Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

hướng dẫn xây dựng sản phẩm du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 23 trang )

I. DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1. Du lịch là gì?
Theo luật du lịch việt Nam: “Du lịch có nghĩa là toàn bộ những hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
với mục đích là thoả mãn nhu cầu của họ về tham quan, học tập, thư giãn hoặc
giải trí trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Sản phẩm du lịch
2.1. Sản phẩm du lịch là gì?
Theo Luật Du lịch Việt Nam, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
* Có 2 khái niệm:
- Sản phẩm du lịch tổng hợp: Tập hợp tất cả các dịch vụ mà khách du lịch sử
dụng trong chuyến đi của họ.
- Sản phẩm du lịch cụ thể: là các thành phẩm của sản phẩm du lịch tổng hợp và
có thể cung cấp một cách riểng lẻ như lưu trú, vận chuyển, ăn uống, tham
quan… do cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp.
2.2. Một sản phẩm tham quan du lịch gồm có các yếu tố chính sau:
- Điểm thu hút khách du lịch – điểm tham quan
- Tiếp cận điểm tham quan: thời gian, không gian, phương tiện tiếp cận.
- Các hoạt động của du khách: quan sát, nghe, làm .v.v. với mục đích làm tăng
trải nghiệm của khách tại điểm du lịch
- Các dịch vụ bổ sung: ăn uống, lưu trú, phục hồi sức khỏe…
- Đội ngũ nhân lực phục vụ: người tổ chức, phục vụ….
- Khuyến mãi: nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và kích thích tiêu dùng
2.3.Ví dụ: Điểm tham quan: Làng rau Trà Quế
1
- Tiếp cận: 20 phút xe đạp từ trung tâm phố
cổ Hội An
- Hoạt động của khách: tham quan làng,
nghe giới thiệu về nghề trồng rau, xem
nông dân trồng trọt, được hướng dẫn và


thực hiện các hoạt động trong quy trình
trồng rau,…
- Dịch vụ: ăn trưa, học nấu ăn, ngâm chân là
thuốc
- Khuyến mãi: không tính chi phí học nấu
món tôm hữu, bánh khoái hoặc ngâm chân
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
TT
Nội dung
chính
Nội dung cụ thể
Ghi
chú
Bước
1
Lựa chọn
điểm đến
và phân
tích tính
khả thi
của điểm
đến
1. Phân tích các yếu tố hấp dẫn du lịch:
- Văn hoá
- Thiên nhiên
- Các đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến
- Vị trí và đường đến
- Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện có hoặc
tiềm năng
- Nguồn lực tại điểm đến

- Các vấn đề xung đột trong nội bộ cộng đồng và
với bên ngoài.
2. Phân tích khả năng thị trường:
- Điểm đến chính
- Khách du lịch
- Ngành du lịch
3. Phân tích các yếu tố khác:
- Khả năng tác động của du lịch
- Các cơ quan nhà nước
- Các chính sách liên quan gián tiếp đến du lịch
- Chuyên gia và hỗ trợ dự án
4. Phân tích tính khả thi: Sắp xếp các thông tin đã
phân tích ở trên theo yếu tố thành công để dễ dàng
phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch.
Sử dụng
Phụ lục
I
Bước
2
Đánh giá
tính khả
Đánh giá tính khả thi của điểm đến:
- Xác định mục tiêu và động cơ làm du lịch
Sử
dụng
2
2
thi
- Các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch
- Xác định điểm thu hút du lịch cụ thể

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ
Phụ
lục II
Bước
3
Xây dựng
kế hoạch
phát triển
sản phẩm
du lịch
1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm
du lịch
2. Thiết kế sản phẩm du lịch:
- Xây dựng sản phẩm:
+ Thiết kế sản phẩm du lịch có thể cung cấp cho
du khách.
+ Loại bỏ những sản phẩm không ưu tiên
+ Phân tích tính khả thi của sản phẩm du lịch
- Lập kế hoạch hành động phát triển sản phẩm.
- Đầu tư và đào tạo
Sử
dụng
Phụ
lục III,
IV, V,
VI
Bước
4
Cung cấp
sản phẩm

