Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Xây dựng và phát triển website C2C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.21 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÁY TÍNH
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN WEBSITE C2C
GVHD: ThS. ĐẶNG TRẦN TRÍ
---o0o---
SV1: HOÀNG THANH NGỌC BẢO - 50600117
SV2: BÙI ĐĂNG KHÁNH - 50601060
SV3: LÝ THĂNG LONG - 50601311
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2010
MỤC LỤC
Báo cáo ĐAMH 2 GVHD: ThS. Đặng Trần Trí
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Hoàng T.N Bảo - Bùi Đăng Khánh – Lý Thăng Long Trang 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.
1.1 Giới Thiệu Đề Tài.
Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những trang
tin kinh doanh trực tuyến ngày càng xuất hiện nhiều trên Internet. Người ta khai thác sức mạnh của
thương mại điện tử vì một số lý do như:
• TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và
đối tác.
• TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất.
• TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
• TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chí phí giao dịch.
• TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần
tham gia vào quá trình thương mại.
• Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
Tiêu biểu nhất là các trang web bán hàng qua mạng theo hình thức C2C (Consumer to


Consumer), là hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau.
Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử
và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu
thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Đây có lẽ là tiềm năng lớn nhất cho
việc phát triển các thị trường mới.
Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:
• Đấu giá trên một cổng, chẳng hạn như eBay, cho phép đấu giá trên mạng cho những
mặt hàng được bán trên web.
• Hệ thống hai đầu như Napster (một giao thức chia sẻ dữ liệu giữa người dùng sử dụng
diễn đàn nói chuyện IRC) và các hình thức trao đổi file và tiền.
• Quảng cáo phân loại tại một cổng như Excite Classifieds và eWanted (một thị trường
mạng trao đổi qua lại nơi người mua và người bán có thể thương thuyết và với đặc thù
“người mua hướng tới & muốn quảng cáo”).
Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trong đó khách hàng
là người điều khiển giao dịch. Một ví dụ cụ thể của nó là khi hãng hàng không cạnh tranh đưa ra
cho người mua giá vé tốt nhất để đáp lại quảng cáo của người mua rằng anh ta muốn bay từ New
York tới San Francisco.
Có rất ít thông tin về quy mô của thương mại điện tử C2C. Tuy nhiên, con số C2C về các
trang web thông dụng C2C như là eBay và Napster chỉ ra rằng thị trường này thì rất lớn. Những
trang web này tạo ra hàng triệu đô la bán hàng mỗi ngày.
Ở Việt Nam, hiện có một số website thương mại điện tử C2C lớn như Chợ Mua Bán,
Ahamai.com, Chợ điện tử, 5s, Mua rẻ, Fixgia. Đặc biệt là eBay đã mở riêng 1 trang bằng tiếng Việt,
điều đó cho thấy tiềm năng từ thị trường Việt Nam là rất lớn.
1.2 Nội Dung Đề Tài.
A
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ASP.NET MVC FRAMEWORK.
2.1 Khái niệm ASP.NET MVC.
2.1.1 Mô hình MVC cơ bản
MVC viết tắt của các chữ cái đầu của Models, Views, Controllers.
MVC chia giao diện UI thành 3 phần tương ứng: đầu vào của controller là các điều

