Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luận cao học, vai trò của nhóm lợi ích trong đời sống chính trị các nước phương tây hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.3 KB, 34 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ CẦM QUYỀN

Đề:
VAI TRỊ CỦA NHĨM LỢI ÍCH TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM LỢI ÍCH TRONG ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY..............................................5
1.1. Khái niệm nhóm lợi ích.......................................................................5
1.2. Mơi trường hoạt động của nhóm lợi ích phương Tây.........................7
Chương 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA NHĨM LỢI ÍCH TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY. .14
2.1. Tập hợp lực lượng.............................................................................14
2.2. Kết nối nhu cầu và biểu đạt lợi ích...................................................15
2.3. Vận động hành lang..........................................................................16
Chương 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LỢI ÍCH TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY. .21
3.1. Mặt tích cực trong hoạt động của nhóm lợi ích trong đời sống chính trị
các nước phương Tây hiện nay................................................................21
3.2. Mặt tiêu cực trong hoạt động của nhóm lợi ích trong đời sống chính trị
các nước phương Tây hiện nay................................................................25
KẾT LUẬN................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................32


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới hiện đại, các nhóm lợi ích hoạt động một cách công
khai ở các quốc gia phương Tây và tuân thủ các quy đinh, luật pháp về vận
động hành lang. Có rất nhiều loại nhóm lợi ích khác nhau đang hoạt động vì
những mục đích cũng rất khác nhau. Có những nhóm vận động cho các
doanh nghiệp, các tập đồn kinh tế, nhưng cũng có nhũng nhóm đấu tranh
nhằm bảo vệ mơi trường sống tự nhiên, hay những nhóm lợi ích hoạt động vì
mục đích xã hội như bảo vệ trẻ em và phụ nữ; hay chống các tệ nạn xã hội
như: mại dâm, ma túy...
Tại nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp, hoạt động
của các nhóm lợi ích diễn ra rất sơi động. Các nhóm lợi ích được xem như là
lực lượng trung gian truyền tải, bổ sung thêm thơng tin tới các nhà hoạch
định chính sách. Hoạt động của các nhóm lợi ích, đặc biệt là hoạt động vận
động hành lang, có thể gây ảnh hưởng và tác động đến các nhà hoạch định
chính sách, cũng như đến các cơng chức, viên chức có thẩm quyền.
Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số nhóm “hoạt động ngầm” trong
lĩnh vực kinh tế. Họ có thể cấu kết với những người có quyền ra quyết định
hoặc có thể tác động đến chính sách của nhà nước theo hướng đem lại lợi ích
riêng của họ, làm tổn hại lợi ích của các nhóm khác, tổn hại đến lợi ích của
số đơng, và đặc biệt là lợi ích quốc gia. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị
lần thử 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sàn Việt Nam khóa XI
(năm 2011), Tổng Bí thư Nguyền Phú Trọng đã khẳng định: “Chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, khơng bị “tư
duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi
ích nhóm” chi phối...”. Đây là lần đầu tiên người lãnh đạo cao nhất của Đảng
nhắc tới khái niệm “lợi ích nhóm”. Để các nhóm lợi ích khơng thể lũng đoạn,


2


cần có một hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế ra quyết định công bằng
và minh bạch. Đây là điều kiện cần thiết để Việt Nam hội nhập với các đối
tác nước ngoài cũng như đưa ra các quyết sách của các tổ chức Đảng, cơ
quan Nhà nước, các tố chức chính trị - xã hội.
Có thể nói, sự tồn tại của các nhóm lợi ích ở phương Tây cũng như ở
Việt Nam là một thực tế. Trong khi ở phương Tây, hoạt động của các nhóm
lợi ích được cơng khai và được nhà nước kiểm sốt, thì ở Việt Nam, dường
như chúng ta còn khá lúng túng trong cách ứng xử với nhóm đổi tượng này.
Hành lang pháp lý cho việc kiểm soát những tác động của chúng cũng chưa
được quan tâm xây dựng. Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động của các nhóm
lọi ích ở phương Tây trong bối cảnh hiện nay rất có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn, để trên cơ sở đó có thể đưa ra những gợi mở cho việc kiểm sốt
hoạt động của các nhóm lợi ích ở Việt Nam.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về lý thuyết cũng như hoạt động của
các nhóm lợi ích, em đã lực chọn nghiên cứu đề tài “Vai trị của nhóm lợi
ích trong đời sống chính trị các nước phương Tây hiện nay” làm tiểu luận
kết thúc học phần quyền lực chính trị và cầm quyền.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lý thuyết nhóm lợi ích và hoạt động của các nhóm lợi ích là đề tài
được nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm. Dưới những góc độ
nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã cơ bản làm rõ được những nội
dung cơ bản của lợi ích nhóm, điển hình là những cơng trình nghiên cứu sau:
- Mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước
trên thế giới (1998) của Tơ Huy Rửa. Tác giả đã phân tích, đánh giá mơ hình
tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một số nước như: Mỹ, Đức,
Pháp... Tác giả cũng nhận định rằng: các nhóm lợi ích khơng thể thiếu trong
hệ thống chính tri của mỗi quốc gia.



