TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH LONG BIÊN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Hữu Nghị
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Trang
Lớp : Tài chính doanh nghiệp Pháp
Khoá : 48
Khoa : Ngân hàng – Tài chính
Hệ : Chính quy
Mã SV : CQ483006
Hà Nội – 05/2010
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu
Chương I: Lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại
1.1. Khái quát chung về rủi ro lãi suất 1
1.1.1. Các loại hình rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại 1
1.1.2. Khái niệm rủi ro lãi suất 3
1.1.3. Các hệ số phản ánh rủi ro lãi suất 3
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất 6
1.1.5. Ví dụ về rủi ro lãi suất với các vị thế khác nhau của ngân hàng 9
1.2. Quản lý rủi ro lãi suất 12
1.2.1. Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhận biết rủi ro 12
1.2.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất 14
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 17
Chương II : Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín chi nhánh Long Biên
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh
Long Biên
21
2.1.1. Lịch sử hình thành 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 21
2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ 23
2.2. Chính sách lãi suất của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín 25
2.2.1. Lãi suất huy động 25
2.2.2. Lãi suất cho vay 29
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
tín chi nhánh Long Biên
35
2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất 35
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Sacombank chi nhánh
Long Biên
43
Chương III Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương tín, chi nhánh Long Biên
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý rủi ro lãi suất 46
3.2. Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín chi nhánh Long Biên
47
3.3. Kiến nghị 50
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phan Hữu Nghị, người đã tận
tình hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị chi nhánh Long Biên đã giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề.
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TMCP: Thương mại cổ phần
TCKT, TCXH: Tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
A: Lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kỳ
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
R: Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
GAP: khe hở rủi ro lãi suất
TH: trường hợp
R: Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biêủ 1.1: Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố khác lên lãi
suất thị trường
13
Bảng 2.1: Lãi suất huy động có kỳ hạn cho cá nhân áp dụng cho khu vực Hà
Nội và phía Bắc
26
Đồ thị 2.1: Lãi suất huy động Sacombank qua các năm 27
Bảng 2.2: Lãi suất tiền gửi huy động bậc thang 28
Bảng 2.3: Biểu lãi suất cho vay VND – cho vay SXKD 29
Bảng 2.4: Biểu lãi suất cho vay VND – cho vay phục vụ đời sống 30
Bảng 2.5: Biểu lãi suất cho vay VND ngày 21/2/2008 32
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản và nguồn huy động tại Sacombank chi nhánh Long
Biên qua các năm
36
Bảng 2.7: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại Sacombank chi nhánh Long Biên 37
Đồ thị 2.2: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại chi nhánh Long Biên 38
Bảng 2.8: Miền giá trị thay đổi thu nhập của chi nhánh Long Biên theo thay
đổi lãi suất
39
Đồ thị 2.3: Thay đổi thu nhập dự tính chi nhánh Long Biên 39
Bảng 2.10: Cơ câu tài sản và nguồn huy động tại Sacombank thời điểm cuối
các năm 2008,2008,2009
41
Bảng 2.11: Chỉ tiêu rủi ro lãi suất tại Sacombank qua các năm 41
Bảng 3.1: Báo cáo Gap 47
LỜI MỞ ĐẦU
Những tháng nửa đầu năm 2008, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của
Chính phủ, thị trường tiền tệ ghi nhận mức khan hiếm vốn VND chưa từng thấy
trong lịch sử.
Các ngân hàng sử dụng lãi suất như thứ vũ khí lợi hại trong cuộc chiến
giành giật thị phần nguồn tiền gửi. Lãi suất huy động được đẩy lên mức cao đẩy
nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á những năm 90, sau khi lãi
suất tại Indonesia tăng trên 30%, đã có rất nhiều ngân hàng tại đây phá sản. Các
ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã đứng ở trạng thái ngàn cân treo sợi tóc
khi trong năm 2008, đã có khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên tới
hơn 40% năm.
Rủi ro lãi suất là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu
kém của ngân hàng. Sự tác động trực tiếp của thay đổi lãi suất lên khả năng sinh
lời hoặc chịu thiệt hại của ngân hàng là lý do khiến cho việc quản lý rủi ro lãi
suất trở thành cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện nay công tác quản lý rủi ro lãi suất vẫn chưa thực sự được coi trọng như
đúng vai trò của nó.
Em muốn đưa ra được cái nhìn tương đối cụ thể về quản lý rủi ro lãi suất
và thực tiễn quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Sacombank thông qua chuyên đề:
“ Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh
Long Biên ”
Kêt cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại.
Chương I đưa ra một cách khái quát các lý thuyết khác nhau về rủi ro lãi suất và
quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương tín Sacombank chi nhánh Long Biên.
Chương II sẽ phân tích các chính sách lãi suất, thực trạng quản lý rủi ro lãi suất
tại chi nhánh Long Biên và toàn bộ ngân hàng Sài Gòn Thương tín thông qua
phân tích các chỉ số phản ánh rủi ro lãi suất.
Chương III: Giải pháp tăng cường rủi ro quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Long Biên
Chương III đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại
Sacombank.
