Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

De cuong on thi tot nghiep mon y hoc cong dong nam 2019 y2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.88 MB, 236 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BAN ĐÀO TẠO

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
THI TỐT NGHIỆP NĂM 2019
ĐỐI TƯỢNG Y2013

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019


1. CÁC PHÉP ĐO TẦN SUẤT BỆNH TẬT
1.1. KHÁI NIỆM
Các phép đo chính dùng trong nghiên cứu dịch tễ học
(1) Các phép đo về tần suất bệnh tật (measures of frequency) thể hiện sự xảy
ra của bệnh tật, tàn phế, tử vong ở một cộng đồng dân cư. (2) Các phép đo
thể hiện sự phối hợp (measures of association) đánh giá sự liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa một yếu tố cho trước và bệnh tật. (3) Các phép đo về tác
động tiềm tàng (measures of potential impact) phản ánh sự góp phần của
một yếu tố nào đó vào sự xảy ra của một bệnh trong một cộng đồng dân cư.
Tỉ số, tỉ lệ, tỉ suất
Tỉ số (Ratio): là một phân số trong đó tử số (là một giá trị) được chia cho mẫu
số (là một giá trị khác). Nói cách khác tử số và mẫu số khơng liên quan với
nhau. Ví dụ: Tỉ số trận bóng đá giữa đội A và đội B = 2:1
Tỉ lệ (Proportion): là một phân số trong đó tử số là một phần của mẫu số. Tỉ
lệ có thể được hiểu là: A/(A+B). Ví dụ: Tỉ lệ nữ trong 1 lớp học = 20 nữ / (20
nữ + 15 nam) = 20 / 35
Tỉ suất (Rate): là một dạng đặc biệt của tỉ lệ, khi muốn nhấn mạnh đến sự
xuất hiện của biên cố, có liên quan đến một khoảng thời gian nhất định. Tỉ
suất được tính như sau: là số biến cố (bệnh, chết...) xảy ra trong một dân số
nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Tỉ suất thường được nhân với


một con số luỹ thừa của 10.
Tỉ suất =

Số biến cố xảy ra trong khoảng thời gian nhất định x 10n
Dân số trung bình trong thời gian đó

1.2. CÁC PHÉP ĐO TẦN SUẤT BỆNH TẬT
Trọng tâm của dịch tễ học là nghiên cứu về sự xuất hiện (occurrence) và các
yếu tố quyết định (determinants) của bệnh tật/ vấn đề sức khỏe. Đo lường
tần suất xuất hiện (frequency) của bệnh/ vấn đề sức khỏe trong dân số và
xác định tần suất xuất hiện của bệnh/ vấn đề sức khỏe thay đổi như thế
nào qua thời gian hoặc trong một nhóm dân cư nhất định là một bước quan
trọng cho việc xác định các nguyên nhân tiềm tàng của bệnh và xác định
các phương pháp hiệu quả cho chăm sóc và dự phòng.
Tỉ lệ hiện mắc (prevalence) và tỉ suất mới mắc (incidence) thường được sử
dụng để đo lường tần suất xuất hiện của bệnh tật/ vấn đề sức khỏe.

2


Tùy vào mục đích của nghiên cứu sẽ chọn lựa cách đo lường tần suất xuất
hiện bệnh tật/vấn đề sức khỏe cho phù hợp. Nếu mục đích của nghiên cứu
nhằm tìm ra nguyên nhân của bệnh/ vấn đề sức khỏe và xác định các yếu
tố nguy cơ của bệnh/ vấn đề sức khỏe đó nhằm có kế hoạch dự phịng bệnh,
thì chúng ta sẽ quan tâm đến sự phát triển của ca mới của bệnh/ vấn đề sức
khỏe trong một khoảng thời gian được theo dõi mới, hay nói cách khác là
tỉ suất mới mắc được quan tâm. Ngược lại, nếu mong muốn biết được gánh
nặng của bệnh tật trong dân số để lên kế hoạch cho nguồn lực y tế, chúng
ta sẽ quan tâm đến số ca bệnh hiện có được biểu hiện qua tỉ lệ hiện mắc.
Tỉ lệ hiện mắc

Tỉ lệ hiện mắc cho biết số trường hợp bệnh hiện có (cũ lẫn mới) tại một thời
điểm xác định.
Có 2 loại tỉ lệ hiện mắc: tỉ lệ hiện mắc điểm (point prevalence) và tỉ lệ hiện
mắc khoảng (period prevalence).
Tỉ lệ hiện mắc điểm hay còn được gọi là tỉ lệ hiện mắc, là tỉ lệ (proportion)
của người đang có bệnh trong dân số tại một thời điểm xác định.
Tỉ lệ hiện mắc điểm=

Tổng số người đang có tại thời điểm xác định
Dân số tại thời điểm xác định

Tỉ lệ hiện mắc điểm phản ánh xác suất mà một cá thể trong dân số trở thành
một trường hợp bệnh tại thời điểm xác định đó. Ví dụ: Qua một nghiên cứu
khảo sát về vấn đề sức khỏe ở cộng đồng vào tháng 1 năm 2010 tại quận
10, trong tổng số có 258 trẻ dưới 5 tuổi được khảo sát, hiện có 15 trẻ bị suy
dinh dưỡng. Như vậy tỉ lệ hiện mắc suy dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi của
quận 10 tại thời điểm tháng 1 năm 2010 là 5,8% (15/258).
Tỉ lệ hiện mắc khoảng là tỉ lệ của người đã và đang có bệnh trong dân số ở
bất kì thời điểm nào trong khoảng thời gian khảo sát (Δt).
Tỉ lệ hiện mắc khoảng=

Tổng số người đã và đang có bệnh ở bất kỳ
thời điểm nào trong thời khoảng (Δt)
Dân số trong thời khoảng khảo sát (Δt)

Tỉ lệ hiện mắc khoảng phản ánh xác suất mà một cá thể trong dân số trở
thành một trường hợp bệnh ở bất cứ thời điểm nào trong một khoảng thời
gian khảo sát (Δt). Ví dụ: Qua một nghiên cứu khảo sát về vấn đề sức khỏe
ở cộng đồng vào tháng 1 năm 2010 tại quận 10, trong tổng số có 258 trẻ
dưới 5 tuổi được khảo sát, hiện có 15 trẻ bị suy dinh dưỡng. Đến tháng 12,

khảo sát lại thình trạng suy dinh dưỡng ở 258 trẻ này, thì phát hiện thêm 1

3


trường hợp mới xuất hiện suy dinh. Như vậy tỉ lệ hiện mắc suy dưỡng của
trẻ em dưới 5 tuổi của quận 10 tại trong thời khỏang năm 2010 (từ tháng 1
đến tháng 12) là 6,2% (16/258).
Vì “tỉ lệ hiện mắc” bao gồm tất cả những người hiện đang có bệnh - khơng
quan tâm đó là trường hợp mới mắc bệnh hay đã bị từ lâu - nên những bệnh
lâu ngày (mạn tính) thường có xu hướng có “tỉ lệ hiện mắc” cao hơn những
bệnh ngắn ngày (cấp tính).
Cách tính dân số trong một thời khoảng: Có nhiều cách tính dân số trong
một thời khỏang. Tùy vào số liệu sẵn có, lựa chọn cách tính dân số phù hợp
nhất.
- Tính theo phương pháp số học
- Tính trung bình: Dân số giữa năm
Tỉ suất mới mắc
Tỉ suất mới mắc phản ánh số ca mới mắc bệnh trong một khỏang thời gian
nhất định.
Có 2 loại: tỉ suất mới mắc dồn (Incidence proportion/Cummulative Incidence)
và trọng suất bệnh mới (Incidence rate/Incidence density).
Tỉ suất mới mắc dồn là tỉ lệ người mới xuất hiện bệnh trong quần thể người
khơng có bệnh được theo dõi trong một khỏang thời gian theo dõi.
Tỉ suất mới mắc dồn =

