Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tỷ lệ vi xuất huyết não và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 134 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-------------------------

VÕ HÀ QUANG VINH

TỶ LỆ VI XUẤT HUYẾT NÃO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
----------------------------

VÕ HÀ QUANG VINH



TỶ LỆ VI XUẤT HUYẾT NÃO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
Chuyên ngành: THẦN KINH
Mã số: NT 62 72 21 40

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ANH NHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trın
̀ h nghiên cứu của riêng tôi. Các số liê ̣u trong
luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng đươ ̣c ai công bố trong bấ t kı̀ công trın
̀ h nào khác.

Võ Hà Quang Vinh

.



.

ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bı̀a
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viế t tắ t
Danh mục các bảng - biể u đờ - sơ đờ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN TÀ I LIỆU ................................................................. 4
1.1. Định nghĩa và bệnh học vi xuất huyết não....................................................... 4
1.2. Cộng hưởng từ và kỹ thuật phát hiện vi xuất huyết não .................................. 6
1.3. Thang chuẩn đánh giá phân bố vi xuất huyết não ......................................... 12
1.4. Các yếu tố liên quan giữa vi xuất huyết não và nhồi máu não ...................... 15
1.5. Giá trị tiên lượng vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não ............... 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29
2.1. Thiế t kế nghiên cứu ....................................................................................... 29
2.2. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu .................................................................................... 29
2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 29
2.4. Phương pháp cho ̣n mẫu.................................................................................. 30
2.5. Tiêu chuẩ n cho ̣n mẫu ..................................................................................... 30
2.6. Tiến trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu ...................................................... 30
2.7. Định nghĩa biến số cần thu thập..................................................................... 32
2.8. Phương pháp xử lý và phân tı́ch số liê ̣u ......................................................... 37

.



.

iii
2.9. Vấ n đề y đức .................................................................................................. 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 38
3.1. Đă ̣c điể m dân số mẫu nghiên cứu .................................................................. 38
3.2. Tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não ................................................................... 39
3.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ, lâm sàng và hình ảnh học vi xuất huyết não trên
bệnh nhân nhồi máu não ....................................................................................... 40
3.4. Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhồi
máu não ................................................................................................................ 54
CHƯƠNG 4: BÀ N LUẬN ...................................................................................... 66
4.1. Đă ̣c điể m dân số mẫu nghiên cứu .................................................................. 66
4.2. Tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não ................................................................... 67
4.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ, lâm sàng và hình ảnh học vi xuất huyết não trên
bệnh nhân nhồi máu não ....................................................................................... 69
4.4. Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhồi
máu não ................................................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 96
KIẾN NGHI ̣................................................................................................................. 98
HẠN CHẾ CỦ A NGHIÊN CỨU ................................................................................ 99
TÀ I LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT VI XUẤT HUYẾT NÃO
PHỤ LỤC 2: THANG ĐIỀM ĐỘT QUỴ NIH - HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.



.

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BL THMMNDB

Bệnh lý thoái hoá mạch máu não dạng bột

BLMMN

Bệnh lý mạch máu nhỏ

BLCTLT

Bệnh lý chất trắng lan toả

BN

Bệnh nhân

CI 95%

Khoảng tin cậy 95%

CS

Cộng sự

CTMNTQ


Cơn thiếu máu não thoáng qua

CTSQNT

Chất trắng sâu quanh não thất

CHT

Cộng hưởng từ

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐLCT

Độ lọc cầu thận

HATT

Huyết áp tâm thu

HbA1c

Hemoglobin A1c

HDL-C

HDL Cholesterol


KTC

Khoảng tin cậy

LDL-C

LDL Cholesterol

LVMI

Chỉ số khối thất trái

NC

Nghiên cứu

NIHSS

Thang điểm đột quỵ NIH

NMN

Nhồi máu não

NOAC

Thuốc kháng đông đường uống thế hệ mới

OR


Tỷ số số chênh

RLLP

Rối loạn lipid máu

SWI

Susceptibility-Weighted Imaging

T2*W-GRE

T2*-Weighted Gradient-Echo

TG

Triglyceride

.


.

v

TOAST

Trial of Org 10172 in Acute Stroke


TP

Toàn phần

TSHĐTM

Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch

THA

Tăng huyết áp

BLCTLT

Chất trắng lan toả

VKA

Thuốc kháng vitamin K

VXH

Vi xuất huyết não

VXH/NMN

Vi xuất huyết não trên các bệnh nhân nhồi máu não

.



.

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ phát hiện vi xuất huyết não trong những nghiên cứu có dân số lớn[29]
......................................................................................................................................... 8
Bảng 1.2: Thơng số các chuỗi xung chính khảo sát vi xuất huyết não trong nghiên cứu
....................................................................................................................................... 10
Bảng 1.3: Các tiêu chuẩn xác định vi xuất huyết não được khuyến cáo[28] ............... 11
Bảng 2.1: Các rối loạn chuyển hóa lipid máu .............................................................. 34
Bảng 2.2: Các giai đoạn bệnh thận mạn theo phân độ KDOQI 2002[20] .................. 35
Bảng 3.1: Phân bố tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não theo giới nam ............................. 39
Bảng 3.2: Phân bố tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não theo độ tuổi ................................ 40
Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não theo nơi cư trú ............................ 40
Bảng 3.4: Yếu tố nguy cơ vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não ................. 40
Trong nhóm BN có VXH thì tỷ lệ có tăng huyết áp là đa số với 97 trường hợp chiếm
96,2%. Tỷ lệ tăng huyết áp và vi xuất huyết não như đã trình bày trong bảng 3.5. ..... 42
Bảng 3.6: Kết quả xét nghiệm lipid máu trong mẫu nghiên cứu .................................. 42
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiền căn sử dụng thuốc chống huyết khối và vi xuất huyết não trong
nghiên cứu ..................................................................................................................... 43
Bảng 3.8: Các đặc điểm lâm sàng mẫu nghiên cứu ..................................................... 44
Bảng 3.9: Tỷ lệ dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và vi xuất huyết não ....... 46
Bảng 3.10: Tỷ lệ các biến cố nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết và vi xuất huyết não
....................................................................................................................................... 46
Bảng 3.11: Mức độ tổn thương chất trắng đánh giá bằng thang điểm Fazekas trong
nghiên cứu ..................................................................................................................... 47
Bảng 3.12: Phân bố mức độ tổn thương chất trắng theo thang Fazekas và vi xuất huyết

não ................................................................................................................................. 47
Bảng 3.13: Kết quả các cận lâm sàng khác .................................................................. 48
Bảng 3.14: Đặc điểm phân bố vị trí vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não . 49

.


