Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

tìm hiểu công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh mtv cơ khí duyên hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.54 KB, 70 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của tổ chức quản lý và có tầm quan trọng
hết sức to lớn đối với hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp ngày nay. Vì lẽ
đó, lập kế hoạch sản xuất còn được xem là bí quyết kinh doanh, và hầu như
người ta không thích phổ biến cho nhau. Công tác lập kế hoạch thường là khâu
quan trọng sống còn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được điều này chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Tìm hiểu công tác lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp” đã cung cấp cho em những cái
nhìn tổng quan nhất về công tác lập kế hoạch tại một doanh nghiệp ngoài thực
tế. Đây là những kiến thức sinh động, trực quan, góp phần củng cố cho sự hiểu
biết của em về hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời nó giúp em trang bị
những kiến thức cần thiết cho tương lai sau này. Đợt thực tập tốt nghiệp là một
trải nghiệm thật bổ ích và mới mẻ, cung cấp cho em những hiểu biết cụ thể khi
bắt tay vào hoàn thiện chuyên đề. Chuyên đề tìm hiểu công tác lập kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp gồm có 4 chương chính sau:
- Chương I: Lý luận chung về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại doanh
nghiệp
- Chương II: Tổng quan về công ty
- Chương III: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại
doanh nghệp
- Chương IV: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện nâng cao hiệu quả
công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Để có thể hoàn thiện được bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo Phạm Ngọc Thanh, cùng toàn thể cô chú tại công ty
TNHH MTV Cơ khí Duyên Hải.
Tuy nhiên do hạn chế về hiểu biết và kiến thức nên bài báo cáo này còn nhiều
hạn chế và không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự nhận xét của các thầy cô giáo
và các bạn để giúp em có thể hoàn thiện bài báo cáo này


Em xin chân thành cảm ơn!
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI MỘT DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Lập kế hoạch sản xuất là vấn đề cơ bản nhất trong các hức năng quản lý, bởi vì
nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Chẳng
những lập kế hoạch sản xuất là một chức năng quản lý cơ bản của các nhà quản
lý ở mỗi cấp trong một tổ chức, mà các chức năng còn lại của nhà quản lý cũng
phải dựa vào nó để tiến hành cho tốt
Tùy theo thuyết quản lý sản xuất của các nhà nghiên cứu khác nhau
người ta chia ra các chức năng quản lý theo các hệ thống khác nhau
• Hệ thống 4 chức năng:
Chức năng lập kế hoạch: dự kiến các nội dung cần phải làm và thời gian cần
phải tiến hành.
Chức năng xây dựng tổ chức: trong đó ta quy định rõ các công việc cần phải tiến
hành để đạt được mục tiêu sau cùng kể cả tầm vĩ mô và vi mô.
Chức năng xác định biên chế: Cần biết rõ ràng trong bộ phận có bao nhiêu người
(cơ cấu nhân sự) và các nhiêm vụ cụ thể của các thành viên để hoạt động sản
xuất được tiến hành một cách nhịp nhàng.
Chức năng lãnh đạo và kiểm tra: là đề ra những phương hướng quản lý trong
từng thời kỳ, đồng thời kiểm tra tiến độ và chất lượng các công việc đã hoàn tất.
• Hệ thống 5 chức năng: theo hệ thống này, có nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của công tác phối hợp, điều hành sản xuất của các bộ phận trong toàn
công ty.
- Chức năng thiết kế (thiết lập chương trình hành động)
- Chức năng tổ chức
- Chức năng chỉ huy
- Chức năng phối trí
- Chức năng kiểm soát

