TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Mục lục
TT
Đề mục
Trang
I.
Mở đầu
2
1.
Lí do chọn đề tài
3
2.
Mục đích nghiên cứu
3
3.
Đối tượng nghiên cứu
3
4.
Phương pháp nghiên cứu
3
II.
Nội dung
4
1.
Cơ sở lí luận
4
2.
Thực trạng của vấn đề
5
3.
Biện pháp đã áp dụng
6
4.
Kết quả nghiên cứu
16
III.
Kết luận – Kiến nghị
17
1.
Kết luận
17
2.
Kiến nghị
17
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ
1
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
quan tâm đến người học học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái
gì qua việc học.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực”.
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hình thức kiểm tra
đánh giá là yêu câu cần thiết. Trong đó, đổi mới phương thức đánh giá là sự phối
hợp của nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra khác nhau. Đổi mới kiểm tra
đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính
thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi – thảo luận, qua tự học, chuẩn bị bài cũ,
tìm kiếm tư liệu,... của học sinh. Tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng
giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển
khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của
thầy với đánh giá của trò. Có như vậy thì mới điều chỉnh được cách dạy và cách
học.
Trong dạy-học nói chung và dạy-học môn Ngữ Văn nói riêng, những năm
gần đây, việc đổi mới kiểm tra - đánh giá nhằm đổi mới phương pháp dạy học
thực sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm.
Riêng đối với bộ môn Ngữ văn của trường THPT Thạch Thanh II, do đặc
thù của môn học, việc đổi mới chủ yếu tập trung vào nội dung kiểm tra. Trong
những năm qua, nội dung kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Còn hình
thức kiểm tra vẫn không thay đổi: kiểm tra tự luận, hoặc kết hợp trắc nghiệm và
tự luận. Mặt khác, với học sinh, tính tích cực, chủ động trong học tập chưa được
phát huy. Một số phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học mới đã áp dụng như
thảo luận, động não,...xem ra chưa thật hiệu quả đối với học sinh trong trường.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với thực trạng trên, trong quá trình dạy, giáo viên nên lựa chọn kết hợp
vài phương pháp, kĩ thuật dạy-học khác nhau thì hiệu quả sẽ tốt hơn cho học
sinh. Do vậy, tôi đưa ra một đề tài mang tính chất tham khảo. Đó là “Tạo hứng
2
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
thú cho học sinh bằng phương pháp đối thoại giữa học sinh với học sinh khi
dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”. Hi vọng với phương
pháp này sẽ hạn chế được sự thụ động của học sinh trong học tập và tính chất
“độc diễn” của giáo viên trong tiết dạy. Từ đó góp phần đổi mới phương pháp
dạy-học theo yêu cầu đổi mới hiện nay.
Đề tài này chỉ giới hạn trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi lớp 12.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
bằng cách đối thoại giữa học sinh với học sinh ở trường THPT Thạch Thành 2.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng kiểm tra bài
cũ, bài mới của học sinh.
- Mục đích của khảo sát: để tìm hiểu các phương thức kiểm tra được áp
dụng cho học sinh và đánh giá hiệu quả của phương thức đó.
- Phương pháp khảo sát:
+ Khảo sát trong học sinh: với học sinh lớp 12 về phương thức kiểm tra
bài cũ, bài mới ở năm lớp 11.
+ Khảo sát trong giáo viên: qua 8 tiết dự giờ của các đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn năm học này.
- Kết quả khảo sát: Hình thức kiểm tra bài cũ, bài mới được sử dụng trong
hầu hết các tiết học là đối thoại thầy-trò: thầy hỏi, trò trả lời; số lượng học sinh
được kiểm tra trung bình khoảng 2-3 học sinh. Đây cũng là cách kiểm tra bài cũ
truyền thống trong dạy-học lâu nay.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Có thể nói, trong dạy học giáo viên sáng tạo các biện pháp không ngoài
mục đích phát huy tối đa tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh,
giúp các em tìm tòi, khám phá, đưa ra kết luận thay vì cách học thụ động, một
chiều như trước đây. Làm sao để trong giờ học là sự kết hợp song phương giữa
vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc định hướng học sinh học tập và vai trò
chủ động của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức.
