Từ Elearning đến WeLearning
OMT KHÔÛI XÖÔÙNG, GCF HOÃ TRÔÏ
Bản tin nội bộ của Công ty OMT
Số 22 tháng 5-6/2012
Điểm tin OMT | Cẩm nang OMT
01
OMT CUNG CẤP GIẢI PHÁP HỆ THỐNG VÀ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO MB
Trong tháng 5, Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT
đã ký kết hợp đồng cung cấp giải pháp hệ thống và thiết kế bài
giảng điện tử cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Trong đó,
có hai nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ đào tạo dẫn nhập
tổng quan MB trực tuyến và xây dựng, số hóa các chương trình
đào tạo đảm bảo chất lượng và đúng nội dung.
Hoạt động đào tạo dẫn nhập tổng quan MB trực tuyến là thiết kế
dành cho cán bộ Tân Tuyển của MB bao gồm: dựng cổng đào
tạo trực tuyến, hoàn thiện, số hóa nội dung cho các chuyên đề
đào tạo và duy trì, cập nhật, bàn giao hệ thống. Nhóm kỹ thuật
của OMT đảm trách nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quản lý
các lớp đào tạo trực tuyến cho cán bộ tân tuyển của MB trên hệ
thống Moodle. Chương trình đào tạo có nội dung được số hóa sinh
động và thực hiện thông qua cổng đào tạo trực tuyến trên website
sẽ là phương pháp đào tạo hoàn toàn mới
góp phần nâng cao hiệu quả trong đào tạo và tiết kiệm thời gian
cũng như chi phí đào tạo. Mục tiêu của khóa học nhằm giúp cán bộ
tân tuyển hiểu rõ tổ chức và chức năng hoạt động của MB; truyền
đạt văn hóa, quy định nội bộ của MB, tập trung các chuẩn mực
đạo đức và hành vi; dẫn dắt chia sẻ và hỗ trợ hòa nhập tổ chức.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội là một trong
những ngân hàng lớn tại Việt Nam, người lính tiên phong trong
lĩnh vực Kinh tế, MB luôn xác định hoạt động chia sẻ với cộng
đồng là một nhiệm vụ quan trọng. Tính đến hết năm 2011, mô
hình tổ chức của MB bao gồm 22 đơn vị quản lý tại Hội sở theo
trục dọc và 176 điểm giao dịch trên toàn hệ thống. Theo đó, các
cơ quan tại Hội sở bao gồm các đơn vị quản lý kinh doanh, hỗ
trợ kinh doanh và quản lý hệ thống.
Đ
I
Ể
M
T
I
N
O
M
T
LAST TOP
BACK NEXT
Trong khuôn khổ dự án "Nâng cao Năng lực Lãnh đạo & Cạnh
tranh Quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam" hợp tác giữa Đại học
Franklin - ISCSC và OMT - đơn vị đào tạo được ủy quyền của
Franklin tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện khóa đào tạo với tên gọi
"Nhà quản lý – Tầm nhìn & tiêu chuẩn Mỹ".
"Nhà quản lý - Tầm nhìn & Tiêu chuẩn Mỹ" là chương trình đào tạo
nghiệp vụ ngắn hạn được Đại học Franklin xây dựng, giúp các lãnh
đạo Doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn toàn diện và khung năng
lực mới cho nhà quản lý, giúp họ thành công trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế, đặc biệt là tại thị trường Mỹ."
Thời lượng của khóa học 12 ngày, trong đó 04 ngày học tập tại Hà
Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, 02 ngày thực tập tại Đại học Franklin,
còn lại là thời gian di chuyển kết hợp tham quan.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
02
LỊCH KHAI GIẢNG CHƯƠNG TRÌNH
“NHÀ QUẢN LÝ - TẦM NHÌN & TIÊU CHUẨN MỸ 2012”
- Lịch trên dự kiến khai giảng thường xuyên, ghép chung từ
15-35 học viên/lớp.
- Lịch học, lịch đi Mỹ được cập nhật và khai giảng theo yêu
cầu của đơn vị/ doanh nghiệp đăng ký từ 10 học viên trở lên.
