Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN XÂY DỰNG DÂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.65 MB, 30 trang )

Thực tập công nhân
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
Phần I
Nhiệm vụ được giao trong đợt thực tập
1. - Tìm hiểu cơ cấu bộ phận lãnh đạo, chỉ huy công trường bao gồm: số lượng, chức
năng, nhiệm vụ của từng người
- Các phòng ban: tài vụ, kĩ thuật, kế hoạch, vật tư………
- Nghiên cứu bản vẽ của công trình đang thực tập
2. Đi theo cán bộ kỹ thuật trực tiếp thi công ở công trường để theo dõi các công việc
mà kĩ sư, cán bộ kỹ thuật công trường giải quyết hàng ngày
3. Quan sát, kiểm tra, so sánh giữa thực tế biện pháp kĩ thuật và tổ chức thi
công so với lí thuyết đã học
4. Thực hành một số công tác thi công xây dựng đơn giản tại công trường dưới
sự chỉ đạo và theo dõi, hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật công trường.
Phần II
Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường
1. Mục đích:
Mục tiêu chính của đơn vị thi công công trình là phải đảm bảo tiến độ thi công,
tính mĩ thuật của công trình. Nhưng điều hết sức quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh
môi trường và an toàn lao động.
An toàn lao động là một công tác rất quan trọng, nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, hạn chế rủi ro trên cơ sở đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động trong
sản xuất. Để thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, tất cả các cán bộ lãnh đạo quản
lí, cán bộ kĩ thuật, người sử dụng lao động và người lao động không những phải chấp
hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động của Đảng và nhà nước,
các qui trình qui phạm, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động, an toàn phòng cháy
chữa cháy mà cần am hiểu những kiến thức khoa học về bảo hộ an toàn lao động
trong lĩnh vực xây dựng.
2. Công nhân làm việc trên công trường:
Do công trình có nhiều công tác thi công khác nhau, nên mỗi công việc cần có
các biện pháp an toàn lao động riêng. Trong công trường bố trí cán bộ kĩ thuật chịu


trách nhiệm về an toàn lao động luôn có mặt cùng cán bộ thi công và ban chỉ huy
công trường đề ra các biện pháp an toàn, triển khai thực hiện. Với các công nhân phải
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 1
Thực tập công nhân
tuyển chọn bảo đảm các yêu cầu tiêu chuẩn làm việc theo qui định của nhà nước về
tuổi tác nghề nghiệp, sức khoẻ, phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá
nhân phù hợp với công việc như: giầy, mũ, găng tay, ủng, dây an toàn
Sau mỗi đợt mưa bão, gió lớn, phải tiến hành kiểm tra lại các điều kiện an toàn
trước khi thi công tiếp nhất là nơi nguy hiểm.
Toàn công trường phải được bố trí đèn chiếu sáng, không làm việc tại các vị trí
thiếu ánh sáng vào ban đêm.
Lập sổ nhật kí ATLĐ ghi đầy đủ tình hình sự cố tai nạn, có biện pháp khắc
phục và xử lí trong quá trình thi công, có ý kiến kịp thời về giải pháp ATLĐ trong
trường hợp cần thiết.
Công nhân điện vận hành thiết bị đủ 100% giấy chứng nhận đạt yêu cầu về an
toàn điện.
Trên công trường cần bố trí mạng lưới điện gọn gàng hợp lí, có các cầu giao
ngắt ở độ cao 2,2m các điểm đấu dây phải được bọc kín và treo cao.
Dây dẫn phục vụ thi công 100% dây bọc cách điện.
Tách riêng hệ thống điện động lực và hệ thống điện chiếu sáng.
Tuyệt đối không sử dụng điện làm hàng rào bảo vệ.
Trong quá trình thi công và lao động sản xuất ở trên công trường có nhiều yếu
tố bất lợi tác dụng lên cơ thể con người gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và
môi trường xung quanh nên chúng ta phải tìm cách hạn chế bằng cách giữ vệ sinh lao
động.
Phải có các hệ thống thu nước thải lọc cát trước khi thải ra ngoài. Không để
nước bẩn ra khu vực xung quanh.
Hạn chế bụi bẩn, tiếng ồn bằng hệ thống lưới nilông hoặc giàn giáo, phế thải
phải được vận chuyển xuống đổ và nơi qui định.
Đất và phế thải vận chuyển đi bằng xe chuyên dụng phải có thùng kín hoặc bạt