Đối thoại trong giờ đọc hiểu văn bản văn chương là một phương thức tích
cực để tổ chức cho học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm; đây cũng là con
đường tốt nhất để khắc phục tính áp đặt, giáo điều, sách vở trong đọc – hiểu để
3
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
khám phá các giá trị nhân văn và thẩm mĩ trong tác phẩm, khám phá cái mới
đích thực trong sáng tạo và tiếp nhận văn học. Lối giảng văn truyền thống theo
nguyên tắc “quyền uy” độc thoại đã thủ tiêu đối thoại. Song đổi mới dạy học tác
phẩm cũng không phải hoàn toàn độc tôn đối thoại, vì tiếp cận, chiếm lĩnh tác
phẩm trong giờ đọc – hiểu văn bản văn học là đa cách thức, đa phương án.
Theo TS Nguyễn Hoa Bằng – Trường Đại học Cần Thơ: “Quan niệm dạy
– học là quá trình thầy rót kiến thức vào đầu người học như người ta rót nước
vào bình, là áp đặt kiến thức đối với người học, là buộc người học chấp nhận
kiến thức thầy trao cho một cách thụ động,... “độc thoại” một chiều, đã trở nên
không còn thích hợp. Cần thiết phải phải đổi mới dạy học văn học theo hướng
đối thoại.”(Đổi mới phương pháp dạy học Văn ở ĐH theo hướng đối thoại.)
Còn theo TS. Trương Thị Bích : “Tăng cường đối thoại là hướng tích cực
trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy-học Văn” (Tạp chí Giáo dục số 267 –
tháng 2 năm 2011)
Đối thoại là phương pháp sử dụng nói chuyện, phỏng vấn như là phương
tiện để đo lường những hiểu biết đã thâu nhận và khai phá, khám phá, sáng tạo
ra những hiểu biết mới.
2. Thực trạng của vấn đề
Tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn cách dạy chính là cách học. Tuy
nhiên, cách học không chỉ do những đặc điểm của cá nhân của người học quy
định, mà còn do tính chất và đặc diểm của nội dung học tập, mục đích học tập,
cũng như điều kiện học tập quy định. Đồng thời, việc lựa chọn cách dạy còn phụ
thuộc vào quan điểm và mục đích dạy học, cũng như trình độ và kỹ năng sử
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học của người thầy.
Qua thực trạng dạy-học Văn ở nhà trường, tôi có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, tính tích cực trong học tập của học sinh trong môn Ngữ văn
nhìn chung là rất thấp. Ngoài một số ít học sinh học tích cực, chủ động thì phần
lớn tỏ ra thụ động, chỉ nghe, lười phát biểu, trình bày. Khi giáo viên đặt câu hỏi,
nhiều học sinh cảm thấy áp lực và chờ đợi câu trả lời của các bạn khác.
Thư hai, về phía giáo viên, rất khó để vận dụng đổi mới một phương
pháp nào đó. Bởi khối lượng kiến thức cần phải truyền thụ và thời gian được
quy định tương đối chặt chẽ.
4
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Thứ ba, với những tác phẩm văn xuôi ở lớp 12, dung lượng tác phẩm dài,
bắt buộc học sinh phải đọc tác phẩm ở nhà để nắm được cốt truyện và định
hướng trước nội dung bài học theo phần hướng dẫn học bài. Nhưng trên thực tế,
học sinh rất lười đọc tác phẩm mà chuẩn bị bài một cách đối phó: sao chép từ
sách tham khảo hoặc của các bạn khác.
Thứ tư, xuất phát từ đặc thù của bộ môn Ngữ văn - môn học của sự khám
phá, sáng tạo, bên cạnh sự thống nhất là sự phong phú, đa dạng của tiếp nhận
hình tượng văn học. Nhưng rất dễ nhận thấy sự đơn điệu trong nhiều tiết học vì
chỉ một hình thức thầy hỏi - trò trả lời.
