Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nghiên cứu, đánh giá và quyết định đầu tư tài sản cố định tại công ty cổ phần lilama 45-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.87 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động của công ty, các nhà quản lý, đặc biệt là giám đốc tài chính, thường gặp
phải những dự án đầu tư vốn lớn, đòi hỏi phỉa có những nghiến cứu, đánh giá trước khi đua ra
quyết định.Quyết định đầu tư vốn là một trong những quyết định chủ yếu trong tài chính công
ty, đặc biệt là đánh giá và ra quyết định đầu tư vốn vào tài sản cố định.
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân cũng
như trong hoạt động sản xuất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong môi trường kinh doanh cạnh
tranh ngày càng gay gắt và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công tác đánh giá, quyết định
đầu tư tài sản cố định nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng ngày càng được các doanh nghiệp
quan tâm . Việc đánh giá, quyết định tài sản cố định được thể hiện trên nhiều khía cạnh, chỉ
tiêu khác nhau: hiện giá ròng, suất sinh lời nội bộ, thời gian hoàn vốn, suất sinh lợi bình quân
trên giá trị sổ sách,…Các chỉ tiêu này bộc lộ được nhiều khía cạnh tài chính khác nhau, có thể
giúp cho Giám đốc tài chính làm căn cứ để ra các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, doanh nghiệp
cũng phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hợp lý, có hiệu quả, tránh tình trạng các chỉ tiêu đưa ra
các đánh giá trái ngược nhau khiến cho nhười ra quyết định cảm thấy bối rối không biết phải
sử dụng chỉ tiêu nào. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá
và quyết định đầu tư tài sản cố định tại công ty cổ phần LILAMA 45-3”. Em rất mong nhận
được sự giúp đỡ của cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện.
1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Các loại dự án đầu tư trong công ty
Trong hoạt động của công ty, các nhà qủn lý, đặc biệt là giám đốc tài chính, thường gặp
phải những dự án vốn đầu tư nói chung và đầu tưu tài sản cố định nói riêng. Dựa vào mục
đích, các dự án đầu tư vốn có thể được phân loại thành :
• Dự án đầu tư mới tài sản cố định.
• Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí.
• Dự án mở rông sản phẩm hoặc thị trường hiện có sang sản phẩm hoặc thị trường mới.
• Dự án an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
• Dự án khác.


2. Quy trình phân tích và quyết định đầu tư.
Phân tích và ra quyết định đầu tư là quá trình lập kế hoạch cho một khoản chi đầu tư có
sinh lời kì vọng liên tục trong nhiều năm. Việc thực hiện các dự án trên có thể ảnh hưỏng đến
dòng tiền chung cua công ty ngay bây giờ và trong tương lai. Vì vậy, cơ sở đê dánh giá hiệu
quả của các dự án là dòng tiền tăng thêm của công ty khi có dự án so với dòng tiền của công ty
khi không có dự án và suất chiết khấu hợp lí. Và dựa vào đó để quy đổi dòng tiền ở những thời
2
điểm khác nhau về cùng một mốc chung để so sánh. Quy trình phân tích và ra quyết định đầu
tư:
3. Ước lượng dòng tiền
Dòng tiền hay dòng tiền tệ là bảng dự toán chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án , nó
bao gồm những khoản thực thu ( dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) cửa dự án tính theo
từng năm. Qui ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đều được xác định ở thời
điểm cuối năm. Trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng dòng tiền chứ không sử
dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự án. Vì sao cơ sở dùng để đánh giá dự án không
phải là lợi nhuận mà lại là dòng tiền?
Lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, vì vậy không
phản ánh một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ. Hãy nghiên bảng kết
quả kinh doanh và bảng dòng tiền của một khoản đầu tư 900 triệu, tạo ra doanh thu 1.000 triệu
trong 3 năm, chi phí bằng tiền mỗi năm 500 triệu, khấu hao đều trong 3 năm. Thuế suất thu
nhập công ty là 30% và suất chiết khấu thực là 8%.
Nếu không xét giá trị của tiền thời gian, tổng lợi nhuận mang lại từ dự án bằng với dòng
tiền mang lại từ dự án. Tuy nhiên ta không thể phủ định tiền có giá trị theo thời gian, và nếu
chi phí cơ hội ( Suất chiết khấu của vốn) là 8% thì tổng lợi ích mang lại từ dự án tính trên cơ
sở dòng tiền sẽ khác với tổng lợi ích mang lại từ dự án tính trên cơ sở lợi nhuận.
3.1 Xử lý các biến số dòng tiền
• Chi phí cơ hội : là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực
của công ty vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn
được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án.
• Chi phí chìm (sunk cots) : là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực

hiện dự án. Vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy
ra rồi. Do đó, chi phí chìm không được tính vào dòng tiền dự án.
• Chi phí lịch sử: là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được sử dung cho dự
án. Chi phí này có được tính vào dòng tiền của dự án hay không là tuỳ theo chi phí cơ
hội của tài sản, nếu chi phí của cơ hội bằng không thì không tính nhưng nếu tài sản có
chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào dòng tiền dự án như trường hợp chi phí cơ hội.
• Vốn lưu động : Vốn lưu động là nhu cầu vốn dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu
tồn quỹ tiền mặt, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoản phải trả
Nhu cầu Tồn quỹ Khoản Tồn Khoản
Xác định dự án: Tìm
cơ hội và đưa ra đề
nghị đầu tư vào dự án
Đánh giá dự án: Ước
lượng dòng tiền liên
quan và suất chiết
khấu hợp lý
Lựa chọn tiêu chuẩn
quyết định: Lựa chọn
luật quyết định (NPV,
IRR, PI)
Ra quyết định:
Chấp nhận hay từ
chối dự án
3
vốn lưu động = tiền mặt + phải thu + kho - phải trả

Khi nhu cầu vốn lưu động tăng thì dự án cần một khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu
cầu vốn lưu động giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về.
∆ Nhu cầu ∆ Tiền ∆ Khoản ∆ Tồn ∆ Khoản
vốn lưu động = mặt + phải thu + kho - phải trả

• Thuế thu nhập công ty: thuế thu nhập công ty là một dòng tiền ra của dự án, được xác
định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án. Thuế thu nhập công ty chịu tác
động bởi phương pháp khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi vay
sẽ tạo ra cho dự ánmootj lá chắn thuế và giảm thuế phải nộp.
• Các chi ohis gián tiếp: khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của
công ty, vì vậy chi phí giản tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định để
đưa vào dòng tiền của dự án.
3.2 Xử lý lạm phát
Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một dự án. Vì vậy khi ước lượng dòng
tiền dự án cần ước lượng dòng tiền dự án cần ước lượng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng, vì lạm phát
cao có thể làm cho lợi ích mang lại từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho khoản đầu tư
hôm nay. Lạm phát sẽ làm tăng chi phí thực tế và thu nhập thực tế của dự án và đồng thời
cũng làm tăng cho phí cơ hội của vốn. Nếu dự án có chi phí cơ hội thực của vốn đầu tư 10%,
lạm phát 5%, khi đó chi phí cơ hội của vốn có tính đến lạm phát hay còn goi là chi phí cơ hội
danh nghĩa (suất chiết khấu danh nghĩa) sẽ được xác định theo công thức:
Suất chiết khấu Suất chiết khấu Lạm
danh nghĩa = thực + phát + (Suất chiết khấu thực * Lạm phát)
3.3 Tách biệt quyết đinh đầu tư và quyết định tài trợ
Dự án có thể được thực hiện một phần từ vốn vay, một phần từ vốn cổ đông. Tuy nhiên để
ra quyết định đầu tư, ta chỉ nên xem xét dự án trong trường hợp giả định được đầu tư hoàn
toàn bằng vốn chủ sở hữu. Vì vậy ta sẽ không đưa khoản vay hay trả nợ gốc và lãi vào dòng
tiền dự án. Có như vậy ta mới tách biệt được quyết định đầu tư với quyết định tài trợ vốn. Việc
tách bạch quyết định tài trợ ra khỏi quyết định đầu tư nhằm hiểu rõ thêm tính chất khả thi về
tài chính của bản than dự án, tức là dự án có sinh lợi và đáng để đầu tư hay không lag do bản
thân của dòng tiền sinh ra từ nội bộ của dự án chứ không phải do tác động của dòng tiền từ
nguồn tài trợ bên ngoài.
3.4 Hai phương pháp ước lượng dòng tiền
Dòng tiền dự án bao gồm ba phần: dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài trợ.
Giả định dự án được tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu nên sẽ không tính đến dòng tiền tài
trợ. Để ước lượng dòng tiền của dự án ta có thể thực hiện bằng hai cách: trực tiếp hoặc gián

