Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị Marx Lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.57 KB, 7 trang )

1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 2
I.PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VF CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ..................................2
1. Lợi ích kinh tế...................................................................................................2
1.1 Khái niệm lợi ích kinh tế...........................................................................2
1.2 Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế...................................................3
1.2.1 Bản chất.............................................................................................3
1.2.2 Biểu hiện...........................................................................................3
1.3 Các hình thức lợi ích kinh tế......................................................................4
2. Vai trị của lợi ích kinh tế trong phát triển........................................................
3. Quan hệ lợi ích kinh tế................................................................................

3.1. Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế....................................................
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.........................
II. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẢM BẢO HÀI HỊA LỢI ÍCH
GIỮA CÁC CHỦ THỂ TRONG NỀN KT...................................................4
1. Một số lợi ích quan hệ kinh tế cơ bản trong nền kinh tế.....................
2. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể
III. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀI HÒA MỐI QUAN
HỆ:LỢI ÍCH CÁ NHÂN, LỢI ÍCH NHĨM VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY............................................................................................6
1.Những hạn chế còn tồn tại..............................................................................6
2.Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi
ích xã hội Việt Nam hiện nay............................................................................7

IV. TỔNG KẾT...............................................................................................
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................8



2

LỜI NÓI ĐẦU 

Chặng đường hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến
nay là một q trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành cơng đạt được có ý
nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế
sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Hội nhập quốc tế là một quá trình phát
triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người với nhau. Ngày
nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác
động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa
học công nghệ là động lực hàng đầu. Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế
giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới và nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, lợi ích kinh tế là vấn đề đang
được quan tâm. Để phát triển kinh tế bền vững, Đảng ta xác định: “Bảo đảm lợi ích, sự
kết hợp hài hịa các lợi ích và phương thức thực hiện lợi ích cơng bằng, hợp lý cho mọi
người, cho các chủ thể, nhất là lợi ích kinh tế”.
Ngoài ra, việc giải quyết các quan hệ lợi ích một cách hài hịa, chính là tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phân tích để nhận thấy rõ
tầm quan trọng của Nhà nước và thị trường trong việc bảo đảm hài hịa các lợi ích kinh
tế, nhằm gia tăng thu nhập cho các chủ thể kinh tế; hạn chế mâu thuẫn, tăng cường sự
thống nhất; xử lý kịp thời khi có xung đột là rất cần thiết.
Từ đó, ta thấy,các lợi ích kinh tế gắn liến với quan hệ lợi ích kinh tế có một tầm
quan trọng đối với thị trường trong nước thời buổi hiện nay , cũng như việc nghiên cứu
của kinh tế chính trị không phải chỉ để nghiên cứu các quan hệ giữa con người với con
người trong sản xuất và trao đổi, mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là nhằm khám phá các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với
người trong sản xuất và trao đổi, từ đó vận dụng các quy luật ấy để giải quyết hài hòa
các quan hệ lợi ích, tạo động lực cho con người sáng tạo, từ đó mà góp phần thúc đẩy

văn minh và sự phát triển tồn diện của xã hội. Qua đó, phân tích những phương diện
này giúp ta vận dụng chúng vào công cuộc xây dựng cuộc sống tinh thần, vật chất cho
bản thân.
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
độc giả để có thể mở rộng một cái nhìn mới trong thế giới hiện thực những vấn đề cốt
lõi diễn ra trong xung quanh thế giới thị trường hiện hành này có ảnh hưởng đến kinh tế
đất nước trong tương lai. Và qua đó, cũng như khơng thể tránh được những thiếu sót,
hạn chế nhất định trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của
chủ đề này.
I.PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ
1. Lợi ích kinh tế


3

1.1 Khái niệm lợi ích kinh tế
Trước hết để hiểu từng thuật ngữ lợi ích kinh tế, ta cùng tìm hiểu nhu cầu là gì?
Nhu cầu là địi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người. Tuy nhiên, nhu cầu
không phải là những cái chung chung trừu tượng, mà phải là nhu cầu về của cải, vật
chất và dịch vụ nhằm thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người, mỗi
cộng đồng và mỗi tập đoàn xã hội nhất định. Nói cách khác, nhu cầu kinh tế trước hết
cũng là nhu cầu về vật chất, song không phải mọi nhu cầu về vật chất đều là nhu cầu
kinh tế.
Để tồn tại, phát triển, con người cần được thoả mãn các nhu cầu
vật
chất
của
mình: ăn, mặc, ở, đi lại… Các nhu cầu của con người cần được thoả
mãn trên cả hai góc độ: mức độ (số lượng, chất lượng các hàng hóa

