Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận Pháp luật đại cương về Quyền nhân thân về hiến tặng các bộ phận cơ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.31 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

QUYỀN NHÂN THÂN VỀ HIẾN TẶNG
CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ

TP.HỒ CHÍ MINH – 05/2022
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BV: Bệnh viện
BVĐK: Bệnh viện đa khoa
ĐH: Đại học
TW: Trung ương
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận.................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................1
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu........................................................2
5. Kết cấu của tiểu luận.........................................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG QUYỀN NHÂN THÂN VỀ QUYỀN
HIẾN TẶNG BỘ PHẬN CƠ THỂ.......................................................................3


1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân......................................................3
1.2 Khái niệm về bộ phận cơ thể.....................................................................6
1.3 Quy định của pháp luật về quyền hiến tặng bộ phận cơ thể.....................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HIẾN
TẶNG BỘ PHẬN CƠ THỂ................................................................................12
2.1 Thực trạng xã hội về hiến tặng bộ phận cơ thể.......................................12
2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề hiến
bộ phận cơ thể người.....................................................................................14
2.3 Một số vụ việc liên quan đến hiến xác, hiến bộ phận cơ thể..................15
C. KẾT LUẬN....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giá trị nhân thân là những gía trị gắn liền với cá nhân mỗi con người, chúng tồn tại
không phụ thuộc vào mức độ và tính chất điều chỉnh của quy phạm pháp luật.
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau về kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc tế…hệ thống các quyền nhân thân trong pháp luật
các nước ngày càng được mở rộng với sự quy định nhiều quyền mới như quyền hiến
bộ phận cơ thể, quyền hiến xác, quyền xác định lại giới tính... và trong đó có điều 35
bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định: "Cá nhân có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể
của mình khi cịn sống hoặc hiến mơ, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết
vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên
cứu khoa học khác. Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể được quy định theo pháp
luật". Để tìm và hiểu rõ về các quy định của pháp luật đối với quyền hiến các bộ phận
cơ thể hiện nay. Vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài “ Quyền nhân thân về hiến tặng các
bộ phận cơ thể “ làm đề tài tiểu luận nhóm em.

2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

2.1 Mục đính
- Tìm hiểu và góp phần làm rõ các quy định của pháp luật về ”quyền nhân thân về
quyền hiến tặng các bộ phận cơ thể”.

2.2 Nhiệm vụ
- Trình bày có hệ thống về khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân, khái niệm về bộ
phận cơ thể.
- Trình bày thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về “quyền
hiến tặng các bộ phận cơ thể”. Từ đó đề ra các hướng giải quyết một cách thỏa đáng
nhất.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nguyên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền nhân thân,
quyền hiến tặng bộ phận cơ thê, tiểu luận đi sâu nguyên cứu sự tiếp thu của đảng ta
qua các lần bổ sung, chỉnh sửa.


3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập chung nguyên cứu về việc hiến tặng mô, các bộ phận cơ thể trên cơ sở
các quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó thực hiện việc hiến tặng mơ, bộ phận cơ
thể theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam về
quyền nhân thân, quyền hiến tặng các bộ phận cơ thể.

4.2 Phương pháp nguyên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp

điều tra xã hội học, phương pháp đối chứng, phương pháp so sánh.

5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận được chia thành 2
chương:
Chương 1: Khái quát chung quyền nhân thân về quyền hiến tặng bộ phận cơ thể.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định về quyền hiến tặng các bộ phận cơ thể.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG QUYỀN NHÂN THÂN VỀ QUYỀN
HIẾN TẶNG BỘ PHẬN CƠ THỂ
1.1 Khái niệm, đặc điểm quyền nhân thân
1.1.1 Khái niệm
“1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) là quyền gắn liền
với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác.
2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, khơng làm chủ hành vi, được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý
theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tồ án.
3. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị
tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành
niên của người đó: trong trường hợp khơng có người này thì phải được sự đồng ý của
cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác.”
Có rất nhiều cách thức khác nhau để phân loại quyền nhân thân, trong đó cách thức
phân loại quyền nhân thân phổ biến là dựa vào đối tượng của quyền nhân thân. Theo
cách thức phân loại này thì quyền nhân thân được phân thành 5 nhóm:
1. Nhóm các quyền cá biệt hố chủ thể (Quyền xác định, xác định lại dân tộc; Quyền

xác định lại giới tính).
2 Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân (Quyền được đảm bảo an
tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền hiến bộ phận cơ thể; Quyền nhận bộ
phận cơ thể người).
3 Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể (Quyền được bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền bí mật đời tư).
4 Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hơn nhân và gia đình của cá nhân (Quyền
kết hơn, quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly
hơn).
5 Nhóm các quyền đối với hình ảnh (Quyền của cá nhân đối với hình ảnh).
6


