Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Chuyên đề thực tập tăng cường ứng dụng marketing mix trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch vinaconex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.58 KB, 123 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và làm chuyên đề thực tập, em đã nhận được sự
giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía cơng ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch
Vinaconex cũng như sự chỉ bảo ân cần, tỉ mỉ của PGS.TS. Phan Tố Uyên. Những
điều đó đã trở thành động lực giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan Tố Un đã rất tận tình hướng dẫn
giúp em có được một bài chuyên đề hoàn chỉnh!
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty
Vinaconex – ITC đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập!
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của khoa Thương mại
& Kinh tế quốc tế nói riêng và trường Địa học Kinh tế Quốc dân nói chung đã tận
tụy truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức trong suốt những năm qua (2008 – 2011)!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


********

LỜI CAM ĐOAN
Em tên là

: TRẦN THỊ THU HOÀI

Sinh viên lớp: Quản trị Kinh doanh Thương mại 50B
Khoa

: Thương mại & Kinh tế Quốc tế

Trường

: Đại học Kinh tế Quốc dân

Em xin cam đoan những vấn đề nghiên cứu trong chuyên đề thực tập là hoàn
toàn xác thực. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du
lịch Vinaconex (Vinaconex – ITC), em đã học hỏi, thu thập số liệu và nghiên cứu
một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng Marketing – mix trong hoạt động kinh
doanh của công ty.
Bằng kiến thức đã học và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Phan Tố
Uyên cũng như toàn thể các cán bộ nhân viên trong cơng ty Vinaconex – ITC, em
đã hồn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và chân thực của đề tài!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Hoài

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004


Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh mục biểu đồ
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX – ITC

3

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VINACONEX - ITC 3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
VINACONEX - ITC

4

1.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA
CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY VINACONEX - ITC 7

1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 7
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty

8

1.3.2.1. Đại hội cổ đông 8
1.3.2.2. Hội đồng quản trị 8
1.3.2.3. Ban kiểm soát

9

1.3.2.4. Ban lãnh đạo điều hành 9
1.3.2.5. Phịng tổ chức hành chính

10

1.3.2.6. Phịng tài chính kế tốn 10
1.3.2.7. Phịng kế hoạch đầu tư 11
1.3.2.8. Phòng kinh tế kĩ thuật

11

1.3.2.9. Phòng xúc tiến đầu tư và kinh doanh 12
1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
VINACONEX - ITC

12

1.4.1. Những thành tựu đạt được


12

1.4.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty
Vinaconex – ITC thời gian qua
Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

22
Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING – MIX VÀO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX – ITC

26

2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX

26

2.1.1. Giới thiệu các lĩnh vực kinh doanh của công ty Vinacoonex - ITC
26
2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh của cơng ty

28


2.1.3. Tình hình cạnh tranh của cơng ty Vinaconex – ITC
2.1.4. Đặc điểm khách hàng của công ty

30

31

2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX
VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINACONEX - ITC
32
2.2.1. Giới thiệu dự án Cát Bà Amatina

32

2.2.2. Thực trạng ứng dụng tham số sản phẩm
2.2.3. Thực trạng ứng dụng tham số giá

34

41

2.2.4. Thực trạng ứng dụng tham số phân phối

49

2.2.5. Thực trạng ứng dụng tham số xúc tiến hỗn hợp

59


2.2.6. Thực trạng ứng dụng tham số con người cuả VITC

72

2.3. ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG MARKETING – MIX VÀO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CƠNG TY VINACONEX - ITC
2.3.1. Những thành cơng

77

77

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

79

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG

ỨNG

DỤNG MARKETING – MIX VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY VINACONEX – ITC TRONG THỜI GIAN TỚI

83

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VINACONEX – ITC
TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI

83


3.1.1. Quan điểm phát triển 83
3.1.2. Mục tiêu của cơng ty 86

Trần Thị Thu Hồi – CQ 501004

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG
MARKETING – MIX VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VINACONEX – ITC TRONG THỜI GIAN TỚI