Như vậy, để khắc phục tình trạng nêu trên, cần thiết phải đổi mới phương
pháp dạy học. Nhưng đổi mới PPDH chỉ thực sự có hiệu quả nếu đổi mới cách
thức kiểm tra đánh giá. Đề tài này chỉ ứng dụng trong kiểm tra bài cũ, bài mới
trong dạy học tác phẩm văn xuôi lớp 12 như đã nói ở trên.
3. Biện pháp đã áp dụng nhằm góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá,
đổi mới phương pháp dạy-học.
Như kết quả khảo sát ở trên, quá trình truyền thụ kiến thức trong giờ học
là một chiều: thầy giảng, trò nghe-ghi; trong kiểm tra bài cũ là thầy hỏi-trò đáp.
Phương pháp này trong một thời gian rất lâu đã trở thành một phương pháp cổ
điển, mẫu mực.
Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp này được sử dụng phổ biến, rộng
rãi như vậy. Xét về tương quan tỉ lệ giữa thời gian cần thiết cho sự truyền thụ và
khối lượng kiến thức cần đạt, có thể nói đây là phương pháp cho phép truyền thụ
một khối lượng kiến thức tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu.
Tuy nhiên, trong lí luận đổi mới phương pháp dạy-học thì phương pháp
này chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì thế,
trong giờ học trên cơ sở kế thừa phương thức kiểm tra truyền thống, tôi đã vận
dụng đổi mới phương thức kiểm tra bài cũ, bài mới như sau:
- Kiểm tra theo hình thức đối thoại cặp học sinh như sau: 1 học sinh hỏi
và 1 học sinh trả lời, cứ như vậy luân phiên nhau. Nếu em trả lời không trả lời
được hoặc câu trả lời chưa đầy đủ thì em hỏi sẽ trả lời hoặc bổ sung theo ý mình.
- Học sinh cả lớp vừa theo dõi đối thoại, vừa độc lập suy nghĩ để tìn câu
trả lời.
5
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- Hình thức này có thể áp dụng đầu tiết học, trong tiết học hoặc sau mỗi
tiết học (trong phần củng cố).
Để hình thức kiểm tra này đạt hiệu quả, cần có những yêu cầu sau:
- Giáo viên xác định trọng tâm của bài học cho học sinh theo chuẩn KTKN trong học bài cũ và kiểm tra bài mới.
- Học sinh phải tích cực, chủ động trong học tập, chuẩn bị bài chu đáo.
- Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác để tiết
học sinh động, đạt hiệu quả cao.
Minh họa bằng bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn
12, tuần 26, Tiết 67-68.
Tiết 67-68: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
* Giúp học sinh:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra
mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong
cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc
sống và con người.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất
sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản
lĩnh và tài hoa.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và NT: phải nhìn
nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; NT chân chính luôn gắn với
cuộc đời,vì cuộc đời.
+ Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời
sống. Điểm nhìn NT đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
2. Kĩ năng
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
6
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- Tích hợp kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức về cách tiếp nhận và thể hiện hiện thực trong TP, về cảm
hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tại,
qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống cá nhân.
+ Tư duy sáng tạo: về cá tính sắc nét,về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn
đề của nhà văn trong TP.
3. Thái độ
- Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của ND ta, về vẻ
đẹp kiêu dũng của thiên nhiên đất nước.
- Giáo dục HS biết nhìn nhận, đánh giá cuộc đời, con người một cách toàn
diện và có chiều sâu.
- Giáo dục HS biết thấu hiểu rằng: mỗi người trong cuộc đời, nhất là
người nghệ sĩ, không hề đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con
người.
B. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP
- SGK, SGV, Sách tham khảo
- Đối thoại trong học sinh, nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh (1 cặp đối thoại)
Nội dung đối thoại ghi lại như sau:
- Bạn hãy cho biết những nhân vật nào xuất hiện trong truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa”?
Người đàn bà, người chồng, thằng bé Phác, chánh án Đẩu,
nhiếp ảnh Phùng.
- Nhân vật chính là ai?
Người đàn bà hàng chài.
7
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- Nêu những chi tiết chính trong tác phẩm liên quan đến nhân vật này?
Cực khổ, cam chịu, đông con, bị đánh đập, thương chồng con, không muốn bỏ
chồng,...
