Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề thi thử 3 môn khối c năm 2014 từ nguồn trường Chuyên Quảng Bình có đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.71 KB, 23 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN (khối C)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), cụ Mết đã kể chuyện cuộc đời
Tnú trong không gian, thời gian nào? Ý nghĩa của việc chọn không gian, thời gian đó?
.
Câu II. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của nhà văn Lỗ Tấn:
“Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có”.
PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Bàn về truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), có ý kiến cho rằng: “Người vợ nhặt vừa đáng
thương vừa đáng trách”, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “thị vừa đáng thương vừa đáng
trọng”.
Bằng những cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận về hai ý kiến
trên.
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
(Trích Tương tư- Nguyễn Bính)

Nhớ gì như nhớ người yêu


Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Việt Bắc- Tố Hữu)
Hết
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 1
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN (khối D)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) đã mở đầu như thế nào? Ý nghĩa của việc mở đầu
truyện như thế?
Câu II. (3,0 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của nhà văn Lỗ Tấn:
“Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có”.
PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn
Bàn về bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
vừa truyền thống vùa hiện đại của người phụ nữ Việt Nam”.
Anh/chị hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao
Anh/chị hãy phân tích những nét tương đồng và khác biệt trong diễn biến tâm trạng của
hai nhân vật: Tràng và bà cụ Tứ (Vợ nhặt- Kim Lân).
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 2
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
Năm học: 2013-2014; Môn: NGỮ VĂN (C)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Ý nghĩa của không, thời gian cụ Mết kể chuyện về Tnú 2,0
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Rừng xà nu (1965) là truyện ngắn tiêu biểu cho đời văn
Nguyễn Trung Thành. Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu ở
một buôn làng Tây Nguyên trong những năm chống Mĩ ác
liệt.
0,25
2 Không, thời gian cụ Mết kể chuyện về Tnú
- Cụ Mết kể chuyện cuộc đời Tnú trong đêm anh về thăm làng
Xô man. Sau hồi mõ vang lên từ nhà ưng, lũ làng quây quần
bên bếp lửa nghe cụ cất tiếng trầm ồ kể chuyện, ngoài trời lấm
tấm một trận mưa đêm.
0,5
3 Ý nghĩa
- Không gian, thời gian trang trọng, thiêng liêng vừa đậm tính
lễ nghi vừa giàu sức gợi:
+ gợi nhớ truyền thống kể khan, một nét văn hoá truyền thống
đậm bản sắc Tây Nguyên.
+ gợi mở những chiến công, những phẩm chất đẹp ở nhân vật
Tnú, con người sánh ngang những huyền thoại anh hùng của
Tây Nguyên xưa.
- Thể hiện niềm yêu mến tự hào của cụ Mết, niềm khát khao
tiếp nối những truyền thống đẹp trong lũ làng Xôman.
0,5
0,5
0,25

II Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái
gì không thể có
3,0
1 Giải thích ý kiến
- Ước mơ là mong muốn thiết tha những điều tốt đẹp trong
tương lai, là khát khao những gì chưa có trong thực tế với
mong muốn hiện thực hoá nó trong tương lai. Mỗi người trong
cuộc đời đều ấp ủ ước mơ: có ước mơ nhỏ nhoi, có ước mơ
lớn lao, cao cả; có ước mơ là cái có thể có, có ước mơ chỉ là
ảo mộng không bao giờ thực hiện được
- Câu nói của Lỗ Tấn khuyên con người cần biết ước mơ,
0,5
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 3
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
nhưng quan trọng hơn là phải biết hành động để biến ước mơ
thành hiện thực.
0,5
2 Luận bàn về ý kiến
- Ước mơ là cái có thể có nếu con người biết khát khao và
hành động; biết nỗ lực hết mình để vượt qua những gian khổ,
thử thách hiện thực hoá nó.
- Đôi lúc chỉ có ý chí, quyết tâm hành động của cá nhân là
chưa đủ, con người cần sự giúp đỡ, tiếp sức từ cộng đồng để
thực hiện ước mơ.
- Phê phán những kẻ chỉ mơ mộng hão huyền, ngại khó ngại
khổ, dễ nản lòng, không dám hành động để biến ước mơ thành
hiện thực.
0,75
0,25
0,5

3 Bài học nhận thức và hành động
- Phải biết ước mơ và hành động để biến ước mơ thành hiên
thực; tuổi trẻ cần nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, không chỉ vì
lợi ích cá nhân, mà còn vì cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng.
0,5
III.a Bình luận về hai ý kiến
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai ý kiến
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn Việt Nam với
sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông
dân nghèo.
- Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về số phận
người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trên
nền tăm tối ấy, nhà văn đã khắc hoạ chân thực hình tượng
người vợ nhặt.
0,25
0,25
2 Cảm nhận về người vợ nhặt và bình luận về hai ý kiến
2a Cảm nhận
- Người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp:
+ Bị tàn phá cả nhân hình (mặt lưỡi cày xám xịt, hai mắt trũng
hoáy, áo quần rách nát tả tơi)
+ Bị tàn phá cả nhân tính (nói năng chua ngoa, hành động táo
tợn, trơ trẽn)
- Người vợ nhặt tiềm ẩn những vẻ đẹp khuất lấp:
+ Thị có lòng ham sống mãnh liệt, ý thức bám víu sự sống.
+ Thị thẹn thùng, ý tứ như một cô dâu, dù được “nhặt” về.
+ Thị khát khao tình yêu thương, khát khao mái ấm gia đình.
+ Thị trân trọng hạnh phúc đang có, vun đắp cho tổ ấm gia
đình; cùng Tràng và cụ Tứ chia sẻ đói nghèo.
- Người vợ nhặt được khắc hoạ bằng những nghệ thuật độc

