PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong các công trình xây dựng, vật liệu xây dựng có vị trí đáng kể.
Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ công trình.
Chi phí về vật liệu xây dựng chiếm đến 40 ÷ 60% tổng chi phí xây dựng. Tuỳ
theo đặc tính và qui mô của công trình, việc lựa chọn vật liệu đóng vai trò
quyết định đối với chất lượng và giá thành của công trình.
Như vậy, nếu sử dụng hợp lý vật liệu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tài nguyên thiên nhiên trong đó có các nguồn VLXD tự nhiên đang ngày
càng cạn kiệt, việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu xây dựng của thị
trường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Xu
hướng phát triển các loại vật liệu thay thế có ý nghĩa vô cùng lớn trong bối
cảnh hiện nay, làm giảm tác động đến tài nguyên và môi trường sống, giảm
giá thành của sản phẩm một cách tối đa đồng thời có tính năng, chất lượng sử
dụng tương đương, thậm chí nhiều sản phẩm còn mang nhiều tính ưu việt hơn
sản phẩm tự nhiên truyền thống. Áp dụng công nghệ mới để mang lại hiệu
quả kinh tế, chất lượng cao cho công trình là một yêu cầu quan trọng luôn
được đặt ra trong lĩnh vực xây dựng, để đáp ứng được tiêu chí này, trong
những năm vừa qua các công trình xây dựng đã áp dụng hiệu quả công nghệ
tấm 3D Panel. Đây là loại công nghệ vật liệu với nhiều ưu điểm nổi bật, được
ứng dụng và phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng dầm, sàn, tường bằng vật liệu truyền thống và lắp dựng dầm,
sàn, tường bằng tấm 3D Panel. Sau đó so sánh trọng lượng, chi phí và thời
gian xây dựng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Lí thuyết: các tài liệu về tấm 3D panel
- Giải tích: cách tính tỉ lệ xi măng, cát, đá, nước, để xây dựng tấm 3D panel
- Mô phỏng: bố trí cho công trình nhà ở dân dụng 5x15 m
2
4.Giới hạn nghiên cứu:
- Nhà ở dân dụng
- Các công trình được xây dựng từ năm 2000 đến năm 2013
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Với những ưu điểm trên : NHẸ - BỀN – NHANH- TIẾT KIỆM, vật liệu 3D
xứng đáng được ứng dụng vào Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong
chương trình xây dựng nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên đất
nước Việt Nam nói chung.
- Trong hàng chục năm qua thế giới đã tin dùng vật liệu 3D và coi đây là một
cuộc cách mạng trong ngành xây dựng. Vậy thì Việt Nam không thể không
ứng dụng vật liệu này trong sự phát triển của mình. Đó là sự chọn lựa hợp lý
nhất
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 2 -
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI
VIỆT NAM
1.1 Sơ lược tình hình phát triển ngành sản xuất vật liệu xây
dựng:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu
xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp,
chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao.
Từ xưa loài người đã biết dùng những loại vật liệu đơn giản có trong
thiên nhiên như đất, rơm rạ, đá, gỗv.v để xây dựng nhà cửa, cung điện,
thành quách, cầu cống. Ở những nơi xa núi đá, người ta đã biết dùng gạch
mộc, rồi dần về sau
đã biết dùng gạch ngói bằng đất sét nung. Để gắn các viên đá, gạch rời rạc lại
với nhau, từ xưa người ta đã biết dùng một số chất kết dính rắn trong không
khí như vôi, thạch cao. Do nhu cầu xây dựng những công trình tiếp xúc với
nước và nằm trong nước, người ta đã dần dần nghiên cứu tìm ra những chất
kết dính mới, có khả năng rắn trong nước, đầu tiên là chất kết dính hỗn hợp
gồm vôi rắn trong không khí với chất phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra
vôi thủy và đến đầu thếkỷ 19 thì phát minh ra xi măng pooc lăng. Đến thời kỳ
này người ta cũng đã sản xuất và sử dụng nhiều loại vật liệu kim loại, bê tông
cốt thép, bê tông ứng lực trước, gạch silicat, bê tông xỉ lò cao v.v
Kỹ thuật sản xuất và sử dụng vật liệu trên thế giới vào những năm cuối cùng
của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã đạt đến trình độ cao, nhiều phương pháp
công nghệ tiên tiến được áp dụng như nung vật liệu gốm bằng lò tuy nen,
nung xi măng bằng lò quay với nhiên liệu lỏng, sản xuất các cấu kiện bê tông
dự ứng lực với kích thước lớn, sản xuất vật liệu ốp lát gốm granit bằng
phương pháp ép bán khô v.v
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 3 -
Ở Việt Nam từ xưa đã có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng
rất công phu, ví dụ công trình đá thành nhà Hồ (Thanh Hóa), công trình đất
Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). Nhưng trong suốt thời kỳ phong kiến thực dân
thống trị, kỹ thuật về vật liệu xây dựng không được đúc kết, đề cao và phát
triển, sau chiến thắng thực dân Pháp (1954) và nhất là kể từ khi ngành xây
dựng Việt Nam ra đời (29.4.1958) đến nay ngành công nghiệp vật liệu xây
dựng đã phát triển nhanh chóng. Trong 45 năm, từ những vật liệu xây dựng
truyền thống như gạch, ngói, đá, cát, xi măng, ngày nay ngành vật liệu xây
dựng Việt Nam đã bao gồm hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật
liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu
mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và hướng ra
xuất khẩu .
Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng, ngành vật liệu xây
dựng đã đi trước một bước, phát huy tiềm năng, nội lực sử dụng nguồn tài
nguyên phong phú, đa dạng với sức lao động dồi dào, hợp tác, liên doanh, liên
kết trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của
thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đầu tư, liên doanh với nước ngoài
xây dựng nhiều nhà máy mới trên khắp ba miền như xi măng Bút Sơn (1,4
triệu tấn/năm), xi măng Chinfon - Hải Phòng (1,4 triệu tấn/năm), xi măng Sao
Mai (1,76 triệu tấn/năm), xi măng Nghi Sơn (2,27 triệu tấn/năm). Về gốm sứ
xây dựng có nhà máy ceramic Hữu Hưng, Thanh Thanh, Thạch Bàn, Việt Trì,
Đà Nẵng, Đồng Tâm, Taicera ShiJar v.v Năm 1992 chúng ta mới sản xuất
được 160.000m
2
loại Ceramic tráng men ốp tường 100 x 100 mm, thì năm
2002 đã cung cấp cho thị trường hơn 15 triệu m
2
loại: 300x300, 400x400,
500x500 mm.
