất công trong đời
sống XHPK để mọi người thấu hiểu, cảm thông.
- Vb3: kêu gọi, khích lệ đồng bào toàn quốc quyết tâm
kháng chiến chống Pháp.
* Khái niệm:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
* Những đặc điểm cơ bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển
khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng
thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch
lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về
nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc
bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (một số) mục đích
giao tiếp nhất định.
II. Các loại văn bản:
1. So sánh các vb1,2 với vb3 (mục I, sgk, tr. 24) về các
phương diện sau:
- Vấn đề được đề cập:
+ Vb1: Một kinh nghiệm sống
+ Vb2: Thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong
XHPK
+ Vb3: Một vấn đề chính trị: kháng chiến chống thực
dân Pháp
- Từ ngữ :
+ Vb1,2: Từ ngữ thông thường.
+ V3: Dùng nhiểu từ ngữ chính trị.
13
- Cách thức thể hiện nội dung như thế
nào? ( thông qua hình ảnh hay thể hiện
trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận)?
- Cách thức thể hiện nội dung:
+ Vb 1,2: Thông qua hình ảnh cụ thể có tính hình
tượng.
2. So sánh các vbản 2,3 (mục 1)
với: một bài học trong sgk thuộc
môn học khác (toán, Lí, Hóa …);
một đơn nghỉ học hoặc một giấy
khai sinh Rút ra nhận xét:
- Phạm vi sử dụng của mỗi loại
văn bản trong hoạt động giao
tiếp xã hội?
- Mục đích giao tiếp cơ bản của
mỗi loại văn bản?
- Lớp từ ngữ riêng được sử dụng
trong mỗi loại văn bản?
Sau khi phân tích, hãy cho
biết:
- Theo lĩnh vực và mục đích
giao tiếp, có các loại văn bản
nào?
- Phạm vi sử dụng, mục đích
giao tiếp cơ bản, lớp từ ngữ,
+ Vb3: Dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định rằng cần
phải kháng chiến chống Pháp.
Vb1 thuộc phong cách nghệ thuật (tuy có thể dùng trong
ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày ; Vb2 cũng thuộc phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật ; VB3 thuộc phong cách ngôn ngữ
chính luận luận.
2.
- Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao
tiếp xã hội:
+ Vb2: dùng trong lĩnh vực gtiếp có tính nghệ thuật.
+ Vb3: dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
+ Các văn bản trong sgk: dùng trong lĩnh vực giao tiếp
khoa học.
+ Đơn từ xin nghỉ việc, giấy khai sinh: là những văn bản
dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.
- Mục đích giao tiếp:
+ Vb2: nhằm bộc lộ cảm xúc.
+ Vb3: nhằm kêu gọi toàn quốc kháng chiến
+ Các vb trong sgk: nhằm truyền thụ kiến thức khoa học.
+ Đơn từ, giấy khai sinh: Nhằm trình bày ý kiến, nguyện
vọng hoặc ghi nhận những sự vật, hiện tượng trong đời sống
hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.
- Lớp từ ngữ được sử dung:
+ Vb2: dùng nhiều từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh.
+ Vb3: dùng nhiều từ ngữ chính trị.
+ Vb trong sgk: dùng nhiều từ ngữ khoa học.
+ Đơn và giấy khai sinh có mẫu in sẵn, chỉ cần điền nội
dung cụ thể.
* Các loại văn bản:
-Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( thư, nhật kí
…).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ,
truyện,tiểu thuyết…).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sgk, tài liệu
học tập, …).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chánh (đơn, biên
bản … ).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình
luận, tuyên ngôn ).
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin,
phóng sự …).
* Phạm vi sử dụng, từ ngữ, mục đích giao tiếp, kết cấu :
14
cách kết cấu và trình bày ở mỗi
loại văn bản như thế nào ? Nêu
ví dụ.
- Phạm vi sử dụng : rộng rãi tất cả các loại văn bản trong đời
sống xã hội.
- Mục đích giao tiếp : tuỳ loại văn bản.