88

3.2.1. Giải pháp về Marketing của công ty 88
3.2.1.1. Các giải pháp về sản phẩm
3.2.1.2. Các giải pháp về giá

89

90

3.2.1.3. Các giải pháp về phân phối

91


3.2.1.4. Giải pháp về xúc tiến hỗn hợp 92
3.2.1.5. Các giải pháp về con người

94

3.2.2. Giải pháp về phát triển thị trường

95

3.2.3. Tổ chức lại bộ máy Marketing

96

3.2.4. Giải pháp về khuếch trương thương hiệu
3.3.5. Giải pháp về cạnh tranh

96

97

3.3.6. Giải pháp về tài chính 99
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY VINACONEX – ITC 100
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

101

3.4.1. Giải pháp nâng cao tổ chức quản lý của Nhà nước các dự án đầu tư
phát triển BĐS du lịch

101


3.4.2. Giải pháp cải thiện môi trường pháp lý và thủ tục hành chính

103

3.4.3. Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 104
3.4.4. Mở rộng phạm vi liên kết trong hoạt động đầu tư bất động sản du
lịch

105

3.4.5. Phát triển BĐS DL đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

105

KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

108

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐS
BĐS DL & ND
BKS
CBCNV
CP
CP QLDN
CSH
CBRE
ĐHCĐ
ĐHĐCĐ
DT
KD
KH
HNX
HĐQT
HĐKD
LN
NHNO & PTNN
NS
TMCP
TCHC
Thuế TNDN
VITC
VITR
VCR
VLXD
QC
XTDT

Bất động sản

Bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng
Ban kiểm sốt
Cán bộ cơng nhân viên
Chi phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chủ sở hữu
CB Richard Ellis Vietnam
Đại hội cổ đông
Đại hội đồng cổ đơng
Doanh Thu
Kinh Doanh
Kế hoạch
Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội
Hội đồng quản trị
Hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận
Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn
Ngân Sách
Thương mại cổ phần
Tổ chức hành chính
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Cơng ty cổ phần đầu tư và phát
triển du lịch Vinaconex
Sàn giao dịch chứng khốn của
cơng ty Vinaconex
Mã cổ phiếu của VITR
Vật liệu xây dựng
Quảng cáo
Xúc tiến đầu tư

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh qua các năm của công ty Vinaconex – ITC

13

Bảng 1.2: Kế hoạch thu tiền từ việc chuyển quyền sử dụng đất có hạ tầng từ dự án
Cát Bà Amatina

15

Bảng 1.3: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh dự án Cát Bà Amatina 16
Bảng 1.4: Nguồn vốn chủ yếu của công ty Vinaconex - ITC

17

Bảng 1.5: Tổng kết tình hình huy động và sử dụng vốn 18
của cơng ty trong đầu tư BĐS

18


Bảng 1.6: Tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty VITC qua các năm

22

Bảng 1.7: Chi phí hoạt động kinh doanh của cơng ty VITC qua các năm

24

Bảng 2.1: Các sản phẩm BĐS kinh doanh chính của cơng ty 36
Bảng 2.2: Tình hình cung cấp các sản phẩm , dịch vụ của Vinaconex - ITC qua các
năm

41

Bảng 2.3: Bảng giá BĐS của công ty Vinaconex – ITC qua các năm (từ năm 2008 –
tháng 9/2011) 45
Bảng 2.4: Bảng tính giá bán theo mức tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của VITC

47

Bảng 2.5: Bảng giá của một số dự án tương tự dự án Cát Bà Amatina48
trong năm 2010

48

Bảng 2.6: Doanh thu theo mức giá bán đất các hạng mục kinh doanh từ năm 2008 –
2011 của cơng ty VITC

50


Bảng 2.7: Tình hình phân phối BĐS qua các năm của Vinaconex – ITC
qua sàn VITR

53

53

Bảng 2.8: CP phân phối trực tiếp qua sàn VITR của Vinaconex – ITC

55

qua các năm 55
Bảng 2.9: Tình hình phân phối qua hệ thống trung gian, môi giới của công ty VITC
qua các năm

58

Bảng 2.10: Chi phí cho hoạt động phân phối thông qua các trung gian môi giới qua
các năm của cơng ty Vinaconex – ITC