.

vii
Bảng 3.15: Đặc điểm các trường hợp phát hiện vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi
máu não ......................................................................................................................... 50
Bảng 3.16: Đặc điểm phân bố số lượng vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não
....................................................................................................................................... 50
Bảng 3.17: Phân nhóm độ nặng vi xuất huyết não ....................................................... 52
Bảng 3.18: Đặc điểm phân bố vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não có tăng
huyết áp ......................................................................................................................... 52
Bảng 3.19: Đặc điểm phân bố vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não có bệnh
lý chất trắng .................................................................................................................. 53
Bảng 3.20: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và các yếu tố nguy cơ ......................... 54
Bảng 3.21 Mối liên quan sử dụng thuốc chống huyết khối và vi xuất huyết não ......... 57
Bảng 3.22: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và các đặc điểm lâm sàng nhồi máu não
....................................................................................................................................... 58
Bảng 3.23: Mối liên quan sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và vi xuất huyết não .............. 60
Bảng 3.24: Mối liên hệ giữa các biến cố nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết và vi
xuất huyết não ............................................................................................................... 60
Bảng 3.25: Mối liên quan thang điểm Fazekas và vi xuất huyết não ........................... 61
Bảng 3.26: Mối liên hệ giữa đặc điểm hình ảnh học vi xuất huyết não và tăng huyết áp
....................................................................................................................................... 63
Bảng 3.27: Mối liên hệ giữa đặc điểm hình ảnh học vi xuất huyết não và RLLP giảm

Cholesterol TP .............................................................................................................. 64
Bảng 3.28: Mối liên hệ giữa đặc điểm hình ảnh học vi xuất huyết não và bệnh lý chất
trắng .............................................................................................................................. 65
Bảng 4.1: Đặc điểm các nghiên cứu vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não 66
Bảng 4.2: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và tăng huyết áp ................................... 82
Bảng 4.3: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và đái tháo đường ................................ 84
Bảng 4.4: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và rối loạn chuyển hóa lipid máu ........ 85
Bảng 4.5: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và Warfarin .......................................... 88

.


.

viii
Bảng 4.6: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và liệu pháp chống kết tập tiểu cầu đơn
....................................................................................................................................... 89
Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và phân loại TOAST mạch máu nhỏ .... 90
Bảng 4.8: Mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và biến cố nhồi máu não chuyển dạng xuất
huyết .............................................................................................................................. 91
Bảng 4.9: Đặc điểm tổn thương chất trắng trên hình ảnh học đánh giá bằng thang điểm
Fazekas.......................................................................................................................... 92

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Vi xuất huyết não và nguy cơ gây nhồi máu não tái phát[17] ................. 24
Biểu đồ 1.2: Vi xuất huyết não và nguy cơ gây xuất huyết não[17] ............................. 25
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới trong mẫu nghiên cứu......................................................... 38
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ vi xuất huyết não trên bệnh nhân nhồi máu não ............................. 39

SƠ ĐỜ

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 31

.


.

1

MỞ ĐẦU
Hiện nay, đột quỵ (ĐQ) là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong trên
toàn thế giới[21]. Trong năm 2015, ĐQ gây ra 6,3 triệu trường hợp tử vong (chiếm
11% trên tổng số) chỉ xếp sau nguyên nhân bệnh mạch vành[15]. ĐQ mang lại gánh
nặng to lớn cho chi phí điều trị, bệnh tật và tàn phế cho mỗi quốc gia[10]. Chỉ tính
riêng Hoa Kỳ năm 2012 chi phí y tế liên quan đến ĐQ lên đến hơn 34 tỷ đô la Mỹ[12].
Tại Việt Nam năm 2008 theo thống kê của Bộ Y tế thì ĐQ là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong ở cả hai giới nam và nữ[6].
Khoảng một phần ba nguyên nhân của ĐQ là do bệnh lý mạch máu nhỏ, bao
gồm các trường hợp xuất huyết não (XHN) tự phát và nhồi máu não (NMN) do căn
nguyên bệnh lý mạch máu nhỏ[21],[65]. Mặc dù tầm quan trọng của các bệnh lý này,
song nhiều phương pháp can thiệp hiệu quả hiện nay (như can thiệp nội mạch) chỉ
điều trị được mục tiêu là các mạch máu lớn[28]. Các mạch máu nhỏ về mặt lý thuyết
không thể tiếp cận được để can thiệp và chúng nằm dưới những nguyên nhân và cơ
chế chưa được biết rõ[28],[35]. Các bệnh lý mạch máu nhỏ được chú ý hơn khi chúng
là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nên tình trạng “đột quỵ n lặng”[16]. Đó là
những tổn thương mạch máu nhỏ được quan sát thấy trên các phương tiện hình ảnh
học sọ não (hoặc khi tử thiết) nhưng lại không biểu hiện triệu chứng ĐQ cấp rõ
ràng[28]. Tuy nhiên chúng có thể có những ảnh hưởng xấu tích luỹ, đặc biệt đến hành
vi và nhận thức[35]. Những phát hiện dưới lâm sàng của các bệnh lý mạch máu nhỏ
ngày càng được sáng tỏ bởi sự phát triển của kỹ thuật cộng hưởng từ sọ não, bao gồm

sự thay đổi chất trắng, NMN lỗ khuyết và vi xuất huyết não (VXH)[28]. Điều này
càng củng cố bằng chứng khẳng định những bệnh lý mạch máu nhỏ đóng một vai trị
quan trọng và góp phần gia tăng nguy cơ ĐQ[35],[107].
Kể từ khi lần đầu tiên được báo cáo vào những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh
VXH được mơ tả là những tổn thương nhỏ, trịn, giảm tín hiệu trên cộng hưởng từ
chuỗi xung Gradient-Echo T2*-Weighted (T2*W-GRE) của các BN XHN lớn. VXH
xuất hiện làm nổi lên như là một biểu hiện quan trọng của các bệnh lý mạch máu nhỏ.

