Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

CHUYÊN đề BẸNH GUMBORO ở gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 37 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua, bệnh Gumboro là một trong những bệnh gây
thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà tại nhiều địa phương ởnước ta. Bệnh
không những gây tỷ lệ chết cao mà còn làm suy giảm miễn dịch, làm thất
bại các chương trình chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác (Nguyễn Bá
Thành, 2006). Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
gây ra ở gia cầm, chủyếu ởgà và gà tây. Bệnh có đặc điểm là gây viêm túi
Fabricius, xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, làm hoại tử thận và đặc biệt làm suy
giảm hệ thống miễn dịch hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với
vaccine phòng các bệnh khác và dễ bịcảm nhiễm các bệnh truyền nhiễm
khác. Bệnh thường xảy ra khi gà ở giai đoạn từ 3 - 6 tuần tuổi, tỷ lệ nhiễm
bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết có thể từ 20 - 50% (Phạm Sĩ Lăng
và Nguyễn Thiện, 2004). Từ năm 1989-1995 tình hình bệnh Gumboro
không ngừng gia tăng, các giống gà công nghiệp nuôi ởViệt Nam đều có
thể mắc bệnh. Nếu như năm 1989 tỷ lệ đàn gà nhiễm bệnh 19,23% thì đến
năm 1995 tăng lên 90,31% trong tổng số đàn gà được kiểm tra (Phương
Song Liên, 1996). Từnăm 1990 đến nay, bệnh Gumboro đã gây thiệt hại
nặng nề cho nhiều trại gà trong cả nước (Nguyễn Bá Thành, 2006). Mặc dù
các địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp vệ sinh phòng bệnh và sử dụng
nhiều loại vaccine theo những qui trình chủng ngừa khác nhau, nhưng
bệnh Gumboro vẫn chưa được khống chế trên nhiều đàn gà (Lê Văn Năm,
2004; Nguyễn Bá Thành, 2006). “bệnh gumboro và biện pháp phòng
chống”
Chuyên đề của em làm về bệnh Gumboro, để làm rõ thêm về các đặc
điểm điển hình của bệnh, cách phòng và chữa bệnh có hiệu quả.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ còn hạn chế, nên bài
chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn cho ý kiến đóng
góp để bài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
* Mục đích


- Giúp sinh viên lắm chắc được kiến thức chuyên môn, đặc biệt là kiến
thức về chuyên đề mình làm.
- Sinh viên rèn luyện kĩ năng làm bài chuyên đề, tìm tài liệu nghiên
cứu.
- Nắm được nhiều kiến thức từ việc tìm hiểu các vấn đề lên quan đến
bài chuyên đề.
* Yêu cầu
- Sinh viên làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, khách quan
- Biết vận dụng kiến thức thu được vào trong thực tiễn sản xuất
- Tìm hiểu và tham khảo nhiều sách giáo trình, báo hoặc tạp chí
chuyên ngành.
PHẦN II.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2.1. Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan
trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Hàng năm, cung cấp khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng.
Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân
tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ bé.
Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5-5,4kg/người/năm và 35
trứng/người/năm.
Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ
nhu cầu xã hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài
về rất lớn dù thuế suất cao nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước
chiếm lĩnh một phần thị trường Việt Nam. Như vậy, chăn nuôi gà còn thị
trường rộng lớn ở trong nước trong nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động
chiếm lĩnh, nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO.
2.1.1 Các phương thức chăn nuôi chủ yếu
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà. Chăn
nuôi nhỏ lẻ, thả rông (chủ yếu trong hộ nông dân); chăn nuôi bán công

nghiệp (quy mô vừa, thả vườn) và chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập
trung).
- Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông
Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng
nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư
thấp, gà nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong
nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do, môi trường
chăn nuôi không đảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp
(theo điều tra của Viện chăn nuôi quốc gia năm 2001, tỷ lệ nuôi sống của
đàn gà nuôi thả rông từ 01 ngày tuổi đến lúc trưởng thành chỉ đạt 53%) và
hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương thức này phù hợp với điều
kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có khả
năng chịu đựng kham khổ cao, chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Theo số
liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nông
thôn chăn nuôi gà theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn
nuôi gà) với tổng số gà theo thời điểm
khoảng 110-115 triệu con (ước đạt khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng
của cả năm).
- Chăn nuôi bán công nghiệp
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm
chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nuôi các giống gà
lông mầu có năng suất cao. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá.
Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô đàn gà từ 200-500 con;
đàn gà vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi
sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn
nhanh hơn so với chăn
nuôi nhỏ lẻ nông hộ. Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi theo phương
thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%.
- Chăn nuôi công nghiệp
Chăn nuôi gà công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nước

ta từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này.
Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây. Điểm
đáng chú ý của phương thức chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam là hệ
thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp nhà nước và
các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm
1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý đầu tư xây
dựng và sản xuất giống ông bà, cụ kỵ. Việc chăn nuôi gà công nghiệp sản
xuất thịt, trứng chủ yếu là các trang trại tư nhân và các doanh nghiệp. Hiện
nay, các công ty nước ngoài sản xuất và cung cấp phần lớn là gà giống công
nghiệp lông trắng (gần 80%). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước và
các trang trại tư nhân chiếm phần lớn thị phần gà giống lông màu thả vườn.
Tính đến 01/10/2006 cả nước có 1950 trang trại chăn nuôi gà với quy mô
phổ biến từ 2.000-10.000 con/trại; có một số trang trại chăn nuôi với quy mô
từ 50.000 đến 100.000con.
Các tỉnh có số lượng trang trại chăn nuôi gà lớn là Hà Tây (cũ): 392
trang trại, Bình Định 315 trang trại, Bình Dương: 235 trang trại, Đồng Nai:
164 trang trại, Thanh Hoá: 106 trang trại. Nhìn chung, chăn nuôi gà theo
phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển như các nước trong
khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ
công nghệ và năng suất chăn nuôi.
2.1.2. Các giống gà chủ yếu ở nước ta
- Các giống gà nội
Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hoá từ lâu đời
như gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Hơ Mông, gà Tre, gà Ác… Một số giống trong
đó có chất lượng thịt, trứng thơm ngon như gà Ri, gà Hơ Mông. Tuy nhiên,
do không được đầu tư chọn lọc lai tạo nên năng suất còn rất thấp (khối
lượng xuất chuồng bình quân của các giống gà nội chỉ đạt 1,2-1,5kg/con)
với thời gian nuôi kéo dài 6-7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60-90
quả/mái/năm. Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp
như gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía. Do năng suất thấp chăn nuôi các giống gà

