Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

SKKN: Đưa bài tập trên website VNOI vào giảng dạy Tin học chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 28 trang )






























SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh



Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐƯA BÀI TẬP TRÊN WEBSITE VNOI VÀO
GIẢNG DẠY TIN HỌC CHUYÊN

Người thực hiện: LÊ QUANG VINH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: TIN HỌC 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác






BM 01-Bia SKKN


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ QUANG VINH
2. Ngày tháng năm sinh: 19/12/1985
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Phòng V3, KTX trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
5. Điện thoại:01678038755 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01678038755
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Tin học
Số năm có kinh nghiệm: 5
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
o Lý thuyết và bài tập đồ thị - Phần cây khung (năm 2011)
o Website bồi dưỡng năng khiếu tin học (năm 2012)











BM02-LLKHSKKN


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, Tin học đã trở thành một môn học quan trọng, có hoạt động trí tuệ sáng
tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, thầy cô giáo và cả các bậc phụ huynh. Nhiều
tỉnh thành đã và đang xây dựng một phong trào khuyến học để phát triển và bồi
dưỡng cho các học sinh có năng khiếu về Tin học.
Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng khiếu Tin học cho các đội tuyển học sinh giỏi vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn như:
 Khối lượng kiến thức lớn, thay đổi thường xuyên, người giáo viên không thể cập
nhật hết được, đòi hỏi các em phải học thêm ở các kênh thông tin khác.
 Thiếu hụt các nguồn tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng như: sách, nguồn bài tập,
phân phối chương trình, thông tin các kì thi, kinh nghiệm … Điều này làm cho các
giáo viên khó triển khai việc bồi dưỡng một cách hiệu quả.
 Tin học không phải môn thi tốt nghiệp, thi đại học nên các em học sinh không
dám đầu tư nhiều thời gian, công sức nghiên cứu. Kinh nghiệm các năm giảng dạy
cho thấy, học sinh chuyên Tin chỉ có thể gặt hái được thành công nếu các em thực
sự đam mê. Vì vậy, việc khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê, hứng thú học bộ
môn Tin học là rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng.
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn nói chung và môn
tin học rói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều cách tiếp cận mới, giải pháp
mới, tận dụng các lợi ích của các công nghệ hiện đại. Vì vậy tôi thực hiện Sáng
kiến kinh nghiệm “Đưa bài tập trên website VNOI vào giảng dạy Tin học
chuyên” nhằm chia sẻ với các giáo viên đồng nghiệp một công cụ để trau dồi
chuyên môn và một mô hình học tập đơn giản, tiện lợi để tạo thêm hứng thú học
tập cho các em học sinh chuyên Tin.
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Một khó khăn lớn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học đó là Tin học

không phải môn thi tốt nghiệp, thi đại học nên các em học sinh không dám đầu tư
nhiều thời gian, công sức nghiên cứu. Kinh nghiệm các năm giảng dạy cho thấy,
học sinh chuyên Tin chỉ có thể gặt hái được thành công nếu các em thực sự đam
mê. Vì vậy, việc khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê, hứng thú học bộ môn Tin
học là rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng.
Hiện nay, trên internet có một số website, diễn đàn phục vụ cho việc bồi dưỡng
HSG tin học như: vnoi.info, spoj.pl, codeforce.org …Các website này có lượng bài
tập phong phú, đa dạng, thường xuyên tổ chức các kỳ thi trực tuyến, có hệ thống
chấm điểm tự động, thích hợp cho học sinh chuyên tin tự trau dồi kiến thức, kỹ
năng.
Đề tài này hướng đến việc sử dụng các công cụ trực tuyến sẵn có, tạo ra một mô hình một
mô hình học tập đơn giản, tiện lợi để tạo thêm hứng thú học tập cho các em học sinh
chuyên Tin.