.


.

2

Tuy nhiên trong suốt một thế kỉ sau đó, VXH vẫn được xem là hậu quả bệnh học của
tình trạng tăng huyết áp (THA) lên não với cơ chế hình thành giống như một XHN
lớn. Với sự phát triển của kỹ thuật cộng hưởng từ trong việc phát hiện sự hiện diện
các sản phẩm của máu, bao gồm chuỗi xung T2*W-GRE và Susceptibility-Weighted
Imaging (SWI), VXH được phát hiện với số lượng nhiều hơn ở các BN ĐQ. Đặc biệt
trên dân số NMN với tần suất dao động lên đến 15-74%[49],[109]. Điều này gây chú
ý bởi nhiều cơng trình nghiên cứu (NC) cho thấy sự hiện diện VXH trên các BN NMN
làm tăng gấp 2,8 lần nguy cơ XHN trong tương lai[14]; liên quan đến sa sút trí tuệ
mạch máu, suy giảm chức năng điều hành thuỳ trán[35]. Ngày nay, việc chỉ định rộng
rãi các loại thuốc tiêu sợi huyết, thuốc kháng kết tập tiểu cầu và kháng đông máu
đường uống đã và đang đặt ra câu hỏi về tính an toàn và nguy cơ gia tăng xuất huyết
não. Đặc biệt là trên những BN NMN có sẵn sự hiện diện của VXH cần được điều trị
các loại thuốc này[101]. Nhiều NC lớn đã được thực hiện gần đây nhằm trả lời câu
hỏi này. Trong đó nổi bật là NC CROMIS-2 vừa được công bố. NC khảo sát trên
1490 BN được chẩn đoán NMN cấp hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (CTMNTQ)

có tiền căn rung nhĩ và đang dùng kháng đông uống cho thấy sự hiện diện của VXH
làm tăng nguy cơ xuất huyết não lên gấp 3,67 lần so với nhóm khơng có VXH[101].
NC này đã đưa ra bằng chứng kết luận VXH có liên quan độc lập với nguy cơ XHN
và có thể được sử dụng để cân nhắc quyết định điều trị các thuốc kháng đông trên
những đối tượng BN nguy cơ cao[101]. Nhiều NC khác cũng cho thấy sự hiện diện
của VXH trên BN nhồi máu não (VXH/NMN) dấy lên nhiều mối lo ngại về tăng nguy
cơ ĐQ tái phát và đề tài này đã và đang được các nhà lâm sàng và NC quan tâm nhiều
trong thời gian gần đây[19],[22],[87],[91].
Tại Việt Nam, chúng ta ít có các NC mang tính hệ thống về VXH và đặc biệt
là trên các BN NMN nên hiện chưa có các thông tin cơ bản về tỷ lệ hiện mắc, các yếu
tố nguy cơ cũng như các đặc điểm phân bố của VXH/NMN người Việt Nam. Vì vậy
về yêu cầu lâm sàng và y văn chúng ta cần có NC để trả lời câu hỏi tỷ lệ vi xuất huyết
não và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu não người Việt Nam là như thế
nào? Việc trả lời câu hỏi này về mặt lâm sàng giúp người thầy thuốc thấy được thực

.


.

3

trạng cũng như mối nguy cơ của vi xuất huyết não trên các bệnh nhân nhồi máu não.
Về mặt khoa học góp phần cung cấp thêm các thơng tin cơ bản về vi xuất huyết não
trên bệnh nhân nhồi máu não người Việt Nam.
Chính vì những lý do kể trên chúng tôi tiế n hành nghiên cứu tỷ lệ vi xuất huyết não
và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu não với các mục tiêu chính như sau:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não trên các bệnh nhân nhồi máu não.
2. Khảo sát đặc điểm các yếu tố nguy cơ và hình ảnh học vi xuất huyết não trên
các bệnh nhân nhồi máu não.

3. Khảo sát mối liên hệ giữa vi xuất huyết não và các yếu tố liên quan ở bệnh
nhân nhồi máu não.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1. Định nghĩa và bệnh học vi xuất huyết não
1.1.1. Định nghĩa vi xuất huyết não
VXH là thuật ngữ dùng để chỉ các tổn thương trịn, nhỏ, đường kính thường <10
mm, giảm tín hiệu trên hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) T2*W-GRE[29]. VXH đã
được các bác sĩ ĐQ biết đến nhiều vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000
sau khi phát triển các kỹ thuật CHT nhạy cảm với các hiệu ứng thuận từ[68]. Ý nghĩa
lâm sàng của VXH đã được tích cực NC, đặc biệt là trong lĩnh vực ĐQ và gần đây
hơn trong các NC về suy giảm nhận thức và lão hóa[99]. NC mơ học đã chỉ ra rằng
các VXH là những phân tử nhỏ chứa các đại thực bào chứa đầy hemosiderin và các
vi mô bất thường cho thấy sự xơ hóa[23],[87]. Các trường hợp lâm sàng với các triệu
chứng do VXH gây ra là không phổ biến. Bởi vì VXH chỉ là biểu hiện sự rị rỉ nhỏ ra
ngồi lịng mạch các thành phần của máu. Tuy nhiên, các nhà NC đã cho rằng tích
luỹ càng nhiều VXH càng phản ánh tình trạng dễ bị chảy máu và tăng nguy cơ XHN.
Các NC lâm sàng đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa VXH và THA mãn tính cũng
như mức cholesterol thấp[60],[61], mối liên quan giữa kích thước và số lượng VXH
với nguy cơ xuất huyết nội sọ[56],[58]. NC đồn hệ trên những người sống sót sau
ĐQ đã phát hiện ra rằng VXH có liên quan đến tăng nguy cơ XHN não[22], trên BN
NMN có rung nhĩ dùng thuốc kháng đơng thì sự xuất hiện VXH làm tăng từ 2-5 lần
nguy cơ NMN tái phát hoặc XHN[101].

