Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.69 MB, 16 trang )

Phần I . Lời cám ơn.
Nhóm thực tập xin trân trọng cám ơn đơn vị xây dựng COSACO và đơn
vị tư vấn giám sát CIDECO 1 đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành
khóa thực tập công nhân.
Trong quá trình chúng em thực tập tại công trường đã nhận được sự giúp
đỡ hướng dẩn tận tình của các anh. Chúng em đã học được nhiều điều
thực tế trong đợt thực tập này.
Kính chúc các anh mạnh khỏe và hoàn thành tốt công việc
1
Phần II. Nhận xét của đơn vị thực tập.



































2
Phần III. Giới thiệu về công trình.
- Tên công trình: Thái Bình Plaza
- Địa điểm xây dựng: Phường Thanh Mỹ Lợi- Quận 2, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Chủ đầu tư: CÔNG TY THNN ĐÁ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG.
- Nhà thầu xây dựng:
- Đơn vị tư vấn giám sát: PRINCIPAL CONSULTANT CIDECO 1
Phần IV: Nội dung báo cáo
Biện pháp thi công hệ thống dự ứng lực VSL
IV.1> Công tác cốp pha
a> Công tác cốp pha sàn:
- Sàn công tác được chống đỡ bởi hệ thống dàn giáo, hệ dầm dựng
tạm đảm bảo an toàn là cần thiết cho công tác lắp đặt cốt thép, đổ
bê tông.
- Công tác lắp đặt, kéo căng và bơm vữa cho đường cáp yêu cầu sàn
công tác phải rộng tối thiểu là 1.2m tính từ bề mặt đầu neo.

3
- Sàn công tác phải có khả năng chịu được tải trọng người và thiết bị
khoảng 300 kg.
- Hệ thống cốp pha sàn và các thanh chống dàn giáo được tháo ra
ngay khi công tác căng cáp được thực hiện ( cỡ 8 10 ngày tính từ
ngày đổ bê tông)
b>Công tác cốp pha vách cứng:
- Hệ thống cốp pha vách cứng được lắp đặt khi công tác đổ bê tông
sàn được hoàn tất.
- Cốp pha vách cứng được sử dụng bao gồm cốp pha Fuvi và cốp
pha gỗ được chống đỡ bởi hệ thống sườn ngang, sườn dọc và thanh
chống xiên, có sử dụng hệ thống ti giằng để giữ thành cốp pha
không bị bung ra trong quá trình đổ bê tông .
- Cốp pha thành được tháo ra sau 1 ngày đổ bê tông.
4
5
IV.1> Công tác cốt thép
- Công tác lắp đặt cáp cho sàn ứng lực trước bao gồm nhiều công
đoạn yêu cầu đặt tính kỹ thuật cao, cần có sự phối hợp nhịp nhàng
với công tác lắp đặt cốp thép.
- Ngay sau khi hoàn thanh giàn giáo đỡ và ván khuôn đáy cho sàn,
lúc này bắt đầu các công tác gia công.
- Tiến thành đánh dấu vị trí các đường cáp và cao độ thể hiện đường
cong của các đường cáp, được ghi trực tiếp bằng sơn lên ván
khuôn bản đáy.
Vị trí cao độ đường cáp
6
Cao độ đường cáp
7
- Sau khi đánh dấu vị trí và cao độ cáp trên sàn công tác, nhà thầu

chính lắp cốt thép áy và ván khuôn thành sau đó sẽ bàn giao cho
VSL (đơn vị chịu trách nhiệm thi công hệ thống cáp).
- VSL rải cáp ứng lực vào vị trí bao gồm ván khuôn đầu hộc, neo,
ống cáp, cáp đầu neo chết.
- Sau đó nhà thầu chính tiếp tục công tác cốt thép cho lớp trên, các
công tác hoàn thiện ván khuôn cũng như cốt thép. VSL đồng thời
lên cao độ cho các đường cáp theo đúng đường cao đã thể hiện
trong bản vẽ thi công. Các công tác hoàn thiện đường cáp khác
cũng được thực hiện cùng lúc.
Hình minh họa hệ thống cáp
- Nghiệm thu trước khi đổ bê tông, đặc thù kết cấu sàn của dự án là
rộng, khối lượng lớn và phức tạp, do vậy công tác nghiệm thu phải
thực hiện vào ban ngày với sự có mặt của tất cả các bên: tư vấn
giám sát, nhà thầu chính và VSL.
8
Đầu sống (đầu kéo cáp)
9
Đầu sống (đầu kéo cáp). Và đầu chết
- Thân neo được cố định vào ván khuôn đầu hộc và vào thành ván
khuôn bằng bu lông M10 và dài 125mm.
- Trước khi đổ bê tông, ván khuôn đầu hộc bằng nhựa được bôi dầu.
Đảm bảo vị trí các lỗ bơm vữa trên thân neo hướng lên trên và
được lắp ống bơm vữa, gắn kín tránh sự xâm nhập của vữa hoặc
nước xi măng trong quá trình đổ bê tông.
10
Các lỗ bơm vữa (xanh)được bịt kín
 Trình tự lắp đây cáp: có 2 cách lắp đặt đường dây cáp như sau:
- Cách 1: Gia công hoàn chỉnh đường cáp dưới nền trước khi dâng
lên vị trí lắp đặt.
• Đặt ống cáp: các ống cáp được đặt lên nền và được nối với nhau