Một thành tựu quan trọng của ngành gốm sứ xây dựng là sự phát triển đột
biến của sứ vệ sinh. Hai nhà máy sứ Thiên Thanh và Thanh Trì đã nghiên cứu
sản xuất sứ từ nguyên liệu trong nước, tự vay vốn đầu tư trang bị dây chuyền
công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại đưa sản lượng hai nhà máy lên 800000
sản phẩm/năm. Nếu kể cả sản lượng của các liên doanh thì năm 2002 đã sản
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 4 -
xuất được 1405 triệu sản phẩm sứ vệ sinh có chất lượng cao. Về kính xây
dựng có nhà máy kính Đáp Cầu, với các sản phẩm kính phẳng dày 2 -5 mm,
kính phản quang, kính màu, kính an toàn, gương soi đã đạt sản lượng 7,2 triệu
m
2
trong năm 2002.
Ngoài các loại vật liệu cơ bản trên, các sản phẩm vật liệu trang trí hoàn thiện
như đá ốp lát thiên nhiên sản xuất từ đá cẩm thạch, đá hoa cương, sơn silicat,
vật liệu chống thấm, vật liệu làm trần, vật liệu lợp đã được phát triển với tốc
độ cao, chất lượng ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy vật liệu xây dựng được đầu tư với công
nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thì cũng còn nhiều nhà máy vẫn phải duy trì
công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định.
Phương hướng phát triển ngành công nghệ vật liệu trong thời gian tới là phát
huy nội lực về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động
dồi dào, tích cực huy động vốn trong dân, tăng cường hợp tác trong nước,
ngoài nước, đầu tư phát triển nhiều công nghệ tiên tiến, sản xuất các mặt hàng
mới thay thế hàng nhập khẩu như vật liệu cao cấp, vật liệu cách âm, cách
nhiệt, vật liệu trang trí nội thất, hoàn thiện để tạo lập một thị trường vật liệu
đồng bộ phong phú, thỏa mãn nhu cầu của toàn xã hội với tiềm lực thị trường
to lớn trong nước, đủ sức cạnh tranh, hội nhập thị trường khu vực và thế giới.
Mục tiêu đến năm 2020 là sản xuất 80-95 triệu tấn xi măng, 80-100 triệu
m
2
gạch men lát nền, ốp tường, 8-10 triệu sản phẩm sứ vệ sinh với phụ kiện
đồng bộ, 100 triệu m
2
kính xây dựng các loại, 55 tỷviên gạch, 75 triệu m
2
tấm
lợp, 85 triệu m
3
đá xây dựng, 12 triệu m
2
đá ốp lát, 120.000 tấm cách âm, cách
nhiệt, bông, sợi thủy tinh, vật liệu mới, vật liệu tổng hợp.
1.2 Các loại vật liệu phổ thông:
Vật liệu xây dựng rất đa dạng và phong phú nhưng sử dụng phổ biến
nhất vẫn là các loại vật liệu sau:
1.2.1 Tấm thạch cao
Một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất
trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 5 -
nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công
nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách
nhiệt
- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt.
- Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn.
Hơn nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-
tông nên nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội.
- Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại
trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.
- Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử
dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm
thạch cao cho các công trình xây dựng.
- Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có
độ cong vênh.
1.2.2 Gạch không nung
Loại gạch xây, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về
cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ. Độ
bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép
lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất Đất sét chủ yếu khai thác từ
đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe
dọa mang tính toàn cầu hiện nay.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi để đốt. Tiết kiệm nhiên liệu năng
lượng, và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm,
chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung.
- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước
khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến
trúc.
- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 6 -
khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn
xác. Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN do bộ xây
dựng công bố.
- Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận.
- Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn.
- Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt.
- Giá thành hạ hơn so với gạch nung.
1.2.3 Ngói
Loại vật liệu được thường sử dụng để lợp mái các công trình xây dựng.
Tùy theo cách thức chế tạo, phương pháp sản xuất, nguyên liệu sản xuất, công
nghệ sản xuất hoặc phạm vi sử dụng để có thể phân thành nhiều loại và nhiều
tên gọi khác nhau như ngói đất nung, ngói xi măng, ngói composite, ngói ác-
đoa
- Có màu sắc phong phú đa dạng
- Cách nhiệt, tránh mưa nắng tốt, nhẹ
- Chống rêu mốc
- Loại vật liệu này đang được ưu chuộng và sử dụng phổ biến để làm mái,
thêm duyên dáng cho ngôi nhà.
1.2.4 Đá thiên nhiên
Đá thiên nhiên có ở hầu hết mọi nơi trong vỏ trái đất. Đó là những khối
khoáng chất chứa một hay nhiều khoáng vật khác nhau. Còn đá thiên nhiên
thì được chế tạo từ thiên nhiên bằng cách gia công cơ học. Do đó tính chất
của đá thiên nhiên giông tính chất của đá gốc.
- Có cường độ chịu nén cao.
- Khả năng trang trí tốt.
- Bền vững trong môi trường.
- Được sử dụng phổ biến nên giá thành rẻ.
1.2.4.1 Phân loại
Căn cứ vào điều kiện hình thành và tình trạng địa chất có thể chia đá
thiên nhiên làm 3 loại: đá mác ma, đá trầm tích và đá biến chất.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 7 -
a. Đá mác ma
Đá mác ma là do khối silicát nóng chảy từ lòng trái đất xâm nhập lên
phần trên của vỏ hoặc phun ra ngoài mặt đất nguội đi tạo thành. Do vị trí và
điều kiện nguội của các khối mác ma khác nhau nên cấu tạo và tính chất của
chúng cũng khác nhau. Đá mác ma được phân ra hai loại xâm nhập và đá biến
chất.