bao che kín.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 2
Thực tập công nhân
Quá trình thi công đảm bảo tránh nước thải, khói bụi độc hại ảnh hưởng đến
môi trường thi công. Công trường luôn đảm bảo thoáng và sạch sẽ.
Xe khi ra vào công trường phải được rửa sạch xe và lốp xe.
Cấm uống rượu trước và trong khi ra công trường , cấm vứt ném các dụng cụ
đồ nghề từ trên cao xuống
Cần có hành lang và hàng rào bảo vệ khi chiều cao > 2 m và phải có dây đeo
an toàn. Không nên thi công theo phương thẳng đứng cùng 1 lúc nhiều tổ thi công.
Không nên thi công trong điều kiện xấu về thời tiết.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 3
Thực tập công nhân
Phần III
Các công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng
Chương 1: Công tác nề
1. Xác định kiểm tra đường nằm ngang:
Dùng để xác định chiều sâu móng từ mặt đất thiên nhiên đến đáy hố đào, chiều
cao từng nhà, chiều cao cửa đi, cửa sổ
Trong công trình đường nằm ngang được đánh dấu bằng vạch sơn, thể hiện cốt
cao độ từ mốc chuẩn. Trên cốt 0.00 là (+) dưới là (-) các mốc cao độ phải được giữ
gìn cẩn thận suốt quá trình thi công. Bên ngoài nhà đóng cọc thép, bêtông hay gửi lên
công trình khác, trong nhà vạch lên tường, cột cách sàn 1m để xác định đường nằm
ngang dùng ống thuỷ bình bằng nhựa chất dẻo dài 15 đến 20m chứa đầy nước. Trong
thao tác phải giữ cho ống không gấp khúc, bẹp Hai đầu ống phải có 2 người cầm
giữ, một người đặt ống vào mức chuẩn, người kia vào chỗ cần vạch cao độ.
Chú ý:
ống nhỏ nước bị dính ướt nên bề mặt thường lõm xuống do đó phải thống nhất
cách vạch. Khi di chuyển cần bịt kín ống không cho nước thoát ra ngoài, ở nơi cần
vạch mốc cao độ ống được di chuyển lên xuống sau khi nước ngưng dao động thì mới

đánh dấu theo nguyên tắc bình thông nhau.
2. Xác định kiểm tra đường thẳng đứng:
Với công trình lớn dùng máy kinh vĩ, công trình nhỏ dùng dọi. Dây dọi là đoạn
dây buộc vật nặng luôn hướng về mặt đất. Đế xác định đường thẳng cột, bề mặt
phẳng của tường.
Cách dọi:
Dùng dọi treo cách tường hay cột một khoảng nhất định, dùng thước thép kiểm
tra khoảng cách từ tường đến dây dọi tại 3 điểm chân giữa và đỉnh.
Kiểm tra bằng mắt treo dọi sát vào tường hay cột ngắm khe hở ánh sáng từ
đỉnh đến chân
3. Kiểm tra góc vuông:
Thông thường XDDD hay xác định góc vuông phục vụ cho công tác giác
móng, lát nền
Để xác định góc vuông khi triển khai công trình thường dùng thước vuông góc
hay tam giác Pitago (3,4,5).
4. Xác định tuyến và đo độ dài:
Vạch tuyến thẳng dùng dây căng giữa hai đầu cọc, dùng dây và đinh làm dụng
cụ vạch tuyến. Có thể dùng dây tẩm mực bật lên tường để tạo tuyến khi quét vôi ve
hoặc sơn tường.
Đo độ dài dùng thước thép hoặc các loại thước khác để đo.
Chương 2 : Công tác cốp pha.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 4
Thực tập công nhân
1. Yêu cầu ván khuôn:
Đúng kích thước của các bộ phận công trình.
Phải ổn định bền vững, không cong vênh.
Gọn nhẹ dễ tháo lắp sử dụng.
Dùng được nhiều lần.
2. Phân loại ván khuôn:
Ván khuôn cố định:

Thường bằng gỗ sản xuất theo kích thước từng bộ phận công trình. Khi tháo
không dùng cho bộ phận cùng loại.
Ván khuôn móng: Thường bằng tấm gỗ riêng lẻ liên kết thành mảng.
Ván khuôn tường: Dùng cho tường bể thang máy. Chiều cao lớn, kết cấu
mỏng, ổn định kém, thường bằng gỗ hoặc kim loại, có cấu tạo dạng mảng liên kết
bằng các nẹp.
Ván khuôn cột: Cấu tạo gồm 4 hay nhiều mảng ghép lại với nhau bằng nẹp
gỗ. Sau đó dùng gông giữ ổn định, số lượng được thiết kế theo chiều cao cột, tiết
diện, chiều dày ván. Phía chân cột có chừa cửa để vệ sinh, đầu cột chừa để ghép dầm.
Khi chiều cao lớn hơn 2,5m để cửa đổ bêtông.
Ván khuôn sàn, dầm: Để đổ bêtông toàn khối. Dầm gồm 3 mảng ghép lại,
dầm lớn hơn 60cm dùng thép giằng chống phình. Sàn ghép thành mảng đặt trên hệ xà
gồ bằng gỗ hay kim loại. Xà gồ được đỡ bằng hệ cột chống, số lượng xà, cột chống
được tính toán cho thuận lợi, với các hệ cột quá chiều cao phải có hệ giằng.
Ván khuôn luân chuyển:
Số lượng tấm ít, nối ít. Sau khi tháo nguyên hình mang đi công trình khác thi
công. Sử dụng ván khuôn luân chuyển phải có cột chống và dầm luân chuyển.
Trọng lượng một tấm không được vượt quá 70 Kg.
Cột chống tạo cơ sở lắp dựng ván khuôn. Cột chống phải ổn định, nhẹ, dễ thao
tác.
Cấu tạo gồm 3 phần: đầu cột, thân cột, chân cột.
Kiểm tra về tim cốt, cao độ, hình dáng, kích thước, khe hở, độ ổn định, an toàn lao
động.
Ván khuôn di động:
Giống ván khuôn luân chuyển nhưng sử dụng theo chu kì sang vị trí kế tiếp của
một công trình. Có ván khuôn di động lên cao và ván khuôn di đông theo phương
ngang.
3. Cột chống và sàn thao tác:
Cột chống và sàn thao tác cần ổn định, nhẹ, dễ di chuyển và tháo lắp. Phải
dùng được nhiều lần tăng giảm chiều cao dễ dàng. An toàn trong thi công, có thể