1.1.2. Sinh bệnh học vi xuất huyết não
Đa số những tổn thương của vi phình mạch được mơ tả từ những năm cuối thể
kỷ XIX, mặc dù trong nhiều hình dạng khác nhau, nhưng đều liên quan đến THA,
yếu thành mạch máu nhỏ và sự xuất huyết nhỏ ra khoảng gian mạch. Đặc điểm của
những những xuất huyết quanh khoảng mạch này có thể giải thích những bất thường
trên CHT của VXH và những bất thường này có thể làm nền tảng cho việc nêu ra sự
liên quan mật thiết giữa VXH và XHN đại thể. Mặc dù những xuất huyết nội sọ trên

.


.

5

diện rộng có thể dễ dàng quan sát được bằng phim CT khơng cản quang, những phình
mạch nhỏ và những tổn thương VXH khơng thể nhìn thấy bằng các hình ảnh học
thông thường, ngay cả tiêu chuẩn vàng là chụp mạch máu cũng không nhạy cảm với
những tổn thương mạch máu với kích thước nhỏ này. Do đó, khơng thể quan sát
những tổn thương này. Scharf và cộng sự (1994) đã bắt đầu dùng T2*W-GRE với độ
lớn của từ trường là 1 Tesla, tìm thấy VXH trên những BN xuất huyết nội sọ tự phát.
Tuy nhiên, những tổn thương này hầu như là những xuất huyết lớn hơn nhiều so với
những xuất huyết trong VXH. Từ giữa những năm 1990, chuỗi xung T2*W-GRE
trong CHT cuối cùng cũng có thể phát hiện được những tổn thương XHN với kích
thước rất nhỏ. Năm 1966, Greenberg và cộng sự sử dụng T2*W-GRE, báo cáo về
VXH trên những BN được chẩn đoán BL THMMNDB[30].
VXH thường gặp trong XHN (và nhiều hơn trong những trường hợp tái phát).
Năm 1999, mô bệnh học của VXH đã bắt đầu được báo cáo. Ở những BN XHN tự
phát, VXH được mô tả về mô bệnh học là sự tích tụ của những đại thực bào
hemosiderin. Trên những BN THA, VXH có xu hướng nằm ở hạch nền và đồi thị[29].

Các NC mô bệnh học đã chỉ ra rõ ràng các khu vực bị rò rỉ máu quá mức gần các
phình mạch. Hơn nữa sự phân bố tổn thương vi phẫu kinh điển ở BN THA trong các
NC mô bệnh học có sự tương đồng nổi bật so với VXH ở những nhóm tương tự THA,
phù hợp với nguồn gốc chung cho các tổn thương mô bệnh học và CHT[29].
Nhiều NC cắt ngang đã điều tra các yếu tố nguy cơ lâm sàng và liên quan của
VXH[110]. Thông thường, ở những BN THA, VXH xuất hiện trong các vùng não
sâu, tiểu não, đồi thị và hạch nền, có lẽ là kết quả từ thối hóa mỡ của các động mạch
nhỏ. Sự phân bố này rất giống với phình mao mạch trong các NC mơ học trước đó
của THA, bao gồm Fisher, Ross Russell và Cole và Yates, cho thấy các tổn thương
mơ bệnh học gây ra VXH có thể chồng chéo từ thời gian nhiều năm trước đó[35].
Ngược lại, ở những BN được chẩn đoán với BL THMMNDB trên cơ sở lâm sàng,
VXH thường được tìm thấy trong phân bố thùy và nếu nằm trong khn mẫu như vậy
thì đặc hiệu cao cho chẩn đoán BL THMMNDB[26]. Người ta hy vọng rằng mơ hình

.


.

6

và gánh nặng của VXH có thể hữu ích trong việc chẩn đoán và phân loại nguyên nhân
XHN tự phát[26].
Như vậy, tuy cịn những ý kiến tranh luận và khơng chắc chắn về sinh lý bệnh
của VXH, nhưng rõ ràng VXH và XHN tự phát thường liên quan đến hai bệnh lý
chính của tiểu động mạch nhỏ: thối hóa mỡ của các nhánh xuyên mạch máu nhỏ và
BL THMMNDB ảnh hưởng đến vùng vỏ - cận vỏ não[89].
1.2. Cộng hưởng từ và kỹ thuật phát hiện vi xuất huyết não
1.2.1. Đặc điểm tổn thương vi xuất huyết não trên cộng hưởng từ
Tương phản trên những hình ảnh CHT phản ánh sự khác nhau trong đặc tính

thuận từ của mơ như thời gian thư duỗi và mật độ proton và cũng như loại trình tự
được sử dụng. Thời gian thư duỗi ngang (T2) và dọc (T1) thay đổi đối với các loại
mô khác nhau: thường mô với thời gian thư duỗi dọc dài (T1 dài) sẽ xuất hiện tín hiệu
giảm trên hình ảnh T1-W và mơ với thời gian thư duỗi ngang dài (T2 dài) sẽ xuất
hiện sáng trên hình ảnh T2-W. Thời gian thư duỗi dựa trên sự phân bố của nước trong
mơ và xung quanh nó. Sự tương tác đại phân tử với các chất thuận từ, như kim loại
đặc biệt, thời gian thư duỗi ảnh hưởng mạnh mẽ qua thông tin của một vùng của phạm
vi từ không đồng nhất xung quanh trung tâm thuận từ[80].Trong những ion kim loại
hiện diện trong mô não người, thường là sắt trong ferritin và hemosiderin là hiện diện
với số lượng đủ và được phát hiện bởi CHT[55]. Mô học đã chứng tỏ rằng những
VXH chứa hemosiderin lắng đọng[59] đây là một chất thuận từ[55]. Vì thế, cả T1 và
T2 đều ảnh hưởng bởi VXH. Nhìn chung, một thời gian T1 và T2 giảm được cho rằng
có sự hiện diện của hemosiderin. Sự thay đổi thời gian thư duỗi dựa trên môi trường
hóa học và phạm vi độ bền (Bo) và thường không giống như sự hồi phục của T1 và
T2[58]. Kết quả thời gian thư duỗi dọc T1 chủ yếu từ những tương tác lưỡng cự lưỡng cực với những cá thể nguyên tử sắt và tỷ lệ thấp rõ rệt của phạm vi độ bền cao
hơn vì bản chất của mô T1 giá trị ở phạm vi cao hơn[59]. Kết quả thời gian thư duỗi
ngang T2 chủ yếu từ những proton khuếch tán qua phạm vi không đồng nhất xung
quanh và nổi bật ở phạm vi độ bền cao hơn. Liên quan tới những thay đổi trong T2,

.


