Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Vai trò của albumin huyết thanh trong dự báo tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 111 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGƠ VĂN HIẾN

VAI TRỊ CỦA ALBUMIN HUYẾT THANH TRONG DỰ BÁO
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGƠ VĂN HIẾN



VAI TRỊ CỦA ALBUMIN HUYẾT THANH TRONG DỰ BÁO
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP

NGÀNH: NỘI KHOA
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS VÕ THỊ MỸ DUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2021

.


.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Võ Thị Mỹ Dung,
người Cô trực tiếp hướng dẫn khoa học đã dành nhiều công sức để tận tình chỉ
dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô bộ mơn Nội Tổng Qt, Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt, chỉ dạy cho tôi nhiều kiến thức q giá trong
q trình học tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các anh chị bác sĩ, điều dưỡng và
nhân viên khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Chợ Rẫy đã giúp đỡ, tạo điều kiện để
tơi có thể thu thập số liệu nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn các bệnh nhân và thân nhân đã nhiệt tình tham gia

và hợp tác với tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được người khác
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả

Ngô Văn Hiến

.


.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Suy tim và suy tim cấp............................................................................ 4
1.2. Tổn thương thận cấp trong suy tim cấp và vai trò của albumin
huyết thanh trong dự báo tổn thương thận cấp ............................................ 16
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam............................. 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 34
2.3. Phương pháp tiến hành ......................................................................... 35
2.4. Lưu đồ nghiên cứu ................................................................................ 37
2.5. Các định nghĩa dùng trong nghiên cứu................................................. 37
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 41
2.7. Vấn đề y đức của đề tài......................................................................... 42

.


.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 43
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu................................................................. 43
3.2. Đặc điểm albumin huyết thanh của bệnh nhân suy tim cấp ................. 48
3.3. Tần suất tổn thương thận cấp trong suy tim cấp................................... 52
3.4. So sánh đặc điểm nhóm có tổn thương thận cấp và
nhóm không tổn thương thận cấp ................................................................ 53
3.5. Các yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp trong suy tim cấp........... 57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 59
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu................................................................. 59

4.2. Đặc điểm albumin huyết thanh của bệnh nhân suy tim cấp ................. 69
4.3. Đặc điểm của tổn thương thận cấp trong suy tim cấp .......................... 70
HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC 2. BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH BỆNH NHÂN

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

HT

Huyết thanh

KTC

Khoảng tin cậy

KTPV

Khoảng tứ phân vị


SGCNT

Suy giảm chức năng thận

STC

Suy tim cấp

TTTC

Tổn thương thận cấp

VD

Ví dụ

TIẾNG ANH

ADHERE

ADQI

AHA/ACC

Acute Decompensated Heart

Nghiên cứu sổ bộ quốc gia

Failure Nation Registry


về suy tim mất bù cấp

Acute Dialysis Quality

Hội đồng hoạch định chất

Initiative

lượng lọc máu cấp

American Heart Association/

Hội Tim Hoa Kỳ/ Trường

American College of

Môn Tim Hoa Kỳ

Cardiology
AKI

Acute kidney injury

Tổn thương thận cấp

AKIN

Acute Kidney Injury Network


Mạng lưới nghiên cứu tổn
thương thận cấp

AUC

Area under the curve

.

Diện tích dưới đường cong


.

