Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phan van hon va cuoc khoi nghia muoi tam thon vuon trau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.93 KB, 5 trang )

Phan Văn Hớn và cuộc khởi nghĩa Mười Tám Thôn Vườn Trầu
Phan Văn Hớn (1830 - 1886) còn được gọi là Phan Công Hớn (1), lãnh tụ
cuộc khởi nghĩa chống Pháp có tên Mười Tám Thơn Vườn Trầu vào năm
1885 tại Sài Gịn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).
I.Cuộc đời:
1.1Trước khi khởi nghĩa:
Phan Văn Hớn quê ở làng Tân Thới Nhứt (nay là xã Bà Điểm) huyện Hóc
Mơn (2) tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
Ơng là một nơng dân văn hay, võ giỏi, có nhiều mưu trí, có tấm lịng hào
phóng, ngay thẳng, biết thương yêu đồng bào. Ông thường đứng ra chống lại
bọn cường hào và những người thân Pháp nên bị họ căm ghét.
Năm 1879, đốc phủ Trần Tử Ca (3) tri huyện Bình Long (nay là huyện Hóc
Mơn) là một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp, vu khống Phan Văn Hớn
âm mưu làm loạn để bắt ông giao cho Pháp, khiến ông lãnh án 5 năm tù đày
ra Côn Đảo.
Mãn hạn tù, ông về lại quê nhà, tổ chức hai trường đá gà: một điểm ở ngã tư
An sương, một điểm ở xã Bà Điểm để che mắt đối phương và tiện liên hệ
với những người chung chí hướng.
Sau một thời gian bí mật tập hợp dân nghèo, rèn sắm vũ khí, tích trữ lương
thực... Nhân lời kêu gọi Cần vương của vua Hàm Nghi (4) Phan Văn Hớn
quyết định khởi nghĩa và thành lập Ban chỉ huy gồm có: Phan Công Hớn
(tổng lãnh binh), Nguyễn Văn Quá (chánh lãnh binh), Phạm Văn Hồ (phó
lãnh binh), Phan Văn Võ (tức Cai Võ, lo việc nội ứng bên trong dinh huyện
Bình Long).
1.2 Khởi nghĩa:
Vào đêm 30 rạng mùng một tết năm Ất Dậu (tức ngày 8 rạng ngày 9 tháng 2
năm 1885), Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá cùng hơn ngàn nghĩa quân
chia làm ba mũi, tấn công vào dinh huyện Bình Long.
Đốc phủ Trần Tử Ca rút lên lầu chống cự, nghĩa qn dùng rơm và dây đậu
phộng khơ có sẵn trong dinh, đem chất xung quanh nơi Ca ẩn náu rồi châm
lửa đốt.




Vợ Trần Tử Ca chết cháy. Tử Ca chạy thoát ra ngồi thì bị một nơng dân bắt
được giao cho quân khởi nghĩa. Đốc phủ Ca bị xử chém, đầu bêu lên cột đèn
trước chợ Hóc Mơn.
Tết năm ấy, ở Hốc Mơn có câu:
Mừng xn có pháo, có nêu,
Có đầu đốc phủ đem bêu cột cờ.
Sau đó nghĩa quân kéo xuống tấn cơng Sài Gịn. Tới Qn Tre (nay thuộc
phường Đơng Hưng Thuận, quận 12, TP. HCM), đồn qn chia ra làm hai,
một đạo quân tiến thẳng vào Sài Gòn, một đạo quân trú ngoài nội thành chờ
hiệu lệnh tiếp ứng.
1.3 Thất bại:
Tờ mờ sáng, đạo quân đầu tiên tới Bình Hịa (nay thuộc quận Bình Thạnh,
TP. HCM) thì bị một đội quân Pháp chặn đánh. Thua trận, nhiều nghĩa sĩ bị
bắt. Nghe tin dữ, đạo quân thứ hai tự tan vỡ.
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nhiều quân dân ở nhiều vùng khác, như: Bình
Chánh, Bà Hom, An Lạc, Cần Giuộc, Cần Đước... kéo đến tập hợp ở Bà
Quẹo, Tân sơn Nhất, nhưng vì đạo quân đi đầu tan vỡ nên họ cũng tự giải
tán.
Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá chạy thốt, để uy hiếp hai ơng ra hàng,
Pháp bắt nhiều người thân của hai ông và nhiều dân thường để khảo tra. Vì
thương người, hai ơng tự nạp mình.
Hai con trai của Trần Tử Ca là Trần Tử Long, Trần Tử Bản xin phép quan
Pháp đến thôn Tân Thới Nhì, là nơi giam giữ ơng Hớn, ơng Hóa, cật vấn và
tra khảo hai ông này rất tàn khốc.
Cuối cùng, tất cả người bị Pháp bắt, được đem ra xét xử suốt từ ngày 31
tháng 8 đến ngày 3 tháng 9 năm 1885.
Rạng sáng ngày 30 tháng 3 năm 1886, tức ngày 25 tháng 2 âm lịch, hai ông
bị quân Pháp hành hình tại chợ Hốc Mơn và đều bị bêu đầu.