59

Bảng 2.11: Chi phí xúc tiến đầu tư trực tiếp của công ty Vinaconex – ITC qua các
năm

62

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

Lớp QTKD TM 50B



Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

Bảng 2.12: Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo của cơng ty Vinaconex – ITC qua
các năm 64
Bảng 2.13: Chi phí PR của công ty Vinaconex – ITC qua các năm

67

Bảng 2.14: Chi phí khác của cơng ty Vinaconex - TC qua các năm

68

Bảng 2.15: CP thuê các phương tiện truyền thông của Vinaconex – ITC

70

qua các năm 70
Bảng 2.16: Ngân sách Marketing cho các hoạt động truyền thông của công ty từ
năm 2010 đến năm 2012

72

Bảng 2.17: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn I (từ năm 2006 tới
năm 2010)của dự án Cát Bà Amatina

74


Bảng 2.18: Số lượng CBCNV của công ty Vinaconex – ITC qua các năm

75

Bảng 3.1: Doanh thu dự kiến của kinh doanh các khu biệt thự thuộc dự án Cát Bà
Amatina do sàn VITR kinh doanh 88
Bảng 3.2: Ngân sách dành cho hoạt động Marketing của VITC trong năm 2012
90

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức VINACONEX-ITC

7

Hình 2.1: Các cơng cụ truyền thơng với khách hàng của Vinaconex - ITC

59

Hình 3.1: Các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới 89

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Doanh thu của công ty Vinaconex – ITC qua các năm

13

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tỷ lệ huy động vốn của công ty Vinaconex

19


Biểu đồ 1.3: Lợi nhuận của Vinaconex – ITC qua các năm

20

Biểu đồ 1.4: Chi phí cho hoạt động kinh doanh 24
của Vinaconex – ITC qua các năm24
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lợi nhuận gộp năm 2010

40

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của sàn VITR qua các năm
54

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động của công ty Vinaconex – ITC qua các năm

75

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu dự kiến giai đoạn 2011- 2013

87


Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

LỜI MỞ ĐẦU
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong cơ chế thị trường
với môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, đầy những bất ổn do khủng
hoảng kinh tế. Hơn nữa, quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với khu vực và
thế giới đang tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và những thách
thức mới. Hai vấn đề cơ bản nhất trong thực tế đang đặt ra cho các nhà đầu tư và
kinh doanh Việt Nam đó là nhu cầu tiêu dùng trên thị trường (gồm cả thị trường tiêu
dùng cá nhân và thị trường khách hàng tổ chức) thường xuyên biến đổi và mức độ
cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Con đường nào để giúp các
doanh nghiệp ra đời, tồn tại và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị trường nghiệt
ngã hiện nay?. Cách duy nhất là họ phải thích ứng với thị trường và điều hành được
hoạt động của doanh nghiệp theo định hướng thị trường thật sự. Để tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp phải hiểu về Marketing và vận dụng một cách khoa học vào
thực tế của Việt Nam.
Marketing ngày nay đã trở thành một công cụ rất quan trọng cho các công ty
kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên để hiểu cho đúng bản chất của Marketing thì khơng
phải đơn giản, thậm chí ngay cả những người đứng đầu những cơng ty lớn, đặc biệt
là các công ty Nhà nước cũng vẫn có những quan niệm sai về Marketing. Hiểu theo
nghĩa rộng, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động
Marketing, từ hình thành ý tưởng tạo ra một sản phẩm đến triển khai đầu tư, sản
xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó thực sự được bán trên thị trường. Marketing giúp

cho các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung
cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và mơi trường bên ngồi.
Thành cơng của một doanh nghiệp phụ thuộc họ có cung cấp được cho thị trường
đúng cái mà thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người
tiêu dùng hay không. Mặt khác, hoạt động marketing không chỉ có lợi cho các
doanh nghiệp kinh doanh mà nó cịn mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng. Ích lợi
về mặt kinh tế đối với khách hàng là ở chỗ họ nhận được giá trị cao hơn chi phí mà
họ bỏ ra để mua hàng hóa đó.
Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