BNP

B-type natriuretic peptide

Peptid lợi niệu natri týp B

Brain natriuretic peptide

Peptid lợi niệu natri nguồn
gốc não

CVP

Central venous pressure

Áp lực tĩnh mạch trung tâm


DNA

Deoxyribonucleic acid

ECG

Electrocardiogram

Điện tâm đồ

EF

Ejection fraction

Phân suất tống máu

eGFR

estimated Glomerular Filtration

Độ lọc cầu thận ước đoán

Rate
ESC

European Society of Cardiology Hội Tim Châu Âu

KDIGO


Kidney Disease: Improving

Hội đồng cải thiện kết quả

Global Outcomes

toàn cầu về bệnh thận

NPs

Natriuretic peptides

Peptide lợi niệu Natri

OR

Odds ratio

Tỉ số số chênh

RAAS

Renin-Angiotensin-Aldosterone Hệ Renin-Angiotensin-

WRF

system

Aldosterone


Worsening renal function

Suy giảm chức năng thận

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu ................................... 5
Bảng 1.2. Triệu chứng và dấu hiệu của suy tim................................................ 6
Bảng 1.3. Các cách phân loại suy tim cấp ...................................................... 10
Bảng 1.4. Tiếp cận chẩn đoán suy tim cấp...................................................... 15
Bảng 1.5. Phân loại hội chứng tim thận .......................................................... 19
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán WRF và AKI .............................................. 26
Bảng 2.7. Các biến số định lượng ................................................................... 39
Bảng 2.8. Các biến số định tính ...................................................................... 40
Bảng 3.9. Đặc điểm về tuổi và giới của dân số nghiên cứu ............................ 43
Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện ................................................. 46
Bảng 3.11. Đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện .......................................... 47
Bảng 3.12. Điểm cắt của albumin HT ............................................................. 51
Bảng 3.13. Liên quan giữa tuổi và giới tính với TTTC .................................. 53
Bảng 3.14. Liên quan giữa các bệnh lý nền và kết hợp với TTTC ................. 53
Bảng 3.15. Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện và TTTC......... 54
Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện và TTTC .. 55
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu tố nguy cơ TTTC .... 57
Bảng 3.18. Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố nguy cơ TTTC ...... 58
Bảng 4.19. Độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu. .................................... 59
Bảng 4.20. Phân bố giới tính trong các nghiên cứu. ....................................... 60

Bảng 4.21. Đặc điểm bệnh lý nền và kết hợp trong các nghiên cứu .............. 61
Bảng 4.22. Sinh hiệu lúc nhập viện trong các nghiên cứu.............................. 63
Bảng 4.23. Kiểu khó thở trong các nghiên cứu............................................... 64
Bảng 4.24. Kiểu hình huyết động trong các nghiên cứu ................................. 65

.


.

Bảng 4.25. Nồng độ albumin HT trung bình trong các nghiên cứu ............... 69
Bảng 4.26. Tần suất và định nghĩa TTTC trong các nghiên cứu. ................... 73
Bảng 4.27. Một số yếu tố nguy cơ của tổn thương thận cấp........................... 75

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi theo giới tính trong nghiên cứu ............................. 44
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm bệnh lý nền và kết hợp ............................................... 45
Biểu đồ 3.3. Phân phối nồng độ albumin HT của dân số nghiên cứu............. 48
Biểu đồ 3.4. Phân phối nồng độ albumin huyết thanh giữa nhóm có TTTC
và nhóm khơng TTTC ..................................................................................... 49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ hạ albumin huyết thanh ..................................................... 50
Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC của albumin HT trong tiên lượng TTTC ...... 51
Biểu đồ 3.7. Tần suất tổn thương thận cấp ..................................................... 52

.



.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại STC theo tình trạng sung huyết và tưới máu .................. 13
Hình 1.2. Cơ chế ngoài huyết động của hội chứng tim thận týp 1 ................. 25

.


.

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Lưu đồ chẩn đoán suy tim (khởi phát không cấp) ........................... 9
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................... 37

.


.

MỞ ĐẦU
Suy tim là một gánh nặng lớn của cộng đồng, tỷ lệ suy tim ngày càng gia
tăng nhanh chóng, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 37,7 triệu người mắc
suy tim. Ước tính riêng tại Hoa Kỳ, số người mắc suy tim năm 2011 khoảng
5,7 triệu, ước tính có 870 000 ca mới mắc được chẩn đốn mỗi năm và cứ 9
trường hợp tử vong thì có một trường hợp do suy tim [52], [83]. Tại châu Á, tỷ
lệ mắc suy tim tại từng quốc gia dao động trong khoảng từ 1,3% đến 6,7% [65].
Suy tim là một bệnh lý ảnh hưởng lên nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể,