Chương I:
LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT
1.1.1. Khái quát về các loại hình rủi ro trong hoạt động của ngân hàng
thương mại
Rủi ro là một yếu tố khách quan, có thể xuất hiện trong mọi ngành nghề
hay lĩnh vực kinh doanh, ngành Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ
dẫn đến tổn thất tài sản của ngân hàng hoặc giảm sút lợi nhuận so với dự kiến.
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều loại
rủi ro. Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà có thể chia rủi ro thành các loại khác
nhau.
Nếu phân chia theo các loại tài sản, rủi ro trong ngân hàng thương mại
gồm có: rủi ro trong quản lý và kinh doanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong
quản lý và kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài
sản khác của ngân hàng.
Nếu phân chia theo nguyên nhân, rủi ro trong ngân hàng gồm: rủi ro do
người vay không trả nợ, rủi ro lãi suất thay đổi, rủi ro do tỷ giá thay đổi, rủi ro do
các nguyên nhân khác như mất trộm, giả mạo giấy tờ
Cách phân loại phổ biến chia rủi ro trong ngân hàng thành 6 loại chính:
1.1.1.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với ngân hàng do khách
hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi
thực hiện hoạt động cho vay, ngân hàng không dự kiến khoản cho vay đó sẽ bị
tổn thất, tuy nhiên, các khoản cho vay luôn hàm chứa rủi ro. Thông thường, các
nhà ngân hàng sẽ dự tính trước tỷ lệ tổn thất với hoạt động tín dụng trong chiến
lược kinh doanh, và cố gắng quản lý rủi ro sao cho tỷ lệ tổn thất thực tế thấp hơn
hoặc bằng tỷ lệ dự kiến.
1.1.1.2. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng khi lãi suất thay
đổi khác với dự tính. Rủi ro lãi suất có liên hệ chặt chẽ với rủi ro tín dụng do tính
chất quyết định của lãi suất đối với khả năng và mong muốn trả nợ của khách
hàng. Có hai hình thức cơ bản của rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất xuất phát từ sự
chênh lệch về kỳ hạn thay đổi lãi suất ( khi áp dụng lãi suất cố định) và rủi ro lãi
suất khi tái định giá ( khi áp dụng lãi suất điều chỉnh) đối với tài sản có và tài sản
nợ của ngân hàng.
1.1.1.3. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng khi tỷ giá hối
đoái biến động theo hướng bất lợi so với dự tính. Hiện nay, trong cơ chế thị
trường mở tỷ giá hối đoái thường xuyên dao động làm tăng khả năng gia tăng thu
nhập tạm thời cho ngân hàng, tuy nhiên cũng đồng thời làm tăng rủi ro hối đoái
đối với các ngân hàng thương mại do khả năng biến động nhanh, biên độ dao
động lớn.
1.1.1.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu
thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến, dẫn đến tăng chi
phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, hoặc nghiêm trọng hơn là ngân hàng mất
khả năng thanh toán. Khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều ngân hàng thương
mại Việt Nam đã từng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, ngân hàng gặp phải
rủi ro thanh khoản.
1.1.1.5. Rủi ro tồn đọng vốn
Rủi ro tồn đọng vốn là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi nguồn
vốn huy động được lớn nhưng ngân hàng lại không thể cho vay hay đầu tư, làm
giảm thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tồn đọng vốn
trong nhiều trường hợp: ngân hàng đã huy động với lãi suất cao nhưng không thể
chấp nhận cho vay hoặc đầu tư khi lãi suất thị trường ở mức quá thấp, hoặc sản
phẩm huy động của ngân hàng không thu hút được khách hàng đi vay như
trường hợp sản phẩm huy động và cho vay vốn bằng vàng của các ngân hàng
Việt Nam năm 2010…
1.1.1.6. Rủi ro khác
Ngoài các rủi ro kể trên, ngân hàng có thể gặp phải các rủi ro khác dẫn
đến thiệt hại cho ngân hàng như: cướp ngân hàng, nhầm lẫn trong thanh toán,
hoả hoạn… Đây là những rủi ro không lường trước được và có thể gây thiệt hại
rất lớn cho ngân hàng. Để phòng tránh thiệt hại do các rủi ro loại này, ngân hàng
có thể sử dụng các hình thức bảo hiểm về cướp ngân hàng, hoả hoạn,… hoặc các
phương pháp nghiệp vụ khoa học trong thanh toán…
1.1.2. Khái niệm về rủi ro lãi suất
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng vừa đóng vai trò người đi vay (khi
huy động vốn) vừa đóng vai trò người cho vay (khi tài trợ). Như vậy khi lãi suất
trên thị trường: lãi suất huy động, cho vay, lãi chứng khoán thường xuyên biến
động có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, hoặc ngược lại gây tổn thất
cho ngân hàng.
