Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sự tương đồng và khác biệt giữa tâm lý trị liệu phương tây và tâm lý trị liệu phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.22 KB, 9 trang )

1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

BÀI THU HOẠCH GIỮA HỌC KỲ
MÔN: PHẬT GIÁO VÀ TRỊ LIỆU
ĐỀ TÀI
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TÂM LÝ TRỊ LIỆU PHƯƠNG
TÂY VÀ TÂM LÝ TRỊ LIỆU PHẬT GIÁO
Giảng viên phụ trách: NS.TS.TN. Hương Nhũ &
TS. Lương Thị Thu Hường
Sinh viên thực hiện: Nguyễn thị Vân
Pháp danh: Thích nữ Nghĩa Liên
Mã sinh viên: TX 6526
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

Tp.HCM, ngày 10 tháng 04 năm 2023.


2
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn đồng thời nó là một thuộc tính của con
người. Đã có thân tức có bệnh, chỉ khác nhau ở chỗ bệnh nặng hay nhẹ, nhiều hay ít
giữa mỗi người mà thơi. Trường hợp bệnh của đạo hữu khá nghiêm trọng, di chứng
của căn bệnh để lại quá nặng nề. Tuy nhiên, họa trung hữu phúc tức trong cái rủi thì
cũng cịn cái may, vì rằng với một căn bệnh khá hiểm nghèo như viêm màng não mà
vẫn bảo toàn được tánh mạng là điều hy hữu rồi.Bệnh tật là kết quả của nghiệp, do tự
thân cá nhân tạo ra trong quá khứ hoặc ngay chính trong hiện tại. Là một người Phật
tử, ý thức sâu sắc về nhân quả và nghiệp báo, thiết nghĩ đạo hữu cũng đã nhận chân
được và khơng q đau buồn về hồn cảnh của mình. Nghiệp của mình thì mình phải


chịu, khơng sớm thì muộn nó vẫn xảy ra. Do vậy, trả nghiệp sớm chừng nào hay
chừng đó. Ngay cả một vài chư vị tơn túc, suốt đời sống phạm hạnh nhưng cuối đời
vẫn chịu nhiều bệnh tật. Tuy vậy, các Ngài vẫn kham nhẫn, an nhiên trả báo mà
không hề ta thán nửa lời. Tuy nhiên, ngành y khoa khơng phải tồn năng nên có bệnh
thì chữa lành, có bệnh chỉ chữa bớt vài phần, có bệnh thì chờ… nghiên cứu thêm.
Thế nên, người Phật tử khi mang bệnh, ngoài trị liệu theo y khoa cần gia tâm sám
hối, làm thiện để hồi hướng công đức, đây là cách chuyển nghiệp tiếp theo. Sám hối
để tiêu trừ oan nghiệp đã tạo trong quá khứ. Làm thiện để vun bồi thêm phước báo
hiện tại. Khi tội diệt, phước sinh thì góp phần tích cực cho việc chuyển hóa bệnh tật
và các điều khơng như ý khác trong cuộc sống.Hiện nay tại phương Tây xuất hiện rất
nhiều các biện pháp tâm lý trị liệu khác nhau,vậy các biện pháp đó có tương đồng
hay khác biệt gì so với những gì mà đức Phật đã nói cách đây hơn 26 hay khơng?
Trước hết,chúng ta tìm hiểu khái niệm tâm lý học trị liệu là gì. Tâm lý trị liệu
(psychotherapy) là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật được nhà tâm lý trị liệu sử
dụng, nhằm cải thiện sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các trở ngại trong cảm xúc và hành
vi của thân chủ, mà nó là nguyên nhân làm cho họ cảm thấy khó khăn trong việc tự
quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình.
Sau đó tìm hiều về sự tương đồng giữa tâm lý trị liệu phương Tây và tâm lý trị liệu
Phật giáo thể hiện qua một số phương pháp sau:
1. Liệu pháp hành vi của phương Tây và chánh ngữ,chánh nghiệp và chánh mạng
trong Phật giáo
Liệu pháp hành vi (Behavior Therapy) là một trong những phương pháp trị liệu ra đời
từ rất sớm. Như tên gọi, phương pháp này tập trung đến hành vi có thể quan sát được
mà không quan tâm đến nhận thức (tư duy) hay cảm xúc của người bệnh. Liệu pháp
này giúp thay đổi các hành vi tự hủy hoại bản thân và những hành vi lệch chuẩn,
không lành mạnh.Trong Phật giáo Liệu pháp hành vi thông qua việc thực hành ba
chia trong Bát chánh đạo gồm ?
Chánh Nghiệp tức là mọi hành động tạo tác qua thân, khẩu, ý phải toàn thiện, như
thân thì khơng đánh đập hay giết hại chúng sinh, giúp đỡ người già qua đường, không
phá hủy môi trường sống…, miệng như: khun dạy mọi người làm điều tốt, khơng

