PHỊNG GD&ĐT ĐƠNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG
BIỆN PHÁP
“Nâng cao tinh thần đồn kết cho học sinh bằng các trị chơi tập thể
thông qua tiết Hoạt động trải nghiệm”
Họ và tên giáo viên: Lê Thị Thùy
Chủ nhiệm lớp: 6A
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Dương – xã Bình Dương – thị xã Đơng
Triều – tỉnh Quảng Ninh
I. Mục đích của biện pháp
Năm 2022 - 2023, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công làm công
tác chủ nhiệm lớp 6A với tổng số học sinh của lớp là 39 học sinh trong đó gồm
21 học sinh nữ và 18 học sinh nam. Qua tìm hiểu tình hình ban đầu của lớp chủ
nhiệm tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn ban đầu như sau:
1. Thuận lợi:
- Tơi nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ từ Ban giám hiệu nhà
trường và các đồng nghiệp trong trường THCS Bình Dương.
- Bước đầu tơi nhận thấy đa số các em trong lớp đều là học sinh ngoan, có
ý thức tương đối tốt.
- Đa số các em được gia đình quan tâm, tạo điều kiện tương đối đầy đủ về
sách vở, đồ dùng học tập cần thiết cho việc học tập.
- Một số em trong lớp có nhận thức khá tốt và cũng khá nhanh nhẹn.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi tơi cũng gặp phải một số khó khăn ban đầu khi
nhận lớp:
- Một số em học sinh có hồn cảnh khá đặc biệt như: Gia đình bố mẹ bỏ
nhau ở với ông bà đã già yếu, một số bạn ở với bố hoặc mẹ; Một số em thuộc đối
tượng gia đình cận nghèo và khó khăn,...
- Có một số em trong lớp vì bố mẹ khá bận rộn với cơng việc nên ít nhận
được sự quan tâm từ gia đình. Bố mẹ các em cịn mang tính chất phó mặc việc
dạy dỗ cho thầy cơ giáo và nhà trường.
- Bên cạnh một số em có nhận thức khá tốt và nhanh nhẹn thì một số em
cịn chậm, chưa nhanh trong việc tiếp thu bài cũng như trong quá trình tham gia
các hoạt động của tập thể lớp.
- Do các em là học sinh lớp đầu cấp và các em mới chuyển từ cấp một lên
bởi vậy các em còn khá rụt rè, nhút nhát, chưa hòa đồng được với các bạn. Các
em có xu hướng sống khép mình, khá trầm và ít chịu giao tiếp với bạn bè xung
quanh. Khi các em học sinh chuyển cấp từ cấp một lên cấp hai đều được phân chia
đều về các lớp chính vì vậy các em tự tạo thành các nhóm riêng nhỏ làm cho nội
bộ lớp bị chia rẽ, lớp học chưa có sự đồn kết, bởi vậy khó có thể xây dựng được
một tập thể lớp vững mạnh.
* Mục đích đề ra: Với vai trị là giáo viên chủ nhiệm lớp, nhiệm vụ của tôi
là trèo lái con thuyền 6A cập bến thành công. Đặc biệt năm nay lại là đầu cấp,
mục tiêu hình thành và củng cố cho các em có tinh thần đồn kết biết u thương,
giúp đỡ lẫn nhau là một điều rất quan trọng. Hơn nữa năm nay là năm thứ hai triển
khai chương trình giáo dục phổ thơng mới đối với lớp 6, 7 ở nhiều mơn học nên
cũng có nhiều khó khăn và bỡ ngỡ với các em trong việc hình thành và bắt nhịp
với các kiến thức mới. Mặt khác các em còn lạ trường, lạ thầy, lạ bạn nên các em
cịn nhút nhát, tinh thần đồn kết chưa cao dẫn đến chất lượng sẽ bị ảnh hưởng
trong năm học. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm của lớp, tôi nhìn nhận được
các khó khăn khi nhận lớp, tơi cũng luôn trăn trở về vấn đề này, làm sao để các
em tập trung vào việc học, làm sao để mỗi ngày đến trường là một ngày vui,....