2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Nội dung
Nội dung đề tài:
Trình bày cách sử dụng website www.vnoi.info và www.vn.spoj.info
Đề xuất đưa một số bài tập trên vnoi vào các chuyên đề.
Trình bày một số cách để đưa bài tập trên vnoi vào tiết học.
Trình bày giáo án một tiết học có kết hợp giải bài tập trên vnoi.
Biện pháp thực hiện
Tham khảo cách thức đăng kí thành viên, cách thức giải bài, nộp bài, chấm điểm tự
động trên các website vnoi.info.
Nghiên cứu giải các bài tập trên website
Thống kê, tổng hợp, phân loại các bài tập, sắp xếp các bài tập vào từng tiết dạy cụ
thể.
Thực nghiệm giảng dạy, khảo sát, đánh giá tác động của mô hình đối với học sinh.
II. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Áp dụng hỗ trợ việc bồi dưỡng ở các lớp chuyên Tin trường THPT chuyên Lương
Thế Vinh và Nhà Thiếu Nhi Đồng Nai.
Đề tài được thực hiện bởi cá nhân nên khối lượng thông tin cập nhật chưa được
nhiều.
Đánh giá mức độ áp dụng của học sinh: Tốt.
III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Từ hiệu quả thực tế thu được khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, cho thấy việc tích
hợp kho bài tập trên vnoi và chương trình dạy đem lại rất nhiều lợi ích, học sinh rất
thích thú khi giải được các bài tập, tạo thêm niềm say mê, hứng khởi cho các em.
Đồng thời cung cấp cho học sinh một phương tiện học từ xa rất thiết thực, khuyến
khích khả năng tự học và áp dụng công nghệ thông tin vào học tập cho các em học
sinh.
Trong thời gian tới đề tài sẽ tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung thêm bài tập từ các
website khác. Kho bài tập trên các website là rất lớn, vì vậy cần có sự hợp tác của
các giáo viên đồng nghiệp trong tổ để đề tài được hoàn thiện hơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo khoa chuyên Tin – Hồ Sĩ Đàm, Đỗ Đức Đông, Lê Minh Hoàng,
Nguyễn Thanh Hùng – NXB Giáo Dục Việt Nam- 2009
2. Giải thuật và lập trình – Lê Minh Hoàng – Đại học Sư phạm Hà Nội – 2002
3. Sáng tạo trong thuật toán và lập trình – Nguyễn Xuân Huy – Tủ Sách Sáng Tạo
Duy Tân – 2008


4. Một số website từ Internet: vnoi.info, spoj.vn, codefore.org, …

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)





SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
ĐƯA BÀI TẬP TRÊN WEBSITE VNOI VÀO GIẢNG DẠY TIN HỌC CHUYÊN
Họ và tên tác giả: LÊ QUANG VINH Chức vụ: .Giáo viên
Đơn vị: . Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
Có giải pháp hoàn toàn mới 
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại

đơn vị có hiệu quả 
Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
BM04-NXĐGSKKN


- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)











Mục lục
I. GIỚI THIỆU 10

II. GIỚI THIỆU WEBSITE VNOI 10
1. Giới thiệu 10
2. Hướng dẫn sử dụng 11
a) Đăng ký 11
b) Đăng nhập 12
c) Kết nối hồ sơ VOJ 12
d) Danh sách bài tập 13
e) Nộp bài 15
f) Xem bài nộp 19
g) Đăng xuất 20
III. ĐƯA BÀI TẬP VÀO CÁC CHUYÊN ĐỀ 20
IV. Trình bày một số cách để đưa bài tập trên vnoi vào tiết học 23
1. Dạng bài tập thực hành 23
2. Bài tập về nhà 23
3. Đề kiểm tra 23
4. Thi trực tuyến 24
V. GIÁO ÁN 1 TIẾT DẠY 24
1. MỤC TIÊU 24
a) Kiến thức 24
b) Kỹ năng 24
c) Thái độ 24
2. CHUẨN BỊ 24
3. GIẢNG DẠY 25
VI. HƯỚNG PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN 27
1. Bổ sung thêm hệ thống bài tập 27
2. Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi trực tuyến 27


