Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 HK 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.02 KB, 65 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
Bùi Thị Mỹ Châu
 TUẦN :20
 TIẾT: 55
 TÊN BÀI: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức :
- Văn thuyết minh, các loại Vb thuyết minh
- Yêu cầu xd vb thuyết minh
- Một số hình thức kết cấu của Vb thuyết minh
b. Về kĩ năng :
- Nhận diện và phân tích sự hợp lí về hình thức kết cấu trong một số Vb thuyết minh
- Xác định hình thức kết cấu của một số vấn đề thuyết minh
- Vận dụng các hình thức kết cấu phù hợp để viết bài văn thuyết minh.
c. Về thái độ : Ý thức sử dụng hình thức kết cấu thuyết minh cho phù hợp (KNS: nhận
thức, chịu trách nhiệm, trình bày 1 phút)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: một số hình ảnh về hội thổi cơm thi ở ĐV, bưởi Phúc Trạch
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu cết cấu của
VB thuyết minh
? Thế nào là văn thuyết minh? Các
loại văn thuyết minh?
? Thế nào là kết cấu văn bản thuyết
minh?
? Kết cấu của VB thuyết minh phụ
thuộc vào các yếu tố nào?
= cái được nói đến.


NỘI DUNG
I. Kết cấu của VB thuyết minh:
1. Khái niệm:
Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của
VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
* Lưu ý: kết cấu của VB thuyết minh phụ thuộc vào:
+ Đối tượng thuyết minh.
+ Mục đích thuyết minh.
+ Người tiếp nhận.

= trình độ, hồn cảnh
? Đối tượng thuyết minh là gì?
? Mục đích thuyết minh?
? Các ý chính?

? Các ý sắp xếp theo một trình tự ntn?
? Đối tượng thuyết minh là gì?
? Mục đích thuyết minh?
? Các ý chính?

2. Các dạng kết cấu:
a. VB 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Đối tượng thuyết minh: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Mục đích thuyết minh: nhằm giới thiệu với người đọc về
thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội cũng như ý
nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân.
- Các ý chính:
+ Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
+ Diễn biến của lễ hội: thi nấu cơm, chấm thi…
+ Ý nghĩa của lễ hội.

- Cách sắp xếp các ý: trình tự thời gian( diễn biến của lễ
hội ).
b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch
- Đối tượng thuyết minh: một loại trái cây nổi tiếng ở Hà
Tĩnh - bưởi Phúc Trạch.
- Mục đích thuyết minh: giúp người đọc cảm nhận được
hình dáng, màu sắc, hương vị và sự bổ dưỡng của bưởi
Phúc Trạch.
- Các ý chính:
+ Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.
+ Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

? Các ý sắp xếp theo một trình tự ntn?
? Ở hai VB trên, ngồi các ý chính
đó, các em có thể bổ sung thêm ý
nào hay khơng?
? Có những hình thức kết cấu nào?
[ Kết cấu là thành tố rất quan trọng
của VB thuyết minh; lựa chọn kết cấu
nào là tùy thuộc vào đối tượng, mục
đích thuyết minh và người tiếp nhận;
cần phải linh hoạt trong việc hình
thành kết cấu…
Hoạt động 2: LT

Bùi Thị Mỹ Châu
+ Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.

+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
- Cách sắp xếp các ý: trình tự khơng gian( từ ngồi vào
trong ); trình tự logic( các phương diện khác nhau của quả
bưởi - hình dáng, màu sắc, hương vị và sự bổ dưỡng ).
* GHI NHỚ( Tr 168 )

II. Luyện tập:
1. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão
- Đọc hiểu tiểu dẫn về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung
chính…
- Giá trị nội dung của tác phẩm:
- Giá trị nghệ thuật của tác phẩm:…
2. Thuyết minh về Nghĩa trang liệt sĩ Tỉnh An Giang:
- Địa điểm, quang cảnh.
- Quá trình hình thành và phát triển.
- Ý nghĩa văn hóa, xã hội của nó.
- Sự viếng thăm của nhân dân và chính quyền trong các
ngày lễ.
- Việc quản lí, sửa chữa…

c. Hướng dẫn tự học :
- Sưu tầm và phân tích một số VB thuyết minh. Xác định hình thức kết cấu của Vb thuyết minh đó.
- Soạn LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..


 TUẦN: 20
 TIẾT: 56
 TÊN BÀI: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức : Lập dàn ý bài văn nói chung và viết bài văn thuyết minh nói riêng
b. Về kĩ năng : Củng cố vững chắc kĩ năng lập dàn ý
c. Về thái độ : Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý và biết vận dụng kĩ năng để
thuyết minh một đề tài gần gũi, quen thuộc với cuộc sống và học tập (KNS: thảo luận nhóm, trình
bày)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Ôn tập về dàn ý bài
văn thuyết minh
? Nhắc lại bố cục và nhiệm vụ của
một bài làm văn?

I. Ôn tập về dàn ý bài văn thuyết minh:
- Bố cục và nhiệm vụ của một bài làm văn:
+ Mở bài: giới thiệu vấn đề.
+ Thân bài: nội dung chính của bài viết.
+ Kết bài: nêu suy nghĩ, hành động của người viết.
- Bố cục ba phần phù hợp với văn thuyết minh. Bởi văn
thuyết minh cũng sử dụng các thao tác của làm văn.


? Bố cục ba phần của một bài làm văn
có phù hợp với văn thuyết minh
không?
? Phần mở bài và kết bài của một bài
văn tự sự có gì giống và khác văn
thuyết minh? GV cho VD
= phần 4, GV nói sơ
Hoạt động 2 : Lập dàn ý bài văn
thuyết minh
DỰA VÀO PHẦN II ĐỂ HƯỚNG
DẪN HS

- Điểm khác biệt: phần kết bài của văn tự sự chỉ nêu cảm
nghĩ của người viết; còn văn thuyết minh phải trở lại vấn đề
để giúp người đọc có cảm xúc lâu dài với vấn đề.
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh:

1. Xác định đề tài:
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu đề tài cần thuyết minh, phải thu hút được người
tiếp nhận.
b.Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: phải đảm bảo được tính chuẩn xác, khoa
học, phù hợp với yêu cầu cần thuyết minh.
- Sắp xếp ý: theo một hệ thống nhất định, không bị trùng
lặp.
c. Kết bài:
- Trở lại đề tài của bài viết.

- Lưu lại những cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.
HS ĐỌC PHẦN GHI NHỚ( SGK –
* GHI NHỚ( SGK – Tr 171 )
Tr 171 )
III. Luyện tập:
- Xác định đề tài.
1. Giới thiệu một tác gia văn học.
- Xây dựng dàn ý.
2. Giới thiệu một tấm gương học tốt.
3. Giới thiệu một phong trào của trường( lớp ).
4. Trình bày một quy trình sản xuất( hoặc các bước của một
quá trình học tập ).
3. Hướng dẫn tự học: Soạn Phú sông Bạch Đằng
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu

 TUẦN: 21
 TIẾT: 57
 TÊN BÀI: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
- Trương Hán Siêu –
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức :
- Niềm tự hào về truền thống yêu nước và truyền thống đạo lí nhân nghĩa cảu dân tộc
- Nhân vật “chủ - khách đối đáp” , cách dùng hình ảnh điển cố chọn loc, câu văn tự do, phóng
túng,…

b. Về kĩ năng : phân tích tác phẩm theo thể loại.
c. Về thái độ : Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân, tin tưởng vào vận mệnh dân tộc
(KNS: trình bày suy nghĩ, nhận thức)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : tranh ảnh về trận Bạch Đằng
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn
? Cho biết vài nét về tác giả?
? Giới thiệu vài nét về địa danh sông
Bạch Đằng?
? Ở đây là nguồn cảm hứng cho thơ
văn ntn?
? Thời điểm sáng tác?
? Thế nào là thể phú?