- Đá xâm nhập thì ở sâu hơn trong vỏ trái đất, chịu áp lực lớn hơn của các lớp
trên và nguội dần đi mà thành. Do đó nó có đặc tính chung là : cấu trúc tinh
thể lớn, đá đặc chắc, ít hút nước.
Đá phún xuất được tạo ra do mác ma phun lên trên mặt đất, do nguội nhanh
trong điều kiện nhiệt độ và áp xuất thấp các khoáng không kịp kết tinh hoặc
chỉ kết tinh được một phần với kích thước unl thể bé chưa hoàn chỉnh, còn đa
số tồn tại ở dạng vô định hình. Mặc khác các chất khí và hơi nước không kịp
thoát ra, để lại nhiều lỗ rỗng làm cho đá nhẹ, có loại nổi trên mặt nước.
b. Đá trầm tích
- Đá trầm tích được tạo thành trong điều kiện nhiệt động học của vỏ trái đất
thay đổi. Các loại đất đá khác nhau do sự tác động của các yếu tố nhiệt độ,
nước và các tác dụng hóa học mà bị phong hóa vỡ dụng . Sau đó chúng ta
được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lai thành từng lớp. Duwois áp lực và
trải qua các thời kỳ địa chất chúng được gắn kết lại bằng các chất keo kết
thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.
- Do điều kiện tạo thành như vậy nên đá trầm tích có các đặc tính chung là :
có tình phân lớp rõ rệt,chiều dài, màu sắc, thành phần, độ lớn của hạt, đọ
cứng… của các lớp cũng khác nhau. Độ cứng, độ đặc và cường độ chịu lực
của đá trầm tích thấp hơn đá mắc ma nhưng độ hút hơi nước lại cao hơn.
Căn cứ vào điều kiện tạo thành, đá trầm tích được chia làm 3 loại :
- Đá trầm tích cơ học : Là sản phẩm phong hóa của nhiều loại đá trước. Ví dụ
như : cát, sỏi, đất sét v v…
- Đá trầm tích hóa học : Do khoáng vật hòa tan trong nước rồi lắng động tạo
thành. Ví dụ như : đá thách cao, đá lô mít ma nhê zit.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 8 -
-Đá trầm tích hữu cơ : Do xác của động thực vật chết đi, trong xương chứa
nhiếu chất khoáng liên kết với nhau tạo thành. Ví dụ : đá vôi, đá vôi sò, đá
đitômít.
c. Đá biến chất
Đá biến chất được tạo thành từ sự biến tính của đá mác ma, đá trấm tích do
tác động của nhiệt độ cao hay áp lực lớn.
Nói chung chúng thường gắn chắc hơn đá trấm tích nhưng biến chất từ đá
mắc ma thì do cấu tạo dạng phiến nên về tính chất cơ học của nó kem hơn đá
mắc ma. Đặc điểm nổi bật của phần lớn đá biến chất (trứ đá mắc ma và đá
quặc zit ) là quá nửa khoáng vật trong nó co cấu tạo dạng lớp song song nhau,
dễ tách thành những phiến mỏng.
Là vật liệu phổ biến và có truyền thống sử dụng ở nước ta, nhưng nhiều
đặc điểm của các loại vật liệu trên không đáp ứng được nhu cầu càng cao của
nghành xây dựng trong nước. Áp dụng công nghệ mới để mang lại hiệu quả
kinh tế, chất lượng cao cho công trình là một yêu cầu quan trọng luôn được
đặt ra trong lĩnh vực xây dựng, để đáp ứng được tiêu chí này, trong những
năm vừa qua các công trình xây dựng đã áp dụng hiệu quả công nghệ tấm 3D
Panel. Đây là loại công nghệ vật liệu với nhiều ưu điểm nổi bật, được ứng
dụng và phát triển rộng rãi ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
1.2.5 Bê tông
Bê tông là vật liệu đá nhân tạo nhận được bằng cách đổ khuôn và làm
rắn chắc một hỗn hợp bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu, (cát, đá dăm, sỏi)
và phụ gia.
- Trong bê tông, cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực. Hồ chất kết dính
và nước bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trò là chất bôi trơn, đòng
thời lắp đầy khoảng trống giữa các hạt cốt liệu. Sau khi cứng rắn, hồ chất kết
dính gắn kết các hạt cốt liệu thành một khối tương đối đồng nhất và được gọi
là bê tông. Bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép.
- Chất kết dình có thể là xi măng các loại, thạch cao, vôi và cũng có thể là
chất kết dính hữu cơ (polime).
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 9 -
- Trong bê tông xi măng cốt liệu thường chiếm 80 ÷ 85%, còn xi măng chiếm
10 – 20% khối lượng.
- Bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hiện đại
vì chúng có những ưu điểm sau: cường độ tương đối cao, có thể chế tạo được
những loại bê tông có cường độ cao, có hình dạng và tính chất khác nhau; giá
thành rẻ, bền vững và ổn định với mưa nắng, nhiệt độ, độ ẩm.
Tuy vậy chúng còn tồn tại những nhược điểm:
Nặng (γ
0
= 2200 – 2400kg/m
3
), cách âm, cách nhiệt kém (λ
= 1,05 – 1,5 kcal/m.
0
C.h), khả năng chống ăn mòn yếu.
- Phân loại
Để phân loại bê tông thường dựa vào những đặc điểm sau:
+ Theo dạng chất kết dính phân ra: Bê tông xi măng, bê tông silicat (chất kết
dính và vôi), bê tông thạch cao bê tông chất kết dính hỗn hợp, bê tông polime,
bê tông dùng chất kết dính đặc biệt.
+ Theo dạng cốt liệu phân ra: Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê
tông cốt liệu đặc biệt (chống phóng xạ, chịu nhiệt, chịu axit).
