Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Khả năng khiển soát mức cung tiền của NHTW giai đoạn 2008 đến nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.92 KB, 21 trang )

1
Học viện Ngân hàng
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Chủ đề: Khả năng khiển soát mức cung tiền của NHTW giai đoạn 2008 đến nay.
Nhóm 5 – Chiều thứ 2 H302
Danh sách nhóm:
Thịnh Văn Đức (nhóm trưởng) NHG K12 (SĐT: 0904 858 414)
Phan Thị Oanh TTQTD K12
Nguyễn Thị Hoàn NHA K12
Nguyễn Thị Vân Hoa KTD K12
Lê Trung Kiên
Đỗ Mạnh Hùng
Nguyễn Văn Dũng TTQTC K12
Bavikhame Sidkhanxay NHG K12
Phannavhan Mounmarvong NHD K12
Thongsavanh Panyaphong NHC K12
Hà Nội - 2011
2
I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG:
Cung ứng tiền tệ (hay cung tiền, mức cung tiền) là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp
tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản,...của các cá nhân (hộ gia
đinh) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng)
Tiền cơ sở là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong các thành phần của
cung tiền. Tiền cơ sở bao gồm tiền mặt trong lưu thông do các cá nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp
không phải ngân hàng nắm giữ) và dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.
Mọi sự thay đổi của lượng tiền cơ sở đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung
tiền
Lượng cung tiền (M) bằng lượng tiền cơ sở (MB) nhân với số nhân tiền tệ (m).
M = m × MB
Trong trường hợp số nhân tiền tệ không đổi, thay đổi của tổng lượng cung tiền phụ thuộc vào thay đổi
trong lượng tiền cơ sở. Khi số nhân tiền tệ bằng 1, mức thay đổi lượng cung tiền đúng bằng mức thay


đổi lượng tiền cơ sở.
Những nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông: Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi
của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về tiền cơ sở với đẳng thức:
MB = C + R
Giả dụ các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên đều làm lượng tiền cơ
sở thay đổi cùng chiều. Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng trung ương có thể:
Tăng lượng tiền mặt trong lưu thông, chẳng hạn bằng nghiệp vụ thị trường mở mua vào (ngân hàng
trung ương mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưu thông), hay đơn giản là in thêm tiền giấy, đúc thêm
tiền kim loại và đưa vào lưu thông.
Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Can thiệp để điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại bằng cách như điều
chỉnh lãi suất chiết khấu.
CÔNG CỤ KIỂM SOÁT CUNG ỨNG TIỀN:
1. Nghiệp vụ thị trường mở:
3
Khái niệm: là nghiệp vụ trong đó Ngân hàng Trung ương sử dụng các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán,
thường là chứng khoán chính phủ, trên thị trường mở để thay đổi cơ số tiền (MB); qua đó tác động đên
lượng cung ứng tiền trên thị trường.
Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) các chứng khoán chính phủ, chủ yếu la tín phiếu kho bạc, nó sẽ
làm tăng (giảm) ngay lập tức dự trữ của các NH trung gian. Khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng
tín dụng của hệ thốnng NH vì thế bị ảnh hưởng, dẫn đến làm tăng (giảm) lượng tiền cung ứng.
Phân loại: nghiệp vụ thị trường mở năng động và nghiệp vụ thị trường mở thụ động.
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm Nhược điểm
NVTTM là một công cụ của chính sách tiền
tệ do NHTW đề ra. Vì vậy, nó không chịu
ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào khác.
NHTW có thể kiểm soát được hoàn toàn khối
lượng NVTTM.
NVTTM rất linh hoạt và chính xác, thể hiện

ở chỗ có thể đáp ứng đựơc nhu cầu của
NHTW trong điều chỉnh lượng cung tiền bất
kể ở mức lớn hay nhỏ cũng như ở khả năng
dễ dàng đảo chiều ngược lại.
Có tác động tức thì đến lượng cung tiền.
Các đối tượng chịu tác động của NVTTM
thường khó chống đỡ hoặc đảo ngược chiều
hướng điều chỉnh của NVTTM.
Đòi hỏi sự phát triển nhất định của thị trường
tài chính thứ cấp cũng như thị trường tiền tệ
NHTW phải có khả năng dư đoán và kiểm soát
sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hê
thống NH.

