Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.14 KB, 8 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH HÀ NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 725/ĐA-UBND Phủ Lý, ngày 28 tháng 5 năm 2008
ĐỀ ÁN
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước về cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Thực hiện Luật Cư trú được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2007; Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày
25/6/2007 của Chính phủ; Thông tư số 06/2007/TT/BCA-C11 ngày 01/7/2007 của
Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng
Đề án:“Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về cư
trú trên địa bàn tỉnh Hà Nam” như sau:
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ KHẨU
NHỮNG NĂM QUA, DỰ BÁO THỜI GIAN TỚI
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐĂNG
KÝ, QUẢN LÝ HỘ KHẨU
1. Hà Nam là tỉnh được tái lập từ năm 1997, nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ
đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 859,44 km
2
,

dân số trên 845 ngàn người, mật
độ dân cư trung bình 983 người/km
2
. Toàn tỉnh có 5 huyện và 1 thị xã với 116
xã, phường, thị trấn đến năm 2008 nâng cấp thị xã Phủ Lý lên thành phố trực
thuộc tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hoá tăng
nhanh đang đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về cư trú nói chung, công tác
đăng ký, quản lý hộ khẩu nói riêng những yêu cầu và nhiệm vụ mới.


Những năm qua, công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu đã được các cấp uỷ,
chính quyền và lực lượng Công an quan tâm chỉ đạo, đạt được những kết quả
quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), góp
phần phục vụ tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2. Tuy nhiên, công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu vẫn còn nhiều bất cập:
- Số liệu thống kế về nhân hộ khẩu, dân số giữa các cơ quan chức năng
như: Công an, Tư pháp, Thống kê, Dân số và Kế hoạch hoá gia đình chưa được
thống nhất, đầy đủ, chính xác.
- Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú ở Công an các xã, thị trấn chưa được
chuyển về tàng thư hộ khẩu ở Công an huyện để lưu trữ, khai thác (hiện tại toàn
tỉnh mới có Công an thị xã Phủ Lý duy trì khai thác sổ hộ khẩu gốc và tàng thư
hộ khẩu).
- Việc lập sổ hộ khẩu gốc chưa thực hiện đầy đủ quy trình hướng dẫn,
trong lưu giữ, khai thác sổ hộ khẩu gốc không bổ sung điều chỉnh thường xuyên,
kịp thời, đầy đủ những thay đổi, biến động về hộ khẩu, nhân khẩu dẫn đến việc
giải quyết không chính xác như: Cấp các loại giấy tờ về hộ khẩu, chuyển đi,
chuyển đến, xác nhận đơn làm chứng minh nhân dân, cấp hộ chiếu… sai đối
tượng, tên, chữ đệm, tuổi, nơi cư trú..., tuỳ tiện đăng ký hộ khẩu thường trú khi
chưa có đủ hồ sơ, thủ tục; đăng ký hộ khẩu “treo”, hộ khẩu “khống”; việc nắm,
quản lý số người tạm trú, tạm vắng tại địa phương chưa được kịp thời, đầy đủ.
3. Nguyên nhân của những tồn tại khuyết điểm:
- Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác này chưa thật đầy đủ, coi
công tác quản lý hộ khẩu là công việc của ngành Công an nên thiếu sự quan tâm
đầu tư, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc cán bộ, nhân dân thực hiện các quy
định về đăng ký, quản lý hộ khẩu. Một bộ phận nhân dân chưa tự giác thực
hiện tốt các quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo
tạm vắng... làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về cư trú chưa cao,
tạo kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng tiến hành hoạt động xâm phạm an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

- Trong tổ chức triển khai và duy trì thực hiện còn nặng về hành chính
đơn thuần. Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác hộ khẩu ở nhiều đơn vị kể cả
cấp huyện và cấp xã yếu và thiếu, thường xuyên có sự thay đổi. Một số đơn vị
phân công cán bộ kiêm nhiệm, bố trí cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành
Quản lý hành chính lại ít được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nên quá trình thực
thi công việc bị động, lúng túng dẫn đến hướng dẫn giải quyết sai.
- Công tác tuyên truyền, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi
phạm của cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn còn thiếu
thường xuyên, kịp thời sâu sát.
- Do việc phân cấp đăng ký quản lý hộ khẩu cho Công an các xã, thị
trấn làm chưa đúng quy trình, tàng thư hộ khẩu ở Công an các huyện chưa
được bổ sung và khai thác thường xuyên nên không có điều kiện kiểm tra, đối
chiếu, một số cán bộ cơ sở lợi dụng sơ hở để cố tình làm sai quy định, xác
nhận những vấn đề có liên quan đến nhân, hộ khẩu sai thực tế với mục đích tư
lợi.
- Sổ hộ khẩu gốc và tàng thư hộ khẩu được lập từ năm 1964 (theo Nghị
định số 104/CP) đến nay đã 44 năm nên hầu hết bị rách nát, hư hỏng, thất lạc.
Mặt khác việc quy định sổ hộ khẩu gốc và sự thay đổi mẫu sổ hộ khẩu gốc của
Bộ Công an trong từng thời kỳ cũng phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện đồng
bộ, thống nhất trong việc lập và khai thác sổ hộ khẩu gốc.
Thực trạng việc lập, lưu giữ, sử dụng sổ hộ khẩu gốc và tàng thư hộ khẩu
hiện nay là đáng báo động, hạn chế rất lớn đến tác dụng và hiệu quả của công
2
tác quản lý cư trú, đòi hỏi cần phải có biện pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, củng
cố kịp thời theo đúng quy định thống nhất của Luật Cư trú.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội khi Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam
lần thứ XVII, trong những năm tới, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy mạnh đô thị hoá,
đầu tư phát triển kinh tế đô thị và các khu công nghiệp, xây dựng thị xã Phủ Lý