tiếp. Phương pháp ước lượng dòng tiền trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở cách lập dòng
tiền hoạt động.
- Phương pháp trực tiếp: dòng tiền ròng hoạt động bao gồm:
• Dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án.
• Trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án.
- Phương pháp gián tiếp: dòng tiền dòng bao gồm:
• Lợi nhuận sau thuế.
• Cộng khấu hao.
• Cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động.
4. Các tiêu chuẩn đánh giá dự án
4.1 Hiện giá ròng
4
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá
trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng hiện giá dòng
tiền ròng của dự án với lãi suất chiết khấu thích hợp.
NPV=
Trong đó: NCF
t
là dòng tiền năm t
r là suất chiết khấu của dự án
n là tuổi thọ của dự án
Ba điều nhà quản lý phải làm sau khi tính toán NPV của một dự án. Đó là:
• Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả vì nó
tạo ra được giá trị cho công ty.
• Chấp nhận dự án khi NPV dương (NPV > 0). Đây là trường hợp lợi nhuận dự án, các dòng
tiền của dự án đầu tư cao hơn chi phí vốn.
• Từ chối dự án khi NPV âm (NPV < 0). Từ chối thực hiện dự án khi lợi nhuận từ dòng tiền
của dự án đầu tư thấp hơn chi phí vốn.
• Bàng quan về triển vọng của dự án. Nhà quản lý cân nhắc những yếu tố phi tài chính khác
trước khi quyết định xem có nên thực hiện dự án hay không khi lợi nhuận từ dòng tiền của

dự án bằng với chi phí vốn.
Dự án chỉ đáng đầu tư khi có NPV lớn hơn hoặc bằng không (NPV ≥ 0) vì chỉ khi ấy thu
nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư.
Ưu điểm của NPV:
• Có tình đến thời giá của tiền tệ.
• Xem xét toàn bộ dòng tiền dự án.
• Đơn giản và có tính chất cộng: NPV = (A+B) = NPV (A) + NPV (B).
• Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khác nhau.
Nhược điểm:
Việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào suất chiết khấu, do đó đòi hỏi phải
quyết định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng tiêu chuẩn này được.
4.2 Suất sinh lời nội bộ (IRR)
Không giống như phương pháp NPV trong thẩm định dự án đầu tư được tính bằng chiết
khấu dòng tiền với tỉ suất lợi nhuận mục tiêu hoặc chi phí vốn. Phương pháp thẩm định vốn
IRR tính toán tỷ suất hoàn vốn dòng tiền chiết khấu chính xác mà một dự án hoặc một cơ hội
đầu tư kỳ vọng đạt được, nói theo cách khác nó tỉ suất mà tại đó NPV = 0. Quyết định đầu tư
dựa trên quy tắc IRR là chấp nhân dự án nào có IRR hoặc DCF cao hơn suất sinh lời yêu cầu.
Có 3 bước để tính IRR đó là:
Bước 1: Tính NPV của dự án sử dụng chi phí vốn của công ty.
Bước 2: Tính NPV của dự án sử dụng mức chiết khấu khác
Nếu NPV dương, sử dụng tỉ suất thứ hai cao hơn tỉ suất thứ nhất.
Nếu NPV âm, sử dụng tỉ suất thứ hai thấp hơn tỉ suất thứ nhất.
Bước 3: Sử dụng cả hai giá trị NPV để tính IRR. Công thức áp dụng như sau:
IRR = a + {[NPVa/ NPVa – NPVb] (b – a)} %
Trong đó:
a là tỷ suất hoàn vốn thấp hơn được sử dụng
b là tỷ suất hoàn vốn cao hơn được sử dụng
NPVa = NPV có được khi sử dụng tỉ suất a
NPVb = NPV có được khi sử dụng tỉ suất b
- Ưu điểm:

5
+ Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR là chỉ tiêu hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự
án vì IRR là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án, một mặt nó biểu hiện lãi suất mà dự án
mang lại trên vốn đầu tư, mặt khác nó thể hiện tỷ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấp
nhận được. Đây là ưu điểm quan trọng nhất.
Việc sử dụng tiêu chuẩn này thích hợp với trường hợp vì lý do nào đó người đánh giá
muốn tránh việc xác định tỷ suất chiết khấu cụ thể dùng để đánh giá giá trị hiện tại thực của dự
án (NPV)
- Nhược điểm:
+ Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể không chính xác nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi
thực (NCF) âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án. Lúc đó NPV của dự án sẽ đổi dấu
nhiều lần khi chiết khấu theo tỷ suất chiết khấu khác nhau và ứng với mỗi lần đổi dấu là một
lần xác định IRR khác nhau mà ta không biết giá trị nào là thích hợp cho việc đánh giá.
+ Tiêu chuẩn này sẽ cho biết kết quả sai lệch trong trường hợp so sánh các phương án loại trừ
nhau.
+ Việc tính IRR sẽ phức tạp đối với những người tính toán bằng tay.
Xuất phát từ những lý do trên có thể nói Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR được coi là chỉ tiêu
thích hợp để áp dụng cho các trường hợp gặp khó khăn trong việc tìm tỷ suất chiết khấu thích
hợp để tính NPV của dự án hoặc người ta muốn biết mức sinh lợi của vốn đầu tư trong thời
gian hoạt động của dự án là bao nhiêu
4.3 Thời gian hoàn vốn (PBP)
Thời gian hoàn vốn là thời gian để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban
đầu. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc
bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn.
PBP = n +
Trong đó:
n là số năm để dòng tiền tích luỹ của dự án < 0, nhưng dòng tiền sẽ dương khi
đến năm n+1, tức là: < 0 và >0
Phương pháp này khá đơn giản, dễ tính, cho phép nhìn nhận dự án một cách trực quan hơn
so với phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) hay phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ của

dự án (IRR), thể hiện khả năng thanh khoản hay rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn
cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án càng thấp.
Tuy nhiên thì phương pháp này chỉ phù hợp với các dự án có thời gian ngắn, không tính đến
giá trị thời gian của dòng tiền như ở phương pháp NPV. Số năm định trước trong đầu dùng để
đối chiếu so sánh cũng là một con số chủ quan. Loại phương pháp này chỉ giúp chúng ta có cái
nhìn tổng quan về khả năng lời lỗ của dự án.
4.3 Suất sinh lời bình quân trên giá trị sổ sách.
Suất sinh lời bình quân sổ sách được xác định dựa vào lợi nhuận ròng bình quân hàng năm
chia cho giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư.
Suất sinh lợi bình quân sổ sách =
Giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư bằng tổng giá trị còn lại trên sổ sách của vốn
đầu tư (giá trị còn lại của tài sản cố định) chia cho thời gian sử dụng.
Chỉ tiêu này được so sánh với suất sinh lời trên sổ sách bình quân thực tế của công ty hoặc
với suất sinh lời sổ sách bình quân ngành. Cơ sở so sánh lựa chọn dự án đầu tư dụa trên chỉ
tiêu suất sinh lời bình quân sổ sách là suất sinh lời bình quân thực tế.
Ưu điểm: đơn giản.
6
Nhược điểm: không xem xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian do nó chỉ dựa vào lợi nhuận
trung bình chứ không quan tâm đến quy mô lợi nhuận ở những năm khác nhau.
4.4 Chỉ số lợi nhuận (PI)
Chỉ tiêu lợi nhuận hay còn gọi là tỷ số lợi ích – chi phí là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi
ích ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án.
PI =
Hay :
PI = + 1 = + 1
Trong đó:
ICO là tổng hiện giá đầu tư ròng.
NINV
t
là giá trị đầu tư ròng vào năm t.