- Vì sao bà không muốn bỏ chồng?
Vì bà không nuôi nổi một đàn
con,...
- Theo bạn, qua tác phẩm, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì?
Lên án nạn bạo lực gia đình,...
1. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
“Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và
tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Sự tinh anh và tài năng
ấy thể hiện trước hết ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong VHCM trước
1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh cho CM.
Sau năm 1975, văn chương trở về với thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật
đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có
khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp
chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được cái nhu cầu nhìn nhận và
hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn hướng phát hiện đời sống và
con người mới mẻ ấy.
* D¹y bµi míi:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
ND CẦN ĐẠT
Hướng dẫn tìm - Nguyễn Minh Châu (1930- I. Tìm hiểu chung.
hiểu chung
1989), quê ở làng Thơi, xã 1. Tác giả.
Quỳnh Hải (nay là xã Sơn
- Dựa vào phần
- Nguyễn Minh Châu
Hải),
huyện
Quỳnh
Lưu,
tỉnh
tiểu dẫn, hãy nêu
(1930- 1989), quê ở làng
Nghệ
An.
Ông
“thuộc
trong
những nét chính
Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là
số những nhà văn mở đường
8
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
về nhà văn
tinh anh và tài năng nhất của xã Sơn Hải), huyện Quỳnh
NMC?
văn học ta hiện nay"
Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Sau 1975, khi văn chương
chuyển hướng khám phá trở - Sau 1975, khi văn chương
về với đời thường, Nguyễn chuyển hướng khám phá trở
Minh Châu là một trong số về với đời thường, Nguyễn
những nhà văn đầu tiên của Minh Châu là một trong số
thời kì đổi mới đã đi sâu những nhà văn đầu tiên của
khám phá sự thật đời sống ở thời kì đổi mới đã đi sâu
bình diện đạo đức thế sự. khám phá sự thật đời sống
Tâm điểm những khám phá ở bình diện đạo đức thế sự.
nghệ thụât của ông là con
người trong cuộc mưu sinh,
trong hành trình nhọc nhằn
kiếm tiền hạnh phúc và hoàn
thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính(SGK)
- Thời điểm ra
nêu
điểm
của
phẩm
đặc
- Chiếc thuyền ngoài xa được
viết năm 1983 .....
đời của tác phẩm
GV:
2. Tác phẩm.
HS theo dõi SGK trả lời
- Tác phẩm nằm trong xu hướng
nghệ thuật chung của văn học
tác - Chiếc thuyền ngoài xa được viết
năm 1983 – khi cuộc kháng chiến thời kỳ đổi mới: .....
Hướng dẫn đọchiểu
chống Mỹ cứu nước đó đi qua II. Đọc-hiểu văn bản
được 6 năm, đất nước trở lại với
cuộc sống đời thường.
- GV đọc mẫu
một đoạn rồi gọi
HS đọc tiếp văn
bản
9
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- Yêu cầu HS
- HS đọc.
xem phiếu tóm
- Theo dõi, tìm ý chính của
tắt để sắp xếp lại
truyện.
theo trình tự hợp
lý.
- Yêu cầu HS
khái quát nội
- Sắp xếp
- 1 HS đọc văn bản tóm tắt
hoàn chỉnh.
nghệ sĩ nhiếp ảnh
dung từng đoạn.
- Phát hiện đầu
tiên của người
- Nêu khái quát nội dung mỗi a. Chiếc thuyền ngoài xa trong
đoạn.
sương sớm- cảnh đắt trời cho.
nghệ sĩ nhiếp
ảnh là gì?
- Phát hiện đầu
tiên của người
nghệ sĩ nhiếp
ảnh là chiếc
-
Bức tranh mực tàu
- Chiếc thuyền lưới vó trong - Vẻ đẹp đơn giản, toàn bích.
sương sớm.
- Cảm xúc bối rối và trong tim
như có cái gì bóp thắt vào, dấy
- Cảnh đắt trời cho
lên những xúc cảm thẩm mỹ và
hạnh phúc của sự khám phá,
thuyền ngoài xa.
sáng tạo.
