1. Kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường
Hôm nay, nhân ngày chủ nhật, khu phố phát động phong trào “làm sạch đường phố.
Mới sáng sớm nhà nào nhà nấy đã ra trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ
được ông tổ trưởng tổ dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn thận, moi từng
cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy mo hót rác đổ vào sọt.
Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng đi kiểm tra lại một lần. Ông
dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.
Em rất vui vì đã làm được việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.
2. Viết về một trận thi đấu bóng đá
Bài 1:
Thứ năm tuần trước lớp em được xem trận đấu bóng đá giao hữu giữa đội lớp 5A và
5C.
Trận đấu diễn ra trên sân đình. Ngay từ những phút đầu trận đấu đã rất sôi nổi. Cả
hai đội đều có lối chơi tấn công. Có nhiều pha lên bóng rất đẹp mắt. Những phút giữa và
cuối hiệp một ưu thế nghiêng về phía đội lớp 5C vì các anh ấy có thế lực rất tốt. Sang hiệp
hai, đội bóng lớp 5A đổi từ thế phòng thủ sang lối chơi tấn công. Phút thứ 28 của trận đấu,
đội bóng lớp 5A đã tung lưới của đội bóng lớp 5C mở tỉ số 1-0. Tiếng vỗ tay cố vũ nồng
nhiệt. Đó cũng là kết quả cuối cùng của trận đấu. Trận đấu thật sôi nổi, hấp dẫn, hào hứng.
Ước gì sau này em trở thành cầu thủ bóng đá thì vui biết mấy.
Bài 2:
Trận bóng đá giao hữu giữa lớp 3A và lớp 3B diễn ra ở sân trường chiều chủ nhật
vừa qua thật sôi nổi.
Trọng tài thổi còi báo hiệu trận đấu bắt đầu. Đội bóng lớp 3A giao bóng trước. Vừa
vào trận, đội 3A tấn công liên tục, hết đợt này đến đợt khác. Chúng em vỗ tay reo hò để
động viên các cầu thủ. Trong những phút đầu trận đấu, đội 3A có lối chơi tấn công. Các cầu
thủ đội 3A liên tiếp tấn công khung thành đội đối phương. Thế nhưng từ đường chuyền
bổng của cầu thủ đội 3B đã băng lên sút thật mạnh vào khung thành đội 3A mở tỉ số 1-0.
Sang hiệp 2 các cầu thủ hình như đã thấm mệt nên tốc độ đi bóng chậm hơn. Số 4 đội 3A gỡ
hòa 1-1. Đó cũng là kết quả cuối cùng của trận đấu.
Trận đấu diễn ra thật sôi nổi và đầy tình hữu nghị.
Bài 3:
Vào thứ bảy tuần trước, em được đi xem đá bóng cùng bố ở nhà thi đấu Trịnh
Hoài Đức, giữa hai đội Hải Phòng và Hà Nội. Hai đội ra sân với trang phục đẹp. Đội
Hà Nội mặc áo màu đỏ, đội Hải Phòng mặc áo màu vàng. Khi tiếng còi vang lên, cả
hai đội lao vào cướp bóng. Đội trưởng của đội Hải Phòng dẫn dắt bóng rất tuyệt,
nhưng khi anh co chân sút thì bị hậu vệ mang áo số 6 bên Hà Nội cướp bóng chuyền
lên. Đến chân đội trưởng anh rê bóng qua chân hậu vệ, chân sút bật tung lưới đội Hải
Phòng. Từ lúc đó đến phút thứ 44, Hải Phòng đã nô nức thi đấu và san bằng tỉ số nhờ
công của cầu thủ mang áo số 10. Sang hiệp hai, đội Hải Phòng có lợi thế hơn. Họ liên
tục cầm bóng và chuyền bóng sang hai cánh để tiền vệ tạt vào khu vực 16m50. Từng
cú sút làm khán giả hồi hộp nín thở. Nhưng vận may không mỉm cười với đội Hải
Phòng khi họ liên tục bỏ lỡ các bàn thắng. Phút thứ 89, cầu thủ xông xáo nhất sân
mang áo số 11 của đội Hà Nội giành được bóng. Anh dốc hết sức rê bóng vào gần
khung thành rồi chuyền cho tiền vệ mình đang xông lên. " Vào!", bàn thắng được ghi
bởi cú sút hiểm hóc và đẹp mắt khiến thủ môn đội Hải Phòng chỉ biết đứng nhìn. Cả
sân hò reo đầy phấn khích. Hà Nội chiến thắng với tỉ số 2 - 1 . Em mong mùa hè nào
cũng được đi xem đá bóng.
