Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu ở người bệnh sau đặt stent động mạch vành tại trung tâm tim mạch – bệnh viện e năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.65 KB, 51 trang )

HOÀNG THỊ KIM LAN

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

HOÀNG THỊ KIM LAN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU Ở NGƯỜI BỆNH
SAU ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI
TRUNG TÂM TIM MẠCH – BỆNH VIỆN E NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ KIM LAN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC
CHỐNG KẾT TẬP TIỂU CẦU Ở NGƯỜI BỆNH
SAU ĐẶT STENT ĐỘNG MẠCH VÀNH TẠI
TRUNG TÂM TIM MẠCH – BỆNH VIỆN E NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Minh Chính

NAM ĐỊNH – 2022


i

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, cho tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới người thầy đã hướng dẫn, định
hướng và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian hồn thành chuyên đề.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau đại học,
các Phòng ban chức năng cùng quý thầy cô Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa khám bệnh và cấp cứu thì đầu,
Khoa Nội tim mạch người lớn, quý đồng nghiệp Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện
E đã giúp tơi trong q trình thực hiện chun đề.
Xin cảm ơn tập thể lớp CK1 khóa 3 hệ 1 năm cùng gia đình đã ủng hộ và
động viên tôi trong thời gian học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Hoàng Thị Kim Lan


ii


LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên là: Hồng Thị Kim Lan
Học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I, khóa 3 hệ 1 năm, chuyên ngành
Nội người lớn, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi được sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Minh Chính. Các nội dung, kết quả trong chuyên đề
này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Tất cả
những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét,
được chính tác giả được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi trong tài liệu
tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung chuyên đề của mình. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khơng liên
quan gì tới việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tơi gây ra trong q trình thực
hiện (nếu có).

Học viên

Hồng Thị Kim Lan


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
1.1.1. Bệnh mạch vành và giải pháp can thiệp ................................................. 4
1.1.2. Điều trị sau can thiệp đặt stent động mạch vành..................................... 5
1.1.3. Tuân thủ điều trị và các phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị ............ 6
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 8
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 8
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 10
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 12
2.1. Giới thiệu về Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E .......................................... 12
2.2. Đối tượng và phương pháp ............................................................................. 13
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 13
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 13
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 13
2.2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ......................................................... 14
2.2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ............................................ 14
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 14


iv

2.2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................. 15
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 15
2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng ................................................... 15
Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học ................................................................ 15
2.3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu ..................... 18
2.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ....................................... 20

Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 22
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 22
3.2. Kiến thức của người bệnh về yếu tố nguy cơ bệnh và dùng thuốc chống kết tập
tiểu cầu .................................................................................................................. 22
3.3. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu ................................ 24
3.4. Một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị thuốc chống KTTC ..................... 25
3.5. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình trạng tuân thủ điều trị thuốc chống
kết tập tiểu cầu của người bệnh sau đặt stent động mạch vành tại Trung tâm Tim
mạch – Bệnh viện E............................................................................................... 26
3.5.1. Độ nhạy cảm của NB/độ nghiêm trọng của bệnh và những lợi ích thấy
được khi điều trị ............................................................................................. 27
3.5.2. Niềm tin của người bệnh....................................................................... 27
3.5.3. Những khó khăn khi điều trị ................................................................. 28
3.5.4. Các phương thức nhắc nhở người bệnh ................................................. 28
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 29
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 31
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 33


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐMV

Động mạch vành

NB


Người bệnh

KTTC

Kết tập tiểu cầu

TTĐT

Tuân thủ điều trị

WHO (World Health Organizatin)

Tổ chức Y tế Thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biện pháp bắt buộc phải có khi ra viện………………..………...….6
Bảng 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học………………………………………………..15
Bảng 2.2. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu…………………………...16
Bảng 2.3. Kiến thức về yếu tố nguy cơ bệnh và dùng thuốc chống kết tập tiểu
cầu………………………………………………………………………………….17
Bảng 2.4. Tuân thủ sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu theo thang điểm Morisky –
8………………………………………………………………………….…………18
Bảng 2.5. Bảng phân loại tuân thủ điều trị………………………………………...20
Bảng 2.6. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu với TTĐT
thuốc chống KTTC………………………………………………………………....20