Tháng 7
Học tập:
Thực tế tại Mỹ:
Từ 4
.7
đến 7
.7
tại ISCSC
Từ 15.7 đến 23.7 tại IFM / Washington DC /
NewYork / Ohio
Tháng 8
Học tập:
Thực tế tại Mỹ:
Từ 21
.8
đến 24
.8
tại ISCSC
Từ 1.9 đến 9.9 tại World Bank / Washington
DC / NewYork / Ohio
Tháng 10
Học tập:
Thực tế tại Mỹ:
Từ 3
.10
đến 6
.10
tại ISCSC
Từ 15.10 đến 24.10 tại World Bank / Wash-
ington DC / NewYork / Ohio
Lịch khai giảng dự kiến năm 2012 như sau:
Đ
I
Ể
M
T
I
N
O
M
T
Trung tâm Đào tạo Ngắn hạn và Tư vấn ISCSC
Khoa Quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội
Phòng 208, Tầng 2, Nhà C - Làng Sinh viên Hacinco
Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: +84(4) 3557 5992 - Email:
Người liên hệ: Chị Thúy Quỳnh - Mobile: 098 557 0844
Anh Lê Xuân Huy - Mobile: 0976 826 856
LAST TOP BACK NEXT
Mô hình 4 góc phần tư hội tụ bao gồm ID (Instructional Design
– Thiết kế nội dung khóa học) và IT (Information Technology –
Công nghệ thông tin)
Trong bài trình bày của diễn giả Cammy Bean, Koreen Olbrish, và
Ellen Wagner về “Kỹ năng mới cho Chuyên gia thiết kế nội dung
khóa học” tại Hội nghị thường niên về Giải pháp học tập do tạp chí
Giải pháp học tập và Hiệp hội eLearning tại Orlando, bang Flordia
đồng tổ chức đã chỉ ra 4 phần quan trọng cho giải pháp eLearning:
• Phần tư đầu tiên là những am hiểu về học tập và phương pháp
sư phạm đó chính là khoa học giáo dục.
• Phần tư thứ hai là khía cạnh sáng tạo của eLearning – sáng tạo
nghệ thuật trong học tập. Khía cạnh này chiếm phần tương đối lớn
trong biểu đồ bao gồm các dạng văn bản, các thiết kế đồ họa,
video, các thiết kế trò chơi... Đây là điểm khác biệt của các dự án
eLearning; các yếu tố này thực sự khiến chương trình đào tạo trực
tuyến nổi bật và góp phần khuyến khích học tập và giúp người học
có thêm sự say mê.
• Phần tư thứ ba, là giải pháp công nghệ trong học tập; đó là
những am hiểu từ hệ thống quản lý học tập cho tới các công cụ
điều hành, tới các loại thiết bị có khả năng ứng dụng vào học tập
đương đại.
• Phần tư cuối cùng là giải pháp học tập trong doanh nghiệp, đây
cũng là yếu tố chiếm nhiều phần trên biểu đồ, ở một cấp độ cơ bản
đó là sự am hiểu nhu cầu của tổ chức. Doanh nghiệp nhận ra rằng
hiệu suất không phải là mục tiêu học tập. Quản lý dự án cũng rơi
vào góc phần tư này trong “miếng bánh” eLearning.
I = Học tập, Phương pháp sư phạm và Đánh giá
• Lý thuyết học tập người lớn
• Lý thuyết thiết kế nội dung khóa học
• Đánh giá và Kiểm tra
• Thiết kế chương trình giải dạy
• Xác định mục tiêu học tập
D = Sáng tạo và Sản xuất
• T
húc đẩy / Hướng dẫn
• Văn bản
• Sản xuất video
• Thiết kế đồ họa
• Thiết kế trò chơi
• Hiệu ứng
I = Trí tuệ doanh nghiệp
• Đánh giá
/
Phân tích nhu cầu doanh nghiệp
• Tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư (ROI)
• Một vị trí của CEO
• Quản lý dự án
T = M
ô hình
và Ứng dụng
• Các công cụ điều hành
• Lập trình
•
Chuẩn
SCORM / AICC
• Các hệ tthống quản lý học tập
• Quản lý chất lượng (QA)
• Theo dõi và Báo cáo
Để đạt tới trình độ chuyên nghiệp thực thụ trong lĩnh vực eLearning,
bạn cần phải thành thạo tất cả các phần của hình tròn mô phỏng
ở trên. Một cách để làm được việc đó là xây dựng một đôi ngũ các
chuyên gia nội bộ hoặc một mạng lưới học tập chuyên nghiệp.