+ Theo khối lượng thể tích phân ra: Bê tông đặc biệt nặng (γ
0
> 2500kg/m
3
),
chế tạo từ cốt liệu đặc biệt, dùng cho những kết cấu đặc biệt. Bê tông nặng
(γ
0
= 2200 ÷ 2500 kg/m
3
), chế tạo từ các, đá, sỏi dùng cho kết cấu chịu lực.
Bê tông tương đối nặng (γ
0
= 1800 ÷ 2200 kg/m
3
), loại này cũng được dùng
cho kết cấu chịu lực. Bê tông nhẹ (γ
0
= 500 ÷ 1800 kg/m
3
), trong đó gồm có
bê tông nhẹ cốt liệu rỗng (nhân tạo hay thiên nhiên), bê tông tổ ong (bê tông
khí và bê tông bọt), chế tạo từ hỗn hợp chất kết dính, nước, cấu tử silic nghiền
mịn và chất tạo rỗng, và bê tông hốc lớn ( không có cốt liệu nhỏ). Bê tông đặc
biệt nhẹ cũng là loại bê tông tổ ong và bê tông cốt liệu rỗng nhưng có
γ
0
< 500kg/m
3
.
- Do khối lượng thể tích của bê tông biến đổi trong phạm vi rộng nên độ rỗng
của chúng cũng thay đổi đáng kể, như bê tông tổ ong dùng để cách nhiệt có
r = 70 ÷ 85%, bê tông thủy công r = 8 ÷ 10%.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 10 -
- Bê tông thường dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép (móng, cột, dầm,
sàn).
- Bê tông thủy công, dùng để xây đập, âu thuyền, phủ lớp mái kênh, các công
trình dẫn nước …
- Bê tông dùng cho mặt đường, sân bay, lát vỉa hè.
- Bê tông dùng cho kết cấu bao che ( thường là bê tông nhẹ).
- Bê tông có công dụng đặc biệt như bê tông chịu nhiệt, chịu axit, be tông
chống phóng xạ.
1.2.6 Xi măng
Xi măng là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với
nhau tạo ra cường độ cho bê tông. Chất lượng và hàm lượng xi măng là yếu tố
quan trọng quyết định cường độ chịu lực của bê tông.
- Để chế tạo bê tông ta có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền
sunphat, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, xi măng
pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi măng khác thỏa mãn các
yêu cầu quy phạm.
- Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng là đặc
biệt quan trọng vì nó vừa đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm
bảo yêu cầu kinh tế.
- Nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng
sử dụng cho 1 m
3
bê tông sẽ nhiều nên không đảm bảo kinh tế.
- Nếu dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp thì lượng xi măng
tính toán ra để sử dụng cho 1 m
3
bê tông sẽ rất ít không đủ để liên kết toàn bộ
các hạt cốt liệu với nhau, do đó không đảm bảo mác bê tông cần thiết kế.
Vì vậy phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao
và ngược lại cũng không dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp.
1.2.7 Vữa xây dựng
Vữa vây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất
kết dính, nước cốt liệu nhỏ và phụ gia. Phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất
của hỗn hợp vữa và vữa.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 11 -
- Đặc điểm của vữa là chỉ có cốt liệu nhỏ, khi xây và trát phải dải thành lớp
mỏng, diện tích tiếp xúc với nền xây, với mặt trát và với không khí khá lớn
nước dễ bị mất đi, do đó lượng nước nhào trộn vữa cần lớn hơn so với bê
tông.
- Vữa xây dựng được phân loại theo dạng chất kết dính, theo khối lượng thể
tích và theo công dụng.
+ Theo chất kết dính: Phân ra vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao và vữa hỗn
hợp (xi măng – vôi; xi măng – đất sét)
+ Theo khối lượng thể tích: Phân ra vữa xi măng nặng γ
0
> 1500kg/m
3
, vữa
nhẹ γ
0
≤ 1500kg/m
3
.
+ Theo công dụng: Phân ra vữa xây để xây gạch đá, vữa trát để hoàn thiện bề
mặt khối xây, vữa láng, lát, ốp, vữa trang hoàng … để hoàn thiện công trình,
vữa đặc biệt như vữa giếng khoan, vữa chèn mối nối v.v…
- Vật liệu chế tạo vữa
+ Để chế tạo vữa thường dùng chất kết dính vô cơ như xi măng pooclăng, xi
măng pooclăng xỉ, xi măng pooclăng puzolan, vôi không khí, vôi thủy, thạch
cao xây dựng v.v…
- Việc lựa chọn sử dụng loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cường độ
và độ ổn định trong điều kiện cụ thể.
+ Trong môi trường khô ráo nên dùng vữa vôi mác 2 ÷ 4. Để đảm bảo cường
độ và độ dẻo nếu không có yêu cầu gì đặc biệt nên dùng vữa hỗn hợp mác
10 ÷ 75. Trong môi trường ẩm ướt nên dùng vữa xi măng mác 100 ÷ 150. Vôi
rắn trong không khí thường được dùng ở dạng vôi nhuyễn hoặc bột vôi sống.
Nếu dùng vôi nhuyễn phải lọc sạch các hạt sạn. Thạch cao thường được sử
dụng để chế tạo vữa trang trí, vì có độ mịn và bóng cao.