3. Xây dựng hệ thống tính điểm trên lớp 28
4. Tạo ra các cuộc thi trực tuyến 28

VII. KẾT LUẬN 28



I. GIỚI THIỆU
Ngày nay, Tin học đã trở thành một môn học quan trọng, có hoạt động trí tuệ sáng tạo và
hấp dẫn đối với nhiều học sinh, thầy cô giáo và cả các bậc phụ huynh. Nhiều tỉnh thành
đã và đang xây dựng một phong trào khuyến học để phát triển và bồi dưỡng cho các học
sinh có năng khiếu về Tin học.
Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng khiếu Tin học cho các đội tuyển học sinh giỏi vẫn còn
gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu là Tin học không phải môn thi tốt nghiệp, thi đại học
nên các em học sinh không dám đầu tư nhiều thời gian, công sức nghiên cứu. Kinh
nghiệm các năm giảng dạy cho thấy, học sinh chuyên Tin chỉ có thể gặt hái được thành
công nếu các em thực sự đam mê. Vì vậy, việc khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê,
hứng thú học bộ môn Tin học là rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng.
Sáng kiến kinh nghiệm “Đưa bài tập trên website VNOI vào giảng dạy Tin học
chuyên” nhằm chia sẻ với các giáo viên đồng nghiệp một mô hình học tập đơn giản, tiện
lợi để tạo thêm hứng thú học tập cho các em học sinh chuyên Tin.
II. GIỚI THIỆU WEBSITE VNOI
1. Giới thiệu

vnoi.info - Olympic tin học Việt Nam, một website được xây dựng và phát triển bởi cựu
học sinh các khối chuyên toán - tin học trên cả nước, với mong muốn trở thành nơi giao
lưu, trao đổi, lưu trữ những tài liệu về toán tin cho mọi người.
Website tập hợp thông tin về các kỳ thi, đề thi các năm, kiến thức phân theo từng khối
lớp, bài tập phân loại theo từng chuyên đề, các video, hình ảnh minh họa, diễn đàn để
trao đổi thông tin …


Trên website có hệ thống bài tập rất phong phú do các thành viên đóng góp. Một hệ

thống chấm điểm bài làm và xếp hạng tự động giúp các thành viên có thể tự rèn luyện và
thi đua với nhau.
Website cũng thường xuyên tổ chức các kì thi trực tuyến, các buổi giao lưu để các thành
viên có thể gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.
Hiện tại website có hơn 13.000 thành viên, trong đó nhiều thành viên đã từng đạt giải
quốc gia môn tin học, nhiều thành viên nằm trong đội tuyển thi quốc tế, và đặc biệt có
các thành viên hiện là giảng viên các trường đại học, các thành viên là các giáo viên có
nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi như thầy Lê Minh Hoàng, thầy Nguyễn
Thanh Hùng …
2. Hướng dẫn sử dụng
a) Đăng ký
Click vào link Đăng ký trên trang chủ VNOI.

Sau khi click sẽ hiện ra trang đăng kí. Nhập các thông tin cần thiết vào các khung thông
tin sau đó click Gửi bản đăng kí.

Sau khi đăng kí thành công sẽ hiện lên thông báo:



Lúc này ta cần vào email đã nhập để xác nhận và hoàn thành đăng kí.
b) Đăng nhập
Sau khi đăng kí thành công, click biểu tượng VNOI để trở về trang chủ. Nhập tên đăng
nhập và mật khẩu vừa đăng kí xong và click Đăng nhập.

Sau khi thấy hiển thị ở phần đăng nhập “Xin chào, <tên tài khoản>” là đã đăng nhập
thành công.

c) Kết nối hồ sơ VOJ
Sau khi đăng nhập, ta có thể xem bài tập, danh sách bài nộp… và nhiều chức năng khác

nhưng không thể nộp bài. Để nộp bài cho VNOI, ta cần phải kết nối hồ sơ VOJ. Để kết
nối đến hồ sơ VOJ, ta cần đăng ký một tài khoản y hệt như tài khoản đã đăng ký trong
trang spoj.pl. Nhập tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng kí vào phần khung “Hồ sơ VOJ
của tôi” sau đó click Kết nối.



Sau khi hiện lên bảng sau là đã kết nối thành công hồ sơ VOJ. Nhấn OK.