Nguồn: http://
mwtl.blogspot
.com
Có rất nhiều cách để biến những con số dữ liệu khô khan trở nên
sinh động. Bạn biết rằng, hoàn toàn có thể thiết kế những con số
đó “bắt mắt” mà vẫn mô tả đúng thực tế, điều này có hấp dẫn hơn
nhiều không?
Tạo hiệu ứng cho thị giác
Nói đến yếu tố thị giác, cùng xem xét những cách tiếp cận được
minh họa dưới đây: tạo điểm nhấn vào các con số cụ thể, cụ thể
hóa, ẩn dụ hóa và kết hợp số với những hình tượng thông thường.
Phong phú hóa
Về nhận thức, nên xác định được
bạn biểu diễn các con số dữ liệu với
mục đích gì? Rõ ràng, người xem
không thể nhớ được hết các con số
xuất hiện trên bảng thống kê. Do đó,
biết được mục đích, bạn có thể tùy
ý khiến những con số trở nên hấp dẫn
hơn và người xem ít nhất có thể nhớ
được thông điệp bạn muốn chia sẻ.
Xem tiếp trang 4....
C
Ẩ
M
N
A
N
G
O
M
T
03
KỸ NĂNG MỚI CHO CHUYÊN GIA THIẾT KẾ NỘI DUNG KHÓA HỌC
NHỮNG CON SỐ BIẾT NHẢY MÚA?
LAST TOP BACK NEXT
C
Ẩ
M
N
A
N
G
O
M
T
Mọi ý kiến hoặc góp ý, xin gửi về: Ban biên tập Bản tin WeLearn
Tel: (84-4) 35537797/8/9 - Fax: (84-4) 38356040
Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT
137 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Website: - - Email:
©2012. Bản quyền thuộc về Công ty CP Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT
04
...tiếp theo trang 3
S
ố là cơ sở để người học có thông tin tư duy đến các sự kiện.
Hầu hết mọi người thường thích so sánh, tìm hiểu mối quan hệ,
nhìn vào xu hướng và tìm kiếm các hình mẫu. Cách tư duy này
sẽ giúp nhận diện được các hiện tượng một cách tổng quan.
Ví dụ, khi đọc một đồ thị dạng cột minh họa diện tích nhà trung
bình ở một vài quốc gia trên thế giới, chúng ta chắc chắn không thể
nhớ được từng mét vuông nhà cho mỗi địa điểm. Tuy nhiên, thông
qua đồ thị, bạn lại có thể so sánh được diện tích nhà ở các quốc
gia đó so với nhau.
Để tạo ra được hiệu ứng tích cực cho thị giác và nhận thức, hãy
quan tâm tới những cách thức dưới đây.
Tách riêng từng số một
Cùng bắt đầu với một cách làm khá
đơn giản. Bạn đã bao giờ nhìn thấy
một trang chiếu, tờ quảng cáo hay
tạp chí biểu diễn một chữ số với kích
thước rất lớn? Đó chính là một kỹ
thuật đơn giản có thể cân nhắc áp
dụng nếu con số muốn biểu diễn
mang ý nghĩa đặc biệt và bạn muốn người xem chú ý đến nó. Ứng
dụng đơn giản nhưng lại tạo ấn tượng tốt.
Ví dụ hình bên trình bày các con số được thể hiện trên tờ quảng
cáo của một trường đại học. Sử dụng thiết kế này cho một chương
trình đào tạo trực tuyến hoặc khi thuyết trình nếu muốn trình diễn
tất cả thống kê cùng một lúc.
Cụ thể hóa các con số
Trong lần đầu tiếp xúc với các khái
niệm toán học, chúng ta cần học
cách làm toán với các vật thể cụ thể.