1

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Du lịch
Vinaconex (VITC), cùng với thực tiễn và mong muốn được sử dụng những kiến
thức đã học góp phần làm tăng thêm năng lực Marketing của công ty Vinaconex –
ITC, em đã chọn đề tài: “Tăng cường ứng dụng Marketing – mix trong hoạt
động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Du lịch Vinaconex”
làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Cơng ty Vinaconex – ITC
có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, do vậy đề tài nghiên cứu này chỉ giới
hạn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty, đặc biệt là kinh doanh bất
động sản du lịch.
Chuyên đề thực tập của em bao gồm 3 phần như sau:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần đầu tư và phát triển

Du lịch Vinaconex
Chương II: Thực trạng ứng dụng Marketing – mix trong hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Du lịch Vinaconex
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng Marketing –
mix trong hoạt động kinh doanh tại công ty Vinaconex
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phan Tố Uyên đã tận tình hướng dẫn
em hồn thành chun đề thực tập này! Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các anh chị
phòng Xúc tiến Đầu tư và Kinh doanh của công ty Vianaconex – ITC đã tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây. Tuy nhiên, đây là một đề tài tương
đối rộng, có nhiều mối quan hệ kinh tế với các tham số trong Marketing luôn biến
động, phức tạp và thời gian thực tập có hạn nên đề tài của em còn nhiều hạn chế.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cơ cũng như các
anh chị trong phịng Xúc tiến Đầu tư và Kinh doanh của công ty Vinaconex – ITC
để đề tài của em được hoàn thiện hơn !

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

2

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VINACONEX
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VINACONEX - ITC


-

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex

-

Tên viết tắt: Công ty VINACONEX – ITC., JSC hay VITC

-

Tên giao dịch quốc tế: Vinaconex Investment and Toursim Development
Joint stock Company.

-

Địa chỉ: Tầng 1, Tịa nhà 17T5, Khu đơ thị mới Trung Hịa - Nhân chính,
Phường Nhân chính - Quận Thanh Xuân – Thành phố  Hà Nội.

-

Website:  www.vinaconexitc.com.vn

-

Email:  

-

Người đại diện: Ông Trần Ngọc Quang - Tổng giám đốc


-

Tài khoản số: 1200 20800 7912 tại Sở giao dịch Ngân hàng No & PT NT Việt
Nam, số 2 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

-

Vốn điều lệ: 360.000.000.000 đồng (Ba trăm sáu mươi tỷ đồng)

-

Căn cứ pháp lý hoạt động kinh doanh:
 Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 010322823 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 07/03/2008, thay đổi
lần thứ 3 ngày 19/08/2009
 Mã số thuế: 0102675516

Các đơn vị thành viên của công ty:
-

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex - Khách
sạn Holiday View.

-

Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex -  Ban
quản lý Dự án Cát Bà Amatina.

-


Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex tại Hải
Phịng.

Trần Thị Thu Hồi – CQ 501004

3

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

-

Sàn giao dịch Bất động sản của Cơng ty VINACONEX-ITC (VITR).

-

Đơn vị có vốn góp, cổ đơng sáng lập: Cơng ty Cổ phần Sàn giao dịch Bất
động sản Vinaconex.

1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG TY VINACONEX ITC

Cơng ty cổ phần Đầu tư & Phát triển du lịch Vinaconex - ITC được thành lập
tháng 3 năm 2008 trên cơ sở Ban quản lý dự án Cái Giá – Cát Bà của Tổng cơng ty
VINACONEX với nhiệm vụ chính là đầu tư, xây dựng khu đô thị du lịch Cái Giá –
Cát Bà trở thành một khu đô thị du lịch lớn và nổi tiếng trong khu vực và trên thế