thành thành phố trực thuộc tỉnh sẽ tạo ra phân bố dân cư tập trung ở các đô thị
và các khu công nghiệp. Biến động về nhân hộ khẩu diễn ra thường xuyên, phức
tạp làm cho công tác đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng sẽ có nhiều
khó khăn … đòi hỏi các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú phải chủ động nắm bắt
tình hình, kịp thời có các biện pháp để đăng ký, quản lý chặt chẽ nhân khẩu
thường trú, tạm trú, tạm vắng; phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội
ở địa phương và giữ gìn ANTT tại cơ sở.
2. Năm 2009, cả nước tiến hành tổng điều tra dân số vào 0h ngày
01/4/2009. Việc triển khai thực hiện Đề án: “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác quản lý Nhà nước về cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là cơ sở
quan trọng để phục vụ cho việc tổng điều tra dân số trên địa bàn tỉnh. Hệ thống
sổ theo dõi và tàng thư theo dõi về cư trú là cơ sở dữ liệu bảo đảm cho việc kiểm
tra đối chiếu trong công tác đăng ký, quản lý cư trú được đầy đủ, chính xác.
3. Yêu cầu tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và đưa công nghệ tin học
vào quản lý con người, vừa đáp ứng được nguyên tắc, trình tự, thủ tục đăng ký
thường trú, tạm trú, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân; tạo thuận lợi tối đa cho mọi công dân làm ăn, sinh sống, đảm bảo yêu
cầu: Đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây
phiền hà, phù hợp với tiến trình đổi mới, hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước về cư trú ở các cấp chính quyền;
trách nhiệm quản lý cư trú của các cơ quan chuyên môn và chính quyền; trách
nhiệm của công dân về cư trú là cơ sở dữ liệu tin cậy phục vụ sự nghiệp xây
dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa
phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tạo sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động của các cấp,

các ngành và nhân dân trong thực hiện Luật Cư trú. Tất cả các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, trường học, doanh trại Quân đội, Công an đóng trên địa bàn tỉnh
phải thực hiện kê khai đăng ký về nhân, hộ khẩu theo đúng quy định của Luật
Cư trú.
3
- Tất cả những thay đổi, biến động ở từng hộ, từng nhân khẩu phải được
kịp thời kê khai, đăng ký với cơ quan Công an. Số liệu về quản lý cư trú, về dân
số, thống kê, lao động phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, cụ thể.
- Sổ hộ khẩu gốc phải được lập theo đúng quy trình, thống nhất, đầy đủ
nội dung; đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính pháp lý cao. Sổ phải được
thường xuyên bổ sung điều chỉnh kịp thời những biến động, thay đổi về hộ khẩu,
nhân khẩu và phải được bảo quản, khai thác theo đúng chế độ, nguyên tắc đối
với tài liệu nghiệp vụ Công an.
- Mỗi đơn vị Công an huyện, thị xã phải củng cố, thiết lập tàng thư hộ
khẩu theo đúng quy định của Bộ Công an để lưu trữ, khai thác hồ sơ phục vụ
yêu cầu nghiệp vụ của ngành và yêu cầu chính đáng của công dân.
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân những điều cần biết
về đăng ký quản lý cư trú:
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Báo Hà Nam, Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh chủ động phối hợp với cơ quan Công an để chỉ đạo tuyên truyền sâu
rộng trong nhân dân các quy định của Luật Cư trú để nhân dân biết và thực hiện
nghiêm túc.
Công khai hoá những điều cần biết về đăng ký, quản lý cư trú trên trang
Web của UBND tỉnh và trên mạng điện thoại 1080 của Bưu chính viễn thông
tỉnh để mọi người dân đều được khai thác, tìm hiểu.
2. Tổ chức tổng kiểm tra hộ khẩu trong toàn tỉnh:
2.1. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra hộ khẩu thường trú (hộ gia đình, nhân khẩu tập thể).
- Kiểm tra hộ khẩu tạm trú, tạm vắng.