.

7

thời gian thư duỗi T2 cũng như giảm sự hiện diện của một phạm vi từ bất đồng nhất.
Sau cùng bao gồm cả tĩnh điện và sự khuếch tán liên quan đến sự rút ngắn của thời
gian thư duỗi[73].
Sự tích tụ hemosiderin bao gồm VXH mang tính chất siêu thuận từ và do đó

có từ hóa nội bộ đáng kể khi đưa vào từ trường của CHT, một đặc tính được xác định
là tính mẫn cảm từ tính. Từ hóa bên trong tạo ra tính khơng đồng nhất của các phân
tử nước trong từ trường xung quanh VXH, dẫn đến sự phân rã nhanh hơn của tín hiệu
CHT cục bộ, kết quả dẫn đến hiệu ứng siêu thuận từ. Trên các chuỗi xung CHT đặc
biệt như T2*W-GRE, SWI nhạy với các hiệu ứng thuận từ, VXH sẽ xuất hiện dưới
dạng tổn thương mang tín hiệu trống hay nói một cách dễ hiểu VXH biểu hiện là
những tổn thương mang màu đen trên những chuỗi xung này[73].
1.2.2. Đồng thuận chung trong hướng dẫn phát hiện và diễn giải vi xuất
huyết não
Hướng dẫn này rút ra từ hội nghị đồng thuận "Vi xuất huyết não: Phát hiện và
Định nghĩa" do nhóm NC về VXH tổ chức vào ngày 12 tháng 4 năm 2008 tại Chicago,
Hoa Kỳ và được công bố trên tạp chí Lancet chuyên ngành Thần kinh tháng 2 năm
2009[29].
1.2.2.1. Các thông số cộng hưởng từ phát hiện vi xuất huyết não
Các yếu tố kỹ thuật CHT ảnh hưởng lớn nhất đến phát hiện VXH là trình tự
xung, các tham số trình tự, độ phân giải khơng gian, cường độ từ trường và hậu xử
lý. Hiệu quả tiềm năng của các yếu tố này đối với sự dễ thấy và phát hiện VXH phụ
thuộc vào các thông số này. Các NC khác nhau về VXH sử dụng các thông số CHT
khác nhau cho thấy rằng sự lựa chọn các phương pháp có tác động đáng kể đến tỷ lệ
phát hiện được VXH[35].
Sau đây là bảng điểm qua các thông số kỹ thuật CHT trong một vài NC VXH
trên thế giới dựa vào cỡ mẫu dân số lớn:

.


.

8


Bảng 1.1: Tỷ lệ phát hiện vi xuất huyết não trong những nghiên cứu có
dân số lớn[29]
Từ

Nghiên cứu

trường

(năm)

(T)

NC phịng ngừa đột
quỵ Áo[76] (1999)
NC Nhật Bản[92]
(2002)

1,5

Kỹ thuật

Thông số

khảo sát

TR/TE/Flip angle

2D GRE

620/16/20o,

5 mm/lát cắt

Độ tuổi
trung bình
(năm) (n)

Tỷ lệ hiện mắc
VXH (%)

60 (280)

6,4

54 (450)

3,1

56 (209)

7,7

76 (1962)

11,1

1000/30/20o,0,9
1

2D GRE


mm × 1,1 mm × 5
mm

NC về VXH của
Nhật Bản[37] (2003)

1,5

NC AGESReykjavik[86]

1,5

(2008)
NC Rotterdam[96]
(2008)
NC Framingham[74]
(2017)

1,5

1

2D GRE

26 ms,0,9 mm × 1,2
mm × 8 mm

2D

30ms, 50/50/90o,


GRE-

0,85 mm × 0,85

EPI

mm × 3 mm

3D GRE

2D GRE

45/31/13o,0,8 × 1,1
mm × 1,6 mm
720/26/30o,
5 mm/lát cắt

60–69 tuổi: 17,8
70 (1062)

70–79 tuổi: 31,3
80–97 tuổi: 38,3

64 (472)

<75 tuổi: 2,2
>75 tuổi: 12,6

Có thể nhận thấy những khác biệt về cài đặt các thơng số CHT có thể ảnh

hưởng đến khả năng phát hiện VXH. Vì thế trong hội nghị khoa học NC về VXH đã
đưa ra những đề xuất về "Vi xuất huyết não: Phát hiện và định nghĩa"[29] như sau:
1. VXH có thể xem là một tổn thương bệnh lý được xác định rõ ràng bởi các kỹ
thuật CHT qua các chuỗi xung nhạy cảm từ như T2*W-GRE, SWI có độ nhạy
cao, độ tin cậy cao (với sự giải thích hình ảnh cẩn thận và xem xét loại trừ các
giả VXH) và độ đặc hiệu cao[29]. Phạm vi khảo sát bao quát và đầy đủ hình ảnh
học não bộ của CHT khiến cho việc chẩn đoán VXH của phương pháp này trở
nên nhạy hơn cả so với các kỹ thuật khảo sát VXH hiện nay[29].

.


.