Trong quá trình tìm tịi các giải pháp, bản thân tơi nhận thấy, nếu muốn các
em học tập thật tốt thì trước hết phải tạo hứng thú học tập cho các em, để bản thân
các em phải luôn mong muốn đến trường, được gặp thầy cô, bạn bè để được tham
gia học tập và vui chơi. Việc các em ham muốn được học tập, coi sách vở như
người bạn thân của mình, cùng nhau trao đổi với thầy cô, bạn bè về việc học tập
cũng như các hoạt động là một điều hết sức cần thiết. Muốn như vậy thì phải cải
thiện ngay các mối quan hệ trong lớp học. Ngồi việc tích cực trị chuyện, tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh để củng cố mối quan hệ thầy - trị thì quan
hệ bạn bè trong lớp học cũng phải được cải thiện. Tơi muốn xóa bỏ ranh giới giữa
các em, hạn chế các nhóm nhỏ có tính chất bè phái để từ đó củng cố tinh thần
đồn kết của tập thể lớp không những chỉ qua các hoạt động tập thể mà cịn qua
các tiết học. Đó chính là lí do để tơi thực hiện biện pháp: “Nâng cao tinh thần
đồn kết cho học sinh bằng các trò chơi tập thể thông qua tiết Hoạt động trải
nghiệm”
2
II. Nội dung của biện pháp:
- Như chúng ta đã biết trong chương trình giáo dục phổ thơng mới tại cấp
trung học cơ sở mỗi tuần sẽ có 3 tiết trong bộ mơn Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp đó là: Tiết Sinh hoạt dưới cờ, tiết Hoạt động trải nghiệm và tiết Sinh hoạt
lớp với thời lượng mỗi tiết là 45 phút. Trong tiết Hoạt động trải nghiệm với thời
gian của tiết học là 45 phút tôi sẽ tổ chức các hoạt động như sau:
+ Hoạt động khởi động: Có thể bằng khởi động bằng một bài hát hoặc một
trò chơi nhỏ giúp tạo khơng khí vui tươi, hào hứng cho học sinh để các em bắt
đầu tham gia tiết học.
+ Sinh hoạt theo chủ đề
Trong hoạt động “Hình thành kiến thức mới”, “luyện tập” và “vận dụng”
Tùy nội dung của từng bài mà tôi sẽ tổ chức mỗi tuần một trò chơi tập thể nhỏ với
thời lượng từ 10 đến 15 phút, trị chơi khá đơn giản, mục đích là để các em hòa
đồng với nhau trong cùng một nhóm để thi đua với các nhóm khác. Lớp được chia
làm 3 tổ, mỗi tổ ngồi một dãy và sẽ có 1 tổ trưởng. Để tăng sự đồn kết của lớp,
mỗi tuần tôi sẽ thay đổi chỗ ngồi của một vài em từ tổ này qua tổ khác để các em
có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn trong lớp.
Ví dụ: Trong chủ đề 1: “Trường học của em” tại tiết - Hoạt động trải nghiệm
tôi sẽ cho các em tham gia trò chơi: “Hợp sức”. Các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về
ngơi trường mới và cùng nhau tạo nên bức tranh tồn cảnh về ngơi trường. Các
em sẽ được cùng nhau hoạt động tập thể, cùng nhau chia sẻ,... sau đó đưa ra các
ý kiến chung.
Hay như trong chủ đề 2: “ Tìm hiểu về truyền thống nhà trường” tơi sử
dụng trị chơi: u thương đồng đội trong hoạt động hình thành kiến thức mới
nhằm giúp các em cùng tham gia hoạt động và dễ dàng tiếp cận với kiến thức của
bài. Qua đó khơng những giúp các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới và còn
giúp các em nâng cao tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau, hiểu nhau hơn.