Hoạt động 2: đọc –hiểu VB
Gọi HS đọc VB và tìm hiểu các từ
chú giải
? Mục đích dạo chơi thiên nhiên,
chiến địa của “ khách”?
? Tráng chí (chí lớn ) bốn phương của
“khách”được thể hiện qua những địa
danh ntn?
= chỉ đi qua chủ yếu bằng sách vở,
bằng trí tưởng tượng của nhà thơ…
Học hỏi Tư Mã Thiên đi du lịch nhiều
nơi.
= Hùng vĩ “ Bát ngát …một màu” /

Ảm đạm, hiu hắt “ Bờ lau…xương

NỘI DUNG
I.

Đọc hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Trương Hán Siêu (?- 1354) là người có học vấn uyên
thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà
Trần chống quân Mông- Nguyên, được các vua Trần tin cậy
và nd kính trọng.
2. Bài “ Phú sơng Bạch Đằng ”
a. Tìm hiểu địa danh Bạch Đằng:
- Là nơi ghi dấu nhiều chiến công lịch sử của dân tộc: năm
938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán; năm 1288, Trần
Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên…
- Nhiều tác giả viết về đề tài sông Bạch Đằng.
b. Thời điểm sáng tác:
Khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông –
Nguyên thắng lợi.
c. Thể loại :
- Phú: Là một thể văn có vần hoặc xem lẫn giữa văn vần và
văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn
chuyện đời…
- Bố cục : đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn
kết.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Hình tượng nhân vật “ khách ”:
- Mục đích dạo chơi của “ khách”: tham quan di tích,
thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, nghiên cứu cảnh trí đất

nước, bồi bổ kiến thức.
- Tráng chí bốn phương được thể hiện qua:
+ Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc: Nguyên, Tương,
Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm
Vân Mộng…).  Đây là những sông hồ, biển lớn và những
vùng đất nổi tiếng.
+ Địa danh của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều,
sông Bạch Đằng  Đây là khung cảnh vừa hùng vĩ, hoành
tráng; nhưng cũng thật ảm đạm, hiu hắt.


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
khô ”.

Bùi Thị Mỹ Châu
 Tâm trạng tác giả vừa tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc.

= Vui do khung cảnh thơ mộng “
Nước trời…ba thu” / buồn do cảnh
xưa oanh liệt mà nay trơ trọi, hoang
vu…
? Lai lịch của các bơ lão?
= có thể là người nghĩa sĩ năm xưa
? Thái độ của họ đối với khách?
? Họ kể về chiến tích sơng Bạch Đằng
ntn?
? Diễn biến trận đánh được diễn tà
ntn?
? Tìm những câu thơ cho thấy sự
quyết liệt của trận đánh?

? Kết quả cuối cùng ra sao?

? Nguyên nhân thắng lợi? Nguyên
nhân nào là quan trọng?
= thiên thời( trời cũng chiều lòng
người), địa lợi(đất hiểm), nhân hòa
nhân tài).
? Câu thơ nào ca ngợi vai trị con
người?( chú thích 5 – Tr 6).

? Hãy cho biết ý nghĩa lời ca của các
bô lão?
? Lời ca của “ khách ” có ý nghĩa ntn?
? Khẳng định chân lí gì? Có giống
chân lí của các bơ lão không?

Hoạt động 3: Tổng kết
Cho biết ý nghĩa của VB

Nghệ thuật được sử dụng trong bài
phú ?

2. Hình tượng các bơ lão:
- Có thể là người dân địa phương, hoặc do hư cấu của nhà
thơ.
- Thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tơn kính khách.
- Kể về chiến tích:
+ Chiến công của Ngô chúa, Trùng Hưng nhị thánh.
+ Diễn biến trận đánh:
• Lực lượng hùng hậu: “ Thuyền bè… sáng chói”.

• Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt: “Trận đánh
được thua … sắp đổi ”  những hình tượng kì vĩ,
mang tầm vóc vũ trụ.
• Kết quả cuối cùng:
Đến nay nước sơng tuy chảy hồi
Mà nhục qn thù khơn rửa nổi.
 Người chính nghĩa chiến thắng, giặc hung đồ chuốc nhục
mn đời.
- Lời bình của các bơ lão về chiến thắng:
Nguyên nhân thắng lợi:
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.
 Nhờ đất hiểm; nhưng quyết định là vai trò của con người:
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
 Ca ngợi chiến công của THĐạo  khẳng định sức mạnh,
vị trí của con người  giá trị nhân văn, có tầm triết lí sâu
sắc.
- Ý nghĩa lời ca:
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
 tun ngơn về chân lí: bất nghĩa thì tiêu vong; nhân nghĩa
thì lưu danh hiên cổ.
3. Lời ca của “ khách ”:
- Ca ngợi sự anh minh của của hai vị thánh quân (Trần
Thánh Tông và Trần Nhân Tơng); và chiến tích của sơng
Bạch Đằng.
- Khẳng định chân lí:
Giặc tan mn thuở thăng bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

 Ta thắng giặc khơng chỉ ở đất hiểm mà quan trọng là bởi
nhân tài có đức cao  Tư tưởng nhân văn cao đẹp.
I. Tổng kết :
1. Ý nghĩa VB :
Thể hiện niềm tự hào, niềm tin về con người và vận
mệnh quốc gia, dân tộc
2. Nghệ thuật :
- Sử dụng thể phú tự do phóng túng, kết hợp giữa tự
sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa
dạng,…


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt
khoa trương,..

3. Hướng dẫn tự học :
- Nội dung tư tưởng gửi gắm trong bài phú, nhất là trong lời ca của nhân vật khách ở cuối bài
“Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao” có ý nghĩa ntn đối với việc củng cố niềm tin của người
dân Đại Việt trong hoàn cảnh triều đình nhà Trần có biểu hiện suy thối ?
- Soạn TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..


 TUẦN: 21
 TIẾT: 58
 TÊN BÀI: TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức :
- Nguyễn Trãi là người anh hùng toàn đức toàn tài, yêu nước thương dân, có cống hiến nhiều mặt
cho dân tộc.
- Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng nhân nghĩa nhân văn.
- Nguyễn Trãi là người có cơng đầu đặt nền móng thi ca tiếng Việt… nhưng chịu nỗi oan khuất
lớn nhất trong lịch sử
b. Về kĩ năng : Tiếp cận tìm hiểu đánh giá tác gia văn học
c. Về thái độ : Thấy được vai trị, vị trí quan trọng của NT không chỉ trong lĩnh vực quân
sự mà con nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là văn học (KNS: thảo luận nhóm, trình bày)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : Chân dung Nguyễn Trãi
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
CHO BỐN NHÓM CHUẨN BỊ
THEO CÁC MỤC: I, 1, 2, 3.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đời NT
? Cho biết vài nét chính về cuộc đời
của NT?
= cả bên nội và ngoại  ảnh hưởng
lớn đến hồn thơ sau này của ông.
= cha bị giặc bắt sang TQ  NT muốn
theo phụng dưỡng cha  cha
khuyên…


cho sưu tầm thơ văn và tìm con cháu
của NT cho làm quan.
? Vì sao có thể nói NT là một nhân vật
lịch sử vĩ đại?
Hoạt động 2: tìm hiểu sự nghiệp thơ
văn của NT
? Các em đã đọc những tác phẩm nào
của NT? Hãy giới thiệu sơ lược một
vài tác phẩm tiêu biểu?