bằng tre hoặc kim loại.
Cột chống:
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 5
Thực tập công nhân
Gồm 3 phần: chân, thân, đầu. Chân truyền lực xuống mặt đất, sàn. Chân phải
tăng được chiều cao có thể dùng nêm hoặc xoắn vít, kích. Thân bằng gỗ hoặc kim
loại bằng chiều cao thiết kế, có thể nối nhiều đoạn. Đầu đỡ vào sàn và dầm.
Sàn thao tác:
Dùng giáo khung có mặt kim loại, lắp ghép các tấm, có thể bằng gỗ đóng
mảng.
Tính toán ván khuôn:
Khi lắp dựng xong ván khuôn sàn thao tác phải nghiệm thu kiểm tra. Kểm tra
tim cốt, vị trí ván khuôn so với thiết kế, hình dáng, khe hở, nối, ổn định của ván
khuôn, giải pháp an toàn lao động.
4. Tháo dỡ ván khuôn:
Độ dính của vữa vào ván khuôn tăng theo thời gian, nên tháo ván khuôn khi
bêtông đạt cường độ cần thiết. Thời gian tháo ván khuôn không chịu lực qui phạm,
thường bêtông đạt 25 Kg/cm
2
(1 đến 3 ngày).
Ván khuôn chịu lực:
Tháo theo tỉ lệ % so với cường độ thiết kế như sau:
Sàn, vòm không quá 2m: 50%.
Dầm, dàn nhịp không quá 8m: 70%.
Sàn nhịp 2 đến 6m: 70%.
Dầm, sàn hơn 8m: 95%.
Thời gian đạt cường độ phụ thuộc nhiệt độ và xi măng. Với dầm lớn hơn 8m
phải tháo từ từ từng cây chống một.
Tháo sàn, cây chống tháo từ ngoài vào trong.
Tháo ván khuôn phải nghiên cứu sự truyền lực vào kết cấu.

Tháo theo nguyên tắc cái nào lắp sau tháo trước.
Ván khuôn không chịu lực tháo trước chịu lực
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 6
Thực tập công nhân
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 7
Thực tập công nhân
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 8
Thực tập công nhân
Chương 3 : công tác thép.
1. Sản phẩm công tác cốt thép:
Thép thanh : l = 6 ÷ 11,7 m
Lưới thép.
Khung phẳng không gian.
Bản mã.
Thép trong bêtông cốt thép có nhiều loại, nhiều hình thức.
2. Gia cường cốt thép:
Gia cường cốt thép là hình thức làm cho thép tăng khả năng chịu lực. Kéo thép
trước để tăng cường khả năng chịu lực (phương pháp ứng suất trước).
Nguyên lí:
Khi cho thanh thép chịu cường độ vượt quá giới hạn chảy, ta sẽ được thanh
thép mới có cường độ lớn hơn thanh thép cũ.
Gia cường nguội cốt thép có nhiều cách bằng cách kéo, dập, chuốt dễ áp dụng
có hiệu quả, có thể tăng cường độ từ 1,7 đến 1,8 lần. Nhưng thường chỉ tăng độ bền
30%, độ giãn dài khi đó là 3 đến 8% làm tăng độ bám với bêtông lên 2 lần. Thường
áp dụng với nhóm A
1
và A
2
.
3. Gia công nắn thẳng, cắt uốn:

Phương pháp thủ công:
Dùng bàn vam kéo thẳng, bằng búa.
Đối với thép φ < 10 ta dùng tời để nắn
Đối với thép φ < 18 ta dùng trám
Phương pháp cơ giới:
Cho thép chạy qua hệ ròng rọc để nắn thẳng thép. Trước khi cắt phải đo và
đánh dấu, khi đo trừ đi độ giãn dài nếu thép gia công uốn. Khi cắt hàng loạt chiều dài
lấy cữ trên bàn cắt bằng tay, chạm. Dùng máy cắt hay que hàn đối với thép φ > 18
4. Hàn nối:
Nối buộc chiều dài đoạn nối không nhỏ hơn 30d (d: là đường kích cốt thép lớn
hơn)
Nối hàn chiều dài đoạn nối không nhỏ hơn 10d (d: là đường kích cốt thép lớn
hơn)
5. Đặt cốt thép vào ván khuôn :
Hàn chống vào các thanh dầm
6. Kiểm tra:
Việc nối, uốn, cắt cốt thép phải đúng theo thiết kế, phù hợp với thi công. Nhất
thiết phải kiểm tra về chủng loại thép, đường kính thép, vị trí từng thanh thép, khoảng
cách giữa các thanh thép, chiều dày lớp bảo vệ.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 9
Thực tập công nhân
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 10
Thực tập công nhân
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 11
Thực tập công nhân
Chương 4 : Công tác bê tông.
1. Chuẩn bị vật liệu đổ bê tông:
Cần xác định vị trí kho bãi, nguồn nước đổ bêtông, nguồn gốc vật liệu như
ximăng của cơ sở nào có đảm bảo thời hạn sử dụng không, cát lấy ở đâu
Cát phải sạch không có thành phần tạp chất.

Đá có kích thước 1x2, 4x6, 2x4, mạt đá. Kích thước của đá được xác định theo
kích thước lỗ mắt sàng mà đá lọt qua.
Nước dùng cho công tác trộn bêtông phải là nước không cứng, nước máy càng
tốt, độ PH
tb
= 6 ÷ 7,5.
2. Thành phần cấp phối:
Cần xác định chính xác khối lượng bêtông sử dụng, mác bêtông để từ đó xác
định thành phần cấp phối nguyên liệu.
Độ sụt BT : đối với móng cọc khoan nhồi là 14 ÷ 16 cm
đối với dùng bơm là 8 ÷ 20 cm
Thời gian trộn + vận chuyển +đổ BT fải < 2h ; nếu quá 2h thì fải tăng 15% ÷ 20% xm
3. Trộn bêtông:
Trộn đều, đảm bảo thời gian, đảm bảo độ sụt.
Trình tự trộn bêtông bằng máy:
Cho máy quay không vài vòng trước khi trộn, mẻ đầu tiên cho nước trước sau
cho nguyên liệu, các mẻ sau cho nguyên kiệu trước sau đó cho nước. Công suất của
máy được xác định theo công thức:
P=
2
1
1000
K
VnK
(m
3
/giờ)
K
1
: Hệ số ảnh hưởng của BT, thường là K

1
= 0,67 ÷ 0,72
K
2
: Hệ số sử dụng máy theo thời gian, thường là K
2
= 0,9 ÷ 0,95
V : dung tích bình trộn (bằng 75% dung tích hình học của máy)
n : số mẻ trộn trong 1 giờ
Với thùng có V=250 lít thời gian trộn 1 mẻ được xác định như sau:
- Thời gian đổ vật liệu 8 giây.
- Thời gian quay trộn 60 giây.
- Thời gian quay đổ vật liệu 4 giây.
- Thời gian đổ bêtông 12 giây, quay về 4 giây.
4. Vận chuyển bêtông:
Đổ bêtông trong công trường:
Sau khi trộn cần vận chuyển bêtông đổ ngay. Dùng các phương tiện thô sơ để
vận chuyển. Cần xác định khoảng cách vận chuyển. đổ bêtông phải chú ý không rơi
vãi và tránh phân tầng (thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 2 giờ).
Đổ bêtông với khoảng cách xa:
Vận chuyển bằng xe, máy chuyên dụng (khoảng cách không nhỏ hơn 500 m
dùng ôtô chở tự trộn dung tích khoảng 10 m
3
).
5. Đổ bêtông:
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 12
Thực tập công nhân
Chú ý:
Trước tiên phải kiểm tra nghiệm thu ván khuôn, đảm bảo đúng kích thước hình
học, độ kín khít, vị trí so với thiết kế, cao độ của cấu kiện