nói xấu, không mắng nhiếc người, không vu oan người khác...và Ý là ý tưởng như:
suy nghĩ làm điều thiện, không toan tính làm điều ác..v.v. Trong ba điều trên, thì ý là
hệ trọng hơn hết, bởi vì việc làm của thân hay lời nói phát khởi từ miệng đều do ý
tưởng suy tính, quyết định cả. Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi thân
và miệng, nhưng nó đã móng khởi ở ý tưởng rồi. Thế nên, người nào có ý ác là đã
phạm tội rồi mặc dù nó chưa bộc phát ra hành động.
Chánh Mạng là phương tiện kiếm sống để nuôi dưỡng thân mạng bằng những nghề
nghiệp chân chánh tức là những nghề nghiệp lương thiện đạo đức. Chân chánh ở đây
có nghĩa là khơng tìm cách sinh sống bằng những phương tiện trái ngược với tâm từ
bi, như là (1) không sinh sống bằng những nghề nghiệp bắt buộc phải sát hại các loài
chúng sinh, tàn phá và làm ô nhiễm môi trường sinh sống của các lồi ấy. (2) khơng
làm kinh doanh hay khuyến khích người khác kinh doanh chỉ để chuyên làm giầu cho


3
một nhóm người nhưng lại tước đoạt cơ hội sinh sống của những nhóm người khác,
hay những doanh nghiệp đang làm ơ nhiễm mơi trường.(3) khơng gieo rắc mê tín, sử
dụng bùa phép, xem tướng, bói tốn, bói quẻ, hoặc xem ngày giờ tốt xấu xây cất nhà
cửa, xây mồ mả, dựng vợ gả chồng, chủ trương đốt vàng mã và tiền giấy, (4) không
cúng kiếng giải trừ sao hạn, thực tập đồng bóng, trừ tà yếm quỷ, và (5) không hành
nghề thầy cúng, đưa ra giá cả cho những đám tang hoặc những buổi lễ cầu siêu cho
người quá vãng.
Chánh ngữ là lời nói chân chánh, khơng tạo nghiệp bất thiện bằng lời nói, mà trái
lại, dùng lời nói để tạo các nghiệp thiện lành. Trong Bát chi Thánh đạo, Chánh Ngữ
là chi thứ ba, và được định nghĩa như sau, như đã ghi trong Tương ưng bộ:“Thế nào
là chánh ngữ ? Đó là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói
lời phù phiếm” (SN 45.8). Đó là về mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, Đức Phật cũng dạy
rằng chúng ta phải cố gắng tu tập để có những lời nói chân thật, hịa hợp, dịu dàng,
và có ý nghĩa. Khi ta thực tập được những lời nói nầy, ta được nhiều người quý mến.
Để đáp lại, họ sẽ lắng nghe những gì ta nói ra, và sẽ đáp ứng thân thiện và xây dựng.

Trong Tăng chi bộ, Đức Phật dạy:
+ “Có bốn pháp tịnh hạnh về lời nói:
+ Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếu khơng biết, người ấy nói: “Tơi
khơng biết”; nếu biết, người ấy nói: “Tơi biết”; nếu khơng thấy, người ấy nói: “Tơi
khơng thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tơi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy khơng
trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc ngun nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người,
hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.
1. Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi. Nghe điều gì ở chỗ này, người
ấy khơng đi đến chỗ kia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ
kia, người ấy khơng đi nói với những người này, để gây chia rẽ ở những người kia.
Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hịa hợp,
thích thú hịa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.
2. Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác. Người ấy chỉ dùng những
lời nói nhu hịa , êm tai, dễ thương, thơng cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lịng nhiều
người, vui ý nhiều người.
3. Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói có
ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời
nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích”. (AN 10.176)
Đó cũng là bốn thiện nghiệp về khẩu trong mười thiện nghiệp (thập thiện nghiệp) mà
Đức Phật thường giảng dạy cho các vị đệ tử cư sĩ. Còn các thiện nghiệp khác là về
thân có ba nghiệp là các hành động không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; và
về ý có ba nghiệp là các ý tưởng không tham, không sân, không tà kiến.