Tổng số người mới mắc trong khoảng thời gian theo dõi
Dân số nguy cơ trong khoảng thời gian theo dõi

Tỉ suất mới mắc dồn còn được gọi là nguy cơ (risk) để những người không bị

một bệnh sẽ trở thành có bệnh (trong một khoảng thời gian nhất định) - với
điều kiện những người này khơng bị chết vì một bệnh khác. Ví dụ: Qua một
nghiên cứu khảo sát về vấn đề sức khỏe ở cộng đồng vào tháng 1 năm 2010
tại quận 10, trong tổng số có 258 trẻ dưới 5 tuổi được khảo sát, hiện có 15
trẻ bị suy dinh dưỡng. Đến tháng 12, khảo sát lại tình trạng suy dinh dưỡng
ở 258 trẻ này, thì phát hiện thêm 1 trường hợp mới xuất hiện suy dinh. Như
vậy tỉ lệ mới mắc suy dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi của quận 10 trong năm
2010 (từ tháng 1 đến tháng 12) là 0,4% (1/243).
Nói cách khác, tỉ suất mới mắc dồn là tỉ lệ của những người trong một quần
thể dân số có nguy cơ chuyển từ tình trạng khơng có bệnh (vào đầu khoảng
thời gian được khảo sát) sang trạng thái có bệnh trong khoảng thời gian đó.
Do đó trong trường hợp dân số cố định thì mẫu số trở thành: Dân số nguy

4


cơ vào đầu khoảng thời gian theo dõi.
Đặc điểm của tỉ suất mới mắc dồn:
- Là một tỉ lệ (proportion)
- Khơng có đơn vị
- Thay đổi từ 0 đến 1
- Khi phân tích như nguy cơ (risk) mắc bệnh trong một khỏang thời gian,
cần phải nói rõ đó là khoảng thời gian nào.
- Dân số nguy cơ: là dân số khơng có bệnh lúc bắt đầu nghiên cứu (đặt
giả định)
- Dân số nguy cơ: là dân số khơng có bệnh lúc bắt đầu nghiên cứu (đặt
giả định).
Trọng suất bệnh mới: phản ánh sự phát triển của những trường hợp bệnh
mới trong một đơn vị thời gian.
Trọng suất bệnh mới =


Tổng số người mới mắc trong khoảng thời gian theo dõi
Tổng thời gian có nguy cơ mắc bệnh của tất cả cá thể
được theo dõi trong dân số

Đặc điểm của trọng suất bệnh mới (tỉ suất mới mắc theo người-thời gian):
- Khơng phải là một tỉ lệ
- Có đơn vị
- Thay đổi từ 0 đến vơ cực
Ví dụ: 100.000 người sinh sống ở tỉnh A, được theo dõi suốt 1 năm từ tháng
5/1996 đến tháng 4/1997. Đến tháng 4/1997, có 57 ca xuất hiện đột quỵ.
Vậy trọng suất bệnh mới của đột quỵ trong nghiên cứu này là 57/100.000
người-năm.
Ta có thể phát biểu rằng,trong vòng một năm theo dõi, cứ 100.000 người ở
tỉnh A, có 57 người bị đột quỵ.
Sự tương quan giữa tỉ lệ hiện mắc và tỉ suất mới mắc
Tỉ lệ hiện mắc và tỉ suất mới mắc có liên quan mật thiết với nhau qua thời
gian kéo dài của bệnh. Nếu tỉ suất bệnh mới mắc thấp, nhưng thời gian
bệnh kéo dài thì tỉ lệ hiện mắc (tỉ lệ mắc bệnh toàn bộ) sẽ cao. Ngược lại,
dù tỉ suất bệnh mới mắc cao, nhưng thời gian kéo dài bệnh ngắn do khỏi
nhanh hoặc do bệnh chết nhiều thì tỉ lệ hiện mắc vẫn tương đối thấp hơn
so với tỉ suất mới mắc. Ví dụ: Với bệnh H5N1, dù tỉ suất mới mắc của bệnh

5


này cao nhưng tỉ lệ hiện mắc vẫn thấp vì số trường hợp tử vong do bệnh
này rất cao. Ngược lại, bệnh đái tháo đường có tỉ suất mới mắc thấp nhưng
bệnh thường kéo dài và số tử vong do bệnh này cũng không cao lắm nên tỉ
lệ hiện mắc của bệnh này lại cao.

Ta có thể thấy được sự tương quan của 2 tỉ suất này qua phương trình sau đây:
P = I x D

trong đó

P = Prevalence



I = Incidence



D = Thời gian bệnh

1.3. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
Tình huống 1: Năm 2016, công tác khám chữa bệnh phụ khoa tại quận X ghi nhận
có 10 người mới phát hiện bị U buồng trứng 2 bên Trái + Phải và có 05/10

trường hợp này đã được phẫu thuật bóc U buồng trứng 2 bên thành công.
Theo dõi từ tháng 1 / 2017 đến hết năm 2017, quận X có 5 người đã phẫu
thuật bóc U buồng trứng 2 bên thành công - nhưng phát hiện thêm 6 người
mới bị U buồng trứng 2 bên. Dân số quận X có 1000 nữ / 1900 nam, không
đổi qua các năm theo dõi.
Giả sử rằng U buồng trứng 2 bên sau khi phẫu thuật thành cơng sẽ khơng
tái phát.
Câu 1. Tính tỉ lệ hiện mắc u buồng trứng ở quận X năm 2016
A. 10/ 1000 + 1900
B. 10 / 1000
C. 10 - 5 + 6 / 1000 + 1900

D. 10 - 5 + 6 / 1000
Câu 2. Tính tỉ lệ hiện mắc u buồng trứng ở quận X năm 2017
A. 10 - 5 + 6 / 1000 + 1900
B. 10 - 5 + 6 / 1000
C. 10 + 6 / 1000 + 1900
D. 10 + 6 / 1000
Câu 3. Tính tỉ suất mới mắc u buồng trứng ở quận X năm 2016

A. 6 / 1000
B. 10 / 1000

C. 6 / 1000 - 6
D. 10 / 1000 - 10
Câu 4. Tính tỉ suất mới mắc u buồng trứng ở quận X năm 2017

A. 10 - 5/1000
B. 6/1000 - 10

C. 6/1000
D. 10 - 5 + 6 / 1000 - 10
Câu 5. Nếu theo dõi đến hết năm 2018, tình hình bệnh U buồng trứng 2
bên vẫn như cũ. Tính tỉ suất mới mắc U buồng trứng 2 bênh tại quận X năm
2018?