Kiểm tra nghiệm thu cốt thép.
Hệ thống sàn thao tác phải đảm bảo an toàn chắc chắn và ổn định.
Đối với ván khuôn gỗ nhất thiết phải tưới nước (giảm ma sát giữa bêtông và
ván khuôn, tránh sự mất nước của bêtông). Với ván khuôn thép cần quét một lớp dầu,
tránh dính bêtông vào ván khuôn.
Kiểm tra khối lượng bêtông, tránh việc phải dừng thi công do thiếu bêtông
hoặc lượng bêtông thừa ảnh hưởng đến tính kinh tế.
Nguyên tắc đổ bêtông:
Chiều cao đổ không vượt quá 2,5 m, tránh phân tầng khi rơi tự do.
Đổ từ trên xuống. Sàn thao tác phải cao hơn kết cấu cần đổ. Khi đó tránh sự va
chạm vào cốt thép và ván khuôn dẫn đến sự sai lệch.
Đổ từ xa về gần vị trí cấp bêtông, tránh sự trùng đường đi lại trong quá trình
vận chuyển bêtông.
Các khối lớn cần phải đổ làm nhiều lớp, tuỳ theo loại đầm.
Mạch ngừng trong đổ bêtông toàn khối phải được bố trí ở nơi có lực cắt nhỏ,
nơi chuyển từ phương dọc sang phương ngang hoặc nơi có thay đổi tiết diện
Đầm bêtông:
Đảm bảo cho bêtông đặc chắc, tạo sự đồng nhất trong toàn khối bêtông.
Độ sụt của bêtông lớn hơn 6 cm, để đảm bảo mác thiết kế cần phải tăng 10 đến
15% so với định mức.
Tuỳ theo khối lượng để chọn cách đầm thủ công hay đầm máy. Đầm máy ta có
loại đầm dùi, đầm bàm, đầm cạnh (thường dùng vữa bêtông khô hơn phương pháp
đầm thủ công).
Đầm dùi: Đưa đầm vuông góc với bề mặt cần đầm. Nếu đổ nhiều lớp thì đầu đầm
phải đâm xuống lớp đầu từ 5 đến 10 cm đảm bảo sự liên kết giữa các lớp. Thời gian
đầm từ 5 đến 60 giây. Chiều dày lớp không lớn hơn chiều dài đầm. Khoảng cách 2 vị
trí đầm liên tiếp nhỏ hơn 2r
0

r

0
: là bán kính đầm.
Đầm bàn: Thời gian đầm phụ thuộc vào độ sụt, độ dày bêtông. Giao nhau giữa hai lần
đầm là 3 đến 5 cm.
Đầm treo: Rung cốt pha để bêtông tụt xuống. Yêu cầu cốt pha phải chắc chắn độ ổn
định cao.
6. Bảo dưỡng bêtông:
Trong quá trình ninh kết các phản ứng hoá học xảy ra làm tăng cường độ của
bêtông. Bảo dưỡng bêtông là để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. không cho nước xâm
nhập vào bêtông lúc mới đổ xong và tránh sự mất nước khi bêtông trong giai đoạn
ninh kết. Đảm bảo tưới nước thường xuyên cho bêtông trong giai đoạn này.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 13
Thực tập công nhân
Chương 5: Công tác vữa.
1. Định nghĩa:
Vữa là hỗn hợp ximăng, cát (hoặc có vôi) và nước dùng để kết dính trong công
tác bêtông, trát, xây.
2. Chuẩn bị vật liệu:
Xác định khối lượng xây, loại xây để từ đó xác định tỉ lệ giữa các cốt liệu và
nước.
Phân loại vữa:
+Theo thành phần:
- Vữa bata thành phần gồm cát, ximăng, vôi và nước.
- Vữa ximăng cát gồm cát ximăng và nước.
- Vữa vôi gồm cát, vôi và nước.
+Theo tính chất đông cứng:
- Chất kết dính đông cứng trong không khí: vôi, thạch cao, thuỷ tinh
lỏng
- Chất kết dính đông cứng trong nước như ximăng.
Cát có các cỡ hạt từ 2.5 đến 3 mm dùng để xây trát. Yêu cầu cát phải sạch, cát

trước khi xây phải được sàng, rửa sạch bằng các dụng cụ rửa. Để kiểm tra cát
theo phương pháp thủ công ta nắm chặt một nắm cát lên tay sau đó bỏ ra nếu tay
sạch không có cát dính chứng tỏ cát khô và sạch.
Nước dùng để trộn vữa phải là nước mềm (nước máy là tốt nhất).
3. Chuẩn bị máy móc dụng cụ:
Công tác trộn vữa có thể thực hiện bằng máy hoặc thủ công bằng tay.
Trộn bằng máy:
Nhất thiết phải có máy trộn, chọn loại máy trộn có công suất đáp ứng nhu cầu thi
công, phù hợp với địa hình thi công. (thường là loại máy trộn có dung tích 250l
hoặc 20 m
3
/ ca). Cần phải tạo một sân nền vững chắc bằng phẳng cho máy làm
việc để vữa trộn có hiệu quả cao nhất.
Cần chuẩn bị hộc để đóng cát, đây là dụng cụ xác định chính xác lượng cấp phối
giữa các thành phần vật liệu. Hộc có thể đóng bằng gỗ hoặc dùng các dụng cụ
tương tự có bán sẵn nhưng cần phải xác định thể tích trước khi thi công đảm bảo
đủ lượng vật liệu không thừa không thiếu.
Trộn thủ công:
Chuẩn bị mặt bằng phẳng sạch sẽ chắc chắn, không bị thấm nước. Đong bằng
hộc hoặc thúng để đo thể tích cát và ximăng. Đầu tiên dàn cát phẳng đổ ximăng lên
trên trộn cho hỗn hợp khô đồng màu mới cho nước. Thao tác trộn phải đều tay,
thời gian đông kết của vữa là sau 1 giờ. Chất lượng vữa phụ thuộc yếu tố độ dẻo,
phân tầng, thời gian đông cứng, độ co ngót, dính kết Vữa ximăng pha thêm vôi
gọi là vữa tam hợp tăng tính linh động, có thể tăng thêm cát mịn không tăng nước
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 14
Thực tập công nhân
hoặc có thể dùng thêm 5% xà phòng: 50g xà phòng, 1 lít nước cho một bao ximăng
50 Kg.
Chú ý:
Khi vận chuyển vữa có thể phân tầng các phân tử mịn cát và ximăng tách rời