9

2. Lựa chọn chuỗi xung T2*W-GRE (bao gồm các tham số trình tự, độ phân giải
khơng gian, cường độ từ trường và hậu xử lý) có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và số
lượng VXH được phát hiện và do đó ảnh hưởng độ nhạy tổng thể của NC. Mặc
dù quá sớm để xác định một chuỗi chuẩn cho tất cả các NC trong tương lai, một
tiêu chuẩn như vậy sẽ phát triển trong những năm tới và có khả năng sẽ bao gồm
các lát cắt hình ảnh mỏng hơn. Quá trình đạt đến một tiêu chuẩn chung sẽ được
tăng tốc bằng cách so sánh từng đối tượng riêng lẻ với VXH được chụp bằng
cách sử dụng các phương pháp CHT khác nhau[29]. Một vài NC cho thấy tính
hiệu quả của riêng thông số TE =40 ms so với các thông số khác trong việc nâng
cao độ nhạy phát hiện VXH và hạn chế những xảo ảnh được tạo ra[32].
3. Tất cả các NC của VXH nên xác định các thơng số hình ảnh trên và phải tn
theo các quy tắc có hệ thống hoặc các cơng cụ đánh giá chuẩn để loại trừ các tổn
thương giả VXH. Những yếu tố này có lẽ nên được thực hiện thường quy trong
các NC đoàn hệ nhằm đưa ra những kết quả tốt và nhất qn. Việc lựa chọn các

thơng số kích thước chính xác cho VXH dường như khơng ảnh hưởng lớn đến
việc phát hiện chúng[29].
4. Sử dụng phương pháp CHT tiên tiến với chuỗi xung T2*W-GRE, NC dựa trên
dân số cho thấy VXH là thương tổn rất phổ biến ở người cao tuổi ở cộng đồng,
với tỷ lệ mắc từ 10 đến 25%[29].
5. Tích lũy bằng chứng cho thấy rằng VXH có thể phản ánh các bệnh lý mạch máu
tiềm ẩn cụ thể, đặc biệt là bệnh THA (đối với VXH ở vùng bán cầu hoặc vùng
não sâu) hoặc BL THMMNDB (đối với VXH giới hạn ở các vị trí thùy). Sự hiện
diện và số lượng của chúng cũng có thể phản ánh mức độ nghiêm trọng của các
bệnh lý dễ bị xuất huyết và do đó dự đốn nguy cơ XHN trong tương lai. Các NC
tương lai về các đối tượng dương tính với VXH nên xem xét phân tích phân nhóm
riêng biệt theo vị trí của VXH (chỉ bán cầu /não sâu so với thuỳ não)[29].
6. Bằng chứng cho thấy VXH trực tiếp làm gián đoạn hoạt động của não thì ít rõ
ràng và sẽ địi hỏi các NC kiểm soát cẩn thận các yếu tố nguy cơ khác cùng với

.


.

10

các tổn thương não do bệnh lý mạch máu nhỏ nhỏ khác như NMN lỗ khuyết và
các bệnh lý BLCTLT thường đi cùng với VXH[29].
7. Tương lai trước mắt trong NC VXH có thể thấy sự phát triển của một bộ tiêu
chuẩn chung cho phát hiện của chúng, cho phép so sánh hiệu quả chéo và cho
phép thu thập dữ liệu theo các NC đoàn hệ. Xác định liệu VXH có ảnh hưởng
đến việc ra quyết định lâm sàng hay không, xác định mối tương quan giữa chúng
với các biểu hiện khác của bệnh lý mạch nhỏ và phân tích sự đóng góp độc lập
của chúng với rối loạn chức năng nhận thức và thần kinh mạch máu[29].

Dựa vào những khuyến cáo và đồng thuận trên cùng với những tài nguyên sẵn
có tại trung tâm BV ĐHYD TP. HCM, NC của chúng tơi đưa ra quy trình cài đặt các
thơng số hình ảnh học như sau: Sử sụng máy CHT có từ trường 1,5T (Siemens Sonata,
Erlangen, Germany) cùng với thơng số các chuỗi xung chính khảo sát VXH sau.
Bảng 1.2: Thơng số các chuỗi xung chính khảo sát vi xuất huyết não trong
nghiên cứu
Chuỗi

Thông số

xung

TR/TE/Flip angle

T2*W-

620/40/30o,5 mm/lát cắt;

GRE

khoảng cách mỗi lát 1,5 mm

T1-W

1750/27

T2-W

5708/116


Vai trò

Khảo sát VXH
Đánh giá tổn thương
Loại trừ tổn thương giả VXH
Đánh giá tổn thương
Loại trừ tổn thương giả VXH
Đánh giá tổn thương

8000/133; thời gian đảo 2500 ms

FLAIR

Đánh giá bệnh lý BLCTLT
Loại trừ tổn thương giả VXH

DWI

2800/90 ms

Đánh giá tổn thương NMN

1.2.1. Tiêu chuẩn xác định vi xuất huyết não
Trên chuỗi xung cộng hưởng từ thích hợp (T2*W-GRE hoặc SWI), VXH được
xác định là những tổn thương dạng điểm hình trịn hoặc hình bầu dục, đường kính từ

.


.


11

2-10 mm; giảm hoặc mất tín hiệu đồng nhất. Tiêu chuẩn về kích thước khơng phải là
tiêu chí quan trọng[26].
Một và bằng chứng gần đây cho thấy định nghĩa cứng nhắc về kích thước của
VXH khơng nên q quan trọng[26]. Vì lý do chính sau: kích thước VXH có thể bị
ảnh hưởng bởi các thơng số kỹ thuật hình ảnh bao gồm độ mạnh của trường từ trường,
đặc điểm chuỗi xung CHT, bao gồm thông số TE (thời gian echo). Các VXH nhỏ
nhất (<1 mm) có thể được phóng đại lên gấp 3 lần trên chuỗi xung SWI hoặc trên
chuỗi xung T2*W-GRE có độ phân giải cao. Điều này được lý giải bởi hiệu ứng
khuếch đại. Chính vì vậy, nếu một tiêu chuẩn về kích thước cứng nhắc, thì khi áp
dụng tiêu chuẩn này trên một VXH cụ thể lại có thể phải thay đổi tuỳ theo kỹ thuật
và chuỗi xung CHT thực hiện.
Bảng 1.3: Các tiêu chuẩn xác định vi xuất huyết não được khuyến cáo[28]
Tiêu chuẩn
Đen trên CHT chuỗi xung T2*W

Lý do
Đảm bảo tổn thương có tính thuận từ tính
chất giống với các sản phẩm thối biến
của máu

Tổn thương hình dạng trịn hoặc bầu Loại trừ mạch máu và phân biệt với máu
dục (hơn là đường thẳng)

dưới màng nhện

Hiệu ứng phóng đại trên CHT chuỗi Đảm bảo độ nhạy phát hiện tổn thương
xung T2*W

Tín hiệu trống trên CHT chuỗi xung Tránh nhầm với những tổn thương giống
T1W hoặc T2W

như dị dạng mạch dạng hang (sáng trên
T2), melanoma di căn (sáng trên T1)

Ít nhất một nửa tổn thương bao Bao gồm cả những tổn thương sát vỏ
quanh bởi mô não

não, như trong BL THMMNDB

Khác với các dạng như: lắng đọng sắt Cân nhắc tránh nhầm với những tổn
hoặc calci, xương hoặc tín hiệu trống thương khác
dịng chảy

.