NỘI DUNG
I. Cuộc đời:
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442 ) hiệu Ức Trai, quê gốc ở
Chi Ngại( Chí Linh – Hải Dương ) sau dời về Nhị Khê
(Thường Tín – Hà Tây ).
- Ơng sinh ra trong gia đình có hai truyền thống lớn: yêu
nước và văn hóa, văn học.
- Năm 1400, NT đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra
làm quan cho nhà Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, NT tìm theo Lê
Lợi khởi nghĩa và góp cơng rất lớn cho thành cơng sau
này. Đến năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng,
NT hăm hở xây dựng lại đất nước  thì bị nghi oan, bị
bắt giam  được thả ra, nhưng khơng cịn được tin
dùng. Năm 1439, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn.
- Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước
 Năm 1442. oan án Lệ Chi Viên xảy ra, bọn gian thần
vu cho ông tội giết vua  bị tru di tam tộc.
- Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho NT.
 Tóm lại, NT là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật

tồn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới. Và
ơng cũng là một con người phải chịu nỗi oan thảm khóc
nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
II. Sự nghiệp thơ văn:
1. Những tác phẩm chính:
- NT là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong
sáng tác chữ Hán và chữ Nơm, trong văn chính luận và
thơ trữ tình.
- Những tác phẩm chính:
+ Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại
cáo, Ức Trai thi tập, Chí linh sơn phú..
+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập viết theo thể Thơ Đường


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
? Tư tưởng chủ đạo trong văn chính
luận NT là gì?
= NT dùng văn chính luận đánh vào
lòng quân thù – VD: ( Giấy rời…) với
nhiều giọng điệu từ khuyên nhũ, dạy
bảo tới cứng rắn…
= Người làm vua: “ Chớ thưởng bậy
vì tư ân, chớ phạt bừa vì tư nộ; đừng
thích của tiền mà bng tuồng xa xỉ,
đừng gần thanh sắc mà bừa bãi hoang
dâm ” ( Chiếu răn bảo Thái tử ).
? Tại sao nói NT vừa là người anh
hùng vĩ đại lại vừa là con người trần
thế?
= Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
( Thuật hứng 2 )
= khơng phải tất cả phẩm chất đó để
làm đẹp cho bản thân NT mà là để
giúp dân, giúp nước “ Dành còn để trợ
dân này ”( Tùng )
= thiên nhiên vừa cao sang vừa bình dị
“ Ao cạn vớt bèo cấy muốn
Đìa thanh phát co ương sen…”
“ Cơm ăn chẳng quản dưa muối,
Ao mặc nài chi gấm thiêu ”
“ Hái cúc, ương lan, hương bén áo
Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm
khăn”
“ Tay ai thì lại làm ni miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non” ( Tay
làm hàm nhai…/ ngồi ăn núi lở ).
? Cuối cùng ta có thể nói gì về giá trị
ND & NT thơ văn NT?

Bùi Thị Mỹ Châu
luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
2. Nguyễn Trãi _ nhà văn chính luận kiệt xuất:
- Tư tưởng chủ đạo trong văn chính luận NT là tư tưởng
nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngơ
đại cáo…
- NT quan niệm khi đất nước bị xâm lược thì yêu nước
là chống giặc. Khi thái bình, ơng ước vọng nhà nước
dùng nhân nghĩa để “ trị ” dân, “ khoan ” dân…

 Văn chính luận của NT đạt tới trình độ nghệ thuật
mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích sử dụng
bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc
bén.
3. Nguyễn Trãi _ nhà thơ trữ tình sâu sắc:
Hai tập thơ Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập ghi lại
hình ảnh NT vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con
người trần thế:
+ Lí tưởng của người anh hùng là sự quyện hòa giữa
nhân nghĩa với yêu nước, thương dân trong chiến đấu
chống ngoại xâm và cả trong chống cường quyền, bạo
ngược vì chân lí.
+ Là con người rất trần thế: ông đau nỗi đau của con
người (đau trước cảnh éo le, thói đời đen bạc, khao khát
sự hoàn thiện của con người và mơ ước XH thái bình,
thịnh trị…) và yêu tình yêu con người (thiên nhiên, đất
nước, con người, cuộc sống, nghĩa vua tôi, tình cha con,
tình bạn…).
* Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ thuần Việt, tục ngữ, ca
dao cùng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân; góp
phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học
giàu và đẹp.
III. Kết luận:
- Về nội dung: văn chương NT hội tụ hai nguồn cảm
hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
- Về nghệ thuật: văn chương NT có đóng góp lớn ở cả
hai bình diện là thể loại và ngơn ngữ.
- NT là nhà thơ lớn, người đặt nền móng cho thi ca viết
bằng tiếng Việt. Với Quốc âm thi tập, thơ Nôm có địa
vị chính thức, là một thành phần của VHVN, sánh vai

cùng thể thơ chữ Hán đã có từ lâu
* GHI NHỚ (SGK – Tr 13)

3. Hướng dẫn tự học :
- Trình bày hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi
- Soạn ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..

 TUẦN: 22
 TIẾT: 59
 TÊN BÀI: ĐẠI CÁO BÌNH NGƠ
- NGUYỄN TRÃI –
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức :
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng
của quân dân Đại Việt.
- Bản Tuyên ngôn Độ lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, khát vọng hịa bình.
- Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ hặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục
b. Về kĩ năng : Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo.
c. Về thái độ : Trân trọng tư tưởng của Nguyễn Trãi (KNS: nhận thức, phát hiện, trình
bày)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: tìm hiểu tiểu dẫn
? Giải thích tựa đề bài cáo?
? Cho biết hoàn cảnh sáng tác?

? Cáo là một thể loại ntn?
? Bố cục của bài cáo?
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
? Ở đoạn đầu này, NT đã nêu lên
những chân lí nào được gọi là chính
nghĩa của cuộc kháng chiến của ta?
= tiếp thu tư tưởng Nho giáo( nhân
nghĩa – yên dân ) nâng cao hơn là phải
đánh giặc.
= cịn giặc thì phi nghĩa vì chỉ gieo tai
họa cho nhân dân.

? Ngồi ra tác giả cịn SS những vấn
đề nào? Nhằm mục đích gì?
SS bài “ Nam quốc sơn hà”  thấy
NT đã nâng cao hơn…
? Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như
lời tun ngơn độc lập?
? Ở cuối đoạn 1, tác giả cịn SS điều
gì? Qua đó làm nổi bật vấn đề nào?

