Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động _ Tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.41 KB, 23 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
NHÓM:
Nguyễn Trần Hồng Trang
Trần Thị Kim Tuyến
Lê Thị Ngọc Dung
Trần Thị Thanh Thảo
2
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1.Quyết định nguồn vốn và vấn đề tạo giá trị cho công
ty:
Quyết định nguồn vốn gồm có quyết định nguồn vốn
ngắn hạn và quyết định nguồn vốn dài hạn.

Trong tài chính công ty thường quan tâm nghiên cứu
quyết định nguồn vốn dài hạn hơn là nguồn vốn
ngắn hạn.
Quyết định nguồn vốn dài hạn bao gồm các quyết định
xem công ty nên huy động bao nhiêu vốn chủ sở
hữu và bao nhiêu nợ vay, quyết định loại vốn chủ sở
hữu và loại nợ vay nào công ty nên sử dụng, và
quyết định khi nào huy động các nguồn vốn đó.
3
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Có ít nhất 3 cách theo đó quyết định nguồn vốn có thể
tạo ra giá trị:
1.1 Phỉnh nhà đầu tư ( Fool investors ):
Giả sử để tăng vốn, công ty có thể phát hành cổ phiếu
hoặc phát hành một loại chứng khoán phức hợp,


chẳng hạn phát hành cổ phiếu có kèm theo quyền
chọn.

Trong trường hợp này, chứng khoán phức hợp vừa
cung cấp nguồn tài trợ vừa tạo ra giá tị của công ty.

Chứng khoán phức hợp nên được thiết lập ở mức
cân bằng.
4
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1.2 Cắt giảm chi phí hay gia tăng hỗ trợ ( Reduce costs or
increase subsidies ) :
Lá chắn thuế là gì?
Lá chắn thuế nói về việc giảm lượng tiền thuế thu nhập phải nộp
cho nhà nước bằng cách giảm thu nhập chịu thuế, làm giảm
khoản chi trả thuế cho nhà nước và làm gia tăng tài sản cho
các cổ đông và chủ nợ.
Một lợi thế của việc sử dụng vốn vay là tiết giảm được thuế thu
nhập DN ( chi phí DN ) hay nói khác đi giúp công ty nhận được
sự hỗ trợ từ chính phủ.
 Nhờ đó tạo nên hiệu quả kinh doanh nói chung là cao hơn so
với chỉ sử dụng vốn của chính doanh nghiệp, hay còn gọi là
vốn chủ sở hữu.
5
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1.3 Tạo ra chứng khoán mới ( Create a new security ) :
Công ty có thể tạo ra nhiều loại chứng khoán mới và
bán với giá cao hơn chưng khoán thông thường để
tạo ra giá trị cho công ty.
 Việc áp dụng hình thức này thì công ty sẽ không tồn

tại lâu dài.
6
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
2. Quyết định nguồn vốn ngắn hạn:
2.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty:
Để đầu tư vào tài sản lưu động, công ty thường phải sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn.
Trong bảng cân đối tài sản, nguồn vốn ngắn hạn mà công ty
thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm có:

Các khoản nợ phải trả người bán.

Các khoản ứng trước của người mua.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Các khoản phải trả công nhân viên.

Các khoản phải trả khác.

Vay ngăn hạn từ ngân hàng.
7
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty có thể chia
thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và
nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ.
2.1.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên:
Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ
sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhua về thời
gian và quy mô giữa tiền vào ( inflows) và tiền ra

(outflows) của công ty.
2.1.2 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ:
Nhu cầu vốn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của
hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu
vốn ngắn hạn tăng đột biến.
8
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
2.2 Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn:
Nguồn tài trợ ngắn hạn là những nguồn tài trợ công ty
có thể huy động đưa vào sử dụng trong một khoảng
thời gian ngắn hạn dưới một năm.
Nguồn tài trợ này dùng để đầu tư vào tài sản lưu động
gồm:

Tiền cho giao dịch

Khoản phải thu và tồn kho.
Nợ ngắn hạn phải trả là loại nợ có thời hạn dưới một
năm. Công ty thường sử dụng loại nợ này để tài trợ
cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
9
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
2.3 Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn:
2.3.1 Vay hay là sử dụng tín dụng thương mại?
Tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh
trong quan hệ mua chịu hàng hóa. Nó chính là các
khoản phải trả cho nhà cung cấp. Cong ty có thể tận
dụng nguồn vốn ngắn hạn này thay cho nguồn vốn
vay ngắn hạn từ ngân hàng hoặc từ thị trường tiền tệ.
Vậy khi nào nên vay và khi nào nên sử dụng nguồn tài

trợ từ nhà cung cấp?
Nên nhớ rằng tài trợ từ nhà cung cấp không phải là
nguồn tài trợ miễn phí, chi phí của nó ngầm định
trong giá bán hàng hóa.
10
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
2.3.2 Vay ngân hàng hay là phát hành tín phiếu công ty?
Tín phiếu công ty là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty
phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt tiền
tạm thời.