.

12

Bệnh sử loại trừ chấn thương sợi trục Loại những VXH thứ phát do chấn
thương

lan toả

1.3. Thang chuẩn đánh giá phân bố vi xuất huyết não
1.3.1. Cơ sở lý luận cho việc lập bảng đánh giá phân bố của vi xuất huyết
não

Lập bản đồ phân bố VXH cho biết thông tin về gánh nặng VXH ở các vùng
giải phẫu khác nhau trong não. Định lượng số VXH có thể có liên quan khám phá
mối quan hệ của VXH với các tổn thương khác về hình ảnh học hoặc dữ liệu lâm sàng
và cho các mục đích tiên lượng (ví dụ: có thể giả thuyết rằng số lượng VXH nhiều
hơn có thể liên quan đến tiên lượng kết cục xấu hơn)[34].
Hơn nữa, xác định phân bố của các VXH có thể rất quan trọng để chẩn đoán
các nguyên nhân cần khảo sát. Các VXH có thể có vị trí ưu tiên cho vùng sâu hoặc
vùng não thuỳ, mà nó được giả thuyết cho thấy các bệnh lý mạch máu tiềm ẩn[7]. BL
THMMNDB thường ảnh hưởng đến các động mạch nông gần màng mềm và tăng
nguy cơ XHN thùy[7],[8]. Trong khi đó, bệnh mạch máu nhỏ do THA được giả thiết
là có liên quan đến XHN và VXH chủ yếu ở vùng sâu (vùng não sâu)[7]. Một số bằng
chứng gần đây cho thấy BL THMMNDB là một nguy cơ đặc biệt liên quan đến
warfarin[9,10] hoặc kháng tiểu cầu liên quan đến XHN[11],[13], do đó, chẩn đốn
đáng tin cậy của BL THMMNDB có thể có tác động trực tiếp đến quyết định điều trị
kháng huyết khối. Cuối cùng, cách duy nhất để xác lập một cách rõ ràng mối liên
quan giữa các bệnh lý mạch máu nhỏ và các đặc điểm VXH điển hình là NC sâu hơn
về mối tương quan giữa bệnh lý và hình ảnh học CHT[2].
Nếu VXH có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thần kinh, thông qua các tổn
thương mơ não xung quanh có thể liên quan đến VXH, làm rối loạn chức năng của
mạch máu, hoặc làm rối loạn chức năng thần kinh, thì vị trí của các VXH có thể rất
quan trọng. Do đó, lập bản đồ phân bố VXH có thể giúp điều tra mức độ VXH ảnh
hưởng đến các chức năng thần kinh lâm sàng (ví dụ như các chức năng nhận thức).
Ví dụ, VXH ở thùy trán có liên quan đến suy giảm chức năng nhận thức trên BN

.


.

13


ĐQ[14], trong khi VXH ở đồi thị có liên quan đến khả năng cảm xúc sau ĐQ[15].
Việc định lượng và xác định các đặc điểm phân bố của VXH cũng có thể giúp đánh
giá tiên lượng hoặc tiến triển suy giảm nhận thức[17].
Sau đây là những kiến nghị và đồng thuận chung trong thiết lập và sử dụng
bảng đánh giá phân bố VXH trong các NC được đưa ra trong hội nghị đồng thuận "Vi
xuất huyết não: Phát hiện và định nghĩa"[29],[34] như sau:
1. Sử dụng các thông số CHT chuẩn (cường độ trường, độ phân giải không gian, độ
dày lớp, TE, q trình xử lý...) - đặc biệt có liên quan nếu NC được thực hiện ở
nhiều trung tâm.
2. Áp dụng định nghĩa rõ ràng về VXH và tổn thương giả VXH - các tiêu chí về
kích cỡ cứng nhắc là không cần thiết.
3. Sử dụng một công cụ đánh giá phân bố chuẩn với xác định các vùng giải phẫu rõ
ràng, phù hợp với câu hỏi NC (ví dụ: vùng dưới lều, thùy não, não sâu).
4. Quy mô phải có độ tin cậy giữa các bên và được áp dụng cho các trình tự NC.
5. Sử dụng các bác sĩ thần kinh và hình ảnh học được đào tạo (lý tưởng là hai người
đánh giá hình ảnh học cho tất cả các phân tích trong một NC).
1.3.2. Thang đánh giá phân bố vi xuất huyết não - MARS (Microbleed
Anatomical Rating Scale)
MARS (xem phần Phụ lục 1) là thang đánh giá phân bố VXH thường dùng
nhất, được phát triển từ các cơng trình đánh giá VXH cơ bản trước đó[26]. MARS có
được một thiết kế đáng tin cậy nhằm mục đích dễ sử dụng và có thể áp dụng chung
trên các trình tự chuỗi xung thơng thường trên CHT. MARS đặc biệt bao gồm việc
phân loại VXH phân bố ở các vị trí thùy não riêng biệt, vì thơng tin giải phẫu này có
thể quan trọng để đánh giá sự liên quan của VXH đối với bệnh mạch máu nhỏ hoặc
để chẩn đoán BL THMMNDB. Qua nhiều NC về VXH cho thấy MARS hiện đang là
thang đánh giá phân bố VXH đã được đo lường một cách có hệ thống, có độ tin cậy
và độ tin cậy nội tại tốt cho sự xác định VXH ở tất cả các vị trí não khi áp dụng cho
các trình tự CHT khác nhau và mức độ trải nghiệm của người quan sát[34].


.


.

