Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Điểm số stress học tập theo thang đo ass của sinh viên trường cao đẳng y tế đồng nai và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 81 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------

ĐỒN THỊ HUẾ

ĐIỂM SỐ STRESS HỌC TẬP THEO
THANG ĐO ASS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG
NAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------



ĐỒN THỊ HUẾ

ĐIỂM SỐ STRESS HỌC TẬP THEO
THANG ĐO ASS CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỒNG
NAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: 8720163

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS: ĐẶNG VĂN CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu
đã được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận
để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài
liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ
Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 310/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày
28/04/2021.


Học viên

Đồn Thị Huế

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
DÀN Ý NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ...................................................................... 4
1.1.

Stress ................................................................................................................ 5

1.2.

Một số nghiên cứu liên quan ......................................................................... 9

1.3.

Thang đo STRESS ........................................................................................ 14


1.4.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................... 16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1.

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 18

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 18

2.3.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 19

2.4.

Thu thập số liệu ............................................................................................ 19

2.5.

Xử lý số liệu ................................................................................................... 20

2.6.

Phân tích dữ liệu ........................................................................................... 20

2.7.


Liệt kê và định nghĩa các biến số ................................................................ 21

2.8.

Y đức .............................................................................................................. 27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ........................................................................................ 29
3.1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ................................................................................ 29
3.2. Đặc điểm về tình hình học tập ........................................................................ 31
3.3. Đặc điểm stress theo thang đo ASS ................................................................ 35
3.4. Stress và các yếu tố liên quan ......................................................................... 36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 47
4.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu ................................................................................. 47
4.2. Đặc điểm học tập ............................................................................................. 49
4.3 Đặc điểm stress của sinh viên .......................................................................... 51
4.4 Stress học tập và các yếu tố liên quan ............................................................ 52
4.5. Điểm mạnh, điểm hạn chế và tính ứng dụng của đề tài ............................... 57
.


.

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................
PHỤ LỤC ....................................................................................................................

.



.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA CỦA TỪ

TÊN ĐẦY ĐỦ

ASS

Thang đo căng thẳng học tập

Academic Stress Scale

Bộ

Bộ Lao động thương binh và xã hội

VIẾT TẮT

LĐTB&XH

BV

Bệnh viện

DASS

Thang đo đánh giá Trầm cảm–Lo âu–Stress


ĐD

Điều dưỡng

ĐH

Đại học

ESSA

Thang đo căng thẳng học vấn - quy mô căng Educational Stress Scale for
thẳng giáo dục cho thanh thiếu niên

Depression anxiety Stress Scale

Adolescent

GV

Giáo viên

KTC

Khoảng tin cậy

KT PHCN

Kỹ thuật Phục hồi chức năng

KT XNYH


Kỹ thuật Xét nghiệm y học

KTX

Ký túc xá

MQH

Mối quan hệ

NSS

Thang đo căng thẳng nghề nghiệp cho Nursing stress scal
Điều dưỡng

PR

Tỷ số tỷ lệ hiện mắc

Prevalence Ratio

PSS

Thang đo nhận thức về sự căng thẳng

Perceived
Scale

PP


Phương pháp

SCV

Stress công việc

TB

Trung bình

TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

YHDP

Y học dự phịng

YTCC

Y tế cơng cộng

.

Stress


.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 29
Bảng 3.2: Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu .......................................... 30
Bảng 3.3: Đặc điểm học tập ..................................................................................... 31
Bảng 3.4: Đặc điểm nhà trường và môi trường học tập ........................................... 33
Bảng 3.5: Điểm stress theo thang đo ASS ................................................................ 35
Bảng 3.6: Điểm số stress và mối liên quan với đặc điểm mẫu nghiên cứu .............. 36
Bảng 3.7: Điểm số stress và mối liên quan với đặc điểm gia đình mẫu nghiên cứu 38
Bảng 3.8: Điểm số stress và mối liên quan với đặc điểm học tập ............................ 41
Bảng 3.9: Điểm số stress và mối liên quan với đặc điểm nhà trường và môi trường
học tập .............................................................................................................. 44

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu
cầu vật chất ngày càng được đáp ứng đầy đủ. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với
mọi khó khăn của cuộc sống luôn luôn thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên
nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần. Một trong những rối loạn có liên quan đến căn
nguyên tâm lý thì lo âu stress là rất thường gặp. Có khoảng 3/4 người báo cáo rằng
có triệu chứng của stress [53]. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG)
thì ngày nay có ¼ nhân loại bị ảnh hưởng bởi sức khỏe tâm thần và tới năm 2020
trầm cảm – stress chỉ đứng sau các bệnh tim mạch về gánh nặng bệnh tật [31].
Stress cũng có ý nghĩa tích cực khi có cơ chế bảo vệ cơ thể trước nguy hiểm,
cũng là chất kích thích giúp chúng ta nỗ lực hơn để vượt qua thử thách và đạt mục
tiêu. Tuy nhiên, khi vượt qua giới hạn, stress sẽ khơng cịn có lợi và trở nên có hại,
gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng làm việc và chất lượng cuộc