Anh đã gọi phát
hiện ấy bằng cái
1. Những phát hiện của người
- Nêu chi tiết trong sách giáo
tên nào?
khoa, nêu cảm nhận người
- Đứng trước
nghệ sĩ.
cảnh đắt trời cho
đó, người nghệ
sĩ có cảm nhận
như thế nào?
b. Chiếc thuyền vào bờ – bức
- Nhưng khi
chiếc thuyền vào
- HS lần lượt trả lời cá nhân, tranh cuộc sống.
bổ sung
- Cảnh tượng :
10
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
bờ, người nghệ
+ Một người đàn bà xấu xí, mệt
sĩ đã chứng kiến
mỏi, cam chịu.
cảnh tượng gi?
+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ
- Có những
dằn, độc ác xem việc đánh vợ
nhân vật nào
như một cách giải tỏa uất ức, đau
xuất hiện trong
khổ.
cảnh tượng bi
+ Đứa con thương mẹ đánh lại
kịch ấy? Họ xuất
cha.
hiện như thế
- Thái độ của người nghệ sĩ :
nào?
kinh ngạc, bất bình, không thể
- Trước cảnh
chịu được, không thể chịu được
tượng ấy, người
(anh vứt máy ảnh xuống đất chạy
nghệ sĩ có thái
nhào tới)
độ như thế nào?
=> Nghịch lí, mâu thuẫn, đối lập
- Nhận xét về 2
* ý nghĩa: Cuộc đời vốn
phát hiện của
chứa đựng nhiều điều phức
người nghệ sĩ?
tạp, đầy mâu thuẫn giữa cái
- Đặt hai cảnh
đẹp của khung cảnh bên
tượng ấy cùng
ngoài và cuộc sống bên
xuất hiện trong
trong.
một không gian
2. Câu chuyện ở tòa án
liền kề nhau như
huyện
vậy có ý nghĩa
a. Câu chuyện của người
như thế nào?
đàn bà hàng chài.
GV cho HS đối
thoại
(Nội dung đối
thoại ghi lại)
- Khuyên li hôn
- Cuộc đời bất hạnh, chứa
đầy mâu thuẫn, bi kịch.
11
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- Chủ định của
- Vái lia lịa, xưng con – quý
nghệ sĩ Phùng và
tòa, rồi khi bình tĩnh lại xưng - Thương con vô bờ, biết
chánh án Đẩu khi là chị-các chú.
chắt chiu hạnh phúc trong
mời người đàn bà - Xấu, đông con, nghèo đói, khổ đau.
đến là gì?
bị đánh, xin lên bờ để đánh,...
- Thái độ của
người đàn bà khi
tới tòa án?
-Người đàn bà kể
-
Bất hạnh, hiểu đời, hiểu - Nhân hậu, bao dung, vị
người, thương con.
tha, đầy cảm thông.
về câu chuyện
cuộc đời mình
như thế nào?...
-Bạn có nhận xét
- Thảo luận, trả lời nhanh
gì về nhân vật
này?
GV nhận xét
Câu chuyện về người
hoạt động của
HS, hỏi thêm:
đàn bà hàng chài là câu
- Ý đồ của của
nhà văn khi xây
dựng nhân vật
người
đàn
chuyện về sự thật cuộc đời
nhiều bí ẩn, éo le, không dễ
dàng hiểu hết được.
bà
hàng chài?
-Theo
em,
nguyên nhân của
tình trạng bạo
lực gia đình?
GV:
liên
hệ,
12
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
giáo dục
GV hướng dẫn - Nêu nhận xét, suy nghĩ,
b. Người nghệ sĩ nhiếp
HS
ảnh Phùng và chánh án
tìm
hiểu đánh giá của cá nhân ra giấy
nhân
vật nháp. Đối chiếu với những
Đẩu.
Phùng, Đẩu.
bạn trong nhóm để thống nhất * Nhiếp ảnh Phùng:
- Suy nghĩ về ý kiến.
- Vốn là nghệ sĩ, chiến sĩ,
người nghệ sĩ
nhạy cảm với cái đẹp và
nhiếp
ảnh
Phùng?