A. 10 + 6 / 1000
B. 0 / 1000 - (10 + 6)

6




C. 6/1000 - 10
D. 0 / 1000 - 10 + 6
Tình huống 2: Bắt đầu từ ngày thứ 2 sau chuyến cắm trại trở về thì trường
học Y ghi nhận có 50 trong tổng số 2000 học sinh của trường bị bệnh thủy
đậu.
Sau đó tiếp tục theo dõi thì ghi nhận số lượng các em học sinh xin nghỉ do
bệnh thủy đậu tăng cao. N7: có thêm 10 HS bị thủy đậu, nhưng cũng có 10
em hết bệnh. N8: khơng có HS nào bị thủy đậu thêm nữa. Bệnh thủy đậu
không bị tái phát sau khi đã hết bệnh.
Ngày
1
2
7
8

Tổng số học sinh
đang bị thủy đậu
0
50
E
F

Tổng số học sinh
chưa bị thủy đậu
A
B
C
D


Câu 6. Hãy điền số tương ứng cho các chữ cái: A, B, C, D, E, F
Câu 7. Hãy tính tỉ lệ hiện mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2

A. 0/2000
B. 0/1550
C. 50/2000 D. 50/1550
Câu 8. Hãy tính tỉ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2

A. 0/2000
B. 0/1550
C. 50/2000 D. 50/1550
Câu 9. Hãy tính tỉ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 8

A. 0/1540
B. 50/1540 C. 0/1540-50 D. 50/1540-50
1.4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beaglehole R., Bonita R., Kjellstrom T. Basic epidemiology. Geneva,
WHO, 1993: 13 - 30.
2. Greenberg R.S., Daniels S.R., Flanders W.D., Eley J.W., Boring J.R.
Medical epidemiology. New Jersey, Prentice-Hall International, Inc.,
1996: 15 - 19.
3. Hennekens C.H., Buring J.E. Epidemiology in Medicine. Boston, Little
Brown Company, 1987: 54 - 73.
4. Kleinbaum D.G., Kupper L.L. Epidemiologic research: Principles and
quantitative methods. New York, Van Nostrand Reinhold, 1982:98 - 100.
5. Mausner J.S., Bahn A.K. Epidemiology: An introductory text. Philadelphia, W.B. Saunders Company, 1985: 43 - 58.
6. Last J.M., Abramson J.H., Friedman G.D., Porta M., Spasoff R.A., Thuriaux
M. A dictionary of epidemiology. New York, Oxford University Press, 2008.

7



7. Noordzij, M., F. W. Dekker, et al. (2010). “Measures of disease frequency: prevalence and incidence.” Nephron Clin Pract 115(1): c17-20.
8. Olsen, J., Christensen, K., Murray, J., Ekbom, A., An Introduction to
Epidemiology for Health Professionals, Springer, 2010

2. SO SÁNH TỈ SUẤT
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Khái niệm cơ bản
Nguy cơ (Risk) được hiểu là khả năng để một người không mắc bệnh, sau
khi tiếp xúc với những yếu tố nào đó, sẽ bị mắc bệnh.
Yếu tố nguy cơ (Risk factors) Là những yếu tố gắn liến với việc tăng nguy
cơ mắc bệnh.
Tiếp xúc (Exposure) với một yếu tố nguy cơ có nghĩa là một người, trước khi
bị mắc bệnh, đã từng tiếp xúc với hoặc có (biểu hiện) yếu tố nghi ngờ làm
tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiếp xúc với yếu tố nguy cơ có thể xảy ra vào một
thời điểm duy nhất (VD: tiếp xúc với tia phóng xạ trong một vụ nổ nhà máy
hạt nhân) hoặc có thể kéo dài trong một thời gian (VD: tiếp xúc với khói
thuốc lá, ánh nắng mặt trời, bị bệnh cao huyết áp, có quan hệ tình dục bừa
bãi…).
So sánh các nguy cơ
Để so sánh tỉ suất mới mắc bệnh của hai hay nhiều quần thể đã từng tiếp
xúc với vài yếu tố nguy cơ khác nhau, người ta sử dụng vài phương pháp đo
lường sự liên quan giữa việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và việc bị bệnh, gọi
là các phép đo thể hiện hậu quả (measures of effect). Đó là: nguy cơ tương
đối (Relative risk), nguy cơ qui trách (Attributable risk), phần trăm nguy cơ
qui trách (Attributable risk percent), nguy cơ qui trách trong dân số (Population attributable risk), phần trăm nguy cơ qui trách trong dân số (Population
attributable fraction).
Trình bày số liệu
Bảng 2 x 2: Để tính được các số đo thể hiện sự liên quan giữa bệnh tật và tiếp

xúc với yếu tố nguy cơ, người ta thường trình bày các số liệu dưới dạng bảng
2 x 2, tức là 2 dòng và 2 cột, để thể hiện việc có hay khơng có tiếp xúc với

8


yếu tố nguy cơ và có hay khơng có bệnh, theo như bảng 4.1.
Bảng dạng này có thể được dùng để trình bày số liệu trong nghiên cứu
bệnh-chứng (case control study) hoặc nghiên cứu đoàn hệ (cohort study)
mà khoảng thời gian theo dõi các cá thể đều đồng nhất. Đối với nghiên
cứu đoàn hệ mà khoảng thời gian theo dõi các cá thể không đồng nhất tức
là dùng đơn vị “người thời gian” (thay vì dùng đơn vị là người), bảng 2 x 2
cũng được dùng để trình bày số liệu nhưng có một ít thay đổi trong cách
trình bày (xem bảng 4.2, ta thấy: 2 ô b và d được bỏ trống).
Bệnh

Tiếp xúc


Khơng

Tổng số



Khơng

a

b


Tổng số
a+b

c

d

c+d

a+c

b+d

a+b+c+d

Bảng 2.1: Cách trình bày số liệu trong nghiên cứu bệnh-chứng hay nghiên
cứu đoàn hệ bằng bảng 2 x 2
Bệnh

Tiếp xúc


Khơng

Tổng số



Khơng


Đơn vị
Người-thời
gian

a

-

PY1

c

-

PY0

a+c

-

Bảng 2.2: Cách trình bày số liệu trong đồn hệ theo người - thời gian (person-time)
2.2. NGUY CƠ TƯƠNG ĐỐI
Nguy cơ tương đối (Relative risk, RR) hay còn gọi tỉ số nguy cơ (Risk ratio) là
tỉ số giữa tỉ suất mới mắc ở nhóm có tiếp xúc (Ie) với tỉ suất mới mắc ở nhóm
khơng tiếp xúc (I0). Nguy cơ tương đối giúp ước lượng mức độ liên quan giữa
việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và tình trạng bị bệnh, hay nói cách khác
cho chúng ta biết nguy cơ bị bệnh cao gấp bao nhiêu lần khi một người có
tiếp xúc với yếu tố nguy cơ so với người không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
Nguy cơ tương đối được tính bằng tỉ số giữa tỉ suất mới mắc của nhóm có

tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và tỉ suất mới mắc của nhóm khơng tiếp xúc với
yếu tố nguy cơ, theo công thức như sau:
RR =