khiển thông qua HTTP request, model chứa các miền logic, view là những thứ được sinh ra trả
về cho trình duyệt.
Hình 2.1 Mô hình MVC cơ bản
Lợi ích của việc dùng phương pháp MVC là sự phân đoạn rõ ràng giữa models, views,
controllers bên trong ứng dụng. Cấu trúc sạch sẽ giúp cho việc kiểm tra lỗi ứng dụng trở nên dễ
dàng hơn.
Models trong các ứng dụng dựa trên MVC là những thành phần có nhiệm vụ lưu trữ
thông tin, trạng thái của các đối tượng, thông thường nó là một lớp được ánh xạ từ một bảng
trong CSDL. Lấy ví dụ, chúng ta có lớp Product được sử dụng để mô tả dữ liệu từ bảng
Products trong SQL, bao gồm ProductID, OrderDate…
Còn đối với Views, nó chính là các thành phần chịu trách nhiệm hiển thị các thông tin
lên cho người dùng thông qua giao diện. Thông thường, các thông tin cần hiển thị được lấy từ
thành phần Models. Ví dụ, đối tượng Product có một “Edit” view bao gồm các textboxes, các
dropdowns và checkboxes để chỉnh sửa các thuộc tính của sản phẩm; có một “Display” view
gồm 2 dòng, cột dòng là ProductID, dòng sau là OrderDate… để xem thông tin về sản phẩm.
Cuối cùng, Controllers trong các ứng dụng kiểu MVC chịu trách nhiệm xử lý các tác
động về mặt giao diện, các thao tác đối với models, và cuối cùng là chọn một view thích hợp để
hiển thị ra màn hình. Trong kiến trúc MVC, view chỉ có tác dụng hiển thị giao diện mà thôi, còn
điều kiển dòng nhập xuất của người dùng vẫn do Controllers đảm trách.
2.1.2 Một vài đặc trưng trong ASP.NET MVC
Tách rõ ràng các mối liên quan, mở khả năng test TDD (test driven developer). Có thể test
unit trong ứng dụng mà không cần phải chạy Controllers cùng với tiến trình của ASP.NET và có thể
dùng bất kỳ một unit testing framework nào như NUnit, MBUnit, MS Test, v.v…
Có khả năng mở rộng, mọi thứ trong MVC được thiết kế cho phép dễ dàng thay thế/tùy
biến ( ví dụ: có thể lựa chọn sử dụng engine view riêng, routing policy, parameter serialization,
v.v…). Bao gồm một ánh xạ URL mạnh mẽ cho phép xây dựng ứng dụng với những URL sạch, các
URL không cần cs phần mở rộng (ví dụ: có thể ánh xạ địa chỉ /Products/Edit/4 để thực hiện hành
động “Edit” của lớp điều khiển ProductControllers hoặc ánh xạ địa chỉ /Blog/SomeTopic để thực
hiện hành động “Display Topic” của lớp điều khiển BlogEngineController).
ASP.NET MVC Framework cũng hỗ trợ những file ASP.NET như .ASPX .ASCX và

.Master, đánh dấu các tập tin này như một “view template” ( có thể dễ dàng dùng các tính năng của
ASP.NET như lồng các trang Master, <%= %> snippets, mô tả server controls, template, data-
binding, localization, v.v… ). Tuy nhiên sẽ không còn postback và interactive back server và thay
vào đó là interactive end-user tới một Controller class ( không còn viewstate, page lifecycle ).
ASP.NET MVC Framework hỗ trợ đầy đủ các tính năng bảo mật của ASP.NET như
forms/windows authenticate, URL authorization, membership/roles, output và data caching,
session/profile state, configuration system, provider architecture v.v…
2.2 Sự khác biệt với Webfrom
ASP.NET WebForm sử dụng ViewState để quản lý, các trang ASP.NET đều có lifecycle,
postback và dùng các web controls, các events để thực hiện các hành động cho UI khi có sự tương
tác với người dùng nên hầu hết ASP.NET WebForm xử lý chậm.
ASP.NET MVC Framework chia ra thành 3 phần: Models, Views, Controllers. Mọi tương
tác của người dùng với Views sẽ được thực hiện hành động trong Controllers, không còn postback,
không còn lifecycle không còn events.
Việc kiểm tra ( test ), gỡ lỗi ( debug ) với ASP.NET đều phải chạy tất cả các tiến trình của
ASP.NET và mọi sự thay đổi ID của bất kỳ controls nào cũng ảnh hưởng đến ứng dụng. Đối với
ASP.NET MVC Framework thì việc có thể sử dụng các unit test có thể thẩm định rất dễ dàng các
Controller thực hiện như thế nào.
Tính năng ASP.NET 2.0 ASP.NET MVC
Kiến trúc chương trình Kiến trúc mô hình WebForm -> Business
-> Database
Kiến trúc sử dụng việc phân chia
chương trình thành Controllers,
Models, Views
Cú pháp chương trình Sử dụng cú pháp của webform, tất các
sự kiện và controls do server quản lý
Kiến trúc sử dụng việc phân chia
chương trình thành Controllers,
Models, Views
Truy cập dữ liệu Sử dụng hầu hết các công nghệ truy cập