- Cốt liệu là bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống
co ngót cho vữa và làm tăng sản lượng vữa.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 12 -
CHƯƠNG 2: TẤM 3D PANEL – CÔNG NGHỆ
XÂY DỰNG MỚI
2.1 Việt Nam và thế giới nghiên cứu, ứng dụng tấm 3D panel.
2.1.1 Tại Việt Nam
Được du nhập vào Việt Nam từ những thập niên 90, tấm 3D Panel được
xem là giải pháp tối ưu cho việc xây dựng các công trình với những tính năng
vượt trội so với vật liệu truyền thống và giúp tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh
tiến độ thi công.Từ năm 1996 sau khi tham quan hai ngôi nhà xây thử nghiệm
bằng 3D panel tại huyện Bình Chánh, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cho
phép nhập dây chuyền xây dựng 3 nhà máy sản xuất 3D panel tại Cần Thơ,
Quảng Ngãi và TP HCM. Tuy nhiên, có thể do giá thành chuyển giao công
nghệ quá cao nên sau đó không có đơn vị nào đầu tư. Tuy nhiên, thời gian trở
lại đây, thông tin về việc tiếp cận và ứng dụng vật liệu 3D trong xây dựng đã
được thị trường Việt Nam nắm bắt khá chắc. Hơn chục công trình tiếp theo
được thử nghiệm xây dựng trên địa bàn TPHCM, Đồng Tháp, Hà Nội và một
số địa phương khác, trong đó có các ngôi biệt thự 3-4 tầng. Đặc biệt việc
nghiên cứu đánh giá và chọn lựa sản phẩm 3D được các chuyên gia xây dựng
rất quan tâm. Ngay từ năm 1997, nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia cũng đã tiến hành nghiên cứu chế
tạo dây chuyền sản xuất tấm 3D, Công ty Vật liệu và Công nghệ Matech đã
thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất này. Sản phẩm vật liệu khi sản xuất cũng
đã được áp dụng xây một số công trình tại Hà Nội như khách sạn Tràng Tiền,
Bảo tàng Công an và nhà khách Bộ Công an. Năm 2002, Công ty Cổ phần
Thế Kỷ Mới- TPHCM đã đầu tư hơn 9,5 triệu USD để xây dựng Nhà máy sản
xuất tấm EVG 3D panel công nghệ Áo với công suất 2 triệu m2/năm. Nhà
máy đặt tại Khu Công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên Huế để ưu tiên việc xây
dựng nhà ở cho đồng bào miền Trung, nơi khí hậu khắc nghiệt nhất so với cả
nước. Năm 2003-2004, sản phẩm của Nhà máy được áp dụng thí điểm xây
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 13 -
dựng trường TH Phú Bài - Thừa Thiên Huế. Năm 2005 dây chuyền tự động
hoá 100% sản xuất tấm EVG- 3D panel của Nhà máy chính thức đi vào hoạt
động song công suất dự kiến chỉ đạt 1 triệu m2//năm bằng 1/2 công suất thiết
kế bởi lẽ thị trường tiêu thụ vật liệu 3D tại Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó
khăn như đã nói ở trên. Nhà máy hiện đang sản xuất theo đơn đặt hàng của
các nước Nga, Indonesia, Iran và Thái Lan Để phát triển việc ứng vật liệu
3D vào cuộc sống, Công ty Cổ phần Thế Kỷ Mới có kế hoạch nghiên cứu
thiết kế xây dựng một số công trình khách sạn, khu nhà ở từ 7-18 tầng tại
Huế, TPHCM và Đà Nẵng.
2.1.2 Trên thế giới
Cảm hứng về không gian 3 chiều của vũ trụ trong thái dương hệ, cách
đây hơn 50 năm, các nhà khoa học tây phương đã phát minh ra phương pháp
kết cấu xây dựng tạo dầm, mái với khẩu độ lớn, khoẻ vượt trội so với công
nghệ dầm đà truyền thống. Năm 1950, tại Mỹ, người ta bắt đầu nghiên cứu
tấm 3D và ngày càng phát hiện tính ưu việt của sản phẩm này. Từ đây, nhiều
nhà nghiên cứu khoa học xây dựng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như:
Mỹ, Áo, Anh, Pháp, Nhật, Ý đã cùng nghiên cứu để phát triển và hoàn
thiện sản phẩm đưa 3D vào hiện thực cuộc sống xây dựng ở nhiều nước châu
Âu, châu Mỹ và châu Á. Hiện nay, loại vật liệu 3D có chất lượng đạt tiêu
chuẩn vật liệu xây dựng quốc gia của các nước Mỹ, Áo, Đức, Anh, Pháp,
Nhật Bản, Trung Quốc có tên gọi là 3D Panel. Để nghiên cứu ra sản phẩm
mang tính vượt trội này, nhiều nhà sáng chế, các công ty bảo trợ cho các nhà
phát minh đã tốn phí rất nhiều tiền của. Hiện Cộng Hoà áo là nước đi đầu trên
thế giới trong việc sáng chế ra công nghệ sản xuất vật liệu 3D Panel và được
38 nước trên thế giới tiến hành nghiên cứu và ứng dụng. Sản phẩm 3D của
Cộng hoà áo có tên gọi đầy đủ là EVG -3D Panenl (EVG là tên của một tập
đoàn kinh tế lớn của áo, chính hãng này đã có công nghiên cứu chế tạo ra
công nghệ sản xuất tấm 3D Panel) được đăng ký bản quyền tại nhiều nước
trên thế giới trong đó có cả Nhật Bản, Mỹ và tại Việt Nam.
Tại Mỹ. Mexico, Brazil, các nước Nam Mỹ, quần đảo Caribe, một số nước ở
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 14 -
châu Á, Trung Đông đã đưa vào sử dụng đại trà trong xây dựng bằng vật liệu
3D của Cộng hoà Áo từ cách đây hơn 20 năm. Những nước này chịu ảnh
hưởng khí hậu khắc nghiệt của thiên tai, gió bão. lũ lụt động đất, sóng
thần vậy nên sử dụng xây dựng công nghệ này đã đạt được tính chuẩn trội so
với dùng vật liệu xây dựng thường. Công nghệ này đã được xếp hạng tiêu
chuẩn thế giới. Tấm EVG 3D Panel của áo khác với tấm 3D Panel sản xuất
theo công nghệ các nước khác ở chỗ, thép lưới có cường độ cao hơn hai lần
thép xây dựng hiện có tại Việt Nam, thép giàn có cường độ mạnh gấp 3 lần
thép xây dựng. Cả hai loại thép để hoàn thành tấm 3D panel phải có carbon
thấp 0,12% -0,15%, và độ căng đạt 700Mpa. Máy hàn theo công nghệ này
phải dùng hàn điểm, điện hàn < 6 volt, tốc độ hàn phải đạt 1/1000 giây, để
tránh các mối hàn bị nhũn làm yếu các mối hàn.