Trong các chủ đề tôi đều linh hoạt khi sử dụng các trò chơi sao cho phù hợp
với nội dung bài mà lại giúp các em có những hoạt tập thể thơng qua các trị chơi
nhằm giúp các em có thêm cơ hội được gần nhau, trao đổi kiến thức với nhau,
hiểu nhau và chia sẻ với nhau. Những trị chơi được tơi áp dụng trong tiết Hoạt
động trải nghiệm mang ý nghĩa vui nhộn, hài hước nhằm góp phần xây dựng, gắn
kết tình đồn kết, gắn bó của tập thể một cách hiệu quả. Thơng qua trò chơi sẽ
giúp các em học sinh cố gắng, đồn kết xây dựng vì tập thể chung, như một sức
3
mạnh ngầm kết nối các em đến gần nhau hơn. Qua các trò chơi giúp cho các em
củng cố tinh thần đồn kết, giúp đỡ bạn bè, sống chan hịa tình cảm, biết yêu
thương quý trọng nhau, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân trong mọi hoàn cảnh,
tạo cho các em hứng thú hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Sau đây là
một vài trò chơi đã được tơi áp dụng thành cơng:
1. Trị chơi “Truyền tin”:
* Mục đích: Thơng qua trị chơi này giúp cho các em củng cố được tinh thần đoàn
kết, tự tin, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
* Số lượng người chơi: Từ 20 đến 50 người được chia thành 2 đến 5 đội chơi
(100% các HS trong lớp tham gia).
* Địa điểm: Tổ chức trong lớp học.
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài) và thành viên trong các đội chơi. Trong trị chơi
này giáo viên đóng vai trò là người chủ trò, học sinh là người tham gia trò chơi.
* Đặc điểm của trò chơi: Trò chơi “Truyền tin” là trò chơi vận động tại chỗ có
thể tổ chức được trong lớp học. Đây là một trị chơi tập thể, có số lượng người
chơi khá đơng,... chính vì vậy mỗi tổ trong lớp có thể tạo thành một đội chơi và
giáo viên đóng vai trị là chủ trò.
Dụng cụ chơi: Giáo viên chuẩn bị các mảnh giấy nhỏ ghi thông tin cần
truyền đạt sẵn, số lượng mảnh giấy mỗi lượt chơi bằng số hàng tham gia chơi. Để
tạo thú vị cho trò chơi người chủ trò (giáo viên) sử dụng các câu truyền tin dài, có
âm, vần khó đọc 1 chút sẽ làm trị chơi hấp dẫn hơn, có thể là nhưng câu ca dao,
tục ngữ,...nhưng cũng đừng q phổ thơng. Ví dụ:
1. Con lươn nó luồn qua lườn
2. Con cá rô rục rịch trong rổ réo róc rách
3. Con cá mịi béo để gốc qo cho mèo đói ăn
4. Con cá mịi béo để gốc qo cho mèo đói ăn.
5. Nói năng nên luyện ln luôn.
6. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ
7. Lúa nếp là lúa nếp làng; Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê
8. Đầu làng Bông, băm măng, bát mắm. Cuối làng Bông bát mắm, băm
măng.
* Cách chơi: Mỗi tổ sẽ cử đại diện lên xem nội dung của một tờ giấy bí mật do
giáo viên cung cấp. Trong tờ giấy đó sẽ là một câu truyền tin đã được giáo viên
chuẩn bị.
4
Nhiệm vụ của các đại diện tổ này là phải nhớ được câu đưa ra rồi về truyền
đạt lại cho một bạn ngồi đầu tiên trong tổ. Khi truyền tin, lưu ý khơng được nói
lớn, ai phạm quy thì tổ của người đó sẽ bị loại. Lần lượt truyền tin như vậy cho
đến bạn cuối cùng của tổ là bạn ngồi ở cuối dãy. Bạn cuối dãy này có nhiệm vụ
viết thông tin vừa được truyền đạt vào một tờ giấy và mang lên nộp cho giáo viên
sao cho nhanh nhất. Tổ nào nhanh nhất và ghi thơng tin chính xác nhất thì tổ đó
sẽ chiến thắng.
Hình ảnh học sinh lớp 6A tham gia trò chơi:
2. Trò chơi “Yêu thương đồng đội”:
* Mục đích
Trị chơi “u thương đồng đội” nhằm giúp cho các em củng cố được tinh
thần đoàn kết quan tâm đến bạn bè, giúp đỡ và hiểu nhau hơn từ đó có thể giúp
đỡ nhau cùng vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
* Số lượng người chơi: Từ 20 đến 50 người được chia thành 2 đến 5 đội chơi
(100% các HS trong lớp tham gia).