dữ liệu trong ứng dụng
Phần lớn dùng LINQ to SQL class
để tạo mô hình truy cập đối tượng
Debug Debug chương trình phải thực hiện tất cả
bao gồm các lớp truy cập dữ liệu, sự
hiển thị, điều khiển các controls
Debug có thể sử dụng các unit test
kiểm tra các phương thức trong
controller
Tốc độ phân tải Tốc độ phân tải chậm khi trong trang có
quá nhiều các controls vì ViewState quá
lớn
Phân tải nhanh hơn do không phải
quản lý ViewState để quản lý các
control trong trang
Tương tác với javascript Tương tác với javascript khó khăn vì các
controls được điều khiển bởi server
Tương tác với javascript dễ dàng vì
các đối tượng không do server quản
lý điều khiển không khó
URL Address Cấu trúc địa chỉ URL có dạng
<filename>.aspx?&<các tham số>
Cấu trúc địa chỉ rành mạch theo
dạng Controllers/Action/Id
Bảng 2.1 So sánh ASP.NET 2.0 và ASP.NET MVC
2.3 Định tuyến URL và điều phối hiển thị
2.3.1 Công dụng của hệ thống định tuyến trong ASP.NET MVC
ASP.NET MVC Framework có một hệ thống định tuyến URL ( URL Routing System ) linh
hoạt cho phép xác định các quy tắc ánh xạ địa chỉ URL bên trong ứng dụng. Một hệ thống định
tuyến có 2 mục đích:

• Xây dựng một tập hợp các URL đi vào ứng dụng và định tuyến chúng tới các Controller
và thực thi các phương thức Action để xử lý.
• Xây dựng các URL gửi đi mà có thể gọi ngược trở lại Controllers/Actions ( ví dụ: form
posts, liên kết <a href=“”> và các lời gọi AJAX).
Sử dụng các quy tắc ánh xạ URL để điều khiển URL đi vào và đi ra để tăng tính mềm dẻo
cho việc lập trình ứng dụng, nghĩa là nếu muốn thay đổi cấu trúc URL ( ví dụ /Catalog thành
/Products ) có thể thay đổi một tập hợp quy tắc ánh xạ mức ứng dụng mà không cần phải viết lại
mã lập trình bên trong Controllers và Views
2.3.2 Các quy tắc định tuyến URL mặc định trong ASP.NET Web Application
Mặc định khi tạo ứng dụng với ASP.NET MVC Web Application trong Visual Studio sẽ tạo
ra một ASP.NET Application class gọi là Global.asax chứa cấu hình các quy tắc định tuyến URL.
Xây dựng các định tuyến thông qua phương thức RegisterRoutes(ReouteCollection routes) và khi
ứng dụng bắt đầu, phương thức Application_Start() trong Global.asax.cs sẽ gọi RegisterRoutes để
tạo ra bảng định tuyến.
Mặc định định tuyến URL trong ASP.NET MVC Framework có cấu trúc dạng:
Controllers/ControllerAction/Id .
Với ASP.NET MVC Web Application thì mặc định Controllers là HomeController, mặc
định ControllerAction là Index, mặc định Id là rỗng. Nghĩa là khi gọi trang web được xây dựng
thông qua template ASP.NET Web Application thì mặc định http://localhost/ tương đương với
http://localhost/Home/Index/
Khi ứng dụng ASP.NET MVC Web Application nhận được một Url, MVC Framework sẽ
định giá các quy tắc định tuyến trong tập hợp RouteTable.Routes để quyết định Controller nào sẽ
điều khiển request.
MVC framework chọn Controller bằng cách định giá các quy tắc trong bảng định tuyến
theo trật tự đã có sẵn.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG.
3.1 Phân Tích Nghiệp Vụ Phía Người Dùng (Khách Hàng).
3.1.1 Đăng ký tài khoản.
Để thực hiện giao dịch trên trang web người dùng cần đăng ký một tài khoản.
Các bước đăng ký tài khoản:

1. Nhập thông tin cá nhân của bạn
Thông tin liên lạc của bạn bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại. Thông tin cá nhân bao gồm
cả ngày sinh để xác minh rằng bạn từ 18 tuổi trở lên.
2. Nhập địa chỉ email.
Người dùng cần nhập địa chỉ email để có thể kiểm tra và cập nhật thong tin ngay lập tức,
bởi vì trang web sẽ gửi cho người dùng một email với các hướng dẫn để hoàn tất việc đăng
ký. Trang web cũng sẽ sử dụng địa chỉ email này để thông báo tới người dùng khi đã thắng
1 sản phẩm đấu giá, và chia sẻ thông tin về vận chuyển và thanh toán với người mua và
người bán khác.
3. Đọc và chấp nhận qui định người dùng và chính sách bảo mật của Website.
Người dùng phải chấp nhận chính sách của website để có thể tiếp tục đăng ký.
4. Đăng ký tên đăng nhập, mật khẩu và câu hỏi bí mật.
Người dùng sẽ sử dụng ID và mật khẩu của mình mỗi khi đăng nhập trang web. Tìm hiểu
thêm về cách chọn một người sử dụng ID và nhận được lời khuyên về việc tạo ra một mật
khẩu an toàn. Câu hỏi bí mật sẽ giúp chúng người dùng lấy lại password trong trường hợp
người dùng quên mật khẩu.
5. Kiểm tra email.
Sau khi điền đầy đủ thông tin đăng ký trên website, người dùng sẽ nhận được 1 email xác
nhận. Thực hiện theo hướng dẫn của email để xác nhận chắc chắn thông tin đăng ký và
hoàn tất quá trình đăng ký.
Hình 3.1 Đăng kí tài khoản
Trường hợp quên mật khẩu hoặc username:
1. User nhấn vào link forget my password.
2. Trang web yêu cầu người dùng nhập:
• Địa chỉ email
• Điền lại hình ảnh xác nhận (capcha)
3. Trang web sẽ kiểm tra sự tồn tại của emal trong hệ thống csdl và gửi tới email tên
user name tương ứng với email đó, kèm theo đường link (link này tồn tại trong
vòng 24h).
4. Người dùng theo đường link đó, sẽ được chuyển tới trang yêu cầu nhập

• Password mới
• Hình ảnh xác nhận (capcha)
5. Nhấn OK và hoàn tất.
3.1.2 Mua hàng.
Sau khi đăng ký tạo tài khoản, người dùng đăng nhập để có thể thực hiện chức năng mua
hàng.
Người mua có thể tìm đến món hàng theo 2 cách:
• Tìm món hàng theo danh mục cụ thể
• Sử dụng chức năng search hay advance search.
Kết quả sẽ là một danh sách các món hàng, đầu danh sách các món hàng là 3 tab với 3 tùy
chọn:
• All item: tất cả món hàng có tùy chọn đấu giá hoặc tùy chọn mua ngay.
• Auction only: chỉ những món hàng đấu giá.
• Buy it now only: chỉ những món hàng có tùy chọn mua ngay.
Hình 3.2 Danh sách món hàng
Mỗi món hàng trong danh sách gồm các thông tin sau:
• Hình ảnh: hình ảnh thu nhỏ của món hàng, liên kết đến trang thông tin chi tiết của món
hàng
• Tiêu đề: liên kết đến trang thông tin chi tiết của món hàng.
• Link enlarge: tooltip hiện hình ảnh kích thước thật của món hàng.
• Tùy chọn “buy it now” (nếu có): mua ngay món hàng mà không phải tham gia đấu giá.
• Giá hiện tại của món hang.
• Time left: khoản thời gian còn hiệu lực cho việc mua ngay hoặc đấu giá.
Khi người dùng click vào một món hàng sẽ liên kết đến trang chi tiết của món hàng:
Hình 3.3 Thông tin chi tiết một món hàng
Thông tin trên trang chi tiết gồm có:
• Link “Watch this item”: người dùng nhấp vào link này nếu muốn theo dõi thông tin về món
hàng từ trang cá nhân “my page”.
• Image: hình ảnh cỡ lớn của món hàng.
• Title: tiêu đề món hàng.