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Đọc - hiểu tiểu dẫn:
1. Hoàn cảnh sáng tác:

Đầu năm 1428, quân ta chiến thắng giặc Minh, NT thừa
lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để công bố rộng khắp về việc
dẹp yên giặc Minh( Ngô ).
2. Thể loại:
Cáo : thể loại viết bằng văn biền ngẫu, khơng có vần, câu
dài ngắn khơng gị bó, thường đối nhau với các hình tượng
nghệ thuật sinh động, gợi cảm.
3. Bố cục: ( SGK – Tr 16 )
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Lập trường chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
NT nêu lên nguyên lí chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
- Tư tưởng nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
+ điếu: thương dân khốn khổ.
+ phạt: đánh dẹp, loại trừ lũ bạo tàn.
+ trừ bạo: tiêu diệt giặc ngoại xâm và lũ bán nước.
 Nhân nghĩa phải gắn liền với chống ngoại xâm và
chống ngoại xâm là nhân nghĩa.
- Chân lí khách quan về sự độc lập của nước Đại Việt:
+ Dùng các từ có tính chất hiển nhiên: từ trước, vốn
xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác…
+ Cách viết đối xứng giữa VN và TQ về: văn hiến lâu
đời, bờ cõi, phong tục, chế độ riêng, hào kiệt…
 Như lời tuyên ngôn khẳng định chủ quyền độc lập dân
tộc.
- SS sự thất bại của kẻ thù – cịn ta thì chiến thắng.
 Làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.



GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
? Tác giả đã tố cáo âm mưu, tội ác nào
của giặc Minh? Theo em tội ác nào là
man rợ nhất? [ mượn gió bẻ măng của
giặc ]
[ tố cáo chủ trương cai trị phản nhân
đạo. Cái chết đang chờ dợi họ dưới
biển, tên rừng “ chốn chốn lưới
chăng…nơi nơi cạm đặt ”
“ nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn
cùng ”  hình ảnh mang tính khái
quát như khắc vào bia căm thù để
muôn đời nguyền rủa bọn ngoại xâm.
= lấy cái vô hạn( trúc Nam Sơn ) để
nói cái vơ hạn( tội ác của giặc ); dùng
cái vơ cùng( nước Đơng Hải ) để nói
cái vô cùng( sự nhơ bẩn của kẻ thù ).
 đúng là bản cáo trạng đanh thép đòi
quyền sống con người, tố cáo kẻ thù.

? Hình tượng Lê Lợi được miêu tả
ntn?
SS với Trần Quốc Tuấn ( ruột đau như
cắt, nước mắt đầm đìa…tới bữa quên
ăn, nửa đêm vỗ gối…dẫu cho trăm
thây chất ngoài cỏ nội…).

? Những ngày đầu, quân ta có những
khó khăn gì?
? Sức mạnh nào giúp qn ta chiến

thắng?
? Em hiểu ntn về phương châm đánh
giặc của quân ta?
= Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo…
 lấy cái chính nghĩa để thay thế cái
phi nghĩa.
? Cho biết có những trận đánh nào,
đặc điểm của mỗi trận?
= Ngôn ngữ: sd các động từ mạnh,
nhạc điệu dồn dập, âm thanh hào
hùng, bão cuốn  làn sóng trào dâng.
= Chính chúng đã gây ra cho chúng…
= Ngày 18…20…25…28…

Bùi Thị Mỹ Châu
2. Vạch rõ tội ác của kẻ thù:
- Vạch trần âm mưu “ Phù Trần diệt Hồ ” của giặc Minh
chỉ là lừa bịp  thực ra là thừa cơ vào cướp nước ta.
- Tố cáo tội ác của giặc Minh:
+ Diệt chủng, tàn sát người dân vô tội:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
 dùng hình tượng để diễn tả tội ác.
+ Bóc lột với thế khóa và phu phen nặng nề.
+ Hủy hoại mơi trường sống: thẳng tay vơ vét của cải,
tài nguyên; tàn hại cỏ cây, tiêu diệt các ngành sản xuất,…
 làm cho người dân khốn khổ khơng cịn đường sống,
đất nước xơ xác, tiêu điều.
- Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
 Lòng căm thù giặc sâu sắc làm cho con người uất hận,
phải đứng lên hành động.

3. Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
a) Buổi đầu khởi nghĩa:
- Hình tượng Lê Lợi:
+ Nguồn gốc xuất thân (chốn hoang dã nương mình).
+ Cách xưng hơ khiêm nhường( ta ).
+ Có lịng căm thù giặc sâu sắc( há đội trời chung…thề
khơng cùng sống ).
+ Có lí tưởng lớn và quyết tâm thực hiện qua các từ chỉ
tâm trạng (ngẫm, căm, thề, đau lịng, nhức óc, nếm mật,
nằm gai, qn ăn vì giận, suy xét, đắn đo, trằn trọc, băn
khoăn…).
 Lê Lợi vừa là con người bình thường vừa là lãnh tụ
nghĩa quân anh hùng, tiểu biểu cho cuộc khởi nghĩa.
- Những khó khăn: thiếu nhân tài, qn ít, thiếu lương
thực, vũ khí; kẻ thù thì lớn mạnh  nhưng nhờ sự gắng
chí, đồn kết một lịng của tướng sĩ, dùng sách lược đúng
đắn nên từng bước giành thắng lợi.

b) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Hai trận mở màn bất ngờ:
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay…
 quân ta vững tin, lớn mạnh; kẻ thù “ nghe hơi mất vía /
nín thở cầu thốt thân ”.
- Hai trận Ninh Kiều, Tốt Động:
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn



GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
= Sức mạnh của quân ta như vũ trụ.

? Sau khi chiến tranh kết thúc, nhân
dân ta xử trí kẻ thù ntn? Cho thấy điều
gì?
= đổi mới: sạch thù (chặt đứt cánh tay
che trời của quân Minh. Sau cơn
mưa...
= Vui hiện tại nhớ về quá khứ, tổ tiên..
? bài học từ cuộc k/chiến ?

Bùi Thị Mỹ Châu
dặm;
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
 thất bại nặng nề của quân Minh trải rộng trong không
gian và kéo dài theo thời gian.
- Chiến dịch Chi Lăng…Xương Giang: bài cáo sử dụng
phép liệt kê thể hiện những thất bại liên tiếp của kẻ thù và
chiến thắng của ta.
- Tiếp tục tư tưởng nhân nghĩa, ta “ mở đường hiếu sinh ”
tha chết cho kẻ thù và tạo điều kiện cho họ về nước 
lòng nhân đạo, u hịa bình của nhân dân ta.
4. Tun bố chiến thắng:
- Tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lập lại; cả nước
hân hoan xây dựng lại quê hương với niềm tự hào và lòng
tin vững chắc.
- Bài học: sự thay đổi đã tạo điều kiện thiết lập sự vững

bền.
III. TỔNG KẾT :
1. Ý nghĩa văn bản :
Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân
Đại Việt. Bản Tun ngơn Độ lập sáng chói tư tưởng nhân
nghĩa, u nước, khát vọng hịa bình.
2. Nghệ thuật :
- Bút pháp anh hùng ca mang đậm tính chất sử thi với các
thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê
- Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hồnh
tráng

3. Hướng dẫn tự học :
- Phân tích sự thể hiện tư tưởng nhân nghĩa yêu nước trong bài cáo.
- Soạn TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..