3

- Hệ thống chỉnh trị Anh, Pháp, Mỹ (mơ hình tổ chức và hoạt động)
(2007) do Nguyền Văn Huyên (chủ biên). Trong cuốn sách, tác giả đã có
những phân tích, đánh giá về vai trị của nhóm lợi ích và hoạt động của các
nhóm lợi ích trong đời sống chính trị tại các nước phương Tây. Mặt khác, tác
giả còn chỉ ra nhóm lợi ích là một bộ phận khơng thể thiếu trong q trình
hoạt động chính trị của các chính khách.
- Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở
một số nước trên thế giới (2007) của Bùi Đại Dũng. Tác giả đã trình bày
nguồn gốc của nhóm lợi ích, nó ra đời có nhiệm vụ và vai trị rất quan trọng
trong đời sống chính tri, kinh tế của các nước Phương Tây. Chi tiêu ngân
sách của các nhóm lợi ích đã trở thành những công cụ cần thiết để tranh cử
giành “quyền lực chính tri” của mồi quốc gia Phương Tây.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở làm rõ khái niệm và môi trường hoạt
động của nhóm lợi ích để phân tích hoạt động của các nhóm lợi ích từ đó đưa
ra những đánh giá về hoạt động của các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị
ở các nước phương Tây hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm và môi trường hoạt động của nhóm lợi ích trong
đời sống chính trị ở các nước phương Tây.
- Phân tích hoạt động của nhóm lợi ích trong đời sống chính trị ở các
nước phương Tây.
- Đưa ra đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động của
nhóm lợi ích trong đời sống chính trị ở các nước phương Tây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động của các nhóm lợi ích trong đời sống
chính trị các nước phương Tây.



4

Phạm vi nghiên cứu: tại một số nước phương Tây điển hình hiện nay
(khoảng từ năm 1995 đến nay)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng
một số phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp; quy nạp và diễn dịch;
lịch sử - lơgíc; phân tích tài liệu, đối chiếu, so sánh...


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA NHĨM LỢI ÍCH TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
1.1. Khái niệm nhóm lợi ích
Khái niệm về “nhóm lợi ích” có rất lâu trong nghiên cứu xã hội lồi
người. Tuy nhiên các tên gọi và thuật ngữ chỉ hiện tượng này có thế khác
nhau. Đây là một loại nhóm trong các nhóm, từ lâu được ngành chính trị học,
xã hội học và tâm lý xã hội nghiên cứu.
Xã hội là một hệ thống lợi ích phức tạp cùng với sự tương tác lợi ích
trong từng nhóm, hoặc giữa các nhóm khác nhau trong trạng thái cạnh tranh
liên tục để nắm giữ quyền sở hữu, phân phối nguồn lực công và quyền được
tham gia vào q trình định hình, thơng qua, xác lập các quyết đinh, chính
sách của nhà nước với mục đích mang lại lợi ích nhóm cao nhất. Theo

A.Bentley, “khơng hình thành, tồn tại các nhóm đứng ngồi lợi ích. Xã hội đó là một tổng hợp của các nhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bị
quy đinh và giới hạn bởi một chỉ số duy nhất: Lợi ích - cái mà từ đó chúng
liên kết, hình thành và hoạt động”.
Có ý kiến khác lại cho rằng: Nhóm lợi ích là một tổ chức của những cá
nhân với mục tiêu là tác động đến các quyết định chính sách của nhà nước
một cách có lợi cho nhóm mình. Hay trong một quan niệm khác, “nhóm lợi
ích là một nhóm người có chung lợi ích từ một hoặc nhiều sự vật, sự kiện
trong cùng một khoảng thời gian”.
Theo từ điền Bách khoa tồn thư BRITANICA: Nhóm lợi ích là bất kỳ
sự tập hợp nào của các tổ chức hay các cá nhân, thường được thành lập một
cách chính thức trên cơ sở chia sẻ một hay nhiều mối quan tâm nhằm ảnh
hưởng đến chính sách cơng trong lĩnh vực mình quan tâm. Các nhóm lợi ích


6

hình thành một cách tự nhiên từ các cộng đồng có chung lợi ích và tồn tại
trong tất cả các xã hội.
Đối với nhóm lợi ích, các tài liệu chun môn và phương tiện thông tin
đại chúng thường đề cập đến nhóm lợi ích dưới giác độ là lợi ích của một
nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong một dạng tổ chức nhất định, có
mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy. Tuy nhiên,
khơng chỉ những nhóm có ưu thế trong xã hội, có mối liên kết hoạt động cụ
thể mới có khả năng tác động đến q trình lập chính sách. Những nhóm có
vị thế yếu trong xã hội hoặc nhóm chịu mất mát lớn cũng có thể tạo ra những
tác động đến nội dung chính sách.
Như vậy, đặc điểm chính để nhận diện nhóm lợi ích chính là mức lợi
ích nhóm. Mức lợi ích ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn với mặt bằng xã hội
trong từng giai đoạn hoặc trong thời điểm nhất định. Căn cứ vào thực tiễn
này có thể xác định nhóm lợi ích là nhóm người có chung mức lợi ích khác