- Cách dùng ngôn ngữ :
+ Văn bản nghệ thuật: giàu hình tượng,và sắc thái biểu cảm.
+ VB chính luận: rõ ràng, chặt chẽ.
+ Văn bản khoa học: chính xác, rõ ràng
+ VB hành chánh: theo khuôn mẫu.
+ Văn bản báo chí: chính xác, một nghĩa (không hiểu theo hai mặt ).
4. Củng cố ( bảng phụ ) : HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét và kết luận :
Tìm các ví dụ ghi vào ô trống bên phải đúng với các loại văn bản bên trái :
Các loại văn bản. Ví dụ.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ h. chánh
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ c. luận
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
5. Dặn dò:
- Xem lại bài đã học.
- Tích hợp môi trường: Viết một đoạn văn ngắn trình bày hiểu biết của anh (chị) về môi
trường sống của chúng ta hiện nay.
- Tham khảo hai bài đọc thêm, sgk, tr. 28,29.
- Chuẩn bị :
+ Tiết 7: Làm văn – Bài số 1.
+ Tiết 8,9: “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích sử thi Đăm Săn)
15
TUẦN: 3
TIẾT: 7
BÀI VIẾT SỐ 1
CẢM NGHĨ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : Giúp HS:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KT, KN trong chương trình lớp 10 HKI.
- Đánh giá việc HS vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn đã học, đặc biệt là về văn biểu cảm để
viết một bài văn NLXH nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một vấn đề xã hội
- Giúp HS thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết
để làm các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA :
Hình thức: Tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: GV ra đề, HS làm bài viết tại lớp. Thời gian 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
và cấp độ cao Cộng
Làm văn:
NLXH
Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng
làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm để viết một
bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về
một hiện tượng gần gũi trong thực tế.
Số câu:
Tỉ lệ:
Tổng điểm:
1 1
100% =
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Đề:
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM:
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. HS làm kiểm tra.
3. Thu bài kiểm tra.
4. Dặn dò: Chuẩn bị: “Chiến thắng Mtao Mxây” ( Trích sử thi Đăm Săn )
16
TUẦN: 3
TIẾT: 8, 9
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và
niềm vui của người anh hùng thời xưa
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật
thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết
tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng
kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần
thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi ; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp
điệu ; phép so sánh, phóng đại.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
- Tích hợp kĩ năng sống.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và trả lời tất cả các câu hỏi trong phần HDHB, luyện tập sgk, tr. 36.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra tập soạn bài của HS.
3. Bài mới: (lời vào bài) :
Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
Hđ1: HS đọc kqcđ, sgk, tr. 30.
Hđ2: Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn :
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét và
chốt ý :
- Thế nào là sử thi?
- Sử thi dân gainVN có mấy loại? Kể ra.
- Thế nào là sử thi thần thoại, sử thi anh
hùng? Nêu tên một vài vbản mà em biết.
-Tóm tắt ngắn gọn nội dung sử thi ĐS.
Hđ3 : Đọc và tìm hiểu đoạn trích:
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét và
chốt ý :
- Vị trí của đoạn trích?
I. Tiểu dẫn : Sgk, tr. 30
1. Sơ lược sử thi DGVN.
2. Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn.
II. Đọc và tìm hiểu đoạn trích:
1. Vị trí của đoạn trích:
- Tác phẩm gồm 7 khúc ca, đoạn trích thuộc khúc ca
thứ IV.
- Trước đó Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Grư.
17
- HS đọc đoạn trích ( phân vai)
- Chia bố cục đoạn trích. Ý chính từng
phần ?
- Đại ý của đoạn trích?
2. Đại ý của đoạn trích :
Kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ về.
- Trận chiến giữa Đăm Săn
và Mtao Mxây được miêu tả,
kể qua những chặng nào?
- Diễn biến của trận chiến
như thế nào và kết quả ra
sao? Dẫn chứng ( lập bảng so
sánh. Các dẫn chứng, HS
gạch chân sgk)
3. Tìm hiểu đoạn trích :
a. Cuộc chiến đấu của hai tù trưởng :
* Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến:
Đăm Săn Mtao Mxây
- Lần1: Đến tận cầu thang
khiêu chiến, Đăm Săn thách
Mtao Mxây đọ dao.