• Item condition: tình trạng món hàng (mới, cũ, hư).
• Time left:khoản thời gian còn hiệu lực cho việc mua ngay hoặc đấu giá.
• Bid history: số lần món hàng đã được tăng giá tính từ giá khởi điểm.
• Starting bid: giá khởi điểm (nếu chưa có người đấu giá) hoặc current bid: giá đấu hiện tại
(nếu quá trình đấu giá đang diễn ra).
• Your max bid: Giá đấu cao nhất người mua muốn đặt.
• Price: Giá cho tùy chọn mua ngay.
• Button “Buy it now”.
• Shipping: thông tin về việc giao hàng (giá).
• Return accept: tùy chọn trả hàng.
• Seller ifformation:
o ID seller: liên kết đến trang chứa thông tin chi tiết về người bán.
o Số lượng feedback: liên kết đến trang chứa khác feedback của các thành viên
khác về người bán.
o Feedback star: icon kế số lượng feedback, cho biết số lượng sao do các thành
viên khác bình chọn cho người bán.
o Tỷ lệ positive feedback.
o Ask a question: đặt câu hỏi với người bán.
o Save this seller: lưu người bán vào trang cá nhân “my page”.
o See others item: xem những món hàng khác của seller này.
• Other item info (các thông tin khác của item) gồm có:
o Item number: ID của món hàng, nếu giao dịch gặp vấn đề, người mua có thể sử
dụng thông tin này để yêu cầu thông tin liên lạc của người bán.
o Item location: vị trí món hàng.
o Ship to: nơi người bán đồng ý chuyển hàng đến.
o Email to friend: gửi liên kết đến một email.
o Share on facebook: đưa liên kết lên facebook.
• Description: thông tin chi tiết của món hàng.
• Shipping and payments: thông tin chi tiết về việc thanh toán và chuyển hàng.
• Check out the most watch: xem những sản phẩm liên quan, thông tin mỗi sản phẩm trong

danh sách gồm có: hình ảnh thu nhỏ, tiêu đề, giá.
Nếu món hàng hợp lý, người mua có thể tham gia đấu giá, hoặc chọn mua ngay (nếu có).
Sau khi thắng được món hàng, người mua buộc phải mua món hàng đó. Sau khi nhận được món
hàng, người mua nên feedback lại cho người bán. Có 3 loại feedback: tốt, trung bình, xấu. Nếu giao
dịch gặp vấn đề, người mua có thể gửi email cho người bán thông qua chức năng “ask a question”,
hoặc có thể yêu cầu thông tin liên lạc của người bán thông qua chức năng advance search – find
contact information – member – điền ID người bán và ID của item.
3.1.3 Bán hàng.
Gồm 2 bước:
• Thêm sản phẩm vào khó: user tạo mới 1 món hàng, mô tả chi tiết và lưu vào kho.
• Public sản phẩm.
3.1.3.1 Bắt đầu quá trình bán.
Ở phía góc phải trên bất kỳ trang nào, bấm vào tab Sell.
Trên trang Sell, nhấn nút “Start selling”.
Chọn tab “Kho sản phẩm”.
Trang web sẽ show ra list các mặt hàng nằm trong kho (chưa public để bán )của bạn.
Đầu mỗi mặt hàng có chức năng Select.
Dưới list này có các button “Bán sản phẩm”, và “Xóa” ứng với các mặt hàng đã được
Select.
Trên list này sẽ có button “Thêm sản phẩm”, click chọn Button đó.
3.1.3.2 Mô tả và lưu trữ thông tin mặt hàng.
3.1.3.2.1 Tiêu đề và trạng thái sản phẩm.
Chọn danh mục đăng sản phẩm được tạo sẵn từ database (ví dụ : Đồ cổ, Nghệ thuật, Đồ thể
thao).
Các danh mục này là hiển thị bằng các Drop Down List.
Chọn tiếp danh mục con (nếu có) (ví dụ danh mục con của Đồ thể thao: Trò chơi trong nhà,
Thể thao ngoài trời, Thể thao dưới nước…) Để dễ quản lý, chỉ cung cấp tối đa 2 danh mục con.
Ví dụ: sản phẩm này có 1 danh mục con
Điền tiêu đề hay là tên sản phẩm.
Chọn trạng thái sản phẩm (Drop Down List): New hoặc Used.