Ta có định nghĩa về rủi ro lãi suất như sau:
“Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất
giảm, khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều
nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy mô và kỳ hạn
các hợp đồng kỳ hạn ” (*)
1.1.3. Các hệ số phản ánh rủi ro lãi suất
1.1.3.1 Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất
Các tài sản và nguồn tài sản của ngân hàng có kỳ hạn khác nhau. Đứng
trên giác độ ngân hàng, kỳ hạn cần quan tâm là kỳ hạn đặt lại lãi suất. Khi kết
thúc kỳ hạn trên, lãi suất sẽ bị thay đổi theo lãi suất thị trường. Do đó, các tài
sản, hoặc nguồn tài sản trong ngân hàng sẽ có độ nhạy cảm khác nhau đối với sự
biến động lãi suất thị trường. Cụ thể, tài sản và nguồn trong ngân hàng được
phân thành tài sản (nguồn) nhạy cảm với lãi suất và tài sản (nguồn) ít nhạy cảm
với lãi suất.
(*): PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, 2009, Quản tri Ngân hàng thương mại
• Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất là loại có kỳ hạn ngắn (≤ 12 tháng)
do có thể nhanh chóng thay đổi theo biến động lãi suất thị trường.
• Các tài sản và nguồn ít nhạy cảm lãi suất là loại có kỳ hạn trung và dài
hạn (≥12 tháng)
Ví dụ về khoản cho vay cá nhân 1 tỷ đồng trong 2 năm. Trường hợp kỳ
hạn đặt lại lãi suất là 3 tháng < 12 tháng, khi đó khoản cho vay vẫn được xếp vào
loại tài sản nhạy cảm lãi suất do lãi suất của khoản vay có thể nhanh chóng
chuyển sang lãi suất mới. Ngược lại trường hợp kỳ hạn đặt lại lãi suất của khoản
vay là 1 năm, khoản vay sẽ được xếp vào tài sản ít nhạy cảm hơn với lãi suất.
Để xác định rủi ro lãi suất của ngân hàng, người ta tính hệ số tài sản có
nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất như sau:
R =
Tài sản có nhạy cảm với lãi suất
Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất
Hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất chỉ ra
khả năng xảy ra rủi ro lãi suất đối với ngân hàng:
• TH R > 1 khi đó tài sản có nhạy cảm lãi suất nhiều hơn tài sản nợ nhạy
cảm lãi suất.
Như vậy, nếu lãi suất tăng, ngân hàng không những không chịu rủi ro lãi suất
mà còn tăng được lợi nhuận do thu từ lãi sẽ tăng nhiều hơn chi trả lãi. Ngược
lại, nếu lãi suất giảm, do thu từ lãi sẽ giảm nhiều hơn chi trả lãi nên thu nhập
từ lãi của ngân hàng giảm sút so với dự kiến, xảy ra rủi ro lãi suất.
• TH R < 1, ngược lại với TH R > 1, tài sản có nhạy cảm lãi suất ít hơn tài
sản nợ nhạy cảm lãi suất. Khi đó nếu lãi suất tăng, ngân hàng sẽ gặp phải
rủi ro lãi suất do phải chịu giảm thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, khi lãi suât
giảm, ngân hàng có thu nhập từ lãi cao hơn.
• TH R = 1, khi đó biến động lãi suất thị trường sẽ không làm thay đổi thu
nhập từ lãi của ngân hàng do mức tăng (giảm) của thu lãi từ tài sản có
nhạy cảm lãi suất sẽ bị triệt tiêu bởi mức tăng (giảm) của phí trả lãi từ tài
sản nợ nhạy cảm lãi suất.
Ta nhận thấy, khi R = 1, ngân hàng không gặp phải rủi ro lãi suất, nhưng
đồng thời cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập cho mình.
1.1.3.2. Khe hở lãi suất
Tương tự như hệ số tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm
lãi suất, khe hở lãi suất cũng là một thước đo rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch tài sản và nguồn nhạy cảm. Khe
hở lãi suất được tính theo công thức:
Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm
lãi suất
- Nguồn nhạy cảm
lãi suất
Dựa trên giả thiết lãi suất của nguồn và tài sản nhạy cảm lãi suất thay đổi
với cùng mức độ.
• TH Ngân hàng có khe hở lãi suất dương
Khi lãi suất trên thị trường tăng sẽ làm tăng thu nhập của ngân hàng do
mức tăng của thu nhập từ lãi cao hơn mức tăng của trả lãi. Đồng thời, chênh
lệch lãi suất của ngân hàng cũng sẽ tăng.
Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng gặp rủi ro giảm thu
nhập, chênh lệch lãi suất giảm.
• TH Ngân hàng có khe hở lãi suất âm
Khi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng gặp rủi ro lãi suất làm giảm
thu nhập, do mức tăng của thu từ lãi thấp hơn mức tăng của các khoản phải
trả lãi. Chênh lệch lãi suất giảm.
Ngược lãi, nếu lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ được lợi và chênh
lệch lãi suất tăng.
• TH khe hở lãi suất của ngân hàng bằng 0
Khi đó ngân hàng có thể coi là không gặp rủi ro lãi suất do biến động lãi
suất không làm thay đổi thu nhập. Nhưng tương tự như trường hợp hệ số R
bằng 1, ngân hàng cũng mất đi cơ hội gia tăng thu nhập khi lãi suất thay đổi
theo hướng có lợi.