Trong trường hợp vay ngân hàng, công ty sẽ nhận một số tiền
là P ở hiện tại và sau này hoàn trả lại ngân hàng một số tiền là
FV lớn hơn P. Chi phí cho khoản vay này tính theo năm là: i
=( FV – P /P )*360/n, trong đó n là số ngày hạn vay.

Trong trường hợp vay thị trường tiền tệ, công ty sẽ phát hành
một tín phiếu công ty có mệnh giá là Par và bán ra thị trường
với giá bán ròng sau khi trừ chi phí phát hành là PP, chi phí huy
động vốn trên thị trường tiền tệ tính theo năm sẽ là:
Ycp =( Par – PP / PP )* 360 /n, trong đó n là thời hạn của tín phiếu.
11
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3. Quyết định nguồn vốn dài hạn:
3.1 Nhu cầu tài trợ dài hạn:
Nhu cầu vốn dài hạn của công ty trước hết xuất phát
từ nhu cầu đầu tư vốn vào các dự án đầu tư, kế đến
là nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động thường
xuyên.
Nguồn đầu tư dài hạn công ty có thể sử dụng bao gồm

hai nguồn chính:

Chủ sở hữu

Nợ vay dài hạn
12
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3.2 Các nguồn vốn tài trợ dài hạn:
3.2.1 Nguồn vốn cổ phần thường:
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do chủ sở hữu đóng
góp vào hoặc lợi nhuận thuộc về chủ sở hữu nhưng
chưa được phân chia mà giữ lại cho mục đích tái đầu tư.
Khoản mục vốn cổ phần gồm các yếu tố có liên quan như
sau:

Cổ phiếu có mệnh giá và không có mệnh giá.

Cổ phần được phép phát hành và cổ phần đã phát hành.

Thặng dư vốn (capitals surls)

Lợi nhuận giữ lại ( retained earnings)

Giá trị sổ sách của công ty ( book value)
13
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3.2.2 Nguồn vốn vay dài hạn:
Nguồn vốn vay dài hạn là nguồn vốn công ty có thể huy động
được dưới hình thức nợ vay có thời hạn trên môt năm. Nguồn
vốn này không chỉ bao gồm nợ vay ngân hàng mà còn bao

gồm cả nợ huy động qua thị trường vốn dưới hình thức phát
hành trái phiếu
Nợ dài hạn có thể phân chia thành nhiều loại:

Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành nợ trung hạn (notes) và
nợ dài hạn ( bonds).

Căn cứ vào tính chất đảm bảo nợ, nợ dài hạn có thể chia thành
nợ có bảo chứng (bond) và nợ không có bảo chứng
( debentures).

 Thực tế là khi nói đến bonds có nghĩa là nói đến nợ có bảo
chứng ( secured) lẫn nợ không có bảo chứng ( unsecured).
14
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3.2.3 Nguồn vốn cổ phần ưu đãi:
Cổ phần ưu đãi là loại vốn lai ( hybrid) vừa có một số
tính chất của vốn chủ sở hữu vừa có một số tính chất
của nợ.
Cổ phiếu ưu đãi giống trái phiếu ở chỗ được hưởng lợi
tức cố định và hưởng trước khi trả cổ tức cho cổ
phiếu thường. Nhưng khác với trái phiếu cổ tức cổ
phiếu ưu đãi được trả sau khi trả thuế.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng nhận quyền sở hữu một phần
công ty nhưng khác với cổ phiếu thường ở chỗ cổ
đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được chia cổ tức và
tài sản trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường.
15
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3.3 Quyết định lựa chọn nguồn vốn dài hạn:

Để huy động vốn tài trợ cho một dự án dài hạn, công ty
có thể sử dụng một trong ba nguồn vốn:

Cổ phần thường

Cổ phần ưu đãi

Nợ dài hạn
Trong nợ dài hạn có thể vay ngân hàng hoặc phát hành
trái phiếu.
Muốn lựa chọn nguồn vốn dài hạn nào đó, trước tiên
phải xem xét những thuận lợi và khó khăn của việc
huy động nguồn vốn, ngân lưu kỳ vọng của công ty
dùng để trang trải huy động vốn, và cuối cùng là chi
phí huy động nguồn vốn.
16
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3.3.1 Lựa chọn dựa vào ưu, nhược điểm của nguồn
vốn:
Loại nguồn vốn Ưu điểm Nhược điểm
Nợ • Được khấu trừ thuế
• Có thể tận dụng lợi thế
đòn bẩy tài chính để gia
tăng lợi nhuận cho cổ đông.
• Bắt buộc trả vốn gốc và
lãi, áp lực tài chính.