nội chỉ được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương thức quảng canh, vì
vậy, việc sản xuất và cung cấp con giống do các hộ gia đình chăn nuôi theo
hình thức tự sản, tự tiêu tại địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ có một cơ sở
nghiên cứu chọn lọc, cải tạo giống gà Ri nhưng quy mô quần thể và đầu tư
kinh phí còn rất hạn chế, giống được cải tiến chậm, chất lượng chưa cao, số
lượng đưa ra sản xuất chưa nhiều (giống gà Ri lông vàng rơm). Việc sản
xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn tạo….
dẫn đến con giống bị đồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi
của các giống nội địa, thậm chí còn nguy cơ triệt tiêu các giống quý hiếm,
các giống gà nội cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy những tính năng
ưu việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các vùng nông thôn, trung
do, miền núi.
- Các giống gà nhập nội
Trong những năm qua, nước ta đã nhập 14 giống gà. Các giống nhập
khẩu chủ yếu là bố mẹ và một số ít giống ông bà. Do công nghệ chăn nuôi
chưa hoàn toàn đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước
ta chỉ đạt 85-90% so với năng suất chuẩn của giống. Các giống nhập khẩu
được nuôi tại các cơ sở giống của nhà nước, công ty nước ngoài và trong
nước. Hiện nay, có 4 thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống gà nhập nội
như sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần
- Các doanh nghiệp nước ngoài (có 3 công ty lớn là CP.Group, Japfa
Comfeed, Topmill).
- Các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gà
- Các trang trại gà tư nhân
Cả nước hiện có 11 cơ sở giống trực thuộc Trung ương chăn nuôi gà
giống gốc với số lượng giống nuôi giữ khoảng 3.000 con gia cầm cụ kỵ và
18.000 gia cầm giống ông bà. Bên cạnh đó, còn có 106 trại giống thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau (10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài,
20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trang trại tư

nhân). Với số lượng giống nêu trên, các cơ sở có khả năng sản xuất được
100-120 triệu con giống mỗi năm. Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ
và số lượng ít giống ông bà, không giữ được giống lâu dài, nên hàng năm
các cơ sở này phải nhập giống mới thay thế. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn
toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao. Những năm
qua, cả nước nhập khẩu khoảng 1 triệu gà bố mẹ và 4.000-5.000 gà ông bà
mỗi năm để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong
nước. Đây là tồn tại lớn trong ngành chăn nuôi gà ở nước ta cần có sự thay
đổi về đầu tư lớn, chính sách để có thể chủ động con giống chất lượng cao,
các giống cao sản cung cấp cho sản xuất.
2.1.3. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y
Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân
tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy
ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là: Niucátxơn Gumboro,
Tụ huyết trùng… Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh
Gumboro 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra của viện
Chăn nuôi quốc gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn
gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá
thành. Chăn nuôi gà nông hộ vẫn bấp bênh, ngành chăn nuôi gà phát triển
không bền vững. Điều đáng quan tâm nhất là dịch cúm H5N1 lúc xuất hiện,
lúc lắng xuống. Chỉ tính 4 đợt cúm A H5N1, số gia cầm bị chết và tiêu hủy
lên tới 51 triệu con, thiệt hại khoảng 10.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhưng chính sách và
hệ thống ngành thú y còn nhiều bất cập, nhất là cấp cơ sở. Mặc dù đã có
pháp lệnh Thú y, song việc triển khai thực thi tại nhiều địa phương gặp
nhiều khó khăn. Mạng lưới cán bộ thú y, trình độ chuyên môn của đội ngũ
thú y còn yếu nhất là thú y cơ sở. Hoạt động thú y chưa được xã hội hoá.
Thông tin, giám sát dịch bệnh vừa thiếu lại vừa yếu. Tất cả những tồn tại
nêu trên là trở ngại lớn trong quá trình triển khai phòng, chống dịch bệnh
cho gia cầm.

2.1.4. Những tồn tại trong chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô
nhỏ, còn chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới
7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà,
trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông. Bình
quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh
nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là
tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh,
(từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn
nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hoá, là xu
thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi
hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định. Ước tính sản
phẩm chăn nuôi theo phương thức này chỉ đạt 30-35% về số lượng đầu con.
Hầu hết các địa phương vẫn
chưa quy hoạch và chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển vùng
chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Đầu tư nguồn lực của xã hội cho chăn
nuôi còn nhỏ bé. Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp, sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Các giống gà bản địa được sản xuất
theo phương thức tự sản xuất, tự tiêu với năng suất rất thấp do đặc điểm chất
lượng con giống và chưa được đầu tư chọn lọc, cải tạo. Còn lại 100% các
giống công nghiệp năng suất cao vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài,
nhưng các chỉ tiêu năng suất chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Do năng suất
thấp, giá thành thịt, trứng sản xuất trong nước cao, nên sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Cho đến thời điểm này, thịt và trứng
gà vẫn chỉ tiêu thụ trong nước, chưa thể xuất khẩu. Công nghiệp giết mổ,
chế biến gà còn lạc hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Hầu hết
việc giết mổ gà vẫn là thủ công, phân tán. Gà trước khi giết mổ phần lớn
chưa được kiểm dịch. Sản phẩn thịt được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi sống,
chưa có nhiều sản phẩm thịt, trứng được chế biến công nghiệp. Thực trạng
sản phẩm gà tươi sống bày bán ở các chợ chưa được kiểm soát và bảo đảm

vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng. Tác
động từ dịch cúm gia cầm là nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của chăn
nuôi gà. Dịch bệnh chưa được kiểm soát và thường xuyên xảy ra. Công tác
vệ sinh, phòng dịch, chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa được người chăn
nuôi chú trọng. Tỷ lệ đàn gà nuôi chăn thả tự do trong nông hộ được tiêm
phòng còn thấp, chỉ mới đạt 40-50% so với tổng đàn. Như đã phân tích ở
phần trên, qua gần 4 năm, dịch cúm gia cầm xảy ra và diễn biến hết sức
phức tạp. Trước nguy cơ của dịch cúm, người chăn nuôi, các doanh nghiệp
chưa yên tâm đầu tư, sản xuất chịu giá thành, chi phí cao và khó có thể
khẳng định trong thời gian ngắn có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất nếu
không có những biện pháp quyết liệt đổi mới phương thức chăn nuôi và các
chính sách đầu tư, hỗ trợ thích đáng để đổi mới ngành chăn nuôi gà.
2.2. Bệnh GUMBORO ( Gumboro disease, Infectious Bursal Disease )
2.2.1. Giới thiệu chung
Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus gây ra ở gà và gà tây. Virus
gây bệnh thuộc nhóm không có vỏ bọc, có sức chịu đựng rất cao, thời gian nung
bệnh ngắn, do đó khả năng truyền bệnh rất mạnh. Theo các điều tra gần đây tại
nước ta, gà công nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, Gumboro được coi là bệnh
truyền nhiễm chính trên gà hiện nay. Gà ta nuôi theo phương thức bán công
nghiệp cũng mắc bệnh, trên nhiều đàn tỷ lệ chết lên đến 20 -25%.
Bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1962 tại vùng Gumboro -
Bang Dalaware ở Mỹ. Lúc ấy người ta gọi là bệnh hư thận trên gà do triệu
chứng không tái hấp thu được nước tiểu, làm gà tiêu chảy rất nặng, gây
mất nước. Về sau bệnh lan dần và hiện nay khắp các châu lục đều có bệnh.
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện vào năm 1981 ở một số trại nuôi gà
công nghiệp thuộc các tỉnh phía Bắc, nhưng lúc đó chưa được chú ý, vào các
năm 1987-1993 bệnh phát triển rất mạnh gây chết rất nhiều gà, từ đó gây
được sự chú ý cho các nhà chuyên môn. Nhiều biện pháp phòng bệnh đã
được nghiên cứu, tuy nhiên ngày nay việc khống chế bệnh vẫn còn ở phía
trước.

2.2.2. Căn bệnh
2.2.2.1. Phân loại
IDBV thuộc họ Birnaviridae. Họ này gồm 3 giống: giống
Aqubirnavirus gây bệnh hoại tử tuyến tụy ở loài cá, giáp xác; giống
Avibirnavirus, trong đó có IDBV gây bệnh cho gà và giống
Entomobirnavirus. Các virus thuộc họ này đều đặc trưng bởi cấu tạo nhân
gồm 2 đoạn ARN sợi đôi.
2.2.2.2. Hình thái, cấu trúc
Virus có hình khối đa diện đều, là loại virus trần không có vỏ bọc
ngoài, kích thước nhỏ, từ 55 – 65 nm. Cấu tạo đơn giản chỉ gồm nhân chứa
ARN và lớp vỏ bọc capsip bên ngoài, vỏ này chứa các thành phần kháng
nguyên của virus. Lớp capsip gồm có 32 capsome, mỗi capsome lại được
cấu tạo từ 5 loại protein cấu trúc VP1, VP2, VP3, VP4, VP5 với khối lượng
phân tử lần lượt là 90kDa, 41kDa, 32kDa, 28kDa, 21kDa. Trong đó VP2 và
VP3 là hai loại protein chính. Vì không có vỏ bọc lên virus có sức đề kháng
cao trong tự nhiên, không mẫn cảm với ether và chloroform.
VP2 và VP3 là hai loại
protein đặc hiệu chịu trách
nhiệm kháng nguyên:
- Kháng
nguyên đặc hiệu nhóm:
kích thích cở thể sản
sinh kháng thể kết tủa.
Hình 1.Hình thái virus Gumboro

- Kháng thể đặc hiệu typ: kích thích cở thể sinh kháng thể trung
hòa, sự kết hợp này làm trung hòa tính gây bẹnh của virus.
Theo Mc Ferran ( 1980 ), virus gumboro có 2 serotyp là
serotyp1 và serotyp2
- Serotyp1: gây bệnh cho gà dưới 10 tuần tuổi, còn gà lớn