* Địa điểm: Tổ chức trong lớp học.
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài) và thành viên trong các đội chơi. Trong trị chơi
này giáo viên đóng vai trị là người chủ trò, học sinh là người tham gia trò chơi.
5
* Đặc điểm của trò chơi:
Trò chơi “Yêu thương đồng đội” là trị chơi mang tính chất tư duy có thể tổ
chức được trong lớp học, giúp các em có thể nhận biết được đặc điểm của các
thành viên trong đội chơi; hoặc đặc điểm nào đó theo yêu cầu của chủ trị, các em
có cơ hội tìm hiểu thêm về các bạn trong lớp từ đó sẽ hiểu thêm về đặc điểm, tính
cách, hồn cảnh,... của nhau từ đó các em sẽ biết yêu thương và chia sẻ với nhau
hơn.
* Cách chơi: giáo viên sẽ đặt một câu hỏi mang tính nhận biết về đồng đội của
mình, đại diện của tổ sẽ lên bảng viết câu trả lời. Tổ nào trả lời nhanh và chính
xác nhất sẽ giành phần thắng.
Ví dụ
Câu hỏi 1: Mỗi tổ sẽ có những người có chữ cái đầu tiên của tên giống
nhau, hãy viết chữ cái đầu tiên của tên mà nhiều người trong tổ giống nhau nhất.
Câu hỏi 2: Tổ của mình có nhiều người trùng “họ” với nhau, hãy viết “họ”
mà nhiều người trùng nhất.
Câu hỏi 3: Hãy viết một “họ” mà tổ của mình khơng có người mang họ đó.
Câu hỏi 4: Viết tên một bạn cao nhất và tên một bạn thấp nhất trong tổ của
mình.
Câu hỏi 5: Viết tên một bạn có số lượng kí tự nhiều nhất trong tổ của mình.
6
Hình ảnh minh họa
3. Trị chơi “Hợp sức”
* Mục đích: Qua trò chơi này giúp cho các em củng cố được tinh thần đoàn kết,
quan tâm, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, sống chan hịa tình cảm, tạo cho các em hứng
thú hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
* Số lượng: Từ 20 đến 50 người được chia thành 2 đến 5 đội chơi (100% các HS
trong lớp tham gia).
* Địa điểm: Tổ chức trong lớp học.
* Tổ chức: 1 quản trò (trọng tài) và thành viên trong các đội chơi. Trong trị chơi
này giáo viên đóng vai trò là người chủ trò, học sinh là người tham gia trị chơi.
Vật dụng chơi: Bức tranh chưa tơ màu và đã bị cắt nhỏ hoặc các bức tranh dưới
dạng chủ đề chưa được tô.
* Cách chơi: Giáo viên sẽ phát cho mỗi tổ một bức tranh. Bức tranh này có thể bị
cắt ra làm các phần. Các tổ sẽ chia nhau ra để tô màu cho bức tranh. Cần phải đảm
bảo là ai cũng phải tham gia hoạt động này. Sau một thời gian nhất định, giáo viên
sẽ yêu cầu ráp bức tranh lại. Tranh của tổ nào có màu sắc hài hịa nhất, tơ đẹp nhất
thì tổ đó sẽ giành chiến thắng.
Ngồi ra, trị chơi này cịn có thể được tổ chức dưới dạng khác: giáo viên
sẽ phát cho mỗi tổ một tờ giấy và yêu cầu bạn ngồi đầu tiên viết một chữ bất kì,
chỉ được viết chữ khơng được nói gì thêm. Tổ nào có người nói là phạm quy, sẽ
bị loại khỏi cuộc chơi. Sau khi bạn đầu tiên viết một chữ, sẽ truyền tờ giấy cho
bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp sẽ viết thêm một chữ rồi truyền cho bạn tiếp theo. Cứ như
7
vậy đến bạn cuối cùng của dãy sẽ đứng dậy đọc to câu mà cả tổ vừa viết. Tổ nào
viết được câu hay nhất, có ý nghĩa nhất thì tổ đó sẽ giành chiến thắng,...