trong đó có chức năng thận. Bệnh nhân suy tim có suy giảm chức năng thận
(SGCNT) kèm theo thường có tiên lượng xấu, nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử
vong ở những bệnh nhân suy tim có giảm độ lọc cầu thận cao hơn hai lần so
với những bệnh nhân khơng có suy thận [20]. Sự tương tác giữa tim và thận
này thường được biết đến với thuật ngữ “hội chứng tim thận” (Cardiorenal
syndrome). Năm 2008, hội nghị đồng thuận của ADQI đã được tổ chức để đưa
ra một sự thống nhất về định nghĩa của hội chứng tim thận và phân chia hội
chứng tim thận thành 5 týp [62].
Suy tim cấp (STC) được định nghĩa là sự khởi phát nhanh hoặc nặng lên
của các triệu chứng hay dấu hiệu của suy tim, thường dẫn đến tình trạng nhập
viện khẩn cấp để điều trị [61]. Theo phân loại của ADQI, khi sự giảm cấp tính
chức năng tim dẫn đến tổn thương, rối loạn chức năng thận, đây là hội chứng
tim thận týp 1 [62]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hội chứng tim thận týp 1
dao động từ 10% - 40% ở bệnh nhân suy tim cấp [12], [53]. Tổn thương chức
năng thận khi bị giảm cấp tính chức năng tim gây ra nhiều khó khăn trong chẩn
đoán và điều trị, cũng như ảnh hưởng đến tiên lượng cho bệnh nhân. Do đó,
việc xác định các yếu tố nguy cơ, yếu tố dự báo tổn thương thận cấp (TTTC)
trên bệnh nhân suy tim cấp là một vấn đề cần thiết được đặt ra.

.


.

Albumin là một chất đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì tính tồn
vẹn và chức năng của các tế bào ống thận [22], [39], [43]. Do đó, hạ albumin
huyết thanh sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận. Một phân tích gộp
được cơng bố năm 2010 của Wiedermann CJ và cộng sự đã cho thấy hạ albumin
huyết thanh là yếu tố dự báo độc lập và mạnh mẽ cho tổn thương thận cấp và
tử vong sau đó [80]. Một số nghiên cứu trên thế giới ở nhóm bệnh nhân suy tim

cấp đã cho thấy hạ albumin huyết thanh là yếu tố nguy cơ của tổn thương thận
cấp. Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu riêng biệt về suy giảm chức năng thận
trong suy tim cấp [2], [3] hoặc hạ albumin huyết thanh trong suy tim cấp [4]
nhưng chưa có nghiên cứu nào về vai trị của albumin huyết thanh trong dự báo
tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp. Ngoài ra, tại Việt Nam, có những
sự khác biệt nhất định so với thế giới về các đặc điểm của quần thể bệnh nhân
suy tim cấp như bệnh lý nền và kết hợp, tỷ lệ biến chứng, tình trạng dinh dưỡng
nên cần có những nghiên cứu trong nước để đánh giá lại vai trò của albumin
huyết thanh trong dự báo tổn thương thận cấp. Do vậy, chúng tơi đã tiến hành
nghiên cứu “Vai trị của albumin huyết thanh trong dự báo tổn thương thận cấp
ở bệnh nhân suy tim cấp”.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Nghiên cứu vai trò của albumin huyết thanh trong dự báo tổn thương
thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp.
2. Xác định điểm cắt của albumin huyết thanh trong dự báo tổn thương thận
cấp ở bệnh nhân suy tim cấp nhập viện.
3. Khảo sát vai trò dự báo độc lập của albumin huyết thanh và các yếu tố nguy
cơ (bao gồm các đặc điểm nhân trắc học, tiền căn, lâm sàng và cận lâm sàng
lúc nhập viện) đối với tổn thương thận cấp ở bệnh nhân suy tim cấp nhập viện.


.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SUY TIM VÀ SUY TIM CẤP
1.1.1 Dịch tễ học suy tim
Năm 2011, khoảng 5,7 triệu người ở Hoa Kì mắc suy tim và dự kiến đến
năm 2030 sẽ gia tăng thêm 46%, tương ứng với hơn 8 triệu người mắc bệnh
[67], [83]. Tại châu Âu, tỷ lệ suy tim tại Đức năm 2006 là 1,6% ở nữ và 1,8%
ở nam, tại Thụy Điển năm 2010 là 1,8% ở cả hai giới. Một cuộc khảo sát gần
đây báo cáo tỷ lệ suy tim ở Ý là 1,44% và tỷ lệ này gia tăng theo độ tuổi dân
số. Suy tim cũng là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở Châu Á và tỷ lệ bệnh
ước đốn cịn cao hơn so với các nước phương Tây, nằm trong khoảng từ 1,3%
đến 6,7% [65]. Tỷ lệ suy tim tại một số nước châu Á đã được báo cáo gần đây
như sau: tại Trung Quốc là 4,2 triệu người, tương ứng 1,3%. Tại Nhật là 1 triệu
người hay 1%. Tại Malaysia và Singapore lần lượt là 6,7% và 4,5%. Các số liệu
trên cho thấy suy tim là một bệnh phổ biến trên thế giới và là một vấn đề sức
khỏe toàn cầu [67].
Tại Việt Nam hiện tại chưa có thống kê tồn quốc về tỷ lệ và tử suất của
suy tim.
1.1.2. Định nghĩa và phân loại suy tim
Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng điển
hình (VD: khó thở, phù chân và mệt mỏi) mà có thể đi kèm với các dấu hiệu
(VD: tĩnh mạch mạch cổ nổi, ran phổi và phù ngoại vi) gây ra bởi bất thường
cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch, dẫn đến cung lượng tim giảm và/hoặc áp
lực trong tim cao lúc nghỉ hoặc khi gắng sức/stress [61].
Dựa vào phân suất tống máu thất trái, suy tim được phân loại thành suy
tim phân suất tống máu giảm, suy tim phân suất tống máu khoảng giữa và suy


