Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Skkn biện pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học môn hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.05 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THÁI

CHỦ ĐỀ: HIĐRO (tiếp theo)
Tiết 48: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ

Họ và tên giáo viên dự thi : Khuất Thị Thu Trang
Đơn vị công tác

: Trường THCS Đồng Thái

Mơn dự thi

: Hóa học

Lớp giảng dạy

: 8B

NĂM HỌC: 2022 – 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY BỘ MÔN
Họ và tên giáo viên: Khuất Thị Thu Trang
Giáo viên dự thi mơn: Hóa học
Trường: THCS Đồng Thái – Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ba Vì
Tên biện pháp: “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua sử
dụng đồ dùng trực quan trong q trình dạy học mơn hóa học 8”


I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học mới hiện yêu cầu người
giáo viên phải biết tạo hứng thú cho học sinh tự tìm tịi, khai thác kiến thức,
biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “Đồ dùng trực quan”,
chính vì thế mà “Đồ dùng trực quan” đã trở thành một nhân tố quan trọng trong
hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức,
vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt được.
Chương trình hóa học gắn với các thí nghiệm, các phản ứng hóa học từ đó
giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. Vậy để học sinh hứng thú hơn trong
học tập thì sử dụng đồ dùng trực quan là đồ dùng thí nghiệm để học sinh thấy
được các hiện tượng của phản ứng như q trình sủi bọt khí, thay đổi màu sắc
trạng thái là điều vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả trong dạy học.
Với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn Hóa học
tơi lựa chọn biện pháp: “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua sử
dụng đồ dùng trực quan trong q trình dạy học mơn hóa học 8” sẽ giúp cho
việc dạy học theo phương pháp mới và việc thực hiện chương trình giáo khoa
mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi
- Về phía nhà trường: Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ sách tham
khảo, đồ dùng, thiết bị dạy học bộ môn. Trang bị thêm máy chiếu, máy chiếu
hắt, có kết nối mạng Internet. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh.


- Về phía giáo viên: Tích cực tham gia các lớp, các đợt tập huấn modul.
Ln chủ động tìm tịi, học hỏi và tích cực sử dụng những phương pháp và kĩ
thuật dạy học mới theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Về phía học sinh: Đa số các em có ý thức tìm tịi, say mê học hỏi. Ý

thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
b. Khó khăn
Đa số phụ huynh học sinh đi lao động xa mà chưa dành nhiều thời gian
quan tâm, nhắc nhở các con học tập. Còn nhiều học sinh học tập một cách thụ
động, chỉ dựa vào những kiến thức do giáo viên truyền đạt rồi học thuộc lịng,
chưa có sự sáng tạo, tích cực, chủ động.
3. Mục đích nghiên cứu, giới hạn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tăng cường các biện pháp gây hứng thú cho học
sinh lớp 8 học mơn Hóa học bằng các thí nghiệm, video, tranh ảnh
Thời gian: Đầu năm học 2022- 2023
Đối tượng: Học sinh khối lớp 8, trường THCS Đồng Thái.
Phạm vi nghiên cứu: Hoá học lớp 8
Số liệu khảo sát trước khi thực hiện biện pháp
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ

tên:.................................................................................................................
Lớp
học:...................................................................................................................
Em vui lịng cho biết tình hình học tập bộ mơn Hố học ở trường (khoanh trịn
vào chữ cái em chọn)
Câu 1. Em có thích mơn Hố ở trường THCS hay khơng?
A. Rất thích
B. Thích
C. Bình thường
D. Khơng thích
Câu 2. Cảm giác của em trong mỗi giờ học Hoá học như thế nào?
A. Rất hào hứng
B. Hào hứng
C. Bình thường

D. Chán
Câu 3. Em thích học mơn Hố học theo các truyền thống hay các
cách khác như: Được tìm hiểu qua thí nghiệm, video khi đến lớp?
A. Được làm thí nghiệm, xem video
B. Học theo cách truyền thống.
C. Ý kiến khác:........................................................