nhau, không đồng đều cần đảo trộn lại.
Vữa nhiều ximăng quá hay nhão quá độ co ngót lớn gây vết nứt.
Gạch xây không nhúng nước liên kết vữa kém.
Chương 6 : công tác dàn giáo và thi công trên cao
1.Định nghĩa:
Dàn giáo là thiết bị thi công trên cao tạo ra mặt bằng nhân tạo ở những cao
trình khác nhau trong công tác thi công
2. Phân loại:
Giáo tiệp chữ A, giáo bằng gỗ bằng tre. Ngoài ra có giáo treo bằng thép, nhựa,
chất dẻo.
3. Sử dụng dàn giáo:
Bằng tre gỗ:
Khi xây tường đến độ cao ngang ngực tầm thi công hạn chế phải bắc giáo.
Dùng cọc tre chống thẳng đứng xuống đất cách tường 1 đến 1,5m. Dưới đế giáo phải
kê bằng gỗ ván chống lún. Dùng thanh tre hay gỗ 1 đầu gác vào tường đầu kia cố
định vào thanh chống đứng bằng dây hay bọ gỗ. Dùng thanh chống chéo gia cố, giữa
các thanh chống đứng phải có giằng dọc.
Dàn giáo định hình:
Kiểm tra mặt đất nơi đặt chân giáo phải chắc chắn bằng phẳng, cả 4 chân phải
tiếp xúc với mặt đất. Nếu không phẳng phải kê gỗ chống lún. Khi giáo bắc cao 4 tầng
trở lên phải liên kết toàn bộ hệ thống giáo với tường nhà, chống đổ gaío ra ngoài, mắt
giáo liên kết chắc chắn tạo độ bền chắc. Giằng giáo đầy đủ, kiểm tra các chốt khoá
nếu thiếu phải buộc chằng bằng các biện pháp khác. Khi thi công trên giáo cao phải
thắt dây an toàn.
Giáo treo:
Cấu tạo bằng thép φ10 đến φ12. Dùng trong công tác trát, treo từ mái xuống, ít
dùng vì độ ổn định kém.
4. Chú ý:
Khi thi công trên dàn giáo cao phải hết sức cẩn thận, phải có các thiết bị an toàn
cho công nhân như dây bảo hiểm thiết bị che chắn và không được dùng các chất kích

thích trước khi thi công.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 15
Thực tập công nhân
Chương 7 : công tác xây.
1. Dụng cụ:
Dụng cụ thích hợp sẽ cho năng suất caoXây thủ công phải có dao xây (loại dao
1 lưỡi, 2 lưỡi) hoặc bay. Ngoài ra phải có thước gỗ, thước nhôm kích thước 1,2 đến 2
m, nivô, dọi, dây để xác định sự cân bằng của khối xây.
2. Vật liệu:
Gạch xây dùng trong công tác xây cần đúng cường độ như trong thiết kế qui
định. Với những công trình quan trọng xác định cường độ gạch trên thí nghiệm.ngoài
ra còn có thể quan sát bằng mắt, gạch tốt là gạch đồng đều màu sắc không phân lớp,
vuông vắn, không cong vênh.
Xi măng đen mác 200, 250, 300, 400. Xác định qua nén mẫu thí nghiệm hình
lập phương. Ximăng không vón cục, thời hạn quá 3 tháng không nên sử dụng.
Cát không có tạp chất sét, á sét. Kiểm tra cát bằng cách nắm cát khô cho chảy
xuống tay không bẩn là cát sạch.
3. Yêu cầu khối xây:
Khối xây phải bền chắc, mặt xây phải ngang bằng, từng lớp xây phải ngang
bằng, thành xây phải thẳng đứng không lồi lõm, cong vênh, vặn vỏ đỗ, góc xây 90
o
.
Trụ vuông 4 mặt, không trùng mạch ở mạch đứng độ dày mạch vừa phải từ 8 đến 12
mm, mạch đứng so le 1/4 viên gạch
4. Kĩ thuật xây:
Kiểm tra vật liệu cát phải sạch, gạch cần nhúng qua nước tránh hiện tượng
gạch hút nước trong vữa khi xây.
Vữa xây phải dẻo đủ mác thiết kế. Công trình quan trọng phải có mẫu thí
nghiệm mác vữa. Không nên xây kèm nhiều gạch vỡ < 20% cho tường 330 và < 30%
cho tường 450. Xây tường để mỏ giật, bất đắc dĩ mới để mỏ nanh và mỏ hốc. Không