Trong thực tế, do sự thay đổi lãi suất với mỗi loại tài sản hoặc nguồn là
khác nhau, dù độ lớn và dấu của khe hở kỳ hạn là như thế nào, ngân hàng vẫn
luôn gặp phải vấn đề rủi ro lãi suất.
1.1.3.3. Khe hở kỳ hạn
Khe hở kỳ hạn đo lường chênh lệch kỳ hạn bình quân của tài sản và nợ
của ngân hàng. Khe hở kỳ hạn được tính theo công thức:
Khe hở kỳ hạn = Kỳ hạn bình quân
của tài sản
- Kỳ hạn bình quân của
nợ
Vẫn dựa trên giả thiết lãi suất thị trường của các tài sản và nợ thay đổi với
cùng mức độ. Ta xét tác động của khe hở kỳ hạn lên giá trị ròng của ngân hàng
theo các trường hợp sau:
• TH Khe hở kỳ hạn > 0, như vậy kỳ hạn bình quân của tài sản lớn hơn của
nợ. Giá trị tài sản ròng của ngân hàng sẽ giảm khi lãi suất thị trường tăng,
do giá trị của tài sản giảm mạnh hơn giá trị nợ, và ngược lãi khi lãi suất
giảm.
• TH Khe hở kỳ hạn < 0, kỳ hạn bình quân của tài sản nhỏ hơn của nợ. Khi
đó, nếu lãi suất thị trường tăng, giá trị tài sản ròng của ngân hàng sẽ tăng.
Ngược lại khi lãi suất giảm.
• TH Khe hở kỳ hạn = 0, ngân hàng không phải chịu rủi ro.
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
Thực tế có nhiều cách phân loại nguyên nhân của rủi ro lãi suất: rủi ro do
quy định lại lãi suất, rủi ro do sử dụng hợp đồng quyền chọn, rủi ro do điều chỉnh
không cân xứng giữa mức lãi suất đi vay và cho vay… Theo PGS.TS. Phan Thị
Thu Hà trong cuốn Quản trị Ngân hàng thương mại, 2009, có 3 nguyên nhân sau
đây dẫn đến rủi ro lãi suất:
• Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản là sự khác nhau về kỳ
hạn đặt lại lãi suất của tài sản với kỳ hạn đặt lại lãi suất của nguồn huy động
cho tài sản đó trong trường hợp ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các
hợp đồng tín dụng.
• Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng
Các ngân hàng có các cách quản lý tài sản và nguồn vốn khác nhau, tuỳ
theo dự báo của ngân hàng về biến động lãi suất trên thị trường, nhằm thu
được lợi ích cao nhất cho ngân hàng. Khả năng lãi suất thay đổi khác với dự
kiến của ngân hàng dẫn tới làm giảm thu nhập hay xảy ra rủi ro lãi suất cho
ngân hàng.
• Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng
Rủi ro lãi suất do ngân hàng sử dụng lãi suất cố định (không nhạy cảm với
biến động thị trường) trong các hợp đồng xảy ra khi lãi suất thị trường biến
động bất lợi, ví dụ trường hợp ngân hàng đi vay với lãi suất cố định cao sau
đó phải cho vay theo lãi suất thị trường thấp gây tổn thất thu nhập cho ngân
hàng.
1.1.4.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Đối với nhà ngân hàng, kỳ hạn mà họ quan tâm là kỳ hạn đặt lại lãi suất.
Kỳ hạn này bị tác động bởi dự đoán về tình trạng lãi suất trong tương lai của
ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có xu hướng chia nhỏ kỳ hạn đặt lại lãi
suất để hạn chế rủi ro, trong khi khách hàng có xu hướng chọn lãi suất cố định
suốt hợp đồng để tính toán trước chi phí của dự án.
Dựa trên kỳ hạn đặt lại lãi suất, ngân hàng phân chia tài sản và nguồn
thành 2 loại: tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất, và tài sản và nguồn ít nhạy cảm
lãi suất. Do tồn tại sự chênh lệch giữa nguồn và tài sản nhạy cảm lãi suất, hay sự
không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản, mà ngân hàng có thể gặp phải
rủi ro khi lãi suất thị trường biến động theo hướng bất lợi.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới qui mô của nguồn và tài sản nhạy cảm lãi
suất:
• Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng
Người đi vay sẽ lựa chọn những kỳ hạn khác nhau cho khoản vay của
mình tuỳ thuộc vào mục đích của khoản vay và thời gian mong muốn vay.
Với những khoản vay ngắn hạn, người đi vay thường sẽ chọn lãi suất cố định
trong suốt thời hạn. Với các khoản vay dài hạn, người đi vay có có thể chọn
kỳ hạn đặt lại lãi suất là 6 tháng hoặc 1 năm hoặc sử dụng lãi suất cố định
suốt hợp đồng, tuỳ theo dự đoán về biến động lãi suất thị trường.