không có biểu hiện triệu chứng lâm sang; không gây bệnh cho gà tây
nhưng có thể tòn tại trên gà tây làm lây truyền bệnh.
- Serotyp2: gây bệnh cho gà tây nhưng không gây bệnh
cho gà, có thể phân lập được từ gà tây hoặc gà. Kháng thể serotyp2
tìm thấy ở gà tây nhưng đôi khi cũng tìm thấy trong huyết thanh gà và
vịt.
Hai serotype này có sự khác biệt nhau về cấu tạo kháng nguyên,
vì vậy chúng không gây miễn dịch chéo cho nhau. Hơn nữa sự tương
đồng giữa các biến chủng trong cùng một serotype chỉ đạt khoảng 30%.
Hai serotype chỉ phân biệt được bằng phản ứng trung hòa mà
không phân biệt được bằng phản ứng huyết thanh học khác như phản ứng
kháng thể huỳnh quang, ELISA.
2.2.2.3. Tính chất nuôi cấy
- Virus có thể nuôi cấy trên tế bào phôi gà ( 9 – 11 ngày tuổi )
bằng cách tiêm vào màng nhưn niệu. virus gây chết phôi sau 3 – 5 ngày.
Bệnh tích đặc trưng: màng niệu sung huyết, xuất huyết, sưng dầy lên,
phôi còi cọc, xuất huyết dưới da, gan, thận hoại tử, lách nhạt màu và có
điểm hoại tử.
- Nuôi cấy trên tế bào phôi gà, gà tây, vịt, thận thỏ, nhưng virus
không thích ứng nagy ở lần cấy đầu tiên mà phải qua vài lần cấy.
- Nuôi cấy trên động vật: gà 3 – 6 tuần tuổi bằng cách nhỏ mắt,
nhỏ mũi sau 2 – 3 ngày gà có bệnh tích như ngoài tự nhiên.
2.2.2.4. Sức đề kháng
Virus có sức đề kháng cao ngoài tự nhiên, bị vô hoạt ở pH >12
và pH <2. virus bị diệt ở 56
0
C trong 5 giờ, 60
0
C trong 30 phút. Các chất
sát trùng thông thường diệt được virus như fomali 0,5%, phenol 0,5%.

Trong chất độn chuồng, phân rác virus có thể tồn tại khá lâu và chính là
nguồn lây bệnh.
2.2.3. Dịch tễ học
2.2.3.1. Loài vật mắc
Trong tự nhiên gà là loài cảm thụ mạnh nhất với mầm bệnh, tuy
nhiên vịt cũng có thể mắc.
Gà từ 3 – 9 tuần tuổi cảm nhiễm mạnh nhất, tuy nhiên cũng có
trường hợp mắc sớm hơn hoặc muộn hơn.
Trong phòng thí nghiêm có thể gây bệnh cho gà hoặc phôi gà.
Bệnh sảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều vào vụ đông xuân,
tỷ lệ mắc trong đàn cao 100%, tỷ lệ chết 20 – 30 % sau 3 ngày bị bệnh,
chết nhiều sau 5 – 7 ngày.
2.2.3.2. Phương thức truyền lây
IDBV xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, chủ yếu qua thức
ăn, nước uống vào đường tiêu hóa.
Trong phòng thí nghiêm có thể thực nghiệm bằng nhỏ măt, mũi,
hậu môn.
2.2.3.3. Chất chứa mầm bệnh
Virus có nhiều trong túi Fabricius, ngoài ra có nhiều ở gan, lách, thận.
Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, chất độn chuồng… là nơi chứa mầm bệnh
tiềm tàng.
2.2.3.4. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi vào cơ thể, virus bắt đầu thực hiện quá trình nhân lên cục
bộ, chỉ sau 6 – 8 giờ đã có một lượng virus đáng kể xâm nhập vào hệ
tuần hoàn. Khi đó, virus sẽ được đưa đi khắp cơ thể đến gan, lách, túi
Fabricius, lúc này virus bắt đầu tấn công vào các tế bào lympho B
( trưởng thành, đang trưởng thành, tiền sinh ). Trong vòng 48 – 96 giờ, số
lượng tế bào lympho B bị phá hủy và giảm đi rất nhiều, đồng thời xuất
hiện một số bệnh tích vi thể và đại thể trong túi Fabricius và một số cơ
quan liên quan.

Số lượng virus tiếp tục được nhân lên và xâm nhập trở lại hệ tuần
hoàn gây nhiễm trùng máu. Virus lại đến các cơ quan thích ứng và gây
bệnh tích, lúc này xuất hiện thêm các phức hợp bệnh lý có thẩm xuất dịch
gây hiện tượng xung huyết, xuất huyết. Bệnh tích này thấy ở cơ ngực, cơ
đùi, túi Fabricius, lách và gan.
Có một số ý kiến cho rằng, bệnh tích trong Gumboro là kết quả
của phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể kiểu Anthus với sự có
mặt của bổ thể. Bình thường, lượng bổ thể trong cơ thể rất ít. Nhưng khi
có virus xâm nhập vào từ 1 – 3 ngày lượng bổ thể bắt đầu tăng lên và làm
tăng tốc độ phản ứng. khi bổ thể tham gia vào phức hợp miễn dịch thì
chu trình bệnh lí cũng kết thúc. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể - bổ
thể hình thành các cục máu đông gây tắc mạch, xuất huyết.
Đối với cở thể gia cầm mẫn cảm thì quá trình xâm nhập, sinh
bệnh, tiến triển chỉ trong 8 – 12 ngày. Nhưng gai cầm nào có khả năng
chống đỡ bệnh kém sẽ chết. Khi kêt thúc gà sã khỏi nhưng túi Fabricius
đã mất hết các nang lympho và các mô bào tiền lympho, vách ngăn giữa
các nang không còn, tổ chức liên kết tăng sinh làm cho túi teo nhỏ.
Virus có hướng tác động gây hiện tượng bệnh lý đông máu, tắc
nghẽn mạch quản chủ yếu vùng gan, lách gây hiện tượng xuất huyết,
sung huyết. hiện tượng bệnh lý này tăng và đạt cao nhất ở gà 6 tuần tuổi.
Do đó mà gà 3 -6 tuần tuổi bệnh tích rất điển hình.
Ở gia cầm túi Fabricius là cở quan miễn dịch quan trọng, do đó
mà khi túi bị phá hủy thì sẽ làm suy giảm miễn dịch, gà dễ mắc một số
bệnh khác như Newcastle, Marek’s, cầu trùng…
2.2.4. Triệu chứng của bệnh
- Gà bị nhiễm virus sớm, trước 2 tuần tuổi sẽ mắc bệnh thể tiềm ẩn, nếu
không có kháng thể hoặc kháng thể mẹ truyền dưới mức bảo hộ. Gà không
có triệu chứng lâm sàng lộ ra ngoài nhưng túi Fabricius bị tổn thương nặng
(viêm, phù, xuất huyết và sau đó bị teo) làm cho đáp ứng miễn dịch dịch
thể bị ức chế. Gà mắc thể bệnh này sẽ giảm năng suất, khả năng miễn dịch