Nguyên tắc ra quyết định dựa trên PI:
- Chấp nhận dự án khi PI ≥ 1.
- Bác bỏ dự án khi PI ≤ 1.
Chỉ tiêu PI cũng có những ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV. Tuy nhiên NPV là một số đo
tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án trong khi PI là số đo tương đối, biểu
thị của cải tạo ra trên một đồng đầu tư.
7
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN LILAMA45-3
1. Giới thiệu về công ty LILAMA 45-3
Xí nghiệp Lắp mắy 45-3 được thành lặp trên cơ sở Quyết định 203/BXD‘-TCLĐ ngày
14/05/1992 Tách ra từ Xí nghiệp liên hợp Lắp máy 45, trực thuộc liên hiệp các Xí nghiệp lắp
máy Việt Nam nay là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam; Được thành lập lại doanh nghiệp nhà
nước theo Quyết định số: 010A/BXD‘-TCLĐ ngày 27/01/1993 và được đổi tên thành Công ty
Lắp máy & Xây dựng 45-3 tại Quyết định số: 05/BXD - TCLĐ ngày 02/01/1996 của Bộ xây
dựng.
Những năm qua Công ty đã tham gia thi công và chế tạo lắp đặt thiết bị công nghệ, hàng
trăm công trình trên khắp đất nước điển hình như: Nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, Bà Rịa. Thuỷ
điện Trị An, Sông Hinh, Hàm Thuận, Cần Đơn, Plêi krông, Đrây Hlinh. Các nhà máy xi măng:
Bỉm Sơn, Hà Tiên , Kiên Giang, Tổng kho xăng dầu Vũng Rô Phú Yên, Trạm 500KV
PLEIKU Các nhà máy đường Cam Ranh, Khánh Hoà, Sơn Hoà, Gia Lai, Trà Vinh và hiện
đang thi công các công trình Thuỷ điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, A vương, An Điềm II,
Định Bình, Khe Diên và nhà máy lọc dầu Dung Quất.v.v LILAMA 45.3 đã khẵng định vị thế
của mình về uy tín và chất lượng. Được tổ chức BVQI Vương Quốc Anh cấp chứng chỉ ISO
9001:2000 về lĩnh vực như: Chế tạo và Lắp đặt thiết bị công nghệ, kết cấu thép, đường ống
bồn bể áp lực cao, đường dây và trạm biến áp đến 500KV.
Từ một xí nghiệp nhỏ của liên hợp 45 được tách ra trở thành Công ty hạch toán độc lập,
trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, đơn vị đã trưởng thành qua hơn 15 năm xây dựng
và phát triển, trở thành một đơn vị vững mạnh với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% đến
25%

Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước Công ty Lắp máy & xây dựng 45.3 chính thức
được chuyển thành Công ty Cổ phần LILAMA 45.3 với số vốn điều lệ là: 35.000.000.000
đồng, trong đó vốn nhà nước nắm giữ là: 17.850.000.000 đồng (Chiếm 51%VĐL), vốn góp
của các cổ đông khác là: 17.150.000.000 đồng (Chiếm 49%VĐL).
Ngành nghề kinh doanh:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 340300084 đã được sửa đổi ngày 29 tháng
05 năm 2007 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ngãi cấp thì Công ty cổ phần LILAMA
45.3 hoạt động với các ngành nghề chủ yếu sau:
+ Xây dựng lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế,
lắp ráp thiết bị máy móc các công trình, xây dựng nhà ở, trang trí nội thất, sản xuất phụ tùng
cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng gạch lát, tấm lợp, đá ốp lát, đất
đèn, ô xy, que hàn.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị và các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng,
điện máy, hoá chất, phụ tùng, dụng cụ cơ khí, xăng dầu, mỡ, khí đốt, khí công nghiệp, đại lý
mua, bán, ký gửi hàng hoá.
+ Chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nâng và thiết bị chịu áp lực, cung cấp lắp đặt và bảo trì
thang máy, kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ: Siêu âm, thấm thấu, từ tính
Xray.
+ Khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi và quốc phòng, tư vấn đầu tư và lắp đặt các dây chuyền công nghệ.
+ Chế tạo, lắp đặt thiết bị cơ thiết bị điện, kết cấu thép, bình bể và đường ống chịu áp lực các
công trình công nghiệp và dân dụng.
8
+ Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện, hệ thống nhiệt, hệ thống điều khiển tự động các dây
chuyền công nghệ, chống ăn mòn bề mặt kim loại.
+ Các ngành nghề kinh doanh khác theo qui định của pháp luật.
2. Đánh giá và quyết định đầu tư tài sản cố định của công ty.
Để phục vụ cho công trình trọng điểm công ty LILAMA 45-3 đang cân nhắc giữa việc tiếp
tục sử dụng cần trục cũ 17 tấn hay thay thế cần trục mới 25 tấn. Cần trục cũ có nguyên giá là
42.000 triệu đồng khấu hao được 60%, nhưng theo giá thị trường chỉ là 20.000 triệu đồng. Nếu

sử dụng tiếp, nó có thể đem lại khoản lợi nhuận sau thuế mỗi năm là 5.000 triệu đồng trong 6
năm. Giá trị thanh lý của thiết bị sau 6 năm coi như không đáng kể.
Thiết bị mới có giá 72.000 triệu đồng (bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt ) và kì
vọng mang lại khoản lợi nhuận sau thuế các năm là
- Năm thứ 1: 7.000 triệu đồng
- Năm thứ 2: 8.000 triệu đồng
- Năm thứ 3: 6.800 triệu đồng
- Năm thứ 4: 9.000 triệu đồng
- Năm thứ 5: 10.000 triệu đồng
- Năm thứ 6: 8.000 triệu đồng