bằng ống nối nhựa cho đúng độ dài trong bản vẽ thi công, được
dán kín bằng băng dính sau khi luồn cáp. Tất cả các gờ ba-via
tại đầu cắt của ống cáp đều phải được kiểm tra và làm sách
trước khi nối.
• Luồn cáp trước cho ống cáp
• Tạo dáng cho hệ neo chết kiểu chữ H
• Nâng các đường cáp gia công sẵn.
• Lắp đặt đường cáp.
- Cách 2: lắp đặt đường cáp trực tiếp vào vị trí từ cuộn cáp.
• Lắp đặt ống của đường cáp
• Luồn cáp cho một đầu kéo vào hai đầu kéo
• Lắp đặt đầu neo chết như kiểu H
11
a. Công tác bê tông:
- Đổ bê tông được thực hiện cẩn thận tránh làm hư hỏng ống dầm
gây ra.
- Đầm bê tông tại đầu neo kéo và neo chết phải được thực hiện cẩn
thận để hạn chế lỗ rỗng trong lòng bê tông.
12
b. Công tác kéo căng đường cáp
- Công tác kéo căng đường cáp được thực hiện khi bê tông sàn đạt
tới cường độ yêu cầu (70% Mác thiết kế) ,cỡ 7 ngày.
- Kiểm tra cẩn thận tình trạng máy bơm thủy lực, kích kéo căng và
hệ thống đồng hồ đo, nguồn điện, ống nối thủy lực để đảm bảo hệ
thống hoạt động bình thường.
- Kiểm tra các sợi cáp có khuyết tật gì không, sau đó kiểm tra đầu
nêm đã vào đầu cáp hay chưa, nếu chưa phải điều chỉnh lại.
- Quy trình kéo
• Cáp 5 sợi
• Cáp 4 sợi

13
• Cáp 3 sợi
- Đối với cáp dài < 30m
Lực kéo căng từ 5-Mpa (hoặc 25% lực tối đa) cho tất cả các sợi kéo,
đánh dấu bằng sơn và kéo căng tất cả các sợi cáp cho tới khi đạt yêu
cầu như trình tự sau:
• Đường cáp 5 sợi: 31(5)5(1)2(4)2
• Đường cáp 4 sợi: 2(3) 3(2) 1(4)4(1)
• Đường cáp 3 sợi: 32(4)4(2)
- Đối với cáp dài > 30m
Quy trình này áp dụng cho đường cáp một đầu kéo và cho đầu kéo
thứ nhất của đường cáp 2 đầu kéo.
Lực kéo căng từ 5M-pa. Cáp được đánh dấu/ phun sơn. Lắp lại kích
thước và kéo căng tới căng tới khi hết hanh trình của kích theo trình tự
sau:
• Đường cáp 5 sợi: 31(5)5(1)2(4)2
• Đường cáp 4 sợi: 2(3) 3(2) 1(4)4(1)
• Đường cáp 3 sợi: 32(4)4(2)
Hồi kích và lắp lại kích, kéo căng tới lực cuối cùng
• Đường cáp 5 sợi: 2(4)4(2)1(5)5(1)3
• Đường cáp 4 sợi: 1(4) 4(1) 2(3)3(2)
• Đường cáp 3 sợi: 2(4)4(2)3
14
c. Quy trình bơm vữa:
- Về nguyên tắc vữa phải được tiến hành bơm càng sớm càng tốt sau
khi kéo căng cáp, thông thường là từ 12 ngày sau khi căng cáp.
- Trộn vữa bằng máy bơm vữa, loại máy khuấy đồng tâm sử dụng
cánh quạt.
- Kiểm tra tình trạng máy trộm.
- Đọng lượng nước yêu cầu cho vào máy trộn.

- Sau đó thêm xi măng vào từng bao theo lượng đã định sẵn và trộn
khoảng 2 phút.
- Thêm lượng phụ gia Sika Intraplast Z đã định sẵn vào và trộn
khoảng 2 phút nữa cho tới khi hỗn hợp vữa đều.
- Tiến hành kiểm tra độ sệt của vữa bằng hình phễu nước, thời gian
chảy được bấm đồng hồ. Thời gian được bấm ngay lúc vữa ngưng
chảy. Việc đo đạc được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời
gian 4 phút sau khi trộn vữa, thời gian để chảy là 12 đến 28 giây.
Nếu không đạt, trường hợp thời gian chảy của vữa ít hơn 12 giây
thì cần tăng thêm thời gian trộn, nếu thời gian chảy của vữa lớn
hơn 28 giây, thì vữa này không dùng.
15
Đo độ chảy của vữa
- Khởi động máy bơm vữa và thêm vào phụ gia Sikament NN theo
lượng đã định sẵn.
- Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện liên tục.
Nếu quá trình bị ngưng 30 phút đường ống cần phải làm sạch bằng
nước và khí nén trước khi bơm lại.
- Nếu áp lực tại vòi bơm đạt 10 bar hoặc lớn hơn do đường cáp quá
dài thì cho phép chuyển vòi bơm sang ống vữa tiếp theo đã được
bơm đầy và việc bơm vữa sẽ tiếp tục.
- Sau khi vữa đã chảy ở cuối đường cáp đã được bơm đầu, vòi bơm
được đóng lại và duy trì áp lực vữa khoảng 5 bar trong 1 phút, ống
đầu sau đó được đóng lại.
- Tất cả các vòi bơm vữa phải được cắt bằng bề mặt 24h sau khi kết
thúc bơm vữa được chuyển đi
16

×