• Khả năng về kỳ hạn của người gửi và cho vay
Tương tự như người đi vay, người cho vay quyết định kỳ hạn khoản tiền
gửi của mình dựa trên thời gian nắm giữ khoản tiền trên, mức lãi suất thị
trường và dự đoán về thay đổi lãi suất.
• Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn
Nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu từ đi vay từ rất nhiều khách hàng
khác nhau. Sự chuyển hoán kỳ hạn của nguồn trong ngân hàng do đó liên tục
xảy ra do thay đổi về khả năng kỳ hạn của khách hàng, hoặc sự thay thế của
khách hàng mới cho khách hàng cũ…
• Chính sách lãi suất và kỳ hạn đặt lại lãi suất của ngân hàng
Mỗi ngân hàng sẽ theo đuổi một chính sách lãi suất riêng tuỳ theo chiến
lược quản trị rủi ro và mức lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng. Các ngân hàng
có chiến lược quản trị rủi ro chặt chẽ, chấp nhận mức lợi nhuận không cao
nhưng an toàn sẽ áp dụng kỳ hạn đặt lại lãi suất nhỏ, nhằm giảm thiểu rủi ro
do biến động lãi suất thị trường. Ngược lại, ngân hàng mong muốn lợi nhuận
cao sẽ chấp nhận đánh đổi bằng mức rủi ro cao hơn, do đó sẽ đưa ra chính
sách tín dụng lãi suất thoáng hơn.
Trong thực tế, sự khác biệt về kỳ hạn của nguồn và tài sản là tất nhiên.
Thứ nhất, do ngân hàng khó và không cần thiết phải duy trì sự phù hợp tuyệt đối
về kỳ hạn giữa các nguồn và tài sản khác nhau trong mọi thời kỳ. Thứ hai, các kỳ
hạn này thường do khách hàng đi vay và người gửi tiền quyết định.
1.1.4.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàng
Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi. Ngân hàng luôn nghiên cứu và
dự báo lãi suất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự đoán
chính xác mức độ thay đổi của lãi suất.
Kết hợp giữa sự không phù hợp về kỳ hạn đặt lại lãi suất giữa nguồn và
tài sản với sự thay đổi lãi suất khác với dự kiến của ngân hàng sẽ tạo nên rủi ro
lãi suất.
Lấy ví dụ về ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, do ngân hàng dự
đoán lãi suất sẽ ít biến động hoặc nếu biến động thì sẽ tăng trong thời gian tới.
Như vậy, nếu lãi suất biến động theo đúng dự kiến, ngân hàng sẽ không phải
chịu thiệt hại do rủi ro lãi suất mà còn có thể gia tăng thu nhập nếu lãi suất tăng
lên. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, lãi suất biến động trái với dự kiến,
ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, ta cũng có thể lập luận
tương tự.
Điểm cần lưu ý là trong hoạt động ngân hàng vẫn luôn có rủi ro lãi suất,
dù ngân hàng duy trì khe hở lãi suất, khe hở kỳ hạn hay hệ số tài sản có nhạy
cảm lãi suất ở mức tối ưu. Điều này được giải thích do cả 3 hệ số trên đều dựa
trên giả thiết lãi suất của tài sản và nguồn sẽ biến động với cùng mức độ. Song
thực tế, các mức lãi suất của các kỳ hạn khác nhau của nguồn và tài sản thay đổi
khác nhau. Sự biến động phức tạp của lãi suất tự nó đã gây ra rủi ro lãi suất cho
ngân hàng, bất kể khe hở lãi suất có giá trị hay dấu nào.
1.1.4.3. Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong hợp đồng
Khi lãi suất cố định, thời hạn nguồn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi
suất tiềm tàng. Việc sử dụng lãi suất cố định trong hợp đồng có thể làm gia tăng
thu nhập, hoặc gây thiệt hại so với dự kiến cho ngân hàng do tạo ra sự tách biệt
giữa lãi suất trong hợp đồng với lãi suất thực tế trên thị trường.
1.1.5. Ví dụ về rủi ro lãi suất với các vị thế khác nhau của ngân hàng
Ngân hàng có nhu cầu cho vay 2 món:
• 10 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất cố định 10% năm, kỳ hạn đặt lại lãi suất 1
năm
• 10 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất cố định 11% năm, kỳ hạn đặt lại lãi suất 2
năm
Để có thể cho vay 2 món trên, ngân hàng vay trên thị trường liên ngân
hàng 20 tỷ, lãi suất cố định 6% năm (vay 1 năm) và 7% năm ( vay 2 năm)
1.1.5.1. Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ
Tái tài trợ là hình thức tài trợ (cho vay) trong đó kỳ hạn của tài sản dài
hơn kỳ hạn của nguồn tiền. Ngân hàng sẽ ở vị thế tái tài trợ khi các khoản cho
vay của ngân hàng được tài trợ bằng các nguồn tiền huy động với kỳ hạn ngắn
hơn. Theo đó, để tiếp tục cho vay ngân hàng sẽ phải tiếp tục đi vay trong các kỳ
hạn tiếp theo.