Sau khi kết nối, hồ sơ VOJ sẽ hiện lên ở phần kết nối VOJ.

d) Danh sách bài tập
Trong VNOI, có rất nhiều bài tập (đề bài). Để xem danh sách bài tập, ta trỏ chuột vào
thanh “VOJ” dưới logo VNOI, chọn Danh sách bài tập.



Sau khi chọn sẽ hiện ra hàng loạt bài tập ở khung chính của trang. Ta có thể sắp sếp các
bài tập theo ngày, loại bài, mã bài, tên bài, giá trị… bằng cách click vào tiêu để của cột
tương ứng. (Ví dụ: để sắp sếp theo giá trị ta click vào tiêu để Giá trị).

Ở trang danh sách bài tập, ta còn có thể lọc các bài tập theo tiêu chí tự chọn bằng cách
nhập các thông tin lọc (mã bài, tên bài…) sau đó click Tìm kiếm.

Để xem đề bài một bài tập cụ thể, ta click vào tên bài tập tương ứng với bài tập muốn
xem.



Lập tức trang web sẽ hiện ra thông tin của bài tập đã chọn (mã bài, loại bài, ngôn ngữ cho

phép, giới hạn thời gian… và đề bài)

Ở đây ta có thể chọn một vài thao tác khác đối với bài tập đã chọn (Bảng xếp hạng, thống
kê,…)

e) Nộp bài
Đây là phần cơ bản và quan trọng cần làm trong VNOI. Để nộp bài một bài tập, đầu tiên
ta cần chọn một bài tập, sẽ hiện ra các thông tin của bài tập. Lúc này ta click vào thẻ Nộp
bài để nộp mã nguồn của bài tập tương ứng đã chọn.



Sau khi click sẽ xuất hiện trang Nộp bài. Có 2 cách để nộp bài:
 Nộp trực tiếp mã nguồn: Chọn trình biên dịch là ngôn ngữ lập trình đúng với ngôn
ngữ lập trình sẽ viết, gõ mã nguồn của chương trình vào khung dưới, và click Nộp
bài




 Gửi file chứa mã nguồn: Click vào submit Chọn tập tin sẽ hiện lên hộp thoại gửi
tập tin, chọn file chứa mã nguồn cần nộp và click Open. Chọn trình biên dịch là
ngôn ngữ lập trình đúng với ngôn ngữ lập trình sẽ viết. Sau đó click Nộp bài.


-



-

Sau khi click Nộp bài, trình duyệt sẽ hiện ra một trang web mới có trang chủ là
vn.spoj.pl. Lúc này ta cần xác nhận tài khoản một lần nữa để có thể nộp bài. Nhập tên
đăng nhập và mật khẩu VOJ và click Log in để tiếp tục (Nếu đã đăng nhập trước đó thì
việc xác nhận tài khoản sẽ không xuất hiện).




Chú ý: nếu đăng nhập xong mà gặp lỗi thì thoát trang SPOJ đi và nộp bài lại.
Sau khi nộp bài thành công, trang web sẽ hiện lên biên bản chấm bài và hiển thị kết quả
bài làm vừa nộp.

f) Xem bài nộp
Sau khi nộp bài, ta có thể xem lại tất cả các bài làm đã nộp của mình. Để xem các bài đã
nộp, ta trở lại trang chủ vnoi.info và click vào Tên đăng nhập ở khung Hồ sơ VOJ.



Trang web sẽ xuất hiện trang cá nhân. Click vào Danh sách bài nộp để xem
Lập tức sẽ xuất hiện danh sách các bài làm đã nộp.

g) Đăng xuất
Click vào submit Đăng xuất trên phần đăng nhập để thoát.

Các thao tác khác các bạn tự khám phá và xem các hướng dẫn khác trong vnoi.info
III. ĐƯA BÀI TẬP VÀO CÁC CHUYÊN ĐỀ
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm hiểu và giải một số bài tập trên website. Sau đó tổng
hợp và phân loại vào các chuyên đề. Đây là bảng tổng hợp:
STT Chuyên đề Mã bài Tên bài
1 Kỹ thuật lập trình

 Cấu trúc tuần tự
 Cấu trúc rẽ nhánh
 Cấu trúc lặp
ROTATION
COUNTCBG
TCDFZ
FIBVAL VOI 2012
Quay bánh xe
COUNT N
Chữ số tận cùng khác 0
Bản vanxơ Fibonacci
2 Mảng MAXARR1 Help Conan 12 !