được va chạm vào tường mới xây tránh long mạch.
Tường gạch có chiều dày từ nửa viên đến 60cm dùng vữa từ M25 đến M75.
Cách xây 3 dọc 1 ngang:
Góc vuông đầu tường chú ý thăng lớp xây. Chọn viên tiêu chuẩn bắt mỏ. Khi
xây căng dây 2 mặt tường, dùng thước tầm kiểm tra 2 mặt tường. Xây hết 1 tầng
dùng thuỷ bình kiểm tra độ ngang bằng của hàng gạch, xác định cao độ hàng gạch
trên cùng. Hàng quay ngang không được dùng gạch vỡ. Tường xây xong cần phải
được che chắn. Dù tường xây 3 dọc 1 ngang hay 5 dọc 1 ngang thì hàng gạch dưới
cùng và trên cùng phải xoay ngang.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 16
Thực tập công nhân
Chương 8 : công tác trát.
1. Dụng cụ:
Dây dọi, dây cữ thường dùng dây gai hoặc dây cước.
Bàn xoa bê vữa bằng gỗ tốt chống mài mòn dày 2cm hoặc có loại mỏng hơn
lõm lồi khác nhau. Thước tầm dùng để căn thẳng xác định độ phẳng của tường. Bay
dùng để hất vữa lên tường, trần hoặc để láng màu.
2. Yêu cầu kĩ thuật trát:
Mặt trát phải sạch không nên bụi, tưới nước trước khi trát để vữa trát không bị
mất nước khi trát (gạch tưới 2 đến 3 lần cách nhau 10 đến 15 phút, với bêtông tưới
trước 1 đến 2 giờ). Trát thành từng lớp mỏng mỗi lớp không quá 10 mm, lớn hơn 15
mm phải trát thành nhiều lớp. Vữa trát xong cần che đậy, bảo dưỡng.
Trát tường:
Cần thực hiện từ trên xuống từ trái sang phải, với những mảng tường có khối
lượng trát lớn cần chia làm nhiều mảng nhỏ để đảm bảo thời gian cho vữa đông kết.
Trên diện tích tường trát cần xác định trước các mốc (bằng cách đắp các mảng vữa ở
bốn góc tường và ở chính giữa, xác định độ bằng phẳng bề mặt của các mảng vữa
bằng dây căng bảo đảm đúng bề dày của lớp vữa cần trát), khoảng cách các mốc
thường bằng chiều dài thước tầm để tiện cho việc gạt vữa. Đối với những vệt liên kết
giữa lớp trát cũ và mới cần phun nước, vẩy một lớp xi măng khô trước khi trát lớp

vữa mới.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 17
Thực tập công nhân
Trát trần:
Trước khi trát bổ xung những chỗ rỗ trên mặt trần bằng vữa ximăng cát không
dùng vữa vôi. Mặt trần sạch tưới nước ẩm sau 2 giờ mới trát.
Trát vòm cũng phải tưới nước trát 2 mặt trước, trát vòm sau.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 18
Thực tập công nhân
3. Kiểm tra:
Dùng thước tầm áp lên bề mặt tường tại những vị trí bất kì để xác định độ bằng
phẳng của tường.
Chương 9 : Công tác láng.
1. Láng nền :
Thường láng trên bề mặt bê tông gạch vỡ, sỏi, đá, bêtông.
Trước khi láng phải kiểm tra bề mặt cần láng về độ dốc, độ phẳng, vệ sinh bề
mặt. Tưới ẩm cho mặt lót, căn cứ vào độ cao dùng nivô làm mốc cữ (hay các cốt cao
độ đã đánh sẵn trên tường). Lấy độ dốc thoát nước, làm mốc láng giống mốc trát.
Dụng cụ láng giống dụng cụ trát nhưng thước cán và bàn xoa to hơn. Dùng trang để
cán vữa, láng từ góc ra giữa từ trong ra ngoài, xoa lùi từ trong ra, chỗ hút nước nhiều
xoa trước. Phải có ván lót chân tránh dẫm lên mặt vữa.
2. Láng mái :
Láng mái giống láng nền, cần cắt khe co giãn. Láng xong che đậy kĩ tránh mưa.
Tưới ẩm mặt láng 3, 4 ngày chống nứt mặt. Bề mặt không cần xoa nhẵn, nhưng
không được gồ ghề đúng độ dốc mái.
3. Kiểm tra công tác láng, trát:
Kiểm tra độ dính bám của vữa, dùng phương pháp gõ và nghe.
Bề mặt tường không được lồi lõm không có vệt nứt.
Dựa theo tiêu chuẩn.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 19