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 4
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
đáo: tình huống bất ngờ, chi tiết đắt, văn phong hóm hỉnh,
sinh động và tinh tế.
2b Bình luận về hai ý kiến
- Bác bỏ ý kiến cho rằng “thị vừa đáng thương vừa đáng
trách” vì: Ý kiến nhìn nhận nhân vật phiến diện, tách rời hoàn
cảnh, chưa thấy được tác động của nạn đói khủng khiếp với số
phận con người; chưa thấy được những vẻ đẹp khuất lấp trong
người vợ nhặt; chưa thấu hiểu niềm đồng cảm và tình yêu
thương con người của nhà văn.
- Khẳng định ý kiến cho rằng “thị vừa đáng thương vừa đáng
trọng”vì: Thị đáng thương vì là nạn nhân của nạn đói khủng
khiếp; đáng trọng vì đã vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt ấy để
sống, để yêu thương, vun đắp hạnh phúc và hi vọng về tương
lai. Ý kiến đã nhìn nhận, đánh giá trọn vẹn con người trong
nhiều mối quan hệ (ngoại hiện và nội tâm; tính cách, số phận
và hoàn cảnh, nhân vật và tư tưởng nhà văn…).
0,5
0,5
III.b. Cảm nhận về hai đoạn thơ
1 Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Bính là ngôi sao sáng trong phong trào thơ mới với

hồn thơ chân quê, sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ
đặc sắc, Nguyễn Bính thể hiện nỗi nhớ mong chân thực và
tinh tế của chàng trai quê.
- Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn của văn học cách mạng
với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc tiêu biểu cho phong
cách Tố Hữu, thể hiện tình cảm sâu nặng với chiến khu và
những kỉ niệm kháng chiến.
0,25
0,25
2 Cảm nhận hai đoạn thơ
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 5
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
* Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)
-Nội dung
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành
những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem
như một qui luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ ‘tâm
bệnh” khó chữa của người đang yêu.
+ Nỗi nhớ mong gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cả
không gian cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
- Nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ
gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn
nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hoá, đối sánh, tăng tiến
0,5
0,5
0,25
0,5
Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0)

- Nội dung
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người
cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình
nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương
với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà
êm đềm, đầm ấm.
- Nghệ thuật
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất
dân gian, nhịp điệu linh hoạt, âm hưởng ngọt ngào, tha thiết.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; ví von quen thuộc mà độc
đáo, cách tổ chức lời thơ với phép điệp, tiểu đối hài hoà, cân
xứng…
0,5
0,5
0,25
0,5
3 Sự tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn thơ
- Tương đồng: cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết,
sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu
đôi lứa, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ “lí
sự” về tương tư, cách đối sánh táo bạo…Đoạn thơ trong Việt
Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian
núi rừng Việt Bắc, bộc bạch tâm tình với cách ví von duyên
dáng…
- Lí giải: Do sự khác biệt về thời đại và phong cách của hai
nhà thơ
0,25
0,25

0,5

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 6
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
Năm học: 2013-2014; Môn: NGỮ VĂN (D)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Ý nghĩa của mở đầu truyện ngắn Chí Phèo 2,0
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc. Chí Phèo là điển
hình bất hủ về số phận bi đát của người nông dân nghèo trong
xã hồi cũ. Thiên truyện là một kiệt tác, tiêu biểu cho tư tưởng
và nghệ thuật của Nam Cao.
0,25
2 Mở đầu của truyện
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 7
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Chí Phèo say ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi: chửi trời, chửi
đời, chửi làng Vũ Đại, chửi những người không chửi nhau với
hắn, chửi đứa nào đã đẻ ra hắn.
0,5
3 Ý nghĩa
- Cách mở đầu trực tiếp, độc đáo và ấn tượng gây tò mò cuốn
hút.
- Hé mở bi kịch cuộc đời của Chí Phèo:
+ Sự gắng gỏi với nỗi khát khao được giao tiếp với đồng loại.
+ Nỗi đau bị làng Vũ Đại im lặng, cự tuyệt vì không coi Chí
Phèo là người.
0,25

0,5
0,5
II Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái
gì không thể có
3,0
1 Giải thích ý kiến
- Ước mơ là mong muốn thiết tha những điều tốt đẹp trong
tương lai, là khát khao những gì chưa có trong thực tế với
mong muốn hiện thực hoá nó trong tương lai. Mỗi người trong
cuộc đời đều ấp ủ ước mơ: có ước mơ nhỏ nhoi, có ước mơ
lớn lao, cao cả; có ước mơ là cái có thể có, có ước mơ chỉ là
ảo mộng không bao giờ thực hiện được
- Câu nói của Lỗ Tấn khuyên con người cần biết ước mơ,
nhưng quan trọng hơn là phải biết hành động để biến ước mơ
thành hiện thực.
0,5
0,5
2 Luận bàn về ý kiến
- Ước mơ là cái có thể có nếu con người biết khát khao và
hành động; biết nỗ lực hết mình để vượt qua những gian khổ,
thử thách hiện thực hoá nó.
- Đôi lúc chỉ có ý chí, quyết tâm hành động của cá nhân là
chưa đủ, con người cần sự giúp đỡ, tiếp sức từ cộng đồng để
thực hiện ước mơ.
- Phê phán những kẻ chỉ mơ mộng hão huyền, ngại khó ngại
khổ, dễ nản lòng, không dám hành động để biến ước mơ thành
hiện thực.
0,75
0,25
0,5