Một số hình ảnh minh họa trong q trình học sinh tham gia trị chơi trong
tiết học.
8
Các trò chơi tập thể được đưa ra khá đa dạng và phong phú. Giáo viên sẽ
linh hoạt thiết kế tổ chức sao cho phù hợp về nội dung và thời gian nhưng cần duy
trì mỗi tuần một trị chơi.
III. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp trong thực tế chủ nhiệm lớp
Để đánh giá hiệu quả của biện pháp, tôi sử dụng phiếu khảo sát trước và
sau khi sử dụng trò chơi trong tiết Hoạt động trải nghiệm.
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Em có thích chơi với các bạn trong lớp khơng ?
A. Có
B. Khơng
2. Em thấy lớp mình có đồn kết khơng ?
A. Có
B. Khơng
3. Em có thích học tiết “Hoạt động trải nghiệm” khơng ?
A. Có
B. Khơng
4. Em có thích các trị chơi trong tiết “Hoạt động trải nghiệm” khơng?
A. Có
B. Khơng
9
Bảng kết quả khảo sát:
Kết quả khảo sát lần 1 (đầu năm học)
PHIẾU KHẢO SÁT
(Đầu năm học)
30
25
20
15
10
5
0
Em có thích chơi với các bạn
trong lớp khơng ?
Em thấy lớp mình có đồn kết Em có thích học tiết “Hoạt động Em có thích các trị chơi trong
khơng ?
trải nghiệm” khơng
tiết “Hoạt động trải nghiệm”
khơng
Số học sinh trả lời "có"
Số học sinh trả lời "không"
Kết quả khảo sát lần 2 (sau học kỳ I)
10
PHIẾU KHẢO SÁT
(Sau HK I)
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Em có thích chơi với các
bạn trong lớp khơng ?
Em thấy lớp mình có đồn Em có thích học tiết “Hoạt
kết khơng ?
động trải nghiệm” khơng
Số học sinh trả lời "có"
Em có thích các trị chơi
trong tiết “Hoạt động trải
nghiệm” không
Số học sinh trả lời "không"
Qua một học kỳ áp dụng các trò chơi tập thể vào các tiết Hoạt động trải
nghiệm so sánh phiếu khảo sát và quan sát thái độ của các em, tôi nhận thấy có
kết quả như sau:
- Số lượng các em có thích chơi với các bạn trong lớp tăng 16 em (tăng 41,03%)
- Số lượng các em nhận thấy tinh thần đoàn kết của lớp tăng 20 em (tăng 51,28%)
- Số lượng các em có thích học tiết “Hoạt động trải nghiệm” tăng 17 em (từ 22 em
lên 39 em) và đạt tỷ lệ 100%
- Số lượng các em có thích các trị chơi trong tiết “Hoạt động trải nghiệm” tăng
13 em (từ 26 lên 39 em) đạt 100%.
Qua kết quả với các số liệu cụ thể đó có thể nhận thấy rõ ràng một điều rằng:
- Học sinh hứng thú và hoạt động tích cực hơn trong tiết Hoạt động trải
nghiệm và trong các môn học khác cũng không cịn bầu khơng khí căng thẳng
như trước nữa.
- Tinh thần đoàn kết trong tập thể lớp được nâng cao, các em hòa đồng và
quan tâm chia sẻ đến nhau. Các nhóm nhỏ vẫn cịn tồn tại, song khơng cịn hoạt
động một cách riêng lẻ mà đã tích cực hịa chung trong các hoạt động tập thể của
lớp.
- Học sinh không còn rụt rè, nhút nhát, tách biệt như trước mà đã mạnh dạn,
tự tin khi đứng trước lớp và tham gia các hoạt động tập thể.
- Thái độ và ý thức học tập của cả lớp cũng được nâng cao, các trường hợp
vi phạm nội quy cũng giảm hẳn và có tiến bộ rõ nét.