Thực tập công nhân
Chương 10 : công tác lát ốp.
1. Dụng cụ:
Bay, thước cán, dao xây, dọi, nivô, chổi
2. Yêu cầu kĩ thuật vật liệu:
Đảm bảo chống mài mòn.
Có độ đồng đều cong vênh ít. Kích thước sai số nhỏ, mạch lát nhỏ hơn 2mm.
Vật liệu phải được rửa sạch, gạch được ngâm vào nước.
Bề mặt phẳng đúng độ dốc thiết kế.
3. Công tác lát:
Lát trên nền đất, cát, bêtông gách vỡ.
Lát bằng gạch chỉ hoa ximăng, men. Lát trên nền đất phải đầm kĩ, tôn nền bằng
cát, rải gạch vỡ tưới nước đầm, rải vữa ximăng cát. Chỉ thi công nền sau 5 ngày đổ
bêtông gạch vỡ, lớp đệm bằng vữa ximăng.
Lát sàn:
Kiểm tra cao độ sàn, tầng xếp thử gạch xem thừa thiếu hay chẵn viên. Bắt đầu
từ cửa đi phía ngoài để gạch vị trí cửa đi nguyên khổ không bị cắt đẩy vị trí bị cắt vào
góc trong nơi đồ đạc che khuất.
Chú ý đến tính thẩm mĩ của nền sau khi lát vị trí các viên gạch phải cát, những
vị trí hay gây sự quan sát nhiều nhất trong quá trình sử dụng. Mạch lát phải thẳng,
không bước lên gạch sau 14 giờ kể từ khi lát xong. Phải căng dây qua các mốc là cao
độ các viên gạch. Sau khi căng dây đặt ướm các viên gạch thấy đạt yêu cầu mới bắt
đầu lát. Đặt 1 hàng gạch ngang 1 hàng gạch dọc làm chuẩn theo toạ độ đã chia. Viên
đầu tiên phải chuẩn về cao độ, dùng nivô kiểm tra. Rải vữa cán đều tưới nước ximăng
lên rồi mới đặt gạch đúng vị trí, dùng tay gõ nhẹ sau đó gõ cho chặt gạch bằng búa
gỗ.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 20
Thực tập công nhân

ốp tường:

Cần ngâm gạch vào nước trong một giờ. Dùng nivô dọi đắp mốc thẳng đứng và
ngang, căng dây chuẩn để ốp, ốp từ dưới lên từ trái qua phải. Trát phẳng dùng nước
ximăng quét đều lên và dán gạch vào tường bằng tay, gõ nhẹ bằng búa gỗ.
Cố gắng không cắt gạch theo phương thẳng đứng, ốp từ trên xuống dưới.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 21
Thực tập công nhân
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 22
Thực tập công nhân
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 23
Thực tập công nhân
4. Kiểm tra công tác lát ốp:
Mặt lát:
Màu sắc hoa văn phải đúng.
Gạch không nứt mép, xước, bẩn.
Mạch phải đầy ximăng.
Gạch lát phải liên kết chắc với nền.
Chiều dày vữa lát nhỏ hơn 15mm. Dùng thước 3m để kiểm tra phẳng.
Mặt ốp:
Bề mặt gạch sạch không xước, nứt.
Chiều dày mạch không quá 2mm.
Mạch thẳng bề mặt phẳng.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 24
Thực tập công nhân
Chương 11 - Hạng mục đầm nèn sân tenis.
.1 Công tác đào đất.
+ đào là hạ cao trình mặt đất tự nhiên đến cao trình thiết kế.
+ để thi công đào có thể sử dụng biện pháp đào thủ công hoặc bằng máy móc.
Trên công trường sân tenis của khu VDL dùng cả 2 phương pháp đào, máy dùng đào
đất là loại máy đào gầu nghịch.
.2 Công tác san đất.

+ San là làm phẳng 1 diện tích đất bao gồm cả đào đất và đắp đất=> san mặt bằng
của sân Tenis.
+ Dựa vào tổng đất đào và đất đắp có các dạng san nền như sau:
- San bằng: lượng đào và đắp là như nhau.
- San bằng theo cao trình sau khi san. Đắp thêm đất vào hoắc xúc bớt đất đi một
lượng cho trước.
Sinh viên : Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: XDD47-ĐH1 Trang : 25

×