3 Bài học nhận thức và hành động
- Phải biết ước mơ và hành động để biến ước mơ thành hiên
thực; tuổi trẻ cần nuôi dưỡng những ước mơ đẹp, không chỉ vì
lợi ích cá nhân, mà còn vì cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng.
0,5
III.a Phân tích “Sóng” để sáng tỏ nhận định
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến
- Xuân Quỳnh là hồn thơ độc đáo của thơ trẻ chống Mĩ, giữa 0,5
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 8
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
chiến tranh vẫn luôn da diết với khát vọng tình yêu, hạnh phúc
đời thường. Sóng (Hoa dọc chiến hào) là bài thơ tiêu biểu cho
điệu hồn Xuân Quỳnh.
2 Giải thích và khẳng định ý kiến
* Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam
với sự hài hoà những nét đối lập: truyền thống mà hiện đại
- Truyền thống
+ Nhớ nhung da diết với tấm lòng thuỷ chung và niềm tin vào
sức mạnh của tình yêu.
+ Khát khao một tình yêu bền vững, dài lâu và khắc khoải âu
lo tình yêu đổ vỡ.
- Hiện đại
+ Luôn ẩn chứa những cảm xúc đối cực, đa chiều; những băn
khoăn về nguồn gốc bí ẩn của tình yêu
+ Khát khao kiếm tìm tình yêu đích thực với niềm đồng cảm
trọn vẹn.
+ Dám “tự hát” đến tận đáy cùng cảm xúc, dám trả giá để
sống hết mình, sống thành thực với tình yêu.
0,75
0,75

0,75
1,0
0,5
3 Đánh giá chung
- Bài thơ là tiếng lòng rất thành thực của chính Xuân Quỳnh,
một nhà thơ nữ thời hiện đại và cũng là tiếng lòng chung của
người phụ nữ Việt Nam luôn da diết với tình yêu, hạnh phúc.
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam
bằng những nghệ thuật đặc sắc: thể thơ 5 chữ; hình tượng
sóng với nhạc điệu và hình ảnh sống động; nhiều ẩn dụ, nhân
hoá và điệp từ điệp ngữ
0,25
0,5
III.b Tâm trạng Tràng và cụ Tứ
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn Việt Nam với
sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông
dân nghèo.
- Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về số phận
người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trên
nền hiện thực tăm tối ấy, nhà văn đã khắc hoạ những diễn biến
tâm trạng tinh tế của Tràng và cụ Tứ
0,25
0,25
2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong tâm trạng Tràng
và cụ Tứ
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 9
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Tương đồng:
Trước tình huống trớ trêu: Tràng nhặt được vợ trong nạn đói

khủng khiếp, người chết đói nhiều như ngả rạ, cả hai nhân vật
đều có những nét tâm trạng:
+ Ngạc nhiên không tin đó là thật
+ Lo âu không biết có thể nuôi nổi nhau qua nạn đói không.
+ Hi vọng vào cuộc sống, yêu thương gắn bó với gia đình hơn.
- Khác biệt:
+ Với Tràng, nỗi lo âu chỉ thoáng qua rồi nhanh chóng
nhường chỗ cho niềm vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ, bởi
lấy vợ là nỗi mong ước thầm lặng bấy lâu Tràng vẫn ấp ủ.
+ Với cụ Tứ: nỗi lo âu trĩu nặng hơn, bà mẹ nghèo còn buồn
tủi cho thân phận mình và con trai khi con lấy vợ trong tình
cảnh oái oăm ấy. Cụ Tứ thể hiện sự cảm thông với Tràng và
người vợ nhặt, đồng thời khơi dậy trong con những ý nghĩ lạc
quan tươi sáng về ngày mai.
0,5
0,5
0,5
1,0
1,0
3 Đánh giá chung
- Tâm trạng hai nhân vật được thể hiện bằng một ngôn ngữ
mộc mạc, giản dị mà trong sáng và giàu sức gợi. Nhà văn sáng
tạo tình huống độc đáo và chọn lọc nhiều chi tiết chân thực,
đặc sắc.
- Tâm trạng hai nhân vật góp phần thể hiện ý nghĩa của tác
phẩm: số phận bi thảm của người dân nghèo khổ và niềm tin,
hi vọng sống mãnh liệt trong cảnh khốn cùng.
0,5
0,5
Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm

bảo yêu cầu về mặt kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp
ứng, việc cho điểm từng câu cần dựa vào hướng dẫn chấm như sau:
Câu 1: Thí sinh chỉ cần trình bày bằng hình thức trả lời câu hỏi, không yêu
cầu kỹ năng tạo lập văn bản. Tuy nhiên, chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu học sinh
đáp ứng các yêu cầu sau về diễn đạt: rõ ràng, mạch lạc, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ
và ngữ pháp.
Câu 2 : Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi HS đạt được các yêu cầu sau về kỹ
năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Biết sử dụng các
hiểu biết và dẫn chứng từ đời sống xã hội kết hợp với trải nghiệm của bản thân để
giải quyết vấn đề.
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 10
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Câu 3: Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi HS đạt được các yêu cầu sau về kỹ
năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Biết phát hiện và
lựa chọn chi tiết nghệ thuật để phân tích.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
HÕt
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QB
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
LẦN 1 - NĂM 2014
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Trình bày hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Vì sao nói đây là
tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 2 (3.0 điểm)
Nêu tình hình kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1945 – 1973. Làm rõ vai trò của
nhà nước đối với sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
Câu 3 (2.0 điểm)
Về vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền, hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đã có chủ trương gì? Trình bày sự hình thành
và phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam từ tháng 9/1940 đến tháng
5/1945.
II. PHẦN RIÊNG (3.0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc 4.b)
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 11
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
Câu 4.a. Theo chương trình cơ bản (3,0 điểm)
Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1959)
đã có chủ trương gì cho cách mạng miền Nam? Vì sao phong trào Đồng khởi (1959 –
1960) được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ? Điểm giống và
khác của Chiến lược chiến tranh cục bộ với chiến lược Chiến tranh đặc biệt?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH Môn: LỊCH SỬ; Khối C

Câu Đáp án Điểm

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)
Câu 1:
(2.0
điểm)
Trình bày hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Vì sao nói
đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
* Hoạt động của hội:
- Hội tiếp tục mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ: Đa số học viên được đưa về
nước hoạt động, một số được cử đi học tiếp …
- Tuyên truyền lí luận cách mạng: Báo Thanh niên (21/6/1925) được xuất bản
đều đặn… Năm 1927, Hội xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh …. Báo
Thanh Niên và Đường cách mệnh trở thành tài liệu quan trọng cho việc
truyền bá lí luận cách mạng vào trong nước.
- Xây dựng tổ chức, phát triển hội viên trong và ngoài nước: Năm 1927, các
0.25
0.25
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 12
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
kì bộ đã được thành lập. Số lượng hội viên tăng nhanh… có 1700 hội viên
(1929). Hội còn xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm…
- Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh: Năm 1928, thực hiện chủ trương
“Vô sản hóa”, nhiều cán bộ của hội đi vào các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ
cùng sinh hoạt và lao động với công nhân đẩy mạnh tuyên truyền vận động
cách mạng, tổ chức quần chúng đấu tranh.
- Năm 1929, tiến hành đại hội lần thứ 1 và đấu tranh trong nội bộ về vấn đề
thành lập Đảng Cộng sản (từ 3/1929, Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời …)
* Đây là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản vì:
- Hội VNCMTN đã tích cực chuẩn bị và thúc đẩy những điều kiện thành lập
Đảng chín muồi…
- Giữa năm 1929, tổ chức này đã phân hóa thành tổ chức Đông Dương Cộng

sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Hai tổ chức này về sau hợp nhất với
Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành một Đảng Cộng sản thống nhất -
Đảng Cộng sản Việt Nam.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2
(3.0
điểm)
Nêu tình hình kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1945 – 1973. Làm rõ vai trò của
nhà nước đối với sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
* Tình hình kinh tế:
- Sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp, đói
rét…đe dọa đất nước. Nhật Bản đã nổ lực để phục hồi kinh tế và đến năm
1952 đã đạt mức ngang bằng trước chiến tranh.
- Từ 1952 – 1960, kinh tế Nhật phát triển nhanh. Từ năm 1960 – 1973 Nhật
Bảnbước vào giai đoạn phát triển thần kì.
- Những năm 60, kinh tế Nhật có tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%, nổi
tiếng bởi những sản phẩm dân dụng… Nhật Bản trở thành một trong ba trung
tâm kinh tế - tài chính của thế giới…
* Vai trò của nhà nước:
- Nhà nước quản lí kinh tế có hiệu quả, có vai trò lớn trong việc phát triển
kinh tế vĩ mô…
0.50
0.50
0.50
0.25

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 13
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Chính phủ Nhật rất coi trọng chiến lược con người, phát triển giáo dục, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…
- Chính phủ coi trọng, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật… Không đầu tư
kinh phí nhiều cho quân sự và chạy đua vũ trang; hướng đầu tư khoa học –
công nghệ với việc phát triển công nghiệp dân dụng…
- Thông qua chính sách ngoại giao tận dụng tốt những điều kiện thuận lợi ở
bên ngoài để phát triển kinh tế… (dựa vào “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ, nhận
viện trợ của Mĩ, đơn đặt hàng của Mĩ trong chiến tranh Triều Tiên, Việt
Nam…)
0.25
0,50
0.50
Câu 3
(2.0
điểm)
Về vấn đề khởi nghĩa giành chính quyền, Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 đã có chủ trương gì? Trình bày
sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam từ
tháng 9/1940 đến tháng 5/1945.
* Hội nghị BCH TW xác định:
- Đề cao công tác xây dựng lực lượng vũ trang. Chuẩn bị K/N là nhiệm vụ
trung tâm của toàn Đảng toàn dân ta trong giai đoạn hịên tại.
- Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
* Sự ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang
- Tháng 9/1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời, được duy trì và phát triển thành
đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên…
- Tháng 2/1941, Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập. Từ tháng 7/1941