Ie
I0

Nếu trong nghiên cứu, tỉ suất mới mắc dồn được sử dụng thì nguy cơ tương

9


đối sẽ là:
RR =

Ie

=

I0

CIe
CI0

=

a/(a+b)
c/(c+d)

Nếu trong nghiên cứu, tỉ suất mới mắc (theo người-thời gian) được sử dụng

thì nguy cơ tương đối sẽ là:
RR =

Ie

=

I0

IDe
ID0

=

a/PY1
c/PY0

Ví dụ: Một nghiên cứu gồm 172 bệnh nhân (BN), trong đó có 14 BN bị ung
thư tuyến giáp trong nhóm 38 người có tiếp xúc với tia xạ - có 19 BN bị ung
thư tuyến giáp trong nhóm người khơng có tiếp xúc với tia xạ:
- Tỉ suất ung thư tuyến giáp ở nhóm người có tiếp xúc với tia xạ (Ie) là: 36 %
- Tỉ suất ung thư tuyến giáp ở nhóm người khơng tiếp xúc với tia xạ (I0) là:
14 %
- Tỉ lệ người có tiếp xúc với tia xạ (Prevalence) (Pe) là 22 %
- Tỉ suất ung thư tuyến giáp (IP) là: 19 %
Từ VD này, nguy cơ tương đối sẽ là:
RR =

36%
14%


= 2,5

Ta có thể phát biểu rằng: Người có tiếp xúc với tia xạ có nguy cơ bị ung thư
tuyến giáp cao gấp 2,5 lần so với người khơng có tiếp xúc với tia xạ.
Những trường hợp có thể xảy ra:
- RR = 1 => Tỉ suất mới mắc trong nhóm tiếp xúc và nhóm khơng tiếp
xúc khơng khác nhau => Khơng có mối liên hệ giữa tiếp xúc và bệnh;
- RR > 1 => Có sự kết hợp dương tính giữa tiếp xúc và bệnh, nghĩa là có
sư gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong nhóm có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ;
- RR < 1 => Yếu tố nguy cơ mang ý nghĩa một yếu tố bảo vệ.
=> Có sự giảm nguy cơ mắc bệnh trong nhóm tiếp xúc. VD: Chích vaccine
làm giảm nguy cơ bị bệnh.

10


Hình 2.1: Đồ thị thể hiện
nguy cơ tương đối và
nguy cơ qui trách.

2.3. NGUY CƠ QUI TRÁCH
Nguy cơ qui trách (Attributable Risk, AR)
Nguy cơ qui trách hay còn gọi là nguy cơ sai biệt (Risk difference, RD) đo
lường hậu quả tuyệt đối của việc tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở nhóm có tiếp
xúc so với nhóm khơng tiếp xúc. Nói cách khác, nguy cơ qui trách là nguy
cơ thêm vào khả năng bị bệnh của người tiếp xúc với yếu tố nguy cơ so với
người không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Nguy cơ qui trách được tính bằng
sự sai biệt giữa tỉ suất mới mắc của nhóm tiếp xúc và tỉ suất mới mắc của
nhóm khơng tiếp xúc, theo công thức như sau:



AR = Ie - I0
Trong đó:
AR: nguy cơ qui trách
Ie: tỉ suất mới mắc ở những người tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
I0: tỉ suất mới mắc ở những người không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

Vì tỉ suất mới mắc được thể hiện bằng hai công thức: tỉ suất mới mắc dồn và
tỉ suất mới mắc (theo đơn vị người - thời gian) nên nguy cơ qui trách có thể
được tính bằng sự khác biệt giữa tỉ suất mới mắc dồn hoặc tỉ suất mới mắc
(theo đơn vị người - thời gian) giữa hai nhóm người có tiếp xúc và không

11


tiếp xúc.


AR = CIe - CI0 hoặc AR = IDe - ID0

Ví dụ:
Xem lại VD trên, nguy cơ qui trách AR = 36% - 14% = 22%
Ta có thể phát biểu rằng: 22% là tỉ suất ung thư tuyến giáp được qui cho
việc có tiếp xúc với tia xạ gây ra. Nói cách khác, nếu khơng có tiếp xúc
với tia xạ thì tỉ suất ung thư tuyến giáp có thể giảm đi 22%.
Những trường hợp có thể xảy ra:
- AR = 0 => Khơng có mối liên hệ giữa tiếp xúc và bệnh vì khơng có sự khác
biệt giữa tỉ suất mới mắc bệnh trong nhóm tiếp xúc và nhóm khơng tiếp xúc;
- AR > 0 => Có mối liên hệ giữa tiếp xúc và bệnh: Số trường hợp bệnh trong

nhóm tiếp xúc có thể được loại bỏ nếu sự tiếp xúc với yếu tố nguy cơ được
loại bỏ.
Phần trăm nguy cơ qui trách (Attributable Risk Percent)
Vì khơng phải tất cả những người mắc bệnh đều là do tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ nên trong dịch tễ học, người ta phải tính phần trăm nguy cơ qui
trách hay tỉ lệ qui trách (Attributable proportion) nhằm tìm ra thật sự có bao
nhiêu phần trăm người bị bệnh là do tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Nói cách
khác, phần trăm nguy cơ qui trách dùng để ước lượng bao nhiêu phần trăm
bệnh trong nhóm tiếp xúc có thể phịng ngừa được bằng cach loại bỏ sự tiếp
xúc. Phần trăm nguy cơ qui trách được tính bằng phép chia của nguy cơ qui
trách cho tỉ suất mới mắc bệnh ở nhóm tiếp xúc, theo cơng thức:


ARP = AR/Ie

Ví dụ: trở lại VD trên, phần trăm nguy cơ qui trách:
ARP =

22%
36%

= 61%

Ta có thể phát biểu: Nếu tiếp xúc với tia xạ gây ra ung thư tuyến giáp thì
61% trường hợp ung thư tuyến giáp trong nhóm người có tiếp xúc với tia xạ
có thể loại bỏ được nếu khơng có tiếp xúc với tia xạ.