- Lần 2 : ĐS đòi bẻ đôi sàn
hiên, hun lửa cầu thang …
của Mtao Mxây.
- Mtao Mxây ngạo nghễ đáp lại
(nhưng không xuống đánh).
- Mtao Mxây tỏ ra run sợ (sợ bị
đâm lén), tần ngần do dự, đắn
đo dù đã có trang bị.
* Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến :
Hiệp đấu một:
Đăm Săn Mtao Mxây
- Đăm Săn không nhúc
nhích, bình tĩnh, thản nhiên.
- Đăm Săn giễu cợt Mtao
Mxây.
- Mtao Mxây múa khiên trước,
tiếng khiên kêu “lạch xạch
như quả mướp khô”.
- Mtao Mxây lộ rõ sự kém cỏi
nhưng vẫn nói lời huênh
hoang.
Hiệp đấu hai:
Đăm Săn Mtao Mxây
- ĐS múa khiên trước
động tác nhanh, mạnh,
hào hùng, vừa khỏe, vừa
đẹp thế thắng áp đảo, oai
hùng.
- Nhận được miếng trầu của
Hơ Nhị sức khỏe tăng
gấp bội.
- Mtao Mxây hốt hoảng trốn
chạy, chạy bước thấp bước
cao. Hắn chém Đăm Săn
nhưng trượt thế thua hèn
kém
- Cầu cứu Hơ Nhị quăng cho
miếng trầu không được
Hiệp đấu ba:
Đăm Săn Mtao Mxây
- Múa khiên càng nhanh,
càng mạnh và đẹp, hào
hùng.
- Tấn công đối thủ: đâm
trúng Mtao Mxây (nhưng
không thủng).
- Hoàn toàn ở thế thua, bị
động.
- Bị đâm.
Hiệp đấu bốn:
Đăm Săn Mtao Mxây
- Đăm Săn thấm mệt cầu
cứu thần linh.
- Được kế của ông Trời
lấy cái chày mòn ném vào
vành tai kẻ thù đuổi theo
kẻ thù hỏi tội Mtao Mxây
- Mtao Mxây tháo chạy, van
xin Đăm Săn.
- Bị giết.
18
- Nhận xét về nghệ thuật
miêu tả cuộc chiến giữa hai
tù trưởng. Qua đó, tác giả
dân gian muốn thể hiện điều
gì ?
giết chết Mtao Mxây
Lối miêu tả song hành nổi bật tài năng, sức mạnh, phong
độ, phẩm chất của Đăm Săn Đăm Săn là biểu tượng cho chính
nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng
cho phi nghĩa và cái ác.
HS thảo luận nhóm, cử đại
diện trình bày. GV nhận
xét chung và chốt ý. Các
dẫn chứng, HS gạch chân
trong sgk
- Nhóm 1,2,3: phân tích
những câu nói và hành
động của đông đảo nô lệ
đối với việc thắng thua của
hai tù trưởng để chỉ ra thái
độ và tình cảm của cộng
đồng Ê-đê đối với mục
đích của cuộc chiến nói
chung, đối với người anh
hùng sử thi nói riêng.
- Nhóm 4,5,6:
+ Phần cuối đoạn trích
chú ý nhiều đến việc miêu
tả cảnh chết chóc hay cảnh
ăn mừng chiến thắng ?
Nhận xét về cách miêu tả.
- Phân tích ý nghĩa của sự
lựa chọn ấy để làm rõ thái
độ, cách nhìn nhận của tác
giả về ý nghĩa thời đại của
cuộc chiến tranh bộ tộc và
tầm vóc lịch sử của người
anh hùng trong sự nghiệp
phát triển của cộng đồng.
HS phát biểu cá nhân. GV
nh xét và chốt ý
- Chỉ ra các biện pháp nghệ
thuật trong đoạn trích? Dẫn
chứng.