2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Khái niêm: dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại
NHTW theo một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một khoảng thời gian nào đó để đảm
bảo tính thanh khoản của các NHTM. Điều chỉnh TLDTBB là một trong các công cụ để kiểm soát lượng
tiền cung ứng.
Cơ chế tác động: Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bộ phận dữ trữ dư thừa trước đây của các ngân hang sẽ
trở thành dự trữ bắt buộc, làm giảm khả năng cho vay của hệ thống NH ( giảm lượng cung tiền). Bên
cạnh đó, TLDTBB còn là một thành phần trong mẫu số của hệ số mở rộng tiền gửi. Khi TLDTBB tăng
sẽ làm cho hệ số mở rộng tiêng gửi giảm, kéo theo sự giảm của khả năng mở rộng tiền gửi của hệ thống
NH (giảm lượng cung tiền). Ngoài ra, TLDTBB tăng làm giảm khả năng cung vốn của của các NHTM
trên thị trường liên NG. Nếu cầu vốn khả dụng không đổi, sự giảm sút này dẫn tăng lãi suất liên NG và
do đó là các mức lãi suất dài hạn; kết quả cuối cùng là giảm lượng cung tiền. Khi giảm TLDTBB sẽ có
hiệu ứng ngược lại.
4
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm Nhược điểm

Là công cụ có thể áp dụng một cách bắt buộc đối
với các NHTM.
Ảnh hưởng mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉ
một thay đổi nhỏ với TLDTBB có thể dẫn đến
lượng tiền lớn bị ảnh hưởng.
Thiếu linh hoạt.
Đối với các NH có dự trữ vượt mức quá thấp,
tăng dự trữ bắt buộc sẽ gây ra nguy cơ mất khả
năng thanh toán.
Việc thay đổi liên tục TLDTBB sẽ gây ra tình
trạng bất ổn cho hoạt động của các NH, quản
lý khả năng thanh khoản của các NH bị khó
khăn.
3. Chính sách tái chiết khấu:
Khái niệm: là chính sách bao gồm các quy định và điều kiện về việc cho vay ngắn hạn của NHTW đối
với NHTM thông qua hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá trị do NHTM mamg đến với mục đích giải
quyết các vấn đề thiếu hụt tạm thời của các NHTM để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc để bù đắp thiếu
hụt trong quỹ dự trữ bắt buộc. Thay đổi trong CSTCK sẽ ảnh hưởng đến khối lượng vay chiết khấu của
các NHTM, do đó ảnh hưởng đến lượng cung ứng tiền.
Cơ chế tác động: Thông qua thay đổi quy định về hạn mức TCK, lai suất TCK, các điều kiện TCK tạo
ảnh hưởng đến sự đi vay chiết khấu của các NHTM trên phương diên khối lượng và giá. Căn cứ vào
việc điều chỉnh hạn mức TCK và điều kiện TCK, khối lượng vốn khả dụng được bổ sung từ NHTW bị
giới hạn hoặc được nới rộng, ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, lượng tiền cung
ứng bị thay đổi. Về sự thay đổi mức lãi suất TCK, nếu tăng lãi suất TCK sẽ làm tăng chi phí đầu vào của
các NHTM, do đó dẫn đến tăng lãi suất cho vay, giảm nhu cầu tín dụng (giảm lượng cung tiền). Bên
cạnh đó, các NHTM buộc phải giảm khả năng cung ứng tín dụng để hồi phục dự trữ do không thể vay
NHTW một cách dễ dàng.
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm Nhược điểm
Các khoản cho vay chắc chắn sẽ được thu hồi