1 chiều
 2 chiều
VBGRASS

Bãi cỏ ngon nhất
3 Xâu HAM12 VOI 2012
CHATCHIT
PYRAMID2
Khoảng cách Hamming
Chat chit
Duyệt binh
4 Đệ quy VRATF Những con đường quanh
nông trang
5 Số học
 Cơ số

 Ước – bội
 Số nguyên tố
 Dãy số
MYSTERY
ETF
PNUMBER
NKABD
MPRIME
CPRIME
LQCCANDY
NKNUMFRE
LATGACH
Số huyền bí
Euler Totient Function
Tìm số nguyên tố
Số phong phú
Số nguyên tố ghép
Prime Number Theorem
CANDY
Số thân thiện
Lát gạch
7 Sắp xếp – Tìm kiếm

VOI08 NKSGAME

AUCTION

NOIXICH
NUMCON
VOI2012 MOVE12


Trò chơi với dãy số
Going Once, Going Twice,
Gone!
Nối Xích
Ghép số lớn
Điều động

8
Cấu trúc dữ liệu
 Stack
 Queue
 Deque
 Interval Tree
MINK
NKLINEUP

Huyền thoại Lục Vân Tiên
Xếp hàng


9 Số lớn MULONE

Nhân 1
10 Vét cạn quay lui BONES
VCOWFLIX
MIXUP2
Xúc xắc bò
Đi xem phim
Đàn bò hỗn loạn

11 Quy hoạch động MRECAMAN
VSTEPS
NKCABLE
MAXARR1
LINEGAME
VOI09
NKJUMP VOI08
NKTICK
LIQ LIS
NSC
QBSTR
NKPALIN
QBSEQ

DTDOI
NKPOLY
OPTCUT
VNCUT
LSFIGHT
QBMAX
QBSQUARE
VBOARD
NKMAXSEQ
Recaman’s Sequence
Bậc thang
Nối mạng
Help Conan 12 !
Trò chơi với băng số

Lò cò

Xếp hàng mua vé
Dãy con tăng dài nhất
Nuga chia kẹo
Xâu con chung dài nhất
Chuỗi con đối xứng
Dãy con dài nhất có tổng
chia hết cho K
Đổi tiền
Chia đa giác
Chặt cây
Cắt hình chữ nhật
Đấu trường VM08
Đường đi có tổng lớn nhất
Hình vuông 0 1
Chessboard Bàn cờ
Dãy con liên tiếp dài nhất


tổng >=P
12 Lý thuyết đồ thị
 DFS
 BFS
 Loang
 Euler – Hamilton
 Floy – Dijkstra
 Cây khung
MESSAGE
TRAVEL12 VOI
V80RG
ADS

ONBRIDGE
PCYCLE
FLOYD
VDANGER

NKCITY
IOIBIN
FWATER
KNIGHTS1
Truyền tin
Hành trình du lịch
Tổ chức đối lập
Quảng cáo
ONBRIDGE
Thám hiểm mê cung
Floyd hoặc Dijkstra
Nguy hiểm rõ ràng trước
mắt
Xây dựng thành phố
Các thùng nước
Tưới nước đồng cỏ
Knights
Tổng cộng: 64 bài
IV. Trình bày một số cách để đưa bài tập trên vnoi vào tiết học
1. Dạng bài tập thực hành
Trong giờ bài tập, với phòng máy có kết nối internet, giáo viên có thể đưa ra mã bài và
yêu cầu học sinh tự truy cập vào website để lấy đề về máy, giải và tự chấm điểm trên
website. Học sinh sẽ tự đánh giá được chương trình của mình thông qua số điểm đạt
được.
2. Bài tập về nhà

Giáo viên đưa ra mã bài, yêu cầu học sinh về nhà giải. Giáo viên sẽ kiểm tra việc giải bài
và số điểm đạt được thông qua các tài khoản của học sinh trên website.
3. Đề kiểm tra
Giáo viên cũng có thể lấy các bài tập trên website VNOI để ra đề kiểm tra, các bộ test đa
thường đầy đủ và chặt chẽ. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh có thể chấm bài trực tiếp
trên website để đánh giá hoặc thu các bài làm của học sinh và tự mình chấm trên website.