Qua các chức năng vừa kể trên ta thấy rõ dù theo hệ thống nào đi nữa, nhà quản
lý sễ vẫn phải tổ chức, xác định biên chế lãnh đạo và kiểm tra toàn bộ các hoạt
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
động sản xuất đang diễ ra phụ thuộc vào việc đã thực hiện được bao nhiêu phần
trăm của kế hoạch ban đầu.
Vậy, lập kế hoạch sản xuất có nghĩa là cần phải xác định trước xem làm cái gì,
khi nào làm, việc lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng tháí hiện tại của
chúng ta tới điểm mà ta muốn có trong tương lai. Nó không chỉ bao gồm một
cách rõ rệt các sự việc mới mà còn có những sáng kiến hợp lý và khả năng phải
làm gì, nó sẽ làm cho các công việc có thể xảy ra sẽ không xảy ra khác đi . mặc
dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có
thể gây trở ngại cho kế hoạch đã định trước, nhưng nếu không có kế hoạch thì
hành động của con người sẽ đi đến chỗ vô mục đích, mất phương hướng và đi
đén chỗ phó thác cho may rủi.
Như vậy ta có thể hiểu rằng : việc lập kế hoạch sản xuất phải xác định trước, dự
kiến trước một cách có hệ thống tất cả những công tác cần phải cố gắng làm
được, nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất.
điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu chất lượng sản phẩm- năng suất sản
phẩm- thời gian giao hàng- lơi huận- uy tín của doanh nghiệp. Vì thế có thể coi
đây là một khẩu hiệu và một chương trình hành dộng trong mọi công ty.
Có thể hiểu một cách rõ rang hơn: việc lập kế hoạch sản xuất là việc xây dựng
nên các công việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện chúng phù hợp với các
điều kiện có thể đạt được nhằm đạt được các mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất
II. HỆ THỐNG VỀ CÁC LOẠI KẾ HOẠCH
Cần phân biệt rõ các lại kế hoạch để lập kế hoạch cho có hiệu quả. Tùy theo tính
chất cụ thể của các hoạt động cần có trong tương lai mà người phân tích chia các
loại kế hoạch như sau:
1. Kế hoạch về việc thực hiện các chiến lược: phản ánh lĩnh vực rộng lớn
trong hoạt động của doanh nghiệp. thuật ngữ chiến lược thường dùng theo ba ý
nghĩa phổ biến là:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Các chương trình hành động tổng quát và sự triển khai các nguồn lực quan
trọng để đạt đến mục tiêu toàn diện.
- Chương trình các mục tiêu của một tổ chức và những thay đổi của nó, các
nguồn lực được sử dụng để đạt được các mục tiêu này, các chính sách điều hành
việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực này.
- Chương trình các mục tiêu dài hạn, cơ bản của doanh nghiệp và lựa chọn các
đường lối hoạt động và phân bố các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu
này.
Ngoài ra, trong kế hoạch về việc thực hiện kế hoạch chiến lược, người ta còn
quan tâm đến việc phân loại sau:
Kế hoạch về việc thực hiện các chính sách
Kế hoạch về việc thực hiện các quy tắc
Kế hoạch về việc thực hiện các chương trình
Kế hoạch về việc thực hiện các ngân quỹ
2. Kế hoạch về việc thực hiện một mục đích (hay một nhiệm vụ ở tầm vĩ
mô): đây là một công tác cần đạt tới của các doanh nghiệp trong hệ thống quốc
gia.
Ví dụ:
- Với sản xuất kế hoạch đặt ra là phải làm sao để sản xuất và phân phối sản
phẩm đến tận tay người tiêu dung (phù hợp với chiến lược chung của toàn quốc
gia.)
- Công việc của tòa án là làm thế nào giải thích và áp dụng luật pháp phù
hợp( với thể chế chung của toàn quốc gia).
- Công việc của nhà trường là giảng dạy và nghiên cứu
3. Kế hoạch về việc thực hiện các mục tiêu bộ phận ( hay mục tiêu ở tầm vĩ
mô)
Đây là những kế hoạch hết sức cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục
tiêu chủ yếu và giữ gìn sao cho các mục tiêu này không ngoài chiến lược kinh
doanh, sự phát triển kinh tế của cả quốc gia.

Ví dụ: kế hoạch của cả doanh nghiệp là làm thế nào để đạt ra lợi nhuận
sau quá trình sản xuất.
Các mục tiêu này thường được thiết kế cho phù hợp với nhau, khác nhau là ở
chỗ mục tiêu và biện pháp không thể một mình đảm bảo được mục tiêu của toàn
công ty
III. VAI TRÒ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong quá trình sản xuất, việc lập kế hoạch giữ một vai trò hết sức quan trọng,
nó góp phần giúp doanh nghiệp:
- Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi.
- Tập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định.
- Tạo khả năng tác nghiệp về kinh tế (giảm chi phí về sản xuất, giảm thời gian,
giảm công sức…)
- Thuận lợi cho việc kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch.
IV. CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH:
1. Bước 1: Nhận thức cơ hội:
a) Phân tích tình huống cạnh tranh (phân tích mục tiêu kinh tế xã hội):
- Tìm hiểu thực trạng, xu hướng biến đổi của xã hội
- Tìm hiểu các nhu cầu, mong đợi của xã hội
- Nhận dạng những đặc điểm kinh tế của ngành mình và của mục tiêu hoạt
động.
- Nhận dạng vị trí cạnh tranh tương đối giữa các ngành trong nề kinh tế để
tìm kiếm và đánh giá cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
- Đánh giá những đe dọa có thể xuất hiện từ phía đối thủ cạnh tranh.
b) Phân tích tình trạng nội tại của doanh nghiệp
- Đánh giá kết quả thực tế của doanh nghiệp
- Thực hiện việc phân tích TWOS
Mối đe dọa ( Theats- T)
Cơ hội (Opportunities- O)
Thế yếu (Weakness –W)

Thế mạnh (Straight – S)
2. Bước 2: lập các mục tiêu:
Khi phân tích các yếu tố để tiến hành lập các mục tiêu cần xác định mục tiêu từ
nhỏ đến lớn, từ gần đén xa, từ vi mô đến vĩ mô và tính toán trước mục tiêu cuối
cùng cần đạt tới của doanh nghiệp là gì để từ đó xác định kế hoạch cho phù hợp.
3. Bước 3: Xem xét các tiền đề lập kế hoạch:
Cần có những nhận thức rõ ràng, kỹ càng về nhiều mặt trên nhiều phương diện
để có thể hiểu biết về những cơ sở những tiền đề của doanh nghiệp đang có.
Việc phân tích này càng kỹ lưỡng, đầy đủ bao nhiêu thì càng giúp cho doanh
nghiệp tránh được nhiều sự rủi ro trong kinh doanh bấy nhiêu.
4. Bước 4: Xác định phương án:
Khi xây dựng phương án, thường ta thiết lập nhiều phương án với các cách thức
thực hiện khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu bộ phận. Có như vậy ta mới có
thể có điều kiện cân nhắc phương án nào là thích hợp nhất đối với các mục tiêu
bộ phận đã có
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
5. Bước 5: So sánh các phương án đã đề ra
Phương án Thời gian Chi phí Công sức Năng lực
1
2
3
Khi tiến hành so sánh các phương án đã đề ra cần lập bảng thật tỷ mỉ các nội
dung cần đạt được của các phương án. Tốt nhất ta nên dùng phương pháp cho
điểm để dễ dàng thuận lợi khi lựa chọn phuong án sau cùng của việc lập kế
hoạch.
6. Bước 6: Chọn phương án:
Sau khi đã tính toán, so sánh, lựa chọn giữa các phương án ta cần đi đến quyết
định để lựa chọn phương án tối ưu. Đối với doanh nghiệp,ta cần thiết phải xác
định them một số yếu tố như sau:
- Phương án đã khả thi hay chưa