- Phân tích các giá trị miêu
tả và biểu cảm của các biện
pháp nghệ thuật đó.
b. Hình tuợng Đăm Săn trong cuộc đối thoại, thuyết phục tôi
tớ của Mtao Mxây:
* Hình tuợng Đăm Săn:
- Cuộc đối thoại, thuyết phục tôi tớ của Mtao Mxây: gồm 3 nhịp
hỏi - đáp.
- Mục đích: Đăm Săn kêu gọi mọi người theo mình cùng xây dựng
thành một thị tộc hùng mạnh.
- Đăm Săn để dân làng tự quyết định số phận của mình.
Lòng khoan dung, đức nhân hậu của chàng Đăm Săn có uy
tín lớn với cộng đồng Những điều đó đã khiến tôi tớ của Mtao
Mxây hoàn toàn bị thuyết phục và tự nguyện đi theo chàng.
* Ý nghĩa của cảnh mọi người nô nức theo Đăm Săn về:
- Lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá
nhân người anh hùng.
- Sự thống nhất giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử
thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.
c. Ý nghĩa của cảnh ăn mừng chiến thắng:
- Người kể chuyện dành phần lớn thời gian cho việc kể và tả lại
cảnh ăn mừng chiến thắng.
- Tuy kể và tả lại cuộc chiến nhưng không hề có cảnh đổ máu hay
cảnh buôn làng tan tác sau chiến tranh.
- Cảnh chiến thắng được miêu tả bằng những kiểu câu cảm thán,
những hô ngữ, những kiểu câu so sánh trùng điệp, liệt kê những
biểu hiện của sự sung sướng, vẻ tưng bừng tấp nập của sự giàu có
…
Ý nghĩa :
- Sự khát khao cuộc sống thịnh vượng, sự đoàn kết thống nhất và
lớn mạnh của cộng đồng tộc người.
- Thể hiện tầm vóc lớn lao của người anh hùng sử thi
( số phận của cá nhân anh hùng gắn với số phận của cả thị tộc).
4. Nghệ thuật :
- Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi : ngôn ngữ của
người kể biến hoá linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng ; ngôn ngữ
đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.
- Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so
sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến,
Tạo âm hưởng hùng tráng, vẻ đẹp rực rỡ trong nghệ thuật miêu
19
- Ý nghĩa văn bản ?
tả chân dung nhân vật anh hùng và nghệ thuật tạo khung cảnh
hoành tráng của sử thi.
5. Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh
hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc
Hđ4: Tổng kết và ghi nhớ
sau củng cố) :
HS đánh giá chung về nghệ
thuật và nội dung của đoạn
trích.
* HS đọc ghi nhớ, sgk, tr.
36.
gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị
tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân
tộc Ê-đê thời cổ đại.
III. Tổng kết và ghi nhớ: sgk, tr. 36.
4. Củng cố :
Tích hợp kĩ năng sống: Thảo luận cặp đôi, chia sẻ ý kiến :
- Về động cơ hành động của Đăm Săn, về việc tại sao Đăm Săn lại có sức thuyết phục đối với dân
làng Mtao Mxây.
- Trong đoạn trích Đăm Săn được trời bày cho cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh (chị), vai trò
của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm săn được thể
hiện như thế nào? Em rút ra được bài học giáo dục gì ?
5. Dặn dò:
- Xem lại bài đã học.
- Bài tập về nhà : Tưởng tượng em là nhân vật Đăm Săn, hãy kể lại cuộc chiến đấu
em và Mtao Mxây.
- Chuẩn bị : Văn bản ( tt ).
20
Tuần: 4
Tiết: 10
VĂN BẢN ( tt )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản ;
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ
đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
- Tích hợp GDMT.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ bài học và thực hành theo yêu cầu của bài học, sgk, tr. 37, 38.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk, bảng phụ.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
Nêu những tình tiết và lời nói của các nhân vật trong đoạn trích chứng minh cuộc chiến đấu của
Đăm Săn tuy có mục đích riêng (giành lại vợ) nhưng có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối
với lợi ích của toàn thể cộng đồng.