.


.

tim phân suất tống máu bảo tồn. Việc phân loại suy tim theo phân suất tống
máu có nhiều ý nghĩa do các nhóm suy tim có sự khác biệt về nguyên nhân gây
bệnh, đặc điểm nhân trắc học, bệnh đồng mắc và đáp ứng với điều trị.
Bảng 1.1. Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu [61]
Suy tim phân

Suy tim phân suất

Suy tim phân suất

Loại suy tim suất tống máu

tống máu khoảng

tống máu bảo tồn

giữa (HFmEF)

(HFpEF)

giảm (HFrEF)
1
2


Triệu chứng ± Triệu chứng ± dấu Triệu chứng ± dấu
dấu hiệua

hiệua

hiệua

LVEF < 40%

LVEF = 40-49%

LVEF ≥ 50%

Tiêu chuẩn

1. Peptide lợi niệu 1. Peptide lợi niệu

3

Na tăngb

Na tăngb

2. Có ít nhất 1 trong

2. Có ít nhất 1 trong

các tiêu chuẩn sau:

các tiêu chuẩn sau:


a. Dày thất trái

a. Dày thất trái

và/hoặc lớn nhĩ

và/hoặc lớn nhĩ

trái

trái

b. Rối loạn chức

b. Rối loạn chức

năng tâm trương

năng tâm trương

a: Dấu hiệu có thể khơng có trong giai đoạn sớm của suy tim (đặc biệt ở nhóm
suy tim phân suất tống máu bảo tồn) hoặc ở những bệnh nhân đã điều trị lợi
tiểu.
b: BNP > 35 pg/mL, NT-proBNP > 125 pg/mL.

.


.


1.1.3. Chẩn đoán suy tim
Các triệu chứng, dấu hiệu suy tim thường không đặc hiệu nên chỉ dựa
đơn thuần vào đó có thể bị nhầm lẫn giữa các bệnh lý khác với suy tim. Hơn
nữa, những triệu chứng hay dấu hiệu trên có thể khó phát hiện ở những người
béo phì, cao tuổi hay bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính.

Bảng 1.2. Triệu chứng và dấu hiệu của suy tim [61]
Triệu chứng

Dấu hiệu

Điển hình

Đặc hiệu

Khó thở

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh

Khó thở tư thế

Phản hồi gan – tĩnh mạch cảnh

Khó thở kịch phát về đêm

Tiếng tim thứ 3 (nhịp Gallop)

Giảm dung nạp gắng sức


Diện đập mỏm tim lệch

Mệt mỏi, tăng thời gian để phục
hồi sau khi gắng sức
Phù chân
Ít điển hình

Ít đặc hiệu
Tăng cân (> 2 kg/tuần)

Ho về đêm

Giảm cân (trong suy tim tiến

Thở khò khè
Cảm giác sưng phồng
Ăn mất ngon
Lú lẫn (đặc biệt người cao tuổi)
Trầm cảm
Đánh trống ngực
Choáng váng

triển)
Mất mơ (suy mịn)
Tiếng thổi tim
Phù ngoại biên (mắt cá chân,
xương cùng, bìu)
Ran phổi
Tràn dịch màng phổi


Ngất

Nhịp tim nhanh

.


.