Làm gia tăng rủi ro tài
chính và xấu đi hệ số nợ
của công ty.

Cổ phần ưu đãi

Không phải trả vốn gốc
•Có thể tùy chọn trả hoặc
không trả cổ tức

Cổ tưc không được khấu
trừ thuế

Khó huy động được với
khối lượng lớn.
Cổ phần thường

Không phải trả vốn gốc
•Không bị áp lực trả cổ tức,

Không được khấu trừ thuế
•Bị phân chia phiếu bầu và
tác động đến việc quản lý
công ty.
17
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
3.3.2 Lựa chọn nguồn vốn dựa vào ngân lưu ròng của
công ty:
Ngân lưu kỳ vọng của công ty chính là nguồn mà công
ty dựa vào đó để trang trải tất cả chi phí kể cả chi phí
huy động vốn và mang lại lợi tức cho cổ đông.
Mục tiêu của quản lý tài chính là đem lại lợi ích tối đa
cho cổ đông được đo lường qua chỉ tiêu EPS.
Chi phí huy động vốn đóng vai trò quan trọng vì trong

tài chính doanh nghiệp mọi quyết định đều được cân
nhắc trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí.
18
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
4. Xác định chi phí sử dụng vốn:
4.1 Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí mà
công ty phải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu
đãi.
Công thức:
Pnet = Dp/Rp => Rp = Dp / Pnet
Trong đó: Pnet = Po – chi phí phát hành ( F )
Cổ tức ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu
nhập chịu thuế.
 Vì vậy chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi không
được điều chỉnh thuế.
19
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
4.2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:
Để ước lượng vốn chi phí cổ phần thường ( lợi nhuận
giữ lại và vốn cổ phần tăng thêm) nói cách khác là
để xác định suất sinh lời yêu cầu cảu chủ sở hữu
ta có 3 cách tiếp cận:
(1) Dùng mô hình Gordon
(2) Dùng mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM)
(3) Ước lượng dựa vào mức độ rủi ro và lãi suất phi
rủi ro
20
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
4.2.1 Sử dụng mô hình Gordon:

Theo mô hình gordon, giá cổ phiếu P được xác định
với công thức như sau:
P = D1 / Re – g = Do ( 1+ g ) / (Re – g )
Công thức này dùng để định giá cổ phiếu phổ thông
nếu biết tỉ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư, cổ
tức năm vừa qua và tốc độ tăng trưởng cổ tức.
Chúng ta có thể vận dụng công thức này để suy luận ra
tỉ suất sinh lợi hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
=> Re = D1 / P + g = [ Do ( 1 + g ) / P ]+ g
21
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
* Nhận xét:
Chúng ta biết rằng cổ tức có từ lợi nhuận hoạt động
của công ty. Nhưng lợi nhuận hoạt động có được từ
kết quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Như vậy:

Nếu không có đầu tư thêm thì lợi nhuận thu được
của năm tới giống như năm cũ và do đó cổ tức cũng
như năm cũ, hay nói khác đi tốc độ tăng trưởng cổ
tức g = 0

Nếu có đầu tư thêm thì:
Lợi nhuận năm tới = lợi nhuận năm nay + ( lợi nhuận
giữ lại năm nay * lợi nhuận trên lợi nhuận giữ lại )
22
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
4.2.2 Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM) :
Chúng ta có thể sử dụng mô hình CAPM để ước lượng chi
phí huy động vốn cổ phần thường.
* Những yếu tố có liên quan đến suất sinh lời kỳ vọng của

một khoản đầu tư là:
+ lãi suất phi rủi ro, Rf .
+ Lãi suất đền bù rủi ro thị trường( risk premium ) ( RM – Rf)
+ Rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình
quân của thị trường, được gọi là hệ số beta.
Suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vào một tài sản là Re
với hệ số beta e tương ứng là beta, được xác định theo
mô hình CAPM như sau: Re = Rf + ( RM – Rf )* beta e
23
CHƯƠNG 11: QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
4.2.3 Dựa vào phần bù rủi ro và lãi suất phi rủi ro:
Thay vì sử dụng chi tiết và đầy đủ các biến của mô hình
CAPM chúng ta gộp chung ( RM – Rf )* beta e thành
phần bù rủi ro và viết công thức Re = Rf + ( RM – Rf )*
beta e lại thành Re = Rf + phần bù rủi ro.
4.3 Chi phí sử dụng nợ:
Công ty có thể huy động nợ dưới hình thưc vay của các
tổ chức tài chính trung gian hoặc phát hành trái phiếu.

Nếu vay của tổ chức tài chính trung gian thì chi phí sử
dụng nợ chính là lãi suất vay.

Nếu phát hành trái phiếu thì chi phí sử dụng nợ chính
là lợi suất đáo hạn công ty trả cho nhà đầu tư.

×