Quyền nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và về nguyên tắc quyền không
thể chuyển giao cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp luật quy
định thì quyền nhân thân có thể dịch chuyển được, ví dụ: Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2009 ghi nhận quyền công bố tác phẩm của các tác giả các tác phẩm, các đối
tượng sở hữu cơng nghiệp có thể được chuyển giao sang chủ thể khác mà không phải
trong mọi trường hợp tác giả là người công bố.
Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền, quyền nhân thân và tiền tệ không
phải là những đại lượng tương đương nên không thể trao đổi ngang giá. Trong trường
hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm (xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân…) thì chủ thể chịu trách nhiệm phải bồi thường cho cá nhân một
khoản tiền. Bản chất của khoản tiền này là nhằm bù đắp những mất mát, tổn thương đã
gây ra cho người bị thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm…mà khơng phải là việc
quy đổi quyền nhân thân bị xâm phạm ra tiền.
Cá nhân tự thực hiện các hành vi để xác lập, thực hiện các quan hệ nhân thân cho
chính mình. Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc xác lập, thực hiện quan hệ dân
sự liên quan đến quyền nhân thân của người này phải được người đại diện theo pháp

luật của người này đồng ý hoặc theo quyết định của Tồ án. Ví dụ: Trẻ sơ sinh được
cha mẹ hoặc những người thân thích thực hiện việc đăng kí khai sinh, quy định này
xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chính đáng của các cá nhân khi mà khả năng nhận thức
và làm chủ hành vi của họ không đầy đủ.
Đối với người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố là đã chết, việc xác lập, thực
hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải được sự đồng ý của vợ, chồng
hoặc con đã thành niên của người đó hoặc cha, mẹ của họ. Những cá nhân bị tuyên bố
mất tích hoặc bị tuyên bố là đã chết thì năng lực chủ thể của họ bị tạm dừng hoặc
chấm dứt nên những vấn đề liên quan đến nhân thân của những người này không thể
thực hiện được thông qua người đại diện giống như những cá nhân khơng có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ. Bởi vậy, người thân thích trong gia đình sẽ là người quyết định
vấn đề xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của các cá
nhân này.

1.1.2 Đặc điểm
7


Với bản chất là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các đặc điểm
của quyền dân sự nói chung. Ngồi ra, nó cịn mang một số đặc điểm riêng biệt nhằm
phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như:
Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản.
Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do
đó, quyền nhân thân khơng biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền và
mang giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương
đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định
đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác. Một người không thể kê biên quyền
nhân thân của con nợ. Pháp luật quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền
nhân thân. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được pháp
luật bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.

Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển
dịch.
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn
gắn liền với một chủ thể nhất định. Mặc dù vậy, quyền nhân thân không bị phụ thuộc,
chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tơn giáo, địa
vị xã hội,….
Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức là, quyền nhân thân của
mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác
được pháp luật quy định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các
giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,… Trên thực tế xuất hiện nhiều hợp đồng liên
quan đến quyền nhân thân, ví dụ: một người mẫu ký hợp đồng với cơng ty quảng cáo
về việc cho phép cơng ty đó sử dụng bức ảnh của mình để quảng cáo. Vậy, quyền nhân
thân đối với hình ảnh của người mẫu trong trường hợp này có được xem là đối tượng
chuyển dịch? Thực chất, đối tượng chuyển dịch trong trường hợp này chính là những
bức ảnh của người mẫu đã được chụp mà khơng phải là quyền nhân thân đối với hình
ảnh của người mẫu. Bởi, như đã phân tích ở trên, quyền nhân thân mang giá trị tinh
thần, do đó, khơng thể định đoạt và chuyển giao cho người khác. Trong nghiên cứu
mới đây về quyền nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền
nhân thân cơ sở (hay còn gọi là quyền nhân thân gốc) và quyền nhân thân phái sinh.
8


Quyền nhân thân cơ sở là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó, khơng thể
chuyển nhượng. Quyền nhân thân phái sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá
nhân với mục đích thương mại. liên quan đến hình ảnh của cá nhân, quyền nhân thân
đối với hình ảnh là quyền nhân thân cơ sở, còn quyền đối với từng bức ảnh cụ thể của
cá nhân trong trường hợp ký hợp đồng với cơng ty quảng cáo nói trên là quyền nhân
thân phái sinh.

