Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiểu luận kinh tế chính trị mác lênin Hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.75 KB, 4 trang )

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
Nội dung: Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Tại sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc
tế?

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường
quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế
giữa các quốc gia tác động mạnh đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và thế
giới nói chung. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, FTA.... và nhiều
tam giác phát triển khác nhau tạo điều kiện để các quốc gia phát triển. Đây là động lực
để thúc đẩy q trình hội nhập kinh tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Hội nhập
kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời đã chỉ ra con đường
phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại tồn cầu hóa tham gia hội
nhập quốc tế.
Trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đang hướng đến q
trình đẩy mạnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, với những biến động
trên thế giới, việc triển khai hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và cũng là vấn
đề được đặc biệt quan tâm. Đây là mục tiêu nhiệm vụ mang tính chất sống cịn đối với
nền kinh tế Việt Nam hiện nay và cả tương lai. Bởi vì một nước đang trên con đường phát
triển thì việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là việc rất cần thiết và không để bị đi
ngược lại xu thế thị trường thế giới.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế
của nước ta, cũng nhằm nâng cao tư duy hiểu biết về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, em
đã chọn đề tài: “ Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Tại sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế
quốc tế? ”
Trước tiên ta cần hiểu rõ hội nhập quốc tế là gì? Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát
triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các qui tắc và
luật chung của cộng đồng quốc tế, phù hơp với lợi ích của quốc gia, dân tộc của Việt
Nam. Từ đó chỉ ra Hội nhập kinh tế quốc tế (trong tiếng anh là International Economic
Integration) là quá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia và các tổ chức kinh tế khu
vực và toàn cầu, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những qui định
chung của cả khối. Hiểu cách khác, Hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa kinh tế


quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày
càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế, vào hệ thống tương mai đa phương tiện.


Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều mức độ: Từ một vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, một
vài nước đến nhiều nước. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chủ
yếu như: Đàm phán, cắt giảm thuế quan; Giảm, loại bỏ hàng ráo phi thuế quan; Giảm bớt
các hạn chết đối với dịch vụ; Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế; Điều chỉnh
các chính sách thương mại khác; Triển khai các hoạt động vân hóa, giáo dục, y tế.... có
tính chất toàn cầu.
Về bản chất của Hội nhập kinh tế quốc tế, đó là sự liên hệ phụ thuộc và tác động
qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới; Là quá trình xóa
bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo
hướng tự do hóa kinh tế.
Tại sao Việt Nam phải hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta cần điểm qua một số
cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Đầu tiên phải kể đến việc sự dụng hiệu quả
hơn các nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao hơn, bởi lẽ hội nhập sẽ tạo ra những thuận lợi để giải quyết khó khăn trong quá
trình phát triển kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cịn góp phần từng bước nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước, cửa hàng hóa dịch vụ
sản xuất ra, từ đó tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, mở
rộng thị trường tiêu thụ ở ngồi nước. Ngồi ra, cịn giúp tạo điều kiện sử dụng các thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ để nâng cao trình độ kĩ thuật cơng nghệ, rút
ngắn khoảng cách chênh lệch về kĩ thuật công nghệ với các nước tránh sự tụt hậu về mặt
công nghệ. Song cần lưu ý rằng các quốc gia phải nghiêm chỉnh thực hiện các qui định,
thỏa thuận, các cam kết đã kí kết trong q trình hộ nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang
tích cực từng bước triển khai, hoàn thành các mục tiêu đã đạt ra, đưa nước ta tiến gần hơn
với kinh tế thế giới. Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện
cho Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Những cơ hội của hội nhập đem lại và