3. Bài mới : ( lời vào bài):
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
III. LUYỆN TẬP :
HS phát biểu cá nhân. GV
nhận xét chung và chốt ý :
Bài 1 :
HS đọc vb1, tr. 37 và thực hiện
theo yêu cầu:
a. Phân tích tính thống nhất về
chủ đề của đoạn (chú ý tới ý
khái quát nêu ở câu 1).
III. LUYỆN TẬP :
1. Bài 1 :
a. Tính thống nhất về chủ đề đoạn văn:
Một chủ đề thống nhất :
* Câu chủ đề của đoạn “Giữa cơ thể … qua lại với nhau”
(luận điểm).
* Tiếp theo là các câu làm rõ chủ đề :
- Hai luận cứ:
+ Môi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính của cơ thể.
+ SS lá mọc trong môi trường khác nhau
- Bốn luận chứng (dẫn chứng):
+ Lá cây đậu Hà Lan tua cuốn.
+ Lá cây mây tua móc có gai bám.
21
b. Phân tích sự phát triển của
chủ đề trong đoạn văn ( từ ý
khái quát đến cụ thể qua các
cấp độ ).
+ Lá cây xương rồng gai.
+ Lá cây lá bỏng chứa nhiều nước.
b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:
Chủ đề trong đoạn văn được triển khai rõ ràng, từ khái quát
đến cụ thể :
- Nêu luận điểm nhận định.
- Đưa hai luận cứ thuyết phục.
c. Đặt nhan đề cho đoạn văn.
Bài 2 :
HS đọc bài 2, sắp xếp những
câu trong bài tập thành một văn
bản hoàn chỉnh, mạch lạc và đặt
cho văn bản một nhan đề phù
hợp.
Bài 3 :
Tích hợp GDMT: Viết một số
câu khác tiếp theo câu văn dưới
đây để tạo một văn bản có nội
dung thống nhất, sau đó đặt nhan
đề cho văn bản này.
Môi trường sống của loài người
hiện nay đang bị hủy hoại ngày
càng nghiêm trọng.
- Đưa 4 luận chứng chứng minh.
c. Nhan đề đoạn văn :
- Môi trường và cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
- Ảnh hưởng qua lại giữa cơ thể và môi trường.
2. Bài 2 :
a. Sắp xếp những câu trong bài tập 2 thành một văn bản hoàn
chỉnh, mạch lạc :
Câu 1 câu 3 câu 5 câu 2 câu 4.
Câu 1 câu 3 câu 4 câu 5 câu 2.
b. Nhan đề văn bản : Bài thơ Việt Bắc.
3. Bài 3 :
- Câu chủ đề: Môi trường sống của loài người hiện nay đang
bị huỷ hoại nghiêm trọng.
- Các luận cứ:
+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá, khai thác bừa bãi là
nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán kéo dài.
+ Các sông suối ngày càng bị ô nhiễm.
+ Rác thải, chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được
xử lí.
+ Các loại thuốc trừ sâu sử dụng không theo quy định đảm
bảo an toàn cho môi trường
- Tiểu kết: Thực trạng trên làm cho nạn ô nhiễm môi trường
sống đang ở mức báo động.
- Nhan đề: Môi trường sống kêu cứu.
4. Củng cố : HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. GV nhận xét chung và chốt ý:
* Bài 4, sgk, tr. 38:
Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh (chị) hãy xác định những vấn đề sau đây:
- Đơn gửi cho ai? Người viết đơn ở cương vị nào?
- Mục đích viết đơn là gì? xưng hô họ tên, nêu lí do xin nghỉ, thời gian nghỉ, lời hứa thực hiện đầy
đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học, )
- Kết cấu của đơn như thế nào? (quốc hiệu, tiêu nghỉ, ngày tháng năm, họ tên và địa chỉ người
nhận, nội dung đơn, kí tên, )
Hãy viết một lá đơn đáp ứng các yêu cầu của văn bản hành chính.
* Tích hợp KNS: Để tăng sự hiểu biết, làm giàu thêm vốn v hoá của bản thân, ta nên làm gì ?