1.2 Khái niệm về bộ phận cơ thể

Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mơ
khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. Trong đó, mơ là tập hợp các
tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định
của cơ thể người.
Các bộ phận cơ thể người cùng nhau cấu tạo nên một thực thể chung, một cơ thể
khoẻ mạnh, do vậy các bộ phận cơ thể người là vô cùng quan trọng, là tài sản bất khả
xâm phạm của mỗi người. 
Mua bán mô, bộ phận cơ thể người là hành vi trao đổi mô, bộ phận cơ thể người để
nhận được tiền bạc, tài sản hay các lợi ích khác, bên bán có trách nhiệm chuyển giao
mô, bộ phận cơ thể theo yêu cầu của bên mua, còn bên mua sẽ tiếp nhận mơ, bộ phận
cơ thể từ bên bán và có nghĩa vụ chi trả tiền, tài sản hoặc lợi ích khác khi bên bán giao
đúng mô, bộ phận cơ thể mà bên mua yêu cầu.
Chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người khác bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ mô, bộ phận
cơ thể người. Sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc lấy mô, bộ phận cơ thể người phải tuân thủ theo quy định của Luật Hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006,
các hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người không theo quy định của
Luật này đều phạm tội theo Điều 154 Bộ luật Hình sự.

1.3 Quy định của pháp luật về quyền hiến tặng bộ phận cơ thể
1.3.1 Độ tuổi được hiến tặng bộ phận cơ thể
Về độ tuổi được hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể, Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực
9


hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống, sau
khi chết và hiến xác.
– Bất kỳ ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến

tặng mơ, tạng khi cịn sống hoặc đăng ký vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng
(Hiến tặng sau khi chết, chết não).
– Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mơ, tạng và giác mạc sau khi
chết, chết não.
– Đừng bao giờ nghĩ mình khơng đủ sức khỏe hoặc q già để đăng ký hiến tặng
mô, tạng sau khi chết, chết não.

1.3.2 Đăng ký hiến tặng bộ phận cơ thể
Việc đăng ký hiến mơ, tạng khi cịn sống hoặc sau khi chết/chết não phải được thể
hiện qua đơn tình nguyện hiến tặng theo quy định của pháp luật. Và xin lưu ý thêm là
trong mẫu đơn đăng ký không quy định bắt buộc phải có sự đồng ý thân nhân người
đăng ký hiến tặng…Tuy nhiên, trên thực tế nếu việc đăng ký hiến mơ, tạng khi cịn
sống hoặc sau khi chết, chết não mà gia đình khơng biết sẽ rất khó khăn trong việc báo
tin cho cơ sở y tế biết để tiếp nhận mơ, tạng hoặc thậm chí nếu gia đình sẽ phản đối thì
người đăng ký hiến khơng thực hiện được nguyện vọng của mình. Vì vậy, chúng tơi
khuyến khích Bạn nên chủ động trao đổi nguyện vọng hiến tặng của mình cùng gia
đình để nhận được sự ủng hộ. Việc trao đổi vừa là để giải quyết về mặt tình cảm, vừa
là để chắc chắn rằng, tâm nguyện đó sẽ được người thân thực hiện.
Tất nhiên, việc hiến tặng mô, tạng là tự nguyện, là quyền nhân thân, do đó trong
mọi trường hợp, nếu muốn thay đổi quyết định, thì Bạn chỉ cần ký đơn từ chối hiến
tặng gửi về cơ sở y tế nơi cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô tạng ban đầu là được đưa ra
khỏi danh sách đăng ký hiến tặng. Đấy cũng là sự công bằng của pháp luật, luôn tôn
trọng quyền nhân thân tối cao.
- Nếu một người muốn đăng ký hiến tặng mơ, tạng khi cịn sống hoặc sau khi
chết/chết não thì Người đó có thể đến cơ sở y tế gần nhất để bày tỏ ý nguyện đó. Cơ sở
y tế sẽ có trách nhiệm tiếp nhận thơng tin để báo về Trung tâm Điều phối ghép tạng
Quốc gia và Trung tâm sẽ thông tin đến cơ sở y tế có chức năng phù hợp để tiếp nhận
đơn đăng ký hiến tặng mơ, tạng khi cịn sống hoặc sau khi chết/chết não và hoàn tất
10