du lịch
1. Xúc tiến quảng bá
- Các chương trình tour tham quan, hoạt động và
dịch vụ.
- Hệ thống giá cả.
- Phương pháp xúc tiến.
- Chuỗi thị trường
- Đáp ứng mong đợi của khách du lịch
2. Quản lý và tổ chức
- Thành lập ban quản lý
- Hỗ trợ cần có từ tổ chức bên ngoài
- Xây dựng các quy định, nội quy tham quan du
lịch
Bước
5
Giám sát
và đánh
giá
Được thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng
sản phẩm du lịch. Nội dung giám sát và đánh giá:
- Tác động kinh tế
- Các tác động văn hoá, xã hội
- Tác động môi trường
3
3
4
4
Bước 1. Lựa chọn điểm đến, xác định và phân tích tính khả thi
1.1Xác định tính khả thi:
Phân tích các yếu tố sau của điểm đến du lịch để xác định tính khả thi của sản

phẩm du lịch:
a. Phân tích các yếu tố hấp dẫn du lịch (hiện tại hoặc tiềm năng)
- Văn hoá: phong tục truyền thống, kiến trúc, trang phục, thực phẩm, lễ hội,
lịch sử, truyền thuyết, tôn giáo, các di tích văn hoá.
- Thiên nhiên: phong cảnh, động thực vật, đường/lối đi, công viên, các khu
thiên nhiên bảo tồn, canh tác nông nghiệp.
- Các đặc trưng của cộng đồng dân cư tại điểm đến.
- Vị trí và đường đến: Khoảng cách giữa điểm đến với các trung tâm du lịch
lớn, giao thông liên lạc - có thể tiếp cận với bên ngoài, loại phương tiên giao
thông phù hợp
- Các cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện có hoặc tiềm năng: Dịch vụ lưu trú,
ăn uống, các trang thiệt bị, các dịch vụ du khách.
- Nguồn lực tại điểm đến: Tình hình kinh tế và nguồn lực; kỹ năng, kinh
nghiệm, thái độ của nhân lực; khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, vấn đề về
giới, quản lý rác thải
- Các vấn đề xung đột trong nội bộ cộng đồng và với bên ngoài.
b. Phân tích khả năng thị trường
Cần phải phân tích các yếu tố chính về thị trường du lịch hiện tại, tiềm năng
và nhu cầu:
- Điểm đến chính
+ Các số liệu thống kê về du lịch: số lượt khách quốc tế và trong nước
+ Tình hình du lịch tại địa phương, quốc gia, khu vực
+ Các chính sách và hệ thống tổ chức du lịch
5
+ Mùa vụ du lịch
- Khách du lịch
+ Loại khách
+ Sở thích, nhu cầu
+ Động cơ du lịch
+ Nguồn gốc

+ Mùa vụ du lịch
- Ngành du lịch
+ Các hãng lữ hành
+ Cơ sở hạ tầng
+ Sự cạnh tranh
Công cụ để phân tích đánh giá thị trường: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, phỏng
vấn với các doanh nghiệp du lịch hoặc bản hỏi điều tra khách du lịch.
c. Phân tích các yếu tố khác:
Khả năng tác động của du lịch, các cơ quan nhà nước, các chính sách liên quan gián
tiếp đến du lịch, chuyên gia và hỗ trợ dự án
1.2 Phân tích tính khả thi:
Sau khi thu thập được tất
cả thông tin, có thể sắp
xếp các thông tin theo các
yếu tố thành công để có
thể dễ dàng phân tích tính
khả thi của sản phẩm du
lịch, bao gồm các yếu tố:
thị trường, tài chính, các
vấn đề xã hội, nhân lực,
quản lý, các nguồn lực mà
điểm đến có được và các
cơ hội cộng đồng tại điểm
đến có cơ hội tiếp cận,
điểm mạnh và kỹ năng của các cá nhân cũng như của nhóm, nét đặc trưng của
cộng đồng dân cư tại điểm đến (Phụ lục I).
Bước 2. Đánh giá tính khả thi của điểm đến:
6
- Xác định mục tiêu và động cơ làm du lịch: Sau khi lựa chọn được điểm đến
cần có sự đồng thuận giữa cộng đồng dân cư tại điểm đến (nếu có), đối tác đầu

