Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nhung ky niem thang sau trong cuoc doi hoat dongcach mang cua nguyen ai quoc ho chi minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.64 KB, 3 trang )

Những kỷ niệm tháng sáu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
15:24:02, 11/06/2008 
Phạm Thị Lai

 
   Trong cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng oanh liệt và phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh có biết bao nhiêu sự kiện
quan trọng là bấy nhiêu ngày được ghi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Tháng 6 là tháng có nhiều sự kiện quan trọng trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kỷ niệm 97 năm ngày Văn Ba - Bác Hồ ra đi tìm được cứu nước
(5/6/1911- 5/6-2008); 85 năm ngày Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp, bắt đầu cuộc hành trình trở về Tổ quốc để lãnh đạo cơng
cuộc giải phóng đất nước (13/6/1923 - 13/6/2008); 83 năm ngày báo Thanh niên, tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu
tiên và cũng là Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2008); 60 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc
(11/6/1948 - 11/6/2008). Xâu chuỗi lại, chúng ta thấy cả 4 ngày kỷ niệm trong tháng 6 đều thấy liên quan đến sự kiện xảy ra
cách đây đúng 100 năm- sự kiện Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế của nông dân Trung kỳ năm 1908. Liên
tưởng như thế bởi vì theo lơ gích, sự kiện sau chính là kết quả tất yếu của sự kiện trước.
   Trong thời gian sống cùng cha ở Huế, Nguyễn Tất Thành đã tham gia biểu tình của nơng dân 6 huyện Thừa Thiên Huế đòi
giảm sưu, giảm thuế, do bị mất mùa liên tiếp trong 3 năm. Đây là một hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành.
Anh đã chứng kiến thực dân Pháp thẳng tay đàn áp những người nông dân hiền lành. Hàng vạn người tay khơng tham gia biểu
tình chỉ với một u sách nhỏ là địi giảm thuế. Họ đi tay khơng, khơng có khí giới. Họ chỉ u cầu giảm thuế. Để tỏ tình đồn
kết nhất trí, họ đều cắt tóc ngắn và gọi nhau là "đồng bào". Nhưng bọn thực dân Pháp dùng khủng bố đại quy mô để trả lời họ.
Chúng giết hơn một nghìn người cầm đầu và những người bị nghi là có dính dáng đến việc đó. Nhà tù chật ních người... Hầu
hết những phần tử trí thức yêu nước đều bị bắt bỏ tù. Nhiều học giả nổi tiếng được nhân dân kính mến, cũng bị chém đầu.
Thực dân Pháp gọi phong trào ấy là "án đồng bào cắt tóc" vì nơng dân dùng hai tiếng "đồng bào" để gọi nhau.
   Sự kiện nông dân Trung Kỳ nổi dậy năm 1908, mà Nguyễn Tất Thành được tận mắt chứng kiến và tham gia, đã để lại trong
anh dấu ấn không thể phai mờ. Nguyễn Ái Quốc viết lại sự kiện này trong bài báo đầu tiên nhan đề: Vấn đề dân bản xứ, đăng
trên báo L' Humanité (Báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp), ngày 2-8-1919. Trong bài, khi tố cáo, lên
án chính sách cai trị, những thủ đoạn đàn áp, cướp bóc của thực dân Pháp ở Đơng Dương và sự phản kháng của nhân dân An
Nam, Nguyễn Ái Quốc đã dẫn ra vụ nổi dậy của nông dân Trung Kỳ năm 1908: "Buộc phải bị kiềm chế bởi sức mạnh, nhân
dân An Nam, mà lịch sử chân chính đã khởi đầu từ hơn 3000 năm, từng lúc từng lúc như có những đợt cồn cào chống đối, biểu
hiện bằng những mưu toan nổi dậy rộng khắp, hoặc bằng hành động của những con người tuyệt vọng, như những cuộc biểu
tình ơn hồ năm 1908... Đó là những cuộc phản kháng vô hiệu mà mỗi lần đều đem lại những trận đàn áp đẫm máu".
   Một cuộc biểu tình ơn hịa, với những đề nghị thỉnh cầu tối thiểu nhất, lại bị đàn áp dã man. Sau này, trong nhiều bài viết và


báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đều dùng những chữ "ơn hịa", "thỉnh cầu tối thiểu" để viết về tính chất, mức
độ cuộc nổi dây của nông dân Trung Kỳ. Sự kiện tham gia vào phong trào chống thuế của nông dân 6 huyện tỉnh Thừa Thiên
Huế đã đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành. Cùng với hàng loạt phong trào yêu nước của
nhân dân bị thất bại, sự kiện nơng dân biểu tình địi giảm sưu cao, thuế nặng đã tác động đến suy nghĩ của anh. Anh đã thấy
sức mạnh của quần chúng nhân dân. Hành động của dân chúng đã vượt ra khỏi khả năng lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước tiến
bộ, như sau này anh nhận định: "Quần chúng căn bản là có tinh thần nổi dậy, nhưng cịn rất dốt nát. Họ muốn giải phóng,
nhưng họ chưa biết cách nào để đạt được mục đích ấy". Làm thế nào để các cuộc khởi nghĩa của đông đảo các tầng lớp nhân
dân khơng bị đàn áp, bị chết chóc, tù đầy. Đó là câu hỏi đã làm cho Nguyễn Tất Thành trăn trở, suy nghĩ. Đây cũng là sự kiện
tác động trực tiếp nhất đến Nguyễn Tất Thành để anh càng nung nấu quyết tâm đi ra nước ngoài xem người ta làm như thế nào,
sau đó trở về giúp đồng bào mình. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành, với tên mới Văn Ba, xuống làm phụ bếp trên chiếc tàu
buôn của Pháp Đô đốc Latúsơ Tơrêvin, bắt đầu cuộc hành trình đi tìm chân lý. Cuộc lên đường này đã đánh dấu một quyết
định táo bạo, nhưng hết sức đúng đắn của anh thanh niên yêu nước Ngưyễn Tất Thành, người sớm có chí đuổi thực dân, giải
phóng đồng bào.
   Rời Tổ quốc, hành trang theo Người là tấm lòng yêu nước, thương dân, quyết tìm cách cứu dân tộc khỏi bị nô lệ, lầm than.
Lênh đênh bốn biển, từ Pháp sang Mỹ, sang Anh rồi lại trở lại Pháp. Làm đủ mọi nghề để kiếm sống, để thâm nhập đời sống
của giai cấp cơng nhân, hịa mình trong cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản ở chính quốc. Tại Pari, thủ đơ của nước Pháp, trung
tâm chính trị, văn hóa của châu Âu, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Nguyễn Ái
Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong Ủy ban vận động ủng hộ Cách mạng Tháng Mười của Đảng Xã hội Pháp.
Cũng tại Pari, vào một ngày tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Luận cương của V.I Lênin về các vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa. Luận cương của V.I. Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự
do cho đồng bào. Sau này khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Luận cương của Lênin làm cho tôi
rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói
to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta!". Đến với Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, với Luân cương của V.I Lênin, Nguyễn Ái
Quốc đã dứt khoát lựa chọn con đường, và cùng với những người cách mạng chân chính của nước Pháp, Nguyễn Ái quốc đã
đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế thứ ba-Quốc tế Cộng sản, và trở thành một trong những người
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành Người cộng sản Việt Nam đầu tiên.


   Những hoạt động xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc được Trung ương Đảng Cộng sản Pháp đánh giá cao. Trung ương Đảng