12



2.4. NGUY CƠ QUI TRÁCH TRONG DÂN SỐ
Nguy cơ qui trách trong dân số (Population Attributable Risk, PAR)
Nguy cơ qui trách trong dân số dùng để ước lượng tỉ suất bệnh dôi ra (vượt
hơn) trong dân số do tiếp xúc với yếu tố nguy cơ so với không tiếp xúc với
yếu tố nguy cơ. Nguy cơ qui trách trong dân số được tính bằng tỉ suất bệnh
trong dân số trừ đi tỉ suất bệnh trong nhóm khơng tiếp xúc với yếu tố nguy
cơ, theo công thức như sau:


PAR = IP - I0 = 19% - 14% = 5%

Nguy cơ qui trách trong dân số cịn có thể được tính bằng tích số của nguy
cơ qui trách với tỉ lệ người tiếp xúc với yếu tố nguy cơ trong dân số (Pe):


PAR = (AR) x (Pe) = 22% x 22% = 0,048

Ví dụ: trở lại VD trên, nguy cơ qui trách trong dân số PAR = 4,8%.
Ta phát biểu: Nếu không có tiếp xúc với tia xạ, thì tỉ suất ung thư tuyến giáp
trong dân số có thể giảm đi 4,8%.
Phần trăm nguy cơ qui trách trong dân số (Population Attributable Fraction, PAF)
Phần trăm nguy cơ qui trách trong dân số phản ánh tỉ lệ bệnh trong dân số
xảy ra là do phối hợp với yếu tố nguy cơ. Như trên đã trình bày, vì khơng
phải tất cả những người bệnh đều là do tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nên nguy
cơ qui trách trong dân số nhằm tìm ra thật sự có bao nhiêu phần trăm người
trong dân số bị bệnh là do tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Nói cách khác, phần
trăm nguy cơ qui trách trong dân số dùng để ước lượng bao nhiêu phần trăm
bệnh tật trong dân số được qui trách cho tiếp xúc hay bao nhiêu phần trăm
bệnh tật trong dân số có thể phòng ngừa được bằng cách loại bỏ sự tiếp xúc.
Phần trăm nguy cơ qui trách trong dân số được tính bằng phép chia của

nguy cơ qui trách trong dân số cho tỉ suất mới mắctrong dân số, theo công
thức như sau:


PAF = PAR/IP

Ví dụ: trở lại VD trên, phần trăm nguy cơ qui trách trong dân số:
PAF =

3%
17%

= 17,6%

Ta có thể phát biểu rằng: Nếu tiếp xúc với tia xạ gây ra ung thư tuyến giáp

13


thì 17,6% trường hợp ung thư tuyến giáp trong dân số có thể loại bỏ được
nếu khơng có tiếp xúc với tia xạ.
2.5. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
Năm 2017, BV X thực hiện 1 nghiên cứu, trong đó có 600 phụ nữ đến khám
để sử dụng một biện pháp tránh thai. Sau đó, nhóm theo dõi 2 nhóm: nhóm
sử dụng vịng tránh thai và nhóm sử dụng thuốc uống tránh thai phối hợp,
xem 6 tháng sau tái khám họ có bị rong huyết hay khơng.
Kết quả ghi nhận như sau: có 100 phụ nữ rong huyết, trong đó có 30 người
sử dụng thuốc tránh thai. Trong tổng số những phụ nữ có sử dụng thuốc, có
200 người khơng rong huyết.
Rong huyết



Khơng

C

D

Tổng số

Dùng thuốc
Đặt vòng
Tổng

Câu 1. Trong bảng 2 x2 trên, giá trị [D] bằng bao nhiêu?


A. 30

B. 70



C. 200

D. 300

Câu 2. Trong bảng 2 x2 trên, giá trị [C] bằng bao nhiêu?



A. 30

B. 70



C. 200

D. 300

Câu 3. Nguy cơ tương đối của việc uống thuốc ngừa thai với đặt vòng
tránh thai:


A. (30/230) / (70/370)

B. (30/100) / (200/500)



C. (30/70) / (200/300)

D. (100/600) / (230/600

Câu 4. Nguy cơ qui trách cho việc uống thuốc ngừa thai:


A. 100/600 - 230/600




B. 30/230 - 70/370



C. 30/100 - 200/500



D. 30/70 - 200/300

Câu 5. Phần trăm nguy cơ qui trách trong nhóm uống thuốc ngừa thai:

14




A. (30/230 - 70/370) / (30/230)



B. (30/100 - 200/500) / (200/500)



C. (30/230 - 70/370) / (70/370)




D. (30/100 - 200/500) / (30/100)

2.6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ancelle T. Chapitre 15: Mesures en Épidemiogie. Chapitre 18: Mesures
D’Impact. Statistique Épidemilogie. Paris: Maloine, 2011. p. 177-188 &
229-233.
2. Fletcher R.W., Fletcher S.W. Chapter 4: Frequency. Chapter 5: Looking
forward. Chapter 6: Looking backward. ClinicalEpidemiology. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2005. p. 59-104.
3. Gordis L. Chapter 3: Measuring the Occurrence of Disease: I. Morbidity. Epidemiology. Philadelphia: Saunders, Elservier Inc., 2009. p. 37-57.
4. Greenberg R.S., Daniels S.R., Flanders W.D., Eley J.W., Boring J.R.
Chapter 2: Epidemiologic measures. Medical epidemiology. New Jersey,
McGraw-Hill MedicalCompanies, Inc., 2005. p. 17-30.
5. Hennekens C.H., Buring J.E. Chapter 4: Measures of Disease Frequency
and Association. Epidemiology in Medicine. Boston, Little Brown Company, 1987. p. 54-100
6. Last J.M., Spasoff R.A., Harris S.S., Thuriaux M. A dictionary of epidemiology. New York, Oxford University Press, 2001.

3. CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
3.1. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN LOẠI
Dịch Tễ Học (DTH) là môn học (1) khảo sát sự phân bố (của) và các yếu tố
quyết định (determinants) đưa đến các tình trạng hoặc các biến cố có liên
quan đến sức khỏe trong những cộng đồng dân cư chuyên biệt; và (2) áp
dụng kết quả của các khảo sát này vào việc kiểm sốt các vấn đề sức khỏe
(VĐSK).
DTH Mơ Tả (Descriptive Epidemiology) khảo sát sự phân bố các VĐSK,
trong khi DTH Phân Tích (Analytic Epidemiology) tập trung vào việc xác
định các yếu tố quyết định của những VĐSK bằng cách kiểm định các