tư và các bên liên quan về mục tiêu chung và động cơ làm du lịch.
- Phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến môi trường, văn
hoá, xã hội, kinh tế, sự tham gia và năng lực của người dân địa phương và các
yếu tố liên quan khác.
- Xác định điểm thu hút du lịch cụ thể: Sử dụng phương pháp vẽ bản đồ để xác
định được các điểm hấp dẫn du lịch, mô tả từng điểm và các tuyến giao thông
liên kết giữa các điểm và phương tiện sử dụng (phục vụ việc thiết kế sản phẩm
du lịch tại bước 3).
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe doạ (SWOT) để phân tích
nội tại điểm mạnh, điểm yếu của điểm đến, các yếu tố cơ hội bên ngoài và các
mối đe doạ có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch (Phụ lục II).
7
Bước 3. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch:
3.1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu của sản phẩm du lịch:
Giai đoạn hình thành tầm nhìn mục tiêu của sản phẩm du lịch bắt đầu khi đã
xác định được tính khả thi của việc xây dựng sản phẩm du lịch. Giai đoạn này
nhằm xây dựng mục tiêu cụ thể về du lịch và tầm nhìn của sản phẩm du lịch.
3.2. Thiết kế sản phẩm du lịch:
a. Phát triển sản phẩm:
Dựa vào thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch gồm các yếu tố: loại sản
phẩm, địa điểm tổ chức, hoạt động của khách du lịch và các dịch vụ bổ sung.
Phải thực hiện trình tự các nội dung:
b. Đầu tư và đào tạo năng lực:
Căn cứ vào nội dung kế hoạch hành động phát triển sản phẩm du lịch để thực
hiện hoạt động đầu tư các cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cần thiết.
Hoạt động đầu tư và đào tạo năng lực bao gồm:
- Lưu trú,
- Ăn uống,
- Hướng dẫn viên,
- Quản lý,

- Cơ sở vật chất, hạ tầng,
8
- Các dịch vụ khách hàng,
- Các kỹ năng,
- Ngôn ngữ
Công tác đào tạo huấn luyện cần phải được thực hiện xuyên suốt trong thời gian
phát triển sản phẩm du lịch nhằm đảm bảo trau dồi và phát triển các kỹ năng.
Bước 4. Thực hiện cung cấp sản phẩm du lịch:
4.1. Xúc tiến quảng bá
Kế hoạch quảng bá là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển phát
triển sản phẩm du lịch. Kế hoạch quảng bá làm rõ các nguồn lực cơ bản của
sản phẩm du lịch: các điểm hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các vấn đề an toàn, các
chỉ dẫn cho du khách và người dân địa phương.
- Các chương trình tour
tham quan, hoạt động
và dịch vụ:
+ Chỉ ra các hoạt động,
dịch vụ và sản phẩm sẵn

+ Có thể bao gồm: thông
tin về vận chuyển, lưu
trú, các hoạt động,
hướng dẫn tại địa
phương, các hoạt động
đặc biệt, giải trí…và các
dịch vụ khác
- Hệ thống giá cả:
+ Công bằng cho tất cả người địa phương, khách và các đối tác.
+ Rõ ràng, minh bạch.
- Thị trường ưu tiên:

+ Quyết định loại khách muốn đón tiếp: Khách quốc tế, khách nội địa, các
chuyên gia, sinh viên, khách du lịch với các sở thích riêng
+ Xác định nhu cầu đón khách: Số lượng khách, thời gian trong năm, khách theo
nhóm hay tự do, có hoặc không có hướng dẫn viên, có cần báo trước hay không
9
- Phương pháp xúc tiến
+ Các kênh quảng bá: các phương tiện truyền thông, các bảng thông tin du
lịch, các chiến dịch quảng bá du lịch của quốc gia, truyền miệng.
+ Các phương tiện quảng cáo: danh thiếp, biển hiệu, tập gấp, internet, posters,
các sách hướng dẫn.
+ Quan hệ đối tác: công ty điều hành tour, khách sạn & nhà khách, hoặc các
doanh nghiệp liên quan
10
- Chuỗi thị trường: Khách tham quan du lịch có thể đến với nhiều cách khác
nhau gọi là chuỗi thị trường, xác định chuỗi thị trường để có thể định hướng
cách quảng bá sản phẩm du lịch và tìm kiếm đối tác hỗ trợ.
- Đáp ứng mong đợi của khách du lịch: Cần thông tin cho du khách những quy
định, nguyên tắc và hoạt động cung cấp cho du khách tại các bảng thông tin
chỉ dẫn, thu nhận ý kiến đóng góp của du khách nhằm quảng bá và cải thiện
sản phẩm du lịch.
4.2. Quản lý và tổ chức
a. Thành lập ban quản lý
Ban quản lý phải có người lãnh đạo, thành viên ban quản lý chính là chủ dự án
xây dựng sản phẩm du lịch và các bên liên quan (nếu có)
- Trách nhiệm của ban quản lý:
+ Xây dựng các quy định về chất lượng sản phẩm, giá cả và các quy tắc đạo
đức kinh doanh.
11
+ Quản lý tài chính
+ Quản lý chung các hoạt động .

+ Chia sẻ lợi ích: Cơ chế sử dụng
lao động và hàng hoá cung ứng tại
địa phương, lập quỹ cộng đồng
+ Quan hệ đối tác với bên ngoài.
b. Tổ chức bên ngoài
Trường hợp ban quản lý mới được thành lập còn thiếu kinh nghiệm thì cần có
sự hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài về:
+ Quảng bá
+ Tài chính
+ Đặt chỗ trước
+ Vận chuyển
+ Phát triển sản phẩm
+ Giám sát, đánh giá
c. Xây dựng các quy định, nội quy tham quan du lịch
Xây dựng các quy tắc đạo đức du lịch là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế
tác động tiêu cực do khách du lịch mang lại cho công đồng nơi phát triển sản
phẩm du lịch. Các quy tắc đề cập đến các vấn đề về ứng xử và những việc nên
làm và không nên làm về kinh tế, môi trường, xã hội như: Xử lý chất thải, các
ăn mặc, chuẩn mực văn hoá và cách giao tiếp với người dân địa phương, các
giao tiếp với động vật hoang dã
Ví dụ: Mô hình quản lý và tổ chức du lịch cộng đồng
12
Ban
Các
Tổ
Tổ/người cung
Tổ
Tổ
13
Bước 5. Giám sát và đánh giá:

Giám sát & Đánh giá là công cụ chính để đánh giá sự tiến triển của sản phẩm
du lịch, nhằm xác định quá trình phát triển sản phẩm du lịch có đi đúng hướng
hay không và tạo cơ hội để phản hồi, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động
khi cần thiết. Giám sát và đánh giá được Ban Quản lý dự án du lịch tiến hành
trong suốt quá trình xây dựng sản phẩm du lịch.
- Giám sát là một hệ thống thu thập và phân tích các thông tin một cách thường
xuyên về tiến độ và hoạt động của dự án, nhằm lượng giá mức độ thành công
của các hoạt động so với các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đã đề ra. Trên
cơ sở đó, những người điều hành dự án có thể đưa ra những điều chỉnh hay
thay đổi nhằm cải thiện dự án.
- Đánh giá là một hoạt động khảo sát mang tính chất định kỳ, đánh giá quan tâm
tới tác động, tính hiệu quả và tính thực tiễn của dự án sau một thời gian triển khai.
Cần thực hiện đánh giá trong từng giai đoạn để đảm bảo dự án, đi đúng hướng và
nắm được các tác động. Đánh giá phải được thực hiện ít nhất 1 lần/năm.
- Chỉ số: Các biến số hoặc các biện pháp đo lường các thay đổi và tác động.
- Các biện pháp thu thập thông tin:
+ Bản câu hỏi về đánh giá dành cho
du khách
+ Ghi nhận phản hồi của khách và từ
quan sát của hướng dẫn viên địa
phương.
+ Sổ góp ý khách hàng
+ Các ảnh chụp
+ Hội thảo và bàn bạc với cộng đồng
- Các nội dung giám sát và đánh giá:
+ Tác động về mặt kinh tế: Lượng khách hàng, doanh thu và lợi nhuận, phân
chia lợi ích, tăng thu nhập, đóng góp và phát triển cộng đồng, cải thiện chất
lượng cuộc sống.
14
+ Tác động văn hoá xã hội: Đóng góp và phục hồi và bảo tồn văn hóa, các thay