đến tháng 2/1942, Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích chống lại
các cuộc vây quét của địch sau đó phân tán thành các đội nhỏ để chấn chỉnh
lực lượng, thực hiện vũ trang tuyên truyền… Từ tháng 9/1941 đến tháng
2/1944, ta đã thành lập thêm Trung đội Cứu quốc quân II và III.
- Ở Cao Bằng, cuối năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự
vệ vũ trang, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên sọan các tài
liệu đánh du kích, kinh nghiệm đánh du kích ở Nga, Trung Quốc…
- Giữa năm 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa sọan khởi nghĩa”, Trung
ương Đảng kêu gọi“Sắm sửa vũ khí đuổi thù chung” … đã thúc đẩy các đơn
vị vũ trang cũng trưởng thành về số lượng và chất lượng.
0.25
0.25
0,25
0.25
0.25
0.25
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 14
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Ở Cao Bằng, ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
thành lập, phát triển nhanh chóng …Ở Thái Nguyên, các đội Cứu quốc quân
đã đẩy mạnh chiến tranh du kích, hạ đồn chợ Chu, tiến đánh Chiêm Hoá,
Vĩnh Yên, Phú Thọ….
- Tháng 3/1945, đội du kích Ba Tơ được thành lập… Tháng 5/1945, đội
VNTTGPQ với CQQ được hợp nhất thành VN giải phóng quân đánh dấu sự
trưởng thành nhanh chóng của lực lượng vũ trang cách mạng.
0.25
0.25
Câu 4.a
(3.0
điểm)

Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(1/1959) đã có chủ trương gì cho cách mạng miền Nam. Vì sao phong trào Đồng
khởi (1959 – 1960) được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng miền Nam?
* Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 BCH TW Đảng (1/1959)
- Con đường phát triển của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách
mạng đánh đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, thiết lập chính quyền
cách mạng.
- Phương hướng cơ bản của cách mạng MN là “dựa vào lực lượng chính trị
quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang”.
* Đồng Khởi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
- Trước 1959, phong trào chính trị hòa bình của nhân dân MN bị đàn áp,
khủng bố. Lực lượng cách mạng bị tổn thất…
- Đồng Khởi là hiện tượng khởi nghĩa đồng loạt trên toàn miền Nam. Phong
trào đã phá vỡ từng mảng lớn hệ thống chính quyền cở sở của địch ở nông
thôn Chính quyền SG bị phân hóa và mâu thuẫn giữa các phe phái ngày
càng sâu sắc. Từ đây thời kì ổn định tạm thời của chính quyền SG đã chấm
dứt, thời kì khủng hoảng bắt đầu.
- Từ Đồng Khởi, lực lượng vũ trang MN phát triển nhanh chóng với 3 thứ
quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
- Từ Đồng Khởi đã hình thành mặt trận đoàn kết nhân dân chống Mĩ – Diệm
rộng rãi ở miền Nam - Mặt trận dân tộc giải phóng MN Việt Nam
(20/12/1960).
- Đồng Khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của
Mĩ… Cách mạng MN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên
tục cả bằng lực lượng chính trị và cả bằng lực lượng vũ trang. Chiến tranh
cách mạng đã bắt đầu.
0.50
0.25
0.25

0.50
0.50
0.25
0.50
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 15
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Đồng khởi đã tạo ra những nhân tố vững chắc, tại chỗ, đảm bảo cho thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
0.25
Câu 4.b
(3.0
điểm)
Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược Chiến tranh cục bộ? Điểm
giống và khác của Chiến lược chiến tranh cục bộ với chiến lược Chiến tranh
đặc biệt?
* Âm mưu
Chiến lược Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân
mới, được tiến hành bằng quân đội viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ,
quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, sử dụng phương
tiện chiến tranh hiện đại Mĩ nhằm đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng
ngự, tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng, áp đặt thành công chủ nghĩa thực
dân mới ở miền Nam.
* Thủ đoạn:
- Đưa quân Mĩ, quân đồng minh Mĩ vào chiến trường miền Nam. Năm 1969
có hơn nửa triệu quân Mĩ và khoảng 7 vạn quân đồng minh Mĩ ở miền Nam
- Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh” của
Việt cộng như cuộc hành quân Ánh sáng sao (1965), cuộc phản công chiến
lược mùa khô 1965 – 1966, 1966 – 1967…
- Ngoài ra, Mĩ còn tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân ra miền Bắc; tung ra luận điệu xyên tạc để lừa bịp dư luận thế giới, hỗ