yếu khi chủng ngừa các vaccin phòng bệnh khác, đồng thời tăng khả năng
và mức độ trầm trọng khi mắc các bệnh khác như: Cầu trùng, E.coli,
Newcastle
- Gà nhiễm bệnh sau 2 - 3 tuần tuổi có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Mức độ
nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủng virus gây bệnh.
Đối với gà thịt, bệnh Gumboro thường xảy ra ở lứa tuổi 3 - 6 tuần. Còn ở
gà đẻ trứng bệnh có thể phát ra ở những lứa tuổi muộn hơnBệnh thường
phát ra đột ngột với thời gian ủ bệnh ngắn (1 - 2 ngày), tiến triển bệnh rất
nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, gần như đồng loạt 100%, tỷ lệ chết cao nhất
vào những ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần, đến ngày thứ 7, 8 gà hồi
phục. Tỷ lệ chết dao động trong khoảng 5 - 30%, đôi khi lên đến 60% tùy
thuộc vào độc lực virus và trạng thái miễn dịch của đàn gà.

Hình 2.Gà mắc bệnh Gumboro
- Triệu chứng chủ yếu là bỏ ăn, gục đầu vào cánh, hay mổ hậu môn lẫn
nhau, uống nhiều nước, ỉa phân lỏng màu trắng hơi nhày, thường nằm úp,
mệt mỏi. Gà gầy sút nhanh do bị mất nước.
2.2.5. Bệnh lý học bệnh gumboro
Trước đây các biến đổi bệnh tích đại thể thường tập trung ở thận.
Tần số biến đổi ở thận trên số gà bị bệnh chiếm tỷ lệ khá cao, do đó bệnh
Gumboro được gọi là bệnh viêm thận truyền nhiễm (Cosgrove, 1962 (46)).
Thế nhưng ngày nay các biến đổi ở thận ít gặp hơn so với những cơ quan
khác như: dạ dày tuyến, túi Fabricius, cơ…Biến đổi ở bệnh Gumboro dạng
cổ điển cũng như dạng lâm sàng ngày nay rất đặc trưng, cho phép chúng ta
có thể dựa hoàn toàn vào đó để khẳng định bệnh, mà không cần những
phương pháp trong phòng thí nghiệm khác.
2.2.5.1. Biến đổi bệnh tích đại thể
Biến đổi bệnh tích đại thể dạng lâm sàng.
+ Khi bắt gà ốm mổ khám ta thấy ngay gà bẩn, ướt nhất là xung
quanh hậu môn, xác gà béo.

+ Nếu gà chưa chết ta thấy gà rất nóng do sốt cao, và rất lạnh khi
đã chết được sau khoảng 1-2 giờ.
Các biến đổi đại thể ở bệnh Gumboro thưởng tập trung ở cơ đùi và
ngực, đường ruột từ dạ dày tuyến đến hậu môn, ở hệ bài tiết, ở tuyến hạch
dịch (túi Bursa Fabricius)…
a. Biến đổi bệnh lý đại thể ở tuyến dịch hạch (túi Fabricius)
Tuyến dịch hạch (Bursa Fabricius) là một trong những cơ quan
trọng tâm có những biến đổi đặc trưng nhất:
*Về màu sắc
Vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi nhiễm bệnh: túi Fabricius được
nằm trong bao thẩm dịch như keo Gelatin loãng màu vàng, túi Fabricius
từ màu vàng ngà lúc bình thường chuyển sang màu vàng kem. Hai biến
đổi trên thấy rõ nhất vào đỉnh điểm của bệnh khi đó túi Fabricius sưng to
lên gấp nhiều lần. Khối lượng nước thẩm dịch cũng nhiều nhất, 5-6 ngày
sau khi phát bệnh thẩm dịch dần dần mất đi kèm theo quá trình phát triển
ngược lại của túi Fabricius (teo lại) lúc đó túi có màu xám ghi.

Hình 3.Túi Fabricius sưng, xuất huyết ở gà 35 ngày tuổi
*Về kích thước
Bình thường túi Fabricius nhỏ bằng hạt đậu xanh khi gà hai ba
ngày tuổi, nằm giữa phía trên hậu môn và phía dưới phao câu, túi lớn dân
bằng hạt lạc lúc gà vài tuần tuổi có cuống thông với trực tràng, túi có nhiều
ngăn nhỏ đều đặn như múi khế tạo lên các xoang chứa tế bào lympho cũng
là nơi tiếp nhận phôi nguyên bào có nguồn gốc từ long đỏ trứng hoặc các
nguyên bào lympho từ tủy xương, để biến nguyên bào đó thành những tế
bào B. Tế bào B có tính năng như tế bào bạch huyết, vì thế tế bào B được
gọi là tế bào B-lympho đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quá
trình đáp ứng miễn dịch dịch thể, mà không bị ảnh hưởng bởi các kích
ứng kháng nguyên bên ngoài. Những tế bào B-lympho tăng nhanh về số
lượng và đạt đến đỉnh cao lúc gà đạt 21 ngày tuổi – tức thời điểm gà thuần