 TUẦN: 22
 TIẾT: 60
 TÊN BÀI: TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức : Kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác, hấp dẫn của Vb thuyết minh
b. Về kĩ năng : Vận dụng những kiến thức đã học để viết được những VB thuyết minh có

tính chuẩn xác và hấp dẫn
c. Về thái độ : Hiểu được tầm quan trọng của việc thuyết minh đúng và hay (KNS: xác
định giá trị, lắng nghe tích cực)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chuẩn xác
trong VB thuyết minh
cho 4 nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
? Tính chuẩn xác trong VB thuyết minh
là gì?( Nhóm 1 )

I. Tính chuẩn xác trong VB thuyết minh:
1. Tính chuẩn xác trong VB thuyết minh:
Là trình bày một vấn đề nào đó phải đúng với chân lí,
với chuẩn mực được thừa nhận.
2. Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của VB
thuyết minh:( SGK – Tr 24 )

? Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn
xác của VB thuyết minh?( Nhóm 1 )

3. Luyện tập:
a. Bài thuyết minh chưa chuẩn xác, vì:
- Chương trình NV 10 khơng phải chỉ có VHDG.

- Chương trình NV 10 về VHDG khơng phải chỉ có ca
dao, tục ngữ.
- Chương trình NV 10 khơng có câu đố.
b. Câu nói chưa chuẩn xác, vì: từ “ Thiên cổ hùng văn
” là áng văn hào hùng của nghìn đời chứ khơng phải
viết cách đây một nghìn năm.
c. Văn bản trên khơng thể sử dụng để thuyết minh về
nhà thơ NBK vì nội dung của nó khơng nói đến NBK
với tư cách là một nhà thơ.
* Lưu ý: Một bài văn thuyết minh chuẩn xác thì tri
thức phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
II. Tính hấp dẫn của VB thuyết minh:
1. Tính hấp dẫn của VB thuyết minh:
Là VB phải tạo được sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý
của người tiếp nhận.
2. Một số biện pháp đảm bảo tính của hấp dẫn
VB thuyết minh: ( SGK – Tr 25 )

? BT a – Tr 24?( Nhóm 2 )

? BT b – Tr 25?( Nhóm 3 )
? BT c – Tr 25?( Nhóm 4 )
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính hấp dẫn
trong VB thuyết minh

? Một bài văn thuyết minh chuẩn xác
cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Cũng cho 4 nhóm làm từng phần:
? Tính hấp dẫn của VB thuyết minh là
gì?( Nhóm 2 )

? Một số biện pháp đảm bảo tính của
hấp dẫn VB thuyết minh?( Nhóm 2 )

3. Luyện tập:
( 1 ) – Tr 26:
“ Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của
đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm ” là một luận điểm
khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ
thể (… ) để làm sáng tỏ luận điểm trên. Vì thế, luận
điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu; và sự thuyết
minh trở nên hấp dẫn, sinh động.
( 2 ) – Tr 26:


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
? BT 1 – Tr 26?( Nhóm 3 )

Hoạt động 3: LT
? BT 2 – Tr 26?( Nhóm 4 )

Bùi Thị Mỹ Châu
Bài thuyết minh về Hồ Ba Bể sẽ trở nên hấp dẫn hơn
khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết
giúp ta như trở về một thuở xa xưa, thần tiên, kì ảo; và
tâm hồn phong phú hơn.
* Lưu ý: Một bài văn thuyết minh hấp dẫn phải sử
dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều SS cụ thể,
những sự tích, truyền thuyết và câu văn phải biến hóa
linh hoạt.
II. Luyện tập:

Đoạn văn hấp dẫn vì:
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: đơn, ghép, nghi vấn,
cảm thán, khẳng định.
- Dùng những từ ngữ giàu tính hình tượng, liên tưởng
(Bó hành hoa xanh như mạ…)
- Cảm xúc (Trơng mà thèm q! / Có ai lại đừng vào ăn
cho được…).

? Một bài văn thuyết minh hấp dẫn cần
phải đáp ứng những yêu cầu gì?
ĐỌC GHI NHỚ
? BT Luyện tập – Tr 27?( Nhóm 1 )
3. Hướng dẫn tự học
- Một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của VB thuyết minh?
- Một số biện pháp đảm bảo tính của hấp dẫn VB thuyết minh?
- Soạn TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP ”


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu

Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TUẦN: 23
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TIẾT: 62
 TÊN BÀI: TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP ”
- Hồng Đức Lương–
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức :

- Ý thức, trách nhiệm trong việc bả tồn di sản VH của tiền nhân và lời nhắc nhở các thế hệ sau
nầy hãy biết trân trọng và yêu quí di sản VH của dân tộc mình.
- Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với biểu cảm
b. Về kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện một cách thuyết phục quan
điểm của người viết.
c. Về thái độ :
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: đọc –hiểu tiểu dẫn
? Cho biết vài nét về tác giả HĐL?
[ thi đỗ tiến sĩ năm 1478 ]
? Giới thiệu về Trích diễm thi tập?
? Lời tựa tập thơ được viết khi nào?
Gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu các
từ chú giải (lưu ý giọng đọc chậm rãi,
sắc sảo)
? Những nguyên nhân khiến cho thơ
văn của người xưa không được lưu
truyền đầy đủ?
= nhiều tác phẩm phải có trình độ mới
hiểu được cho nên cũng hạn chế
nhiều…
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dịng lá thắm dứt đường chim
xanh.
( Truyện Kiều )
• Lá thắm: Vu Hựu – Hàn thị

• Chim xanh: Hán Vũ Đế – 2 con
chim – Tây vương mẫu
Sưu tầm vì sở thích mà thơi, do làm
quan, thi cử khơng quan tâm…
ít thơ văn lưu truyền.
= quân Minh lấy, đốt sách (trừ sách
Phật, Đạo giáo.
? Động cơ nào thôi thúc HĐL sưu tầm

NỘI DUNG
I. Đọc –hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả:
HĐL( ? - ? ) nguyên quán ở huyện Văn Giang (tỉnh
Hưng Yên), trú quán ở Gia Lâm (Hà Nội).
2. “Trích diễm thi tập”:
- Là tuyển tập sưu tầm gồm thơ của các nhà thơ từ thời
Trần đến thời Lê và của tác giả.
- Lời tựa tập thơ được ông viết năm 1497.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Những nguyên nhân khiến cho thơ văn của người
xưa khơng được lưu truyền đầy đủ:( khó khăn khi sưu
tầm )
- Phải có một nền học vấn, một khả năng cảm thụ cái
hay, cái đẹp mới hiểu được giá trị của thơ ca.

- Việc sưu tầm thơ ca khơng mang lại lợi nhuận nên ít
được nhiều người chấp nhận.
- Có người u thích nhưng cơng việc nặng nề, tài lực
kém cỏi nên làm nửa chừng bỏ dở.
- Chế độ kiểm duyệt thời xưa (chỉ khi nào nhà vua cho

phép mới khắc vào ván lưu truyền ).
- Do chiến tranh và thời gian hủy hoại.

2. Động cơ thôi thúc HĐL sưu tầm thơ văn:


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
thơ văn?

? Cách sưu tầm?

= tác giả phụ họa thêm thơ của mình ở
cuối tác phẩm.
HS ĐỌC GHI NHỚ: nghệ thuật lập
luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha.