thủ tục pháp lý, tư vấn, cấp thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng (hiến sau khi chết/chết
não).
- Hoặc người hiến có thể trực tiếp tới cơ sở y tế có chức năng lấy, ghép mơ, tạng
để đăng ký hiến (khi còn sống hoặc sau khi chết): BV Hữu nghị Việt Đức; BV Quân Y
103; BV Nhi TW; BV Bạch Mai; BV 198 – Bộ Công an; BVĐK Xanh Pôn; BVĐK
Phú Thọ; BV TW Huế; BVĐK Đà Nẵng; BV Chợ Rẫy; BV Nhi đồng 2; BV Nhân dân
Gia Định; ĐH Y dược Tp. Hồ Chí Minh; BV Nhân dân 115; BVĐK Kiên Giang.
- Nếu người hiến muốn đăng ký hiến mơ, thì có thể liên hệ trực tiếp đến một trong
các ngân hàng mô sau: Ngân hàng Giác mạc-BV Mắt TW; Trung tâm mô, phôi – ĐH
Y Hà Nội; Ngân hàng Mô- BV Bỏng Lê Hữu Trác; ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; Ngân
hàng tế bào gốc: Mekophar.
- Nếu người hiến muốn đăng ký hiến xác thì có thể liên hệ trực tiếp đến một trong
các trường ĐH y để đăng ký hiến xác: ĐH Y Hà Nội; ĐH Y Thái Ngun; ĐH Y Thái
Bình; ĐH Y Hải Phịng; Học viện Quân Y (Bộ môn Giải phẫu); ĐH Y Huế (Bộ môn
Giải phẫu); ĐH Y Tây Nguyên; ĐH Y Cần Thơ (Bộ môn Giải phẫu); ĐH Y dược TP
HCM (Bộ môn Giải phẫu); ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Bộ môn giải phẫu).
Ngoài ra, một cách đơn giản hơn, Người hiến có thể tới hoặc liên hệ trực tiếp với
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để được tư vấn, trợ giúp hoặc hỗ trợ trực tiếp
để đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng
(sau khi chết/chết não).

1.3.3 Quyền lợi của người hiến tặng bộ phận cơ thể
Người đã hiến mơ (khi cịn sống) được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay
sau khi thực hiện việc hiến mơ tại cơ sở y tế. Người hiến mô sau khi chết (giác mạc):
Người hiến giác mạc sẽ được tôn vinh, gia đình người hiến giác mạc sẽ được trao tặng
bằng ghi nhận nghĩa cử cao đẹp. Thân nhân người hiến tặng giác mạc sẽ được ưu tiên
trong khám, chữa mắt và đặc biệt được ưu tiên ghép giác mạc trong trường hợp họ bị
mắc bệnh về giác mạc và cần phải ghép thay thế.
Quyền lợi của người hiến tạng khi cịn sống:

Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tạng
tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; Được cấp thẻ bảo hiểm y tế
11


miễn phí; Được ưu tiên ghép mơ, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; Được tặng
Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.
Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác:
Người đã hiến tạng sau khi chết, chết não, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương
vì sức khỏe nhân dân.
Theo thơng tư 104/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành về quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác cụ thể
như sau:
-

Thông tư quy định rõ chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận
cơ thể khi cịn sống. Theo đó, người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được
hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau: Được miễn chi
phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan
có thẩm quyền ban hành.

-

Người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong
trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao
gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh,
chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa
không quá 02 ngày. Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe
định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày.


-

Đồng thời được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện
khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng.
Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi
phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với
mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện
vận chuyển.

-

Người đã hiến bộ phận cơ thể người được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận
thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy
định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

12


Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình
giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể") hoặc một loại giấy tờ chứng
minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

1.3.4 Trường hợp bị cấm hiến tặng bộ phận cơ thể
Theo quy định tại điều 5 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác thì chỉ những người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống, sau khi chết và hiến
xác. Như vậy, nếu không đủ các điều kiện trên, sẽ bị nghiêm cấm hiến, lấy và ghép
tạng.
Bên cạnh đó, việc hiến tặng mơ, tạng cịn phải bảo đảm ngun tắc:Tự nguyện đối

với người hiến, người được ghép; Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc
nghiên cứu khoa học; Khơng nhằm mục đích thương mại; Giữ bí mật về các thơng tin
có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngồi ra, việc hiến, lấy, ghép tạng còn phải tuân thủ quy định tại Điều 11 (Các
hành vi bị nghiêm cấm) của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác như: Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác; Ép buộc người khác phải
cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện
hiến; Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác; Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ
mơ, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại; Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người
sống dưới mười tám tuổi; Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo
danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; Cấy tinh trùng, nỗn, phơi giữa những
người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi
ba đời; Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương
mại; Tiết lộ thơng tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của
pháp luật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