sống [11]. Mức độ stress được nhận định là không giống nhau ở những đối tượng,
ngành nghề khác nhau, stress ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm thần, thể chất và chất
lượng công việc trong mọi đối tượng ở những ngành nghề khác nhau [7]. Stress khơng
chỉ riêng ở lao động, stress có cả trong việc học tập và ảnh hưởng đến thành tích học
tập [3]. Ở các trường đại học, cao đẳng học sinh – sinh viên cần độc lập, tự giác đáp
ứng với các nhiệm vụ học tập. Đặc biệt, đối với học sinh – sinh viên năm cuối thì
khơng chỉ đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà cịn tìm hiểu
cơng việc, ngành nghề đã chọn. Do vậy, nhiều học sinh – sinh viên phải đối diện với
những khó khăn tâm lý dẫn đến stress và sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, công việc
và tương lai sau này.
Thang đo ASS (Academic Stress sacle) là thang đo mô tả sự căng thẳng trong
tổ chức/cuộc sống từ các nguồn khác nhau. Mức độ căng thẳng thể hiện ở 4 mức độ
là cảm thấy không căng thẳng (NS), căng thẳng nhẹ (SS), căng thẳng vừa phải (MS),
căng thẳng cao (HS) và căng thẳng tột độ (ES) [47]. Y văn cũng cho thấy với thang
đo này được sử dụng để đo lường điểm số stress của sinh viên thì kết quả cho thấy
điểm trung bình stress của sinh viên là cao hơn mức điểm trung bình của thang đo.

.


.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về stress được thực hiện trên sinh viên đại học
ngành y cho thấy tỷ lệ stress giao động trong khoảng 45% - 65% [8], các nghiên cứu
về stress trên học sinh – sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng. Trường Cao đẳng
Y tế Đồng Nai là Trường Y tế chuyên đào tạo cán bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, đến nay chỉ tiêu đào tạo hàng năm hơn 1000 học sinh – sinh viên. Thế nhưng
cho tới thời điểm này vẫn chưa có các số liệu thống kê cụ thể về điểm số trung bình
stress học tập tại đây. Xuất phát từ những thực tiện trên, nghiên cứu điểm trung bình
stress học tập ở sinh viên hệ cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai

được thực hiện để xác định điểm số trung bình stress học tập ở các lĩnh vực và các
yếu tố liên quan để có phương hướng cho việc đưa ra chiến lược phòng chống thích
hợp, giảm các yếu tố gây stress, nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên.

.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Điểm số stress học tập của sinh viên cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y
tế Đồng Nai là bao nhiêu? Có mối liên quan giữa điểm số stress học tập với các yếu
tố cá nhân, gia đình và nhà trường hay khơng?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định điểm số stress học tập theo các lĩnh vực đánh giá của thang đo ASS
(Academic Stress Scale) và các yếu tố liên quan của sinh viên cao đẳng chính quy
trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định điểm số stress học tập theo các lĩnh vực đánh giá của thang đo ASS
ở sinh viên cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
2. Xác định mối liên quan giữa điểm số stress học tập với các yếu tố cá nhân, gia
đình và nhà trường.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Có mối liên quan giữa điểm số stress học tập và áp lực học tập của sinh viên
cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai năm học 2020 – 2021.

.



.

DÀN Ý NGHIÊN CỨU
YẾU TỐ CÁ NHÂN
YẾU TỐ GIA ĐÌNH

- Tuổi

- Giới

-

Tình trạng hơn nhân cha, mẹ

- Dân tộc

- Tơn giáo

-

Học vấn cha, mẹ

- Nơi ở

-

Thu nhập gia đình


-Ngành đang học

-

Số anh/chị/em trong gia đình

- Năm học

-

Hạnh phúc gia đình

- Chức vụ trong đoàn thể

-

Áp lực học tập do cha mẹ đặt ra

- Đi làm thêm

- Học lực

- Chọn ngành học
- Hài lòng với ngành học
- Số giờ ngủ

STRESS

- Giấc ngủ


HỌC TẬP

YẾU TỐ NHÀ TRƯỜNG
-

Lịch học lý thuyết, thực hành, lâm
sàng.

.

-

Lịch thi/ Thi lại/học lại/nợ môn

-

Bài tập đề cương chi tiết

-

Hài lòng với ngành đang học

-

Hài lòng với phương pháp học

-

Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè


-

Hoạt động ngoại khóa.


.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Stress
1.1.1.

Một vài khái niệm liên quan đến stress

Nói về mặt y khoa hoặc sinh học, stress là yếu tố thể chất, tinh thần hoặc cảm
xúc gây ra căng thẳng thể chất hoặc tinh thần. Stress có thể do tác nhân bên ngồi (từ
mơi trường, tâm lý hoặc tình huống xã hội) hoặc do tác nhân bên trong (do bệnh tật).
Stress có thể bắt đầu phản ứng "chiến đấu hoặc bay", một phản ứng phức tạp của hệ
thống thần kinh và nội tiết [52]. Nói một cách đơn giản hơn, stress là phản ứng của
cơ thể đối với bất kì tác động nào (bất lợi hoặc có lợi) từ mơi trường bên ngồi [35].
Stress về tâm lý có thể xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động ở những
điều kiện mơi trường phức tạp, khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, cũng như trong
những điều kiện đặc biệt, trong đó vai trị chủ yếu tạo nên sự căng thẳng không phải
do tác nhân môi trường gây ra mà do con người thiếu những kỹ năng ứng phó trước
những tác động của chúng [26]. Việc chịu áp lực ở một cường độ thấp có thể là điều
tốt và thậm chí cịn mang lại lợi ích trong công việc và sức khỏe. Không thể phủ nhận
vai trị của stress tích cực, chúng khơng những giúp tăng hiệu quả của các hoạt động
thể chất mà còn giúp cơ thể tạo được động lực, thích nghi với những thay đổi của môi
trường xung quanh. Tuy nhiên nếu phải chịu quá nhiều áp lực có thể gây ra tác động
xấu đối với cơ thể [32].
Các hormone catecholamine, như adrenaline hoặc noradrenaline, tạo điều kiện