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Stent động mạch vành………………………………………………........5
Hình 2.1. Bệnh viện E……………………………………………………………12
Hình 2.2. Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E…………………………………….12


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nhiều
hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước phát triển hay đang phát triển. Năm 2019,
có khoảng 17,9 triệu người chết vì bệnh lý tim mạch chiếm 32% số ca tử vong trên
toàn cầu, trong số này 85% do đột quỵ và nhồi máu cơ tim [19]. Tại Hoa Kỳ, ước
tính cứ 1 trong 3 người trưởng thành (81 triệu người) mắc bệnh tim mạch, trong đó
có 17 triệu người bệnh (NB) mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) [12]. Tại Việt Nam,
theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh lý
tim mạch, chiếm 33% ca tử vong; bệnh lý tim mạch trong đó đột quỵ và ĐMV là
nguyên nhân gây tàn phế và tử vong nhiều nhất [1]. Điều trị bệnh ĐMV có nhiều
phương pháp như uống thuốc, phẫu thuật bắc cầu chủ - vành, can thiệp ĐMV qua
da. Trong đó thì phương pháp can thiệp và đặt stent ĐMV qua da đang là một trong
những phương pháp tối ưu để điều trị bệnh ĐMV.
Tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E, hàng năm có hàng trăm NB nhập viện
với lý do đau ngực trái, trong đó có nhiều NB đã được xử trí kịp thời bằng phương
pháp can thiệp đặt stent ĐMV. Sau can thiệp đặt stent ĐMV qua da, NB được điều
trị bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu (KTTC), bởi tiểu cầu được cho là đóng một vai
trị quan trọng trong sự phát triển của huyết khối stent, ngừng thuốc sớm và không
tuân thủ điều trị (TTĐT) kháng tiểu cầu được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng đối
với huyết khối stent muộn.

TTĐT thuốc chống KTTC khi NB điều trị nội trú đều được thực hiện và
kiểm soát bởi nhân viên y tế, vì vậy rất khó để NB không thực hiện TTĐT khi vẫn
đang điều trị trong bệnh viện. Nhưng khi NB ra viện, việc thực hiện TTĐT thuốc
chống KTTC rất quan trọng, việc này được thực hiện và kiểm sốt bởi chính NB,
chính vì vậy nếu khơng TTĐT có thể ảnh hưởng tới q trình điều trị ngoại trú của
NB, làm tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch, bao gồm cả tử vong [11].
Việc đánh giá TTĐT thuốc chống KTTC đối với NB sau can thiệp đặt stent
ĐMV giúp chúng tơi tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng tới TTĐT của NB khi
điều trị ngoại trú, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện tốt hơn để giúp NB có thể yên
tâm điều trị sau khi ra viện. Vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài: “Thực trạng tuân


2

thủ sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu ở người bệnh sau dặt stent động mạch
vành tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2022”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu ở người bệnh
sau đặt stent động mạch vành tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao tuân thủ sử dụng thuốc chống kết tập tiểu
cầu ở người bệnh sau đặt stent động mạch vành tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh
viện E.