5. Dặn dò :
- Xem lại các phần đã học.
- Chuẩn bị : “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ”.
22
Tuần: 4 Tháng soạn: 7 – 2011.
Tiết: 11, 12
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
( Truyền thuyết )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về
thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ ;
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An
Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng
với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Tích hợp kĩ năng sống.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- HS đọc kĩ sgk, trả lời các câu hỏi ở phần HDHB, luyện tập sgk, tr. 42, 43.
- GV phát vấn, diễn giảng. HS trả lời ( cá nhân, thảo luận nhóm ).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: sgk, tranh minh họa.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản.
- Lớp từ ngữ riêng được sử dụng ở mỗi loại văn bản ?
- Để tăng sự hiểu biết, làm giàu thêm vốn văn hoá của bản thân, ta nên làm gì ?
3. Bài mới ( Lời vào bài) :
Hđ1:HS đọc kqcđ, sgk, tr. 39.
Hđ2 : Đọc – Tìm hiểu tiểu dẫn :
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý :
- Thế nào là truyền thuyết?
- Đặc trưng của truyền thuyết?
- Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết?
- Môi trường sinh thành, biến đổi, diễn
xướng của truyền thuyết ?
- Nêu những hiểu biết về cụm di tích
lịch sử làng Cổ Loa.
Hđ3 : Đọc và tìm hiểu văn bản :
I. Tiểu dẫn : sgk , tr. 39.
- Thế nào là truyền thuyết.
- Đặc trưng của truyền thuyết.
- Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết.
- Môi trường sinh thành, biến đổi, diễn xướng của
truyền thuyết.
- Cụm di tích lịch sử làng Cổ Loa.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản :
23
HS phát biểu cá nhân. GV nhận xét
chung và chốt ý :
- Xuất xứ của đoạn trích ?
- Văn bản này chia làm mấy đoạn ? Dựa
vào ý các đoạn tóm tắt truyện.
1. Xuất xứ : Trích từ truyện Rùa Vàng trong Lĩnh
Nam chích quái – một sưu tập truyện dân gian ra đời
vào cuối thế kỉ XV.
- Do đâu ADV được thần linh giúp
đỡ? Kể về việc giúp đỡ thần kì đó,
dân gian muốn thể hiện cách đánh
giá như thế nào về nhà vua ?
- Sáng tạo yếu tố hư cấu RùaVàng,
nhân dân muốn nói lên điều gì ?
- Thái độ của ADV sau khi xây
được thành và có nỏ thần ? DC.
Thái độ của nhân dân như thế nào
trước sự mất cảnh giác của nhà
vua ?
- Sáng tạo chi tiết nhà vua tự tay
chém đầu con gái, nhân dân muốn
biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với
ADV và việc mất nước Âu Lạc ?
- Nêu những việc làm của Mị
Châu. Phát biểu ý kiến của anh
(chị) về việc làm của Mị Châu .
2. Các nhân vật :
a. An Dương Vương :
- Có ý thức, tinh thần trách nhiệm trước vận nước : xây
thành, chế tạo vũ khí… Được thần linh giúp đỡ ( chỉ
cách xây thành, cho vuốt thần làm lẫy nỏ).
- Yếu tố hư cấu Rùa Vàng giúp vua, nhằm :
+ Ca ngợi công đức của nhà vua.
+ Tự hào, thần kì hoá chiến công xây thành, chế nỏ của
nhân dân.
+ Việc làm của ADV được “lòng trời, hợp lòng dân”.
- Sau khi xây được thành và có nỏ thần, ADV mất cảnh
giác trong việc bảo vệ đất nước
+ Không hiểu bản chất của kẻ thù.
+ Giặc đến vẫn ỷ vào nỏ thần.
An Dương Vương biết chăm lo việc nước nhưng hời
hợt, chủ quan Nguyên nhân dẫn đến bi kịch nước mất
nhà tan.
- Chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái :
+ Nhân dân muốn gửi gắm lòng kính trọng đối với
ADV: sự tỉnh ngộ, đứng về phía công lí, quyền lợi của dân
tộc Được Rùa Vàng rẽ nước đưa xuống biển huyền
thoại hoá, bất tử hoá người anh hùng
+ Phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu.