biệt so với xã hội trong một giai đoạn do các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã
hội đem lại.
Theo Từ điển của Nhà xuất bản Đại học Oxford: nhóm lợi ích là những
tổ chức theo đuổi cải thiện những quyền lợi hay sự việc có tính riêng biệt,
nhưng khơng theo đuổi việc thành lập chính phủ hay một phần trong chính
phủ.
Tóm lại, nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cả nhân, tổ chức cùng
chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng
cách tác động vào các chính sách của chính phũ. Là những nhóm vận động
hành lang để tạo ra, hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe
nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng.
Hoặc có thể hiểu: Nhóm lợi ích là những tổ chức của cơng dân, những
người có chung mục tiêu và muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của nhà
nước theo hướng có lợi cho mình.


7

Nhóm lợi ích cịn được coi là một loại hình tập hợp người đặc biệt “nhóm gây áp lực”, hình thành, tồn tại trên cơ sở một, một số, hoặc nhiều lợi
ích chung - vì nó mà nhóm - tập hợp người tìm mọi phương thức, con đường
tác động tới chính sách cơng, nhằm đảm bảo và mang lại lợi ích cho nhóm
một cách cao nhất có thể. Động cơ hành động của nhóm lợi ích có thể mang
tính chất chính trị, kinh tế, đạo đức, mềm tin... Nhóm lợi ích sử dụng những
phương thức khác nhau để đạt mục tiêu: Truyền thơng, vận động hành lang,
tài trợ...
Nhìn tổng thể, các nhóm lợi ích đấu tranh, vận động nhằm vào các bộ
phận khác nhau của chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm mình. Đối
với các nhóm lợi ích có tổ chức, hoạt động vận động diễn ra liên tục, nhằm
vào tất cả các cơ quan quyền lực của chính quyền và theo đuổi các mục tiêu
của họ bang tất cả những cách thức có thể. Sức mạnh của các nhóm lợi ích

nằm ở lá phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử vào các
chức vụ khác nhau của chính phủ và những đóng góp tài chính của họ cho
các chiến dịch vận động tranh cử.
1.2. Mơi trường hoạt động của nhóm lợi ích phương tây
Thứ nhất, kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện các nhóm lợi ích, trong đó có
nhóm đa số, nhóm thiểu số, nhóm tích cực và nhóm tiêu cực, nhưng chủ yếu
là nhóm lợi ích tiêu cực. Nhóm này bao gồm một số cá nhân, đơn vị có quyền
lực nhất định, liên kết, móc ngoặc với nhau để mưu cầu lợi ích cho bản thân
và các thành viên trong nhóm. Lợi ích này đi ngược với lợi ích tập thể, ảnh
hưởng đến lợi ích chính đáng của người lao động, quần chúng nhân dân.
Chính vì vậy, “kinh tế thị trường càng phát triển, xã hội càng dân chủ thì việc
hình thành các lợi ích nhóm và nhóm lợi ích càng là tất yếu. Nhu cầu hợp tác,
liên kết với nhau để tạo ra “thế lực” lớn hơn những cá nhân đơn lẻ và cạnh
tranh kinh tế là động lực tạo nên các nhóm lợi ích”.


8

Trên thực tế, một trong những biểu hiện của các nhóm lợi ích tiêu cực
là sự tồn tại các cơng ty “sân sau” của những doanh nghiệp, tập đoàn nhà
nước. Họ tận dụng tối đa cơ chế xin - cho để trục lợi, thao túng chính sách,
thị trường, nhằm mang lại lợi ích cho nhóm.
Nhóm lợi ích trong nền kinh tế thị trường hiện đại, biểu hiện tập trung
ở lợi ích nhóm của các nhà tư bản và nhóm lợi ích của các tầng lớp lao động.
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, bản chất và tác động của lợi
ích của các nhà tư bản có tính chất hai mặt:
Một mặt, các nhà tư bản đóng vai trị nhà đầu tư và tổ chức quản lý q
trình kinh tế thị trường tạo ra năng suất lao động với chất lượng của sản
phẩm ngày càng cao, giá thành ngày càng giảm, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày

càng tăng. Sự tích lũy tư bản đã thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường thông
qua đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực
và không ngừng cải cách phương thức tổ chức và quản lý kinh tế. Nhờ đó,
chỉ hơn một trăm năm sau đã đi từ hợp tác giản đơn và công trường thủ cơng
lên trình độ đại cơng nghiệp cơ khí vào đầu thế kỷ XIX. Trong quá trình phát
sinh, phát triển kinh tế thị trường, nhóm lợi ích các nhà tư bản đã đóng vai trị
tích lũy, đầu tư, tổ chức và quản lý trong cạnh tranh phát triển như một tất
yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế và xã hội hiện đại.
Mặt khác, nhóm lợi ích là căn bệnh được lập trình sẵn của mọi nền
kinh tế thị trường, nhất là các nền kinh tế chuyển đổi. khơng có lựa chọn nào
khác là phải đối diện và chuẩn bị hứng chịu những cơn gió lạnh của nhóm lợi
ích. Lợi ích nhóm tiêu cực biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Các nước phương Tây đều có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
cao. Sự vận hành nền kinh tế thị trường và sự ra đời của hàng loạt công ty, tổ
chức kính tế, các tập đồn xun quốc gia là mơi trường và động lực cho hoạt
động của các nhóm lợi ích. Hầu hết các chủ thể kinh tế này đều tham gia hoạt
động của các nhóm lợi ích, xuất phát từ lợi ích của mình. Các nhóm kinh tế


9

thường xun theo dõi q trình soạn thảo chính sách, pháp luật của nhà
nước, nhất là những chính sách kinh tế, từ đó tìm cách tiếp cận các nghị sĩ,
quan chức nhà nước để gây ảnh hưởng. Với tiềm lực tài chính lớn, họ khơng
ngần ngại đầu tư vào hoạt động của các nhóm lợi ích. Chính các hoạt động
kinh tế phát triển mạnh là cơ sở cho sự gia tăng hoạt động vận động hành
lang. Thực tế cho thấy rằng, ở đâu hoạt động kinh tế diễn ra sôi động; ở đó
các hoạt động của các nhóm lợi ích phát triển mạnh, điển hình như ở Mỹ,
Canada, EU, Nhật Bản...
Thứ hai, nhà nước pháp quyền

Điểm xuất phát đầu tiên của cơ sở chính trị là các bản hiến pháp, tun
ngơn về nhân quyền và dân quyền..., trong đó quy định quyền tự do, dân chủ
của công dân trên tất cà các lĩnh vực. Đây chính là căn cứ để các nhóm, cơng
dân có điều kiện hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật để bảo vệ và
phát triển lợi ích của nhóm mình. Nhà nước pháp quyền cũng là một yếu tố
quan trọng tạo điều kiện cho các hoạt động của các nhóm lợi ích được phát
triển trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Nguyên tắc nhà nước pháp
quyền đã tạo ra một khung pháp lý cơ bản để hoạt động của các nhóm lợi ích
diễn ra bình thường, minh bạch, ngăn ngừa những biện tượng tiêu cực như sự
lợi dụng của các nhóm lợi ích để đưa hối lộ, lợi dụng quyền lực nhà nước để
nhận hối lộ, dẫn đến tha hóa quyền lực.
Thứ ba, đa đảng cạnh tranh
Trên thực tế, về bản chất, chế độ đa đảng trong nền chính trị do đồng
tiền chi phối ln ln là sự thống trị của một nhóm các tập đoàn quyền lực.
Ralf Nader - nguyên ứng cừ viên Tổng thống độc lập tại Mỹ, từng công nhận
“chế độ đa đảng của Mỹ về thực chất là chế độ hai đảng, nhưng cuối cùng
các tập đoàn tư bản thao túng cả hai”. Tại một số nước khác, quyền lực được
quay vịng trong một nhóm các gia đình quyền thế. Người dân có thể có một
số tự do, nhưng trong giới hạn bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản; về


10

hình thức, mọi người đều có đầy đủ các quyền tự do. Kinh tế thị trường gắn
với chính trị thị trường đã làm cho sức mạnh kinh tế kết hợp với sức mạnh
chính trị tập trung vào các tập đồn tư bản đầu sỏ. Đó là lý do để người ta gọi
đó là “dân chủ của các tập đồn” (corporate democracy). Do vậy, tuy nhân
dân lao động là bộ phận chiếm số đơng trong xã hội, nhưng có rất ít đại diện
đích thực cho lợi ích của họ tại Quốc hội. Điều này là một trong những căn
nguyên lý giải tại sao khoảng cách giàu nghèo lại không ngừng gia tăng,

ngay cả ở các nền kinh tế phát triển nhất. Đó cũng là một lý do dẫn tới sự ra
đời của phong trào “chiếm pho Wall” - hành động của 99% số dân Mỹ chống
lại 1% giàu có với các cuộc xuống đường phản đối bất cơng. Cũng vì thế mà
ngày càng có nhiều cử tri tại các nước này bày tỏ thất vọng đối với các cuộc
bầu cử đã khơng thể đem lại được sự thay đổi tình hình một cách thực chất.
Khi so sánh chế độ “một đảng” với “đa đảng”, người ta mới chủ yếu đề
cập đến khía cạnh số lượng mà chưa chú ý đến khía cạnh tính chất của đảng.
Do đó, họ đã cào bằng các đảng chính trị, dù trên thực tế các đảng rất đa
dạng, khác nhau cả về bản chất, về phương thức tổ chức và hoạt động, cả về
năng lực và vị trí trong xã hội. Có đảng chỉ đại diện cho lợi ích một nhóm,
một bộ phận thiểu sổ trong xã hội; có đảng hoạt động chủ yếu trên nghị
trường, để vận động bầu cừ và khơng ít đảng được tổ chức rất lịng lẻo, theo
hình thức “đánh trổng ghi tên”. Các đảng như vậy rốt cuộc chỉ là công cụ
chính trị của các nhóm lợi ích khác nhau tham gia cuộc cạnh tranh quyền lực
vì lợi ích. Tuy nhiên, dù là chế độ đa đang nhưng tại mọi thời điểm ln chỉ
có một đảng hay một nhóm đảng nắm quyền, vẫn luôn là sự thống trị của bộ
phận thiểu số, thường là thiểu sổ giàu có, đổi với tồn bộ xã hội. Vì vậy, các
chế độ này khơng thể khắc phục được sự bất công, không thề bảo đảm được
bản chất đích thực của dân chủ. Và có thể thấy, “tính thường xun của các
cuộc bầu cử có nghĩa là khơng một đảng phái hay nhóm nào trong một đảng
được bảo đảm là sẽ nắm giữ chức vụ mãi mãi”.