15



giả thuyết được hình thành từ các nghiên cứu mơ tả, và DTH Can Thiệp
(Interventional Epidemiology) chuyên về việc kiểm sốt các VĐSK.
Do đó, trong nghiên cứu Dịch Tễ Học người ta phải dùng nhiều thiết kế
nghiên cứu khác nhau để đạt được các mục tiêu nói trên.
Trong dịch tễ học có 2 hướng tiếp cận cơ bản để khảo sát mối tương quan
giữa các biến số.
+ Hướng tiếp cận quan sát: bao gồm các nghiên cứu Quan sát
(Observational studies) mà trong đó nhà nghiên cứu khơng can thiệp gì
vào tiến trình tự nhiên của các biến số mà chỉ ghi nhận các thay đổi
có được.
Các nghiên cứu quan sát được phân thành 2 nhóm: mơ tả và phân tích;
mỗi nhóm có các thiết kế nghiên cứu khác nhau.
+ Hướng tiếp cận thực nghiệm: bao gồm các nghiên cứu thực nghiệm
(Experimental studies) mà trong đó nhà nghiên cứu chủ động can thiệp
bằng cách làm thay đổi 1 biến số rồi xem biến số còn lại thay đổi ra
sao. Nghiên cứu thực nghiệm được xem là thuần về phân tích.
3.2. NGHIÊN CỨU QUAN SÁT
Nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu Tương Quan (Correlational study)
NC Tương Quan dùng số liệu thu thập trên toàn bộ các dân số để so sánh
tần số bệnh tật hoặc tử vong giữa các dân số khác nhau trong cùng 1 thời
khoảng, hoặc so sánh tần số bệnh tật hoặc tử vong trong cùng 1 dân số
nhưng ở các thời khoảng khác nhau (Hình 5.1)
Tỉ suất mới mắc Ung thư đại tràng: dựa vào thống kê bệnh tật/năm
Số grams thịt tiêu thụ/người/ngày: Tổng lượng thịt/tổng dân số/365 ngày
(dựa vào thống kê tổng lượng thịt xuất xưởng trong năm).
NC. Tương Quan giúp ích nhiều vào việc nêu các giả thuyết (thí dụ: phải
chăng ăn nhiều thịt sẽ dễ bị K. Đại tràng?), và không thể được dùng để kiểm
định các giả thuyết(thí dụ: ăn nhiều thịt sẽ dễ bị K. Đại tràng).
Nghiên cứu trường hợp bệnh (Case series)

Thiết kế nghiên cứu các trường hợp bệnh giúp mô tả các đặc điểm của 1 số
bệnh nhân cùng mắc 1 loại bệnh.

16


Case series giúp phát hiện:
+ Bệnh mới hoặc tình trạng bệnh mới
+ Tình trạng bệnh hiếm thấy
+ Biểu hiện bất thường của một bệnh thường gặp
+ Tác động của tiến trình bệnh này trên một bệnh khác
+ Sự cố bất ngờ trong quá trình theo dõi hoặc điều trị một bệnh nhân
+ Tác động của chế độ điều trị bệnh này trên 1 bệnh khác
+ Biến chứng bất ngờ của việc điều trị hoặc của thủ thuật
Ví dụ:
- Một case series (2013) về 02 trường hợp lao đường tiêu hóa trên bệnh
nhân ghép thận thực hiện tại bệnh viện thực hành Santo Antonio, Bồ Đào
Nha nhằm chứng minh sự khó khăn trong chẩn đốn cũng như điều trị tình
trạng bệnh lý này.
- Một case series về viêm phổi do Pneumocystis carinii trên 5 bệnh nhân
đồng tính luyến ái nam ở Los Angeles năm 1981, là khởi đầu của quá trình
phát hiện HIV/AIDS.
Kết quả của case series chỉ có tính gợi ý hoặc nêu giả thuyết. TKNC này
không được dùng để kiểm định giả thuyết.
Nghiên cứu phân tích
Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional study)
NC. Cắt Ngang khảo sát tình trạng có hoặc khơng có tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ (YTNC) cùng lúc với tình trạng có hoặc khơng có bệnh.
Cơng dụng: NC. Cắt Ngang rất thường được dùng để mô tả 1 bệnh (hoặc
VĐSK) hoặc để cung cấp thông tin về chẩn đoán hoặc phân giai đoạn của

1 bệnh.
- Ưu điểm: Nhanh, ít tốn kém
- Nhược điểm: Việc tìm thấy các mối liên hệ thống kê khi kiểm định các
giả thuyết thường có tính chính xác khơng cao nên kết quả của TKNC này
thường vẫn có giá trị nêu giả thuyết trong đa số các trường hợp.

17


Bảng 3.1: Các thiết kế nghiên cứu Dịch tễ học.
Thiết kế nghiên cứu

Tên gọi khác

Đối tượng
nghiên cứu

NGHIÊN CỨU QUAN SÁT
(OBSERVATIONAL STUDIES)
NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
NC. Tương quan
(Correlational study)

(Ecological study)

Báo cáo các trường hợp bệnh
(Case series)

Dân số
Bệnh nhân


NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH
NC. Cắt ngang
(Cross-sectional study)

(Prevalent study)

Nhiều cá thể

NC. Bệnh–Chứng
(Case–Control study)

(Case–Reference study;
Retrospective study)

Nhiều cá thể

NC. Thuần tập
(Cohort study)

NC. Đoàn hệ
(Follow-Up study; Prospective study)

Nhiều cá thể

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
(EXPERIMENTAL STUDIES)
Thử nghiệm ngẫu nhiên có chứng
(kiểm soát)
(Randomized Controlled Trials –

RCTs)

Thử nghiệm lâm sàng
(Clinical trial)

Thử nghiệm Thực địa (Field Trials)
Thử nghiệm Cộng đồng
(Community Trials)

Bệnh nhân

Người lành
NC. Can thiệp Cộng đồng
(Community Intervention Study)

Cộng đồng

Nghiên cứu Bệnh - Chứng (Case-Control study)
Trong NC Bệnh - Chứng, từ 2 nhóm người đã được chọn: nhóm Bệnh (Cases)
gồm những người có bệnh (được nghiên cứu), và nhóm Chứng (Controls) gồm
những người khơng có bệnh được nghiên cứu), thơng tin về tình trạng có hoặc
khơng có tiếp xúc với YTNC trong q khứ của cả 2 nhóm được thu thập và so
sánh với nhau.
- Cơng dụng và ưu điểm:
TKNC Bệnh-Chứng rất thích hợp để khảo sát các bệnh ít gặp, để khảo sát
các các bệnh có tiến triển kéo dài, và để khảo sát các giả thuyết ban đầu.
Nghiên cứu theo thiết kế này thường ít tốn thời gian và tiền bạc
- Nhược điểm:
+ Có rất nhiều bias (sai số hệ thống).
+ Khó chọn nhóm chứng phù hợp.


18


Nghiên cứu đoàn hệ (cohort)
Trong NC đoàn hệ, từ 2 nhóm người khơng có bệnh (được nghiên cứu):
nhóm Có Tiếp Xúc gồm những người đang có tiếp xúc với YTNC, và nhóm
Khơng Tiếp Xúc gồm những người khơng có tiếp xúc với YTNC, thơng tin
về tình trạng mắc bệnh ở cả 2 nhóm được thu thập sau 1 thời gian theo dõi
và được so sánh với nhau.
- Công dụng và ưu điểm:
TKNC này thường được chọn khi cần khảo sát nguyên nhân của bệnh tật
hoặc VĐSK, khảo sát tiến triển của bệnh tật, hoặc khảo sát các YTNC vì
nó cung cấp bằng chứng vững chắc về mối quan hệ nhân -quả có thể có.
- Nhược điểm: Thời gian theo dõi dài dễ làm thất thóat số lượng mẫu NC và
gây nhiều tốn kém.
3.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trials)
Là thử nghiệm nhằm khảo sát 1 chế độ phòng ngừa hoặc điều trị mới. Đối
tượng nghiên cứu (thỏa các điều kiện chọn mẫu) được phân bố ngẫu nhiên
vào các nhóm, thường gọi là nhóm điều trị (treatment) và nhóm chứng
(controls). Kết quả được lượng giá bằng cách so sánh hiệu quả trên 2 hay
nhiều nhóm.
- Cơng dụng và ưu điểm:
TKNC này được xem là “gold standards” trong y học vì nó cung cấp các
bằng chứng vững chải nhất để kết luận ngun nhân, và cũng vì nó ít có
các bias.
- Nhược điểm: Rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Thử nghiệm thực địa (Field Trials)
Được tiến hành trên những người khơng có bệnh (người lành) nhưng được

xem là có nguy cơ mắc bệnh.Thử nghiệm thực địa thường được dùng trong
các trường hợp thử nghiệm vaccin mới đại trà.
Thử nghiệm Cộng Đồng (Community Trials)
TKNC này có phần nào giống như Clinical Trials, nhưng khác ở chỗ nhóm
điều trị là các cộng đồng thay vì các cá thể được chọn. TKNC này đặc biệt
thích hợp cho những bệnh có nguồn gốc từ các điều kiện xã hội mà ta có
thể tác động dễ dàng bằng cách can thiệp trực tiếp trên hành vi của cộng