11
Sau đây là một số hình ảnh minh họa kết quả sau khi các em tham gia các
trò chơi trong tiết Hoạt động trải nghiệm. Các em mạnh dạn, tự tin, đồn kết,...khi
tham gia các hoạt động
HS thuyết trình ngày tết trung thu
HS lớp 6A tham gia hoạt động ngày 22/12
tập TD bài võ Vivonam
HS lớp 6A tham gia hoạt động ngoại khóa
An tồn giao thơng
HS lớp 6A tham gia đóng kịch “Táo quân”
hoạt động ngoại khóa Tết yêu thương
12
IV. Kết luận, đề xuất, kiến nghị
* Kết luận: Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong thời gian làm
công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm
chủ nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan về
năng lực, nhận thức của tơi; cũng có những ngun nhân từ phía nhà trường, gia
đình học sinh hay các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn
ban đầu khi được phân cơng làm công tác chủ nhiệm. Sau một thời gian làm công
tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra rằng chính mình sẽ làm thay đổi cách
thức chủ nhiệm của bản thân để có thể làm tốt được cơng tác chủ nhiệm. Chính vì
lí do đó, bản thân tơi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp có thể
áp dụng được cho cơng tác chủ nhiệm đối với bất kì mơi trường nào, đối tượng
học sinh nào. Những thành cơng ấy khơng chỉ cho chính bản thân mình mà cịn
cho cả chính tập thể lớp mình chủ nhiệm.
Bản thân tôi là giáo viên mới vào biên chế và ln có tinh thần u nghề,
u q các em học sinh nên cũng khá tích cực trong cơng tác chủ nhiệm. Trong
quá trình giáo dục và rèn luyện các em, tôi luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
và thường xuyên quan tâm hỏi han tình hình học tập của các em học sinh trong
lớp thông qua các giáo viên bộ môn. Đa số các học sinh của lớp là học sinh ngoan,
sống tình cảm nên các em cũng biết vâng lời thầy cơ, sống chan hịa và biết giúp
đỡ bạn bè. Trong các hoạt động hầu hết các em đều tích cực tham gia các phong
trào của nhà trường tổ chức như hoạt động văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo
13
Việt Nam 20/11; hoạt động 22/12; chương trình Tết yêu thương; phong trào kế
hoạch nhỏ, …. Trong quá trình làm cơng tác chủ nhiệm xác định được vai trị và
nhiệm vụ của mình tơi cũng thường xun trao đổi với giáo viên bộ môn, các bộ
phận trong nhà trường để biết tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những
biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và
phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp.
Tôi đã áp dụng Biện pháp “Nâng cao tinh thần đoàn kết cho học
sinh bằng các trị chơi tập thể thơng qua tiết Hoạt động trải nghiệm”
của mình trong suốt thời gian từ đầu năm học tới nay tôi cảm thấy rằng thật sự nó
rất hiệu quả với lớp tơi chủ nhiệm. Hiện tại tôi vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp
trên và hy vọng sẽ áp dụng thành công ở những năm học tiếp theo sao cho hiệu
quả hơn nữa.
Tơi nhận thấy rằng biện pháp của mình đưa ra dễ thực hiện, có thể nhân
rộng, áp dụng cho các lớp trong trường nói riêng và trên địa bàn thị xã Đơng Triều
nói chung.
Đề xuất, kiến nghị: Tơi ln mong muốn sẽ nhận được sự quan tâm, đồng
hành và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo; Ban giám hiệu nhà trường, hội CMHS của
lớp cũng như của trường để bản thân tơi có thể tiếp tục đưa giải pháp của mình
nhân rộng hơn. Với mong muốn các em học sinh khơng chỉ trong lớp tơi chủ
nhiệm mà cịn với tất cả các lớp của trường THCS Bình Dương sẽ xây dựng được
một tập thể đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phấn đấu vươn lên trọng học tập cũng
như cuộc sống.
Biện pháp lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
cấp thị xã năm học 2022 – 2023 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen
thưởng cá nhân trước đó.
Bình Dương, ngày 20 tháng 02 năm 2023
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người viết
Bùi Thị Anh
Lê Thị Thùy
14