Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận Đại cương Quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.95 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Giảng viên:
Ths. NCS. Nguyễn Lan Phương

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THANH
HOA
MÃ SỐ SINH VIÊN: 19031641
LỚP: K64 – QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
MÃ LỚP HỌC PHẦN: TOU1100 2


Hà Nội, tháng 6 năm 2021
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................................................................3
1. Giới thiệu công ty Saigontourist............................................................................................................3
2. Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của công ty Saigontourist..............................5
2.1. Mơi trường kinh tế..........................................................................................................................6
2.2. Mơi trường chính trị – pháp luật.....................................................................................................6
2.3. Mơi trường văn hố - xã hội..........................................................................................................7
2.4. Mơi trường công nghệ - kỹ thuật....................................................................................................7
2.5. Môi trường tự nhiên........................................................................................................................8
3. Các yếu tố môi trường ngành ảnh hưởng đến công ty Saigontourist.....................................................9
3.1. Các đối thủ tiềm năng.....................................................................................................................9
3.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp.....................................................................................................9
3.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế...........................................................................................10


3.4. Khách hàng...................................................................................................................................10
3.5. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành..............................................................................................11
4. Cơ hội và thách thức đối với công ty Saigontourist.............................................................................11
4.1. Cơ hội............................................................................................................................................11
4.2. Thách thức....................................................................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................15

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của
Việt Nam. Hoạt động du lịch dần trở thành nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu trong đời
sống tinh thần của con người. Du lịch là một ngành cơng nghiệp khơng khói, được ví như
“con gà đẻ trứng vàng” đem lại nguồn thu nhập cao cũng như giải quyết được việc làm
đối với người lao động; du lịch cịn góp phần giao lưu văn hố giữa các vùng, các quốc
gia. Chính vì vậy, du lịch thúc đẩy sự phát triển của các công ty lữ hành. Tại Việt Nam,
các công ty du lịch lữ hành đang dần khẳng định thương hiệu cũng như kinh nghiệm hoạt
động lâu năm đối với các đối tác quốc tế, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cơng ty
lữ hành trong tồn quốc. Nói đến cơng ty lữ hành hàng đầu Việt Nam, không thể thiếu
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist – một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu
khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình đất nước hội nhập và phát triển, Cơng ty đang
chịu sự tác động tích cực và tiêu tực của việc tự do hoá thương mại. Đối mặt với tình
hình đó, Cơng ty cần nhận thức được tầm ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và
mơi trường ngành tới hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy cần phân tích rõ hơn về các
yếu tố mơi trường tác động đến hoạt động của công ty Saigontourist để làm rõ những ảnh
hưởng từ các yếu tố đó đến Cơng ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist nói riêng và ngành du
lịch nói chung.


2


NỘI DUNG
1. Giới thiệu công ty Saigontourist

Tên doanh nghiệp:

Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên

Tên Tiếng Anh:

Saigontourist Holding Company

Tên viết tắt:

Saigontourist

Giấy phép thành lập:

Công ty được thành lập theo Quyết định số 1833/QĐ-UB-KT,
ngày 30/3/1999 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Đăng ký kinh doanh:

Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04 tháng 6 năm 1999

Vốn Tổng công ty:


3.403.835.000.000 đồng

Mã số thuế:

0300625210 – 1

Trụ sở chính:

Số 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

ĐT:

(84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829 5000

Fax:

(84.8) 3824 3239 - 3829 1026

Email:



Website:

www.saigon-tourist.com

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là đơn vị thành viên thuộc
Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn được hình thành ngày 01/01/1975 và đi vào hoạt động từ
năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ
Chí Minh, Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành

3


viên, trong đó lấy Cơng ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nịng cốt. Cơng ty TNHH
Một Thành Viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist hiện là công ty lữ hành hàng đầu tại Việt
Nam kinh doanh hiệu quả cao ở cả 3 lĩnh vực du lịch then chốt: Du lịch quốc tế, du lịch
nước ngoài và du lịch trong nước. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
là doanh nghiệp lữ hành luôn dẫn đầu với những sáng tạo đột phá, tăng trưởng bền vững,
khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, cách phục vụ
và hiệu quả kinh doanh. Với thế mạnh cung ứng dịch vụ đa dạng từ các Tour trong nước,
tour ngoài nước đến vé máy bay, thuê xe du lịch với chất lượng cao gắn với các giá trị
“Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo”. Công ty cam kết luôn nỗ lực đem
đến những giá trị dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đối tác.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những
doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp
phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mơ hình dịch vụ khác nhau như: lưu trú, nhà
hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận
chuyển, đào tạo nghiệp vụ du lịch và khách sạn, sản xuất và chế biến thực phẩm,…
Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, hiện
đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với
đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty
cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn nước ngồi,
hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.
Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập",
Saigontourist luôn chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất
lượng dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới
mang những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá - tiếp thị đến các thị trường mục tiêu và tiềm năng.
Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, JATA,
USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế
của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt


4


là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên,
Đức, Anh, Canada, Mỹ...
Thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành. mua
sắm, MICE, du lịch sông và tàu biển. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Saigontourist
sẽ tích cực phát triển các chi nhánh ở khu vực Đông Nam Á. Với tiềm lực vững mạnh và
tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, Saigontourist tiếp tục phấn đấu mở
rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á.

2. Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của công ty
Saigontourist
Trong thời đại hiện nay, trước nền thị trường kinh tế mở các doanh nghiệp, công
ty muốn phát triển bền vững, lâu dài cần phải có chiến lược, định hướng cụ thể, xác định
rõ mục tiêu cũng như đánh giá chính xác những tác động của các yếu tố mơi trường bên
ngồi và bên trong đến doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, định hướng
mới cho doanh nghiệp. Có thể nói, các yếu tố mơi trường đóng vai trị đặc biệt quan trọng
trong kinh doanh. Nó vừa làm ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt
động của công ty, vừa là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra kế sách mới điều hướng sự hoạt
động của các công ty/các doanh nghiệp.
Môi trường doanh nghiệp là các yếu tố bao gồm cả bên ngoài và bên trong, ảnh
hưởng đến quá trình hình thành, hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy trong lĩnh vực kinh
doanh, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu về mơi trường trong lĩnh vực này; từ đó đưa ra
đánh giá khách quan và những định hướng cụ thể, rõ ràng cho mục tiêu đặt ra.
Dưới đây là những phân tích các yếu tố mơi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt
động của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist qua mơ hình PESTEL.
Mơ hình PESTEL bao gồm 6 yếu tố: Political (chính trị), Economic (kinh tế), Social (xã
hội), Technological (công nghệ), Environmental (tự nhiên) và Legal (pháp lý)

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động
đến tồn bộ mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Doanh nghiệp này không
thể kiểm sốt, thay đổi được các yếu tố của mơi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi
5


trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh
nghiệp du lịch. Chính bởi doanh nghiệp du lịch khơng thể thay đổi được mơi trường vĩ
mơ, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
2.1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trị quan trọng khi phân tích mơi trường vĩ mô.
Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá cả. Chính vì
vậy mà các yếu tố như: tăng trưởng kinhg tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, tỉ lệ lạm
phát, lãi suất, hệ thống ngân hàng, tiết kiệm, thuế, thu nhập, đầu tư nước ngoài, lao động,
tỷ giá, … đều có ảnh hưởng đến cầu du lịch.
Trong năm qua, Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn đã đón tiếp, phục vụ 3.016.000
lượt khách, tăng 6,4% so với năm 2018, bao gồm 1.885.000 lượt khách lưu trú, tăng 6,8%
và 1.131.000 lượt khách lữ hành, tăng 5,7%. Tổng doanh thu toàn Tổng Công ty đạt
20.850 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2018. Bên cạnh dấu ấn về sự tăng trưởng lượng
khách phục vụ và tổng doanh thu, năm 2019 Tổng Công ty tiếp tục đà kinh doanh tốt.
Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế,
doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố về thị trường du
lịch, về nguồn khách… để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời
điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe
dọa. Tốc độc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang dần được đẩy mạnh và phát triển,
đặc biệt là ngành du lịch – ngành được đầu tư trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
2.2. Mơi trường chính trị – pháp luật
Khi phân tích mơi trường vi mô của doanh nghiệp du lịch, không thể bỏ qua yếu tố
mơi trường chính trị – pháp luật. Nó bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà
nước đối với ngành kinh doanh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch của doanh