Ngân hàng vay 20 tỷ trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn 1 năm. Sau
1 năm, ngân hàng thu hồi được 10 tỷ gốc từ khoản cho vay thứ nhất và phải trả
20 tỷ tiền đi vay. Để có tiền trả 10 tỷ còn lại, ngân hàng vay thêm 10 tỷ trên thị
trường liên ngân hàng. Như vậy, ngân hàng phải tài trợ khoản cho vay 2 năm
bằng 2 khoản vay vào năm thứ nhất và thứ hai với kỳ hạn 1 năm.
Ta có:
Chênh lệch lãi suất khoản cho vay 1 năm: 10% - 6% = 4%/năm
Chênh lệch lãi suất khoản cho vay 2 năm: 11% - 6% = 5%/năm khi lãi suất thị
trường không đổi
Năm thứ nhất:
Chênh lệch lãi suất của 20 tỷ cho vay:
[( 10% - 6% )*10 + ( 11% - 6% )*10]/20 = 4.5%
Năm thứ hai:
Ta đưa ra các giả định khác nhau về biến động lãi suất trên thị trường.
Khi lãi suất không đổi:
Chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm: (4.5% + 5%)/2 = 4.75%
Khi lãi suất giảm 1%:
Chênh lệch lãi suất năm thứ 2: 11% - 5% = 6%
Chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm: (4.5% + 6%)/2 = 5.25%
Khi lãi suất tăng 4%:
Chênh lệch lãi suất năm thứ 2: 11% - 10% = 1%
Chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm: (4.5% + 1%)/2 = 2.75%
Ngân hàng sử dụng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn
do kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn. Trường hợp ngân hàng cho
vay với kỳ hạn như huy động, chênh lệch lãi suất sẽ chỉ là 4%. Trong khi nếu
thay đổi kỳ hạn, năm thứ nhất chắc chắn ngân hàng sẽ thu được chênh lệch lãi
suất cao hơn (4.5%). Tuy nhiên mức chênh lệch lãi suất năm thứ hai lại chưa
chắc chắn, tuỳ thuộc vào biến động lãi suất như ví dụ trên. Do đó, ngân hàng sẽ
xác định ra mức lãi suất an toàn trên thị trường, mà tại đó chênh lệch lãi suất
bình quân 2 năm sẽ bằng đúng 4%.
Chênh lệch lãi suất bình quân an toàn 2 năm: 4%
Chênh lệch lãi suất năm thứ 2 an toàn cho ngân hàng: 4%*2 – 4.5% = 3.5%
Lãi suất thị trường an toàn cho ngân hàng: 11% - 3.5% = 7.5%
Như vậy, nếu dự đoán lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng lên hơn 7.5
% ngân hàng sẽ cho vay cùng kỳ hạn nguồn huy động. Ngược lại, nếu dự đoán
lãi suất thị trường nhỏ hơn 7.5% ngân hàng sẽ huy động nguồn kỳ hạn ngắn để
có thể thu thêm chênh lệch lãi suất.
1.1.5.2. Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư
Ngược lại với hình thức tái tài trợ, tái đầu tư là hình thức đầu tư của
ngân hàng mà kỳ hạn khoản cho vay ngắn hơn kỳ hạn nguồn vốn tài trợ nó. Theo
đó, trong các kỳ hạn tiếp theo, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay nguồn vốn đã
huy động được từ các kỳ hạn trước.
Ngân hàng vay 20 tỷ trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn 2 năm. Sau
1 năm, ngân hàng thu lại được 10 tỷ gốc và chưa phải trả khoản gốc vay nào.
Như vậy, ngân hàng có thể cho vay một khoản mới từ khoản cho vay vừa được
hoàn trả.
Năm thứ nhất, chênh lệch lãi suất là 10% - 7% = 3%
Tương tự như trường hợp tái tài trợ, khi lãi suất thị trường không thay đổi,
chênh lệch lãi suất thu được là 3%.
Khi lãi suất thị trường tăng lên, do nguồn vốn huy động có kỳ hạn 2 năm
lãi suất cố định, nên chỉ có lãi suất khoản cho vay mới của ngân hàng tăng lên.
Điều này làm tăng chênh lệch lãi suất năm thứ 2, và làm tăng chênh lệch lãi suất
bình quân 2 năm.
Ngược lại, khi lãi suất giảm, lãi suất khoản cho vay tái đầu tư giảm, làm
giảm chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm của ngân hàng.
Như vậy, với mục đích tối đa hoá lợi nhuận, ngân hàng sẽ sử dụng hình
thức tái đầu tư khi dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng trong các kỳ hạn tới.
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT
Quản lý rủi ro lãi suất là việc sử dụng các công cụ dự báo, lượng hoá rủi
ro lãi suất có thế gặp phải, để từ đó đưa ra những kế hoạch tối ưu hạn chế tổn
thất và gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của các sản phẩm, sự mở rộng quy mô và sự đa
dạng hoá khách hàng của hệ thống ngân hàng, việc quản lý rủi ro, mà cụ thể là
quản lý rủi ro lãi suất, cũng trở nên cấp thiết. Quản lý rủi ro lãi suất, trước hết,
giúp các ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù
hợp nhằm hạn chế tổn thất. Tiếp theo, nó là cơ sở để xác định mức vốn tự có cần
thiết để duy trì khả năng thanh toán của ngân hàng. Quản lý tốt rủi ro lãi suất,
hơn nữa, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.