4


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bệnh mạch vành và giải pháp can thiệp
a. Bệnh mạch vành:
Bệnh ĐMV xuất hiện do sự phát triển của mảng xơ vữa trong lòng mạch của
hệ thống ĐMV.
Tại Hoa Kỳ, năm 2020, có khoảng 697.000 người chết vì bệnh tim mạch,
trong đó tử vong do bệnh mạch vành là 382.820 người, và khoảng 2/10 trường hợp
tử vong do bệnh mạch vành xảy ra ở người lớn dưới 65 tuổi [17].
Tại Trung Đông và Bắc Phi, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu tại khu vực này. Ai Cập là quốc gia đông dân nhất trong khu vực Trung
Đông và Bắc Phi, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành năm 2014 chiếm 23,14% tổng
số ca tử vong tại đây [8].
Khu vực Nam Á là khu vực đơng dân nhất trên thế giới, trong đó Ấn Độ là
quốc gia đông dân nhất tại đây chiếm 75% dân số. Tại Ấn Độ, năm 2015 bệnh mạch
vành chiếm 26,9% số ca tử vong. Theo báo cáo của WHO, năm 2012 ở Malaisia tỷ
lệ tử vong do bệnh mạch vành chiếm 20,1% tổng số ca tử vong [18].
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do các bệnh tim
mạch. Năm 2016, Viện tim mạch quốc gia can thiệp 3.500 ca/năm người bệnh bị
bệnh mạch vành trong khi 10 năm trở về trước chỉ can thiệp khoảng 300 ca/năm,
cho thấy tốc độ gia tăng của bệnh gấp 10 lần chỉ trong 10 năm [1].
b. Các giải pháp can thiệp:
Bệnh ĐMV ngày nay có nhiều phương pháp điều trị, có thể điều trị nội khoa,
can thiệp đặt stent, phẫu thuật bắc cầu chủ vành, tùy vào tình trạng của NB mà bác
sỹ có chỉ định điều trị cho NB nhưng hiện nay có thể nói can thiệp đặt stent ĐMV
đang là phương pháp tối ưu dành cho NB bị mắc bệnh ĐMV có xơ vữa hẹp nặng
cần phải can thiệp.


5


Stent là một khung giàn đỡ bằng kim loại nhằm duy trì hình dạng căng trịn
của lịng mạch sau khi đã mở thơng bằng bóng. Kết quả đặt stent được coi là lý
tưởng khi chiều dài của stent phủ kín chiều dài của tổn thương [5].

Hình 1.1. Stent động mạch vành [5].
Tuổi thọ của stent phụ thuộc hoàn toàn vào NB, dùng thuốc bảo quản stent
để tăng tuổi thọ của stent đó là thuốc chống KTTC, để ngăn cho hồng cầu, bạch cầu,
fibrin… tất cả các yếu tố đông máu bám vào stent làm cho tắc stent.
1.1.2. Điều trị sau can thiệp đặt stent động mạch vành
Tại Việt Nam, việc điều trị NB sau can thiệp đặt stent ĐMV chưa có văn bản
quy định. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam, Hiệp hội Tim mạch
Hoa Kỳ thì việc phòng ngừa thứ phát sau can thiệp đặt stent ĐMV được cụ thể như
sau:
Thuốc chống kết tập tiểu cầu:
Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam trong đó các biện pháp bắt
buộc phải có khi ra viện là sử dụng thuốc chống KTTC (aspirin…), việc tuân thủ
nhóm thuốc này quyết định sự thành công trong việc điều trị, giảm nguy cơ biến
chứng nguy hiểm cho NB sau khi can thiệp đặt stent ĐMV. Thuốc chống KTTC
thường dùng cho NB sau can thiệp đặt stent ĐMV: Aspirrin – sử dụng lâu dài (suốt
đời), thuốc ức chế thụ thể P2Y12 (Clopidogrel, Ticagrelor, Prasugrel) sử dụng trong
1 năm đầu tiên sau can thiệp đặt stent. Vì vậy trong năm đầu tiên NB sau can thiệp
đặt stent ĐMV uống thuốc chống KTTC aspirin kết hợp với 1 thuốc nhóm thuốc ức
chế thụ thể P2Y12 [3].


6

Thuốc giảm cholesterol máu (nhóm thuốc Statin): Thuốc ngăn chặn tổng
hợp cholesterol tại gan bằng cách ức chế cạnh tranh hoạt động của men HMG-CoA

reductase, làm giảm tổng hợp cholesterol ở toàn bộ cơ thể.
Thay đổi lối sống: nhằm làm tăng hiệu quả TTĐT của NB mắc bệnh mạch
vành bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỷ lệ tái phát và tử
vong ở NB mắc bệnh mạch vành.
Bảng 1.2.Các biện pháp bắt buộc phải có khi ra viện [3]
Aspirin

Lâu dài (suốt đời)

Thuốc ức chế thụ

Tiếp tục đến 12 tháng (trừ khi nguy cơ chảy máu cao)

thể P2Y12
Β-Blocker

Nếu có rối loạn chức năng thất trái

ACE inhibitor/ARB Nếu bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái.
Có thể cho mọi người bệnh
Kháng Aldosteron

Có rối loạn chức năng thất trái (LVEF≤35%) và có đái tháo

(eplerenone)

đường hoặc suy tim, khơng bị suy thận nặng.