1.3.5 Trình tự, thủ tục đăng ký hiến tặng bộ phận cơ thể
Việc đăng ký hiến mô, tạng, bộ phận cơ thể ở người sống và sau khi chết được thực
hiện theo trình tự sau:
Trước tiên, người có đủ điều kiện quy định bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận
cơ thể của mình khi cịn sống hoặc sau khi chết với cơ sở y tế. Sau khi nhận được
13


thơng tin của người có nguyện vọng hiến mơ, bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách
nhiệm thông báo cho Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm
Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thơng báo cho cơ sở
y tế đủ điều kiện lấy, ghép mô, tạng để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

Sau khi nhận được thông báo của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận
cơ thể người, cơ sở y tế: Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thơng tin có liên
quan đến hiến, lấy mơ, bộ phận cơ thể người; Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu
đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến; Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ
phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến (với trường hợp hiến mô, bộ phận cơ
thể ở người sau khi chết); Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở
người sống (Với trường hợp hiến mơ, bộ phận cơ thể sau khi chết thì báo cáo về danh
sách người đăng ký đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi
chết) cho Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế
nhận đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống. Trong khi đó,việc đăng ký
hiến mơ, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được
cấp thẻ đăng ký hiến.

14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN HIẾN
TẶNG BỘ PHẬN CƠ THỂ
2.1 Thực trạng xã hội về hiến tặng bộ phận cơ thể
2.1.1 Nhu cầu thực tế về việc cấy ghép bộ phận cơ thể người sống và
nghiên cứu y học qua xác người. 
Trong thực tế số người cần được ghép tạng trên thế giới nói chung và ở việt nam nói
riêng ngày càng nhiều. Do đó chỉ thừa nhận việc hiến bộ phận cơ thể người khi cịn
sống một cách tự nguyện là khơng thể đáp ứng được nhu cầu cấy ghép mơ tạng. Vì
vậy luật cần phải thừa nhận thêm việc hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết. 
Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề hiến xác, bộ phận cơ thể người sau khi chết. Trước
năm 2005 về mặt pháp lý chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này
tức là chưa có văn bản pháp luật nào thừa nhận quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác
sau khi chết. Do vậy thực tiễn bày từ năm 2005 trở về trước ít người hiến xác hoặc

trường hợp trước khi chết họ đồng ý hiến song khi họ chết đi gia đình họ khơng đồng
ý.
Một số dữ liệu liên quan đến thực tiễn thực hiện việc hiến xác và bộ phận cơ thể
người ở Việt Nam: 
- Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 5000 – 6000 người suy thận mạn cần
được ghép thận. Riêng tại Hà Nội đã có gần 1500 người được chỉ định ghép gan. Sau
thành công trong việc ghép thận, Y học Việt Nam đã và đang âm thầm thực hiện ghép
gan cho đến nay đã ghép gan thành cơng. Đó chính là một nét đột phá mới của nền y
học hiện đại tại Việt Nam. 
15


- Từ bảng hỏi thu được các câu trả lời: “có hay khơng u cầu ghép gan cho người
thân nếu người này bị bệnh gan mật giai đoạn cuối?”, 1.517 người (chiếm 72%) trả lời
“có” và có tới 602 người (28%) trả lời “không”. Trong tổng số 1.202 người được hỏi
thì có 761 người (chiếm 63%) “đồng ý” hiến một phần gan của mình cho người thân bị
bệnh gan giai đoạn cuối và có 441 người (37%) “khơng đồng ý”. Qua khảo sát cũng
cho thấy có 442 người có chỉ định ghép gan trong tổng số 1.464 người xơ gan nhập
viện, 743 người cần ghép gan trong 2.293 bệnh nhân có bệnh lý gan mật và 2 người có
chỉ định ghép gan trong 24 người viêm gan do có 2 người cần chỉ định ghép gan vì (xơ
gan nặng).
- Theo số liệu nghiên cứu thông qua phiếu điều tra về vấn đề: “Hiến xác nhân đạo,
hiến bộ phận cơ thể người, hiến mô tạng” để phục vụ khoa học và nghiên cứu tại Việt
Nam thì: Trong tổng số 492 người được hỏi “có nên hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận
cơ thể người, hiến mô tạng”… để phục vụ cho ngành y học và nghiên cứu hay không?
đồng thời đây chính là một việc có giá trị nhân đạo- nhân văn sâu sắc với một tấm lòng
và nghĩa cử cao đẹp biết hy sinh về đồng loại, góp phần thúc đẩy ngành y học nước
nhà phát triển. Thì đã thu được kết quả sau đây: Có 315 người (chiếm 64, 02%) “đồng
ý”, có tới 134 người (chiếm 27,27%) “khơng đồng ý”, và có 43 người (chiếm 8,73%)
“khơng có ý kiến”. Như vậy, với 3 mức độ biểu hiện: “đồng ý”, “khơng đồng ý”,