đổi về văn hóa, các xung đột,
+ Tác động về môi trường: Bảo vệ môi trường, đóng góp vào bảo tồn, tác động
lên đời sống sinh vật hoang dã, tác động vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
15
III. Những lưu ý để có một sản phẩm du lịch bền vững
1. Quan hệ với các đối tác thích hợp:
Các đối tác gồm: Tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước Phần lớn các tổ chức phi chính phủ có ít kỹ năng và kinh nghiệp trong
kinh doanh và du lịch, thường chú trọng vào nhu cầu xã hội, môi trường mà ít
chú ý tới vai trò kinh doanh trong phát triển sản phẩm du lịch. Các doanh
nghiệp thì có các kỹ năng cần thiết về kinh doanh, nhưng lại thiếu nhận thức,
kinh nghiệm về vấn đề môi trường, xã hội.
Việc lực chọn đối tác cần phải tính đến khả năng thực hiện, sự linh hoạt, cởi
mở, tính cam kết và năng lực của các đối tác dù là tổ chức phi chính phủ,
doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước.
2. Hợp tác giữa các đối tác:
Tin cậy và hiểu biết, đồng thuận và đóng góp có giá trị của mỗi bên, nếu cộng
đồng là chủ dự án thì cộng đồng cần có vai trò chủ đạo.
3. Cung cấp sản phẩm có chất lượng - Duy trì sự hài lòng của khách hàng:
Sự hài lòng của khách là yếu tố then chốt trong kinh doanh du lịch - dịch vụ.
Người cung cấp dịch vụ luôn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo các tiêu
chuẩn đã cam kết với công ty du lịch và khách hàng. Bên cạnh đó, cần lấy ý
kiến của khách về các dịch vụ mà họ cung cấp thông qua hỏi trực tiếp hoặc gửi
bảng hỏi cho khách.
Một số sản phẩm du lịch thu hút khách trên địa bàn tỉnh
16
Phụ lục I
Biễu mẫu hướng dẫn phân tích tính khả thi trong phát triển sản phẩm du lịch
Các yếu tố thành công Các câu hỏi liên quan
Thị

trường
- Thị trường tiềm năng
- Cạnh tranh (mức độ
cạnh tranh? ở đâu? Dưới
hình thức nào?)
- Các khó khăn cản trở
trong việc quảng bá sản
phẩm/ dịch vụ
- Các kênh quảng bá hiện
tại
- Các mối liên kết, quan
hệ, đối tác
- Có nhu cầu về các sản phẩm/dịch
vụ dự kiến cung cấp hay không và
mức độ? Sự thay đổi nhu cầu trong
thời gian qua?
- Khả năng cung cấp sản phẩm? thay
đổi về cung cấp SP (dự kiến cung
cấp) trong thời gian qua
- Bản chất sản phẩm này có thay đổi
như thế nào?
- Có phải là sản phẩm dịch vụ mới?
- Thị trường được mở rộng hay hình
thành?
- Hiện tại có những khó khăn gì trong
việc quảng bá sản phẩm?
- Các kênh quảng bá hiện tại?
- Các mối liên kết, quan hệ đối tác
chiến lược?
Kinh