Chi phí đại tu năm thứ 3 là 300 triệu đồng. Dự kiến giá trị thanh lý của thiết bị sau 6 năm là
5.000 triệu đồng.
Hãy cho biết:
1. Hãy dùng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần để đánh giá việc dùng máy cũ hay máy mới có lợi
hơn, nếu tỷ lệ chiết khấu là 8%?
2. Khi công ty yêu cầu thời gian hoàn vốn là 2 năm với suất sinh lời là 14% thì dự án mua máy
mới có khả thi không?
Biết rằng:
- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng
- Thuế TNDN là 25%
Đánh giá:
Khi đứng trước sự lựa chọn quyết định đầu tư hay không đầu tư mua mới cần trục, công ty
LILAMA 45-3 phải thực hiện sự đánh giá 2 phương án dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá dự án:
1. Khi tỷ lệ chiết khấu là 8%
* Máy cũ:
0 1 2 3 4 5 6
Giá trị tài sản
còn lại -16.800
Khấu hao 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800

Lợi nhuận sau
thuế 3.750 3.750 3.750 3.750 3.750 3.750
NCFt -16.800 6.550 6.550 6.550 6.550 6.550 6.550
Giá trị hiện tại ròng của dự án:
NPV
1
= NCF
0
+ + + + + +
= -16,800 + + + + + +
= 13.480 triệu đồng
9
* Máy mới:
0 1 2 3 4 5 6
Nguyên giá -72.000
Thanh lý máy
cũ 20.000
Khấu hao 12.000 12.000 12.000 12.000 12.000 12.000
Lợi nhuận sau
thuế 5.250 6.000 5.100 6.750 7.500 6.000
Chi phí đại tu -300
Giá trị thanh lý 5.000
NCFt -52.000 17.250 18.000 16.800 18.750 19.500 23.000
Giá trị hiện tạo ròng của dự án:
NPV
2
= NCF
0
+ + + + + +
= -52.000 + + + + + +

= 32.288 triệu đồng
Sau khi đánh giá hiện giá ròng của dòng tiền 2 dự án, ta thấy NPV
1
< NPV
2
do vậy công ty
chọn phương án mua máy cần trục 25 tấn mới để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
2. Đánh giá thời gian hoàn vốn của máy mới
0 1 2 3 4 5 6
Nguyên giá -72.000
Thanh lý
máy cũ 20.000
Khấu hao 12.000 12.000 12.000 12.000 12.000 12.000
Lợi nhuận
sau thuế 5.250 6.000 5.100 6.750 7.500 6.000
Chi phí đại
tu -300
Giá trị thanh
lý 5.000
NCFt -52.000 17.250 18.000 16.800 18.750 19.500 23.000
PV: r = 14% -52.000 123.214
918.36
7 6.122.449 48.807.788 362.572.142 3.054.637.098
Thời gian hoàn vốn:
PBP = n +
= 0 +
= 0,422 năm
Ta thấy PBP < 3 → Dự án mua máy mới khả thi
10
11

KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu thực tiễn tại công ty cổ phần LILAMA 45-3 và trên nhiều công ty khác đã
đưa ra bằng chứng kết luận cho thấy rằng ba chỉ tiêu NPV, IRR và thời gian hoàn vốn thường
được sử dụng để ra quyết định đầu tư. NPV cho chúng ta biết dự án có sinh lời hay không
nhưng không cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm. Do đó nó
phải được bổ sung bằng chỉ tiêu IRR vì IRR là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án, một
mặt nó biểu hiện lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu tư, mặt khác nó thể hiện tỷ lệ lãi vay
vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận được. Tuy nhiên chỉ tiêu IRR rất khó tính toán bằng tay.
Mặc dù vậy, cả NPV và IRR chỉ cho biết về khả năng sinh lợi chứ không cho biết bao giờ thì
thu hồi được vốn đầu tư từ dự án, cho nên cần bổ sung thêm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. Mỗi
chỉ tiêu đều có ưu nhược điểm riêng do vậy cần có sự kết hợp để có cái nhìn tổng quát về sự
khả thi về mặt tài chính của dự án. Sự kết hợp của cả ba chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta một cái
nhìn toàn diện hơn về dự án.
Trong giới hạn của bài tiểu luận, em chỉ nghiên cứu được những vấn đề đã trình bày ở trên.
Còn rất nhiều vấn đề khác thiếu sót, mong cô giáo chỉ dẫn để em có thể làm tốt hơn.
12

×