Statin


Cho mọi người bệnh, đích LDL-C <1.8mmol/L (<70 mg/DL)

Lối sống/

Thay đổi lối sống, khống chế các yếu tố nguy cơ (tăng huyết

Yếu tố nguy cơ

áp, đái tháo đường, béo phì, thuốc lá…)

1.1.3. Tuân thủ điều trị và các phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị
a. Tuân thủ điều trị
Theo Tổ chức Y tế thế giới – World Health Organizatin (WHO), “Tuân thủ
là mức độ người bệnh thực hiện theo hướng dẫn của y tế”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch đặt ra một gánh nặng đặc biệt và
là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi ở hầu hết các quốc gia
có thu nhập thấp và trung bình, vấn đề khơng tn thủ phụ thuộc hầu hết vào dữ liệu
nghiên cứu từ các nước phát triển. TTĐT bao gồm việc tuân thủ thuốc và các biện
pháp không dùng thuốc (chế độ ăn, thay đổi lối sống…). TTĐT là một yếu tố quyết


7

định chính thành cơng của việc điều trị, tuy nhiên ở các nước phát triển chỉ có 50%
NB mắc các bệnh mạn tính tuân thủ các khuyến nghị điều trị và ở các nước đang
phát triển, tỷ lệ TTĐT thậm chí cịn thấp hơn, TTĐT thuốc là 31% đến 71% và thấp
hơn nhiều đối với các hướng dẫn về lối sống, ngay cả khi có sẵn các phương pháp
điều trị cập nhật và hiệu quả [16].
b. Các phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị
Có thể chia thành 03 nhóm chính [13]:

Nhóm 1: Phương pháp dược lý - phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao nhưng khó thực hiện vì phải dựa vào kết quả xét nghiểm để đánh giá TTĐT
thuốc của NB bằng cách đo nồng độ thuốc; hoặc các chất chuyển hóa của thuốc;
hoặc chất chỉ điểm sinh học, được ghép vào viên thuốc hay trong huyết thanh hoặc
trong nước tiểu của NB..
Nhóm 2: Phương pháp vật lý - được các nước phát triển sử dụng để đánh giá
TTĐT của NB bằng cách kiểm tra số lượng thuốc sau khi dùng của NB. Có thể
kiểm tra số lượng thuốc này bằng thủ công hay sử dụng máy đếm tự động. Trên thế
giới, ở các nước phát triển đang sử dụng hệ thống đếm tự động theo dõi các diễn
biến quá trình sử dụng thuốc (Medication Event Monitoring System – MEMS) hình
một chai thuốc bình thường được phát cho NB, bộ xử lý được gắn trên nắp sẽ lưu
ngày/giờ nắp mở, và được thu hồi sau nghiên cứu. Phương pháp này có chi phí cao.
Nhóm 3: Phương pháp phỏng vấn - dễ làm và ít tốn kém. Nhằm đánh giá sự
TTĐT của NB về việc sử dụng thuốc, tái khám định kỳ, thực hiện lối sống lành
mạnh. Phương pháp này được dùng nhiều ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam
bằng cách áp dụng bảng câu hỏi và thang điểm chính đã được chuẩn hóa nhằm đánh
giá TTĐT thuốc của NB – thang điểm thường sử dụng: Morisky hoặc Hill-Bone.
Tuy nhiên kết quả thu được thường cao hơn với thực tiễn.
c. Vai trò của tuân thủ điều trị
Việc TTĐT thuốc chống KTTC của NB sau can thiệp đặt stent ĐMV có vai
trị quan trọng trong quá trình điều trị, làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch nguy
hiểm cho NB. Theo WHO, cải thiện TTĐT giúp tăng cường an toàn cho NB, bởi
hầu hết việc chăm sóc sức khỏe ở những NB mắc bệnh mạn tính đều dựa trên sự tự