3. Kể về một ngày hội
Bài 1:
Hội trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui.
Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng tám, khi nghe thấy
tiếng trống ếch dồn dập ngoài ngõ. Em vội xách đèn lồng ra nhập vào đội quân tí hon, tiến
về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ
trách chúng em xếp thành hàng dài đi quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đoàn rước đèn đi
đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được
một vòng, chúng em quây lại quanh bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không
kém phần vui vẻ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng
em vừa ăn bánh, kẹo, hoa quả vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em
mới ra về.
Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Bài 2:
Hàng năm cứ vào dịp xuân đến, nhân dân ta thường tổ chức hội đua thuyền
Mới sáng sớm mà mọi người đã đến đông nghịt hai bên bên bờ sông để cổ vũ cho
cuộc thi. Điểm xuất phát là bốn chiếc thuyền trong tư thế sẵn sàng cuộc đua. Khi hiệu lệnh
xuất phát bắt đầu, bốn chiếc thuyền lướt nhanh như bay. Các tay chèo trên thuyền đang cố
sức gò lưng để đưa thuyền mình về đích sớm nhất. Những cổ động viên hai bên bờ sông
đang reo hò cố vũ cho các đội. Có một chiếc thuyền vượt lên và về đích trước tiên trong sự
reo hò sung sướng của mọi người.
Em rất vui khi được xem lễ hội đua thuyền. Em mong rằng trong tương lai em cũng
sẽ trở thành một tay chèo mạnh giỏi để đua thuyền như các anh.
Bài 3:
Ngày hội mà em được tham gia là ngày hội trung thu được tổ chức vào rằm tháng
tám hàng năm. Hôm đó mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình ngôi sao rất đẹp. Em vui
vẻ hòa nhập vào đội quân tí hon. Sau lời khai mạc của chị tổng phụ trách chúng em cùng
nhau xách đèn lồng diễu hành quanh xóm. Đi được một vòng, chúng em quay về bãi đất
trống ban đầu để cùng nhau phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi
rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh, kẹo, hoa quả vừa tiến hành văn nghệ rất vui vẻ. Trước khi
ra về chị Hằng Nga còn phát kẹo cho chúng em và chúc chúng em học tốt.
Đó là một đêm trung thu thật tuyệt vời làm em nhớ mãi. Em mong rằng sớm đến mùa
trung thu năm sau để chúng em được vui chơi, phá cỗ như hôm nay.
4. Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em
Bố mẹ là người sinh ra em, nhưng bố mẹ em bận việc nên bà nội là người quan tâm,
yêu thương, chăm sóc đến em nhất. Bà em năm nay ngoài bảy mươi tuổi. Trước đây bà em
là dược sĩ, nay bà đã nghỉ hưu. Bà yêu em lắm.
Hàng ngày bà đưa em đi học và đón em về. Bà nấu cơm cho em ăn. Buổi tối bà dạy
em học. Khi em ốm bà luôn ở bên em, bà chăm lo cho em từng li, từng tí. Sinh nhật em bà
thường tặng em những món quà mà em thích nhất. Thỉnh thoảng bà lại kể chuyện cổ tích
cho em nghe. Bà mong em trở thành người có ích cho xã hội
Em rất kính trọng và biết ơn bà. Em mong bà luôn khỏe để em mãi được ở bên bà.
5. Kể lại việc tập thể dục vào giờ ra chơi
Hàng ngày, cứ sau tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi, chúng em lại ùa ra sân như bầy
chim non sổ lồng xếp hàng tập thể dục giữa giờ.
Lớp em xếp thành 4 hàng. Chúng em bắt đầu từng động tác theo nhịp trống đều đặn,
rõ ràng. Đầu tiên là động tác vươn thở, chúng em ngẩng cao đầu, khoan khoái hít khí trời
đầy lồng ngực rồi từ từ thở ra. Tiếp theo là động tác tay, chân, lườn, vặn mình, toàn thân và
điều hòa. Riêng động tác điều hòa chúng em tập với động tác chậm hơn so với những động
tác khác. Kết thúc buổi thể dục, chúng em giơ thẳng lên trời hô “khỏe”
Em rất yêu thích những buổi tập thể dục giữa giờ. Vì sau giờ học tập căng thẳng,
chúng em được thư giãn bằng những động tác nhẹ, vui khỏe và an toàn nữa.
6. Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật xiếc thú
Mỗi năm, sau kì thi giữa học kì I, trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc
tại sân trường.
Chung em với hơn nửa lớp 3/1 cùng với các bạn toàn trường đều tập trung ở sân
trường chờ xem xiếc. Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, nuốt kiếm và còn đội
trên đầu cái chậu sành to đùng, hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật
chim bồ câu.Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem
một chiếc khăn. Vậy mà trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu
trắng xóa tung bay. Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi.
Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật
hơn.
7. Kể về người lao động trí óc.
Cô Lan em là người mà em ngưỡng mộ nhất. Cô là một giáo viên chăm chỉ, cần mẫn
và đầy nhiệt huyết.
Cô có dáng người nhỏ nhắn, gọn gàng với mái tóc đen, mượt phù hợp với khuôn mặt.
Cô hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc. Hàng ngày, khi đến lớp, cô thường giảng bài
cho chúng em, dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải, hướng dẫn chúng em làm toán,
viết văn.Những lúc rảnh, cô lại chấm bài, chữa bài cho chúng em. Cô chăm sóc cho chúng
em rất chu đáo. Chính nhờ sự làm việc chăm chỉ không mệt mỏi ấy mà cô đã đạt được rất
nhiều thành tích cao, được bạn bè đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và học sinh yêu mến, tin
tưởng. Chúng em học hỏi được rất nhiều điều từ cô.
Em mong sẽ học thật giỏi để mai này lớn lên cũng được trở thành cô giáo tài năng
giống như cô.
8. Viết thư gửi bạn nước ngoài và bày tỏ tình thân ái.
Việt nam, ngày…. Tháng … năm….
Bạn Ga-rô-nê thân mến!
Tôi viêt thư cho bạn vì sáng nay cô giáo tôi đã kể cho tôi và các bạn trong lớp nghe
câu chuyện “Người bảo vệ Nen-li”. Khâm phục vì lòng hào hiệp và tốt bụng của bạn nên tôi
đã viết thư làm quen với bạn. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ……… Học sinh lớp 3/1 trường
Tiểu học Hồ Văn Thanh. Bạn và gia đình bạn có khỏe không? Tình hình học tập của bạn có
tốt không? Tôi biết nước Ý của bạn rất đẹp, Việt Nam của tôi cũng đẹp không kém đâu.
Mỗi độ xuân về, hoa Ban nở làm rực rỡ cả núi rừng Tây Bắc. Ngoài ra trên đất nước tôi còn
có rất nhiều cảnh đẹp khác mà tôi sẽ kể cho bạn qua các thư sau. Lí thú hơn cả là khi nào có
điều kiện mời bạn sang thăm Việt Nam của tôi. Khi đó bạn sẽ tận mắt thấy những gì tôi kể
cho bạn qua thư.
Từ đây bạn và mình sẽ trao đổi thư từ cho nhau nhé! Chúc bạn mạnh khỏe và học
giỏi.
9. Kể về anh hùng ngoại xâm mà em biết
Bài 1:
Ba ngàn năm dựng nước giữ nước có rất nhiều tấm gương sáng. Trong số đó,
người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là ông Lý Thường Kiệt. Năm 1077, quân
Tống sang xâm lược nước ta, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc
và giành thắng lợi vẻ vang. Đặc biệt, trong lần đại chiến quân Tống, ông đã làm một
bài thơ tứ tuyệt, sai người nấp trong đền thờ Thánh Tam Giang, đêm đến ngâm bài
thơ sau:
" Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời "
Từ hôm sau, bài thơ được lan truyền ra khắp nơi làm cho quân giặc khiếp sợ.
Khí thế đã tăng, ông bèn mở cuộc tiến công, đánh cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa
và rút về nước. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất. Em rất tự hào và
khâm phục ông
Bài 2:
Người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết đó là chị Võ Thị Sáu. Chị
quê ở huyện Đất Đỏ nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chị đã chiến đấu và hi sinh rất
anh dũng cho độc lập tự do của tổ quốc. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chị đã
nhiều lần dũng cảm luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công
an phát hiện và tiêu diệt bọn giặc gian ác. Trong một lần như thế chị đã bị địch phát
hiện và đem chị ra xử bắn. Sự dũng cảm của chị là một tấm gương sáng để chúng em
học tập và noi theo. Em rất tự hào và khâm phục chị.