11

Thơng qua ủy ban hành động chính trị, các cá nhân, nhóm lợi ích đã
tiến hành tài trợ cho các quỹ tranh cử của các ứng cử viên và các đảng chính
trị. Vì số lượng các ủy ban hành động chính trị là rất nhiều, cùng một nhóm
lợi ích có thể tài trợ cho chiến dịch tranh cử của các đảng, các ứng cử viên
đối lập nên cũng chưa tổ chức nào có thể thống kê được con số chính xác về

khoản tiền mà họ tài trợ cho các ứng cử viên. Những ủy ban hành động chính
trị thường đem lại các khoản tài trợ lớn cho các ứng cử viên là các tở chức
kinh doanh, các tập đoàn lớn. Thường thì các “ơng lớn” này khơng muốn làm
mất lịng một đảng hay một ứng cử viên nhất đinh nào; song dù ai là người
giành chiến thắng thì họ cũng vẫn là người được lợi, bởi mối quan hệ giữa
các đảng, các ứng cử viên với các nhóm lợi ích được xem là mối quan hệ hai
bên cùng có lợi.
Các nhóm lợi ích sẽ tài trợ cho các đảng chính trị, các ứng cử viên, đặc
biệt là các đảng, ứng cử viên có tiềm năng, được dự đốn sẽ giành chiến
thắng. Khi ứng cử viên đó giành chiến thắng, đảng đó trở thành đảng cầm
quyền, sẽ giúp các nhóm hiện thực hóa lợi ích của họ thơng qua các chính
sách công. Sự trao đổi qua lại này không được bất cứ một điều luật nào của
các nước phương Tây thừa nhận nhưng nó đã và đang dần trở thành quy luật
tất yếu đối với bất cứ cuộc bầu cử nào tại các quốc gia này.
Nhìn vào số tiền tài trợ khổng lồ cho cả hai ứng cử viên trong các cuộc
tranh cử tổng thống và việc cùng một công ty, một tập đồn có thể tham gia
vào nhiều nhóm lợi ích khác nhau đã cho thấy sự tham gia mạnh mẽ của các
nhóm lợi ích vào hoạt động bầu cử của các nước phương Tây; cũng như sự
ảnh hưởng của các nhóm trong hệ thống chính trị đất nước của các nước này.
Dường như bất cứ một cuộc chạy đua nào vào các vị trí trong hệ thống chính
quyền cũng có “bóng dáng” của các nhóm lợi ích. Với nhiều hoạt động khác
nhau như: Ủng hộ tiền bạc và tham gia tranh cử cho các đảng; tạo cơ hội cho
các ứng cử viên giành được tình hữu nghị và gây dựng uy tín....


12

Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm lợi ích trong nền
chính tri nói chung và trong hoạt động bầu cử tổng thống, thủ tướng... nói
riêng của các nước phương Tây đã làm giảm bớt quyền lực của các đảng