nghiệp du lịch đều có thể bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi về chính sách hay chế độ của
Nhà nước. Khơng chỉ vậy, ngành du lịch là một trong những ngành rất nhạy cảm với các
sự kiện như: ổn định chính trị, quan hệ quốc tế, thể chế chính trị, các đường lối đối nội,
đối ngoại của Nhà nước, các chính sách xã hội, hệ thống luật pháp doanh nghiệp, các hoạt
6


động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, … Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này
hoặc là nâng cao hoặc hạ thấp hàng rào vào và ra thị trường du lịch.
2.3. Mơi trường văn hố - xã hội
Hoạt động du lịch liên quan trực tiếp phục vụ con người, đó là những người có
thời gian nhàn rỗi, có tiền, có nguyện vọng và sở thích để tìm hiểu, mở mang nhận thức
nhằm tái hồi sức khoẻ và cân bằng lại về tâm sinh lý. C.Mark đã từng định nghĩa: “Xã hội
là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người và con người”, chính vì vậy, hoạt động du
lịch muốn phát triển tốt phải giải quyết hài hồ các mối quan hệ này. Mơi trường văn hố
- xã hội là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du
lịch. Phân tích và nêu rõ các chuẩn mực và giá trị văn hố, ngơn ngữ, tơn giáo, phong tục,
ảnh hưởng của giao lưu văn hoá đền tiêu dùng du lịch. Mơi trường văn hố - xã hội hình
thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, qua đó tạo nên thói quen trong cách
cư xử của khách hàng trên thị trường. Hơn nữa, văn hoá quy định cách thức mà doanh
nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngồi và ảnh hưởng đến việc hình thành, phát
triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp du lịch.
Đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được cải thiện và nâng
cao. Khi đó thu nhập của họ dần được cải thiện, sự dư dả về mặt tài chính kéo theo thời
gian rảnh rỗi của mỗi người dẫn đến nhu cầu cho sự nghỉ ngơi, thưởng thức ngày càng
tăng cao. Một hoạt động không thể thiếu nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí của con người
đó chính là du lịch. Giới trẻ có xu hướng thích trải nghiệm, thích khám phá, thể hiện cá
tính của mình vì vậy sự quan tâm của họ hướng đến du lịch mạo hiểm, khám phá thể giới
bên ngoài. Văn hố tạo thành nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Các
sản phẩm du lịch của Saigontourist và các hoạt động du lịch của công ty này ln được

thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với môi trường, phù hợp với khách hàng,
với mơi trường văn hố, kinh tế - xã hội, góp phần tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với cộng
đồng và ln nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ cộng đồng với hoạt động duy trì và phát
triển Cơng ty.