giới, đầu tư xây dựng chuỗi các đô thị du lịch mang thương hiệu VINACONEX –
ITC trên cả nước. Hiện nay dự án vẫn đang được công ty tiến hành đầu tư và kinh
doanh được đổi tên thành dự án Cát Bà Amatina.
Việc chuyển đổi mơ hình từ Ban quản lý dự án sang Công ty cổ phần là sự
thay đổi căn bản về tư duy triển khai thực hiện các dự án lớn. Mơ hình Cơng ty Cổ
phần sẽ tạo điều kiện tốt nhất để huy động các nguồn lực cần thiết, tạo tiền đề để
không chỉ phát triển dự án Cát Bà Amatina thành cơng mà cịn xây dựng nên một
doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh doanh bất động sản du lịch nói
riêng và bất động sản nói chung với định hướng chiến lược là xây dựng và hình
thành một chuỗi những khu đơ thị du lịch đẳng cấp quốc tế mang thương hiệu
Vinaconex – ITC tại Việt nam và xây dựng nên một doanh nghiệp là một trong các
doanh nghiệp mạnh của Việt nam trong lĩnh vực Bất động sản. Việc thành lập
Vinaconex - ITC còn xuất phát bởi sự cần thiết khách quan của dự án Cát Bà
Amatina, dự án không chỉ lớn về quy mơ, vốn mà cịn cần có sự quản lý vận hành
lâu dài trong và sau khi đầu tư. Điều này địi hỏi phải có một cơng ty có độc lập để
triển khai thực hiện và quản lý vận hành.
Trong q trình phát triển của mình, cơng ty có những thành công mới.
Tháng 2/2009, công ty cho ra mắt sàn giao dịch BĐS (sàn VITR). Đây là một trong
số ít sàn giao dịch hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch, đáp ứng đủ các điều kiện
pháp lý và đạt chuẩn quốc gia.
Tháng 1/2010, khách sạn Holiday View đạt tiêu chuẩn 3 sao quốc tế tại Cát

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

4

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

Bà – Hải Phịng chính thức là thành viên của cơng ty Vinaconex – ITC. Khách sạn
đang tiếp tục được nâng cấp trở thành khách sạn tiêu chuẩn 5 sao. Tháng 5/2010,
công ty Vinaconex – ITC với mã cổ phiếu VCR chính thức niêm yết giao dịch trên
sàn chứng khoán Hà Nội (HNX). Cũng trong năm 2010, cổ phiếu VCR được bình
chọn là thương hiệu chứng khốn uy tín của năm.
Tháng 10/2010, cơng ty Vinaconex – ITC thành lập chi nhánh Hải Phòng.
Đây là bước đi đầu tiên trong lộ trình hợp tác quốc tế để tiến tới quản lý vận hành
dự án Cát Bà Amatina và các dự án BĐS du lịch trong tương lai. Tháng 11/2010,
công ty thành lập Ban quản lý dự án Cát Bà Amatina. Tháng 1/2011, công ty thành
lập Ban phát triển các dự án BĐS tại Hà Nội.
Cơng ty Vinaconex - ITC có 3 cổ đơng sáng lập là các tổ chức lớn, có uy tín
tại Việt Nam đó là: Tổng cơng ty cổ phần VINACONEX, Ngân hàng TMCP XNK
Việt Nam (Eximbank) và công ty cổ phần chứng khoán NHNO & PTNN Việt Nam
(Agriseco).
Giới thiệu về các cổ đông sáng lập:
Tổng công ty cổ phần VINACONEX
Tổng công ty VINACONEX.,JSC hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc
bao gồm các công ty 100% vốn Nhà nước, các cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước
chi phối, các công ty liên doanh và các công ty cổ phần có vốn góp của Tổng Cơng
ty, các trường đào tạo, các văn phịng đại diện ở nước ngồi, các khách sạn du lịch,
nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD),… với hơn 40.000 cán bộ, công nhân
viên, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo chuyên sâu và làm việc ở nước
ngồi, có kiến thức chun sâu và giàu kinh nghiệm. Trong qúa trình hoạt động,
VINACONEX ln coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan
trọng hàng đầu. Đến nay Vinaconex đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của
mình trên thị trường, được khách hàng trong và ngồi nước tơn trọng, đánh giá cao,
đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà các bên

cùng quan tâm.
Cơng ty chứng khốn NHNO & PTNN Việt Nam
Cơng ty chứng khốn NHNO&PTNT Việt Nam là một đơn vị thành viên của