chính trị và trở thành đổi thủ đáng gờm cạnh tranh với các đảng chính trị. Sức
mạnh của nhóm lợi ích cho phép một ứng cử viên hồn tồn có thể giành
thắng lợi trong bầu cử mà khơng cần tới sự giúp đỡ của các đảng. Với sức
mạnh là nguồn tài chính khổng lồ, cùng rất nhiều hoạt động tinh vi của các
nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, nhóm lợi ích đang ngày càng khẳng
định mình là một trong những nhân tố giữ vai trò chi phối trong hệ thống
chính trị các nước phương Tây.
Thứ tư, xã hội dân sự phát triển mạnh
Hầu hết các quốc gia phương Tây đều có cơ cấu xã hội phức tạp: nhiều
giai cấp, tầng lớp xã hội, nhiều dân tộc với những sắc thái văn hóa, niềm tin
tơn giáo khác nhau. Tuy nhiên, nét chung nhất giữa các cộng đồng xã hội là
nhấn mạnh những giá trị chủ đạo như tự do cá nhân. Mồi người, mỗi nhóm
người tự nguyện gia nhập một cộng đồng nhưng vần giữ được chính kiến, sở
thích riêng, quyền tự do lựa chọn theo ý mình, về hình thức các quan điểm, tư
tưởng đều được tơn trọng và có điều kiện thể hiện, đảm bảo cơ hội cho các cá
nhân cơng dân, các nhóm hay địa phương. Cạnh tranh cũng là một giá trị của
phương Tây và có tác động rất lớn đến hoạt động chính trị nói chung và hoạt
động của các nhóm lợi ích nói riêng. Các chủ thể chính trị như cử tri, nhóm
lợi ích, đảng chính trị, giới tinh hoa... đã chi phối, định hướng phương thức
và nội dung của các chính sách nhà nước. Sự liên kết hay đấu tranh giữa các
nhóm nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng hay lợi ích của một bộ phận
xã hội là lý do chính thúc đẩy hoạt động của các nhóm lợi ích.
Ở các nước phương Tây, theo nguyên tắc tổ chức nhà nước, quyền lực
nhà nước không chỉ nằm trong tay các cơ quan nhà nước mà phải chia sẻ một
phần cho nhân dân, thơng qua các nhóm lợi ích. Các nhóm này sử dụng vận


13

động hành lang để tác động lên quá trình xây dựng các dự luật và các quyết

định của nghị viện và chính phủ. Như vậy thơng qua hoạt động vận động
hành lang, các giai cấp, tầng lớp xã hội đã đề xuất những ý kiến của mình,
tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, ra quyết định cùng với nghị viện
và chính phủ, thúc đẩy dân chủ phát triển. Vận động bầu cử là một biểu hiện
cụ thể chứng minh rõ nét vai trị của các nhóm vận động hành lang đối với
q trình dân chủ hóa xã hội. Thông qua hoạt động vận động hành lang, trên
một ý nghĩa nhất định, nhân dân cũng được hưởng một phần quyền tự do,
bình đảng về chính trị và pháp luật, nền dân chủ thơng qua đó cũng được phát
triển từng bước.
Ở các nước phương Tây, theo quy đinh của pháp luật thì bất kỳ cơng
dân, tổ chức nào đều có thể đề đạt ý nguyện của mình lên quan chức nhà
nước, nhưng trên thực tế khó có thể phân ánh một cách đơn lẻ được. Những
quan điểm, ý nguyện cần tập hợp lại và cần phải có những tổ chức, nhóm xã
hội có uy tín đề đạt lên chính quyền. Chức năng đó được các nhóm lợi ích,
thơng qua các nhà vận động hành lang thực hiện. Với khả năng hiểu biết luật
pháp, mối quan hệ xã hội rộng rãi, tính chun nghiệp cao, họ biết cách
chuyển những thơng điệp này đến được bàn làm việc của các nghị sĩ, các
quan chức chính phủ một cách nhanh chóng. Đó cũng là lý do vì sao hiện nay
những người có chung lợi ích đều cố gắng thành lập các nhóm, tổ chức, coi
hoạt động vận động hành lang là phương thức hiệu quả nhất để đạt mục tiêu
của mình.


14

Chương 2
THỰC TIỄN VAI TRỊ CỦA NHĨM LỢI ÍCH TRONG
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY
2.1. Tập hợp lực lượng
Tập hợp lực lượng là khâu rất quan trọng trong hoạt của các nhóm lợi

ích. Đây chính là giai đoạn nhằm phát triển lực lượng của nhóm, từ đó có thể
hình thành tiềm lực của nhóm như: nhóm lớn, nhóm trung, nhóm nhỏ, Trong
những giai đoạn khác nhau, việc tập hợp lực lượng cũng cần có những
phương pháp khác nhau, để các thành viên nghiêng về nhóm, từ đó đóng góp
vật chất, tinh thần cùng xây dựng nhóm lợi ích ngày càng ổn định và phát
triển. Lợi ích của nhóm là động lực thúc đẩy các thành viên của nhóm liên
kết với nhau. Có những nhóm lợi ích khơng hình thành bằng sự liên kết chủ
động giữa các thành viên mà chỉ có thể nhận dạng về khả năng gây ra áp lực
chính trị hay xã hội vì tình trạng lợi ích chung của họ.
Nhóm lợi ích có thể hình thành một cách chủ động từ nhận thức và sự
liên kết của những người có cùng xu thế lợi ích, nhưng cùng có thể hình
thành một cách thụ động do các yếu tố khách quan hoặc do sự vận động của
tự nhiên và xã hội đưa lại. Do đó, các nhóm lợi ích có sự ủng hộ rộng rãi của
dân chúng sẽ là những nhóm có ảnh hưởng nhất.
Chúng ta biết rằng, việc tập hợp lực lượng đã khó nhưng giữ được lực
lượng đó cịn khó hơn. Do đó, các nhóm lợi ích ln có những quy định
chung, quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong q trình xây
dựng các nhóm lợi ích. Mặt khác, các nhóm lợi ích cần có người thủ lĩnh của
mình, đứng ra lãnh đạo, quản lý, đại diện cho lợi ích và quyền lợi của nhóm.
Đày chính là điểm mấu chốt đề lực lượng của các nhóm lợi ích ngày càng
đông đảo và thể hiện sự lớn mạnh trong những xã hội nhất định.