Mạch không đều
Thở nhanh
Nhịp thở Cheyne Stokes
Gan to
Cổ trướng
Chi lạnh
Thiểu niệu
Huyết áp kẹp
Việc sử dụng đơn thuần triệu chứng hay dấu hiệu suy tim là không đủ để
xác định chẩn đốn suy tim. Khi có nghi ngờ suy tim, các thăm dò quan trọng
khác phải làm là: peptide lợi niệu Na (NPs), điện tâm đồ và siêu âm tim.
Định lượng peptide lợi niệu Na có thể được dùng như xét nghiệm chẩn
đốn suy tim ban đầu, hữu ích trong trường hợp không thể tiến hành siêu âm
tim sớm cho bệnh nhân. Những bệnh nhân có giá trị peptide lợi niệu Na dưới
điểm cắt loại trừ của các bệnh lý rối loạn chức năng tim mạch quan trọng có
thể khơng cần làm thêm xét nghiệm siêu âm tim. Những bệnh nhân có NPs
trong giới hạn bình thường ít có khả năng là suy tim. Trong bệnh cảnh không
cấp, giới hạn trên bình thường của BNP là 35 pg/mL và của NT-proBNP là 125
pg/mL. Trong bệnh cảnh cấp tính, nên sử dụng ngưỡng giá trị cao hơn (BNP <
100 pg/mL, NT-proBNP < 300 pg/mL và M-proANP < 120 pmol/L). Xét
nghiệm NPs có giá trị tiên đoán âm cao (0,94 – 0,98) trong cả hai bệnh cảnh

cấp và không cấp, nhưng giá trị tiên đốn dương lại thấp, trong bệnh cảnh khơng
cấp là (0,44 – 0,57) và trong bệnh cảnh cấp là (0,66 – 0,67). Do đó, việc sử
dụng xét nghiệm NPs được khuyến cáo để loại trừ suy tim, không phải để thiết
lập chẩn đoán.

.


.

Bất thường ECG làm tăng khả năng chẩn đoán suy tim trên bệnh nhân,
nhưng độ đặc hiệu thấp. Một số bất thường trên ECG cung cấp thông tin về
nguyên nhân (VD: nhồi máu cơ tim) và những dấu hiệu trên ECG có thể chỉ
dẫn cho việc điều trị (VD: thuốc chống đông trong rung nhĩ, đặt máy tạo nhịp
cho nhịp tim chậm, CRT nếu phức bộ QRS giãn rộng). Một bệnh nhân suy tim
ít khi có ECG hồn tồn bình thường (độ nhạy 89%). Do đó, ECG được khuyến
cáo sử dụng thường quy ban đầu trong chẩn đoán suy tim.
Siêu âm tim có vai trị quan trọng nhất trong thiết lập chẩn đốn suy tim,
cung cấp các thơng tin về thể tích buồng tim, chức năng tâm thu và tâm trương
của tim, độ dày các thành, chức năng van tim, áp lực mạch phổi. Đây là xét
nghiệm quan trọng đề thiếp lập chẩn đốn và quyết định hướng xử trí thích hợp.

.


.

Sơ đồ 1.1. Lưu đồ chẩn đoán suy tim (khởi phát không cấp) [61]
1.1.4. Định nghĩa và phân loại suy tim cấp [61], [73]
Suy tim cấp được định nghĩa là sự khởi phát nhanh hoặc nặng lên của

các triệu chứng hay dấu hiệu của suy tim, thường dẫn đến tình trạng nhập viện
khẩn cấp để điều trị [61].

.


0.

Có nhiều cách phân loại suy tim cấp khác nhau đã được đề xuất, trong
thực hành lâm sàng, một trong các cách phân loại hữu ích là dựa trên biểu hiện
lâm sàng của bệnh nhân lúc nhập viện, cho phép bác sĩ xác định những bệnh
nhân có nguy cơ cao và định hướng xử trí thích hợp ở từng nhóm đối tượng cụ
thể.
Bảng 1.3. Các cách phân loại suy tim cấp [73]
Phân loại suy tim cấp
Tiền căn suy tim

 Suy tim mất bù cấp
 Suy tim cấp lần đầu (De novo)

Huyết áp lúc nhập viện

 Suy tim cấp có tăng huyết áp
 Suy tim cấp có huyết áp bình thường
 Suy tim cấp có hạ huyết áp

Phân suất tống máu thất trái

 Suy tim cấp có phân suất tống máu thất
trái giảm

 Suy tim cấp có phân suất tống máu thất
trái bảo tồn

Sung huyết và giảm tưới máu

 Ấm – khô

ngoại vi

 Ấm - ướt
 Lạnh – khô
 Lạnh - ướt

Đặc điểm lâm sàng lúc nhập

 Suy tim mất bù

viện

 Phù phổi cấp
 Sốc tim
 Suy tim có tăng huyết áp
 Suy tim phải

.