Kết quả khảo sát hứng thú học tập đầu năm học 2022-2023
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TB trở lên

Lớp Sĩ số
SL

TL%

SL

TL%

SL


TL%

SL

TL%

SL

TL%

8A

38

0

0,00

6

15,79

12

31,58

10

26,32


10

26,32

8B

37

1

2,70

10

27,03

10

27,03

9

24,32

7

18,92

8C


39

0

0,00

4

10,26

12

30,77

13

33,33

10

25,64

8D

38

1

2,63


5

13,16

15

39,47

10

26,32

7

18,42

8E

37

1

2,70

3

8,11

10


27,03

13

35,14

10

27,03

8G

42

10

23,81

20

47,62

10

23,81

2

4,762


0

0,00

II. Nội dung và các biện pháp thực hiện:
Gây hứng thú trong học tập cho học sinh có vai trị rất quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học. Một số biện pháp gây hứng
thú cho học sinh trong quá trình học tập như sau:
Biện pháp 1: Gây hứng thú bằng cách sử dụng các phương tiện dạy
học
Trong quá trình dạy học Hóa học, các phương tiện trực quan, các phương
tiện kĩ thuật dạy học và thí nghiệm nhà trường đều đóng vai trị to lớn như:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu
sắc và bền vững.
- Làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập Hóa học,
nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
- Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực
tư duy của học sinh. Làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học
sinh.
- Tăng năng suất lao động của giáo viên. Như vậy, việc sử dụng phương
tiện dạy học vào trong quá trình giảng dạy khơng những có tác dụng gây hứng
thú cho học sinh mà cịn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của người
giáo viên. Việc sử dụng phương tiện trong giảng dạy Hóa học thường xuyên
góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học và giúp cho học sinh thêm u
thích mơn Hóa học.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học Hóa học đang được phổ biến rộng rãi và có nhiều ứng dụng vô cùng quan


trọng. Người giáo viên Hóa học nên làm quen và khai thác các thiết bị, phần

mềm vào trong quá trình dạy học để cho tiết học thêm sinh động, tăng phần gây
hứng thú cho các em học sinh.
Một số biện pháp cụ thể:
- Gây hứng thú bằng cách sử dụng thí nghiệm Hóa học kích thích tư duy
của học sinh.
- Gây hứng thú bằng cách khai thác, sử dụng các phần mềm Hóa học,
các phần mềm trị chơi.
- Gây hứng thú bằng cách sử dụng các thiết bị trình chiếu đa phương tiện.
- Gây hứng thú bằng cách sử dụng sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh.
Qua biện pháp này:
- Giúp sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường xuyên và
cao độ vào kiến thức bài học.
- Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn, được duy trì trạng thái
tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi.
- Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu,
tìm hiểu kiến thức.
- Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham
gia điều khiển tri giác và tư duy.
- Đóng vai trị trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên
cứu và sáng tạo.
- Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của
học sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.
Biện pháp 2: Gây hứng thú bằng việc sử dụng đa dạng các phương
pháp dạy học.
Trong q trình dạy học Hóa học, người giáo viên cần khai thác các ưu
điểm, hạn chế những nhược điểm của mỗi phương pháp và kết hợp nhiều
phương pháp với nhau để đạt hiệu quả cao. Giáo viên nên thường xuyên thay
đổi các phương pháp cho phù hợp với nội dung cần truyền đạt để giúp cho học
sinh hứng thú trong quá trình tiếp nhận tri thức. Tránh để cho các em bị rơi vào
tâm trạng nhàm chán, khơng khí lớp học nặng nề, giảm sút khả năng tiếp nhận

tri thức. Hiện nay, nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học rất cao. Giáo viên cần
quan tâm nghiên cứu các phương pháp dạy học mới và vận dụng vào cơng việc
giảng dạy của mình. Sau đây là một số hướng đổi mới phương pháp dạy học
cần chú ý:
- Hoạt động Hóa người học nhằm nâng cao vai trị chủ thể hoạt động
nhận thức và tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh: Tôi thường xuyên cho học


sinh nghiên cứu dự án theo nhóm ở nhà. Khi đến bài dạy các nhóm tự được
trình bày sản phẩm video hay slide hay các hình ảnh, sơ đồ tư duy của nhóm
mình, các nhóm khác có quyền được hỏi và chấm điểm cho nhóm bạn theo tiêu
chí đã quy định. Khi đó học sinh được tìm hiểu trước là người chủ động trong
giờ học, được trao đổi với nhau một cách thẳng thắn. Từ đó phát huy rất nhiều
năng lực của học sinh và các kĩ năng. Bên cạnh đó mơn Hố học là mơn đặc
trưng học sinh cần phải nắm được các kĩ năng như viết phương trình, làm bài
tập nên tôi vẫn kết hợp với cách dạy truyền thống.
Biện pháp 3:Thường xuyên, khích lệ động viên học sinh
Trong q trình dạy học tơi thấy có rất nhiều học sinh nhút nhát sợ sai,
sợ sai không dám giơ tay, khơng giám làm thí nghiệm hay khơng q trưng bày
sản phẩm mà mình tìm kiếm, sưu tầm được nên trong giờ tơi thường xun
khích lệ học sinh bằng hình thức cho điểm hoặc tặng các em khi các em trả lời
đúng bằng một tràng pháo tay thật to.
III. Kết quả sau khi thực hiện đề tài
Qua việc áp dụng các biện pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua
các đồ dùng trực quan tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau:
Phần lớn các em đã có ý thức học tập bộ mơn và có phương pháp học tập
tốt.
Đã hình thành được một số kỹ năng đơn giản.
Cơ bản là các em biết quan sát thí nghiệm, tranh ảnh, hình vẽ để rút ra
kiến thức cần biết.