7


2.4. Môi trường công nghệ - kỹ thuật
Đây là một trong những yếu tố rất năng động tạo ra nhiều cơ hội cùng như các mối
đe doạ đối với doanh nghiệp. Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn là một trong những đơn vị đi
tiên phong ứng dụng công nghệ kinh doanh trực tuyến, quảng bá tiếp thị trực tuyến, quản
trị nguồn lực... Cơng ty cịn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá tiếp
thị bắt kịp xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. Website Saigontourist
đang ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong cơng tác đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh, giao dịch qua internet, tham gia vào hệ thống đặt phịng tồn cầu Hotel Bank
cùng các trang mạng bán phịng quốc tế khách để tăng lượng khách truy cập, giao bán các
sản phẩm, dịch vụ của Saigontourist,… Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn
thiện hơn đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả
trong công tác quản lý các giao dịch với khách hàng, tính tốn xử lý thơng tin. Cơng nghệ
mới tạo điều kiện tạo ra những sản phẩm, dịch vụ rẻ hơn với chất lượng cao hơn, nâng
cao khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự
phát triển công nghệ kỹ thuật khác nhau theo ngành. Đối với các nhà quản trị trong những
ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá cơ hội và đe
doạ mang tính cơng nghệ trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng của việc kiểm sốt các
yếu tố bên ngồi.
2.5. Mơi trường tự nhiên
Mơi trường tự nhiên là đi phân tích các yếu tố: vị trí địa lý, khí hậu, mùa vụ, cảnh
quan; đất đai, sông biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước, ô nhiễm môi trường,

… Trong những năm gần đây, con người đang phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm
trọng của các điều kiện tự nhiên, như: ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn tài nguyên,
năng lượng, mất cân bằng sinh thái. Nhìn chúng các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến
doanh nghiệp du lịch qua các mặt như:


Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp



Tác động đến cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng

8




Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do vậy ảnh hưởng đến
sức mua, sử dụng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

Vì vậy các nhà quản trị cần tìm hiểu, có khả năng nhạy bén với những mối đe doạ và cơ
hội gắn liền với các xu hướng trong môi trường tự nhiên.
Trong bối cảnh đó chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch mạo hiểm của công ty
“Saigontourist” hết sức thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch nhằm
khai thác tối ưu các điều kiện tự nhiên. Trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, đặc biệp
góp phần phát triển các yếu tố cạnh tranh của môi trường tự nhiên.

3. Các yếu tố môi trường ngành ảnh hưởng đến công ty Saigontourist
3.1. Các đối thủ tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện khơng cạnh tranh trong

ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường.


Các công ty mới tham gia thị trường có thể kích thích sự cạnh tranh giá cả nhiều
hơn, chú trọng hơn vào việc làm khác biệt sản phẩm của mình để giành thị phần.



Quy mơ đầu tư vốn lúc đầu khá lớn vì phải hình thành các chuỗi liên kết như: vận
tải – nơi nghỉ dưỡng – ăn uống – vui chơi… Ngồi ra, doanh nghiệp có thể phải sử
dụng chiến lược giá thấp nên cần phải có một lượng vốn mới có thể tồn tại lâu dài
trên thị trường.



Uy tín của thương hiệu: thương hiệu tốt thường được mọi người biết đến với chất
lượng dịch vụ tốt, kinh nghiệm phát triển lâu năm, tồn tại lâu đời. Điều này sẽ tạo
ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu

3.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp
Nhà cung cấp hiểu theo cách đơn giản là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung
ứng hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường. Tất cả những người tham gia vào việc cung
cấp nguồn lực trong và ngoài du lịch (bao gồm các nhãn hàng nghiên cứu quảng cáo, nhà
in, cơ sở giáo dục và đào tạo, tư vấn độc lập) đều được coi là nhà cung ứng của doanh
nghiệp du lịch. Việc phân tích các nhà cung ứng phải thiết thực và có liên hệ chặt chẽ với
từng loại doanh nghiệp du lịch.
9