19


đồng cũng như của cá thể.
3.4. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Để tìm mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) với gãy cổ xương
đùi (CXĐ), người ta thực hiện một nghiên cứu như sau: bệnh nhân gãy CXĐ
được lựa chọn trong khoa Ngoại chỉnh hình bệnh viện Quận Thủ Đức và
các ca không gãy CXĐ được lấy từ những người sống cùng phường với các
bệnh nhân được chọn. Người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn về tiền
sử ĐTĐ. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về nguy cơ gãy CXĐ ở những
bệnh nhân ĐTĐ so với người khơng mắc ĐTĐ.
Đây là thiết kế nghiên cứu gì?


A. Nghiên cứu cắt ngang



B. Nghiên cứu bệnh-chứng




C. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu



D. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với thiết kế nghiên cứu các trường
hợp bệnh (Case-series)
A. Thiết kế có đối tượng nghiên cứu được phân làm 02 nhóm: mắc bệnh và
khơng mắc bệnh.
B. Thiết kế có đối tượng nghiên cứu là các dân số.
C. Thiết kế có đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân mắc cùng 1 loại bệnh.
D. Thiết kế có đối tượng nghiên cứu là người lành (khơng mắc bệnh).
Câu 3. Thiết kế nghiên cứu nào sau đây cung cấp bằng chứng tốt nhất cho
kết luận về mối liên quan nhân quả?
A. Nghiên cứu tương quan.
C. Nghiên cứu cắt ngang.

B. Nghiên cứu Bệnh-chứng.
D. Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu.

Câu 4. Bệnh bụi phổi silic (silicosis) dẫn tới xơ phổi và khí phế thủng là
một dạng bệnh nghề nghiệp thường gặp ở những công nhân gia công
quần jeans. Để có những sản phẩm trơng “sờn”, “cũ”, các nhà máy sử
dụng kỹ thuật phun cát mịn tốc độ cao để làm mòn bề mặt vải. Để chứng
minh mối liên quan giữa tiếp xúc với kỹ thuật phun cát và bệnh bụi phổi,
nhóm nghiên cứu tiến hành rà sốt hồ sơ sức khoẻ sau 10 năm làm việc
của 2000 nhân viên (hoàn toàn khoẻ mạnh tại thời điểm bắt đầu làm việc)


20


trong một xí nghiệp gia cơng quần jeans. Có 700 công nhân làm ở khâu
phun cát, 800 công nhân làm ở khâu gia công đường chỉ, và 500 nhân
viên văn phòng, quản đốc. Nghiên cứu ghi nhận sau 10 năm, tương ứng ở
các nhóm trên có lần lượt 478, 312 và 115 nhân viên mắc bệnh bụi phổi.
Đây là thiết kế nghiên cứu nào?
A. Nghiên cứu cắt ngang
B. Nghiên cứu bệnh-chứng
C. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu
D. Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
Câu 5. Dịch truyền trong điều trị sốc nhiễm trùng ở trẻ em là một vấn đề
rất quan trọng. Một số nghiên cứu đề xuất sử dụng HES, một số đề xuất sử
dụng Albumin. Để đánh giá hiệu quả điều trị sử dụng các loại dịch truyền
khác nhau, nhóm nghiên cứu cho một số bệnh nhân truyền HES để chống
sốc, một số sử dụng Albumin, một số vẫn sử dụng dịch tinh thể (Normal
Saline, Lactate Ringer) và đánh giá tỉ lệ tử vong sau 15 ngày, 30 ngày, 90
ngày.
Đây là thiết kế nghiên cứu nào?
A. Nghiên cứu cắt ngang
B. Nghiên cứu bệnh-chứng
C. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu
D. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
Câu 6. Thiết kế nghiên cứu nào sau đây giúp tính được tỉ suất mới mắc trong
các nhóm nghiên cứu
A. Nghiên cứu tương quan
B. Nghiên cứu Bệnh-chứng
C. Thử nghiệm ngẫu nhiên có chứng
D. Nghiên cứu Cắt ngang

5.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beth D. Saunders and Robert G. Trapp. Basic and Clinical Biostatistics.
McGraw-Hill Company Inc., 2004.
2. Hennekens C.H., Buring J.E. Epidemiology in Medicine. Boston, Little

21


Brown Company,1987.
3. Pedro Azevedo et al., “A Case Series of Gastrointestinal Tuberculosis
in Renal Transplant Patients”. Case Reports in Nephrology Volume 2013,
Article ID 213273. Hindawi Publishing Corporation, 2013.
4. R. Beaglehole, R. Bonita, and T. Kjellstrom.Basic Epidemiology.Geneva,
WHO, 2006.

4. NGHIÊN CỨU CẮT NGANG
4.1. GIỚI THIỆU
Định nghĩa
Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study, prevalence study) là loại
nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa bệnh tật (hay vấn đề sức khỏe) và
các đặc điểm khác như chúng hiện có trong một cộng đồng xác định, cùng
tại một thời điểm/ thời khoảng xác định.
Công dụng
1. Đánh giá “sức khỏe” của cộng đồng qua việc xác định tỉ lệ hiện mắc
(prevalence) của 1 bệnh hay 1 vấn đề sức khỏe => do đó được gọi là
prevalence study.
Ví dụ: Dùng nghiên cứu cắt ngang để khảo sát tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
< 5 tuổi trong dân số hay tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có áp dụng
các biện pháp ngừa thai.
2. Xác định sự liên quan giữa bệnh và các yếu tố khảo sát. Từ đó, phán đốn

xem các yếu tố khảo sát có phải là ngun nhân của bệnh hay khơng.
Ví dụ: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để khảo sát các “yếu
tố nguy cơ” của bệnh lây truyền qua đường tình dục trong số các phụ
nữ đến khám tại bệnh viện da liễu. Nhà nghiên cứu hỏi tất cả phụ
nữ về tiền sử sử dụng thuốc ngừa thai đồng thời khám và làm phết tế
bào âm đạo - cổ tử cung để xét nghiệm, nhằm trả lời cho câu hỏi: có
mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc ngừa thai và viêm sinh dục do
Chlamydia hay không.
3. Lượng giá một test mới hay ứng dụng mới của một test cũ.
Ví dụ: Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện để so sánh hai

22


phương pháp phát hiện bệnh tắc tĩnh mạch chi dưới: dùng siêu âm
Doppler và dựa vào khám nghiệm trên lâm sàng (sưng, căng phù chi
dưới). Chẩn đoán xác định cho tình trạng tắc tĩnh mạch sâu được dựa
vào X-Quang tĩnh mạch có cản quang hoặc là dựa vào kết quả phẫu
thuật hay tử thiết.
4. Lượng giá khả năng tiên đoán của các đặc điểm lâm sàng
Ví dụ:
Mối tương quan giữa khám lâm sàng và nhiễm trùng huyết.
Độ chính xác của thủ thuật thăm khám trực tràng trong chẩn đoán K
tiền liệt tuyến.
Điểm cắt tối ưu của BMI và CVVE để tiên đoán nguy cơ tim mạch ở
trẻ em.
5. Sàng lọc và phân loại trước đối tượng nghiên cứu cho các nghiên cứu
đoàn hệ (giai đoạn đầu của nghiên cứu đoàn hệ).
4.2. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chọn dân số nghiên cứu

Cần xác định rõ dân số đích và chọn dân số nghiên cứu (dân số chọn mẫu)
thích hợp. Một trong những điểm yếu của thiết kế NCCN là dễ mắc sai số
do chọn mẫu (selection bias) nếu không chú ý tốt bước kỹ thuật này.
Dân số

HIV+ (%)

Người nghiện chích ma túy ở TP. HCM

29

Phụ nữ bán dâm ở Hà Nội

22,5

Nam quan hệ tình dục đồng giới nam tại TP. HCM

7,3

Bảng 4.1: Tỉ suất hiện nhiễm HIV theo giám sát trọng điểm năm 2012
của Việt Nam
Bước 2: Cỡ mẫu
Được xác định theo cơng thức tính cỡ mẫu cho NCCN.
Bước 3: Chọn mẫu
Xác định kỹ thuật chọn mẫu thích hợp. Việc chọn mẫu cần được thực hiện
theo các kỹ thuật có xác suất để tránh sai số Đáp Ứng/Tham gia (Response/
Participation Bias) (hay cịn gọi là hiệu ứng người tình nguyện - Volunteer
Effect).

23



Ví dụ: trong một nghiên cứu về bệnh mạch vành và đột quỵ trên người Mỹ
gốc Nhật ở Honolulu, so với người khơng tình nguyện tham gia nghiên cứu,
người tình nguyện là những người đã có gia đình, có học vấn cao hơn, đã
từng nhập viện (vì bệnh tật), khơng hút thuốc lá. Nếu vẫn tiến hành nghiên
cứu trên những người tình nguyện này, kết quả tỉ lệ hiện mắc bệnh mạch
vành và đột quỵ sẽ thấp hơn mẫu nghiên cứu có bao gồm cả người khơng
tình nguyện.
Bước 4: Thu thập số liệu
Xác định tình trạng Bệnh và tình trạng Tiếp xúc bằng các kỹ thuật và
phương pháp đo lường thích hợp.
Bước 5: Phân tích số liệu
Lập các bảng chéo (cross tabulation) phân nhóm dân số theo các yếu tố
nguy cơ được nghiên cứu và so sánh tỉ lệ hiện mắc trong từng nhóm.
Bệnh

Tiếp xúc

Tổng số



Khơng

a

b

a+b

c+d

Khơng

c

d

Tổng số

a+c

b+d

Để xác định mối liên hệ giữa tình trạng tiếp xúc (TX) và tình trạng Bệnh,
có 2 lựa chọn:
- Tính TLHM của các trường hợp có bệnh ở nhóm có TX và so sánh với
TLHM của các trường hợp có bệnh ở nhóm khơng có TX: a/(a + b) và c/(c
+ d).
- Tính TLHM của nhóm có TX ở nhóm có bệnh và so sánh với TLHM của
nhóm có TX ở nhóm khơng bệnh: a/(a + c) và b/(b + d).
Có thể dùng các phép kiểm thống kê (t-test, Chisquare,..) để xác định các
mối liên hệ.
Prevalence của bệnh trong nhóm tiếp xúc = a/(a+b)
Prevalence của bệnh trong nhóm khơng tiếp xúc = c/(c+d)
Độ mạnh của sự phối hợp sẽ được tính bằng Prevalence Rate Ratio (PRR)
hoặc Prevalence Odds Ratio (POR).
PRR=

a/(a + b)

c/(c + d)

24


POR =

a/b
c/d

=

ad
bc

Bước 6: Bàn luận
Nói chung, trong NCCN việc bàn luận chủ yếu xoay quanh các TLHM
cũng như mối liên hệ giữa các biến số. Cần chú ý tránh gán ghép một trật
tự thời gian khơng có căn cứ vào một mối liên hệ giữa Tiếp Xúc và Bệnh.
Bàn luận về sai số Đáp ứng/Tham gia (Response / Participation Bias) nếu
có.
4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ
Điểm yếu quan trọng của nghiên cứu là việc khó thiết lập mối tương quan
nhân quả từ số liệu thu thập được (do khó thiết lập trật tự thời gian giữa các
biến số có liên quan).
Việc nghiên cứu các bệnh hiếm gặp bằng thiết kế nghiên cứu cắt ngang
là điều không thực tế nếu việc thu thập số liệu được tiến hành trên 1 mẫu
lấy từ dân số chung (Ví dụ: NCCN bệnh K. dạ dày ở người 45-59 tuổi cần
khoảng 10.000 người để tìm thấy 01 case).Tuy nhiên, NCCN có thể được
tiến hành với các bệnh hiếm gặp nếu mẫu lấy từ dân số người bệnh thay vì

dân số chung.
Serial surveys hoặc Sequential cross-sectional studies là các nghiên cứu cắt
ngang được tiến hành lặp lại sau các thời khoảng khác nhau nhằm cho thấy
khuynh hướng của vấn đề sức khỏe.
4.4. BÀI TẬP LƯỢNG GIÁ
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện ở quận X, nhằm khảo sát mối
liên quan giữa Kiến thức - Thái độ - Hành vi về bệnh lao và những yếu
tố liên quan. Kết quả cho thấy, trong nhóm nam giới được khảo sát, có
115/467 người có kiến thức tốt về phịng chống lao, và ở nhóm nữ giới
là 132/434. Trong số những người có kiến thức tốt ở cả hai giới, có 144
người có hành vi đúng về phịng chống lao. Trong số những người có kiến
thức chưa tốt, chỉ có 23 người là có hành vi đúng.
Câu 1. Tỉ lệ những người có kiến thức đúng trong số nam giới là:
A. 32,67%

B.24,63%

C. 46,55%

D. 12,76%

Câu 2. Tỉ lệ những người có kiến thức đúng trong số nữ giới là:
A. 30,41%

B. 34,78%

C. 49,34%

25


D. 16,62%


×