“khơng có ý kiến”, thì “vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể, mô tạng…Để
phục vụ y học và nghiên cứu tại Việt Nam” vẫn được phần lớn đại bộ phận các đối
tượng, cá nhân trong xã hội ủng hộ- chiếm tới 64,02% nhận định của số người được
hỏi.
Theo Tạp chí kiểm sát điện tử
html )

2.1.2 Thực trạng về vấn đề vi phạm các nguyên tắc hiến tặng bộ phận cơ
thể
Hiện nay, các hoạt động môi giới mua bán bộ phận cơ thể người vẫn đang ngấm
ngầm diễn ra. Bởi lẽ, nhu cầu cấy ghép bộ phận cơ thể là vô cùng lớn và các bộ phận
cơ thể người hiến tặng thì vơ cùng ít. Điều này dẫn tới việc nâng giá trị của các bộ
16


phận đó lên rất nhiều, đến mức có tiền cũng chưa chắc mua được. Có nhiều người do
hồn cảnh nghèo đói quá sẵn sàng bán đi một trong những bộ phận cơ thể của mình để
trang trải cho cuộc sống. Có trường hợp là người thân nằm viện khơng có đủ tiền thuốc
thang, lại có trường hợp là sinh viên bỏ nhà không được trợ cấp từ bố mẹ, và hơn thế
nữa có những kẻ sẵn sàng giết người rồi moi bộ phận họ đem đi bán… Đây là một sự
thật vơ cùng đau lịng tại Việt Nam hiện nay. 
Một vấn đề nữa là chợ đen trong mua bán nội tạng đang diễn ra một cách tinh vi và
chuyên nghiệp thông qua khá nhiều bệnh viện. Chỉ cần để ý một chút chúng ta có thể
thấy được những người gọi là “cị” lảng vảng trước cổng viện tìm người có nhu cầu
mua. Hơn nữa không chỉ mua bán trong nước mà phạm vi của bọn chúng cịn mở rộng
ra tồn cầu đặc biệt là ở các điểm nóng như Trung Quốc. Vì thế mới có tình trạng
những bọn bn người bắt cóc và bán người sang Trung quốc. Nhiều gia đình có
người đi xuất khẩu lao động nhưng một đi không trở lại.
Việc mua bán nội tạng con người bị lên án vì vấn đề đạo đức. Các nguyên tắc bình
đẳng, cơng bằng, và nhân phẩm con người bị cho là không được tôn trọng khi người

nghèo khổ phải hy sinh sức khỏe và đôi khi là cả mạng sống của mình. Tuy nhiên, việc
kiểm sốt hoạt động này khơng hề dễ dàng do bên mua bán có những thỏa thuận ngầm.
Pháp luật chỉ được thực thi tốt dựa vào bản lĩnh, đạo đức của bác sĩ, của chính những
mỗi người khi ý thức về giá trị của bản thân.

2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề
hiến bộ phận cơ thể người.
Để người dân ý thức được tầm quan trọng của việc hiến, thực hiện tốt các quy định
pháp luật trong lĩnh vực này là rất cấp thiết. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hành
lang pháp lý chặt chẽ, hiệu quả và đặc biệt liên quan đến các chế tài xử lý vi phạm là
rất cần thiết, không vội vàng sẽ đem lại ý nghĩa xã hội to lớn và thực sự giúp đỡ hàng
trăm nghìn người bệnh có cơ hội cứu chữa và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế
ngày càng phát triển hơn. Nếu khơng sẽ có những hậu quả khôn lường.
Một số vấn đề nhạy cảm như hiến bộ phận cơ thể, hiến xác thì củng cố niềm tin cho
xã hôi là rất quan trọng. 
Luật ra đời trước tiên là vì điều này. Đây là nơi dung hàng đầu mà bất cứ pháp luật
nào cũng phải quan tâm, vấn đề quan trọng nhất là cung cấp thông tin cho nhân dân.
17