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

5

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Với số vốn điều lệ ban
đầu là 60 tỷ đồng, Agriseco trở thành đơn vị thành viên 100% vốn của ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NHNO&PTNT) Việt Nam - một trong những
Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với tổng dư nợ khoảng 264.400 tỷ đồng.
NHNO&PTNT Việt Nam hiện có 1.470 chi nhánh với mạng lưới các chi nhánh,
điểm giao dịch ở khắp các tỉnh trên cả nước. Đây cũng là một thuận lợi cho
Agriseco cũng như VINACONEX - ITC sau này trong việc liên kết với các chi
nhánh để nâng cao tiện ích cho các khách hàng của mình. Cơng ty có vốn điều lệ
2000 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty 11500 tỷ đồng, nắm giữ 10% tài sản của
Vinaconex.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
 

Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp


cả nước với trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và 64 chi nhánh, phịng
giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh,
Hải Phịng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
Eximbank là ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam về sự năng động, chuyên nghiệp
và mạng lưới rộng khắp cả nước. Ngân hàng đã có quan hệ đại lý với hơn 735 ngân
hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới.

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

6

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

1.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ
PHẬN TRONG CÔNG TY VINACONEX - ITC

1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
ĐẠI HỘI CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM SỐT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TỐN TRƯỞNG


GIÁM ĐỐC KINH DOANH

PHỊNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

SÀN
GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
VITR
CHI NHÁNH CTCP
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VINACONEX TẠI HẢI PHÒNG

PHÒNG
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

CHI NHÁNH CTCP
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VINACONEX – KHÁCH SẠN
HOLIDAY VIEW

PHÒNG
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ & KINH
DOANH

PHỊNG
TÀI CHÍNH KẾ TỐN

BQL
DỰ ÁN CÁT BÀ AMATINA


BAN PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN
BẤT ĐỘNG SẢN TẠI HÀ NỘI

PHÒNG
KINH TẾ KỸ THUẬT

ĐƠN VỊ CĨ GĨP VỐN CỔ ĐƠNG
SÁNG LẬP CỦA VINACONEX – ITC
CƠNG TY CP SÀN GIAO DỊCH
BĐS VINACONEX

PHỊNG PHÁP CHẾ
VÀ KIỂM SỐT NỘI BỘ

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức VINACONEX – ITC
Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

7

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
1.3.2.1. Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của cơng ty bao
gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết hoặc người có cổ đơng có quyền biểu

quyết ủy quyền hợp pháp bằng văn bản. ĐHCĐ quyết định những vấn đề thuộc
nhiệm vụ và quyền hạn được luật pháp và điều lệ của Vinaconex – ITC quy định.
Quyền hạn và nhiệm vụ của ĐHCĐ:
-

Thông qua kế hoạch phát triển của Vinaconex – ITC, thơng qua báo cáo tài
chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm sốt, Hội đồng quản trị.

-

Thơng qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

-

Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

-

Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc.

-

Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển của công
ty, quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng tài sản của công ty tính theo báo cáo tài chính đã được kiểm tốn gần
nhất.

-


Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ của công ty.

1.3.2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) do các cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần
của từng cổ đông theo quy định tại điều lệ của công ty, HĐQT là cơ quan quản trị
của cơng ty, có tồn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền
lợi của cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT:
-

Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm.

-

Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược dài hạn, ngắn hạn trên
cơ sở các mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua.

-

Bổ nhiệm và bãi nhiệm các Cán bộ quản lý Công ty theo đề nghị của Tổng
giám đốc bao gồm các chức danh: Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng,
Giám đốc, Kế toán trưởng các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc cơng ty.

Trần Thị Thu Hồi – CQ 501004

8

Lớp QTKD TM 50B



Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

-

Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty và Quy chế quản lý nội bộ Công ty.

-

Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc
chi trả cổ tức.

-

Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua
quyết định.

-

Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.

-

Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.

1.3.2.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát (BKS) do Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) bầu ra. Vai trị của
Ban kiểm sốt là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của

công ty.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát:
-

Thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và
điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đơng trong thực
hiện các nhiệm vụ được giao.

-

Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức cơng tác kế tốn,
thống kê và lập báo cáo tài chính.

-

Thẩm định báo cáo tài hính hàng năm và sáu tháng, tình hình kinh doanh của
Cơng ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

-

Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh
hàng năm của cơng ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng
quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

-

Kiến nghị Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa
đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
của Công ty.


-

Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.