2. Liệu pháp nhận thức và chánh kiến trong Bát chánh đạo


4
Liệu pháp nhận thức (Cognitive Therapy) ra đời vào năm 1960 bởi Bác sĩ, chuyên gia
tâm thần học người Mỹ Aaron T. Beck. Liệu pháp này thường được thực hiện ngắn
hạn với mục đích điều chỉnh nhận thức (suy nghĩ) của bệnh nhân. Bởi liệu pháp nhận

thức cho rằng, cảm xúc và hành vi của mỗi người bị chi phối bởi nhận thức (suy
nghĩ). Chánh Kiến là cái nhìn chân chánh dưới sự hướng dẫn của Tuệ giác. Và nội
dung của Chánh kiến được tìm thấy trong nhiều bài kinh thuộc Trung Bộ Kinh như:
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc (Sabbāsava Sutta) số 2, Kinh Chánh Tri Kiến (Sammā diṭṭhi
Sutta) số 9, Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama Sutta) số 28. Kinh
Chánh Kiến cũng có mặt trong hệ A-hàm với nội dung tương đương như Kinh 344 ở
Tạp A Hàm. Điều này chứng tỏ Chánh kiến có một tầm khá quan trọng trong hệ
thống giáo lý của Phật-đà. Nó cũng là đề tài chính, ln được nhắc đến trong nhiều
bài pháp được ghi lại trong Tam Tạng Kinh điển Phật giáo, đều liên hệ đến Thánh
quả, cũng như sự chuyển hóa bất thiện pháp. Chánh kiến (Sammā diṭṭhi) có nghĩa là
hiểu biết các pháp như chúng thực sự là, chứ không như chúng dường như là. Điều
quan trọng, chúng ta phải nhận thức được rằng Chánh kiến trong đạo Phật có một nội
hàm đặc biệt, khác hẳn với những gì thường được mọi người gán cho. Trong Phật
giáo, Tuệ giác Chánh kiến có khả năng soi chiếu để thấy rõ năm thủ uẩn và hiểu được
bản chất thực của nó, điều này có nghĩa là phải hiểu được chính thân và tâm con
người. Để hiểu rõ hơn về Chánh kiến, chúng ta cần điểm qua lời dạy của Tôn giả
Sàriputta (Xá-lợi-phất) trong Kinh Chánh Tri Kiến:“Này chư Hiền, khi nào Thánh đệ
tử tuệ tri khổ, tuệ tri tập khởi của khổ, tuệ tri đoạn diệt của khổ, tuệ tri con đường đưa
đến đoạn diệt của khổ. Chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến
chánh trực, có lịng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.”Đối với thế giới
văn minh của chúng ta ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, con người
phương Đông lẫn phương Tây dường như ngày càng quan tâm đến đời sống vật chất
hơn và hầu như quên đi lãnh vực tinh thần. Do đó, cuộc sống của họ mất cân đối và
thậm chí nghiêng về điều bất thiện nhiều hơn. Với cái nhìn tuệ giác của Phật giáo,
Chánh kiến là yếu tố rất cơ bản, hay đúng hơn là một yếu tố không thể thiếu trong
đời sống đối với những ai biết hướng tâm về con đường đạo đức. Chính vì vậy,
Chánh kiến sẽ giúp cho con người chuyển hóa tâm bất thiện thành đời sống chánh
hạnh về thân, chánh hạnh về lời nói, chánh hạnh về ý nghĩ và con đường chuyển hóa
đó bao hàm mọi lãnh vực trong đời sống nhân sinh. Ở lãnh vực giáo dục gia đình,
học đường, hay bất kỳ một lãnh vực nào khác trong xã hội, những bậc làm cha làm

mẹ, hay bất cứ ai cũng cần áp dụng Chánh kiến để có được sự hiểu biết chân chánh.
Chính từ đây mới có được những tư duy, hành động tốt đẹp, để chọn cho mình một
nghề nghiệp thuần lương cùng một tâm hồn trong sáng và thanh cao, nhằm tạo nên
một đời sống tốt đẹp cho chính mình và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Làm
được như vậy, chính họ là những tấm gương tốt nhất cho hàng con cháu, thế hệ trẻ
noi theo. Nhờ thực tập Chánh kiến mà họ có được cái nhìn sáng suốt cùng sự cảm
thông, biết quan tâm chia sẻ, chăm sóc con cái nhiều hơn; đưa các em vào nếp sống
có những sinh hoạt lành mạnh cùng tinh thần minh mẫn. Được như vậy, vấn đề
xuống cấp đạo đức của các em ở tuổi vị thành niên nói riêng hay mọi người trong xã
hội nói chung sẽ khơng cịn là nỗi lo ngại nữa. Ngược lại, chúng sẽ góp phần tạo nên
một xã hội tốt đẹp, lành mạnh, văn minh hiện hữu khắp mọi nơi.