(Trước
và sau khi gặp
người đàn bà)
ghét áp bức bất công.
- Chưa hiểu hết những phức
tạp của cuộc đời, con
người: “không thể nào hiểu
- Suy nghĩ về
được, không thể nào hiểu
nhân vật chánh
được”, vỡ lẽ được nhiều
án Đẩu?
điều, hiểu hơn về con
(Yêu cầu HS ghi
người, cuộc đời.
những từ then
=> Thời đại mới đòi hỏi
chốt vào giấy.
người nghệ sĩ cần có cái
Đối
nhìn mới, đa chiều về cuộc
chiếu
để
chọn ra những ý
kiến thống nhất
và chưa thống
nhất.)
sống, con người.
* Chánh án Đẩu:
- Máy móc, định kiến.
- Thay đổi cái nhìn, hiểu
hơn về con người, cuộc đời
“Phải, phải, bây giờ tôi đã
hiểu”.
3. Đặc sắc nghệ thuật
13
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- Xây dựng tình huống có ý
GV hướng dẫn - Trao đổi, trình bày
nghĩa khám phá.
tìm hiểu nghệ
- Ngôn ngữ người kể
thuật.
chuyện: Phùng hóa thân
- Cách
của tác giả tạo ra điểm nhìn
xây
dựng cốt truyện
trần thuật sắc sảo, khách
của NMC trong - Nêu ngắn gọn
quan, giàu sức thuyết phục.
tác phẩm có gì
- Ngôn ngữ nhân vật phù
độc đáo?
hợp với đặc điểm, tính cách
- Nêu tóm tắt
từng người.
tình
huống
truyện?
- Nhận xét
4. Ý nghĩa
- Tác phẩm là những chiêm
- Ý nghĩa của
nghiệm sâu sắc về cuộc đời
tình huống?
và nghệ thuật: Nghệ thuật
- Nhận xét về
chân chính phải luôn gắn
ngôn ngữ, điểm - Nêu ý nghĩa
với cuộc đời, vì cuộc đời;
nhìn trần thuật
người nghệ sĩ cần nhìn cuộc
của tác phẩm?
sống toàn diện, sâu sắc.
- Báo động về tình trạng
- Ý nghĩa sâu
sắc mà tác phẩm
bạo lực gia đình và hậu quả
khôn lường của nó.
gợi lên là gì?
A. Hướng dẫn tự học.
GV hướng dẫn HS về nhà lập dàn ý
- Tìm đọc trọn vẹn tác
HS tự học.
phẩm
- Phân tích nhân vật người
đàn bà hàng chài.
2. Củng cố, dặn dò
14
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
* Củng cố: Phân vùng kiến thức cho HS chuẩn bị 5 phút, đối thoại theo
cặp, lưu ý HS kết hợp câu hỏi tái hiện với câu hỏi suy luận. Khi các cặp trình
bày xong, ghép lại sẽ được bức tranh toàn cảnh về tác phẩm.
* Dặn dò:
- Nắm vững cốt truyện, nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Đọc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: “Thực hành hàm ý”.
Điểm mới của bài soạn trên không phải ở kiến thức được định hướng theo
Chuẩn KT-KN mà là ở phương pháp, thao tác để học sinh tự thân vận động,
chiếm lĩnh tác phẩm, tạo không khí học tập tích cực cho học sinh. Học sinh
không chỉ đối thoại với giáo viên như thường thấy mà còn đối thoại với chính
học sinh. Thêm nữa, HS còn tự đối thoại với chính mình.
4. Kết quả của nghiên cứu
Đề tài đã được tiến hành trong 3 năm: năm học 2012-2013, 2013-2014,
2014-2015. Năm học này, tổ chuyên môn đã dự giờ 2 tiết và đánh giá đây là
phương thức kiểm tra sáng tạo và có hiệu quả.
Tăng cường đối thoại là hướng đi tích cực trong công cuộc đổi mới dạyhọc văn. Song không chỉ có đối thoại giữa GV-HS mà cần thiết tăng cường đối
thoại giữa HS-HS.