+ Giải thích lí do mất nước, xoa dịu nỗi đau mất nước.
b. Mị Châu :
* Đáng trách :
- Làm lộ bí mật quốc gia ( cho Trọng Thủy xem nỏ thần, bị
đánh tráo nỏ vẫn không hay biết ).
- Rắc lông ngỗng dọc đường cho TT lần theo.
Gián tiếp tiếp tay cho giặc.
* Đáng thương :
- Có tình yêu chân thật, trong sáng, nhẹ dạ, cả tin, bị chồng
lừa gạt.
-Trước khi chết, MC đã ý thức được tội lỗi của mình, nàng
không xin tha chết chỉ xin được“biến thành ngọc châu để
rửa sạch mối nhục thù”.
- Mị Châu bị kết tội là “giặc” rất đích đáng nhưng nàng trở
thành “giặc” một cách vô tình.
Nạn nhân của mưu đồ đen tối của kẻ thù.
- Yếu tố hư cấu máu Mị Châu hoá thành ngọc trai, xác hoá
thành ngọc thạch, thể hiện :
+ Sự bao dung, cảm thông của nhân dân với Mị Châu
khi phạm tội một cách vô tình.
24
- Phát biểu ý kiến về nhân vật
Trọng Thuỷ?
+ Thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử
muốn truyền lại con cháu đời sau trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa nhà với nước, riêng với chung.
c. Trọng Thủy :
* Một kẻ đáng lên án:
Một tên gián điệp, lợi dụng tình yêu của Mị Châu , thực
hiện mưu đồ xâm lược Âu Lạc một cách mù quáng.
* Đáng xót thương :
- Bị cha lợi dụng.
- Có một số ý kiến cho rằng :
nhân dân sáng tạo hình ảnh “
ngọc trai - giếng nước” để ca
ngợi mối tình chung thuỷ của
MC - TT . Ý kiến của các em
như thế nào ? (HS thảo luận
nhóm, cử đại diện trình bày. GV
nhận xét chung và chốt ý)
* HS xem tranh minh họa.
- Những nét đặc sắc về nghệ
thuật của văn bản?
- Sau khi tìm hiểu, hãy cho biết
văn bản này muốn nêu lên vấn
đề gì ?
- Tích hợp kĩ năng sống:
+ Cảm nhận của anh ( chị ) về
mối quan hệ và cách xử lí mối
quan hệ giữa tình yêu và vận
mệnh non sông đặt ra trong câu
chuyện.
+ Ngày nay trong việc hội
nhập với thế giới, bài học lịch sử
trên có ý nghĩa như thế nào?
liên hệ thực tiễn.
Hđ4:Tổng kết ( sau luyện tập) :
- Đánh giá chung về nội dung và
nghệ thuật của văn bản .
- Một kẻ có tình, thương tiếc vợ, ân hận giày vò đã nhảy
xuống giếng tự tử.
Là nạn nhân của mưu đồ đen tối của giai cấp thống trị.
- Chi tiết “ ngọc trai - giếng nước”:
+ Là hình ảnh có giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao.
+ Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời ước nguyện của Mị
Châu chứng minh cho tấm lòng trong sáng của nàng
+ Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thuỷ là chứng nhận
cho sự hối hận và ước muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ
+ Chi tiết ngọc trai đem rửa nước giếng lại càng sáng đẹp
hơn Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải của Mị Châu ở
thế giới bên kia.
Sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm khắc vừa nhân ái
của nhân dân (rộng lòng tha thứ cho những người vô tình
phạm tội như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như
Trọng Thuỷ)
3. Nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa "cốt lõi lịch sử" và hư cấu nghệ
thuật.
- Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị
nghệ thuật cao (ngọc trai - giếng nước).
- Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.
4. Ý nghĩa văn bản:
- Giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc.
- Nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác
với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng
với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
* Tổng kết và ghi nhớ: sgk, tr. 43
25