14

MARS phân loại VXH thành các hai mức độ là VXH ‘xác định’ và ‘có thể’
VXH vì những NC trước đây đề nghị phân loại như vậy nhằm cải thiện độ tin cậy[34].
VXH được định nghĩa là tổn thương giảm tín hiệu nhỏ, hình dạng trịn hoặc bầu dục,
được xác định rõ ràng bên trong nhu mô não với bờ rõ ràng khác nhau, kích thước từ
2 đến 10 mm trên hình ảnh CHT chuỗi xung T2*W-GRE. Phạm vi kích thước 2-10
mm bao gồm giới hạn trên cao nhất được xác định trong các NC trước. MARS đã bao
gồm giới hạn kích thước thấp hơn theo hướng dẫn đồng thuận về tiêu chuẩn trong
hình ảnh học thần kinh trong bệnh mạch máu nhỏ. Những hình ảnh tổn thương giả
VXH được loại trừ bằng cách sử dụng tất cả các hình ảnh và chuỗi xung còn lại. Tổn
thương trong hạch nền được coi là VXH khi thoả những điều kiện trên và khơng có
bằng chứng về nhồi máu tương ứng (trên T2-W và FLAIR) hoặc vơi hóa để xác
định[34].
VXH được phân loại vị trí ở các vùng dưới lều, não sâu, não thùy. Ranh giới
các thuỳ não được xác định theo Stark và Bradley (1999) và bao gồm khu vực vỏ não
và dưới vỏ não[39]. Vùng não sâu bao gồm vùng hạch nền, đồi thị, bao trong, bao
ngoài, thể chai và vùng chất trắng sâu quanh não thất. Vùng dưới lều bao gồm thân
não và tiểu não. Tất cả các vùng đã được trình bày để dễ dàng tham khảo trong một
sơ đồ giải phẫu vẽ kèm theo trong bảng đánh giá MARS (phụ lục 1). Vùng chất trắng
sâu quanh não thất (CTSQNT) được định nghĩa là vùng chất trắng tiếp giáp hoặc
trong khoảng 10 mm của cạnh viền não thất bên. Phân loại là ‘xác định’ VXH hoặc
‘có thể’ VXH được ghi nhận vào mỗi vị trí trên thang đánh giá MARS. Tổng số VXH
‘xác định’ và ‘có thể’ VXH được ghi nhận là tổng số VXH[34].
Sự khác biệt chủ yếu giữa MARS và các bảng phân loại khác là MARS ghi

nhận VXH tại các vùng giải phẫu chi tiết và cụ thể hơn, cũng như các cấu trúc sâu,
với giả thiết rằng vị trí của VXH có thể là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
chức năng của não nhận thức. MARS là thang đánh giá phân bố VXH đã được đo
lường một cách có hệ thống, có độ tin cậy và độ tin cậy nội tại tốt nhất. Tại TE = 40
ms, MARS đạt được đồng thuận trong xác định VXH ở bất kỳ vị trí trong não là tốt
đến rất tốt (hệ số Kappa = 0,85[khoảng tin cậy (KTC) 95% 0,77-0,93]; hệ số Kappa

.


.

15

= 0,68[KTC95% 0,58-0,78]). Đồng thuận tốt đến rất tốt đã đạt được với sự hiện diện
của VXH trong từng vùng giải phẫu và trong các thùy não riêng biệt. Độ tin cậy nộingoại tại đối với số lượng VXH là vượt trội (hệ số tương quan[ICC] = 0,98[KTC 95%
0,97-0,99] và ICC = 0,93[0,91-0,94]). Độ tin cậy nội tại rất tốt đạt được ở TE = 26
ms (Kappa = 0,87[KTC 95% 0,61-1]) đối với VXH xác định ở bất kỳ vị trí nào[34].
Trong hướng dẫn đồng thuận về "Vi xuất huyết não: Phát hiện và định
nghĩa"[29],[34] cũng đã giới thiệu và khuyến nghị dùng MARS như là một thang
đánh giá về VXH. Chính vì những lý do phân tích trên, NC của chúng tôi sử dụng
MARS làm bảng đánh giá phân bố VXH và chọn lựa các bác sĩ thần kinh và hình ảnh
học được đào tạo để khảo sát đánh giá VXH.
1.4. Các yếu tố liên quan giữa vi xuất huyết não và nhồi máu não
Mặc dù lịch sử của VXH chưa đến một thập kỉ, sự quan tâm trong lĩnh vực
này tăng lên đáng kể trong vài năm gần đây[109]. Với các báo cáo ngày càng tăng về
các đặc tính và ý nghĩa của chúng, ngày nay VXH được cơng nhận là có mối quan hệ
đến nhiều loại bệnh lý mạch máu não, đặc biệt là NMN với các nguyên nhân liên
quan đến các bệnh vi mạch máu não như THA mạn tính và BL THMMNDB[17].
1.4.1. Tỷ lệ hiện mắc vi xuất huyết não

Mặc dù NC chính là VXH trong bệnh lý mạch máu não, tuy nhiên cũng cần
xem xét dữ liệu về tỷ lệ hiện mắc của VXH trong dân số khoẻ mạnh. Trong dân số
khoẻ mạnh, VXH đã được tìm thấy ở 8,9-25% số người trong bốn NC mà những
người tham gia được sàng lọc sức khỏe[70],[74]. Trong các nghiên NC này, tuổi trung
bình của người tham gia là khoảng 68 và tỷ lệ THA là thấp hơn so với nhóm người
ĐQ. Gần đây, kết quả NC Rotterdam dựa trên dân số đã được công bố và VXH đã
được chứng minh khoảng 17,8% ở nhóm người có độ tuổi từ 60-69,31,3% ở độ tuổi
70-79 và 38,3% ở độ tuổi 80-97[60]. Trong NC Rotterdam, một vài đối tượng có
NMN qua khảo sát bằng CHT và độ tuổi trung bình của nhóm người VXH/NMN là
69,6 (+/-7,2). Đáng lưu ý trong NC này là mối quan hệ tương quan giữa độ tuổi và
mức độ có nhiều ổ VXH, tuổi càng cao nguy cơ VXH càng nhiều[60].

.


×