thực về giới tính.
Độ lớn của túi Bursa Fabricius tuy có trọng lượng khác nhau ở các
dòng, giống gà khác nhau, nhưng trong cùng một giống gà chúng tương
đương nhau về khối lượng và trọng lượng. Trọng lượng trung bình của
túi Fabricius ở gà bình thường tăng dần từ lúc mới nở cho đến khi gà
đạt 10 tuần tuổi. Từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 24 chúng ổn định một
kích cỡ. Sau đó túi dần dần giảm đi, teo dần và biến mất khi gà đạt 28
tuần tuổi.
Khi mổ khám ngay sau khi gà mới bị nhiễm bênh túi Fabricius
đang trong quá trình sưng, bổ đôi túi thấy có dịch màu nhầy trắng. Các nếp
nhăn trong túi còn tương đối đồng đều và bắt đầu có điểm xuất huyết li ti.
Mổ khám vào ngày thứ 2 túi Fabricius đã sưng to gấp rưỡi so với
bình thường nằm gọn trong bao dịch nhầy. Nhìn từ ngoài vào đã thấy rõ vô
số điểm xuất huyết, bổ đôi túi nhầy có nếp nhăn không đều (múi sưng rất
to, múi nhỏ, đôi khi có sự liền phẳng giữa các múi) xuất huyết niêm mạc
bề mặt túi trông rất rõ tạo thành từng đám hoặc thành vệt.
Mổ ngày thứ 3: túi Fabricius đã căng mỏng, to gấp nhiều lần so với
bình thường và bơi trong bao nước có nhiều chất nhầy nhớt. Khi bổ đôi túi
không những thấy rõ những biến đổi như ngày thứ 2 với mức độ bệnh tích
nặng hơn, mà nhiều trường hợp thấy cả cục máu đông mà đỏ thẫm hoặc
đen chiếm đầy khoang túi.
Mổ ngày thứ 4: thấy túi Fabricius bắt đầu teo lại hoặc giữ nguyên
độ lớn như ngày thứ 3, toàn bộ túi bơi trong một bao thấm xuất vàng ngà.
Các di chứng biến đổi từ các phản ứng viêm, chảy máu nội, xác các tế bào
niêm mạc của túi đã chết tạo thành một huyễn dịch đặc quánh màu vàng
ngà hoặc ngà trắng.
Mổ ngày thứ 5 và thứ 6: thấy rõ túi Fabricius bị teo lại. Trọng
lượng túi lúc này chỉ bằng trọng lượng lúc ban đầu trước khi bị bệnh, chứa
một nội chất màu trắng ngà, khô và dễ nát như đậu phụng.
Những ngày tiếp theo túi giảm nhanh về khối lượng chỉ còn 1/3

trọng lượng so với ban đầu.
Những quan sát mới nhất của chúng tôi cho thấy có một số biến
chủng thuộc serotype 1 khi gây bệnh chúng tán phá túi Fabricius một cách
nhanh chóng đến mức độ túi không kịp sưng lên mà bị teo lại, do vậy khi
mổ khám gà bệnh trong khoảng 3 ngày đầu tiên chúng ta thấy một số
trường hợp túi Fabricius bé hơn bình thường, túi bị teo quắt lại.
Một số tác giả khác cho rằng : khi gà bị bệnh Gumboro trước 3
tuần tuổi , đặc biệt là ở thể không điển hình túi Fabricius cũng thường bị
teo lại, đây chính là đặc điểm bệnh tích điển hình của thể không lâm sang.
Tóm lại, chúng ta thấy những biến đổi bệnh tích ở túi Fabricius có
một quy luật : khi mới phát bệnh túi
Fabricius sưng rất to, các nếp nhăn
không đều luôn kèm theo xuất huyết niêm mạc.Sau đỉnh cao phát bệnh
(ngày thứ 4,5 trở đi – giai đoạn cuối của bệnh) túi fabricius phát triển
ngược lại-túi bị teo và luôn luôn kèm theo một nội chất như bã đậu phụ.

Hình 4.Túi Fabricius xuất huyết Hình 5.Túi Fabricius sưng, bên ngoài
được bao phủ bởi lớp màng nhày
b. Biến đổi bệnh tích ở cơ
Ngay sau khi virut thâm nhập vào đường huyết chúng được tải đến
hầu hết các cơ quan trong cơ thể, nhưng chúng chỉ trú tại ở túi Bursa
fabricius.tại đây chúng sinh sản rất nhanh rùi lại theo đường lympho trở về
máu với số lượng virut gấp nhiều lần với ban đầu.Virut không tồn tại lâu
trong máu mà bị vô hiệu lực do các thành phần của hệ thống miễn dịch
hoặc bị bao vây trung hòa bởi kháng thể sinh ra do chính bản than virut là
kháng nguyên kích thích.Những xác chết của virut được phân hủy và bài
xuất ra nọc độc tố gây huyết trong cơ thể và nhiều cơ quan khác.Vì thế khi
lột da gà ra chúng ta thường thấy rõ xuất huyết trên bề mặt cơ ở vùng
đùi ,ngực, mức độ xuất huyết phụ thuộc chủ yếu vào đọng lực của virut
gây bệnh và thời điểm mổ khám.Xuất huyết có thể ở dạng phân tán li ti , có

thể thành vệt hoặc thành đám đen thẫm rất đặc trưng cho bệnh Gumboro.