Bùi Thị Mỹ Châu
- Niềm tự hào về nền văn hiến dân tộc.
- Ý thức trách nhiệm của tác giả trước di sản văn hóa của
cha ơng đang bị thất lạc.
- Tinh thần độc lập tự cường trong văn học, không muốn
phụ thuộc vào thơ văn TQ.
3. Cách sưu tầm:
- Nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát.
- Tìm quanh, hỏi khắp.
- Thu lượm thơ của các vị quan trong triều.
- Chọn lấy bài, chia xếp theo từng loại, được sáu quyển,
đặt tên là “ Trích diễm ”.
III. Tổng kết
1.

Ý nghĩa VB : Bằng nghệ
thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha bài Tựa thể hiện
niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc.
2.
Nghệ thuật :
- Cách lập luận chặt chẽ.
- Sự hịa quyện giữa chất trữ tình và nghị luận

3. Hướng dẫn tự học
- Nhận xét về sức thuyết phục của bài Tựa ?
- Soạn HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..

 TUẦN: 23
 TIẾT: 61
 TÊN BÀI: HIỀN TÀI LÀ NGUN KHÍ CỦA QUỐC GIA
( Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba )
- Thân Nhân Trung –
1. MỤC TIÊU :
a. Về kiến thức :
- “Hiền tài là nguyên khí cảu quốc gia”, mqh giũa hiền tài và vận mệnh quốc gia
- nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ
- Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận

b. Về kĩ năng : Đọc –hiểu văn abrn chính luận
c. Về thái độ : Biết trân trọng hiền tài và có ý thức phấn đấu để được tiếng thơm như các
bậc tiền nhân. (KNS: nhận thức)
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: tranh bia tiến sĩ
3. TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1 : tìm hiểu tiểu dẫn
? Cho biết vài nét về tác giả?
? Xuất xứ bài kí?

Hoạt động 2: đọc – hiểu văn bản
Gọi HS đọc VB, lưu ý cách đọc chậm
rãi, giọng tự hào dân tộc
? Hiền tài có vai trị quan trọng đối với
đất nước ntn?
? Nhà nước đã làm những gì để trọng
đãi hiền tài?
= Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
? Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia
ghi tên tiến sĩ?

Bài học lịch sử từ việc khắc bia ghi tên
tiến sĩ?
= HCM _ “ một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu ”.
Hoạt động 3: tổng kết

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Đọc - hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả: ( SGK – Tr 32 )
2. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên
hiệu Đại Bảo thứ ba( 1442 ):
Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội,
được Thân Nhân Trung soạn năm 1484.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Vai trò của hiền tài đối với đất nước:
- “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: người tài cao,
học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và
phát triển của đất nước. Hiền tài có quan hệ lớn đối với
sự hưng thịnh của tổ quốc.
- Nhà nước đã trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng,
phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, đãi
tiệc…và khắc bia để lưu danh sử sách.
 Hiền tài có vai trị rất quan trọng đối với đất nước.
2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên
tiến sĩ:
- Khuyến khích nhân tài “ khiến cho kẻ sĩ trông vào
mà phấn chấn hâm mộ, rèn kuyện danh tiết, gắng sức
giúp vua”.
- Ngăn ngừa điều ác “ kẻ ác lấy đó làm răn, người
thiện theo đó mà gắng ”.
- Hậu thế noi gương để đất nước vững bền “dẫn việc
dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng
cho sĩ phu, vừa để củng cố mạch mệnh cho nhà nước
”.
3. Bài học lịch sử từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:
- Hiền tài có mối quan hệ sống cịn đối với sự hưng
thịnh của tổ quốc; nên phải biết quí trọng hiền tài.

- Thấm nhuần quan điểm “ Giáo dục là quốc sách hàng
đầu ”, trọng dụng nhân tài.
III. Tổng kết
1. Ý nghĩa VB: Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài,


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
nêu những bài học cho mn đời sau ; thể hiện tấm
lịng của Thân Nhân Trung với sự nghiêp xây dựng đất
nước
2. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận
cứ rõ ràng ; lời lẽ sắc sảo, thấu lí đạt tình

3. Hướng dẫn tự học :
- Phát hiện những luận điểm, luận cứ của VB
- Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm, thái độ của tg đối với ĐN ?
- Chẩn bị bài viết số 5


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu

 TUẦN: 23
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TIẾT: 63
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
TÊN BÀI: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5

1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức: phương pháp viết văn thuyết minh chính xác và hấp dẫn
b. Về kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn thuyết minh
c. Về thái độ: Có ý thức trong việc thuyết minh một đề tài gần gũi, quen thuộc
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
3. TIẾN TRÌNH
a. Ổn định lớp
b. Ghi đề lên bảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: hướng dẫn chung:
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
1. Chú ý rèn luyện văn thuyết minh chuẩn xác và hấp
dẫn.
2. Tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong thực tế để
nắm được những nét riêng biệt , đặc sắc để cuốn hút
người đọc (người nghe).
3. Chú ý đến các biện pháp tu từ, cách thức diễn đạt
có thể làm cho người đọc (người nghe ) có hứng thú theo
dõi việc trình bày, giới thiệu sự vật, hiện tượng.
II. GỢI Ý ĐỀ BÀI:
Hoạt động 2: Gợi ý đề bài:
Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn (khoảng trên
dưới 2 trang giấy) để giới thiệu về ngày tết Nguyên Đán
của dân tộc Việt Nam.
III. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
Hoạt động 1: Gợi ý cách làm bài
Ngoài những điều cần chú ý chung như đối với bài làm
văn số 4, anh/chị cần:
1. Chuẩn bị trước ở nhà:

a. Đọc, nghe, quan sát, tham khảo, sưu tầm tài liệu
liên quan đến bài làm để phát hiện ra trong đó nguồn tri
thức khơng chỉ chính xác, phong phú, sâu sắc mà cịn
mới lạ, đặc sắc, lí thú.
b. Tìm đọc những bài thuyết minh hay, những bài
thực sự có sức hấp dẫn để học tập cách tạo nên sự lôi
cuốn của một quá trình trình bày, giới thiệu (cách khai
thác nội dung, cách vận dụng hình thức, kết cấu, cách sử
dụng ngơn từ,…)
c. Thử hình dung trước, nếu phải thuyết minh về
ngày tết Ngun Đán thì mình sẽ nói những gì và nói
theo cách nào để khiến cho bài văn thuyết minh hấp dẫn
2. Tiến hành viết tại lớp:
a. Chú ý vận dụng tốt phương pháp thuyết minh,
nhất là các phương pháp có khả năng tạo ra sức sống, sức
cuốn hút người đọc cho việc giới thiệu, trình bày sự vật,
hiện tượng.
b. Tìm được cách thức bố cục và diễn đạt sao cho nội
dung thuyết minh vừa khúc chiết, mạch lac, trong sáng,
lại vừa có tính nghệ thuật.
4. Hướng dẫn tự học: Soạn bài Khái quát lịch sử tiếng Việt Việt). Các nhóm trình bày theo
nội dung đã phân cơng


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..


 TUẦN :24
 TIẾT: 64
 TÊN BÀI: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
b. Về kĩ năng:
c. Về thái độ:
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
3. TIẾN TRÌNH
a. Kiểm tra bài cũ
b. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử phát
triển của tiếng Việt
CHO 6 NHĨM THẢO LUẬN CÁC
PHẦN TRÌNH BÀI…
? Tiếng Việt trong thời kì dựng nước?