cho các phản ứng vật lý ngay lập tức liên quan đến việc chuẩn bị cho hoạt động dữ
dội của cơ bắp, bao gồm: tăng tốc hoạt động của tim và phổi, ức chế dạ dày và nhu
động ruột dẫn đến làm chậm hoặc dừng quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng chung đến cơ
thắt của cơ thể, co thắt của các mạch máu ở nhiều bộ phận của cơ thể, giải phóng các
chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất béo và glucose) để hoạt động cơ bắp, giãn mạch
máu cho cơ bắp, ức chế tuyến lệ (sản xuất nước mắt) và tiết nước bọt, giãn đồng tử
(bệnh nấm), giãn bàng quang, ức chế cương cứng, mất thính giác, thị lực đường hầm
(mất thị lực ngoại biên), mất phản xạ của cột sống và run rẩy [52].

.


.

Stress có thể gây ra hoặc ảnh hưởng đến quá trình của nhiều tình trạng sức
khỏe bao gồm các tình trạng tâm lý như trầm cảm và lo lắng. Các vấn đề y tế có thể
bao gồm giảm hiệu quả điều trị bệnh, hội chứng ruột kích thích, tăng huyết áp, kiểm
sốt kém bệnh đái tháo đường và nhiều tình trạng khác Vì vậy nên quản lý stress sẽ
là một phương thức điều trị hiệu quả để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe, và việc này cũng đã được công nhận trong lĩnh vực y khoa [52].
Stress cũng có ý nghĩa tích cực khi có cơ chế bảo vệ cơ thể trước nguy hiểm,
cũng là chất kích thích giúp chúng ta nỗ lực hơn để vượt qua thử thách và đạt mục
tiêu. Tuy nhiên, khi vượt qua giới hạn, stress sẽ khơng cịn có lợi và trở nên có hại,
gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng làm việc và chất lượng cuộc
sống [11].
[37]:
Nói riêng về đối tượng là sinh viên, sinh viên được trải nghiệm căng thẳng
theo cách rất riêng. Theo nghiên cứu, kết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố. Nguồn gốc phát sinh những căng thẳng này bắt nguồn từ mọi hồn cảnh
hay tình huống và có thể tác động đến hoạt động hàng ngày của sinh viên. Nguyên

nhân gây stress được phân thành 4 nhóm bao gồm: các mối quan hệ, cá nhân mỗi sinh
viên, việc học tập và môi trường, cụ thể như sau [6]:
Các mối quan hệ trong cuộc sống có thể gây ra căng thẳng:
Mối quan hệ là một chủ đề rộng được thảo luận và đã đang và sẽ có rất nhiều
ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống mỗi cá nhân. Mối quan hệ là cách
mọi người được kết nối với nhau như thông qua quan hệ huyết thống, hôn nhân, nhận
con nuôi và các vấn đề pháp lý. Mối liên kết giữa người với người đôi khi trở thành
gánh nặng và con người trở thành nạn nhân của sự lạm dụng mối quan hệ. Việc lạm
dụng liên quan đến tiền bạc, tình dục hoặc thể chất. Nó có xu hướng tăng theo thời
gian. Tất cả những vấn đề về mối quan hệ biểu hiện như thay đổi trong mối quan hệ,
xung đột với bạn cùng phòng, làm việc với người mà bạn không biết, liên lạc với
người lạ và vấn đề gia đình. Sinh viên bị áp lực về những vấn đề này và sau đó suy
nghĩ rất nhiều về cách giải quyết chúng. Điều này dẫn đến việc xao lãng hoặc bị phân

.


.

tâm việc học tập và công việc. Vấn đề về các mối quan hệ tưởng đơn giản nhưng về
lâu dài, nó thực sự gây ra nhiều căng thẳng hơn tưởng tượng, đặc biệt với cuộc sống
của sinh viên.
Những yếu tố cá nhân có thể là nguồn gốc của tình trạng stress:
Yếu tố cá nhân thay đổi tùy từng người và dẫn đến nhận thức, thái độ và hành
vi của mỗi người với hoàn cảnh cũng khác nhau. Các yếu tố cá nhân có thể dưới nhiều
dạng hình thức và ảnh hưởng đến kết quả học tập và gây căng thẳng lên sinh viên,
bao gồm:
- Thay đổi trong môi trường sống: thực tế, căng thẳng có thể xảy ra khi có một
vấn đề yêu cầu con người phải thay đổi để thích nghi với mơi trường mới như thay vì
chỉ đi từ nhà đến trường, hàng ngày sinh viên sẽ gặp những bạn mới trong khuôn viên