Hình 6. Xuất huyết cơ đùi, cơ lườn
c. Bệnh tích đường tiêu hóa
Những biến đổi ở đường tiêu hóa thường xuyên được quá sát thấy
trong tất cả các ca bệnh và tập trung chủ yếu ở dạ dày tuyến và ruột.
- Dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến bị sưng dày lên do tăng sinh ,trên bề mặt niêm mạc
thấy viêm xuất huyết giống như ở Niu-cat-xơn.Xuất huyết dạ dày tuyến ở
bệnh Gumboro có khi là một dải nằm giữa diều và dạ dày tuyến,có khi là
giả phân cách giữa dạ dày cơ với dạ dày tuyến giống hệt như ở niu-cat-xơn
, có khi xuất huyết tràn lan trên toàn bộ bề mặt niệm mạc(xem ảnh 2).
Để phân biệt xuất huyết dạ dày tuyến của bệnh Gumboro với các
bệnh khác như : Niu-cat-xơn, Marek…. Chúng ta phải căn cứ vào đặc điểm
xuất phát nơi xuất huyết.Nếu xuất huyết tràn lan trên bề mặt của dạ dày
tuyến (trừ đỉnh ống tuyến ), mà không phị thuộc vào vùng xuất huyết thì
đó là xuất huyết thuộc bệnh Gumboro.
Nếu chỉ xuất huyết trên đỉnh ống tuyến và cũng không phụ thuộc
vào vùng xuất huyết thì đó là xuất huyết đặc thù của bệnh Niu-cat-xơn.
Nếu chúng ta thấy xuất huyết cả đỉnh ống tuyến lẫn mô niêm mạc
giữa các ông tuyến (tràn lan) thì đó là xuất huyết thuộc bệnh ghép giữa
Gumboro với Niu-cat-xơn.
Xuất huyết dạ dày tuyến ở bệnh Marek ít gặp ở gà dưới 2 tháng
tuổi nếu có thì luôn kèm theo những bioeens đổi bệnh lý đặc trưng chon
bệnh Marek như: dạ dày tuyến tăng sinh dày lên gấp niều lần,luôn thấy có
các biến đổi khối u ở gan ,lách ,thận,tim,phổi…
- Ruột
Các biến đổi bệnh lý ở ruột của bệnh Gumboro khá đa
dạng,phong phú và điển hình.
Ruột căn chứa nhiều nước hoặc chất lỏng khi mới bị nhiễm

bệnh.Gia đoạn chứa nhiều dịch nhẩy trắng đục như mủ ( Mucin) hoaawcj
các nội chất nhớt : vàng xanh hoặc vàng trắng.
Đặc điểm nổi bật là viêm xuất huyết tràn lan dọc theo suốt đường
ruột đến tận hậu môn.
Phụ thuộc vào bệnh thứ phát tiếp theo có thể them những biến đổi
bênh tích.Ví dụ : khi ghép với e.coli chúng ta sẽ thấy them ruột căng chứa
nhiều bọt khí , phân nhớt xanh… khi ghép với cầu trùng tromng màng
tràng , hoặc tá tràng (ruột non ) thấy bị viêm xuất huyết rất nặng ,ddoooi
khi chứa toàn máu tươi hoặc máu đen.Nếu bị ghép với tụ cầu khuẩn hoặc
lien cầu khuẩn thì những đám hoại tử ruội , nếu ghép với clostridium thì
ruột bị tioms bầm từng đoạn và bị hoại tử sâu….
d. Biên đổi ở thận và đường niệu sinh dục
Các biến đổi ở thận vad đường niệu sinh dục thường xảy ra m,uộn
hơn so với các biến đổi ở túi Fabricius và đường ruột . Khi mổ khám gà
chết hoặc sắp chết (tức là sau 2-3 ngày bị bệnh ) chúng ta thường thấy 2
đường tiết niệu chứa đầy urat trắng, thận sưng to màu nâu thẫm nổi rõ
những điểm hoặc đám xuất huyết.Lúc này cần phân biệt với niêm phế
truyên nhiễm thể Uremia, chúng giống hệt nhau chỉ khác là ở IB k có xuất
huyết cơ, dạ dày tuyến và biến đổi túi Fabicius.Khi túi Fabricius bắt đầu
teo lại thì thận cũng bắt đầu giảm độ sưng và trở nên nhợt nhạt hơn.
Các cơ quan nội tạng khác như gan, lách ở bệnh Gumboro thuần
túy hầu như bình thường hoàn toàn về kích thước , hình dáng và màu
sắc.Thế nhưng khi xét nhiệm vi thể thì lách là cơ quan thứ 2 sau túi
Fabricius có nhiều bioeens đổi nhất.

Hình 7.Túi Fabricius viêm, có mủ Hình 8.Bệnh tích ở gan
Thận vàng
2.2.5.2. Biến đổi bệnh tích vi thể
Đặc điểm chung nổi bật nhất về nhưng biến đổi vi thể ở bệnh
Gumboro thường xảy ra ,ở các cơ quan có cấu trúc từ tế bào lympho như

túi Fabricius,Thymus,lách,tuyến,Harde…
a. Biến đổi vi thể tuyến hạch dịch(Búa Fabricius)
Ngay từ nhưng năm 1964 Hemboldt và Garner. 1967 Cheville đã
công bố 24 giờ sau khi gà bi nhiễm IBDV đã thấy rõ sự thoải mái trong các
tế bào lympho của túi Fabricius được cấu tạo bởi các nang có hình ngũ
giác hoặc lục giác và phân cách nhau bằng những vách ngang rõ rệt. Khi
virut IBDV tân công các nang tuishoawcj là dãn rông ra hoặc là thu hẹp lại
có hình chữ nhật ,hình tròn hoặc ô van.Trung tâm của mang bị hoại tủ rỗng
chỉ còn ít tế bào lympho tập trung ở vùng ngoại vi của màng . Các tế bào
lympho trong tâm của nang bị thoái hóa , chết được thay thế bằng tế bào dị
ái tính ( Hetefil cells) và các tế bào nôi mô tăng sinh (Reticuloendothelian
Systems Cells-RES).Các quá trình thoái hóa và hoạn tủ vừa mô tả trên
được quan sát thấy rõ nhất vào ngày thứ 3-4 sau khi bị nhiễm, khi đó các
khang rỗng giữa các nang được ní rộng nhưng diện tích giữa các nag bị
hẹp lại, bị biến dạng.Các tế bào tăng sinh cảu phản ứng viêm (dị ái
tính,plasma,RES…) bắt đầu bị các tế bào thực bào làm sạch khiến cấu trúc
túi lúc này trở nên dày, dai và xơ.Túi sưng to do tăng sinh va thủy thũng
vào những ngày tiếp theo (72-96 giờ sâu khi bị nhiễm IBDV) các tế bào
biểu mô bề mặt túi Fabricius cũng tăng singh, đồng thời các tế bào hình trụ
bị kích thích do virut tạo ra nhiều chất nhầy (Mucin) và chất nhầy đó được
đổ vào long túi làm cho cá chất dịch thẩm xuất có bọt và màu vàng, khối
lượng thẩm xuất nagfy càng nhiều đã tăng áp lực chèn ép lên các mao
mạch, khiến các mao mạch bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ sung huyết hoặc xuất
huyết.Trên bề mặt niêm mạc túi thấy các tế bào hình trụ cũng bị biến đổi
thoái hóa và xuất hiện nhiều tế bào nôn hình khối, có nhiều viết lõm bị ăn
sâu vào niêm mạc.Đây là thời điểm bắt đầu quá trình phát triển teo lai của
túi.
b. Biến đổi vi thể lách
Lách cũng là một cơ quan mẫn cảm đối với sự có mặt của virut
trong cơ thể nagy từ khi mới bị nhiễm mầm bệnh.Từ 1-3 ngày đầu lách bị