3.1.3.2.2 Hình ảnh và bài viết mô tả sản phẩm.
Upload ít nhất 1 tấm ảnh đại diện cho sản phẩm và tối đa là 4. (bắt buộc)
Bài viết mô tả sản phẩm: website phải cung cấp 1 text box và 1 bộ chỉnh sửa văn bản đầy
đủ để người bán tùy ý mô tả. Có hỗ trợ viết dạng HTML.
3.1.3.2.3 Thêm sản phẩm vào kho.
Cuối trang này có 1 button có chức năng lưu và đưa sản phẩm này vào kho.
Khi lưu xong, sẽ hiển thị 1 popup thông báo hỏi người bán có muốn bán sản phẩm ngay
không, nếu người bạn chọn Yes, thì sẽ nhảy qua trang điền thông tin về thời hạn muốn public trên
website cũng như các mức giá liên quan tới việc đấu giá sẽ được mô tả dưới đây.
3.1.3.3 Bán sản phẩm.
Quay trở lại trang Kho sản phẩm.
Mặt hàng người bán vừa tạo lúc này đã xuất hiện trên list kho.
Chọn mặt hàng này và click button “Bán sản phẩm”.
Lúc này sẽ chuyển sang trang điền các thông tin gồm:
Hình 3.4 Điền các loại giá của sản phẩm
1. Chọn hình thức bán và từ đó, điền các loại mức giá sau đây:
• BuyNow Price: giá mua ngay
• Reserve Price: giá tối thiểu mà người bán chấp nhận bán, ta gọi là giá sàn.
• Starting Price: giá khởi điểm để đấu giá
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán sản phẩm của mình. Nếu người
bán không muốn bán sản phẩm của họ dưới một số giá nào đó, người bán có thể cài đặt một mức
giá. Mức giá sàn người bán đặt ra này sẽ không được hiển thị cho người đấu giá biết nhưng người
đấu giá sẽ thấy rằng họ sẽ không thắng đấu giá nếu giá của họ không đạt đến mức giá sàn quy định.
Nếu người đấu giá không đáp ứng yêu cầu giá sàn đưa ra, người bán không bắt buộc phải bán sản
phẩm của họ. Sau khi đặt giá đã được đáp ứng, các văn bản về giá sàn sẽ không còn hiển thị.
Lý do nên sử dụng giá sàn:
• Người mua rất nhạy cảm với giá khởi điểm. Một giá khởi điểm thấp sẽ hấp dẫn
người mua.
• Nếu người đấu giá đăt giá khởi điểm quá thấp so với giá trị sản phẩm của người bán
và nếu chỉ có một người đấu giá sản phẩm của người bán thì người bán bắt buộc phải bán