Việc thử tải EVG 3D panel tại các nước cho thấy, công trình xây dựng có thể
cách âm được 42Dh (theo Viện Nghiên cứu Thử nghiệm Hàng không Cộng
hoà áo 1995); cách nhiệt chống cháy tới 1000 0C trong 2 h (theo Viện Kiểm
soát Chất lượng Singapore 1999); chống gió bão trên 300km/ h (theo Bão
Hurricane Andrew tại Irma Cordero, quận Homestead, bang Florida, Mỹ
1991; chịu động đất trên 7 độ richter (theo Registered Professional Engineer
CA, USA 1992).
2.2. Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo, quá trình sản xuất, dự trữ và
bảo quản tấm 3D panel trong xây dựng
2.2.1 Khái niệm
- 3D panel là sản phẩm dạng tấm, cấu trúc nhẹ đúc sẵn gồm 3 lớp: lớp gia là
tấm xốp plystyrene kẹp giữa, 2 lưới thép 2 bên, toàn bộ 3 lớp được đan, ràng
buộc nhau bằng thanh thép đan chéo hoặc song song.
- Các tấm lưới thép được tạo ra bởi vật liệu thép đường kính thường từ 1.8 tới
3 cm; máy hàn lưới thép tự động hoặc điều khiển bằng tay sẽ tạo ra tấm lưới
có độ rộng là 1.2 m x chiều dài 3 m; mắt lưới đan vuông 50 mm x 50 mm.
- Tấm 3D panel được tạo ra bởi dây chuyển sản xuất tấm 3D thông qua
phương pháp ghép lưới thép + tấm xốp + Hàn tự động .
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 15 -
2.2.2Đặc điểm
- Tấm 3D có khả năng chịu nén, uốn, cắt tốt như tấm tường bê tông cốt thép
đổ tại chỗ.
- Tấm 3D có cấu tạo cải tiến với hệ thanh ziczag hình sin liên kết 2 lưới thép
ở 2 bên tạo ra một hệ kết cấu dạng hộp theo 3 phương cho khả năng chịu lực
đứng và lực ngang rất tốt và đồng đều.
- Tấm 3D nhẹ hơn so với tường xây gạch từ 20% - 30% nên giảm được chi
phí nền móng công trình.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt nên tiết kiệm đáng kể chi
phí năng lượng điện cho hệ thống làm mát, điều hòa.
- Là vật liệu nhẹ, không nung thân thiện với môi trường, phù hợp với định
hướng phát triển của ngành xây dựng.
2.2.3 Cấu tạo
Cấu kiện BTCT 3D có cấu trúc như ở hình 1. Gồm có: Hai lớp mặt
ngoài của Panel là hai lớp bê tông lưới thép (có đường kính từ 2 – 4 mm), lớp
cách ở giữa là loại vật liệu xốp, nhẹ, bằng polysteren đã xử lý chống cháy.
Hình 2.1 Cấu tạo tấm 3D panel
2.2.3.1 Vữa bê tông
Vữa dùng trong kết cấu Panel 3D là vữa bê tông hoặc vữa xi măng; tuỳ
mục đích sử dụng mà có thể dùng vữa bê tông mác 200 - 300, đá 1x2, hoặc bê
tông cốt liệu nhỏ, có thể chia thành 2 loại: Bê tông phun và bê tông thông
thường.
2.2.3.2 Thép sợi
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 16 -
Sử dụng thép CT3 kéo nguội, cường độ chịu kéo R > 4000 Kg/cm
2
,
đường kính từ (20 - 40) mm, mật độ ô lưới là (50 - 52) mm hoặc
(100 - 110) mm, sợi thép được mạ kẽm để tăng khả năng chống rỉ sét.
2.2.3.3 Lốp mốp (mushy polysteren)
Có đặc tính cách điện, cách nhiệt tốt, nhẹ, nhưng đủ cứng để đóng vai
trò ván khuôn khi thực hiện đổ lớp bê tông.
Các tấm này được mang đến công trường, lắp ghép và liên kết lại với nhau
theo hình dáng kiến trúc công trình thiết kế; sau đó tiến hành phun hoặc trát
bê tông để trở thành một hệ toàn khối.
2.2.3.4 Quá trình sản xuất tấm 3D
Lưới thép được chuyển qua dây chuyền bằng những bước chuẩn xác
bằng các đĩa đẩy. Các tấm khung cắt sẵn được đem đến các vị trí hàn chính
xác bởi các cơ cấu đẩy.
- Vật liệu cách ly (polysteren hoặc bông khoáng) được đưa đến dây chuyền
theo dạng tấm. Các tấm panel được tách ra từng chiếc một từ một giá đỡ và
vận chuyển đến đúng giữa 2 tấm lưới. Toàn bộ các khâu sản xuất diễn ra liên
tục, các tấm panel đưa đến dây chuyền tấm này nối tiếp tấm kia. Các tấm cách
ly có chiều dài theo yêu cầu được sử dụng như một cái thước. Dù sao những
tấm panel ngắn hơn cũng có thể thu góp lại nhằm đạt được chiều dài yêu cầu.
- Các sợi thép phân cách được đưa đến dây chuyền theo đường chéo từ hai
bên, được kéo ra khỏi cuộn, kéo thẳng và xuyên qua các lõi cách ly. Số lượng
các thanh thép đặt chéo định sẵn phụ thuộc vào độ dày của modul 3D. Các sợi
thép phân cách được cắt ngay lập tức khi được bắn vào trong. Số sợi thép
phân cách được lựa chọn theo việc gia công tấm 3D (tới 200 sợi phân cách/m
2
là có thể được). Tấm 3D được đẩy tới theo bước 100 mm hoặc 200 mm,
khoảng cách giữa các sợi phân cách theo phương dọc có thể lựa chọn trước
được.