sưng lên nhờ quá trình tăng sinh nhanh chóng cảu tế bào lympho.Nhưng
vào nagyf thứ 2-3 do quá trình thoái hóa haoij tử dưới tác động trực tiếp
cảu IBDV các tế bào lympho tăng sinh đó cũng như các nang sinh lympho
(túi màm) bị triệt tiêu làm cho lách giảm đi về khối lượng và trở lại độ lớn
ban đầu.Đặc điểm nổi bật là các cấu trúc vi thể của lách được phục sinh rất
nhanh,nên nếu chúng ta xét nghệm bệnh tích vào những nagfy cuối cảu
quá trình phát triển bệnh thift ít khi thấy sự biến đổi như đã mô tả trên.
c. Biến đổi tuyến ức và hạch hạnh nhân
Ở các tuyến ức và hạch hạnh nhân thấy sự gai tăng nhanh chóng
các tế bào lymphocyte,nhất là vào các gia đoạn đầu khi IBDV mới xâm
nhập vào cơ thể.Các phản ứng viêm ít xảy ra ở đây, nên tuyến ức và hạch
nhan nhanh chóng trở lại bình thường.
Tuyến Hardarian
Tuyến Harder có những biến đổi thường thấy owrtheer ẩn bệnh khi
gà còn đang ít tuổi.Đặc điểm nổi bật là số lượng tương bào thấy rất ít trong
tuyến Harder do virut BIDV ngăng cản sự xâm nhập cảu chúng vào trong
tuyến.
d. Bệnh tích ở thận và các tuyến tế bào khác
Trước đây, thận được coi là một trong những cơ quan có nhiều biển
đổi nhất do kết quả của sự mất nước toàn cơ thể cũng như quá trình tự
nhiễm độc. Nhowd có sự hồi phục nhanh của thận nên các biến đổi vi thể
của thận cũng xảy ra chớp nhoáng |( chủ yếu là sự tăng sinh các tế bào
Heterofil(dị ái tính) và sự dãn nở các mao mạch …)nên khi xét nghiệm vi
thể ít thấy biến đổi bệnh tích ( Helmboldt và Gamer(1964) [20]).
Gan hầu như không có những biến đổi đặc biệt, ngoài hiện tượng
các bạch cầu đơn nhân sinh tăng sinh tụ tập quanh các mao mạch ngoại vi.
2.2.6. Chẩn đoán
2.2.6.1. Chẩn đoán dịch tễ học
Bệnh Gumboro gồm 2 thể : thể ẩn bệnh thường xảy ra từ lúc 1-3
tuần tuổi và thể lâm sang xảy ra từ 3-8 tuần tuổi với các đặc điểm lây lan

trực tiếp, bệnh xảy ra nhanh, hết sức đột ngột, tỷ lệ ốm và chết rất cao,
không phụ thuộc về giống gà,về mùa vụ….
2.2.6.2. Phương pháp lâm sàng học
Thể lâm sang bệnh thường xảy ra cấp tính.Gà đột nhiên uống nhiều
nước,giảm cân,suốt cao,năm bẹp la liệt,ỉa chảy phân nhớt xanh vàng, xanh
trắng.Quá trình phát triển bệnh và chết rất nhanh,tỷ lệ chết cao,song bệnh
cũng nhanh chóng kết thúc,gà hồi phục nhanh và trở lại bình thưởng sau 8-
10 ngày kể từ khi nổ ra bệnh.
2.2.6.3. Phương pháp giải phẫu bệnh lý
Xuất huyết cơ đùi, ngực
Xuất huyết dạ dày tuyến.
Viêm xuất huyết đường ruột
Biến đổi đặc trưng túi Fabricius : sưng to+xuất huyết hoặc teo
lại+nội chất như bã đậu
2.2.6.4. Chẩn đoán bệnh bằng Virus học
Túi Fabricius và lách là những cơ quan được chọn làm bệnh phẩm
để phân lập IBDV và chuẩn đoán bệnh.Bệnh phẩm được nghiền trong
nước sinh lý hoặc nước thịt Pepton có kháng sinh sau đó ly tâm bỏ cặn,
nước nổi được tiêm vào phổi trứng 9-10 ngày tuổi hoặc nôi cấy trên tế bào
xơ phôi gà, cũng có thể tiêm chuyền cho gà mẫn cảm.
Chuẩn đoán trên phôi trứng (phân lập virut trên phôi trứng )
Nước bệnh phẩm có thể tiêm vào màng nhung niệu (Chorio-
atlantoid-membarn-CAM),xoang niệu(Atlantoie Sac) long đỏ phôi(Yellow
Sac), trong đó tiêm vào màng nhung niệu là tốt nhất.Phôi dùng để xét
nghiệm từ 9-11 ngày tuổi sẽ chết khi tiêm nước bệnh phẩm từ 3-5 ngày nếu
như nước bệnh phẩm đó chứa BIDv.Bệnh tích của phôi gồm : phù thũng
vùng bụng,sung huyết tụ máu ở dưới da,xuất huyết lấm tấm dọc lưng

×