- Những yêu cầu thiết yếu để phương án có thể hoàn thiện được
- Các biện pháp nhằm thực hiện tốt phương án
- Cần phải tổ chức thực hiện như thế nào
Tóm lại khi xem xét, so sánh lựa chọn quyết định cho một phương án, cần đáp
ứng được các tiêu chuẩn sau;
Phù hợp với những nhu cầu của mục tiêu
Đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh
Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
Phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm
7. Bước 7: lập kế hoạch hỗ trợ
Sau khi đã lựa chọn một phương án, ta cần ngồi lại và phân tích thật kỹ càng yếu
tố “ làm thế nào?”. Trả lời câu hỏi “làm thế nào” lại phát sinh ra một loạt các
mục tiêu mới và đòi hỏi phải có những kế hoạch để đáp ứng những mục tiêu
này. Đây chính là những kế hoạch hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu ban đầu
(phương án đã chọn). các kế hoạch hỗ trợ này được xem như các kế hoạch con
và các bước thực hiện lại quay trở về bước 1.
8. Bước 8: Số hóa bằng các kế hoạch để lập ngân quỹ:
Sau quá trình chuẩn bị kỹ càng các kế hoạch thực hiện ta cần phải số hóa các kế
hoạch đó bằng các số liệu cụ thể. Các số liệu này có nhiệm vụ căn chỉnh cho quá
trình thực hiện kế hoạch đi đúng hướng. công việc số hóa này thường bao gồm:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Lập được tiến độ và thời gian giao nhận hàng
- Tìm hiểu được số lượng sản xuất, giá bán bao nhiêu, năng suất như thế
nào
- Chi phí cho tác nghiệp cần có
- Chi phí cho trang thiết bị cần có
- Khả năng thu hồi vốn
V. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SẢN
XUẤT
1. Khả năng tài chính: là một vấn đề hết sức quan trọng có ảnh hưởng rất lớn

đến việc lập KHSX. Khả năng tài chính cho phép nhà sản xuất có cái nhìn toàn
diện, đầy đủ hơn cũng như có thể trở tay kịp khi các biến động khác xảy ra. Vì
vậy, nếu khả năng tài chính suy yếu sẽ đồng thời kéo theo suy yếu nhiều yếu tố
khác.
2. Nhu cầu khách hàng: tùy theo thời điểm và công tác tiếp thị giũa các
doanh nghiệp, tùy theo mức độ cạnh tranh mà đôi khi nhu cầu khách hàng có sự
biến động rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đén việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh
nghiệp của ta. Do đó trong khi lập và thực hiện kế hoạch bao giờ yếu tố tiếp thị
cạnh tranh dựa trên sự tìm hiểu nhu cầu khách hàng không bao giờ được tách rời
nhau
3. Công suất thiết kế; trong quá trình lập kế hoạch thường người ta có xu
hướng lập ra những kế hoạch sao cho tận dụng hết công suất của thiết bị, dụng
cụ, nhà xưởng, con người,…mà quên tính đến những trục trặc khó khăn sẽ đến
trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch. Vì vậy khi KHSX luôn cần nhớ vận
dụng tính sáng tạo, linh hoạt và nhịp nhàng để tận dụng tối đa công suất theo
thiết kế
,
Tài chính
(vòng tiền tệ)
Tiếp thị (nhu cầu
của khách hàng )
Sản xuất (- Công
suất thiết bị, hàng
tồn kho)
Quản trị
(thu hồi vốn đầu
tư)
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Công nghệ ( hoàn
chỉnh, ổn định)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
4. Điều kiện về công nghệ: công nghệ càng hoàn chỉnh, ổn định bao nhiêu
thì càng dễ dàng đạt được kế hoạch đề ra bấy nhiêu. Do đó, trong sản xuất công
nghiệp, việc cải tiến công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất luông gắn liền với
việc nâng cao tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm, đảm bảo tốt được kế
hoạch đề ra.
5. Sự biến động về nguồn cung ứng vật tư đầu vào:
Sự biến đổi yếu tố đầu vào có nhiều biến đổi như: nguyên liệu, trang thiết bị
máy móc, chính sách áp dụng… có thể thay đổi mà ta không thể lường trước
được, và như thế chúng có tác động tiêu cực hay tích cực đến quá trình lập
KHSX. Vì vậy khi tiến hành lập KHSX, cần tìm hiểu kỹ đặc điểm, kỹ năng ,
công suất, phương tức giao dịch, thanh toán… của doanh nghiệp cung ứng hàng
cho doanh nghiệp của mình. Từ đó có thể dễ dàng lường trước được những trục
trặc nếu có về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu. thông thường, ta nên có những
mối quan hệ đa dạng hơn về nguồn cung ứng để những ảnh hưởng nếu có của
nguồn cung ứng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến KHSX của doanh nghiệp.
6. Nguồn nhân lực:
Nhấn mạnh đến yếu tố con người trong sản xuất và kinh doanh. Khi tiến
hành lập KHSX, cần đề ra những biện pháp để sử dụng nguồn nhân lực sẵn có
và có những chế độ, chính sách giúp cho nguồn nhân lực này luôn ổn định.
Đồng thời kích thích đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn gắn bó với nhau vì lợi
ích của công ty. Trong các kế hoạch dài hạn, cần có phương án thu hút, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu xã hội và yêu cầu của chính
daonh nghiệp.
Nguồn nhân lực
( hoạch định
nguồn nhân lực)
Cung ứng vật tư đầu
vào