1.3.2.4. Ban lãnh đạo điều hành
Công ty ban hành một hệ thống quản lý, các cán bộ quản lý chịu trách nhiệm

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

9

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các cán bộ quản lý của Công ty bao gồm:
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng và các vị trí quản lý khác
trong cơng ty theo cơ cấu tổ chức bộ máy đã được Hội đồng quản trị Công ty phê
duyệt.
Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của Cơng ty.
Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế hoạch kinh
doanh do Đại hội cổ đơng thơng qua. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và
quy chế quản lý nội bộ công ty theo đúng Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội cổ đơng
và Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản
trị tình hình hoạt động, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm

tồn bộ hoạt động của Cơng ty trước Hội đồng quản trị.
Các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Giám đốc kinh doanh: Chịu
trách nhiệm báo cáo trước Tổng giám đốc về những công việc được giao. Hỗ trợ
công việc quản lý cho Tổng giám đốc.

1.3.2.5. Phịng tổ chức hành chính
Phịng Tổ chức hành chính là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho
Tổng Giám đốc trong các công tác xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác tổ
chức lao động, công tác hành chính - quản trị, cụ thể Phịng Tổ chức hành chính
(TCHC) thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
-

Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức lao động, nhân sự đảm bảo
gọn nhẹ, hiệu quả và có chất lượng cao. Thiết lập, tổ chức, triển khai các hoạt
động đào tạo để xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ năng lực
thực hiện các nhiệm vụ của công ty.

-

Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, công
tác tiền lương, bảo hiểm, tuyển dụng, đào tạo,…

-

Công tác đối ngoại - pháp chế của công ty.

-

Quản lý văn phịng, hành chính, lưu trữ, thơng tin.


1.3.2.6. Phịng tài chính kế tốn
Phịng Tài chính kế tốn tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc và trực

Trần Thị Thu Hoài – CQ 501004

10

Lớp QTKD TM 50B


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS.TS. Phan Tố Uyên

tiếp tổ chức thức hiện các công việc thuộc các lĩnh vực sau:
-

Quản lý các hoạt động tài chính - kế tốn của tồn cơng ty đảm bảo đúng
luật, tiết kiệm, hiệu quả và luôn kịp thời.

-

Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế, tài chính phục vụ cơng tác quản lý, điều
hành cơng ty.

-

Thực hiện và kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện chế độ chính sách kinh tế, tài
chính, kế tốn của tồn cơng ty theo đúng quy định hiện hành của pháp luật
và các quy định của công ty.


-

Quản lý việc sử dụng vốn của công ty đảm bảo an tồn, hiệu quả và đúng
luật.

1.3.2.7. Phịng kế hoạch đầu tư
Phịng Kế hoạch đầu tư tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc và trực tiếp
tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực sau:
-

Quản lý, triển khai, kiểm sốt các thủ tục, các quy trình về Đầu tư các dự án
đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật.

-

Quản lý quá trình đầu tư các dự án, chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định tất cả
các hồ sơ kinh tế, kỹ thuật, thủ tục đầu tư trước khi trình Tổng giám đốc và
Hội đồng quản trị phê duyệt theo quy định hiện hành.

-

Công tác kế hoạch bao gồm: Lập, triển khai, giám sát việc thực hiện kế
hoạch, báo cáo kế hoạch và đánh giá kế hoạch.

1.3.2.8. Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng Kinh tế kỹ thuật tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc và trực tiếp
tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực sau:
-


Lĩnh vực tổ chức, quản lý kỹ thuật trong quá trình đầu tư các dự án đầu tư.

-

Quản lý thi cơng đầu tư xây dựng cơng trình đảm bảo an toàn, chất lượng,
tiến độ và hiệu quả, theo đúng pháp luật hiện hành đối với tất cả các dự án do
cơng ty thực hiện.

-

Quản lý tồn bộ mặt bằng dự án quản lý, giám sát các hoạt động thi công của
tất cả các nhà thầu trong suốt q trình thi cơng, đầu tư dự án.

-

Cơng tác nghiên cứu, phát triển áp dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới

Trần Thị Thu Hồi – CQ 501004

11

Lớp QTKD TM 50B



×