khi đến hạn do được đảm bảo bằng các giấy tờ
có giá.
Chỉ có tác dụng khi NHTM có nhu cầu vay từ
NHTW.
NHTW khó có thể kiểm soát được hoàn toàn
những tác động của công cụ này do không thể
ép buộc các NHTM vay từ mình.
4. Mức lãi suất cơ bản :
Khái niệm: là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
ngắn hạn, là cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của các NHTM.
5
Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng lãi suất thì lượng tiền mà NHTM cho vay giảm và ngược lại.
5. Hạn mức tín dụng:
Khái niệm : là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho
nền kinh tế để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
III – CHÍNH SÁCH ĐIÊU CHỈNH MỨC CUNG TIỀN CỦA NHNN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY:
Việc thay đổi trong điều tiết cung cầu tiền trong nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam
trên nhiều phương diện trong những năm từ đầu 2008 đến nay. Hiện nay, kinh tế vĩ mô chưa ổn định,
lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân
hàng thương mại khó khăn, dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỉ giá còn lớn, thị trường chứng khoán,
thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn.
Đầu năm 2008 Trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt
Những dấu mốc đáng ghi nhớ trong việc sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ vào những
tháng đầu năm 2008:
- Ngày 16/01/2008, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1%. (Quyết định 187/QĐ-NHNN).
- Ngày 30/01/2008, điều chỉnh tăng các loại lãi suất: Lãi suất cơ bản tăng 0,5%, tái cấp vốn tăng 1,0%,
lãi suất chiết khấu tăng 1,5% (Quyết định 305/QĐ-NHNN).
- Ngày 13/2/2008, thông báo về việc phát hành tín phiếu bắt buộc, thực hiện vào ngày 17/3, với tổng giá
trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,8%/năm (Quyết định 346/QĐ-

NHNN).
Cả ba giải pháp trên đều hướng tới mục tiêu rút bớt tiền trong lưu thông về. Các giải pháp sau đó cũng
không kém phần quyết liệt. Theo Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008, lãi suất cơ bản sau 25
tháng giữ ổn định ở mức 8,25%/năm tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm. Sau hơn 3 tháng
thực hiện, đến 19/5/2008, lãi suất cơ bản vọt lên 12%/năm và chưa đầy 1 tháng sau, ngày 11/6/2008,
Quyết định 1317/QĐ-NHNN của NHNN đã nâng thêm 2% đưa lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm.
NHTW thắt chặt tiền tệ,muốn giảm lượng tiền cung ứng.Lãi suất cơ bản tăng sẽ tác động tới các lãi suất
khác như chiết khấu,tái chiết khấu,lãi suất trái phiếu,tín phiếu,huy động,cho vay...Tức là NHTW muốn
VND đỡ mất giá,giảm áp lực lạm phát,hoặc có thể đề phòng trước về lạm phát.
Năm 2008, tính chung cả hệ thống, tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 21%-22% thấp hơn nhiều so với con số
tương ứng của năm 2007 là 53,7%; nợ xấu khoảng 43.500 tỉ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng; vốn
tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng khoảng 35-37%, khu vực sản xuất tăng 34-36%, khu vực
6
nông nghiệp và nông thôn tăng 30%, cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tăng 40-42%; khu
vực DN Nhà nước có mức tăng thấp nhất, chỉ tăng khoảng 12-14%.
Năm 2009 . nới lỏng tiền tệ
Ngày 12/5/2009 chính phủ cung cấp gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các
giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm:
+ Thứ nhất, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.
+ Thứ hai, tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.
+ Thứ ba, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng.
+ Tứ tư, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.
+ Thứ năm, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.
+ Thứ sáu, thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.
+ Thứ bảy, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.
+ Thứ tám, các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
khoảng 7.200 tỷ đồng.
- Ngân hàng nhà nước đã có những thay đối trong chính sách tiền tệ
Hỗ trợ lãi suất 4% 2%
.Lãi suất cơ bản 7% 8%

Lãi suất tái chiết khấu 5% 6%
Tăng rưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm
2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền
kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một
thành công lớn.
Giải quyết vấn đề việc làm:
Trong năm 2009, nhờ gói kích cầu kinh tế đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch
năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người.
Năm 2010 thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt
NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm
và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.
7
NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về các loại lãi suất của các
TCTD. Cụ thể là trong năm, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư
07/2010/TT-NHNN; Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VND
theo cơ chế lãi suất thoả thuận
Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi
thực hiện lãi suất thoả thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho
vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%).
N
g
u

n
:
T

n
g


h

p

8
v
à

t
í
n
h

t
o
á
n

c

a

t
á
c

g
i



Các tháng giữa năm, bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ
đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho
vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua
việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã
tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trường mở và thị trường liên ngân hàng
nên mặt bằng lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm dần (giảm khoảng 1%), một số đối tượng và
ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớn hơn (giảm 2 - 2,5%) như: các khoản vay để sản xuất nông –
lâm – ngư nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Tuy nhiên,
trước những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai
tháng cuối năm, giao động trong khoảng 13,5 – 18,5%.
Năm 2011 thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị
quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói

×