trợ tích cực cho việc tiến hành chiến lược Chiến tranh cục bộ ở miền Nam.
* Giống
- Cả hai chiến lược chiến tranh này ra đời trên thế thua, thế bị động (Chiến
tranh đặc biệt ra đời khi Đồng Khởi của quân dân Miền Nam đã giáng một
đòn mạnh vào âm mưu CNTD mới, lung lay chính quyền Diệm; Chiến tranh
cục bộ ra đời để thay thế cho sự thất bại của Chiến tranh đặc biệt).
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới nhằm chống lại lực
lượng cách mạng và nhân dân ta, áp đặt ách thống trị Mĩ ở miền Nam …
0.50
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 16
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NỘI BỘ
- Đều có sự tham gia của quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ,
dựa vào trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Dựa vào ưu thế quân số, hỏa lực chúng tổ chức nhiều cuộc hành quân càn
quét vào vùng tự do, căn cứ cách mạng … đồng thời bình định vùng chiếm
đóng…
- Đều là chiến tranh xâm lược miền Nam, kết hợp với họat động phá hoại
miền Bắc, phối hợp họat động quân sự với hoạt động chính trị và ngoại giao.
* Khác nhau:
- Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, còn
Chiến tranh cục bộ, bên cạnh quân đội Sài Gòn thì vai trò và số lượng của
quân Mĩ, quân đồng minh Mĩ không ngừng tăng lên thành chủ lực tìm diệt…
- Chiến tranh đặc biệt thực hiện ở miền Nam, đối với miền Bắc chúng mới
tiến hành cách hoạt động phá hoại. Còn Chiến tranh cục bộ, Mĩ đã tiến hành
Chiến tranh phá hoại quy mô trên toàn miền Bắc. Chiến tranh lan rộng cả

nước. Chiến tranh cục bộ làm cho cuộc chiến trở nên ác liệt hơn nhiều so với
chiến tranh đặc biệt.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Sở GD – ĐT Quảng Bình
Tr ường THPT Chuyên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1
Năm học 2013-2014
Môn thi: Địa lý -Thời gian: 180 phút
(Đề này gồm 01 trang)
PHÇN CHUNG CHO TÊT C¶ THÝ SINH (8,0 ®iÓm)
C©u I. (2,0 ®iÓm)
1. Chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá tõ T©y sang §«ng. Nguyên nhân của
sự phân hóa đó.
2. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý ? Nêu một số
phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua.
C©u II. (3,0 ®iÓm)
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chuyên QB Page 17
THI TH I HC NI B
1. Trỡnh by hin trng s dng ti nguyờn t v tỡnh trng suy thoỏi ti nguyờn
t nc ta. Cỏc bin phỏp bo v t vựng i nỳi v vựng ng bng.
2. Chng minh Trung Du min nỳi Bc B là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển
cụng nghip nhất nớc?
Câu III. (3,0 điểm) Cho bng s liu din tớch gieo trng v sn lng lỳa nc
ta
Giai on 2005 - 2011
Nm 2005 2006 2008 2010 2011

Din tớch gieo
trng (ngn
ha)
7329,2 7324,8 7400,2 7489,4 7651,9
sn lng
(ngn tn)
35832,9 35849,5 38729,8 40005,6 42331,6
1) Tớnh nng sut lỳa (t/ha) t nm 2005 n 2011.
2) Vẽ biểu đồ thể hiện tc tng trng v din tớch, nng sut, sn lng lỳa
giai on 2005 - 2011.
3) Nhận xét và giải thích v ng nh trng lỳa nc ta.
PHầN RIÊNG (2,0 điểm). Thí sinh chỉ đợc làm một trong hai câu (câu IV.a
hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chng trình cơ bản (2,0 điểm)
Phân tích cỏc nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nụng nghip nc ta? Lấy ví
dụ minh ha cho các nhân tố đó?
Câu IV.b. Theo chơng trình nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hởng đến tổ chức lãnh thổ cụng nghip nc
ta?
Ht
ỏp ỏn
Cõu Ni dung
im
Cõu
I
2,0
1. Chng minh thiờn nhiờn nc ta cú s phõn hoỏ từ Tây sang Đông. Nguyờn
nhõn ca s phõn húa ú.
- Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nớc ta có sự phân chia thành 3 dải rõ rệt :
1,0đ

Ngun: Phũng o to Trng Chuyờn QB Page 18
THI TH I HC NI B
a) Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa
- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và trên biển có hơn 4000 hòn đảo lớn
nhỏ.
- Biển Đông của nớc ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới ẩm gió
mùa. Các dòng hải lu thay đổi hớng theo mùa.Cnh quan a dng
- Thềm lục địa cú s khỏc nhau tng on b bin phía bắc và phía nam có đáy
nông, mở rộng, nơi quần tụ nhiều đảo ven bờ và mở rộng của các đồng bằng châu
thổ. Đờng bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng
biển nớc sâu.
b) Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển
- Cú s khỏc nhau gia ng bng duyờn hi v ng bng chõu th. Nơi hình
thành cỏc B chõu th, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi
triều thấp phẳng. Cnh quan thiờn nhiờn xanh ti, trự phỳ. Dải đồng bằng ven
biển hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ. Các
dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.
Cnh quan thiờn nhiờn khc nghit
c) Thiên nhiên vùng đồi núi
- ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm, cnh quan thiờn
nhiờn mang sc thỏi ca vựng cn nhit, thnh phn loi ch yu nhit i, ngoi
ra cũn cú cn nhit v ụn i. vùng núi thấp Tây Bắc cnh quan thiờn nhiờn
nhit i m giú mựa v ụn i nỳi cao
-Trong khi sờn Đông Trờng Sơn có ma vào thu đông cnh quan rng thng
xanh, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô cnh quan rng tha khụ nhit i.
Vào mùa ma Tây Nguyên rng thng xanh thì bên sờn Đông lại chịu tác động
của gió phn khô nóng phỏt trin rng xa van.
Nguyờn nhõn ca s thay i ú: Do nh hng ca cao a hỡnh v hng ca
a hỡnh, do tác động của gió mùa với hớng của các dãy núi.
2. Nc ta phi thc hin phõn b li dõn c cho hp lý l do:

- Mt dõn s trung bỡnh nc ta: 254 ngi/km
2
(2006), nhng phõn b
khụng u.
- Phõn b khụng u gia ng bng min nỳi: ng bng: 1/4 din tớch
chim 3/4 dõn s BSH cao nht, 1.225 ngi/km
2
, gp 5 ln c nc.
Min nỳi 3/4 din tớch - chim 1/4 dõn s Tõy Nguyờn 89 ngi/km
2
, Tõy
Bc 69 ngi/km
2
, trong khi vựng ny li giu TNTN.
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0đ
0,25
0,25
0,25
Ngun: Phũng o to Trng Chuyờn QB Page 19
THI TH I HC NI B
Cõu
II:
3,0
- Phõn b khụng u gia nụng thụn v thnh th: Nm 2005 nụng thụn:
73,1%, cú xu hng gim. Thnh th: 26,9%, cú xu hng tng.
->S phõn b dõn c cha hp lý gia cỏc vựng lm nh hng rt ln n

vic s dng lao ng, khai thỏc ti nguyờn: miền núi (5 loại TN) -> thiếu
nguồn lao động có kĩ thuật. ĐB tình trạng thiếu việc làm, thừa ngời, tỉ lệ thất
nghiệp ngày c ng cao, t i nguyờn cn kit, suy thoỏi.
* Mt s phng hng v bin phỏp ó thc hin trong thi gian va qua
- Tuyờn truyn v thc hin chớnh sỏch KHHDS cú hiu qu. Phõn b dõn
c, lao ng hp lý gia cỏc vựng. Quy hoch v cú chớnh sỏch thớch hp
nhm ỏp ng xu th chuyn dch c cu dõn s nụng thụn v thnh th.
- M rng th trng xut khu lao ng, y mnh o to ngi lao ng
cú tay ngh cao, cú tỏc phong cụng nghip. Phỏt trin cụng nghip min
nỳi v nụng thụn nhm s dng ti a ngun lao ng ca t nc.
1. Trỡnh by hin trng s dng v tỡnh trng suy thoỏi ti nguyờn t
nc ta. Cỏc bin phỏp bo v t vựng i nỳi v vựng ng bng.
* Hin trng s dng t
- Nm 2005, cú 12,7 triu ha t cú rng v 9,4 triu ha t nụng
nghip(28,4%); trong s 5,35 triu ha t cha s dng(5 triu ha t i nỳi
b thoỏi húa v 350 ngn ha ng bng), 9,3 triu ha t b e do hoang
mc hoỏ (khong 28%).
- Bỡnh quõn t nụng nghip u ngi thp (0,1 ha). Kh nng m rng t
nụng nghip ng bng v min nỳi l khụng nhiu.
* Suy thoỏi ti nguyờn t
- Din tớch t trng i trc ó gim mnh 5,35 triu ha, nhng din tớch t
ai b suy thoỏi vn cũn rt ln. C nc cú khong 9,3 triu ha t b e do
hoang mc hoỏ (chim khong 28%).
* Bin phỏp bo v ti nguyờn t
- i vi t vựng i nỳi: p dng tng th cỏc bin phỏp thu li, canh tỏc
hp lý: lm rung bc thang, trong cõy theo bng.
- Ci to t hoang i trc bng cỏc bin phỏp nụng-lõm kt hp. Bo v
rng, t rng, ngn chn nn du canh du c.
- i vi t nụng nghip:
Cn cú bin phỏp qun lý cht ch v cú k hoch m rng din tớch. Thõm

canh nõng cao hiu qu s dng t, chng bc mu. Bún phõn ci to t
thớch hp, chng ụ nhim, thoỏi húa t.
2. C/m TBMNBB là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển CN nhất nớc?
* Khoáng sản: Là vùng có TNKS giàu có, phong phú nhất nớc.
- KS năng lợng than đá QN: 3 tỉ tấn. Than mỡ: Thái Nguyên, làm nhiên liệu,
0,25
1,5đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5đ
0,25
0,25
Ngun: Phũng o to Trng Chuyờn QB Page 20
THI TH I HC NI B
Cõu
III
3,0
nguyên liệu cho ngành CN, ngoi ra cũn cú than nâu.
- KL sắt: (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang).Thiếc (Cao Bằng), ồng (Sơn
La), chì - kẽm (Bắc Cạn) tiềm năng cho ngành luyện kim
- Quặng phi kim: apatit (Lào Cai) . VLXD (đá vôi, sét, cao lanh) phõn b
rng rói khp ni
Sông ngòi: Tiềm năng thuỷ điện nhiều nhất nớc, tr lng 11 ng n MW
chiếm 37% cả nớc(sông Đà, sông Gâm, sông Chảy) cơ sở hình thành các nhà
máy: Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà .
* Nguyên liệu từ các loại nông sản:

Chè: Vùng có S và sản lợng chè lớn nhất cả nớc 2/3 din tớch c nc -> phát
triển ngành CN chế biến chè ở Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Cõy
dc liu Vật nuôi: có số lợng đàn vật nuôi lớn nhất nớc (57% cả nớc), bò
(16%), lợn (21%) -> CS chế biến các sản phẩm sữa, thực phẩm.
Lâm sản: Tuy S rừng không lớn, độ che phủ thấp 20% -> hình thành nhiều xí
nghiệp liên hiệp, lâm - nông CN, lâm trờng.Thuỷ sản: Vùng biển Quảng Ninh
hình thành các xí nghiệp đông lạnh, chế biến tôm, cơ sở xí nghiệp sản xuất
ngọc trai.
=> Khó khăn: Nguồn TN khoáng sản phong phú nhng thờng phân bố ở địa
hình hiểm trở, nằm sâu trong lòng đất. Địa hình cắt xẻ, núi non hiểm trở khó
khăn xây dựng các nhà máy, hình thành các nhà máy, xí nghệp tại chỗ.
Dân c tha, mật độ dân số thấp, trình độ kỹ thuật (TB) thấp. Thiu
vốn. Cơ sở hạ tầng GTVT nhất là TB còn yếu, để phát triển CN vùng cần phải
đầu t nhiều hơn nữa về vốn, kỹ thuật đòi hỏi phải có sự hợp tác với nớc ngoài.
Bng x lớ: Tớnh nng sut (t/ha) v tc tng trng(%).
Nm
2005 2006 2008 2010 2011
Nngsut
(t/ha)
48,9 48,9 52,3 53,4 55,3
Din
tớch(%)
100 99,9 101 102,2 104,4
Sn
lng(%)
100 100,1 108,1 111,6 118,1
Nng
sut(%)
100 100,1 107,1 109,3 113,2
0,25

0,25
0,25
0,25
0,5
1,5đ
Ngun: Phũng o to Trng Chuyờn QB Page 21
THI TH I HC NI B
Cõu
IV.a:
2,0
1. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ ng chung gc. Đẹp,
chính xác, số liệu. Có chú giải và tên biểu đồ.
2. Nhận xét - gii thớch
- T nm 2005 n 2011 c din tớch nng sut v sn lng u tng
(d/c), trong ú sn lng tng nhanh nht, din tớch tng chm nht(d/c).
- Gii thớch: Din tớch tng chm do vic m rng khú, mt khỏc t
nụng nghip chuyn i sang chuyờn dựng. Nng sut tng do ỏp dng k
thut, thõm canh, ging Sn lng tng nhanh nht l vỡ din tớch tng v
nng sut tng

a. Phân tích cỏc nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ NN. Lấy ví dụ
minh hoạ cho các nhân tố đó
- Tổ chức lãnh thổ NN chu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử lên các hoạt động nông nghiệp trên
các vùng lãnh thổ khác nhau của nớc ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp.
- Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền
của sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế
-
xã hội, kĩ thuật, lịch sử tác động làm biến đổi và phong phú thêm sản phẩm

của các vùng lãnh thổ NN.
- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hoá
lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi
nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hoá, thì các nhân tố kinh tế - xã hội
tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.
Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long: v t nhiờn t phù sa màu mỡ thun li
phỏt trin cây lúa. Sông ngòi mạng lới dày đặc phỏt trin v thuỷ sản. Nhng
do yờu cu ca xã hội vựng phát triển thờm nhiu sn phm: mía, dừa, cây
ăn quả: cam, chuối cỏ su, ba ba, trăn
b. Phân tích các nhân tố chính ảnh hởng đến việc tổ chức lãnh thổ công
nghiệp của nớc ta.
Nhóm nhân tố bên trong : Vị trí địa lí phải thích hợp, với khu chế xuất
và khu CN thì vị trí có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, vị trí tạo điều kiện giao
lu về sản xuất công nghiệp (nguyên, nhiên liệu, thị trờng)
0,5
0,5đ
2,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Ngun: Phũng o to Trng Chuyờn QB Page 22
THI TH I HC NI B
Cõu

IV.b:
2,0
- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở nguyên, nhiên liệu hỡnh thnh c cu
ngnh, tạo ra sự phân hoá ban đầu của lãnh thổ công nghiệp.
- Nguồn nớc: Đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, khí hậu ảnh
hởng đến việc lựa chọn công nghệ và cung cấp nguồn nguyên liệu.
- Điều kiện kinh tế - xã hội có tính quyết định đến TCLTCN (Dân c lao
động và thị trờng tiêu thụ, tập quán sản xuất tiêu dựng)
- Trung tâm kinh tế, mạng lới đô thị tạo điều kiện thuận lợi. CSVC kỹ
thuật làm tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức CN. Đờng lối ảnh hởng đến
việc lựa chọn các hình thức t chức SX.
- Nhóm nhân tố bên ngoài : có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong một số
trờng hợp, nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể mang tính
quyết định đối với TCLTCN .
- Sự hợp tác quốc tế đợc thể hiện qua một số lĩnh vực nh : Hỗ trợ vốn
đầu t từ các nớc phát triển. Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ có ý nghĩa
quyết định đến tốc độ tăng trởng kinh tế, quy mô, phơng hớng, phân bố sản
xuất tổ chức lãnh thổ .
- Chuyển giao kinh nghiệm quản lí đến các nớc đang phát triển đã và
đang trở thành yêu cầu cấp thiết.
0,25
0,25
0,25
.Ht
Ngun: Phũng o to Trng Chuyờn QB Page 23

×