5

c. Liệu pháp phân tâm học và thiền trong Phật giáo
Liệu pháp phân tâm học (Psychoanalytic Therapy) cũng là phương pháp tâm lý trị
liệu được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Liệu pháp này được thực hiện bằng hình
thức giao tiếp thông qua ngôn ngữ, dựa trên lý thuyết về phân tâm học của Bác sĩ
Sigmund Freud ra mắt vào cuối thế kỷ 19.Lý thuyết phân tâm học cho rằng hành vi
của con người bị chi phối bởi những động lực vô thức, đồng thời các trạng thái cảm
xúc bất thường bắt nguồn từ xung đột giữa tâm trí có ý thức và vơ thức.
Thiền (meditation) là sự tu dưỡng, phát triển, đào luyện tâm. Thiền là tập trung
tâm ý chuyên nhất vào một đối tượng đưa đến nhất tâm. Thiền định làm loại trừ dần
năm yếu tố: tham dục, sân hận, thùy miên, trạo hối và hoài nghi, và chứng các thiền
chi: tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.Thiền cũng được hiểu là an trú trong chánh niệm làm
cho thân và tâm trở về một mối, đưa đến hỷ lạc và thiền lạc do ly các dục và các bất
thiện pháp. Có nhiều phương pháp thực tập thiền trong Phật giáo như thiền chỉ
(samatha), thiền quán (vipasana). Thiền chỉ là dừng lại các vọng tâm đưa đến các
tầng thiền từ sơ thiền đến tứ thiền. Thiền quán hay còn gọi là thiền vipasana, gồm,

thiền quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ… Trong thời gian gần đây đã có sự quan
tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng tiềm năng của thực hành thiền định trong tâm
lý trị liệu. Phương pháp thiền Phật giáo được tìm hiểu kỷ bởi nhà tâm lý học phương
Tây. Một số người tin rằng thiền định có khả năng trị liệu mạnh mẽ. Điều này đã làm
gia tăng một cuộc đối thoại phong phú, cởi mở, giữa các truyền thống tu tập thiền
định và tâm lý trị liệu phương Tây.

Theo Mark Epstein, thiền Phật giáo không phải là một biến thể của phân tâm học
phương Đông; trong khi phương pháp thực tập của nó phải chịu một số điểm tương
đồng sâu sắc. Thiền làm thay đổi và tái cấu trúc cân bằng giữa thân và tâm, đưa thân
tâm đi vào một mối nhất như. Khi thân và tâm trở nên đồng nhất, bất khả phân ly thì
hạnh phúc diệu kỳ thực sự có mặt. Đó là niềm hạnh phúc chân thật nhất, cao tột nhất
mà ta cảm nhận được. Hạnh phúc trong thiền định, hạnh phúc không sanh diệt. Các
phương pháp thực tập chánh niệm thúc đẩy sự trị liệu chấp thủ về bản ngã, nhìn nhận


6
và thấy rõ về tự tính vơ ngã của các pháp, nên không nuôi dưỡng các yếu tố tăng
trưởng bản ngã.Hơn nữa, liệu pháp và thiền định, cả hai giả định rằng sự hiểu biết
sâu sắc về nỗi khổ niềm đau và phương thức ngăn chặn các yếu tố đưa đến khổ đau
phịng thủ chống lại nó có thể làm giảm bớt đau khổ và thúc đẩy tăng trưởng tâm lý
lành mạnh. Các nhà tâm lý học cho rằng, việc kết hợp giữa thiền định và tâm lý trị
liệu là ‘kỹ thuật tương thích và hỗ trợ lẫn nhau.Mặc dù thiền định và tâm lý trị liệu
thực hiện các chức năng hệ quả tất yếu trong việc nâng cao cá nhân hạnh phúc. Việc
tăng cường nhận thức và nâng cao khả năng nhận diện về bản chất của sự thật đưa
thiền định Phật giáo đến gần với các liệu pháp tâm lý trị liệu. Thiền dạy các kỹ năng
của sự chú ý và một tâm trí tĩnh lặng, một trạng thái của sự hài hòa nội tâm và một sự
chuyển đổi siêu việt của những mối quan tâm cá nhân mà là tâm điểm của tâm lý trị
liệu.Nhiều dữ liệu sinh lý về thiền cho thấy hiệu quả của nó để điều trị một loạt các
vấn đề liên quan đến căng thẳng, chấn động tâm lý. Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng,