Việt Nam tận dụng được một cách tối đa sẽ làm bàn đạp để kinh tế Việt Nam sớm sánh
vai với các cường quốc năm châu. Như đã nói ở trên, hội nhập quốc tế là hình thức mở
cửa thị trường, vì vậy khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng được quan
hệ bạn hàng, theo chủ trương của Đảng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”.
Những cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, cùng với việc được ưu đãi về thuế
quan, và các ưu đãi khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường
thế giới. Chỉ tính tong phạm vi khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) kim ngạch
xuất khẩu cuả ta cũng tăng lên đáng kể. Hội nhập kinh tế quốc tế cịn góp phần tăng thu


hút vốn đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế.
Hiện nay có hơn 70 nước và vùng lãnh thỏ đã có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó có
có nhiều cơng ty và tập đồn lớn, có cơng nghệ tiên tiến điều này đã góp phần làm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất và
tạo nên công ăn việc làm cho người dân. Ngoài ra trong những năm qua nhờ phát triển
quan hệ ngoại giao song phương và đa phương, đã giúp các khoản nợ cũ của Việt Nam
về cơ bản đã được giải quyết. Điều này giúp ổn định cán cân thu chi ngân sách, tập trung
nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Việt Nam ta khi
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp tranh thủ tiếp thu được khoa học công nghệ
tiên tiến vào sản xuất đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo cơ sỡ vật
chất kĩ thuật cho cơng cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng
góp phần khơng nhỏ vào cơng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh
vực. Bởi vì khi các cơng ty đầu tư từ nước ngồi thì từ đội ngũ quản lí và lao động đều
phải qua đào tạo tay nghề và trình độ chun mơn cao. Hội nhập quốc tế cịn góp phần
duy trì hịa bình ổn định, tạo dựng mơi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị
trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là thành tựu lớn nhất sau hơn một thập niên
triển khai các hoạt động hội nhập. Cuối cùng là hội nhập giúp tạo cơ hội mở rộng giao
kưu cấc nguồn lực nước ta với các nước. Với dân số thứ 15 trên thế giới thì nguồn nhân
lực nước ta khá dồi dào nhưng nếu khơng hịa nhập kinh tế quốc tế thì sẽ gây lãng phi
nguồn nhân lực và việc sử dụng nhân lực kém hiệu quả. Hội nhập kinh tế sẽ giúp tạo cơ

hội để trao đổi giao lưu nguồn nhân lực với các nước.
Theo Hội thảo đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2020, triển vọng 2021, về tổng thể,
giai đoạn 2016 – 2020 là giao đoạn hội tụ các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội cao
nhất và toàn diện nhất của Việt Nam, với nền kinh tế cải thiện tích cực cả về quy mơ và
chất lượng; quan hệ quốc tế mở rộng, vị thế được củng cố và nâng cao. Năm 2020, Việt
Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia; đã kí 15 hiệp định FTA (năm 2020
phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia kí Hiệp địn Kinh tế tồn diện khu
vực (RCEP) và kí FTA Việt Nam – Anh), đàm phán hai FTA; có 79 nước cơng nhận Việt
Nam là một nền kinh tế thị trường...Nhìn tổng thể, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng
ghi nhận và tự hào về khả năng tự chủ, tự cường thanh cơng trong kiểm sốt sự lây lan
của dịch Covid- 19;linh hoạt và hiêun quả trong phản ứng chính sách và phản ứng thị
trường hổ trợ doanh nghiệp; chủ đông tham gia các hoạt động song phương và đa phương;
tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu; hướng tới tăng trưởng nhanh và phát triển
bền vững. Qua đó cũng cho thấy nhiều cơ hội và các thành tựu được tạo ra khi Việt Nam
hội nhập kinh tế quốc tế. Về triển vọng, Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô


và giai đoạn 2021 – 2025, Việt Nam tiếp tục phát triển theo chiều sâu, hồn thiện mơ
hình tăng trưởng đồng bộ, phát huy các lợi thế mà hội nhập mang lại và tiếp tục chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Ngồi ra việc hịa nhập kinh tế quốc tế cũng là một trong những
thách thức đặt ra cho mỗi quốc gia. Nếu biết khác phục các mặt khó khăn và biến những
thách thức làm động lực thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển sánh với các
cường quốc năm châu.



×