Các em tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức, biết liên hệ
thực tế.
* Kết quả cụ thể:
Qua việc áp dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
mơn Hóa học 8” phù hợp với nội dung bài dạy ở một số lớp điển hình để thử
nghiệm có kết quả như sau:
+ 100% học sinh có sách giáo khoa.
+ 90 % học sinh thích học bộ mơn Hóa học 8.
Chất lượng mơn Hóa học 8 HK 1 - Năm học 2022 - 2023
Giỏi

Lớp Sĩ số
8A

38

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL%

SL TL%

SL


TL%

SL

1

2,63

21

16

42,11

0

55,26

TL%

TB trở lên
SL
0

TL%


8B

37


6

16,22

12

32,43

19

51,35

0

8C

39

5

12,82

4

10,26

28

71,79


2

8D

38

7

18,42

10

26,32

21

55,26

0

8E

37

5

13,51

3


8,11

25

67,57

4

8G

42

27

64,29

11

26,19

4

9,52

0

0
5,13


0
0

10,81

0
0

IV. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị.
1. Bài học kinh nghiệm:
Những kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hiện đề tài:
- Bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi, không ngừng sáng tạo,
đổi mới phương pháp.
- Xác định rõ, cụ thể nội dung, mục tiêu, phương pháp cần truyền đạt cho
học sinh trong mỗi bài dạy.
- Khuyến khích tinh thần học tập tự chủ, sáng tạo của học sinh.
- Nhắc nhở, định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
2. Đề xuất, kiến nghị.
a. Với nhà trường và tổ chuyên môn:
- Tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề bàn về phương pháp dạy học để
giáo viên được trao đổi nhiều hơn nữa nhằm học hỏi, nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ.
- Trang bị thêm các phương tiện trực quan hiện đại: tranh ảnh, máy chiếu,
các đồ dùng thí nghiệm, hóa chất, tư liệu có liên quan mơn học.
b. Đối với giáo viên:
Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học sinh mất ít thời gian
và công sức tổ chức công việc phụ trong lớp học. Dành nhiều thời gian cho
các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học. Để thực hiện tốt việc
đưa đồ dùng vào bài dạy trước hết giáo viên cần xác định:
– Mục tiêu bài học.

– Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, hóa chất, tranh ảnh có liên quan tới bài học.
– Bảng phụ , phiếu học tập.
– Vận dụng đưa các dụng cụ vào các mục bài học một cách khoa học, phù
hợp với nội dung kiểu bài nhằm kích thích, gây hứng thú cho học sinh, học
sinh hiểu bài tốt.
c. Đối với học sinh:
- Học sinh phải chủ động trong học tập và nghiên cứu bài học


- Nắm rõ được các thao tác khi tiến hành thí nghiệm, khi sử dụng các
dụng cụ thực hành và hóa chất để bảo đảm an tồn
- Biết quan sát các hiện tượng của phản ứng, nhận biết được sự thay đổi
màu sắc, trạng thái của các chất.
- Biết quan sát tranh ảnh, video để khai thác kiến thức
d. Đối với phụ huynh:
Cần kết hợp với nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc học tập của
học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia chuẩn bị các nội dung mà giáo
viên giao phó.
Trên đây là tồn bộ nội dung về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
với chủ đề “Biện pháp gây hứng thú cho học sinh thơng qua sử dụng đồ dùng
trực quan trong q trình dạy học mơn hóa học 8”. Cá nhân viết theo thực tiễn
hiệu quả sử dụng trong dạy học. Rất mong Ban giám khảo và đồng nghiệp góp
ý để hồn thiện hơn góp phần vào việc thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp
dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay. Tôi xin chân thành
cảm ơn!
Duyệt của Ban giám hiệu

Đồng thái, ngày 07 tháng 3 năm
2023
Người viết


Khuất Thị Thu Trang



×