trường, đặc biệt đối với sinh viên y thường tiếp xúc với người bệnh tại bệnh viện, vấn
đề từ bạn cùng phịng…
- Thay đổi thói quen ngủ: giấc ngủ không ổn định phụ thuộc vào khối lượng
công việc học tập của sinh viên.
- Trách nhiệm mới: trách nhiệm liên quan đến vấn đề làm thêm kết hợp với
lượng nội dung học tập lớn cuối cùng cũng sẽ dẫn đễn căng thẳng.
- Khó khăn tài chính: khi một sinh viên phải đối mặt với cả vấn đề về học tập
cùng với ràng buộc về mặt tài chính.
- Việc làm thêm và vấn đề về học tập: làm những công việc bán thời gian hoặc
công việc ngắn hạn trong thời gian học tập giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm cho
tương lai, hỗ trợ việc học tập và có thêm một phần tài chính cho chính sinh viên. Mặc
dù vậy, sinh viên sẽ khơng có nhiều thời gian để học tập và chuẩn bị cho các kì thi
thậm chí bị lỡ nhiều lớp vì sinh viên kiệt sức và mệt mỏi khi đi làm về.
- Các vấn đề sức khoẻ: đây là một vấn đề đáng quan tâm vì khi sức khỏe xấu
gây sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của sinh viên. Nó gây ra căng thẳng và căng
thẳng lại làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Biểu hiện là các triệu chứng như đau đầu, đầy
hơi – khó tiêu, tăng huyết áp, đau ngực và rối loạn giấc ngủ.

.


.

- Thói quen ăn uống: dinh dưỡng kém và thói quen ăn uống khơng lành mạnh
có thể làm tăng mức độ căng thẳng của sinh viên. Chế độ ăn có thể gây nên tình trạng
căng thẳng thường có nhiều chất béo, caffeine, đường và tinh bột tinh chế. Ví dụ về
các loại thực phẩm gây stress là nước ngọt, nước tăng lực, bánh rán, kẹo, thực phẩm
chế biến sẵn. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm căng thẳng bao gồm các loại
thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp và nhiều chất xơ và carbohydrates phức tạp
như trái cây, rau quả, các loại hạt và thịt nạc, cá.

Yếu tố học tập là nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên:
Trong các hoạt động học tập hàng ngày của sinh viên có quá nhiều điều gây
nên sự căng thẳng. Stress trong học tập thường do:
- Tăng khối lượng học tập: nghĩa là khi sinh viên phải làm nhiều hơn thứ mà
sinh viên có thể và rồi gây ra sự thất vọng và không thể tập trung và suy nghĩ mạch
lạc. Khi một sinh viên phải học rất nhiều ở trường với nội dung học tập lớn và về
những vấn đề mới khiến sinh viên khơng có đủ thời gian để học tập, ghi nhớ để có
kết quả tốt nhất. và kết quả khiến sinh viên suy nghĩ rất nhiều và ảnh hưởng lớn đến
kết quả học tập.
- Điểm thấp: trong tình huống mà sinh viên mong đợi điểm cao hơn nhưng cuối
cùng đạt điểm thấp hơn sinh viên mong đợi, một khi điều này xảy ra, sinh viên bắt
đầu suy nghĩ rất nhiều về những gì sinh viên khơng làm, nơi sinh viên đã đi và hầu
hết thời gian khơng thể tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó.
- Quá nhiều thời gian cho học tập: khi một sinh viên muốn sử dụng thời gian cá
nhân của sinh viên cho các hoạt động khác, sinh viên sẽ trở nên chán nản và mất hứng
thú với việc học tập.
- Kỳ thi: các kỳ thi kiểm tra gây ra rất nhiều căng thẳng trong sinh viên hơn có
thể tưởng tượng. Kiểm tra là phương tiện duy nhất để đánh giá trình độ học tập của
mỗi sinh viên. Ý nghĩ này khiến sinh viên thất vọng và bối rối và cuối cùng căng
thẳng ngày một nhiều lên.
- Tham gia các hoạt động đồn thể: trong q trình học tập ở mơi trường đại
học, sinh viên cịn có dịp được tham gia các hoạt động đồn thể (thí dụ như: chiến

.


.

dịch mùa hè xanh, xuân tình nguyện, các hoạt động của đoàn hội sinh viên…). Tuy
nhiên nếu sinh viên tham gia và dành nhiều thời gian cho những công tác này sẽ làm

xao lãng việc học, và thời gian dành cho những việc học tập cũng bị hạn chế.
Yếu tố mơi trường cũng có thể tác động đến tâm lý:
Một số sinh viên chuyển sang thích nghi với mơi trường mới trong khi một số
lại ngược lại. Một số các yếu tố về môi trường như:
- Thiếu các kỳ nghỉ: trong tình huống mà sinh viên học tập trong một thời gian
dài ảnh hưởng đến suy nghĩ nhận thức của sinh viên. Sinh viên trở nên mệt mỏi và
lười biếng để tiếp tục. Những cảm xúc này, về lâu dài, khiến các sinh viên khơng có
đủ năng lượng và nhiệt tình với việc học tập.
- Các vấn đề về cơng nghệ thông tin: một số sinh viên thiếu các kỹ năng sử dụng
cơng nghệ thơng tin cho mục đích học tập, bên cạnh đó hiện nay rất nhiều trường có
chương trình giảng dạy trên internet và gây khá nhiều thách thức cho sinh viên.
- Điều kiện sống hạn chế: điều kiện sống ảnh hưởng đến cảm giác và suy nghĩ
của sinh viên. Khi sinh viên sống trong một tình trạng khó khăn làm cho cuộc sống
sinh viên thực sự sống không hạnh phúc và ảnh hưởng đến hầu như tất cả các khía
cạnh của cuộc sống của sinh viên.
- Nỗi sợ: sợ hãi có thể là về thất bại hoặc thuyết trình trước đám đơng. Khi một
sinh viên sợ thất bại, sinh viên luôn sợ hãi để thực hiện bất kỳ sáng kiến nào ngay cả
khi sinh viên biết đó là điều phải làm.
- Lo lắng trong tương lai: đặc biệt nếu lĩnh vực học tập của sinh viên khó tìm
kiếm một cơng việc. Sinh viên nhận được căng thẳng khi sinh viên nghĩ về những gì
sinh viên sẽ làm trong tương lai.
1.2. Một số nghiên cứu liên quan
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Khảo sát toàn dân về stress tại Hoa Kỳ năm 2011 cho thấy có 22% người
trưởng thành báo cáo tình trạng stress nặng, tỷ lệ người cho rằng tình trạng stress của
mình tăng hơn so với năm trước và so với 5 năm trước lần lượt là 39% và 44% [29].
Năm 2012, báo cáo của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ ghi nhận tỷ lệ người dân cho

.