Do đó luật đưa ra các thuật ngữ chuyên ngành nhưng lại diễn đạt bằng ngôn ngữ
thường ngày cho phép người dân có thể hiểu được vấn đề.
Bổ sung nguyên tắc tôn trọng cơ thể con người và nguyên tắc được quyền thơng tin
của người hiến trong tồn bộ ngun tắc liên quan đến hoạt đông hiến bộ phận cơ thể
người.
Mở rộng chủ thể có quyền đăng ký hiến xác, BPCT sau chết, cho phép người từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể đăng ký hiến sau chết nếu được sự đồng ý bằng văn
bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc được đăng ký nhưng văn bản chỉ có giá trị
tham khảo, nó sẽ thực sự có hiệu lực khi người hiến trịn 18 tuổi. Cho phép người chưa
thành niên, người đã thành niên thuộc diện giám hộ được hiến những BPCT đã hiến vì

lợi ích của chính họ nếu họ khơng từ chối và có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người
giám hộ như một ngoại lệ thích đáng.
Một vấn đề hết sức quan trọng là chế tài cần phải được quy định, mặc dù nó rất ít
khi được áp dụng trên thực tế nhưng lại không thể thiếu.
Đối với vấn đề tuyên truyền: Hiến bộ phận cơ thể người là một lĩnh vực phức tạp
không chỉ thu hút sự quan tâm của những người làm y học mà còn là mối quan tâm
của tồn xã hội. Tơn trọng những giá trị truyền thống loại bỏ những trở ngại từ tâm lý,
trong tục tập qn tín ngưỡng tơn giáo…Như vậy tun truyền trở thành vấn đề mấu
chốt, là cách thức vô cùng hiệu quả để định hướng dư luận thành cơng của nó là sự
đảm bảo cho thành cơng của tồn bộ chương trình hiến bộ phận cơ thể người. Và đây
cũng là cách truyền thống và tốt nhất để tiếp cận niềm tin, gạt bỏ mối ghi ngại từ cộng
đồng.

2.3 Một số vụ việc liên quan đến hiến xác, hiến bộ phận cơ thể
2.3.1 Thạc sĩ Lương Hồi Nam xin được hiến xác
Ơng là thạc sỹ khoa học Lương Hoài Nam (53 tuổi), giáo viên Trung tâm Giáo dục
thường xuyên số 2 tỉnh Nghệ An.
Lá đơn tự nguyện hiến xác của ông Nam gửi đến Trường ĐH Y khoa Vinh:
Trong lá đơn hiến xác gửi đến Trường ĐH Y khoa Vinh, ông Lương Hồi Nam viết:
“Vốn u thích nghề y nên từ nhỏ tơi đã tìm đọc rất nhiều tài liệu về ngành này. Tôi
hiểu rất rõ giá trị của xác người trong việc nghiên cứu và học tập. Tôi tự nguyện hiến
tặng xác mình sau khi qua đời cho nhà trường để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy…
18


Kể từ giờ phút này, ngày 20/2/2011, thể xác tôi thuộc về Trường Đại học Y khoa
Vinh”.
Tất nhiên ban đầu tâm nguyện của ông vấp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình,
nhất là vợ ơng.
Xét thấy, Th.s Lương Hoai Nam là người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống, sau khi chết và
hiến xác. Nếu Ông đủ điều kiện về sức khỏe, thực hiên đúng theo trình tự thủ tục hiến
xác sau khi chết và không bị người thân phản đối thì ơng hồn tồn có thể hiến xác sau
khi chết nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, y học …
Tuy nhiên theo em, việc hiến xác hoặc hiến bộ phận cơ thể của người đã chết, dù với
mục đích gì cũng phải có sự đồng ý của người đó trước khi chết, nghĩa là họ phải thể
hiện ý chí và nguyện vọng của mình trước khi chết, có như vậy mới đảm bảo được
nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc tự chủ của người đó trước khi chết, đồng thời
cũng phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Cha, mẹ, vợ, chồng và con đã thành niên của
người chết, tuy là những người thân thích của người chết, song họ cũng khơng thể có
quyền định đoạt đối với quyền nhân thân của người khác, cho dù người đó đã chết. Từ
đây việc hiến xác của bác sĩ Lương Hoài Nam là đúng pháp luật, mà đay cũng thể hiện
sự cống hiến hết mực của bác, khi sống phụ vụ cho Y Học, khi mất cũng toàn tâm cho
Y Học nước nhà.