- Kiểm tra sổ sách, tài liệu đăng ký quản lý cư trú của Công an huyện, thị
xã; Công an xã, phường, thị trấn và Cảnh sát khu vực (CSKV).
- Kiểm tra sổ hộ khẩu gốc (HK11) và tàng thư hộ khẩu ở Công an các huyện,
thị xã.
- Kiểm tra công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm về đăng ký, quản lý cư trú.
2.2. Biện pháp:
- Công an tỉnh chủ trì phối hợp sở Tư pháp và các ngành có liên quan xây
dựng kế hoạch, hướng dẫn kiểm tra và triển khai tới các huyện, thị xã.
- Công an huyện, thị xã thành lập đoàn tự kiểm tra theo kế hoạch hướng
dẫn của Công an tỉnh, phối hợp Công an xã, thị trấn, CSKV trực tiếp kiểm tra
từng nhân khẩu trong từng hộ gia đình, nhà ở tập thể, phát hiện những sai sót để
hiệu chỉnh vào sổ hộ khẩu gốc theo kế hoạch.
3. Củng cố, thiết lập sổ hộ khẩu gốc (HK11):
3.1. Thẩm định, đối chiếu và điều chỉnh sai lệch:
4
- Bổ sung những nội dung cần thiết còn thiếu và những nội dung đã có
nhưng chưa đầy đủ của từng hộ, từng nhân khẩu trong từng cột mục, từng phần của
sổ hộ khẩu gốc.
- Điều chỉnh những thay đổi, biến động và những sai lệch của từng hộ,
từng nhân khẩu đã diễn ra trong thực tế nhưng chưa được điều chỉnh trong sổ hộ
khẩu gốc.
- Tổ chức cho chủ hộ ở từng hộ gia đình, người đại diện nhà ở tập thể
kiểm tra sổ hộ khẩu gốc phần đăng ký của mình, xác nhận là đúng và ký, ghi rõ
họ tên vào sổ hộ khẩu gốc (nếu chưa xác nhận, chưa ký).
- Đơn vị lập sổ thực hiện việc kiểm tra lại sổ hộ khẩu đã điều chỉnh, thực
hiện việc ký sổ của cán bộ lập sổ, của thủ trưởng đơn vị đăng ký hộ khẩu và
thực hiện việc đánh số ký hiệu, đóng dấu giáp lai sổ hộ khẩu gốc.
3.2. Thay thế những sổ cũ đã bị rách nát, hư hỏng và lập sổ hộ khẩu gốc
mới:
- Sao y nội dung từng cột mục tương ứng của từng hộ, từng nhân khẩu từ

sổ cũ đã được điều chỉnh, hoàn thiện sang sổ hộ khẩu gốc mới.
- Tổ chức cho chủ hộ gia đình, người phụ trách nhà ở tập thể kiểm tra, xác
nhận là đúng và ký vào sổ hộ khẩu gốc mới lập (đúng như nội dung ký xác nhận
ở phần điều chỉnh sổ hộ khẩu gốc cũ).
- Đơn vị lập sổ thực hiện ký và hoàn thiện sổ như hoàn thiện sổ hộ khẩu
gốc cũ.
3.3. Đưa hệ thống sổ hộ khẩu gốc vào quản lý theo đúng chế độ gắn với
củng cố lực lượng và đẩy mạnh thực hiện toàn diện công tác quản lý cư trú:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký quản lý cư trú cho lực
lượng cán bộ chuyên trách, Công an phụ trách xã về ANTT, Công an xã,
phường, thị trấn, CSKV và bảo vệ chuyên trách cơ quan xí nghiệp.
- Tổ chức giao nhận sổ hộ khẩu gốc giữa Công an huyện, thị xã và Công
an xã, phường, thị trấn; củng cố phương tiện bảo quản sổ hộ khẩu gốc; thực hiện
nghiêm quy trình bảo quản khai thác sổ hộ khẩu gốc do Giám đốc Công an tỉnh
quy định. Sổ hộ khẩu gốc (HK11) sau khi đã điều chỉnh được xác định là tài liệu
có giá trị pháp lý đối với từng nhân khẩu trong hộ.
- Tổ chức cấp sổ hộ khẩu cho những hộ, nhân khẩu chưa được cấp hoặc
có yêu cầu cấp đổi do hư hỏng, sai sót; cấp mới sổ tạm trú theo Luật Cư trú,
thực hiện đúng quy trình giải quyết các công việc hộ khẩu gắn với thực hiện
nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về hộ khẩu.
4. Củng cố, thiết lập tàng thư hộ khẩu ở Công an các huyện, thị xã:
- Tàng thư hộ khẩu được củng cố, thiết lập trên cơ sở hồ sơ đăng ký
thường trú. Hồ sơ đăng ký thường trú được sắp xếp theo từng hộ, từng thôn,
xóm, tổ dân phố; theo từng phường, xã, thị trấn; cơ quan, doanh nghiệp, trường
học, nhà thờ, nhà dòng.
5

×