0.

biết tình trạng stress của mình tăng hơn so với năm trước lần lượt là 39% ở nhóm 18
- 33 tuổi, 36% ở nhóm 34 - 47 tuổi, 33% ở nhóm 48 - 66 tuổi, 29% ở nhóm từ 67 tuổi
trở lên. Mức stress trung bình của người dân nước này đạt 4,9 điểm trên thang điểm
10 (với 1 điểm tương đương với ít/khơng có stress và 10 điểm là stress nghiêm trọng
nhất), trong khi theo họ tự đánh giá mức điểm stress lành mạnh là 3,6 điểm [30].
Một nghiên cứu về stress trong sinh viên y khoa tại Trường cao đẳng Y khoa
Seth GS thấy rằng sinh viên y khoa trải qua rất nhiều stress trong các năm học khác
nhau và tỷ lệ stress đã được tìm thấy nhiều hơn đáng kể ở các sinh viên có trên 95%
có dấu hiệu stress và có tới 73% sinh viên stress thật sự, trong đó tỷ lệ tự tử cao được
báo cáo trong số các sinh viên có stress so với sinh viên khác. Các yếu tố học tập là
nguyên nhân gây ra stress lớn nhất trong sinh viên y khoa. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
chỉ ra được mối liên quan giữa các hỗ trợ từ gia đình và xã hội trong việc giảm đi
stress [48].
Với áp lực khá lớn sinh viên chịu mức độ stress thấp và trung bình từ 25-75%
và mức stress cao >75% đó là kết quả từ một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến
hành trên 441 sinh viên năm thứ ba của các trường trung học chuyên nghiệp ở miền
bắc Đài Loan năm 2005. Các ngun nhân gây stress chính được tìm thấy theo thứ tự
giảm dần đó là: áp lực về bài kiểm tra, áp lực học tập của học sinh, các khối lượng
bài học, kỳ vọng của giáo viên và nguyện vọng của cha mẹ [51].
Trong khi đó có 299 sinh viên (24,4%) trong số 1.224 sinh viên tại các trường
chuyên nghiệp Ấn Độ năm 2013 trả lời là có biểu hiện stress và mức độ stress từ vừa
đến nặng chiếm 14,4% [50].
Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Hồng Kông năm 2006 nhằm tìm hiểu
các yếu tố stress ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng tâm lý của sinh viên điều
dưỡng, đồng thời xác định mối liên quan giữa các triệu chứng tâm thần và tình trạng
stress. Đối tượng tham gia gồm 288 sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng trong
những năm đầu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng

stress và cách đối phó tiêu cực (hút thuốc, uống rượu) và các triệu chứng tâm thần
[39].

.


1.

Đồng thời, một nghiên cứu được tiến hành tại Anh năm 2004 cũng đã cho thấy
tất cả sinh viên đều bị stress đáng kể. Những sinh viên này có kỹ năng đối phó với
stress một cách hạn chế. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến stress là do các sinh viên bị
áp lực khi đang bước vào giai đoạn chuẩn bị để trở thành một điều dưỡng, tình trạng
này khơng những gây ảnh hưởng đến học tập mà con tác động không nhỏ đến cuộc
sống của sinh viên [49].
Tương tự một nghiên cứu về stress được tiến hành trên 208 sinh viên của sinh
viên điều dưỡng trường đại học Szeged năm 2012, gồm 3 khía cạnh: triệu chứng tâm
thần, chiến lược đối phó và áp lực căng thẳng. Kết quả cho thấy biểu hiện stress cao
và triệu chứng tâm thần thường gặp ở những người không quen giải quyết các vấn
đề. Trong khi những người có mức độ stress tương đối thấp và ít triệu chứng hơn là
do họ khơng có các biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề [42].
Song, một nghiên cứu được tiến hành trên 814 sinh viên nam và nữ tại trường
đại học miền nam California năm 2006 đã xác định có mối liên quan giữa hoạt động
thể lực và stress, nghiên cứu cũng cho biết hoạt động thể lực là một chiến lược tối ưu
giúp quản lý và giảm căng thẳng [45].
Ở Mỹ, một cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2008 bởi Associated Press
chỉ ra rằng có 1 trên 10 sinh viên thường xuyên bị stress, 1 trên 5 sinh viên cảm thấy
stress trong phần lớn thời gian. Tỉ lệ này tăng 20% so với cuộc điều tra 5 năm trước
đó [33].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của tác giả Nuran Bayram và cộng sự thực hiện
vào năm 2008 trên 1617 sinh viên với thang đo DASS-42, kết quả của nghiên cứu

cho thấy 27% sinh viên bị stress ở mức độ vừa, nặng và rất nặng [31].
Một nghiên cứu khác ở Malaysia được thực hiện bởi tác giả Shamsuddin và
cộng sự vào năm 2013 trên 506 sinh viên thuộc trường đại học công lập tại Klang
Valley, Malaysia. Dựa vào thang đo DASS-21, tác giả đã cho thấy có đến 18,6% sinh
viên bị stress mức độ vừa, 5,1% ở mức độ nặng và rất nặng [46].
Tại Bangladesh, một nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Sharon Cambell
Phillipps và các cộng sự năm 2020, một mẫu ngẫu nhiên gồm 44 sinh viên đã được

.