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7. Quản trị thu hồi vốn đầu tư: khi đánh giá hiệu quả của những phương án
đã đem ra so sánh, người ta thường xem xét hiệu quả sản xuất theo yếu tố thời
gian. Do đó cần đặc biệt quan tâm đến phương án mà song song với việc giảm
mức đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, còn phải đảm bảo rút ngắn thời gian thực
hiện, có khả năng phân phối kịp thời sản phẩm trên tị trường, thu hồi vốn và
quay vòng vốn nhanh.
VI. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT:
Sau quá trình lập KHSX, việc thực hiện kế hoạch cũng đòi hỏi được quan tâm
đúng mức và phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt. việc thực hiện kế hoạch
ở mỗi cấp thấp hơn phải đảm bảo tính khả thi. Nếu điều này không thực hiện
được, cần phải phản hồi cụ thể và kịp thời để có các kế hoạch điều chỉnh khi cần
thiết. Có thể thấy rõ điều này trong sơ đồ thực hiện KHSX dưới đây:
Cần thay đổi kế
Hoạch sx không?
Cần thay đổi lịch
xem lại nhu trình sx không?
cầu
xem lại

việc thực
không hiện có
đáp
ứng nhu
cầu kế
hoạch vật
tư không?
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Lịch trình tiến độ sản xuất
Kế hoạch nhu cầu vật tư

Kế hoạch nhu cầu công suất thiết
bị
Xác định tính hiện thực
Thực hiện kế hoạch vật tư
Thực hiện kế hoạch công suất
Việc
thực hiện
công suất
suất có
đáp ứng
nhu cầu
công suất
thiết bị
không
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Qua phần trình bày trên, ta thấy rõ : muốn hoạch định nhu cầu vật tư chính
xác, phải xác định chính xác tính khả thi của lịch tiến độ trong mối quan hệ với
công suất máy móc thiết bị. do đó, hoạt động điều khiển lịch tiến độ sản xuất có
tầm quan trọng đặc biệt, nó có tác động đến công tác hoạch định nhu cầu vật tư
và KHSX.
Lịch tiến độ KHSX là bộ phận chủ yếu của chu kỳ sản xuất. Thông thường,
các doanh nghiệp lập tiến độ sản xuất chung cho mỗi thời kỳ sản nhất định sau
đó, quy định thời gian ngắn hơn để thực hiện kế hoạch đó. Mỗi sự vi phạm tiến
độ KHSX đều không được chấp nhận trong quá trình sản xuất.
Sau khi thực hiện các công việc lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp thực
hiện các công tác đánh giá theo dõi việc thực hiện các công việc đã đề ra đó.
Nhìn vào sơ đồ sản xuất và thực hiện lập kế hoạch sản xuất như trên ta có thể
thấy được quy trình hoạt động của một doanh nghiệp cũng như cách thức tổ
chức sản xuất của doanh nghiệp đó.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Tên, địa chỉ công ty
- Tên đăng ký: Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ Khí Duyên
Hải.
- Tên tiếng Anh: Duyenhai Mechanical Limited Company
- Tên viết tắt: DMC CO.LTD
- Trụ sở chính: số 133 đường 5 cũ, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng,
Hải Phòng.
- Điện thoại: 0313.745.312
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Fax: 0313.745.730
- Mã số thuế: 0200596735
- Email:
- Chủ sở hữu của công ty là Nhà nước mà đại diện là Tổng Công Ty Máy
và Thiết bị công nghiệp.
2. Các văn bản pháp lý
Công ty TNHH NN MTV Cơ Khí Duyên Hải là một doanh nghiệp Nhà Nước,
có tư cách pháp nhân đầy đủ theo các văn bản pháp lý sau :
- Công ty được thành lập ngày 05/10/1955. Ngày 15/12/2003 được đổi tên
thành Công ty TNHH NN MTV Cơ Khí Duyên Hải (Quyết định số
217/2003/QĐ-BCN ngày 15/12/2003).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu Tư Hải Phòng
cấp ngày 27/11/2008.
3. Quá trình hình thành và phát triển
- Từ năm 1955 – 1960 : đây là giai đoạn khôi phục nhà máy,từ những ngày
đầu đi vào hoạt động nhà máy Cơ khí Duyên Hải chỉ là một xí nghiệp nhỏ do địa
phương quản lý với cơ sở vật chất,trang thiết bị thô sơ lạc hậu chuyên sửa chữa
các thiết bị loại nhỏ và vừa.Năm 1955 diện tích của nhà máy chỉ có 100 m2 đến
năm 1957 nhà máy mở rộng thêm phân xưởng Đúc với diện tích 813 m2,trang bị
thêm 10 máy sản xuất. Đội ngũ cán bộ tăng từ 28 công nhân(1955) đến 450