Tác dụng:
- Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Đối thoại sẽ lôi
cuốn các em vào cuộc. Các em sẽ được nghe bạn nói, nói cho bạn nghe. Muốn
nói được buộc các em phải suy nghĩ. Muốn hỏi được, các em phải tự học.
- Có được người đối thoại cùng mức, các em sẽ tự tin hơn, hào hứng hơn.
Như vậy, bằng hình thức đối thoại, chúng ta đã “vật chất hóa hoạt động bên
trong của HS”.
- Rèn cho các em có kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin, khuyến khích năng
lực tự học ở học sinh.
Toi đã tiến hành khảo sát hiệu quả của phương pháp này ở lớp 12a1 trước và
sau khi áp dụng phương pháp trên các tiêu chí : số học sinh tham gia phát biểu
thảo luận trong một tiết, khả năng mạnh dạn phát biểu trước tập thể, hứng thú
của học sinh khi học bài và mức độ hiểu bài. Kết quả nhận được là rất khả quan
Tiêu chí
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
15
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Số học sinh phát biểu trong một tiết
12%
25%
Khả năng mạnh dạn phát biểu trước 25%
60%
tập thể
Hứng thú khi học bài
40%
80%
Mức độ hiểu bài
60%
90%
III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Từ khi Bộ Giáo dục – Đào tạo chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện,
trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy thì giờ đây những phương pháp mới
cũng được giáo viện ứng dụng rộng rãi vào trong quá trình giảng dạy. Điều đó
chứng tỏ những phương pháp mới cũng có những ưu điểm nhất định và phù hợp
với tình hình giảng dạy của ngành Giáo dục trong thời kì đổi mới, thời kì công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Tiếp nối những thành tựu của quá trình đổi mới dạy và học của ngành
Giáo dục, ở bài viết này chúng tôi hy vọng nó là những dấu hiệu khả quan cho
những tiết dạy có sự đổi mới phương pháp đổi mới. Nó có tác dụng là nhằm gây
sự hứng thú học tập ở học sinh. Nhưng cũng cần biết phối hợp nhiều phương
pháp, kĩ thuật dạy-học một cách linh hoạt để phát huy tối đa thế mạnh của từng
phương pháp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
quá trình học tập. Điều đó góp phần đưa hoạt động dạy và học của nhà trường
càng ngày càng tiến bộ hơn nữa, xứng đáng với sự nghiệp trồng người trong thời
kì mới.
2. Kiến nghị.
Đối với nhà trường : Mong muốn nhà trường tạo điều kiện phân công
chuyên môn, sắp xếp thời khóa biểu hợp lí để ngoài giờ dạy trên lớp giáo viên
16
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
có thời gian học tập nghiên cứu nhằm năng cao trình độ chuyên môn và đổi mới
phương pháp.
Đối với tổ chuyên môn : Trước những phương pháp mới đã được kiểm
nghiệm có hiệu quả nên triển khai rộng rãi cho các thành viên trong tổ nhằm tạo
ra hứng thú cho cả người dạy và người học, nâng cao chất lượng môn Ngữ văn
trong nhà trường.
Thạch Thành, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người thực hiện
nhà trường
Nguyễn Thị Thu Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận ( chủ biên) – Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2014
2. Phan Trọng Luận ( chủ biên) – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006.
3. Phan Trọng Luận ( chủ biên) – Sách giáo viên Ngữ văn 12, Nhà xuất
bản Giáo dục, 2006.
4. Cách thức tổ chức cho học sinh đề xuất và giải quyết bài tập tình huống
trong dạy-học Ngữ văn bậc trung học (TS. Trương thị Bích, Tạp chí giáo dục số
276, tháng 12-2011)
5. Đổi mới phương pháp day-học văn ở Đại học theo hướng đối thoại.
(TS. Nguyễn Hoa Bằng, website Đại học Cần Thơ)
17
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐI THOẠI GIỮA HỌC SINH VỚI
HỌC SINH KHI DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
6. Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy-học. (Bộ
GD&ĐT, dự án Việt Bỉ, NXB ĐHSP năm 2010)
7. Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh”.( Bộ GD&ĐT, Chương trình phát triển
giáo dục trung học, năm 2014)
18