8

quản lý của NB; TTĐT kém sẽ dẫn tới kết quả sức khỏe kém và làm tăng chi phí
cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe [16].
Nghiên cứu của Kubica A và các cộng sự năm 2018 điều tra có hệ thống về

tất cả các tài liệu được xuất bản đã được tiến hành để giảm thiểu rủi ro sai lệch, tìm
kiếm cơ sở dữ liệu (cơ sở dữ liệu PubMed, CENTRAL và Google Scholar) từ tháng
1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2017 đánh giá TTĐT thuốc ở NB sau nhồi máu cơ
tim được điều trị bằng can thiệp đặt stent ĐMV; Không tuân thủ chế độ dùng thuốc
sau nhồi máu cơ tim dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong và tạo thêm chi phí cho
hệ thống chăm sóc sức khỏe [10].
Việc kiểm sốt, quản lý NB sau can thiệp đặt stent ĐMV là quan trọng, nhất
là việc giúp NB thực hiện TTĐT đúng, làm giảm tỷ lệ khơng TTĐT từ đó giảm các
nguy cơ, biến chứng nguy hiểm xảy ra cho NB, nâng cao chất lượng cuộc sống của
NB.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Theo WHO, tuân thủ đồng thời bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó NB
tuân theo kế hoạch điều trị một cách tối ưu thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,
thường liên quan đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Chúng bao gồm: các yếu
tố kinh tế và xã hội, nhóm / hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc điểm của bệnh,
phương pháp điều trị bệnh và các yếu tố liên quan đến NB [16].
Nhiều nghiên cứu TTĐT sau can thiệp đặt stent ĐMV được thực hiện đặc
biệt là việc TTĐT thuốc chống KTTC có nhiều kết quả khác nhau, phản ánh nhiều
yếu tố liên quan tới TTĐT
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
a. Thực trạng tuân thủ
TTĐT là một yếu tố quyết định chính thành cơng của việc điều trị, tuy nhiên
ở các nước phát triển chỉ có 50% NB mắc các bệnh mạn tính tuân thủ các khuyến
nghị điều trị và ở các nước đang phát triển, tỷ lệ TTĐT thậm chí cịn thấp hơn,
TTĐT thuốc là 31% đến 71% và thấp hơn nhiều đối với các hướng dẫn về lối sống,
ngay cả khi có sẵn các phương pháp điều trị cập nhật và hiệu quả [16].


9


Can thiệp mạch vành qua da phương pháp điều trị hiệu quả ở những NB mắc
bệnh lý mạch vành, theo khuyến cáo thì sau khi can thiệp đặt stent ĐMV tuân thủ
sử dụng thuốc chống KTTC.
Trong nghiên cứu của Matthew J và các cộng sự (2014), bao gồm 34 nghiên
cứu trong mô tả về tuân thủ thuốc chống KTTC kép và 11 nghiên cứu trong mô tả
các yếu tố liên quan đến không tuân thủ của nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ý,…Việc tuân thủ thuốc chống KTTC kép và thienopyridines cao ở mức
1 tháng nhưng giảm sau 12 tháng. Tuân thủ aspirin ít nhất 90% trong suốt thời gian
[14].
Nghiên cứu của Baojin Zhu và cộng sự năm 2011, tỷ lệ sử dụng clopidogrel
là 92,8% đối với NB mắc hội chứng mạch vành cấp tính có trải qua can thiệp ĐMV
qua da có sử dụng stent phủ thuốc và stent kim lại trần [20].
Trong nghiên cứu của Paul Muntner và các cộng sự (2011), dùng thang điểm
Morisky 8 đánh giá sự tuân thủ của 284 NB; sau 30 ngày can thiệp đặt stent ĐMV,
11% NB có sự tuân thủ thấp với clopidogrel; tỷ lệ chênh lệch (độ tin cậy 95%) cho
sự TTĐT clopidogrel thấp sau can thiệp ở NB có TTĐT thuốc trung bình và thấp
trước can thiệp lần lượt là 6,13 (1,34 đến 28,2) và 10,9 (2,46 đến 48,7) và đây có thể
là một chỉ số xác định NB sẽ TTĐT thuốc thấp sau can thiệp đặt ĐMV [15].
b. Các yếu tố liên quan
TTĐT là một vấn đề có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan của những yếu tố này với việc không TTĐT của
NB, ảnh hưởng tới kết quả điều trị của NB.
Matthew và các cộng sự (2014) tổng hợp 11 nghiên cứu mô tả các yếu tố liên
quan đến sự không tuân thủ bao gồm chảy máu, trình độ học vấn thấp hơn, tình
trạng nhập cư và thiếu giáo dục về TTĐT thuốc chống KTTC [14].
Tuổi là một trong các yếu tố có liên quan tới sự TTĐT và khơng TTĐT.
Trong nghiên cứu của Baojin Zhu và cộng sự năm 2011 phân tích hồi quy logistic
đa biến 8465 NB mắc hội chứng mạch vành cấp tính đã trải qua can thiệp mạch
vành qua da trong 2 năm (2005-2006), người trẻ tuổi có liên quan đến không TTĐT
thuốc chống KTTC (OR=1.29) [20].