Chẳng hạn như nhà cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nhà hàng

khác với nhà cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Nhà cung ứng chính của
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chủ yếu là nhà kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận
chuyển điểm du lịch… Cần liệt kê các nhà cung ứng theo thứ tự quan trọng đối với sản
phẩm đầu ra của doanh nghiệp, trong từng loại dịch vụ lại liệt kê cụ thể từng nhà cung
ứng với các tiêu chí chất lượng dịch vụ, sản phẩm, giá cả, mối quan hệ. Ví dụ đối với
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đầu tiên phải kể đến loại hình ucả các nhà cung ứng
như vận chuyển, lưu trú, giải trí, tham quan, dịch vụ cơng, ngân hàng, bảo hiểm, y tế,…
Từ đó dễ dàng phân tích từng nhà cung ứng của mỗi loại hình dịch vụ vừa đưa vào danh
sách lựa chọn của doanh nghiệp. Nhà cung cấp đóng một vai trị quan trọng đối với doanh
nghiệp, là “Thượng đế”, làm mọi cách để tối đa lượng khách hàng. Song nhiều trong số
đó đã gặp vấn đề là cung không đủ cầu khi không đánh giá chính xác vấn đề với nhà cung
ứng. Điều này làm việc sản xuất ngừng trệ, đơi khi nó cịn nguy hiểm hơn khi doanh
nghiệp khơng có khách hàng.
Du lịch mạo hiểm địi hỏi tính an tồn là chủ yếu, vì vậy các dụng cụ cu lịch kèm
theo phải chất lượng, an toàn. Do vậy giá cả tương đối cao, công ty chịu sức ép về nhà
cung cấp. Tuy chịu sức ép lớn, nhưng Saigontourist là công ty lữ hành hàng đầu ở Việt
Nam nên có thể dễ dàng tiến hành đàm phán. Hầu hết các dụng cụ cho du lịch mạo hiểm
đều nhập từ nước ngoài, nhưng hai nhà cung cấp mà công ty chuẩn bị liên hệ đề ở trong
nước. Điều này có thể làm giá của các dụng cụ tăng cao do trải qua quá trình trung gian,
khả năng đa dạng hố sản phẩm thấp. Do đó, cơng ty nên tìm kiếm, liên hệ với nhiều nhà
cung cấp hơn nữa để có thể làm giảm giá cũng như đa dạng hoá dụng cụ du lịch.
3.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế của Saigontourist trong tương lai có xu hướng phát triển và
gia tăng. Nhiều hình thức tổ chức các chương trình du lịch mới do các doanh nghiêp lữ
hành khác mở ra như: du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái,… tạo nên sức ép lớn đối với các sản
phẩm du lịch hiện tại của cơng ty, địi hỏi cơng ty phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các
loại sản phẩm mới của mình. Bên cạnh đó cịn tích cực nâng cao, cải thiện, bổ sung các
sản phẩm đang lưu hành trên thị trường của cơng ty. Chỉ bằng cách đó mới có thể làm
10



giảm bớt phần nào sức ép của các sản phẩm thay thế đối với những sản phẩm du lịch của
Saigontourist.
3.4. Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là đối
tượng mua các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đây được coi như một yếu tố quan
trọng tạo nên cơ hội cho doanh nghiệp. Khi phân tích khách hàng phải làm rõ số lươnhj
khách du lịch hiện tại, từ đâu tới? Cơ cấu khách hàng dựa theo các tiêu chí: động cơ, mục
đích chuyến đi, phương tiện di chuyển, độ tuổi, giới tính,… Loại chương trình du lịch nào
thường được khách du lịch ưa chuộng? Họ mua ở đâu? Với hình thức nào? Khi phân tích
thị trường khách du lịch các câu hỏi thường gặp mà chúng ta cần phải trả lời như: ai, cái
gì, ở đâu, bao giờ, tại sao, thế nào? Chính vì vậy, để đảm bảo “đầu ra” được thường
xun thì doanh nghiệp cần chú trọng đến việc lựa chọn các mặt hàng, phương thức bán
hàng, cách thức phục vụ, các hình thức thanh tốn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách tốt nhất.
Các kế hoạch và hành động của công ty Saigontourist phải tập trung phục vụ
khách hàng một cách chu đáo, đáp ứng được những đòi hỏi, nhu cầu đa dạng của khách
hàng với dịch vụ tốt nhất, đáng tin cậy nhằm giữ vững mối quan hệ với khách hàng, đồng
thời thu hút lượng khách hàng tiềm năng.
3.5. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nước ta hiện nay có rất nhiều các cơng ty du lịch với chất lượng đa dạng như:
Newstar tour, Hanoi Redtours, Vietravel,… là các đối thủ lớn của Saigontourist ở thị
trường trong nước. Đối mặt với nhiều đối thủ như vậy, Saigontourist vẫn đạt được mức
tăng trưởng cao du phần lớn doanh thu không nằm ở lĩnh vực du lịch và khách sạn. Các
doanh nghiệp du lịch cạnh tranh nhau ở nhiều mặt như sản phẩm du lịch, chất lượng dịch
vụ, giá cả tour, chương trình hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi,… Mục tiêu của
Saigontourist trong ưuá trình cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thể hiện chủ yếu ở hai
điểm: Thứ nhất, phải thắng trên sân nhà; thứ hai, thương hiệu Saigontourist xuất hiện và
được khẳng định tại các nước trong khu vực và thế giới trên nền tảng công nghệ Việt
Nam, công nghệ saigontourist.