sản phẩm của mình với giá đã đặt ra. Phần thiệt sẽ thuộc vào người bán.
2. Điền thời gian rao bán
• Tính bằng ngày.
• Thời hạn mặc định cho món hàng chỉ mua ngay: luôn bằng 30 ngày.
• Thời hạn tối đa cho món hàng chỉ đấu giá hoặc vừa mua ngày vừa đấu giá: 7
ngày.
• Điền bằng cách chọn số ngày, và hệ thống sẽ tự động ghi rõ ra ngày hết hạn cụ
thể bên phải ô điền này.
Đồng thời bên dưới trang này sẽ quy đổi các giá trị người dùng vừa nhập bên trên để ra phí
(xem quy định Phí ở phần III), quy đổi này làm đồng thời với các giá trị bên trên.
Sau đó, người dùng chọn thanh toán, sẽ hiện ra 1 thông báo yêu cầu xác nhận.
Sau khi xác nhận, người bán sẽ được dẫn đến trang tính phí dựa vào từng thông tin của sản
phẩm.
Chọn button “Thanh toán phí”.
Dẫn đến trang Xác minh giao dịch chức các thông tin:
• Mã giao dịch: số thứ tự tăng dần.
• Mã xác minh giao dịch: hệ thống sẽ tự động gửi đến người email người bán mã này.
Bên dưới có 2 button: “Hủy bỏ”, “Xác minh”.
Sau khi chọn Xác minh, nếu giao dịch thành công sẽ xuất hiện thông báo “Bạn đã thanh
toán phí thành công.”
Lúc này sản phẩm của người bán đã được public lên web.
3.1.4 Quy trình đấu giá.
Đối với những sản phẩm có tùy chọn mua ngay thì nếu chưa có ai khác đặt giá đấu đầu tiên,
nếu người mua chọn mua ngay thì tùy chọn đấu giá sẽ chấm dứt và người mua sẽ thắng được món
hàng.
Người mua sẽ đặt “giá đấu cao nhất” có thể trả (họ có thể trả ít hơn). Người bán cũng như
các người mua khác sẽ không biết được “giá đấu cao nhất” này. Khi người mua đặt giá đấu, một
popup sẽ hiện ra để xác thực, người mua xem lại giá đấu và sau đó click confirm.
Hệ thống sẽ tự động tăng giá đấu của bạn một lượng tùy vào giá đấu hiện tại của món hàng
để giữ cho bạn luôn là người đặt giá cao nhất, tuy nhiên giá đấu sẽ không vượt quá “giá cao nhất”

mà bạn đặt.
Nếu có ai đó đặt “giá đấu cao nhất” bằng hoặc cao hơn “giá đấu cao nhất” của bạn, hệ
thống sẽ gửi email và 1 thông báo trong mypage báo cho người mua biết để họ đặt “giá đấu cao
nhất” khác.
Ví dụ:
• A là người đặt giá trước, B là người đặt giá sau.
• Giá đấu hiện tại cho 1 món hàng đang là $10.00. A đang là người trả giá cao, và đã đặt mức
giá cao nhất mà anh muốn mua cho mặt hàng này là $12.00. Mức giá này dược giữ bí mật
cho những thành viên khác
• B xem và đặt mức giá là $15.00. B trở thành người trả giá cao nhất.
• Giá đấu của A sẽ được tự động tăng lên đến mức cao nhất là $12.00. Và giá đấu của B ngay
lập tức sẽ là $12.50.
• Hệ thống sẽ gửi 1 email và 1 thông báo trong mypage để để thông báo cho biết A đã bị loại
khỏi cuộc đấu giá. Nếu A không tăng mức giá đấu của anh ấy, B thành người thắng cuộc.
Lượng tiền tự động tăng sẽ được qui định như sau:
Giá đấu hiện tại Lượng tăng
$ 0.01 - $ 0.99 $ 0.05
$ 1.00 - $ 4.99 $ 0.25
$ 5.00 - $ 24.99 $ 0.50
$ 25.00 - $ 99.99 $ 1.00
$ 100.00 - $ 249.99 $ 2.50
$ 250.00 - $ 499.99 $ 5.00
$ 500.00 - $ 999.99 $ 10.00

×