2.

chọn từ các cơ sở cấp đại học khác nhau trong suốt cấp đại học các tổ chức của
Bangladesh để thực hiện nghiên cứu. Gồm 23 nam và 21 nữ. Dựa vào thang đo ASS,
kết quả của nghiên cứ cho thấy có 70,09% sinh viên cảm thấy stress hơn mức trung
bình [41].
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 829 sinh viên ở ĐH Quốc gia Hà
Nội vào năm 2009, kết quả nghiên cứu cho thấy có trên 80% sinh viên có dấu hiệu
stress từ mức độ nhẹ đến trung bình, kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu năm
trước, đặc biệt là tăng cao vào những lúc bước vào mùa thi. Các yếu tố liên quan đến
tỷ lệ này chủ yếu là do chương trình học nặng nề, làm cho sinh viên ln trong trạng
thái căng thẳng, mệt mỏi, cùng với tính chất nghiêm túc và chạy theo thành tích của
kỳ thi [16].
Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 351 sinh viên y năm đầu tiên tại
trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2008, có đến 60% sinh viên bị stress do những áp
lực từ việc học tập. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra những yếu tố gây căng thẳng hàng
đầu cho sinh viên như những yếu tố cá nhân, chương trình học và mơi trường [44].
Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Kim Trang trên đối tượng sinh viên Y

đa khoa và Răng hàm mặt năm hai, phát hiện ra rằng có 71,4% sinh viên có dấu hiệu
stress [19].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Đào trên sinh viên năm nhất và
năm hai sinh viên khoa Y tế Công cộng – ĐH Y Dược TPHCM phát hiện ra có 46,8%
sinh viên khối YTCC và 44% sinh viên khối YHDP có dấu hiệu stress [2].
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả của Lê Hoàng Thanh Nhung về Stress và các yếu
tố liên quan của sinh viên khoa Y tế công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh năm 2017 trên 346 sinh viên là đối tượng Bác sĩ Y học dự phịng và Cử nhân
Y tế cơng cộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ sinh viên bị stress là 44,5%, trong
đó các mức độ stress được phân bố lần lượt: tỷ lệ stress nhẹ chiếm 17,6%, tỷ lệ stress
vừa chiếm 18,2%, tỷ lệ stress nặng chiếm 7,8% và tỷ lệ stress rất nặng chiếm 0,9%.
Những sinh viên có áp lực về nơi ở hiện tại có tỷ lệ stress gấp 1,34 lần so với những

.


3.

sinh viên khơng có. Những sinh viên hài lịng về mối quan hệ bạn bè có tỷ lệ stress
bằng 0,61 lần so với những sinh viên hài lòng. Những sinh viên sống trong gia đình
có cha mẹ thường xun xảy ra tranh cãi có tỷ lệ stress cao gấp 2 lần so với gia đình
khơng bao giờ tranh cãi. Những sinh viên rất khơng hài lịng về mối quan hệ với gia
đình có tỷ lệ stress cao gấp 2,74 lần so với sinh viên rất hài lòng về mối quan hệ gia
đình. Những sinh viên có gia đình thường xun và thỉnh thoảng gây áp lực về vấn
đề học tập có tỷ lệ stress gấp 1,5-2,4 lần so với những sinh viên khơng bao giờ bị gia
đình gây áp lực học tập. Những sinh viên thường thi rớt/nợ môn/thi lại tỷ lệ stress gấp
1,28 lần so với những sinh viên ít khi thi rớt/nợ môn/thi lại. Những sinh viên cảm
thấy hài lòng về phương pháp giảng dạy của nhà trường có tỷ lệ stress bằng 0,76 lần
so với những sinh viên khơng hài lịng [10].
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả của Nguyễn Thái Sang về Tỷ lệ stress và chiến

lược ứng phó của sinh viên Y học dự phịng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
năm 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ sinh viên Y học dự phòng Đại học Y
dược TPHCM mắc stress, lo âu, trầm cảm theo thang đo DASS-21: có 45,5% sinh
viên có dấu hiệu stress các mức độ khác nhau. Trong đó, stress mức độ nhẹ chiếm
19,7%, stress mức độ vừa chiếm 15,5%, stress mức độ nặng chiếm 7,9%, stress mức
độ rất nặng chiếm 2,4% [14]. Nghiên cứu có những điểm hạn chế là: thời điểm thực
hiện khảo sát trùng vào những ngày các sinh viên đang có lịch thi dày đặc, có thể ảnh
hưởng đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên. Nghiên cứu được thực
hiện theo phương pháp cắt ngang mô tả nên chỉ phản ánh tình trạng lo âu, stress, trầm
cảm ở thời điểm nghiên cứu nên không xác định được mối quan hệ nhân quả giữa
tình trạng lo âu, stress, trầm cảm và các yếu tố liên quan.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Phùng Như Hạnh và cộng sự về Stress của
sinh viên trường Cao đẳng y tế Tiền Giang năm 2018 và các yếu tố liên quan, thực
hiện trên 578 sinh viên cao đẳng ngành Điều dưỡng và Dược sĩ đang học tại trường
cao đẳng y tế Tiền Giang vào tháng 4 năm 2018 đồng ý tham gia nghiên cứu. Với
phương pháp chọn mẫu toàn bộ và phát phiếu tự điền bằng bộ câu hỏi soạn sẵn được
xây dựng dựa trên thang đo stress học tập sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có

.