công nhân(1959).
- Từ năm 1961-1985: Trong giai đoạn này nhà máy gặp nhiều khó khăn nhưng
vẫn phát huy tinh thần tự lập,tự cường, độc lập sáng tạo chuyển sang sản xuất
đặt hàng hợp đồng trong và ngoài kế hoạch.
- Từ năm 1985 đến nay: Đây là giai đoạn nhà máy đổi mới chủ chương từ cơ
chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường,công ty Cơ khí Duyên Hải
cũng như hầu hết các doanh nghiệp,công ty Cơ khí Duyên Hải cũng như hầu hết
các doanh nghiệp khác trong cả nước gặp không ít khó khăn.Số lượng công nhân
giảm,tình hình sản xuất bị ngưng trệ đe doạ đến sự sống còn của nhà máy.Trước
tình hình đó nhà máy đã quyết định đầu tư một dây truyền sản xuất thép xây
dựng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Với các giai đoạn đi lên,phát triển không ngừng đó,ngày 25/7/1997 Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp duyệt theo quyết định số 1566/QĐ – TCCB đã đổi tên:” Nhà
máy Cơ khí Duyên Hải” thành “Công ty Cơ khí Duyên Hải”.
Công ty Cơ khí Duyên Hải ngày nay là một Công ty lớn với 7 phân xưởng chính
có khả năng sản xuất những mặt hàng có kỹ thuật cao phục vụ cho ngành công
nghiệp.
Trong nhiều năm hoạt động phát triển và trưởng thành công ty đã đạt được nhiều
thành tựu và nhiều bằng khen cũng như huân huy chương của nhà nước.
Doanh nghiệp đạt : 2 Huân chương Lao động hạng nhất
1 Huân chương lao động hạng nhì
4 Huân chương lao động hạng ba
Doanh nghiệp còn là lá cờ đầu ngành công nghiệp nhiều năm liền.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 công ty Cơ khí Duyên Hải sẽ trở thành Công
ty có mặt hàng ổn định,kỹ thuật đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoà nhập với công
nghệ gia công cơ khí trong khu vực.
4. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh thiết bị, máy móc phụ tùng công nghiệp, hộp giảm
tốc các loại, khung nhà xưởng và kết cấu thép.

- Sản xuất kinh doanh thép xây dựng, thép hình, phá dỡ tàu cũ.
- Xuất nhập khẩu thiết bị máy móc vật tư.
- Sản xuất kinh doanh thiết bị nâng hạ.
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh
nhà.
5. Sản phẩm chính
Công ty sản xuất kinh doanh các sản phẩm bao gồm: Hộp giảm tốc các loại, gia
công chế tạo các sản phẩm cơ khí, khung nhà xưởng, kết cấu thép, thiết bị nâng
hạ, chế tạo các sản phẩm bơm bùn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
6. Vốn điều lệ: 66.600.000.000 đồng (sáu mươi sáu tỷ, sáu trăm triệu đồng
chẵn)
7. Kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH NN MTV Cơ Khí Duyên Hải là một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực cơ khí vá xây lắp công nghiệp. Công ty có lực lượng
nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm cơ khí với đội ngũ kỹ thuật có trình độ
chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản. Các đơn vị sản xuất được trang bị đầy đủ
các phương tiện cần thiết để sản xuất máy, thiết bị công nghiệp, từ khâu tạo
phôi, gia công cơ khí, lốc uốn, hàn áp lực, xử lý nhiệt đến kiểm tra xuất xưởng.
Các lĩnh vực hoạt động chính:
7.1 Sản xuất:
- Từ năm 1972-2000: đã đóng 168 tàu hút bùn HB16.
- Từ năm 2003-2009: chế tạo hơn 10.000 tấn thiết bị van cung, van phẳng
và thiết bị khác cho công trình thủy điện PleiKrong, Buonokuop, A Vương, Sơn
La thuộc dự án cấp I Quốc gia.
- Chế tạo thiết bị cho dây chuyền cán 300.000 tấn/ năm cho dự án thép Hòa
Phát, thép Việt Ý, thép Úc-SSE, thép Pomi Hoa Ninh Bình, thép Thái Nguyên,
Thép Phú Mỹ.
- Từ 1972-2009: chế tạo hàng năm 800 ÷ 1000 hộp giảm tốc các loại từ 1.5
÷ 1200kw.