Cộng sản Pháp cử Nguyễn Ái Quốc đến Mátxcơva dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Điều này phù hợp với nguyện vọng cháy
bỏng của Nguyễn Ái Quốc là muốn đến nước Nga, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới để học tập kinh nghiệm lý
luận và thực tiễn, chuẩn bị cho hành trình trở về tổ quốc. Và ngày 13-6-1923, Nguyễn Ái Quốc đã rời nước Pháp, để đến
Mátxcơva, nước Nga. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Lênin, nơi nhân dân Liên Xô đã được
tự do và đang xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng. Trên đất nước Lênin, quê hương của Cách mạng Tháng Mười
Nga vĩ đại, Người đã học tập được kinh nghiệm xây dựng Đảng, và từng bước hoàn thiện việc khai phá con đường cứu nước.
   Từ nước Nga Xô viết, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục vạch ra lộ trình của con đường cứu nước, Người trở về Quảng Châu, Trung
Quốc, trung tâm của phong trào cách mạng châu Á, từng bước thực hiện tâm nguyện của mình: "trở về nước, đi vào quần
chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập". Tại Quảng Châu, Trung Quốc, từng
bước thực hiện kế hoạch đã được vạch ra, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời một Đảng Mác xít ở Việt Nam. Nguyễn
Ái Quốc đã mở Lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị đào tạo đội ngũ cán bộ, chuẩn bị cho sự ra đời một chính Đảng. Cùng với
việc đào tạo đội ngũ cán bộ, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xuất bản báo chí làm phương tiện tuyên truyền. Và ngày 21-6-1925,
Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ
đạo ra số đầu tiên. Báo Thanh niên là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí vơ sản nước ta góp phần quan trọng vào việc truyền
bá chủ nghĩa Mác-lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp
cơng nhân Việt Nam vào đầu năm 1930.
   Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã từng bước lãnh đạo cơng cuộc giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cách
mạng Tháng tám thành cơng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời. Chính quyền non trẻ vừa ra đời, chưa có thời gian
củng cố, thì lại phải đối phó với mn vàn khó khăn: nạn đói nạn dốt, thù trong giặc ngoài. Và cả dân tộc Việt Nam lại phải
bước vào cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp.
   Sau Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947, để động viên mọi lực lượng phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc,
theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27-3-1948, Ban Thường vụ Trung ương đã ra Chỉ thị Phát động phong trào thi
đua ái quốc. Chỉ thị vạch rõ: "Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành
cơng".
   Nhân dịp kỉ niêm 1000 ngày tồn quốc kháng chiến, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, chính thức
phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm động viên toàn dân tập trung sức lực cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
   Như vậy một sự kiện lịch sử nữa được Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định vào tháng 6-1948. Điểm qua một số mốc kỷ niệm
trong tháng 6, chúng ta thấy một sự chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là việc phát huy truyền
thống yêu nước của dân tộc, đánh giá cao vai trị của đơng đảo nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Người đã nhìn thấy điều
này từ khi tham gia phòng trào chống thuế năm 1908: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên

cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm cho những người "nhà quê" phản đối
ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với
người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và
làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917". Sau này Người viết: "Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí
quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúng ta phải đi mau". Đi mau bằng cách tham gia vào
các phòng trào thi đua yêu nước. Sức mạnh của quần chúng, truyền thống yêu nước, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc phải
được tập hợp, tổ chức và động viên vào vào sự nghiệp cách mạng. Bởi vì "Tinh thần yêu nước cũng như thứ của quý, có khi
được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến". Cùng với những văn kiện đã đi vào lịch sử như Bản Tun ngơn độc lập (1945), Lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến(1946), Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi ngày 11-6-1948, đã đi vào lịng người như
lời hịch cứu nước, bởi mục đích của thi đua là để: "Diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm", làm cho "Dân tộc
độc lập. Dân quyền tự do. Dân sinh hạnh phúc". Để đạt được mục đích đó khơng có con đường nào khác là: "Dựa vào lực
lượng của dân, tinh thần của dân. Để gây hạnh phúc cho dân".
   Khơi dậy truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tạo nên sự gắn kết tự nhiên
giữa yêu nước và thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Thi đua là yêu nước, vì yêu nước phải thi đua. Trong suốt hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có hàng trăm phong
trào thi đua của các ngành, các cấp, các giới được phát động và động viên được toàn dân tham gia. Thi đua yêu nước đã đã góp
phần làm nên những kỳ tích của nhân dân ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Ngày
nay thi đua yêu nước vẫn sẽ là nội lực quan trọng giúp nhân dân ta giữ vững nền độc lập nước nhà, đưa nước ta ra khỏi cảnh
đói nghèo, kém phát triển. Mục đích của thi đua là để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, như Nghị quyết của Đảng ta đã đặt ra.
   Trong tình hình mới, điều kiện mới, phong trào thi đua yêu nước cần phải được tổ chức thường xuyên, có phát động, có kiểm
tra, tổng kết, đúc rút kinh nghiêm, phổ biến sáng kiến, để động viên khen thưởng kịp thời; khen thưởng đúng người, đúng việc.
Tránh phô trương, hình thức khi phát động gây lãng phí tốn kém không cần thiết.


   Phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và phát động 60 năm về trước đã góp phần quan trọng
đánh thắng giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc thành công. Ngày nay, rất cần nhưng

phong trào thi đua trong toàn quốc, trong từng ngành, từng giới, tạo nên nội lực đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước, xóa đói giảm nghèo, đưa nước ta ra khỏi những nước kém phát triển, vững bước sánh vai cùng các cường quốc năm châu
như Bác Hồ hàng mong muốn.
   Nhớ lại những sự kiện tháng 6 trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu, hiểu được ý nghĩa lớn lao sâu sắc của mỗi sự
kiện đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, để tiếp tục đi theo con đường của Người, đó chính là một cách thiết thực
nhất để góp phần thực hiện cuộc vận động: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./



×