1.

Dựa trên tiền căn suy tim, suy tim cấp được phân loại thành:

• Suy tim mất bù cấp: xảy ra trên các bệnh nhân có tiền căn suy tim.
Nhóm này khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 65–75 % các bệnh nhân
nhập viện vì suy tim cấp. Nhóm bệnh nhân này thường có các yếu tố
thúc đẩy vào đợt mất bù cấp.
• Suy tim lần đầu (De novo): xảy ra trên các bệnh nhân khơng có tiền
căn suy tim. Những bệnh nhân này thường có các yếu tố nguy cơ tim
mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, lớn tuổi. Một trong các
nguyên nhân gây bệnh cảnh suy tim lần đầu khá thường gặp là hội
chứng vành cấp.
Huyết áp tâm thu lúc nhập viện cũng có thể xem là tiêu chí để phân loại
suy tim cấp. Theo đó có bốn nhóm suy tim cấp:
• Suy tim cấp có tăng huyết áp: Khi huyết áp tâm thu của bệnh nhân
lúc nhập viện > 140 mmHg. Nhóm này chiếm hơn 50% các trường
hợp nhập viện vì suy tim cấp, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi và thường
có phân suất tống máu thất trái bảo tồn. Triệu chứng khởi phát đột
ngột thường liên quan đến sung huyết phổi. Tỷ lệ tử vong nội viện từ
1,7% đến 2,5% và sau xuất viện 2-3 tháng từ 5,4% đến 6%.
• Suy tim cấp có huyết áp bình thường: khi huyết áp tâm thu lúc nhập
viện từ 85/90 mmHg đến 140 mmHg. Nhóm này chiếm khoảng 40%
các trường hợp nhập viện do suy tim cấp, thường có tiền căn suy tim
trước đó và có phân suất tống máu thát trái giảm. Triệu chứng sung
huyết khởi phát từ từ hơn so với nhóm suy tim cấp có tăng huyết áp.
Tỷ lệ tử vong nội viện từ 8% đến 10%.
• Suy tim cấp có huyết áp thấp: khi huyết áp tâm thu lúc nhập viện <
85/90 mmHg. Phần lớn những bệnh nhân này nhập viện trong bệnh
cảnh nặng, cung lượng tim thấp và giảm tưới máu mô rõ. Nhóm này

.



2.

chiếm tỷ lệ thấp nhất, dưới 8% các bệnh nhân nhập viện vì suy tim
cấp nhưng là nhóm có nguy cơ cao nhất với tỷ lệ tử vong hơn 15%.
Trong trường hợp bệnh nhân nhập viện vì sốc tim, tỷ lệ tử vong lên
đến hơn 30%.
Phân loại này khá hữu ích trên lâm sàng, vì huyết áp tâm thu lúc nhập
viện dự đoán khá tốt kết cục điều trị, tiên lượng khả năng sống cịn và đồng
thời góp phần định hướng quyết định xử trí ban đầu.
Một cách phân loại khác rất phổ biến trên lâm sàng là dựa vào tình trạng
huyết động, hay cụ thể hơn là tình trạng sung huyết hay giảm tưới máu ngoại
biên. Theo đó suy tim cấp được chia thành 4 nhóm sau:
• Ấm – khơ (tưới máu ngoại biên tốt, khơng có sung huyết)
• Ấm - ướt (tưới máu ngoại biên tốt, có sung huyết)
• Lạnh – khơ (giảm tưới máu ngoại biên, khơng có sung huyết)
• Lạnh - ướt (giảm tưới máu ngoại biên, có sung huyết)
Cách phân loại này được Anju Nohria và cộng sự đề xuất thông qua một
nghiên cứu của nhóm vào năm 2003. Kết quả cho thấy, cách phân loại trên
khơng chỉ giúp ích cho việc chọn lựa cách điều trị thích hợp mà cịn có khả
năng tiên lượng sống cịn. Theo đó nhóm ấm - ướt và lạnh - ướt có nguy cơ tử
vong hay phải ghép tim khẩn cấp cao hơn đáng kể so với nhóm ấm – khô [55].

.


×