15

2.2. Kết nối nhu cầu và biểu đạt lợi ích
Nhóm lợi ích lúc đầu là sự kết hợp của nhiều cá nhân trên cơ sở chia sẻ
một hay nhiều mối quan tâm chung, liên kết với nhau nhằm thúc đẩy thực
hiện những mục tiêu cửa minh. Nhóm lợi ích sau đó được xem là tổ chức của
những người có cùng quan điểm, cùng mối quan tâm về những vấn đề nhất

định; gây ảnh hưởng tới các q trình chính trị, chuyển hóa những nhu cầu và
lợi ích của mình vào q trình chính sách cơng; có những chủ thể, khách thể,
quy mô và phương thức hoạt động nhất định; tồn tại trong những không gian
và thời gian nhất định.
Liên minh giữa các nhóm lợi ích có tính thể chế và hợp tác khi lợi ích
của họ gặp nhau, tạo thành những “cụm chính sách” thật sự. những “chùm”
lợi ích xoay quanh một chính sách mà trong đó những cơ quan hành chính và
những nhóm cơng dân riêng biệt ở trong tình trạng phụ thuộc lẫn nhau.
Nhóm lợi ích chủ động tìm kiếm lợi ích vượt trội một cách cục bộ
trong khi các nhóm thụ động thường phải hứng chịu tình trạng thua thiệt so
với mặt bằng xã hội. Quy mô và tính chất của nhóm lợi ích có thể biến động
trong quá trình phát triền của tự nhiên và xã hội. Phạm vi, thời gian tồn tại,
mức độ liên kết, vai trị và khả năng tác động của các nhóm lợi ích rất khác
nhau. Một cá thể có thể vừa thuộc nhóm này vừa thuộc nhóm khác, nhưng
hiếm khi đồng thời thuộc hai nhóm có lợi ích đối kháng. Khi các đặc trưng
khu biệt một nhóm lợi ích mất đi thì nhóm lợi ích ấy cùng khơng cịn tồn tại.
Sự xuất hiện và phân rã những nhóm lợi ích diễn ra thường xun.
Mục tiêu của nhóm lợi ích là tạo ảnh hưởng đến chính phủ để đạt được
lợi ích của mình ở những mức độ khác nhau. Có nhóm lợi ích (nhóm áp lực)
chủ yếu gây ảnh hưởng đến chính phủ để đạt được mực tiêu của mình, có
nhóm lợi ích (nhóm xúc tiến) chủ yếu gây ảnh hưởng để chính phủ ủng hộ
các mục tiên của mình, có nhóm lợi ích chủ yếu nhằm thức đẩy các lợi ích
riêng... Về mặt xã hội, khả năng tác động vào quá trình chính sách cơng của


16

chính phủ phụ thuộc phần lớn vào quy mơ của các nhóm. Nhóm lợi ích phải
có quy mơ nhất định mới có thề gây ảnh hưởng đến chính phủ hoặc tạo sự
chú ý của xã hội. Cùng với yếu tố quy mơ nhóm, tình trạng lợi ích nhóm

cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ. Những nhóm chịu mất mát quá lớn dễ tạo ra
sự ủng hộ và chia sẻ. Những nhóm được lợi lớn vì ưu thế độc quyền cũng dễ
bị phản đối, cô lập.
2.3. Vận động hành lang
Vận động hành lang - “lobby”: Được hiểu là phương pháp tiếp cận
không chính thức nhưng có tính hệ thống của các nhóm lợi ích khác nhau
trong xã hội tới những người ra quyết định nhằm tạo nên sự thay đổi, đặc biệt
là về mặt chính sách nhằm mang lại lợi ích về cho nhóm của mình.
Vận động hành lang là q trình kiến nghị chính quyền đề gây ảnh
hưởng việc ra chính sách, quyết định. Vận động hành lang theo đúng nghĩa
được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có mục đích rất trong sáng và có
vai trị tích cực đến hoạt động của chính quyền nói chung.
Chủ thể vận động hành lang rất đa dạng. Đó là các nhóm lợi ích, các
doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân giàu có,
các tổ chức nước ngoài... Họ cử, hoặc thuê những người trực tiếp tiến hành
vận động là các luật sư, cựu nghị sĩ, cựu quan chức chinh phủ, cựu thẩm
phán, nhà khoa học... Đối tượng vận động hành lang là các nghị sĩ, các quan
chức hành pháp, tư pháp, kể cả các công chức, thư ký của các quan chức, các
nhà khoa học có ảnh hưởng đến q trình hoạch định chính sách... Các
phương thức phổ biến khi vận động hành lang là gặp gỡ tại văn phòng, mời
đối tượng tham gia hội thảo, tổ chức tọa đàm, dự tiệc, tặng quà, mời đi du
lịch, đặc biệt là tiếp xúc tại hành lang của nghị viện.
Đối với các nhóm lợi ích, vận động hành lang là phương thức hoạt
động chủ yếu giúp truyền tải quan điểm của họ đến các cơ quan công quyền.