4.

275/578 sinh viên có nguy cơ stress với tỷ lệ là 47,6%. Phần lớn sinh viên có nguy
cơ stress ở mức độ nhẹ và vừa là 33,5%, sinh viên có tỷ lệ stress nặng là 13% và stress
rất nặng là 6,1%. Trong đó sinh viên nữ có nguy cơ stress cao gấp 4,7 lần so với sinh
viên nam và tỷ lệ stress cao nhất ở nhóm sinh viên ngành dược là 71,6%. Tỷ lệ và
mức độ stress của sinh viên tăng dần theo từng năm học, cao nhất ở sinh viên năm
thứ 3 chiếm tỷ lệ 45,8%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng nguy cơ
stress của sinh viên là năm học (năm thứ hai, thứ ba), tình trạng lo lắng về nghề nghiệp

tương lai, kết quả học tập trung bình khá trở xuống, khơng hài lịng về mối quan hệ
với bố mẹ, thầy cơ, lo lắng khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành (p≤ 0,05) .
1.3. Thang đo STRESS
PSS (Perceived Stress Scale) là công cụ tâm lý được sử dụng rộng rãi nhất để
đo lường nhận thức về sự căng thẳng. Nó là một thước đo mức độ những tình huống
xảy ra trong cuộc sống của một người được đánh giá là căng thẳng. Các mục được
thiết kế để khai thác những câu hỏi người trả lời khơng thể dự đốn được, khơng kiểm
sốt được căng thẳng tìm thấy cuộc sống của họ như thế nào. Hạn chế: PSS được thiết
kế để sử dụng trong nghiên cứu lấy mẫu cộng đồng ít gặp trong giáo dục trung học
cơ sở. Các câu hỏi có tính chất chung và mang tính tương đối. Khơng có nội dung cụ
thể cho bất kỳ nhóm nào. Các câu hỏi trong PSS hỏi về cảm xúc và suy nghĩ trong
tháng vừa qua. Trong mỗi trường hợp, người trả lời được hỏi họ cảm thấy như thế
nào một cách nhất định.
ESSA (Educational Stress Scale for Adolescent): Một công cụ mới ra đời để
đo căng thẳng học vấn - quy mô căng thẳng giáo dục cho thanh thiếu niên (ESSA)
[42]. Hạn chế: có rất ít nghiên cứu có hệ thống và định lượng về mối liên hệ giữa áp
lực học tập với sức khoẻ tâm thần ở thanh thiếu niên ở châu Á kể cả Việt Nam. Một
phần, đó là vì thiếu các cơng cụ thích hợp để đo hiện tượng phức tạp này.
Thang đánh giá Trầm cảm - Lo âu - Stress DASS-21 (Depression anxiety
Stress Scale) được thiết kế bởi Syd Lovibond và Peter Lovibond tại Đại học New
South Wales năm 1995, đây là bộ công cụ sàng lọc ban đầu dùng để xác định, phân
biệt và đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng [38]. Thang đo được xác định là đáng

.


5.

tin cậy với chỉ số Cronbach alpha lần lượt như sau: trầm cảm là 0,85, lo âu là 0,81 và
stress là 0,88 [40]. Trên thế giới và tại Việt Nam, thang đo DASS-21 được sử dụng

rộng rãi trong nhiều nghiên cứu đã nêu [10], [14], [15], [17], [19], [46]. Bộ câu hỏi
DASS-21 được xây dựng gồm 21 câu hỏi chia làm 3 lĩnh vực bao gồm 7 câu hỏi đánh
giá trầm cảm (3, 5, 10, 13, 16, 17, 21), 7 câu hỏi đánh giá lo âu (2, 4, 7, 9, 15, 19, 20)
và 7 câu hỏi đánh giá stress (1,6, 8, 11, 12, 14, 18 ). Điểm của Trầm cảm, Lo âu và
Stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2. Trong
thang đo này số điểm stress, lo âu, trầm cảm được tính điểm bằng các câu tương ứng
rồi nhân hệ số 2. Chia stress làm 5 mức độ: bình thường (0-14), nhẹ (15-18), vừa (1925), nặng (26-33), rất nặng (≥34). Đối tượng được đánh giá là có stress khi điểm số
từ 15 trở lên, trong đó có 4 phương án trả lời. Chia lo âu làm 5 mức độ: bình thường
(0-7), nhẹ (8-9), vừa (10-14), nặng (15-19), rất nặng (≥20). Đối tượng được đánh giá
là có lo âu khi điểm số từ 8 trở lên. Chia trầm cảm làm 5 mức độ: bình thường (0-9),
nhẹ (10-13), vừa (14-20), nặng (21-27), rất nặng (≥28). Đối tượng được đánh giá là
có trầm cảm khi điểm số từ 15 trở lên, trong đó có 4 phương án trả lời tương ứng với
số điểm từ 0 đến 3 với 0 (hầu như không), 1 (thỉnh thoảng), 2 (thường xuyên), 3 (rất
thường xuyên) [38].
Thang đo ASS gồm 40 câu hỏi mô tả sự căng thẳng trong tổ chức/cuộc sống
cao đẳng từ các nguồn khác nhau. Bảng câu hỏi thang đo ASS được phát triển bởi
Kim (1970) và vẫn đang được sử dụng bởi một số nhà nghiên cứu như Gill[34], Alam
& Halder [28], Hill [36], Pandey & Shukla [40], Porwal & Kumar [43]. Mức độ căng
thẳng thể hiện ở 4 mức độ là cảm thấy không căng thẳng (NS): 0 điểm, căng thẳng
nhẹ (SS): 1 điểm, căng thẳng vừa phải (MS): 2 điểm, căng thẳng cao (HS): 3 điểm và
căng thẳng tột độ (ES): 4 điểm [5]. Thang đo này chia thành 5 lĩnh vực đánh giá
stress. Từ câu 1 đến câu 8 nói về lĩnh vực Nghi ngờ bản thân, từ câu 9 đến câu 16 nói
về Sợ thất bại, từ câu 17 đến câu 24 nói về việc Khó tiếp cận giáo viên, Mối quan hệ
thầy trò (MQH) và Phương pháp giảng dạy là được mô tả ở các câu hỏi từ 25 đến câu
32 và lĩnh vực Thiếu phương tiện học tập là 8 câu còn lại trong thang đo ASS.