Quy trình quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: dự báo biến động lãi suất trên
thị trường và nhận biết rủi ro, lượng hoá rủi ro lãi suất, đưa ra các biện pháp
phòng ngừa rủi ro lãi suất.
1.2.1. Dự báo biến động lãi suất thị trường và nhận biết rủi ro
1.2.1.1. Dự báo biến động lãi suất thị trường
Việc dự báo biến động lãi suất trên thị trường được thực hiện dựa trên
phân tích cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố tác động tới cung cầu quỹ cho
vay.
Bên cạnh đó, các nhân tố khác: cung cầu tiền tệ, lạm phát, các chính sách
của Nhà nước, tình hình đời sống xã hội cũng tác động 1 cách gián tiếp lên
cung cầu quỹ cho vay, từ đó làm thay đổi lãi suất trên thị trường.
Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố trên tới lãi suất thị
trường được biểu diễn qua các đồ thị sau:
Đồ thị 1.1: Tác động của cung cầu quỹ cho vay và các nhân tố khác lên lãi
suất thị trường
1.2.1.2. Nhận biết rủi ro lãi suất
Lãi suất thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và giá trị kinh tế của
ngân hàng. Để nhận biết và phân tích ngân hàng có gặp phải rủi ro lãi suất hay
không, người ta dựa trên phân tích các loại rủi ro lãi suất có thể gặp phải, bao
gồm rủi ro giảm thu nhập, giảm giá trị tài sản, hoặc các thiệt hại ẩn đối với ngân
hàng.
Rủi ro giảm thu nhập
Biến động lợi nhuận là nhân tố quan trọng để phân tích rủi ro lãi suất, do
việc giảm lợi nhuận hoặc thiệt hại tăng nhanh sẽ đe doạ mức độ ổn định tài chính
của ngân hàng, giảm mức dự trữ vốn, gây mất uy tín của ngân hàng. Khi nói đến
lợi nhuận, thu nhập ròng từ lãi là nhân tố được quan tâm nhất. Thu nhập từ lãi là
nguồn thu nhập chính của ngân hàng, đồng thời cũng có liên hệ trực tiếp với biến
động lãi suất trên thị trường.
Sự biến động thu nhập ròng từ lãi được xác định dựa trên phân tích hệ số
tài sản có nhạy cảm lãi suất trên tài sản nợ nhạy cảm lãi suất, hoặc phân tích khe
hở lãi suất
Hiện nay, khi ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động nhằm tạo thêm thu
nhập từ các loại phí và các nguồn thu nhập không từ lãi khác, việc tập trung xem
xét các nguồn thu nhập này cũng là vấn đề quan trọng.
Rủi ro giảm giá trị tài sản
Biến động lãi suất thị trường tác động lên giá trị kinh tế (giá trị hiện tại)
của tài sản có, tài sản nợ và các tài sản ngoại bảng của ngân hàng.
Giá trị ròng của ngân hàng được xác định là giá trị hiện tại của các dòng
tiền ròng của ngân hàng trong tương lai. Như vậy, giá trị ròng của ngân hàng có
quan hệ trực tiếp với biến động lãi suất trên thị trường. Do đó, khi xét rủi ro lãi
suất dưới góc độ giảm giá trị ròng của ngân hàng, biến động lãi suất có tác động
dài hạn tới ngân hàng, khác với tác động ngắn hạn khi xét trên góc độ giảm lợi
nhuận ngân hàng. Nhận biết rủi ro lãi suất qua phân tích giá trị ròng của ngân
hàng, vì vậy, cũng đưa ra được những dự đoán tổng quát hơn về tác động của
thay đổi lãi suất tới tình hình ngân hàng.
Thiệt hại ẩn
Hai khía cạnh trên chỉ bàn tới tác động của biến đổi lãi suất lên hoạt động
tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, khi đánh giá rủi ro lãi suất, cũng cần xem xét
ảnh hưởng của lãi suất trong quá khứ tới hoạt động tương lai. Đặc biệt các công
cụ không được định giá theo thị trường thường ẩn chứa thiệt hại, hoặc lợi nhuận
ẩn do biến động của lãi suất trong quá khứ.
1.2.2. Lượng hoá rủi ro lãi suất
1.2.2.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn
Các số liệu kế toán trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng thông
thường đều là các số liệu ghi sổ. Cân đối kế toán, do đó, không phản ánh kịp thời
và đúng với giá trị tài sản thực tế mà ngân hàng đang nắm giữ.
Mô hình kỳ hạn đến hạn là mô hình phân tích sự không cân xứng giữa kỳ
hạn của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thông qua việc định giá tài sản và
nguồn vốn của ngân hàng theo lãi suất kỳ hạn thị trường.
Mô hình kỳ hạn đến hạn dựa trên quy tắc: mọi sự biến động của lãi suất
trên thị trường đều dẫn đến sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Tài sản
(nguồn vốn) có kỳ hạn dài hạn thì khi lãi suất có biến động, giá trị của tài sản
(nguồn vốn) đó sẽ thay đổi nhiều hơn.