II.Tưởng nhớ:
Nhân dân Việt lập đền thờ Phan Văn Hớn tại Hóc Mơn, ngay trong thời kỳ
Pháp cịn cai quản miền Nam Việt Nam. Hàng năm giỗ ông vào ngày 25
tháng Giêng âm lịch.
Phạm Đại Hưng là một nhân sĩ, có thơ khen ngợi ơng:


Thập bát phù viên khởi nghĩa đây,
Ra tay làm thử, rõ ra thầy.
Dân cày nhứt trí, nêu danh nghĩa,
Hương chức đồng tâm quyết đấp xây.
Gậy gộc đánh tan phường chiếm đất
Củi rơm thiêu hủy bọn theo Tây.
Anh hùng lãnh đạo công ghi nhớ,
Con cháu phụng thờ miếu mộ xây.
III. Thông tin thêm:
Ơng Lê Dỗn Hài (1830 - 1914), người chứng kiến đầu đuôi cuộc khởi
nghĩa, đã sáng tác bài Vè ông Hớn, ông Quá giết đốc phủ Ca gồm 69 câu
thơ lục bát.
Lê Dỗn Hài người ở chợ Hốc Mơn, làng Tân thới Nhì, tổng Tuy Thượng,
huyện Bình Long. Năm 1874, ông Hài bị tù đày Côn Đảo 5 năm, ở đó ơng
có làm bài Cơn Lơn truyện để nói lên tội ác của quân Pháp. Rồi sau khi
chứng kiến cuộc khởi nghĩa của ông Hớn, ông Quá và làm xong bài vè trên,
ông dời nhà đến xã Tân Phú (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), làm
nghề bốc thuốc và dạy học...(5)
Trích:
Đoạn nói về Trần Tử Ca:
Thuở xưa phó tổng Bình Dương,
Hốc Mơn đốc phủ thị cường hiệp oai.
Lịnh hành tra khảo phép ngồi,

Dây da trói cẳng dân dài khúc cây.
Oan ưng sống chết trối thây,
Cứ làm hung bạo cho Tây nó dùng...
Giết quan trấn thủ đốc Ca
Kéo ra dinh ngoại ngã ba hành hình.
Mình thời bỏ dựa bên đình,
Đầu bêu hỏa thụ trước dinh hãi hùng.
Bởi vì chàng ở bất trung...
Đoạn nói về hai con Trần Tử Ca:
Hai chàng con đốc phủ Ca
Xóm làng bắt hết khảo tra sự tình.


Ai ai đều cũng thất kinh,
Trẻ già lo sợ như hình cị ma...
Đoạn nói về nghĩa qn sau khi khởi nghĩa thất bại:
Kẻ thời kết án lưu đày,
Người thời chém giết xử rày Hốc Môn.
Ba hồi vừa dứt tiếng cồn,
Hương Hớn, hương Quá phách hồn chơi mây...
…Ở đời thấy vậy chớ cười,
Kiến nguy trí mạng là người trung qn.
Cịn như táo bạo hành hung,
Dầu mà có chết ai cùng có thương.
Trước sau kể hết cho tường
Tả ra một bổn làm gương cho đời.
Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn
(1) Để cứu cho dân khỏi những trận đòn thù, Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn
Quá buộc phải nạp mình cho Pháp, sau đó bị tử hình. Những bậc cao niên ở
đây kể lại, do mến mộ công ơn của Phan Văn Hớn nên bà con đổi tên lót của

ơng từ "Văn" ra "Cơng”
(2) Hóc Mơn là một huyện ở ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày trước, địa thế nơi đây vơ cùng hiểm hốc: phía sau là bưng Tầm Lạc
mênh mông, cỏ lấp đầu người, nước ngập ngang lưng và rừng liên tiếp lên
tận Cao Miên, Lào. ''Mười Tám Thôn Vườn Trầu'' (Thập bát phù viên), là
vùng đất chuyên trồng trầu cau ở Hóc Mơn. Đây là vùng cư ngụ của những
người dân lưu tán từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào. Đa phần, họ đều
giỏi võ nghệ, biết sống gắn bó với nhau và có truyền thống đấu tranh chống
áp bức lâu đời...
(3)Trần Tử Ca, người thôn Hanh Thơng Tây, phủ Tân Bình. Ngun xưa, Tử
Ca làm phó tổng Bình Dương, sau khi đại đồn Chí Hịa thất thủ (tháng 2
năm 1861), được Quản Sĩ thân Pháp tiến cử, Tử Ca làm tri huyện Bình
Long.
(4) Đêm ngày 4 tháng 7 năm 1884, vua Hàm Nghi bí mật rời Huế ra sơn
phịng Tân Sở (nay thuộc xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị)
tiếp tục công cuộc chống Pháp. Tại Tân Sở, nhà vua tuyên hịch Cần Vương
kêu gọi sĩ phu và dân chúng nổi dậy chống Pháp giành độc lập.
Hưởng ứng lời hịch, tại Sài Gòn đã nổ ra hai cuộc khởi nghĩa, đó là cuộc
khởi nghĩa của đề đốc Nguyễn Văn Bường vào ngày 22 tháng 1 năm 1885


và cuộc khởi nghĩa của Phan Văn Hớn vào ngày 8 tháng 2 năm 1885. (theo
''Địa chí văn hóa TP. HCM tập I'', NXB TP. HCM 1987, tr. 265 – 267)
(5) Nguyên bản vè in trong sách Sài Gòn, Gia Định qua thơ văn xưa do
Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Khuê, Trần Khuê biên soạn, NXB TP.
HCM, 1987, tr.332 – 334. Trong sách Gia Định xưa và nay của Huỳnh Minh
có in một bài vè 52 câu (câu dài ngắn xen nhau, nhưng nhiều nhất là câu 4
chữ và 7 chữ) cùng chủ đề tên là Quản Hớn giết đốc phủ Ca.




×