2.3.2 Hiến Gan cứu người khi đã chết não
Anh N.V.C 20 tuổi (Hà Nội), bị chấn thương sọ não do tai nạn. Ngày 21/5/2010,
anh N.V.C được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng hơn mê sâu, bệnh viện đã
tận tình cứu chữa, nhưng sau gần một ngày, do vết thương quá nặng, anh N.V.C đã
"chết não". Ðược sự động viên, tuyên truyền và giải thích của bác sỹ Bệnh viện Hữu
nghị Việt- Đức, cùng sự cảm thơng, lịng u thương những người bệnh hiểm nghèo,
gia đình anh N.V.C quyết định hiến tặng gan và hai quả thận để cứu giúp những người
bệnh nặng. Bệnh nhân được ghép gan là anh P.N.T, 46 tuổi (Ðiện Biên), bị viêm gan
B, bắt đầu có triệu chứng chuyển sang ung thư giai đoạn đầu. Cách đây gần hai tháng,
anh P.N.T luôn kêu mệt, không muốn ăn, sức khỏe giảm dần. Anh P.N.T được chuyển
tới Bệnh viện Hữu nghị Việt- Ðức. Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, bác sỹ chẩn
đoán anh bị ung thư gan và cần phải mổ trong thời gian sớm nhất.
19



Ngày 22/5/2010, Bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức đã thực hiện thành công ca ghép
gan cho anh T. Thành công của ca phẫu thuật được nhân lên gấp bội bởi đây là lần đầu
tiên, nhóm phẫu thuật ghép gan hồn toàn do các giáo sư, bác sĩ, y tá, điều dưỡng của
Bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức đảm nhiệm, không có sự giúp đỡ của các chuyên gia y
tế nước ngồi.
Tình huống trên cho thấy việc gia đình anh N.V.C đồng ý cho anh N.V.C hiến tặng
gan là một hành vi hồn tồn đúng pháp luật. Chính vì vậy vụ việc này được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Việc hiến gan của anh N.V.C được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật. Anh N.V.C đã bị chết não được sự động viên, tuyên
truyền và giải thích của bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt- Đức, cùng sự cảm thơng,
lịng u thương những người bệnh hiểm nghèo, gia đình anh N.V.C quyết định hiến
tặng gan và hai quả thận để cứu giúp những người bệnh nặng, thể hiện tinh thần tự
nguyện của gia đình anh C khơng vì mục đích thương mại. Từ đây thể hiện một tấm
lòng nhân ái cao cả, lòng yêu thương bị mất những bệnh hiểm nghèo của gia đình anh
C.

2.3.3 Tử tù Nguyễn Văn Hải xin hiến xác nhưng không được chấp nhận
Nguyễn Văn Hải (30 tuổi, trú tại Quảng Ninh). Tháng 8/2008, Nguyễn Văn Hải
thuê một tàu ra một đảo gần đó chở hàng. Tuy nhiên, ra đến giữa biển, Hải đã trói chủ
tàu, đẩy xuống biển rồi mang tàu về Nghệ An bán được 7 triệu đồng. Sau khi gây án,
Hải trốn vào Nam nhưng sau đó chưa đầy nửa năm thì bị bắt tại Kiên Giang. Hải bị
Tịa Phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội xét xử và tuyên phạt án tử hình về tội giết
người và cướp tài sản. Tháng 9/2009, cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh
thông báo cho tử tù Nguyễn Văn Hải về việc viết đơn gửi Chủ tịch nước xin ân xá.
Tuy nhiên, thay vì viết đơn xin ân xá, tử tù này lại viết đơn xin được thi hành án trong
đó thể hiện nguyện vọng hiến xác cho y học tuy nhiên không được chấp nhận.
Theo em, quyết định của Tịa là hợp lí vì: tử tù là một người đang phải thi hành bản
án, bị hạn chế một số quyền cơng dân. Hơn thế, hình thức tử hình hiện tại là xử bắn
bằng đội hành quyết, cho nên dù tử tù có muốn hiến bộ phận cơ thể hay thi thể cũng
khó vì các nội tạng (tim, thận…) đều khơng cịn ngun vẹn. Cịn nếu để cho ướp xác

để phục vụ nghiên cứu cũng khó vì theo một bác sỹ, khi tiêm thuốc vào các mạch máu
của tử thi, tử thi phải đảm bảo nguyên vẹn, nếu các động mạch bị vỡ thì khơng thể
20



×