thiền định có thể là một chiến lược phòng ngừa hoặc phục hồi chức năng đầy hứa hẹn
trong điều trị nghiện, tăng huyết áp, sợ hãi, ám ảnh, hen suyễn, mất ngủ, và căng
thẳng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, đối tượng thường xuyên thực tập thiền sẽ có
cơ hội nhiều hơn trong việc kiểm sốt cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến có lợi
cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Thiền giúp thiền giả lấy lại năng lượng một
cách toàn diện, xoa dịu các cảm giác ức chế, trì trệ, tự chuyển hóa, tăng tính tự phát
tự tơn, nhận thức độc lập, kiên định, tự tin và giao tiếp thân mật. Hiện nay trên thế
giới, nhất là ở Tây phương, đã có nhiều nơi áp dụng phép thực tập chánh niệm để đối
trị các chứng đau nhức, trầm cảm và giải tỏa tình trạng căng thẳng trong thân tâm.
Một số trường đại học tại Âu Châu và Mỹ Châu có nhiều vị giáo sư y khoa giỏi về
thiền chánh niệm, và điều khiển các chương trình trị liệu, chữa trị cho các chứng đau
nhức, stress và tật bệnh khá hữu hiệu. Tại các phân khoa Y Học thuộc các trường đại
học lớn như Harvard, UCLA… cũng có những cơ sở nghiên cứu và áp dụng thiền tập
vào sự chữa trị tâm bệnh và thân bệnh.Như vậy, việc thực hành thiền trong Phật giáo
là một phương pháp tuyệt vời, hữu hiệu về tâm lý trị liệu. Việc thực tập thiền đều đặn
giúp cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, tái tạo và làm mới các cấu trúc
tâm lý cũng như cân bằng giữa thân và tâm.
Kế đến ,sự khác nhau giữa tâm lý trị liệu phương Tây và tâm lý trị liệu Phật giáo
thể hiện qua một số phương pháp sau?
Một là, liệu pháp tâm lý của Chủ thể-cái tôi và Vô ngã. Theo Phật giáo, bản chất của
thế giới là vô thường. “Vũ trụ là một hệ thống vĩ đại mà trong đó, mọi sự đều linh
động, mọi vật đều tương quan, khơng có một cái gì cơ lập cả. Sự sinh diệt chuyển
biến trong vạn hữu là do phản ảnh của thực tại đã hoạt động” (Tưởng Duy Kiều,
2016, tr.60-61). Vì mọi sự vật hiện tượng ln ln biến đổi không ngừng nên cái
được nhận thấy bằng các giác quan về bản chất không tồn tại thực, vạn vật đều là
“ảo”, “giả”, khơng có thực tướng. Vì vậy, suy rộng ra, trong tồn bộ mơi trường mà
chúng ta sống “khơng có bất cứ người nào trong chúng ta là trung tâm của vũ trụ cả”,
chúng sanh hữu tình cũng giống nhau về bản chất vơ ngã đó.Hai là, thuyết Dun
khởi là nguyên lý tồn tại của vạn pháp. Thuyết Duyên khởi (pratītyasamutpāda), quan
niệm về Duyên khởi xuất phát từ quan điểm của đức Phật cho rằng: toàn thế giới là

một chỉnh thể thống nhất chặt chẽ bởi các mối quan hệ chồng chéo, khăng khít khơng
thể chia cắt. Trong kinh Trường A Hàm, Đức Phật nói rằng: “Này A Nan! Bởi nhân
dun như thế do Vơ minh làm dun có Hành, do Hành làm duyên có Thức, do
Thức làm duyên có Danh sắc, do Danh sắc làm duyên có Lục nhập, do Lục nhập làm
duyên có Xúc, do Xúc làm duyên có Thụ, do Thụ làm duyên có Ái, do Ái làm duyên
có Thủ, do Thủ làm duyên có Hữu, do Hữu làm duyên có Sinh, do Sinh làm duyên có
Lão tử, ưu bi, khổ não, tập trung thành một khối đại hoạn. Đó là nhân duyên của cái
đại khổ ấm (thân) vậy” (Thích Trí Đức, 2003, tr.33). Có nghĩa là nguyên lý để các sự