Công thức:
P
C
ytm f
F
ytm f
k
k
M
M
=
+
+
+
=
∑
( / ) ( / )1 1
1
Trong đó:
P: giá trị thị trường của tài sản hoặc nguồn vốn
M: Số lần trả lãi theo coupon của tài sản hoặc nguồn vốn trong suốt
thời hạn
C: Coupon cố định
Ytm: lãi suất thị trường
f: Số lần trả lãi một năm
F: Mệnh giá của tài sản hoặc nguồn vốn
Như vậy, giá trị ròng theo thị trường của ngân hàng sẽ được tính theo
công thức sau:
Giá trị thị trường ròng
của ngân hàng
= Giá trị thị trường
của tài sản có
- Giá trị thị trường
của tài sản nợ
Khi đó giá trị thiệt hại (hoặc lợi nhuận) của ngân hàng do biến động lãi
suất sẽ bằng chênh lệch của giá trị thị trường với giá trị sổ sách của ngân hàng.
1.2.2.2. Mô hình thời lượng
Mô hình thời lượng lượng hoá mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn
đối với lãi suất qua việc đề cập tới yếu tố thời lượng của tất cả luông tiền và kỳ
hạn của tài sản cũng như nguồn vốn.
Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luông tiền của tài
sản này, được tính toán dựa trên cơ sở giá trị của nó. Công thức thời lượng của
một tài sản (nguồn vốn) sử dụng trong quản trị rủi ro lãi suất được đưa ra bởi
Macaulay như sau:
D
kC
ytm f
MF
ytm f
C
ytm f
F
ytm f
M
k
k
k
M
M
k
k
k
M
M
=
+
+
+
+
+
+
=
=
∑
∑
( / ) ( / )
( / ) ( / )
1 1
1 1
1
1
Trong đó:
D
M
: Thời lượng của tài sản hoặc nguồn vốn
C
k
: Dòng tiền ở lần thứ k
M: Số lần trả lãi trong toàn bộ thời hạn
f: Số lần trả lãi trong 1 năm
F: Mệnh giá
Ytm: lãi suất thị trường
Theo công thức trên, thời lượng của tài sản (nguồn vốn) càng lớn khi thời
hạn của tài sản (nguồn vốn) càng dài và lãi suất thị trường càng nhỏ.
Công thức thời lượng của tài sản (nguồn vốn) thực chất còn là hệ số co
dãn của giá trị thị trường của tài sản (nguồn vốn) đó theo lãi suất. Theo đó, ta có
thể tính được thay đổi giá trị thị trường theo công thức sau:
∂ ∂
P
P
D
ytm
ytm f
M
=
+
( / )1
(Với thời lượng D
m
mang giá trị âm)
Dựa trên tính toán thay đổi giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ, ta
có thể tính được thiệt hại hoặc lợi nhuận của ngân hàng khi xảy ra thay đổi lãi
suất.
1.2.2.3. Mô hình định giá lại
Mô hình định giá lại dựa trên việc phân tích luồng tiền xác định chênh
lệch giữa lãi suất thu được giữa các khoản mục bên tài sản và lãi suất thanh toán
cho vốn huy động sau khoảng thời gian nhất định.
Công thức của mô hình định giá lại:
GAP
i
= RSA
i
- RSL
i
Thay đổi thu nhập lãi suất ròng từ nhóm i = GAP
i
* ∆r
i
Trong đó:
GAP
i
: chênh lệch giá trị tài sản và nguồn vốn nhóm i
RSA
i
: giá trị tài sản nhóm i
RSL
i
: giá trị nguồn huy động nhóm i
∆r
i
: thay đổi lãi suất tài sản và nguồn huy động nhóm i
1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
1.2.3.1. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản
Để hạn chế rủi ro lãi suất, ta có thể tác động trực tiếp vào yếu tố tạo nên
rủi ro của ngân hàng: sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản. Nhằm
duy trì được sự phù hợp giữa nguồn và tài sản, ngân hàng duy trì khe hở lãi suất
ở mức càng thấp càng tốt (gần bằng không). Nội dung của phương pháp này là
tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn phù hợp với tài sản, hoặc sử dụng các tài sản (cho
vay) có kỳ hạn phù hợp với nguồn huy động được. Khi có sự khác biệt lớn về kỳ
hạn danh nghĩa, ngân hàng sẽ tính toán lại kỳ hạn đặt giá để tạo nên sự phù hợp
giữa nguồn và tài sản. Nhược điểm của phương pháp này là loại trừ khả năng gia
tăng thu nhập cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi phù hợp với dự đoán của ngân
hàng.
1.2.3.2. Sử dụng hợp đồng phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn: là sự thoả thuận giữa người mua và người bán tại thời
điểm t = 0: Tại một thời điểm xác định trong tương lai, người mua sẽ thanh toán
cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thoả thuận tại thời điểm t
0
, và người bán
sẽ trao hàng cho người mua.
Nội dung nghiệp vụ: