Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Dong kinh nghia thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.09 KB, 12 trang )

Nhân kỉ niệm 100 năm Đông Kinh Nghóa Thục (19072007) đã có nhiều công trình, hội thảo khoa học nghiên cứu
về, trong nội dung bài viết, xin nếu lên một số khái lược và
nhận định về việc cải cách giáo dục trong trường Đông Kinh
Nghóa Thục.
I. NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA “ĐÔNG KINH
NGHĨA THỤC”:
Theo giáo sư Chương Thâu, nguyên thủy của từ “nghóa
thục”(public school) vốn từ nước Anh, và do học giả uyên bác
Nhật Bản thời Minh Trị là Fukuzawa Ykichi (1835-1901) - người
đã tiếp thu tư tưởng tự do phương Tây - năm 1868 lập ra ở
Nhật Bản trường “Khánh Ứng Nghóa thục” có ý lột tả tinh
thần “public school” của người Anh, bao gồm bốn tính chất
quan trọng, góp phần làm rạng danh cho người Nhật. Đó là
tính tự cường, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự
nguyện đóng góp vào các việc công ích, công thiện.
Trường có lớp tiểu học, lớp trung học, dạy các học
viên lớn tuổi, rồi các học viên đó lại dạy cho các học viên
nhỏ tuổi hơn. Năm 1890 với sự cộng tác của một số giáo
sư Đại học Harvard (Mỹ), trường mở thêm các lớp đại học và
các lớp học ban đêm chuyên dạy các môn thương mại.
Năm 1905, mở phân khoa chuyên về khoa học kinh doanh
ngoài các môn có sẵn: kinh tế, chính trị, luật và văn
chương. Khánh Ứng Nghóa thục trở thành một Đại học tư lập
đầu tiên khá hoàn chỉnh trên đất Nhật, danh tiếng vang xa,
góp phần làm cho sự nghiệp Duy Tân - học tập phương Tây
của Nhật Bản thành công, chuyển mình vươn dậy cùng văn
minh, khoa học, khiến các nước phương Tây phải dè chừng.

1



Vào thời điểm đó, xã hội Việt Nam bắt đầu diễn ra
những biến đổi rất quan trọng dưới tác động của công
cuộc thực dân hoá của Pháp, một "nền thực dân nước đôi"
- “colonisation ambig” theo như cách nói của hai nhà Viêt Nam
học người Pháp P. Brocheux và D.Hémery. Cùng với những
chuyển biến trong kinh tế - xã hội, sự tiếp xúc và tác động
của các trào lưu dân chủ tư sản từ ngoài dội vào đã tạo
tiền đề cho sự xuất hiện khuynh hướng duy tân, cải cách ở
Việt Nam mà biểu hiện tập trung nhất là phong trào Duy tân
(1905-1908). Cuộc vận động Duy tân diễn ra trên nhiều lónh
vực: từ chấn hưng thực nghiệp, phát triển kinh tế đến mở
mang văn hóa, đổi mới giáo dục, xóa bỏ các hủ tục lạc
hậu trong lối sống. Khởi phát từ Quảng Nam, phong trào Duy
tân đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước với sự xuất hiện
hàng loạt công ty, hội buôn như Hợp thương Diên Phong ở
Quảng Nam, công ty Liên Thành buôn nước mắm ở Phan
Thiết, Triêu Dương thương quán ở Nghệ An… Bên cạnh đó,
hoạt động mở trường dạy học theo tinh thần giáo dục phương
Tây cũng diễn ra khá sôi nổi với sự tham gia tích cực của
các só phu tiến bộ. Hàng loạt trường học duy tân xuất hiện
ở Trung kỳ. Tại các trường học, ngoài chữ Quốc ngữ và
chữ Pháp, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, học
sinh được học toán, địa lý và các môn khoa học tự nhiên,
thể dục…
Năm 1906, Phan Chu Trinh tìm đường sang Nhật để chứng
kiến tận mắt bài học Duy Tân, thăm Khánh Ứng Nghóa thục,
thăm các học đường và khảo sát những công việc chính
trị, giáo dục của Nhật Bản. Phan Bội Châu nhiều lần nói:
“Noi gương chí só Nhật là Phúc Trạch Dụ (Fukuzawa) đã mở
Khánh Ứng Nghóa thục”


2


Đông Kinh Nghóa thục là trường học do các só phu Việt
Nam lập ở Hà Nội năm 1907, phỏng theo Khánh Ứng Nghóa
thục. Không ngờ người Việt hưởng ứng “Nghóa thục” nhanh
như gió, các trường “Nghóa thục”(public school) mở ra nhiều
tỉnh trên đất nước ta.
Đông Kinh Nghóa thục do các só phu cùng chí hướng với
Phan Bội Châu như: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại,
Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành, Nguyễn Hữu
Cầu… mở tại số 4 và số 10, Hàng Đào, Hà Nội. Mục đích
của Đông Kinh Nghóa thục là khai trí cho dân, mở những lớp
học do người hảo tâm đóng góp, học viên không phải nộp
tiền, nhằm bồi dưỡng ý chí tự lập, tự cường dân tộc, duy
tân, tiến thủ, truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới,
và nếp sống văn minh, tiến bộ, cải tổ giáo dục theo Tây
phương… tới mọi người dân.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẢI CÁCH CỦA “ĐÔNG KINH
NGHĨA THỤC” :
Đông Kinh Nghóa Thục được tổ chức thành 04 ban công tác
có quan hệ mật thiết với nhau để duy trì sự hoạt động
đều đặn :
1. Ban giáo dục: lo việc giảng dạy, học tập và chiêu
sinh.
2.

Ban cổ động: có nhiệm vụ tuyên truyền ảnh


hưởng của Trường ra ngoài quần chúng. Hình thức
hoạt động chủ yếu của ban là các buổi diễn
thuyết.
3. Ban trước tác: chuyên lo việc biên soạn tài liệu
học tập cho học sinh và các tài liệu tuyên truyeàn.

3


4.

Ban tài chính: lo các khoản thu chi của nhà

trường.
Nội dung hoạt động của Đông Kinh Nghóa Thục rất phong
phú
- Về văn hoá giáo dục: chương trình hoạt động của nhà
trường tập trung chống tư tưởng phong kiến thối nát, thực
hiện cuộc cải cách tư tưởng văn hoá, xã hội. Trước hết là
chống cựu học và hủ nho. Chống chữ Hán và khoa cử. Việc
đề cao chữ Quốc ngữ và học những kiến thức mới được
đẩy mạnh. Truyền thống lịch sử và lòng yêu nước đặc biệt
được chú trọng.
- Về giáo dục chuyên môn: ông Phan Châu Trinh đặc
biệt đề cao việc học nghề cho giỏi.
- Về mặt tư tưởng xã hội: thuyết “thiên mệnh” của
Nho giáo bị đả phá. Lên án những phong, tục tập quán lạc
hậu
Đông Kinh Nghóa thục bỏ hẳn Tứ Thư, Ngũ Kinh, dạy các môn

khoa học, toán, vệ sinh, sinh vật, chữ Pháp, chữ Hán, chữ
Quốc Ngữ… theo cách mới, nhà trường tự soạn những bài
học sử, địa, luân lý… ngắn gọn, dễ hiểu, khơi mở bầu nhiệt
huyết, sống vì đại nghóa. Nam quốc vó nhân truyện có lời
tựa: “Rồi đây, khí thiêng non nước hun đúc nên người giữa
thời buổi gió Âu mưa Mỹ này, biết đâu sẽ có kẻ vì Tổ
quốc mà quét mù, vén mây, khai thác hắn, cho nước nhà
một bầu trời lẫy lừng”.
Sách của Đông Kinh Nghóa thục viết bồi dưỡng kiến thức cho
dân về xã hội, pháp luật, thuế khóa, giao thông, cảnh sát,
tôn giáo, vệ sinh, sức khỏe, khoa học, buôn bán, thương
giao… Đông Kinh Nghóa thục thường xuyên tổ chức các cuộc
4


diễn thuyết và bình văn “người đông như hội, khách đến như
mưa”. Các bài giảng, diễn thuyết thường hướng dẫn bài trừ
tệ nạn nghiện rượu, ma chay, cưới xin cổ hủ, mê tín dị đoan,
khuyến học, chấn hưng công thương nghiệp, truyền bá tư
tưởng dân chủ, công bằng, bác ái…
Đông Kinh Nghóa thục tấn công vào sự ngu dốt, yếu kém
của chế độ cũ, đả phá lối học vẹt, sáo rỗng, giả dối,
giáo điều, học để làm quan, Đông Kinh Nghóa thục đề cao
chữ Quốc ngữ và lối học mới… Thức tỉnh dân học để mở
hàng, xưởng thợ, bán buôn, đóng tàu ra biển lớn, ăn ở vệ
sinh, khoa học, văn minh…
Đông Kinh nghóa thục đã tấn công nền giáo dục phong kiến
không phù hợp với bước tiến của xã hội, chỉ có thể đào
tạo những con người “không đem lại lợi ích quốc gia, xã hội
cho nhân loại cả”

Chống lại nền cựu học để xây dựng một nền giáo dục “phổ
cập”, “hợp với tôn chỉ học thuật”, đạt được ba điều: “một
là học vệ sinh” để cho thân thể khoẻ mạnh, “hai là học trị
sinh” để chăm lo cho cuộc sống ăn, ở, mặc; “ba là học làm
người, làm quốc dân”7 Nền giáo dục mới của Đông Kinh
nghóa thục được xây dựng theo các nguyên tắc nhân bản,
dân tộc, hiện đại, tập trung vào những điểm chủ yếu:
Thứ nhất, phải học chữ quốc ngữ.
Trong “Bài hát khuyên học chữ quốc ngữ” có đoạn nêu rõ
… “Chữ quốc ngữ là hồn của nước,
Phải đem ra tính trước dân ta
Sách các nước sách Chi na
Chữ nào nghóa ấy dịch ra tỏ tường
5


…. Một người học muôn người đều biết,
Trí ta khôn muôn việc đều hay
Lợi quyền nắm được vào tay,
Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh…”
Thứ hai, phải học theo phương pháp mới, tránh lối
tầm chương trích cú, nhằm rộng đường suy nghó, phát huy
tính tích cực của người học. Trong “Văn minh tân học sách”
nói rõ, trong học tập “cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối
đáp tự do, không phải nề hà. Không cần thể cách gì hết.
Rồi thêm vào đó mấy bài về toán pháp, về chữ quốc
ngữ. Để cho cái mà học sinh học và thi không trái ngược với
việc thực tế họ phải làm…”
Thứ ba, chú trọng giáo dục nhân cách đạo đức thể
hiện ở việc giáo dục đạo làm người: “yêu gia đình, yêu

làng xóm không phải là ái quần”, “Lòng yêu nước”…
Mục đích và nguyên tắc dạy học nêu trên của Đông Kinh
nghóa thục được thể hiện ở các môn học, chủ yếu về Văn
văn, Hán văn, Pháp văn, Lịch sử, Địa dư, Luân lý, Toán
pháp, các môn khoa học tự nhiên, trong đó Lịch sử, Địa dư,
Văn, Luân lý được đặc biệt chú trọng, vì là những môn học
này có sở trường và ưu thế đối với việc giáo dục tinh thần
dân tộc, lòng yêu nước. Mộ số sách mang tính giáo khoa,
phổ cập được biên soạn, như “Nam quốc vó nhân”, “Nam quốc
giai sự”, “Việt Nam quốc sử lược”, “Văn minh tân học sách”,
“Quốc dân độc bản”, “Luân lý giáo khoa (tân đính)”, “Quốc
văn tập độc”. Đây là những tác phẩm có giá trị văn học,
có ý nghóa giáo dục thuộc dòng văn thơ yêu nước và cách
mạng đầu thế kyû XX.

6


Qua nội dung các tập sách này, chúng ta thấy nổi lên tính
dân tộc, tư cách một người yêu nước. “Luân lý giáo khoa
(tân đính)” đã đặt việc giáo dục đạo đức lên hàng đầu;
‘bởi vì, nó là tinh hoa của quốc thể, nguồn gốc của giáo
dục. Con em thanh niên ngày sau ra đời, tất đảm đang việc
nước, có trách nhiệm về thế cuộc, nếu không trau dồi
phẩm hạnh, thì tất cả các loại sách giáo khoa đều trở nên
vô dụng hết”10 Có thể xem “Luân lý giáo khoa (tân đính)”
là một quyển sách dạy cho thế hệ trẻ những điều cơ bản
về các mối quan hệ và nghóa vụ: “ĐỐI VỚI NƯỚC” (chương
Hai), “ĐỐI VỚI NHÀ” (chương Ba), “ĐỐI VỚI MÌNH” (chương
Bốn), “ĐỐI VỚI NGƯỜI” (chương Năm), “ĐỐI VỚI XÃ HỘI”

(chương Sáu), “ĐỐI VỚI MUÔN LOÀI” (chương Bẩy).
Quyển “Quốc dân độc bản” gồm 79 bài với nhiều chủ đề
khác nhau thuộc các lónh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn
hoá, tư tưởng, giáo dục; song điểm nổi bật, cũng là trọng
tâm của sách, là nói về “Nguồn gốc xã hội”, “Lòng ái
quần”, về đất nước “Bàn về nước”, “nước ta lập quốc từ
xưa”, “nước ta khai hoá rất sớm” để di đến khẳng định rằng
“Dân mạnh thì nước mạnh” và phải có “Lòng yêu nước” và
phải hiểu “Thế nào là yêu nước thật sự” để hành động…
Tất cả nội dung của các bài viết đều nhằm giáo dục cho
mọi người phải biết yêu nước, ra sức góp phần cho Tổ
quốc giầu mạnh. Điều cốt yếu là thể hiện lòng yêu nước
ở những công việc, như “phải rèn luyện tinh thần tự lập để
công thủ và chiến thắng…”, “phải dốc tâm tư, tài lực ra,
phát huy những của cải tiềm tàng ấy, không bỏ phí một
tấc đất nào, một sản vật nào mới thôi…”, “phải mài sắc
chí tiến thủ mà tự cường không nghỉ…”, “phải bảo tồn cái

7


hay vốn có để mở rộng lòng ái quần”, “dù có học tiếng
nước ngoài cũng không miệt thị văn tự nước ta”
Qua nội dung một vài quyển sách nêu trên, chúng ta nhận
thấy rõ mục đích khơi dậy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
của Đông Kinh nghóa thục. Khai thác sở trường và ưu thế
của bộ môn, Đông Kinh nghóa thục rất chú trọng trong việc
giảng dạy, tuyên truyền các kiến thức lịch sử dân tộc.
Không bài trừ việc học tập lịch sử nước ngoài, không chỉ
xem kiến thức lịch sử nước ngoài là kiến thức bổ sung, hỗ

trợ cho nhận thức về sự phát triển của xã hội loài người,
còn điều quan trọng là phải học lịch sử nước để noi gương
tổ tiên mà tự cường”: Có kiến thức mênh mông, có tài
năng uyên bác mà không biết sử Nam thì không thể có lợi
gì cho nước Nam. Như vậy, học sử Nam là nghóa vụ thứ nhất
hiện nay”
Nếu tìm hiểu kỹ về hoạt động dạy và học của trường, chắc
chắn chúng ta sẽ ngạc nhiên, khâm phục. Cả nội dung và
phương pháp dạy học đều đổi mới mạnh mẽ. Chữ Hán được
dùng hàng ngàn năm trong học hành thi cử, chủ yếu được
thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Lời kêu gọi học và dùng chữ
Quốc ngữ - một công cụ biểu đạt ngoại nhập chứ không
phải nội sinh, nhưng rất tiện dụng - đã lay động lòng người
Chương trình học không còn là tứ thư ngũ kinh xưa cũ, mà là
những môn cần thiết, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội. Toán pháp, Vệ sinh, Cách trí... thì dựa vào tài liệu của
nhà trường Pháp Việt. Sử, Địa, Luân lý học thì tự biên soạn,
với tinh thần tự hào dân tộc rất cao. Nếu những năm qua,
có lúc chúng ta coi Sử là môn phụ, dẫn đến tình trạng "dân
ta" mà chẳng biết "sử ta" thì Đông Kinh nghóa thục đã rất coi
trọng môn này. Hàng loạt cuốn sách giáo khoa đã được soạn
8


và in ấn khẩn trương: Nam quốc lịch sử, Nam quốc vó nhân,
Nam quốc giai sự, Bài ca địa dư và lịch sử nước nhà…
Phương pháp dạy học của các cụ cũng lạ. Trong các
buổi lên lớp, các giảng viên không làm theo kiểu "thầy
đọc, trò chép" như cách làm phổ biến ở trung học (và cả
ĐH) hiện nay, mà khuyến khích tinh thần tự do thảo luận của