10

Nghiên cứu của Jueun Lee và Haejung (2017) nhóm 48 đối tượng nghiên cứu
(thử nghiệm 22, kiểm soát 26) từ một bệnh viện đại học ở khu vực Gyeongsang từ
tháng 5 đến tháng 12 năm 2016, NB sau can thiệp ĐMV qua da được chăm sóc
thơng thường từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính của họ và giáo
dục sức khỏe ngắn gọn với tài liệu tự quản lý cơ bản. Sau 12 tuần, nhóm thử nghiệm
cho thấy mức độ hiểu biết liên quan đến bệnh mạch vành cao hơn (p = 0,019) [9].
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
a. Thực trạng tuân thủ thuốc chống kết tập tiểu cầu
Sau can thiệp ĐMV tỷ lệ NB TTĐT chủ yếu là tuân thủ thuốc tương đối.
Nghiên cứu của Võ Thị Dễ năm 2013: TTĐT dùng thuốc theo đơn bác sỹ lần lượt
là: aspirin 88,6%; clopidogrel 86,4%; ức chế beta 87,4%; thuốc điều trị lipid máu
86,8%; TTĐT 5 loại thuốc này là 79,4% [7].
Nghiên cứu của Hồng Quốc Hịa về tuân thủ tất cả các loại thuốc trên 191
NB sau can thiệp mạch vành tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có tỷ lệ NB TTĐT
việc dùng thuốc chống KTTC là 63,4% [2].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm năm 2018 tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Hải Dương, tỷ lệ tuân thủ thời gian dùng thuốc thường xuyên đạt 97,3% [4].
Tại Bệnh viện Bạch Mai – Viện Tim mạch quốc gia, nghiên cứu của Trương
Thị Thanh Bình năm 2021 ở 97 NB tỷ lệ TTĐT thuốc chống KTTC sau can thiệp
đặt stent ĐMV là 78,9% [6].
b. Các yếu tố liên quan
Nghiên cứu của Võ Thị Dễ (2011), chỉ ra lý do NB khơng TTĐT: do NB có
nhận thức khơng đúng chiếm 25,3%, do chi phí điều trị là 22,2%, do NB điều trị
bệnh khác là 17,2%, do tác dụng phụ của thuốc là 17,2%, lý do khác chiếm 18,1%.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê mức độ TTĐT giữa các
nhóm có trình độ khác nhau. Tỷ lệ TTĐT ở nhóm có trình độ học vấn cao (đại học

và sau đại học) chiếm 90,9%, nhóm Trung học phổ thơng là 82,1%, nhóm trung học
cơ sở là 62,1%, nhóm tiểu học và khơng biết chữ là 73% [7].
Trong nghiên cứu của Hồng Quốc Hịa thì liên qua có ý nghĩa thống kê
p=0,013 giữa việc tuân thủ việc dùng thuốc chống KTTC với thái độ xem bệnh
ĐMV là quan trọng và theo dõi bệnh lý thường xuyên [2].


11

Nghiên cứu của Trương Thị Thanh Bình (2021), trình độ học vấn càng cao
thì TTĐT càng tốt. NB có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên TTĐT cao hơn so
với nhóm khác 6,8 lần (OR=8,8). NB càng có kiến thức về bệnh ĐMV thì TTĐT tốt
hơn, NB có kiến thức đạt TTĐT cao hơn 10 lần so với NB có kiến thức khơng đạt
(OR=10) [6].



×