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt:

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước:
Họ ngơn ngữ Nam Á
Dịng Mơn – Khơme

Việt Mường chung

? Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc?


= SGK-Tr 35.
? Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự
chủ?

? Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc?

Việt
Mường
hai
hai
bốn
pon
tay
thay
đất
tất
mẹ

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc
thuộc:
Tiếng Việt và tiếng Hán khơng có quan hệ họ hàng
nhưng do q trình tiếp xúc lâu dài và có sự tương đồng
về mặt loại hình nên trong tiếng Việt có nhiều từ gốc
Hán.
Các biện pháp Việt hóa tiếng Việt ( SGK)
3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ:
- Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam
hình thành và phát triển.
- Chữ Nôm xuất hiện vào thế kỉ XIII (dựa vào việc vai
mượn một số yếu tố văn tự Hán để ghi âm tiếng Việt).

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc:
- Chữ Hán mất địa vị, tiếng Việt bị chèn ép. Ngơn ngữ
hành chính, ngoại giao, giáo dục là tiếng Pháp.
- Văn chương chữ quốc ngữ ngày càng nhiều.
- Xây dựng nhiều thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt.


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
? Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng
Tám đến nay?
ĐỌC GHI NHỚ
Hoạt động 2: Chữ viết của tiếng Việt
? Chữ viết tiếng Việt qua các thời kì
ntn?

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: LT

Bùi Thị Mỹ Châu
5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay:
Tiếng Việt và chữ quốc ngữ được coi là ngôn ngữ
quốc gia thay thế hoàn toàn cho tiếng Pháp trong tất cả
các lĩnh vực.
* GHI NHƠ( SGK – Tr 38 )
II. Chữ viết tiếng Việt:
- Chữ Nôm là hệ thống chữ viết dùng chữ Hán (hoặc bộ
phận chữ Hán) được cấu tạo lại để ghi tiếng Việt theo
qui tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của
người Việt.
- Thế kỉ XVII chữ quốc ngữ xuất hiện. Đến 1945, được

sử dụng làm chữ viết chính thức của Việt Nam.
*GHI NHỚ( SGK-Tr 40)
III. Luyện tập:

3. Hướng dẫn tự học :
- Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tp vh VN viết bằng chữ Hán, Nôm, chữ quốc ngữ.
- Nhận thức thêm về sự phát triển cảu tiếng Việt thông qua quá trình mở rộng các chức năng : thời
xưa , tiếng Việt có chức năng làm cơng cụ giao tiếp trong sinh hoạt và chức năng sáng tạo văn chương,
đến thời kì hiện đại mới hình thành và phát triển dần các chức năng trong các lĩnh vực báo chí, khoa
học, chính luận, hành chính.
- Soạn HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..

 TUẦN: 24
 TIẾT: 65
 TÊN BÀI: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí tồn thư)
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
b. Về kĩ năng:
c. Về thái độ:
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
3. TIẾN TRÌNH
a. Kiểm tra bài cũ

b. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HS gạch SGK
? Giới thiệu vài nét về tác giả?

? Giới thiệu về Đại Việt sử kí tồn thư?

HS đọc theo 3 đoạn
 “Từ đầu … giữ nước vậy”
 “Quốc Tuấn là con … vào viếng”
 “Mùa thu…hết”
GV: kế cấu HT – QK – HT
Nêu kế sách giữ nước của TQT?
= giảm thuế khóa, bớt hình phạt, khơng
phiền nhiễu nhân dân, lo cho dân sung
túc…
? Nhận xét điều gì về TQT qua kế sách
giữ nước?
? TQT quyết định thế nào trước lời căn
dặn của cha?

? Chi tiết TQT đem lời dặn của cha hỏi
ý kiến của từng người có ý nghĩa ntn?
? TQT cịn là người có đức độ lớn lao?
Hãy tìm các ý thể hiện điều đó?

– Ngơ Sĩ Liên –

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
IX. Tiểu dẫn:

1. Tác giả Ngô Sĩ Liên:
- Ngô Sĩ Liên đỗ tiến sĩ năm 1442, từng làm Tư nghiệp
Quốc Tử Giám.
- Là nhà sử học nổi tiếng của nước ta thời trung đại.
2. Đại Việt sử kí tồn thư:
- Dựa trên sách “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu và
“Sử kí tục biên” của Phan Phu Tiên.
- Hồn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử
từ thời Hồng Bàng đến năm 1428.
- Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có
giá trị sử học vừa có giá trị văn học.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương TQT:
a. Kế sách giữ nước:
- Nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp
cần linh họat.
- Toàn dân đoàn kết một lòng.
- Xem “khoan thư sức dân” là “thượng sách giữ nước”.
 TQT là vị tướng có tài năng, mưu lược và biết
thương dân, lo cho dân.
b. Lòng trung nghĩa:
- Trước lời căn dặn của cha : “không cho là phải”.
- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng: ơng “cảm
phục đến khóc, khen ngợi hai người”.
- Trước lời nói của Hưng Vũ Vương: ơng “ngầm cho
là phải”.
- Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng:
ơng rút gươm kể tội và không cho gặp mặt lúc ông
chết.
 TQT là người hết lịng trung qn, ái quốc, khơng

tư lợi.
c. Là người có đức độ lớn lao:
- Ơng khiêm tốn, “kính cẩn giữ giữ tiết làm tơi”.
- Ơng chủ trương “khoan thư sức dân” vì hiểu dân là


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
? Nghệ thuật khắc họa nhân vật được
thể hiện ntn? [ nhiều xung đột, mâu
thuẫn giữa trung và hiếu ]
? Nghệ thuật kể chuyện có theo trình tự
thời gian hay khơng?
HS đọc phần Ghi nhớ
3. Hướng dẫn tự học
- Soạn THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

Bùi Thị Mỹ Châu
gốc.
- Soạn sách dạy bảo tướng sĩ, khích lệ người tài.
2. Nghệ thuật:
a. Khắc họa nhân vật:
Nhân vật TQT được xây dựng trong nhiều mối quan
hệ với nhiều tình huống có thử thách.
b. Nghệ thuật kể chuyện:
- Khơng theo trình tự thời gian mà đan xen nhiều
chiều.
- Kết hợp với các câu chuyện làm cho thể loại sử kí
thêm hấp dẫn.
III. Ghi nhớ( SGK – Tr 45 )



GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu

Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TUẦN: 24
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TIẾT: 66
 TÊN BÀI: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
( Trích Đại Việt sử kí tồn thư)
– Ngơ Sĩ Liên –
1. MỤC TIÊU
a. Về kiến thức:
b. Về kĩ năng:
c. Về thái độ:
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
3. TIẾN TRÌNH
a. Kiểm tra bài cũ
b. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

GV nói sơ về vai trị của TTĐ trong sự giao thời
giữa hai triều Lí - Trần (khơn khéo dàn xếp đoạt
ngơi nhà Lí về cho nhà Trần, bức tử Lí Huệ Tơng, sát
hại hàng trăm tơn thất nhà Lí để trừ hậu họa 
Chuyển từ Lí sang Trần thế kỉ XIII: nhu cầu phát triển
tất yếu của LS, TTĐ là tác nhân thúc đẩy; xét từ phía

nhà Trần, ơng là người khai sáng, phị trợ, trung thành,
tận tụy, tài năng, mưu trí)
Khi qn Ngun-Mơng tràn qua biên giới,vua Trần
lo lắng, mốn nghe kế nghị hòa của Trần Nhật Hiệu,
Thủ Độ nói : “Đầu tơi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo!”