7
vật hiện tượng, các pháp của vũ trụ bao gồm cả con người tồn tại là duyên vào nhau,
nương tựa vào nhau. Nếu cái này có, cái kia có, do cái này sinh, cái kia sinh, nếu cái
này khơng có, cái kia khơng có, do cái này diệt, cái kia diệt. Cái này là duyên để cái
kia tồn tại, vạn vật trong thế giới này vì thế mà tồn tại đa dạng và sống động. Nếu
chẳng may một cái mất đi sẽ kéo theo sự mất đi hoặc biến đổi hoặc xáo trộn của cái
khác. Như vậy, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ cộng sinh,
cùng sinh tồn và phát triển. Nhưng điều quan trọng bậc nhất trong Duyên khởi là nói
lên sự tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc giữa con người với xã hội và tự nhiên.
Hai là,sám hối. Sám hối mang lợi ích tích cực giúp con người chuyển đổi nhận
thức, dựng lại lịng tự tin, chừa bỏ khơng tái phạm những lỗi lầm xấu ác cũ.

1.Sám hối có thể chuyển hóa nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tu hành đạt quả vị giải
thốt an vui:Lịch sử Phật giáo có ghi nhiều sự kiện sám hối như việc vua A-Xà-Thế
vốn mang tội ngũ nghịch, vì muốn sốn ngơi hồng đế, nên đã ra lệnh giết chết vua
cha Tần-Bà-Sa-La thật tàn nhẫn. Thời gian sau đó, nhà vua sống trong ngày đêm đau
khổ vì hối hận. Nghe lời khuyên của trung thần, vua A-Xà-Thế đã đến yết kiến Đức
Phật và bày tỏ lịng sám hối về tội ác do mình gây ra. Với lòng đại từ đại bi, Đức
Phật đã ân cần ban pháp nhủ và an ủi nhà vua rằng: “Trên thế gian có hai loại người
có thể có hạnh phúc chân chính, một là người tu thiện pháp khơng tạo tội, hai là

người tạo tội mà thành tâm sám hối”. Ngài cũng giảng thêm rằng: “Trên đời này có ai
là người khơng phạm tội? Biết lỗi thì sửa đổi, khơng tái phạm, đó là cách hành xử
của người đứng đắn”. Tiếp theo Đức Phật khuyên vua hãy bỏ qua chuyện quá khứ, để
chuộc lại lỗi lầm, từ nay nên lấy chánh pháp, lấy đức độ cai trị nhân dân, nên làm
việc thiện lành, tránh xa việc ác thì tâm trí nhà vua sẽ được an ổn, hạnh phúc.Nghe
Đức Phật giáo huấn như thế, vua A-Xà-Thế cảm thấy hơi thở mình phút chốc được
nhẹ nhàng như vừa trút bỏ được tảng đá đè nặng trên lồng ngực trong thời gian qua.
Và ngay trong giây phút đó, thâm tâm nhà vua lóe lên một niềm hy vọng, một niềm
tin tưởng mới. Vua xin quy y Tam Bảo, trở thành đệ tử của Phật. Và từ đó vua A-XàThế vâng lời Phật dạy, ln thực hiện nhiều việc cơng ích, phước thiện, nổi tiếng là
một vị vua hộ pháp rất mạnh mẽ trong thời Phật.
2. Sám hối giúp ngừng ngay việc làm xấu ác trong hiện tại và ngăn chận những
việc xấu ác phát sinh trong tương lai: Trong kinh Trung Bộ số 86 kể lại vào thời
Phật, có một tên sát thủ nổi tiếng, biệt danh là Daku Angulimala (nghĩa là đeo xâu
chuỗi bằng ngón tay người). Angulimala cịn có tên là Vô Não, chuyên chận bắt và
giết người ở ven rừng để thu hoạch 100 ngón tay, dùng làm lễ vật dâng vị thầy hứa
dạy thần thông cho ông ta. Khi đã giết được 99 người, thì khơng cịn tìm thấy một ai
lãng vãng ở ven rừng, nên hắn ta quay về nhà định giết mẹ ruột của mình. Ngay khi
đó, Đức Phật quán chiếu thấy hắn ta có duyên với Ngài vào đời trước, nên Ngài xuất
hiện với tâm từ muốn độ hắn ta bng đao thốt tội ngũ nghịch. Lúc gặp Phật,
Angulimala chuyển ý định giết mẹ sang giết Phật để cắt lấy ngón tay của Ngài cho đủ
số. Câu chuyện kể rằng chỉ một chút thần thông “đi nhanh” khiến tên tướng cướp
không đuỗi theo kịp. Và khi Ngài dừng lại, chỉ vài câu đối thoại hai bên, Đức Phật đã
giúp cho Angulimala giựt mình tỉnh ngộ, tâm trí thiện lương bị vơ minh che lấp bấy
lâu, bỗng chốc bừng sáng. Angulimala xin được theo Phật, một lòng sám hối, từ bỏ