4. Thi trực tuyến
Giáo viên cũng có thể sử dụng hệ thống bài tập trên website để tổ chức các kỳ thi trực
tuyến cho học sinh trong lớp. Giáo viên sẽ quy định giờ thi, học sinh ở nhà sẽ truy cập lên
internet, đến giờ thi, giáo viên sẽ công bố mã bài của các bài tập trong đề thi. Học sinh sẽ
ở nhà và viết chương trình giải và nộp trực tiếp lên website. Hết giờ, giáo viên sẽ kiểm tra
các tài khoản của học sinh để thống kê số điểm.
V. GIÁO ÁN 1 TIẾT DẠY
Ở mục này, tôi xin trình bày giáo án một tiết dạy mà tôi đã áp dụng bài tập trên website
VNOI vào tiết học.
SÀNG NGUYÊN TỐ
1. MỤC TIÊU
a) Kiến thức
 Hiểu được thuật toán sàng nguyên tố.
 Biết cách vận dụng trong các bài toán cụ thể.
b) Kỹ năng
 Lập trình được các bài toán áp dụng sàng nguyên tố;
 Viết chương trình trong sáng, rõ ràng.
 Chạy debug được các chương trình.
c) Thái độ
 Học sinh thích thú tiếp thu kiến thức, có mong muốn mở rộng vấn đề.
2. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng, máy vi tính kết nối Internet, phần mềm Netop School.

Học sinh: có tài khoản trên website vnoi, biết cách sử dụng website.


3. GIẢNG DẠY
Hoạt động Nội dung bài học
1. Đặt vấn đề (10 phút)
Gv yêu cầu học sinh truy cập và
đăng nhập website VNOI, tìm bài
tập có mã bài sau:
PNUMBER Tìm số nguyên tố.
Gv yêu cầu nhóm thảo luận trong 5
phút và đưa ra ý tưởng giải quyết
bài toán.
Hs trao đổi và đưa ra ý tưởng: sử
dụng vòng lặp và thuật toán kiểm
tra số nguyên tố để xuất các số
theo yêu cầu.
Giáo viên đặt vấn đề:
 Giới hạn kích thước là: (1 ≤
A ≤ B ≤ 200000)
 Giới hạn thời gian: 5s
Với thuật toán kiểm tra số nguyên
tố đã học (bổ sung thêm các cải
tiến) vẫn không thể hoàn thành
được yêu cầu đề bài.
PNUMBER Tìm số nguyên tố
Hãy tìm tất cả các số nguyên tố trong đoạn [A,B]
.
Input
Gồm 2 số nguyên A và B cách nhau bởi 1 dấu

cách ( 1 ≤ A ≤ B ≤ 200000 ) .
Output
Ghi ra tất cả các số nguyên tố trong đoạn [A,B].
Mỗi số trên 1 dòng .
Ví dụ
Input Output Giải thích
1 10 2
3
5
7
Time: 5s


2. Xây dựng thuật toán “Sàng nguyên tố” (15 phút)
GV khuyến khích các nhóm tìm
kiếm trên forum VNOI để tìm ra
cách giải quyết cho bài toán trên.
Gv yêu cầu học sinh tổng hợp các
trao đổi trên forum và đưa ra ý
tưởng cho thuật toán sàng nguyên
Ý tưởng:
Nhận xét nếu i là số nguyên tố thì các bội của i
không phải là số nguyên tố tức là các số i*j với j
trong đoạn [i, B/i] không phải là số nguyên tố.
Ta dùng mảng p để đánh dấu các số nguyên tố từ
1  B, P[i]=true, i là nguyên tố, false i không là

×