+ Việc kéo căng các sợi phân cách với các khối quay riêng biệt trong 2 tấm
panel bảo đảm các sợi thép thẳng một cách hoàn hảo, một đặc tính là điều
kiện tiên quyết bảo đảm cho chúng xuyên qua lõi cách ly.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 17 -
- Tại trạm hàn, tất cả sợi thép phân cách được nạp theo một chu kỳ làm việc
được hàn đồng thời ở cả hai phía. Sau quá trình hàn, các phần thép phân cách
thừa được cắt bằng với tấm phủ bằng cách trượt nhằm loại trừ nguy cơ gây
thương tích khi sử dụng tấm panel 3D.
- Sau khi hàn xong tấm Panel 3D được dỡ ra tự động và xếp lại với nhau theo
chiều ngang. Toàn bộ quá trình làm việc của dây chuyền được kiểm tra bằng
máy tính, bảo đảm trình tự thao tác chính xác.
- Toàn bộ dây chuyền 3D do một người điều khiển và 2 công nhân không lành
nghề vận chuyển nguyên liệu (lưới thép, tấm cách, thép sợi) tới dây chuyền
sản xuất và vận chuyển các tấm panel 3D từ các giá đỡ tới kho dự trữ trung
chuyển.
- Tấm tường 3D đạt cường độ và độ cứng do những sợi thép phân cách đặt
chéo được hàn với lưới thép chế tạo sẵn ở hai phía. Việc này đem lại sự làm
việc giàn rất cứng và đảm bảo truyền lực cắt phù hợp cho sự làm việc của kết
cấu tổ hợp.
Tấm lưới thép đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ASTM A 185. Thép giàn chéo
cũng như thép sợi được sử dụng trong lưới hàn chéo tạo sẵn hoàn toàn phù
hợp với tiêu chuẩn ASTM A 82. Lõi cách là lõi xốp Polysteren dạng I, tuân
theo tiêu chuẩn ASTM C578 và có dung trọng thấp (gần 15-20 kg/m3)
- Tấm 3D Panels được nhận thức một cách cơ bản là để sử dụng như một hệ
thống xây dựng tổng quát,nhưng hệ thống này đồng thời còn luôn sẵn sàng
bao gồm trong những hệ thống xây dựng khác dạng một cấu kiện: thí dụ như
trong khung thép hoặc trong công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép, như
tường chắn, tường ngăn và được sử dụng như lõi trong những cấu kiện đúc
sẵn.
- Hệ thống tấm panel 3D là thống nhất trong việc cung cấp một phương pháp
xây dựng dễ dàng, kinh tế và nhanh, cho phép nhà xây dựng một sản phẩm
hoàn thiện loại một. Hệ thống này cho phép nhà thiết kế việc sử dụng có hiệu
quả cùng một hệ thống cả trong những ứng dụng xây tường chịu lực và không
chịu lực.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 18 -
2.2.3.5 Dự trữ và bảo quản tấm 3D
Các tấm Panel xây dựng 3D thường được giao trên những xe tải có mặt
phẳng mở rộng. Trọng lượng nhẹ của các tấm xây dựng này có nghĩa là chúng
có thể được dỡ hoặc bằng tay hoặc bằng xe nâng. Sau đó các tấm Panel có thể
được trữ tại một mặt phẳng ở ngoài trời không cần phải có tấm phủ bảo vệ.
Dù sao, do trọng lượng nhẹ của chúng, người ta cần bảo quản các tấm này
khỏi bị gió phá huỷ. Các giá đỡ các tấm panel nên được buộc chặt với giá đỡ
thích hợp nhằm ngăn chặn hư hỏng. Các tấm panel để ngoài trời trong một vài
tuần lễ không có vấn đề gì xảy ra.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TẤM 3D PANEL VÀO XÂY DỰNG
NHÀ Ở DÂN DỤNG (4.5 x 18) M
2
TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 19 -
3.1. Công tác chuẩn bị
Sau khi nghiên cứu bản vẽ thiết kế thi công (bao gồm bản vẽ kiến trúc,
kết cấu, điện thoại, điện thoại, mạng máy tính…) căn cứ vào điều kiện cụ thể
tại vị trí công trình, cần tiến hành các bước sau:
3.1.1 Máy thi công
- Máy nén khí ≥ 8 Atmostphe, dung lượng khí 11m
3
/phút.
- Máy trộn - đẩy bê tông, công suất 3m
3
/giờ.
- Máy tời kéo tầng cao.
- Cẩu mini.
- Máy khoan bê tông cầm tay.
- Máy cắt thép.
- Máy cắt sắt cầm tay.
- Máy hàn điện.
3.1.2 Dụng cụ thi công
- Dàn giáo.
- Cây chống sắt: 1,2 cây/m
2
.
- Đà gỗ tiết diện 10x10: 1,2 md/m
2
.
- Đà thép hình.
- Giằng chéo, vam khóa.
- Ván khuôn (theo thiết kế cụ thể).
- Thước cuộn 30m.
- Thước thép 5m.
- Thước thẳng 2,5m.
- Thước nivô.
- Kềm cắt sắt ∅ 3mm.
- Kéo cắt sắt ≥ 6mm.
- Kềm cắt kẽm.
- Bàn xoa.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 20 -
- Đèn khò.
- Bay thép.
- Búa 5 kg và 2 kg.
- Vam bẻ thép các cỡ.
- Cọ quét bitum.
- Quả dọi.
- Máy hàn nhiệt ống nước.
- Đồng hồ đo điện các loại.
3.2. Công tác thi công lắp dựng tấm 3D panel
3.2.1 Chuẩn bị nền và móng để thi công
- Thông thường các đồ án sẽ quy định hệ thống các neo kim loại phải được
đặt trong móng tường hoặc các bản để bảo đảm cho nền móng panel. Chiều
dài của thanh nẹp thẳng kéo dài phương thẳng đứng ra ngoài lớp bê tông
thường được sử dụng cho mục đích này. Người ta nên thận trọng để bảo đảm
rằng các đường, góc đỡ và khoảng cách của những neo này phải được duy trì.
Các tấm thường được định vị sao cho thanh nẹp được đặt giữa tấm lưới thép
và lớp polystyrene. Cách sắp xếp này đảm bảo tường thẳng một cách dễ dàng.