học sinh. Mặt khác, các hoạt động ngoại khóa, phụ khóa như
diễn thuyết, đối thoại đã được coi trọng. Diễn giả là những
giảng viên của trường, những trí thức cựu học và tân học
tiên tiến.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ “ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC”:
Đông kinh nghóa thục là một ngôi trường tiến bộ, và
những tiến bộ này không chỉ đã khai thông tư tưởng của
một số người trong thời đại đó mà còn là cơ sở để tiếp
tục xây dựng và phát triền nền giáo dục sau này.
Đông Kinh Nghóa Thục đã nuôi dưỡng được một phong
trào cách mạng công khai, hợp pháp khá sôi nổi, quyết liệt
trong lónh vực đấu tranh về văn hoá và tư tưởng theo khuynh
hướng dân chủ tư sản. Đó cũng là một cuộc vận động
chính trị, chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp
đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ trong thời đại mới.
Trước hết Đông Kinh Nghóa Thục đã nâng cao được tinh
thần yêu nước, cách mạng ở những nơi có phong trào, lôi
cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và giàu
mạnh của đất nước.
Trong lónh vực văn hoá tư tưởng, thành tích nổi bật của
Đông Kinh Nghóa Thục là đề cao chữ Quốc ngữ, mạnh dạn sử
dụng trong giảng dạy, biên soạn, dịch thuật, sáng tác. Từ đó

9


chữ Quốc ngữ nhanh chóng thâm nhập các lónh vực xã hội,
ngày càng cải tiến trở thành chữ viết của dân tộc.
Một trăm năm sau (1907-2007), những só phu đầu thế kỷ XXI
còn Cảm nhận giá trị minh triết của Đông Kinh Nghóa thục

( Bài viết của nhà nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Khắc Mai)
nhận định bốn giá trị minh triết còn tỏa sáng bầu trời Việt
Nam.
1. Minh triết “Tuyết quốc só”: Lo nghó về vận nước, thấy sỉ
nhục, muốn rửa sạch nỗi nhục nô lệ, dân lầm than, yếu
hèn, lạc hậu.
“Hóa dân cường quốc”: Muốn chuyển hóa quốc gia, làm cho
dân tộc tiến hóa, phải đổi mới tư cách của người dân
bằng sự học cha ông, học quốc tế. Một nền kinh tế dân
chủ, bình đẳng mọi thành phần, coi trọng luật pháp, nông,
công, thương, khoa học, mở cửa… thì dân mạnh, nước cường.
2. Minh triết “Chủ nghóa mở trí khôn cho nhân dân”: Giáo dục
là giải pháp hàng đầu. Giáo dục phổ cập. Dân cả nước
không người nào là không đi học. Học cái gì? Học ba điều.
Một là học vệ sinh, làm cho thân thể khỏe mạnh, ăn sạch,
uống sạch, ở sạch, môi trường sạch, hít thở bầu không khí
sạch. Hai là học trị sinh, tức là học cách làm ra thức ăn, đồ
mặc và quản lý sản nghiệp. Ba là học làm người. Tức là
học cách sống chung với nhau trong nhà, ngoài xã hội, giữ
đạo làm người, không đánh mất nhân tính, tôn trọng tự do
cá nhân, bình đẳng, biết yêu thương, chia sẻ…
Muốn vậy phải bỏ lối học để lấy bằng cấp rởm, để lên
chức thăng quan, đề cao một phương pháp học văn minh, khoa
học, thiết thực với con người: “Thầy giáo đặt đề để mà

10


hỏi, cho phép học trò bàn tha hồ, đối đáp tự do, không phải
nề hà, không cần thể cách gì hết”.

3. Minh triết “Chấn hưng công nghệ”: Xây dựng nền kinh tế tự
chủ, tự lực, tự cường, theo tư bản phương Tây. Sản nghiệp là
của riêng. Coi trọng nhà doanh nghiệp: “Người giàu bỏ vốn
ra phát triển công nghiệp thì dân ta sẽ cảm kích, xưng tụng,
sao lại sinh lòng đố kỵ?”.
4. Minh triết “Chính phủ chỉ là người trong quốc dân nắm
chính quyền”.
Cái hạn chế cơ bản của đông kinh nghóa thục là rập
khuôn mô hình của nhật bản, chưa có sự phân loại người
học và trình độ, hình thức đại trà.
Sự duy tân diễn ra chưa có chuẩn bị, sự thay đổi đột
ngột đôi khi làm người dân khó tiếp thu kịp.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1): Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ
thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Tập 1, Nxb KHXH, Hà
Nội, 1974, tr. 208.
(2): Phan Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Cơ (đồng chủ biên): Lịch sử
sử học Việt Nam, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2003, tr. 175
(3): Văn thơ Đông Kinh nghóa thục, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1997,
tr.9
(4): Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (đồng
chủ biên): Đại cương Lịch sử Việt Nam Toàn tập, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2001, tr. 627.

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×