8
ác nghiệp.Kinh Trung Bộ cho biết sau đó Angulimala trở thành một vị tỳ kheo tu
hành tinh tấn, tôn giả nhẫn nhục chịu nhiều quả báo đau khổ. Sau cùng cũng đạt
thánh quả A-La-Hán. Nếu không gặp Phật và không được Ngài thu phục thì người kế

tiếp bị Angulimala giết chính là mẹ của mình, và ơng sẽ tiếp tục chìm đắm trong ác
đạo, tiếp tục là mối họa kinh hồng cho dân chúng thời đó.
3. Phát triển tánh thành thật, hạnh thanh cao, hiện tiền được hạnh phúc an vui:
Người gây tội lỗi dù lớn hay nhỏ, nếu có lương tâm chắc chắn phải trải qua những
ngày tháng sống trong ray rứt lo âu. Nếu thành tâm sám hối, không làm việc ác nữa
mà làm những điều thiện lành sẽ khiến cho tâm hồn được phần nào nhẹ nhàng an ổn.
Tâm an ổn là điều kiện cần thiết cho những quyết định sáng suốt đưa tới thành công
trong nghề nghiệp, mang niềm vui, hạnh phúc cho mình và cho gia đình. Tâm an ổn,
khơng lo âu, khơng phiền não, cũng chính là mục tiêu của việc tu tập trên con đường
tâm linh đưa tới giải thốt giác ngộ. Vì thế “Pháp tu sám hối” rất quan trọng và cần
thiết cho tất cả mọi người.
Thứ ba , thuyết nhân quả nghiệp báo - quy luật tối thượng chi phối sự tồn tại của
vạn vật là một trong những lý thuyết căn bản của triết học Phật giáo. Dưới góc nhìn
Phật giáo, sự vận động của toàn bộ vũ trụ và nhân sinh diễn ra với mn hình vạn
trạng nhưng lại tuyệt đối vận hành theo luật nhân quả. Do quy luật nhân quả mà vạn
vật ở trong quá trình biến đổi không ngừng, sinh trụ dị diệt; thành, trụ, hoại, khơng.
Trong Kinh Pháp Cú cũng nói: “Khơng một nơi nào trên dải đất liền, trên biển cả hay
một khe núi nào kín đáo nhất mà thủ phạm một việc phi pháp có thể trốn tránh được
luật Nhân - Quả” (Giáo hội PGVN, 1999, tr.56). Nhân dun đó khơng phải là sự
ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của những tác động từ luật nhân quả (còn gọi là
Nghiệp). Nghiệp của mỗi người gặp phải trong đời có thể là “nghiệp xấu” (cuộc đời
gặp nhiều bất trắc, kém an toàn) hoặc “nghiệp tốt” (cuộc sống gặp nhiều thuận lợi,
hanh thông). Con người tạo ra “nghiệp” của chính mình nhưng những tác động của
nghiệp (báo hoặc quả báo) đến cuộc đời thực của mỗi người lại khá phức tạp, có khi
trực tiếp có khi lại gián tiếp. Chẳng hạn như đời này tạo ra “nghiệp” nhưng rất có thể
“nghiệp” đó lại thể hiện ra kết quả và tác động đến con cháu đời sau. Thêm vào đó,
theo thuyết Luân hồi – nghiệp báo, khi kết thúc kiếp người này, con người có thể
sanh trong hình dạng các lồi vật và ngược lại. Một kiếp sống là một vịng tuần hồn
giữa các mốc sinh ra, lớn lên chết đi và lại bắt đầu một kiếp sống khác. Nói một cách
đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các

điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật
cố định của nhân quả báo ứng, nó ứng nghiệm cho bất kỳ ai không kể thân sơ, sang
giàu hay hèn kém. Nhân quả vốn là tấm lưới mà khi ai tạo điều gì sẽ nhận lấy kết cục
tương xứng, nó bao trùm lên đời sống con người một cách vơ hình nhưng khi nhận
kết quả lại vơ cùng rạch rịi, minh bạch. Con người đa phần vì cái lợi trước mắt, vì vơ
minh nên lún sâu vào hành động ác, bất chấp sự can ngăn, cảnh báo; đến khi nhận ra
thì đã q muộn. Phật giáo có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” là vì
vậy.Như vậy, từ hệ thống các luận thuyết triết học này, Phật giáo đã xây dựng nên
các nguyên tắc ứng xử và lối sống ơn hịa giữa con người, mn lồi và tự nhiên là
cơ sở cho hệ thống đạo đức sinh thái Phật giáo.
Thứ tư, nuôi dưỡng và thực hành Tâm từ bi.Đạo đức sinh thái Phật giáo luôn khẳng
định vạn vật từ cây cối đến động vật đều phải được tơn trọng và u thương. Cho
nên, trong Ngũ giới thì giới đầu tiên là giới không sát sinh, tức là chuẩn mực đạo đức
quan trọng hàng đầu. Không sát sinh bao gồm cả sinh mệnh của con người và cả sinh
mệnh của những chúng sinh khác. Theo đó, khơng những tự mình khơng thể sát sinh,
mà cũng khơng thể bảo người khác sát sinh, thậm chí khởi ý sát sinh cũng là phạm
giới.Từ nhận thức đến hành động, đối với tự nhiên, từ giới không sát sinh mà phát
triển truyền thống “phóng sinh” trong Phật giáo. Phóng sinh là dùng tiền mua những


9
loài động vật bị bắt nhốt như chim thú, cá rùa... thả chúng về với núi rừng, ao hồ,
khiển chúng lại có được sinh mệnh tự do. Theo phương cách đó mà hình thành Tâm
Từ Bi. Tâm Từ Bi nghĩa là tình thương vơ hạn lượng, từ tâm vơ hạn lượng. Thương
yêu chúng sanh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ, đồng cảm nỗi khổ
và làm cho chúng sanh bớt khổ là Bi. Vậy Từ Bi là tình thương rất chân thật khơng
có hạn lượng, không phân biệt (Kolbert E., 2014, tr.563). Do vậy, Kinh Tập đã diễn
đạt những cảm xúc của Đức Phật như sau: Mong tất cả những ai/ Hữu tình có mạng
sống/ Kẻ yếu hay kẻ mạnh/ Khơng bỏ sót một ai/ Kẻ dài hay kẻ lớn/ Trung, thấp, loài
lớn, nhỏ./ Loài được thấy, khơng thấy/ Lồi sống xa, khơng xa/ Các loài hiện đang

sống/ Các loài sẽ được sanh/ Mong mọi lồi chúng sanh/ Sống hạnh phúc an lạc.
Tóm lại,các phương pháp trị liệu của phương Tây có sự tương đồng với Phật
giáo,bên cạnh đó Phật giáo có nhiều hình thức trị liệu như sám hối,lậy Phật,bố
thí,tàm quý… đây sự khác biệt của Phật giáo so với tôn giáo khác. Đạo Phật được
khai sáng bởi con người để phục vụ con người. Đạo Phật lấy con người làm gốc. Phật
giáo đã làm thỏa mãn những nguyện vọng cao quý và sâu xa của con người, và nó
cịn có thể chịu đựng sự căng thẳng và nhiễm ô của đời sống hàng ngày, nó giúp họ
lúc tiếp xúc với đồng loại, ngồi ra cịn đưa ra một mục đích sống. Có thể nói, Phật
giáo ngay từ khi mới xuất hiện đã đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về đạo đức sinh
thái. Phật giáo từ góc nhìn độc đáo đưa ra quan điểm về sự tồn tại của vũ trụ và nhân
sinh để đi đến những vấn đề trách nhiệm đạo đức không chỉ trong mối quan hệ giữa
người với người mà còn trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Như thế,
Phật giáo đưa ra sự tham chiếu, giúp con người thay đổi quan niệm giá trị, điều chỉnh
phương hướng sinh mệnh, thay đổi thái độ sống, làm giảm đi mối quan hệ căng thẳng
giữa con người và thiên nhiên, gia tăng sự liên kết cùng có lợi giữa hiện đại hóa và
mơi trường thiên nhiên, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Trong bối cảnh
hiện nay, tư tưởng của Phật giáo về đạo đức sinh thái đã thực sự góp thêm một tiếng
nói, mở ra thêm một hướng đi thiết thực để con người có thể nương tựa, thực hành
trong đời sống hiện nay.
Hết



×