11


4. Cơ hội và thách thức đối với công ty Saigontourist
4.1. Cơ hội
Nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, Tổng cơng ty Du lịch Sài Gịn (Saigontourist)
Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè khắp nơi
trêm thế giới cùng với khẩu hiệu: “Việt Nam – điểm đến của thiên niên kỷ mới”, “Việt
Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn”,…; đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị tại thị trường châu Âu, Bắc Mỹ,
Nga... và thị trường tiềm năng Ấn Độ, Trung Đông, ASEAN trong nỗ lực đạt chỉ tiêu
phục vụ 3,3 triệu lượt khách.
Việt Nam đã và đang có các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước như:
Nhật, Nga, Mỹ, Singapore, Thái lan,… tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch, hấp
dẫn du khách nước ngoài đến Việt Nam. Là cơ hội to lớn để Saigontourist phát triển lĩnh
vực và thế mạnh của mình.
Với nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, Việt Nam được ví von là “rừng vàng,
biển bạc”, là nơi có nhiều điểm du lịch, thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vịnh
Nha Trang, Vịnh Lăng Cô – 3 thiên đường vịnh biển nằm trong Câu lạc bộ những Vịnh
đẹp nhất thế giới; Hang Sơn Đoòng – một trong những kỳ quan thiên nhiên vĩ đại nhất
thế giới;… Kèm theo đó là những thuận lợi về khí hậu, thời tiết: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa thuận lợi cho du lịch.
Nét văn hố riêng, “khơng lẫn vào đâu được” của Việt Nam mang nét đặc trưng
của Văn hố phương Đơng. Sự bình dị của cánh quan, cùng với tấm lòng hiếu khách của
con người Việt Nam đã góp một phần nhỏ trong việc lựa chọn điểm đến du lịch của
khách du lịch. Bên cạnh đó, cơng nghệ kỹ thuật phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong
quảng bá hình ảnh, cũng như sản phẩm du lịch của doanh nghiệp qua các trang web
thương mại.
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist được xem như thương hiệu hàng đầu về
chất lượng dịch vụ và lữ hành nên dễ dàng được khách hàng công nhận, thu hút lượng
khách nhiều hơn, đa dạng hơn, tạo được niềm tin đối với khách hàng, đồng thời tạo cơ