và dịch vụ mà con người có được để thỏa mãn các nhu cầu vật chất)
và phương thức thoả mãn các nhu cầu đó (cách thức thỏa mãn các
nhu cầu). Đây là sự khác biệt căn bản giữa con người và các động
vật khác. Số lượng dân cư ngày càng tăng, nhu cầu vật chất của con
người ngày càng cao nên không thể chỉ dựa vào những vật phẩm có
sẵn trong tự nhiên, mà phải tiến hành quá trình sản xuất. Chính
những kết quả của q trình sản xuất là cơ sở, điều kiện để thoả
mãn các nhu cầu vật chất của con người. Nền sản xuất càng phát
triển, hàng hóa và dịch vụ càng dồi dào, việc thỏa mãn các nhu cầu
vật chất của con người càng tốt.
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người được quy
định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của họ trong hệ thống các
quan hệ sản xuất xã hội được gọi là lợi ích kinh tế.
Nói một cách tổng quan, lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực
hiện các hoạt động kinh tế của con người
1.2 Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
1.2.1 Bản chất
-Về bản chất, lợi ích kinh tế là biểu hiện bề mặt xã hội của các quan hệ lợi ích,
mang tính lịch sử. Ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế có nhiều nhân tố, quan trọng nhất là:
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính sách nhà nước, mức độ hội nhập quốc
tế…Theo đó, lợi ích kinh tế phản ánh bản chất quan hệ kinh tế xã hội.
- Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể
trong nền sản xuất xã hội. Suy cho cùng, lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ của
cải vật chất mà mỗi người có được, khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội.
Phản ánh quan hệ giữa con người với con người trong q trình tham gia các hoạt
động đó để tạo ra của cải vật chất cho bản thân
- Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, do quan hệ sản xuất
quyết định. Không có lợi ích kinh tế nằm ngồi những quan hệ sản xuất mà nó là sản
phẩm của những quan hệ sản xuất. Các thành viên trong xã hội xác lập các quan hệ
kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà họ có thể có

được.


4

1.2.2 Biểu hiện
- Về biểu hiện, lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ kinh tế và quy
luật kinh tế. Trong thực tế, lợi ích kinh tế thơng thường sẽ được biểu hiện ở các hình
thức thu nhập cụ thể: Tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức, địa tơ, thuế, phí, lệ phí
và các hình thức cụ thể khác
- Gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng: lợi ích của
chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận, lợi ích người lao động là thu nhập. Tất nhiên,
mỗi cá nhân, trong các mối quan hệ xã hội tổng hợp gắn với con người đó, mặc dù có
khi thực hiện hoạt động kinh tế trọng nhất thời, không phải luôn đặt mục tiêu lợi ích
vật chất lên hàng đầu. Song về lâu dài, đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi ích
kinh tế là lợi ích quyết định. Nếu khơng thấy được vai trị của lợi ích kinh tế sẽ làm
suy giảm động lực.
- Tóm lại, biểu hiện của lợi ích kinh tế thơng qua lợi ích của các chủ thể kinh tế
1.3 Các hình thức lợi ích kinh tế
Phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất gắn liền với những chủ thể
kinh tế nhất định. Trong nền kinh tế có các chủ thể như: cá nhân, tập thể, giai cấp, nhà
nước, dân tộc... Tương ứng với mỗi chủ thể đó là một hình thức lợi ích kinh tế: lợi ích
cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích nhà nước, lợi ích quốc gia, dân tộc...
Các lợi ích kinh tế vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Chúng thống nhất với
nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác.Do đó, lợi
ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc
gián tiếp được thực hiện. Chẳng hạn, mỗi cá nhân người lao động có lợi ích riêng của
mình, đồng thời các cá nhân đó lại là bộ phận cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham
gia vào lợi ích tập thể đó. Doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả, lợi ích doanh
nghiệp càng được đảm bảo thì lợi ích người lao động càng được thực hiện tốt: việc

làm được đảm bảo, thu nhập ổn định và được nâng cao...
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu
vào đều được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có nghĩa là,
mục tiêu của các chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và
phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác. Như vậy, khi các chủ thể
kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất
với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ chể đó thống nhất với
nhau
Các lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có
thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các
lợi ích của mình. Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh
nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi
mẫu mã sản phẩm... thì lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội thống
nhất với nhau. Nhưng vì lợi ích của mình, các cá nhân, doanh nghiệp
có thể làm hàng giả, bn lậu, trốn thuế... thì lợi ích của cá nhân,
doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau
2. Vai trị của lợi ích kinh tế trong phát triển