.


6.


Trong các thang đo trên, chúng tôi sử dụng thang đo ASS bởi vì đây là một
cơng cụ sàng lọc giúp đánh giá được mức độ trung bình stress học tập của sinh viên,
điểm alpha cronbach’s là 0,928 và có đánh giá kiểm tra lại với tương quan là 0,82
[41], đã được xác thực có tính nhất qn và cấu trúc phù hợp với đề tài nghiên cứu
về điểm trung bình stress học tập của sinh viên trên từng lĩnh vực.
1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai là Trường Y tế chuyên đào tạo cán bộ trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khởi đầu chỉ có một ngành đào tạo Y sĩ với chỉ tiêu hàng
năm 50 - 100 học sinh, đến nay chỉ tiêu đào tạo hàng năm hơn 1000, với quy mơ học
sinh sinh viên tồn trường trên 2000 bao gồm các ngành: Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh,
Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học trình độ Trung cấp và Cao
đẳng và trung cấp Y sĩ đa khoa. Theo báo cáo thống kê số lượng học sinh - sinh viên
tháng 5/2021, số lượng học sinh - sinh viên các ngành lần lượt là: ngành cao đẳng
điều dưỡng (chính quy: 386, liên thơng: 14); ngành cao đẳng dược (chính quy: 633,
liên thơng 179, văn bằng 2: 55); ngành cao đẳng hộ sinh (chính quy: 5); ngành cao
đẳng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (chính quy: 135, liên thông: 7), trung cấp
vật lý trị liệu – phục hồi chức năng (văn bằng 2: 9); ngành cao đẳng xét nghiệm (chính
quy: 87); ngành trung cấp y sỹ (chính quy 81). Tổng cộng số lượng học sinh sinh viên
của trường trong năm 2021 là 1591 [22].
Nghiên cứu cắt ngang mô tả của Nguyễn Hồng Quang và cộng sự về Khảo sát
thực trạng stress nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng vừa làm vừa học tại Trường
cao đẳng y tế Đồng Nai năm 2016, thực hiện trên 127 sinh viên điều dưỡng đang học
hệ cử nhân vừa học vừa làm đang làm việc tại các cơ sở y tế và đang học tại trường
Cao đẳng Y tế Đồng Nai năm học 2015-2016, đồng ý tham gia nghiên cứu. Những
sinh viên khơng có mặt tại thời điểm đánh giá sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: mức độ stress ở đối tượng nghiên cứu chủ yếu là stress nhẹ
chiếm 74,8%, còn lại 25,2% đối tượng nghiên cứu có mức độ stress vừa. Khơng có
tỷ lệ bị stress nặng. Trong nhóm các tác nhân gây stress thì nhóm liên quan đến thời
gian và khối lượng cơng việc gây ra tỷ lệ stress cao nhất. Nhóm liên quan đến mối


.


7.

quan hệ trong cơng việc là nhóm gây stress thấp nhất [12]. Thế nhưng nghiên cứu chỉ
thực hiện ở sinh viên cao đẳng điều dưỡng liên thông mà chưa khảo sát về sinh viên
cao đẳng chính quy. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát về điểm số
stress học tập của sinh viên cao đẳng chính quy trường CĐYT Đồng Nai năm học
2020-2021.

.


8.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
-

Địa điểm: Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.

-

Thời gian: tháng 5 năm 2021.

2.2.1. Dân số mục tiêu.

Tất cả sinh viên cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai.
2.2.2. Dân số chọn mẫu
Sinh viên >18 tuổi cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai có mặt
tại thời điểm nghiên cứu năm học 2020-2021.
2.2.3. Cỡ mẫu
Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng một trung bình trong dân số [9]:
𝒁

n ≥(

𝜶 𝜹
(𝟏− )
𝟐
𝟐

𝒅

)

Trong đó:
-

Z: trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%, α: mức ý nghĩa (α = 0,05)
2
=> Z(1
− α⁄2) = 3,8416

-

d: sai số mong muốn (d = 0,1)


-

𝛿: độ lệch chuẩn

Trong nghiên cứu của tác giả Sharon Campbell Phillips và cộng sự năm 2020
[47], có điểm trung bình stress là 2,43 ± 1,43 là phù hợp với biến số của nghiên cứu
này.
Từ công thức trên ta tính được n ≥786.

.


×