17

Phương pháp mà các nhóm tác động là: tiến hành các chiến dịch vận
động theo từng vấn đề riêng; xuất bản các bản tin, tài liệu để tuyên truyền; sử

dụng uy tin của những người đứng đầu tổ chức, lôi kéo sự ủng hộ của dân
chúng đối với các vấn đề mà họ quan tâm, từ đó tạo nên sức mạnh dư luân
đối với các nhà làm chính sách. Vận động hành lang giúp các nhóm lợi ích
liên kết với nhau, hình thành những lực lượng quan trọng trong đời sống
chinh trị. Các nhà vận động hành lang thường đề nghị các nhóm có cùng mối
quan tâm tập hợp lại với nhau để tiện lợi cho quá trình vận động và truyền tải
thông điệp, tránh sự lặp lại nhàm chán từ phía chính quyền. Thơng qua đó,
các nhóm liên kết, phối hợp với nhau trong nhiều hoạt động.
Trong hoạt động của cơ quan lập pháp, vận động hành lang giúp các
nghị sĩ có được thơng tin quan trọng để hình thành, bổ sung và hoàn tất các
dự luật.
Các nghị sĩ ln cần những thơng tin nhiều chiều, chính xác để bổ
sung và tạo cơ sở cho quan điểm của mình. Chính nhờ những thơng tin từ
những người vận động hành lang mà quốc hội có cơ sở chắc chắn hơn trong
q trình thảo luận để thơng qua một dự luật. Hơn thế nữa, vận động hành
lang giúp quốc hội tạo được sự đồng tình ủng hộ của xã hội đối với các dự
luật, vận động hành lang còn giúp cho quá trình phản biện, điều trần ở quốc
hội trở nên thực chất và có ý nghĩa hơn.
Người vận động hành lang với tư cách là đại diện cho một nhóm lợi
ích cụ thể sẽ chất vấn và cho ý kiến về những dự luật mà các ủy ban đang
thào luận. Với sự đầu tư nghiêm túc cho việc tìm kiếm thông tin và cố gắng
thuyết phục các nghị sĩ về những vấn đề quan tâm, các nhà vận động hành
lang đã góp phần làm cho những phiên điều trần của quốc hội trờ nên sôi
động hơn. Trong nhiều trường hợp, các nhà vận động hành lang còn là những
người lên kế hoạch và góp ý cũng như chỉ trích những nội dưng khơng thích
hợp của dự luật.


18


Trong hoạt động của cơ quan hành pháp, vận động hành lang cung
cấp thơng tin, giúp chính phủ hoạt động hiệu quả hơn.
Các quan chức chính phủ, cơng chức chính quyền địa phương rất chú ý
thu thập thông tin. Theo thống kê, số lượng nhân viên trong bộ máy hành
chính tại các nước phương Tây ngày càng tăng (Mỹ có trên 3 triệu, Italia có
khoảng 2 triệu, Anh có hơn 0,5 triệu, Đức có trên 300 nghìn...). Nhưng trong
một xã hội phức tạp và biến động như hiện nay, dù số lượng nhân viên đông
đảo đến đâu cũng không thể nắm bắt hết những thơng tin cần thiết. Do đó,
hoạt động vận động hành lang ln được khuyến khích như một nguồn cung
cấp thông tin quan trọng.
Vận động hành lang giúp chinh phủ thực thi chính sách dễ dàng hơn.
Để giảm bớt và chia sẻ công việc của nhà nước, các cơ quan hành chính
thường cấp phép và trao việc thực hiện các chính sách cho các nhóm lợi ích,
các tổ chức phi chính phủ. Điều này sẽ giúp cho chính sách được thực thi dễ
dàng hơn và chinh phủ có được nhiều lợi ích hơn. Các nhóm lợi ích có liên
quan đến chính sách sẽ ban hành đều cố gắng nỗ lực vận động hành lang để
tác động đến các quan chức hành chính nhằm giành được những ưu tiên cho
việc thực hiện. Bằng các phương thức vận động hành lang khác nhau, các
nhóm cố gắng thuyết phục các quan chức rằng họ là nhóm có điều kiện để
thực hiện chương trình, và chinh phủ sẽ là người lựa chọn xem nhóm nào sè
phù hợp cho việc thực hiện. Chính vì điền này, chính sách của chính phủ ln
có được nguồn lực to lớn cho việc thực hiện.
Trong hoạt động của cơ quan tư pháp, vận động hành lang giúp các
thẩm phán có thêm thơng tin trong q trình xét xử.
Cũng giống như các nhóm lợi ích làm chứng trước quốc hội trong các
phiên điền trần, doanh nghiệp, chính quyền và các nhóm lợi ích (liên quan)
khác cũng “làm chứng” trước tịa án thơng qua các nhà vận động hành lang.
Việc cung cấp thông tin cho hoạt động xét xử của tịa án theo hướng có lợi




×