Điều này giúp chúng ta biết cách làm
toán nhanh và chính xác hơn bằng
việc gắn với những vật ta đã quen
trong cuộc sống. Đó là những yếu tố
cơ bản đầu tiên khi bắt đầu tìm hiểu thế giới. Bất cứ khi nào muốn
chuyển tải các thống kê hoặc dữ liệu từ những thứ trừu tượng
sang cụ thể, nên nhớ cần làm cho chúng dễ hiểu và dễ nhớ. Điều
đó lại làm cho các con số có sức hút hơn thì sao?
Đây là cách làm khá đơn giản khi bạn muốn trực quan hóa các con
số phần trăm. Tất cả những gì bạn cần là 100 vòng tròn. Sau đó
biểu diễn màu sắc tương ứng với số lượng vòng tròn để hiện thị số
phần trăm cần biểu diễn.
Hình tượng hóa
Một cách khác để tạo ra các thống
kê cụ thể đó là biểu diễn số lượng
bằng các biểu đồ hình ảnh. Các biểu
đồ hình ảnh có thể được đơn giản
hóa hoặc đồ thị hóa sử dụng các
hình tượng giống như một vật thể.
Nếu các thống kê liên quan đến yếu
tố con người, có thể sử dụng những
phác họa người đơn giản. Sau khi lựa chọn được biểu đồ hình ảnh,
quyết định xem đơn vị đo lường sẽ được biểu diễn và lặp lại như thế
nào cho phù hợp. Đối với số liệu thống kê cà-fê dưới đây, biểu đồ
hình tượng là tách cà-fê mô tả lượng tiêu thụ cà-fê trung bình hàng
ngày trên thế giới theo đầu người. Mỗi tách cà-fê trên hình vẽ tương
ứng với một tách cà-fê thông thường.
So sánh
Bộ não của con người thích hợp với so sánh hơn là ghi nhớ các dữ
liệu. Trên thực tế, khi một loạt con số hiện ra, bộ não có xu hướng
xử lý dữ liệu theo chiều hướng so sánh chúng với nhau. Miễn sao
đó là một so sánh có khuôn mẫu chung để
tham chiếu và tạo điểm nhấn vào thông
điệp. Điều này có nghĩa là so sánh đồng vai
và cùng một loại hình đối tượng (táo so với
táo, hay cam so với cam).
Hầu hết mọi người có thói quen dùng đồ thị
để so sánh. Ví dụ từ BBC, về không gian
nhà ở tại 6 quốc gia (tính theo mét vuông)
được trình diễn dưới dạng tập hợp các hình chữ nhật. Không chỉ dễ
dàng để so sánh, nó còn phản ánh đúng hình dạng các vật thể được
so sánh (nhà thường có hình chữ nhật), khiến cho các con số được
cụ thể hóa mà vẫn thú vị.
Tạo ra một ẩn dụ
Các thống kê hoặc dữ liệu có thể kết hợp
được với một vật thể? Thậm chí nếu sự kết
hợp đó không thực sự hoàn hảo, thì sự tiếp
xúc này vẫn tạo ra được sự mới mẻ và thu
hút. United Way đã sử dụng một chiếc nhiệt
kể để mô tả trạng thái gây quỹ. Tương tự, bản
thân tác giả cũng từng sử dụng hình ảnh một
chiếc máy đo khí để diễn tả đoạn đường
chúng ta phải đi để đạt được mục tiêu giả định của mình cho một kế
hoạch trở thành chuyên gia thiết kế nội dung khóa học.
Sử dụng các biểu tượng
Kết hợp một thống kê với biểu tượng, tức là
bạn đang tạo ra kênh thông tin thứ hai cho
thông điệp của mình. Ngoài việc nói cho
người nghe biết đó là một con số thống kê
đơn thuần, cách làm này mở thêm một lớp
nghĩa khác xuất phát từ mục đích của các
con số.
Biển báo tam giác
trên
đây đưa ra một lời cảnh báo hoặc thông tin
quan trọng. Biểu tượng bạn vẫn thường nhìn thấy trên hệ thống
máy tính khi có lỗi xảy ra. Chuyển tải một thống kê dưới dạng biển
cảnh báo cho người xem biết rằng thông tin xuất hiện chính là một
vấn đề cấp bách cần được giải quyết kịp thời
Có nhiều cách thức khác nhau để biểu diễn các con số. Hãy cùng
chia sẻ các ý tưởng bạn nhé.
Nguồn:
LAST TOP BACK NEXT