hội phát triển họt động Công ty.
12


4.2. Thách thức
Phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau trên thị trường có kinh nghiệm và
nguồn tài chính lớn, vì vậy Saigontourist phải chịu áp lực cạnh tranh lớn, cũng là một
thách thức mà công ty phải đối mặt.
Một số cư dân địa phương ý thức chưa cao, gây phiền hà cho khách du lịch như:
nói thách giá cả các sản phẩm du lịch, phân biệt giá đối với khách du lịch và khách địa
phương, ăn xin, móc túi,… Đặc biệt là tình trạng tắc đường, kẹt xe, ô nhiễm môi trường
có tác động mạnh, ảnh hưởng lớn đến Cơng ty Saigontourist nói riêng và ngành du lịch
Việt Nam nói chung.
Ngồi ra, ngân sách cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thấp, cùng với đó là
hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, lạc hậu. Sự bất ổn về chính trị,
xung đột sắc tộc, khủng bố ở nhiều quốc gia làm giảm bớt lượng khách nước ngồi đến
du lịch.
Biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt, đặc biệt là dịch bệnh ảnh hưởng khơng nhỏ đến
q trình hoạt động và phát triển của Saigontourist. Thời kỳ dịch bệnh Covid 19 xuất hiện
ở hầu hết các nước ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch nói chung và cơng ty du lịch
nói riêng.
Saigontourist đã từng bước đối mặt với khó khăn, vững vàng vượt qua khủng
hoảng bằng những chiến lược cụ thể. Công ty đã khắc phục những điểm yếu để theo đuổi
các cơ hội mới phù hợp với chiến lược của Cơng ty. Đặc biệt những chiến lược mang tính
dài hạn luôn được công ty chú trọng thực hiện là những thành tố góp phần vào việc đối
phó thành cơng với những khủng hoảng, Dù khơng nằm ngồi những thác thức, rủi ro
nhưng với những kinh nghiệm tích luỹ được cùng những cố gắng, Saigontourist đã tạo
được thương hiệu ngày càng lớn mạnh, tạo được niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng
trong và ngoài nước.


13


KẾT LUẬN
Xã hội hiện đại, đất nước ngày càng phát triển, môi trường kinh doanh của tất cả
các ngành nghề trong nền kinh tế nói chung, cũng như trong ngành kinh doanh du lịch
nói riêng biến động khơng ngừng và ngày càng trở nên phức tạp. Đó là kết quả tất yếu
của xu thế thị trường luôn phát triển và cạnh tranh gay gắt. Saigontourist không nên chủ
quan với vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu ngành du lịch, mà cần phải tích cực đầu tư phát
triển, tạo dựng cho mình những sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch với chất lượng
luôn là yếu tố hàng đầu. Đặt ra nhiều mục tiêu phát triển nhưng phải chuẩn bị những
chính sách và biện pháp khả thi để đạt được những mục tiêu, ngày càng mở rộng thị
trường và giữ vững được thương hiệu uy tín hàng đầu của mình. Thơng qua q trình tìm
hiểu, phân tích mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp chúng ta có những hiểu
biết sâu rộng về tình hình kinh doanh cũng như hiểu rõ hơn về ngành du lịch. Vì vậy việc
đánh giá các u tố mơi trường bên trong và bên ngồi, đề ra các chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Quang Vinh - PGS. TS Trần Thị Minh Hịa - ThS. Tơ Quang Long (2018).
Bài giảng Đại cương Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Hồng Phúc (2021), Tổng giám đốc Saigontourist: "Triển vọng du lịch 2021 vẫn đang
là ẩn số". Nguồn: Ngày 10/01/2021 11:22
3. N.Bình (2020), Saigontourist phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới trong năm

2020. Nguồn: Báo tuổi trẻ ngày 14/01/2020 20:30
GMT+7
4. Hoạch định chiến lược cho công ty lữ hành Saigontourist giai đoạn 2017-2023.
Nguồn:

/>
%8Bnh_chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c_cho_cong_ty_l%E1%BB
%AF_hanh_Saigontourist_giai_do%E1%BA%A1n_2017
5. Nguyễn Tiến (2017), Chiến lược phát triển kinh doanh Saigontourist 2017-2020.
Nguồn:
Thứ Năm, ngày 20/07/2017 03:53 AM (GMT+7)
6. Giới thiệu về Saigontourist.
Nguồn: />7. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist. (Hiệp hội Du lịch TP.HCM).
15


Nguồn: />8. Bùi Cơng Vương, Phân tích mơi trường kinh doanh của Cơng ty Saigontourist.
Nguồn: />9. Phân tích mơi trường hoạt động của Saigontourist.
Nguồn: />%E1%BB%8Dc

16



×