- Có dây chuyền đúc thép, đúc gang mác cao.
- Có dây chuyền tạo phôi rèn, gia công cơ khí, nhiệt luyện tôi tần cao- thấm
than thể khí.
- Các sản phẩm do công ty cung cấp có thể chế tạo theo thiết kế của nước
ngoài hoặc tự thiết kế với sự giám sát nghiêm ngặt về chất lượng của chuyên gia
tư vấn nên đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của thiết kế.
7.2 Kinh doanh:
- Trong những năm qua nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, đội ngũ kỹ sư và công nhân có nhiều kinh nghiệm và không ngừng đầu tư
vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho nên công ty TNHH NN MTV Cơ Khí
Duyên Hải đã không ngừng ổn định và phát triển. Doanh thu năm sau cao hơn
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
năm trước, đã đạt ngưỡng hơn 100 tỷ/ năm.
7.3 Sản lượng, chủng loại, doanh thu đối với các sản phẩm sản xuất kinh
doanh chính 03 năm gần đây:
- Doanh thu tiêu thụ phụ kiện tàu hút bùn từ 30m
3
/h đến 16030m
3
/h = 5
tỷVNĐ/năm.
- Doanh thu tiêu thụ hộp giảm tốc các loại có công suất từ 1.5kw ÷ 1200kw
số lượng từ 800 ÷ 1000 hộp/năm đạt 8.1 tỷ VNĐ.
- Doanh thu hàng sửa chữa cơ điện cho các nhà máy cán thép, xi măng, mía
đường đạt khối lượng 150 tấn/năm tương đương 06 tỷ VNĐ.
- Doanh thu hàng thép kết cấu như van phẳng, van cung của thủy điện
thuộc các dự án trong nước đạt 4000 tấn/năm tương đương 120 tỷ VNĐ.
8. Giới thiệu các công trình đã thực hiện
8.1 Các thiết bị cơ khí thủy công mà công ty đã thực hiện:
• Dự án thủy điện Pleikrong:

- Khe van sửa chữa đập tràn.
- Van sửa chữa đập tràn
- Van cung
- Chốt treo van cung + chốt treo xilanh
- Gối quay cửa van cung
• Dự án thủy điện Buônkuop:
- Chốt treo xilanh + chốt treo van cung.
• Dự án nhà máy thủy điện A Vương
- Khe van sửa chữa đập tràn
- Van sửa chữa đập tràn
- Van cung
- Van sửa chữa hạ lưu
- Chốt treo xilanh
- Chốt treo van cung
• Dự án nhà máy thủy điện Sơn La
- Cửa van sửa chữa
- Cửa van sửa chữa sự cố
- Lưới chắn rác
- Nắp lưới chắn rác
8.2 Các thiết bị chế tạo cho dây chuyền cán thép 300.000 tấn/năm
• Công ty thép Úc – SEE
- Chế tạo và lắp ráp sàn con lăn làm nguội thép dây khối lượng 460 tấn
(theo thiết kế của DANIELI)
• Công ty thép POMIHOA Ninh Bình
- Chế tạo và lắp ráp sàn nguội thép thanh theo thiết kế của POMINI, khối
lượng 500 tấn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
• Công ty thép Việt – Ý
- Chế tạo và lắp ráp hệ thống sàn nguội thép dây (theo thiết kế của
DANIELI) khối lượng 600 tấn.

• Công ty thép Hòa Phát
- Chế tạo và lắp ráp hệ thống sàn nguội cán dây 550 tấn (theo thiết kế của
DANIELI)
• Công ty thép 300.000 tấn Thái Nguyên
- Chế tạo và lắp ráp thiết bị cán thanh hệ thống sàn nguội thép dây (theo
thiết kế của DANIELI)
• Công ty cán luyện thép Phú Mỹ
- Chế tạo và lắp ráp hệ thống sàn con lăn cán thép khối lượng 550 tấn(theo
thiết kế của SIMAC)
• Chế tạo bích neo 75 tấn cho Cảng Hải Phòng năm 2002
8.3 Trong lĩnh vực xây lắp
Ngoài việc thực hiện các hợp đồng trọn gói chế tạo lắp đặt nêu trên, công ty đã
và đang thực hiện các hợp đồng xây dựng các công trình công nghiệp và dân
dụng như sau:
- Toàn bộ nhà xưởng của công ty TNHH NN MTV Cơ Khí Duyê Hải
- Thiết kế thi công nhà xưởng sản xuất ô xy và chụp hút bụi của Công ty cổ
phần luyện thép Sông Đà.
Ngoài ra, công ty còn liên doanh với nhiều hãng của nước ngoài (Hàn Quốc, Ý,
Nhật ) để cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp
Việt Nam.
Các công trình do công ty đảm nhận đều đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng,
được các chủ đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.
KÊ KHAI CÁC HỢP ĐỒNG ĐÃ THỰC HIỆN CỦA NHÀ THẨU
Tên nhà thầu: Công ty TNHH NN MTV Cơ Khí Duyên Hải.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
STT
Tên hợp
đồng
Tên dự án
Tên chủ đầu


Giá hợp đồng
(hoặc giá trị
được giao
thực hiện)
Ngày bắt
đầu dự án
Ngày kết
thúc dự án
Gia công
thiết bị
MC Project
(Nhật Bản)
Cty TNHH
MTV chế tạo
thiết bị và
đóng tàu HP
10.205.339.200 4/7/2007 31/1/2008
2
Gia công
thiết bị thủy
điện
Nhà máy
thủy điện
Sơn La
Tổng cty máy
và thiết bị
công nghiệp
7.745.886.360 14/8/2008 31/12/2008
3