5

+Lợi ích kinh tế giữ vai trị quan trọng nhất, quyết định nhất, là nền tảng cho sự tồn
tại và phát triển của mỗi con người nói riêng cũng như xã hội nói chung. Lợi ích kinh
tế là động lực cho các hoạt động kinh tế của sự phát triển xã hội.
+Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội
Tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động vì lợi ích của mình.
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất trước hết
phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội
có được. Mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền
kinh tế. Do đó, nhìn chung các chủ thể kinh tế đều phải quan tâm

đến sự phát triển của các hoạt động kinh tế, trước hết ở phạm vi vi
mơ (cá nhân, gia đình, doanh nghiệp).Trong nền kinh tế thị
trường,mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động với mục tiêu nâng
cao thu nhập nhằm đảm bảo lợi ích của mình.; chủ doanh nghiệp
phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng
các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất
lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong phục vụ người tiêu dùng... Người lao động phải tích cực lao
động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động. Tất cả
các chủ thể kinh tế đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động
kinh tế qua đó đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
+Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác
Lợi ích kinh tế cịn là cơ sở thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội,
lợi
ích
văn hóa… Ngun nhân quan trọng là đời sống vật chất quyết định
đời sống tinh hần; kinh tế quyết định chính trị, văn hóa - xã hội. Lợi
ích kinh tế mang tính khách quan và khi được các chủ thể nhận thức
đúng đắn sẽ trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã
hội. C.Mác đã chỉ rõ: “ Cội nguồn phát triển của xã hội khơng phải là
q trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là
các lợi ích kinh tế của con người”.
Trong nền kinh tế thị trường, ở đâu có hoạt động sản xuất kinh
doanh, ở đó có quan hệ lợi ích và lợi ích kinh tế Lợi ích kinh tế được
thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện
lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế của các chủ thể xã hội.
3.........................................................................................
Quan hệ lợi ích kinh tế
3.1...................................................................................................
Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người
với người, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh
tế, giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của
thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ


6

với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với kiến trúc thượng
tầng.
3.2..............................................................................................
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường chịu tác động
của nhiều nhântố, cụ thể như sau:
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Là phương
thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi
ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa
và dịch vụ, mà điều này lại phụ thuộc vào trìnhđộ phát triển lực
lượng sản xuất. Như vậy, nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến lợi ích
kinh tế của các chủ thể là lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, phát
triển lực lượng sản xuất trở thành mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia.
Ví dụ: Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất hay còn gọi là cuộc
cách mạngtrong lĩnh vực sản xuất, bắt đầu khoảng 1760 đến
khoảng 1840 tại nước Anhvới đặc trưng là cơ khí máy móc (chạy
bằng hơi nước và sức nước) ra đời vàcải tiến, thay thế sức lao động
thủ cơng qua đó tăng sản lượng.
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã
hội. Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất, quyết định vị trí, vai trị của mỗi con người, mỗi chủ thể

trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó,
khơng có lợi ích kinh tế nằm ngồi những quan hệ sản xuất, mà nó
là sản phẩm của những quan hệ sản xuất, là hình thức vốn có bên
trong, hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất.
Chính vì vậy, theo Ph. Ăngghen:
“Các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định biểu hiện trước
hết dưới hình thức lợi ích”.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. Sự can
thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường là tất yếu khách
quan, bằng nhiều loại cơng cụ, trong đó có các chính sách kinh tế xã hội. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi
mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Khi
mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương thức và
mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích
kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế. Bản chất của kinh tế thị trường
là mở cửa hội nhập. Khi mở cửa hội nhập, các quốc gia có thể gia
tăng lợi ích kinh tế thương mại quốc tế; từ đầu tư quốc tế. Tuy
nhiên, lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất
hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể bị suy giảm. Đất


7

nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng phải đối mặt với các
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm mơi trường… Điều đó có
nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ và nhiều
chiều đến lợi ích kinh tế của các chủ thể
Ví dụ: Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam
đã và đang tham gia hoạt động tại nhiều tổ chức quôc tế như
ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống nhất của quan hệ

kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hịa bình, ổn định,
hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm
cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nânglên

V. TỔNG KẾT

Trên tinh thần khoa học, khách quan, chúng ta cần nghiên cứu, trao đổi để tiếp tục
phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong xây dựng khát vọng và tầm nhìn phát
triển của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ XXI. Chúng ta có sứ mệnh tiếp
tục truyền bá chủ nghĩa Mác với tư cách là học thuyết khoa học cách mạng và phát triển; lý
luận về sự biến đổi và thay đổi của thế giới; thuyết giải phóng con người; và tất nhiên, như
chính chủ nghĩa Mác đã chỉ ra, tư duy và định hướng đề ra đường lối phát triển của chúng ta
phải ln thích ứng với những thay đổi, phù hợp với bối cảnh và điều kiện mới để bảo đảm
thắng lợi.



×