* Sơ lược về Trần Thủ Độ (11941264): chú họ của Trần Thái Tông
(Cảnh), ông chú của Trần Thánh Tông
(Hoảng), giữ chức Thái sư, là nhân vật
lịch sử đặc biệt: vừa có cơng (đối với nhà
Trần) lại vừa có tội (đối với nhà Lí).
Ngày nay, cần khách quan để khẳng
định, đề cao và đặc biệt là phẩm chất của
một vị quan đầu triều nghiêm minh, chí
cơng vơ tư, liêm khiết và đấy bản lĩnh

? Nêu các tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi
tình tiết bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của
ơng?

1.
Nhân cách Trần Thủ Độ:
- Có người hặc tội chuyên quyền của
TTĐ, ơng khơng thù ốn, trị tội mà cịn
cho là phải và ban thưởng  là người
phục thiện, công minh, độ lượng.
- Khi nghe Linh Từ Quốc Mẫu khóc và
kể tội, ông cho bắt người rồi lại khen
thưởng  là người chí cơng vơ tư, tơn
trọng pháp luật.

- Khi có người cầu xin chức tước, ông
dạy cho bài học  sự cơng bằng, bài trừ
tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân
thích.
- Vua muốn phong chức cho An Quốc,
ơng tâu chỉ nên chon người giỏi nhất 
đặt việc công lên tư, không tư lợi, gây bè
kéo cánh.
 TTĐ là người thẳng thắn, độ lượng,
nghiệm minh, chí cơng vơ tư.
2.Nghệ thuật:
Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân
vật với những tình huống giàu kịch tính,
biết lựa chọn những chi tiết đắt giá.

? Qua các tình huống trong đoạn trích, ta thấy được
những tính cách gì của TTĐ?
? Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và
khắc họa nhân vật của nhà viết sử (chúy ý những xung
đột kịch tính, những bước ngoặt bất ngờ, thú vị trong
các tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật)

3.Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị bài Phương pháp thuyết minh (tầm quan trong, các phương pháp và yêu cầu: trả lời các câu
hỏi SGK).


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10

Bùi Thị Mỹ Châu


Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TUẦN: 25
Ngày dạy:…………… Lớp dạy…………..
 TIẾT: 67
 TÊN BÀI: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
D. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận
dụng phương pháp thuyết minh. Qua đó nắm được một số PP thuyết minh cụ thể.
E. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
1. SGK, SGV.
2. Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Biết cách kết hợp các phương pháp trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Yêu cầu để viết một bài văn TM là gì?
[ rõ ràng chính xác…]
? Muốn viết một bài văn TM thì ngồi tri
thức và nhu cầu thì cần điều kiện gì?
? Vậy PPTM và mục đích thuyết minh có
quan hệ ntn?
? Ở THCS các em đã học những PPTM
nào? Hãy nhắc lại và cho VD?
Lần lượt hỏi các câu…thảo luận
? Mục đích thuyết minh là gì?
? PPTM?

? Tác dụng thuyết minh?

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh:
Khơng có nhu cầu và mục đích thuyết minh thì
khơng có cơ sở để đi tìm PPTM. Ngược lại, mục đích
thuyết minh sẽ khơng thể đạt được nếu khơng có
phương pháp thuyết minh hiệu quả  PPTM không
thể tách rời với mục đích thuyết minh.
II. Một số phương pháp thuyết minh:
1. Ơn tập các phương pháp thuyết minh đã
học:
Đo
ạn
1

Mục đích
TM
Cơng lao tiến
cử người tài
của TQT
lí do thay đổi
bút danh của
Ba – sơ.

Phương
pháp TM
Liệt
kê,
giải thích


3

giúp
người
đọc hiểu về
cấu tạo của tế
bào.

nêu số liệu,
so sánh

hấp dẫn, gây ấn
tượng mạnh

4

giúp
người
đọc hiểu về
một loại hình
nghệ
thuật
dân gian.

Phân tích,
giải thích

cung cấp những
hiểu biết mới, thú
vị.


2

?Ngồi các PPTM đã học ở THCS, SGK
có giới thiệu thêm một số PPTM nào?
? a?

Phân tích,
giải thích

Tác dụng
đảm bảo tính
chuẩn xác và tính
thuyết phục.
cung cấp những
hiểu biết mới, bất
ngờ, thú vị.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết
minh:
a. Thuyết minh bằng cách chú thích:
- Câu “Ba-sơ là bút danh” khơng phải là PP định
nghĩa  PP chú thích. Vì ta có thể gặp những câu
tương tự ( Ba-sô là tên hiệu, Ba-sô là tên chữ…).


GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10
= ĐN: cùng loại (nhà thơ X với nhà thơ
Y…)


Bùi Thị Mỹ Châu
- Để phân biệt với các nhà thơ khác phải dùng PP
định nghĩa (Ba-sô là một thi sĩ nổi tiếng).
- So sánh:
+ Giống: cùng có mơ hình: A là B.
+ Khác nhau:
PP định nghĩa
PP chú thích
Nêu ra những thuộc tính cơ
Nêu ra một tên gọi khác
bản của đối tượng này để
hoặc một cách nhận biết
phân biệt đối tượng này với
khác, có thể chưa phản ánh
đối tượng khác (trong đó A
đầy đủ những thuộc tính
và B thường cùng loại).
của đối tượng
VD: Tên hiệu của ND là
VD: ND là nhà thơ, NBK là
Thanh Hiên, của NBK là
nhà thơ.
Bạch Vân cư sĩ…
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên
nhân – kết quả:
- Mục đích (1) là chủ yếu vì đấy mới chính là tâm hồn
của thi sĩ Ba-sơ.
- Các ý trên có quan hệ ngun nhân (niềm say mê
cây chuối) – kết quả (bút danh Ba-sô)
III.Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp

thuyết minh:
1. Việc lựa chọn PPTM nào phải do mục đích thuyết
minh quyết định.
2. Ngồi mục đích làm rõ sự vật, hiện tượng được
thuyết minh, việc sử dụng PPTM còn tạo hứng thú và
sự hấp dẫn cho người tiếp nhận.
* GHI NHỚ: ( SGK – Tr 51 )
c) Luyện tập:
1. Nhận xét:
- Bài thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức về
loài hoa lan.
- Điều kiện khi viết: phải có những hiểu biết thật sự
khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan VN.
- Tuy nhiên hiệu quả thuyết minh sẽ không cao nếu
người viết không khéo lựa chọn, vận dụng và phối
hợp các phương pháp thuyết minh như chú thích,
phân loại, liệt kê, nêu ví dụ…
- Các PPTM:
+ Chú thích: “ Hoa lan đã…Lồi hoa vương giả” /
“Cịn với người…các lồi hoa”.
+ Đọc hiểu văn bản, giải thích: “Hoa lan thường
được chia làm hai nhóm”…
+ Nêu số liệu: “Chỉ riêng mười lồi hoa…”

** Củng cố: Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
** Dặn dò: Soạn CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN


×