Gia công
thiết bị thủy
điện
Nhà máy
thủy điện
Sơn La
Tổng cty máy
và thiết bị
công nghiệp
9.138.523.680 4/9/2008 30/12/2008
4
Gia công
thiết bị thủy
điện
Nhà máy
thủy điện
Sơn La
Tổng cty máy
và thiết bị
công nghiệp
60.056.517.010 23/4/2009 10/12/2009
5
Gia công
bánh xe cầu
trục
Lisemco 2
Cty cổ phần
thiết bị nâng
ATT
237.908.300 12/12/2009 30/12/2009

6
Gia công
bánh xe cầu
trục
Cty cổ phần
thiết bị nâng
ATT
139.162.840 2/12/2009 30/12/2009
7
Gia công
dầm cầu trục
7.5 tấn
96.200.000 16/4/2010 6/5/2010
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
8 Dầm cột nhà
Cty TNHH
Delta Việt
Nam
1.386.240.000 27/3/2010 27/4/2010
9
Gia công
chế tạo máy
ép 500 tấn
Viện nghiên
cứu cơ khí
66.600.000 5/3/2010 5/5/2010
10
Gia công lắp
ráp e goong
Cty TNHH vật

tư và thiết bị
Việt Hàn
61.495.600 2/5/2010 22/5/2010
9. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
BO CO THC TP TT NGHIP
px

rèn
dập
px
kết
cấu
thép
px
cơ khí
2
px
cơ khí
1
px
lắp
ráp
px
dụng cụ-
nhiệt luyện
px

cán
thép

px

đúc
phó giám đốc sản
xuất-kỹ thuật
phó giám đốc kinh
doanh
chủ tịch công ty
giám đốc công ty
phòng kỹ
thuật
phòng kcs
phòng

điện
phòng SXKD (chức
năng 1)
phòng tchc và
lđtl (chức năng 2)
phòng kế toán
phòng vật t-
vận tải
phòng bảo vệ
phòng tchc và
lđtl
phòng sxkd
(chức năng 2)
phòng QTĐT-
XDCB`
Ghi chỳ: _____ Xác định quan hệ lãnh đạo trực tuyến

Xác định quan hệ lãnh đạo theo chức năng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty
Bộ máy quản lý của Công ty đang áp dụng là quản lý 2 cấp theo cơ cấu trực
tuyến,người lãnh đạo công ty ra các quyết định cho các phòng,các phân xưởng
chịu trách nhiệm về việc sản xuất - kinh doanh,cung ứng vật tư hàng hoá tạo ra
sản phẩm.Phương thức tổ chức bộ máy của Công ty Cơ khí Duyên Hải được
quản lý theo mô hình sau:
Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
- Giám đốc công ty: Người có quyền hạn cao nhất,chịu trách nhiệm trước
pháp luật về bảo toàn vốn của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công
nhân viên và nộp thuế cho nhà nước.Ngoài ra giám đốc còn là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Là
người trực tiếp ký các hợp đồng với các cơ quan, đối tác,khách hàng về việc
cung cấp,mua bán,hỗ trợ,tài trợ,tiếp nhận…là đại diện pháp lý của công ty.Đồng
thời xây dựng hệ thống nhân sự đáp ứng được nhu cầu và khả năng sản xuất
kinh doanh của công ty theo từng thời kỳ.
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc chính cho Giám đốc trong
lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Được Giám đốc uỷ quyền thay chủ tài khoản ký
kết các hợp đồng kinh tế,trực tiếp phụ trách các phòng đời sống,vật tư,kế
toán,sản xuất kinh doanh.Lên kế hoạch xây dựng,triển khai, giám sát các chiến
lược kinh doanh của Công ty theo mục tiêu chung.Chịu trách nhiệm trước Giám
đốc công ty về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật: Là người giúp việc chính cho Giám đốc
trong lĩnh vực sản xuất - kỹ thuật,đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về
công tác đào tạo công nhân,tiến độ sản xuất,an toàn lao động,trực tiếp phụ trách
các phòng kỹ thuật,KCS,phòng cơ điện dụng cụ.
* Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS):
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chức năng: Giúp Giám đốc về công tác chất lượng sản phẩm. Đồng thời

chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến chất lượng sản
phẩm từ đầu vào nguyên liệu đến khi sản phẩm ra thị trường.
- Nhiệm vụ: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm,kiểm tra việc tồn trữ
nguyên liệu,thanh phẩm,đánh giá độ ổn định, điều kiện bảo quản để xác lập hạn
dung,hạn tồn trữ.Xử lý sản phẩm không đạt yêu cầu,quy trình tái chế hoặc huỷ
bỏ.Xem xet các khiếu lại về chất lượng, đề ra biện pháp khắc phục.
* Phòng kỹ thuật:
- Chức năng: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,tổ chức điều hành sản xuất
- Nhiệm vụ: Quản lý công nghệ,quản lý kỹ thuật an toàn,quản lý sang kiến
kỹ thuật,công tác thiết kế bản vẽ.Xây dựng và quản lý các định mức tiêu hao vật
tư sao cho vừa giảm tỉ lệ phế phẩm vừa giữ được tối đa năng lực hiện có,quản lý
tốt dây chuyền sản xuất.
* Phòng cơ điện:
- Chức năng: Quản lý đường điện,sửa chữa máy móc
- Nhiệm vụ: Quản lý điện,nghiên cứu vật liệu để chế tạo phù hợp với yêu
cầu sản xuất.Chế tạo công cụ và dụng cụ chuyên dùng và một số máy móc tự
thiết kế,có trách nhiệm sửa chữa hỏng hóc xảy ra.
* Phòng đời sống:
- Chức năng: Giúp Giám đốc trong lĩnh vực đời sống của cán bộ CNV
- Nhiệm vụ: Theo dõi và giúp đỡ những khó khăn,yêu cầu cán bộCNV
* Phòng kế hoạch và sản xuất – kinh doanh:
- Chức năng: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho công
ty,phân tích nghiên cứu nhu cầu thị trường từ đó đưa ra các kế hoạch sản xuất và
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiêu thụ.
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn cho công ty.Bám sát nhu
cầu thị trường,dự báo về thị trường xây dựng,tiếp thị,quảng cáo,thăm dò ý kiến
khách hang về các sản phẩm trên thị trường của công ty.Nghiên cứu chiến lược
phát triển kinh doanh của những mặt hang đã có và những mặt hang thị trường
đang cần.

* Phòng tổ chức hành chính:
- Chức năng: Thực hiện các chế độ,chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với cán bộ CNV.
- Nhiệm vụ: Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo bồi dưỡng,quản
lý cán bộ CNV.Quản lý công tác văn thư,hành chính,lưu trữ hồ sơ,tài kiệu của
Công ty.Hỗ trợ kiểm tra,kiểm soát các phòng ban,phân xưởng trong việc xây
dựng cơ cấu tổ chức,cơ chế điều hành cũng như quá trình thực hiện phù hợp với
điều kiện thực tế và tuân thủ đúng pháp luật cũng như quy chế chung của công
ty.
Đề xuất lên Ban Giám đốc các biện pháp khen thưởng,kỷ luật đối với
các phòng ban cá nhân không tích cực hỗ trợ,hợp tác khi được yêu cầu hoặc cản
trở đến việc thực hiện các nhiệm vụ của phòng.
* Phòng kế toán:
- Chức năng: Quản lý công tác tài chính
- Nhiệm vụ: Tổ chức mang lưới kế toán,thống kê hợp lý tong phạm vi
toàn công ty để quản lý tốt đầu ra cũng như đầu vào.
Chịu trách nhiệm về việc lập,ký,tính chính xác của báo cáo kế toán và
gửi báo cáo kế toán đúng thời gian quy định của công ty.
Kiểm tra,kiểm soát đánh giá nhân sự và kết quả thực hiện công việc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
từng CBNV thuộc quyền.
Kiểm tra các nhu cầu mua sắm trang thiết bị cung cấp dịch vụ cho các
bộ phận và đơn vị trực thuộc.Kiểm tra chi phí,giá cả theo kế hoạch được
duyệt,sử dụng chi phí hiệu quả và tiết kiệm.
Tham gia đàm phán và kiểm tra việc ký kết hợp đồng kinh tế,các biên
bản thoả thuận giữa công ty và đối tác.
Thiết lập các mối quan hệ phối hợp nội bộ và giữa các phòng ban để
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Tham gia các hoạt động điều hành kế toán tài chính của công ty.
Tổ chức công tác hạch toán kế toán,kiểm tra kiểm soát các chứng từ, sổ

sách, báo cáo số liệu,dữ liệu theo quy định của công ty, đảm bảo tính chính xác
đầy đủ và kịp thời.
* Phòng bảo vệ:
- Chức năng: Đảm bảo công tác an toàn tài sản,an ninh chính trị cho công ty.
- Nhiệm vụ: Xác định rõ khách hang đến giao dịch,bảo vệ an toàn công
ty.
* Bảy phân xưởng sản xuất:
- Chức năng : Sản xuất theo kế hoạch được giao, đảm bảo đúng đủ số
lượng,chất lượng và thời gian,phân công công việc tới các tổ,quản lý nhân sự
các tổ sản xuất.
- Nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao,cân đối thiết
bị,nguyên vật liệu,khuôn mẫu,bản vẽ. Đảm bảo máy móc thiết bị để phát huy hết
công suất,tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt,uy tín.
Báo cáo người quản lý trực tiếp khi có vấn đề gì xảy ra trong quá trình
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
sản xuất.
Báo cáo tiến độ thực hiện hàng ngày cho Phó giám đốc sản xuất
10. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010
STT Chỉ tiêu Mã
Thuyết
minh
Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 VI1.25 104.162.933.266
35.145.120.21
1

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(10 = 01 – 02)
10 104.162.933.266
35.145.120.21
1
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 99.811.575.249
32.624.337.08
8
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
(20 = 10 – 11)
20 4.351.358.017 2.520.780.123
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 84.717.063.644 4.168.000.731
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 23.001.019.778 3.252.662.631
- Trong đó: chi phí lãi vay 23 3.273.242.857 2.883.362.940
8 Chi phí bán hàng 24 2.070.600 2.081.300
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.591.616.800 4.372.986.541

×