tế/tài
chính
- Đóng góp vào nền kinh
tế và phúc lợi xã hội của
- Nguồn thu kinh tế có góp phần tăng
thu nhập cho các hộ gia đình hay
không?
17
địa phương
- Có lợi ích kinh tế (tăng
thu nhập, việc làm)
- Các yếu tố ngăn cản
- Các yếu tố khuyến khích
- Khả năng hoàn trả đầu tư
- Có cần đầu tư tài chính không? Bao
nhiêu?
- Các nguồn hỗ trợ tài chính (vốn
vay, tài trợ) có sẵn không)?
- Có thể ước tính khả năng hoàn trả đầu
tư?
Quản lý
- Các mối liên kết bên
ngoài và các tổ chức hỗ
trợ
- Các tổ chức bên trong
- Có tổ chức nào hỗ trợ và cách thức
để được hỗ trợ?
- Tổ chức nào sẽ trực tiếp thực hiện
(tổ chức cộng đồng (CBO), tổ chức
phi chính phủ ở huyện, tỉnh, Uỷ ban

phụ trách phát triển của
Huyện/xã/thôn, hoặc các doanh
nghiệp
Thể chế,
chính
sách
- Sự ủng hộ của chính sách
- Các quy định (ví dụ:
thu phí, giấy phép)
- SPDL có được xã hội
chấp nhận hay không?
- Vấn đề giới
- Yêu cầu thủ tục để được ủng hộ
- Có bất cứ xung đột nào không?
- Các ngụ ý về giới trong hoạt động?
Kỹ
năng/
Nguồn
lực
- Kỹ năng sẵn có tại địa
phương
- Công nghệ và nguồn
lực (loại hình, tính sẵn
có, sự cần thiết)
- Cần có các kỹ năng gì để phát triên
SPDL?
- Ai đang nắm giữ các kỹ năng này?
- Làm thế nào để phát triển các kỹ
năng?
- Các nguồn lực cần thiết? Bao

nhiêu? - Kiểm tra các nguồn lực sẵn
có (đất, máy móc, thời gian, kinh phí,
nhân lực)
Môi
trường
- Các tài nguyên sẵn có
- Các phương tiện, nguồn
lực cần thiết (ví dụ: năng
lượng )
- Bản chất các tác động
tích cực
- Phạm vi và nguồn gốc các tác
động?
- Các biện pháp nhằm giảm thiểu tác
động tiêu cực?
- Đóng góp những gì cho bảo tồn tài
nguyên?
18
19
Phụ lục II
Ma trận SWOT
SWOT Mô tả chi tiết Ghi chú
Điểm mạnh
(xã hội, kiến thức, kỹ
năng, khả năng liên
kết )
Điểm yếu
Cơ hội
(môi trường, việc làm
và thu nhập, quản lý

nhà nước, xã hội, các
tác động khác )
Thách thức
Phụ lục III
Mẫu thiết kế sản phẩm du lịch
Tên
sản
phẩ
m
Điểm
thu hút/
Địa điểm
tổ chức
Hoạt động
của khách
- Khách sẽ
làm gì?
Dịch
vụ bổ
sung
Thời
gian
Đối
tượng
khách
Ai cung
cấp sản
phẩm/dịch
vụ này?
Phụ lục IV

Bảng phân tích thông tin tác động của sản phẩm du lịch đối với mục tiêu
(phục vụ việc chọn hoặc loại bỏ sản phẩm du lịch đã thiết kế)
Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3
Sản phẩm/dịch vụ 1
20
Cơ hội
Cản trở
Sản phẩm/dịch vụ 2
Phụ lục V
Bảng “Cửa sổ doanh nhân”
Sản phẩm hiện có/Thị trường hiện
có (rủi ro thấp)
Bán nhiều sản phẩm hiện có hơn
cho cùng một khách hàng
Sản phẩm hiện có/Thị trường
mới
Tìm kiếm khách hàng mới cho
sản phẩm hiện có
Sản phẩm mới/Thị trường hiện có
Phát triển sản phẩm mới cho khách
hàng hiện có
Sản phẩm mới/Thị trường mới
(rủi ro cao)
Phát triển sản phẩm mới cho
khách hàng mới
Phụ lục VI
Bảng kế hoạch hành động
Hoạt
động
Mục

đích
Cách thực
hiện/tiến
trình
Người
phụ
trách
Thời
gian
tiến
hành
Các chỉ
số
thành
công
Nguồn
lực
cần
thiết
Một số sản phẩm du lịch thu hút khách trên địa bàn tỉnh
21
Một số sản phẩm du lịch của tỉnh khai trương năm 2013
22
23

×