Một trong vài trường hợp, các đường rãnh được tạo ra trong móng tạo điều
kiện cho nền móng panel chắc chắn hơn. Khi các tấm panel phải được di
chuyển trên các bản có sẵn, các lỗ có thể được khoan theo chiều dài của nhà
nằm trên các chốt ở các thanh nẹp.
- Những phương pháp khác cũng có thể được sử dụng để bảo đảm an toàn cho
các bản sàn. Các rãnh kim loại hoặc các mặt cắt của các lưới hàn chế tạo sẵn
theo hình chữ U có thể được buộc chặt hoặc néo chặt vào bản với các hệ
thống buộc chặt, bao gồm cả các súng sử dụng năng lượng khí động.
Trong mọi trường hợp phải bảo đảm rằng tất cả bùn và mảnh vỡ được dọn
sạch khỏi khu đất trước khi đặt các tấm panel lên đó.
Kết cấu tấm panel 3D có trọng lượng nhẹ hơn ít nhất là 30% so với kiểu xây
dựng bằng bê tông tiêu chuẩn, điều này cho phép tiết kiệm đáng kể khi làm
móng.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 21 -
3.2.2 Định vị tấm 3D panel trên mặt bằng
- Xác định vị trí tấm tường 3D panel trên mặt bằng theo bảng thiết kế kết cấu.
- Lấy dấu, khoan các lỗ để đặt sắt neo cho các tấm tường bằng cách căng dây,
bắn mực. Khoảng cách tối đa giữa các thanh sắt neo là 500 mm. Các lỗ khoan
phải không trùng với các khe nối của các tấm 3D panel.
Hình 3.1 Định vị tấm 3D panel
- Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoan bằng phương pháp đóng. Đầu thanh sắt neo
(đầu ngập trong BT sàn chiều dài 10 – 15 cm) được bôi keo Epocy để tăng
liên kết. Trường hợp sắt neo đã được chôn trước trong bê tông sàn thì phải
kiểm tra, hiệu chỉnh cho đúng vị trí neo tấm tường.
Hình 3.2: Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoang bằng phương pháp đóng
Quét bitum chống thấm toàn bộ mặt tiếp giáp giữa nền sàn bê tông và chân
tấm 3D panel.
3.2.3. Lắp dựng tấm tường 3D panel:
- Lấp dựng các tấm 3D panel bắt đầu từ các góc. Sắt neo sẽ được luồn vào
khe giữa tấm xốp và lưới thép. Cố định tấm 3D panel với sắt neo bằng lẽm
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 22 -
buộc. Kiểm tra độ thẳng đứng của tấm tường, của các góc giao bằng thước
thủy hoặc máy toàn đạc.
Hình 3.3 Lắp dựng tấm tương 3D panel
- Các tấm tường cong được tạo bằng cách cắt lưới dọc theo đường lưng
đường cong và bẻ uốn tấm 3D panel theo độ cong đã xác định trên nền sàn.
Khoảng cách của các đường cắt phụ thuộc vào độ cong của tấm tường.
Hình 3.4: Cắt các tấm 3D panel tại vị trí cửa đi và cửa sổ
- Tại các vị trí cửa đi và cửa sổ, các tấm 3D panel được cắt theo kích thước
thực tế. Sau khi lắp đặt, các vị trí này được tăng cường thép chịu lực và lưới
thép chữ U theo thiết kế. Cửa sổ còn có thể tạo bằng cách cắt trực tiếp trên
các tấm tường 3D panel đã dựng.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của các tấm vách, định vị bằng các cây chống xiên.
Khoảng cách giữa các cây chống từ 900 – 1200 mm tùy thuộc vào chiều cao
tấm tường.
- Lắp đặt lưới góc và lưới liên kết giữa các tấm 3D panel trên cả hai mặt trong
và ngoài. Tại vị trí các góc cửa sổ và cửa đi được tăng cường các tấm lưới
chéo 45
0
theo thiết kế.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 23 -
3.2.4. Lắp dựng khuôn bao cửa đi, cửa sổ
- Khuôn cửa phải được bọc giấy bảo vệ trước khi lắp dựng.
- Cố định pate cửa với lưới U liên kết của tấm tường theo thiết kế.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của khuôn, độ phẳng so với mặt tấm tường và cố
định bằng các dây chống xiên.
Hình 3.5: Kiểm tra đọ phẳng và cố định tâm 3D panel
3.2.5 Lắp dựng các hệ thống điện, nước, điện thoại, mạng máy
tính, gas, PCCC … trên nền sàn và tường
- Dùng đèn khò tạo rãnh trên các tấm xốp để luồn ống của các hệ thống chìm
tường.
Hình 3.6: Khò tạo rãnh trên các tâm xốp và luồn ống chìm tường
- Rải ống trên sàn và luồn ống chìm tường, lắp đặt các hộp nổi và hộp để
ngầm. Ống trên sàn được cố định bằng kẹp, ống trên tường cố định bằng dây
kẽm.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 24 -
Hình 3.7: Lắp đặt các hộp nổi và các hộp để ngầm
3.2.6. Lắp dựng tấm sàn 3D panel và các kết cấu đà
- Căn cứ bản vẻ thiết kế lắp đặt sắt tăng cường bụng và đai chữ U đầu tấm.
Hình 3.8: Đặt sắt tăng cường bụng và đai chữ U đầu tấm
- Tại các vị trí có đà BTCT đỡ tấm sàn, phải đóng và lắp dựng ván khuôn đà,
neo liên kết vào tấm tường.
- Lắp dựng cốt thép theo thiết kế.
- Dựng các đà gỗ đỡ tấm sàn theo cao độ thiết kế .Các đà gỗ nằm vuông góc
với chiều dài tấm sàn, khoảng cách giữa các đà đỡ từ 1200 – 1500 mm. Cây
chống đỡ đà gỗ được bố trí cách các tấm tường từ 600 – 800 mm, sao cho
không cản trở thao tác phun vữa tường và trần.
ThS. Nguyễn Tấn Hưng - 25 -