Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.96 KB, 18 trang )

Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng nông
sản của Thái Lan
Phụ lục
I. Tổng quan về hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan
II. Thực trạng xuất khẩu nông sản Thái Lan
III. Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản của chính phủ
IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
I. Tổng quan về hàng nông sản xuất khẩu
1. Khái niệm về hàng nông sản
Theo quan điểm của Việt Nam, nông sản (sản phẩm từ nông nghiệp) bao gồm các
sản phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể là nhóm mặt hàng rau củ quả; các loại sản
phẩm ngũ cốc như gạo, ngô, sắn; các sản phẩm từ thịt, trứng Như vậy, nông sản hàng
hóa chỉ bao gồm các sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ cây trồng vật nuôi chứ không bao
gồm các sản phẩm chế biến từ cây trồng vật nuôi đó như bánh kẹo, rượu bia.
Quan điểm trên có khác biệt rất rõ so với quan điểm của tổ chức nông lương thế
giới (FAO) và đặc biệt của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – United Stated Department
of Agriculture).
Theo FAO, hàng nông sản là tập hợp nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm:
nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm
1
từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phầm từ
sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả.
• Nhóm các sản phẩm nhiệt đới bao gồm các sản phẩm chủ yếu như cà phê, ca cao, chè
đường, chuối, các loại quả có múi, hạt tiêu.
• Nhóm hàng ngũ cốc và sắn bao gồm lúa mì, lúa gạo, các loại ngũ cốc hạt thô (kê,
ngô ) và sắn.
• Nhóm hàng thịt bao gồm các sản phẩm chủ yếu như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và
các loại thịt khác.
• Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu bao gồm các sản phẩm chủ yếu như các
loại hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng dương ), các loại dầu thực vật và
chất béo (dầu đỗ tương, dầu cọ dầu cải, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu dừa, dầu hạt


bông, dầu lanh và các loại dầu từ sinh vật biển (bao gồm cả dầu cá), các sản phẩm từ
dầu (khô dầu đạu tương, khô dầu hướng dương, khô dầu cải, khô dầu cọ, bột đậu
tương, bột cá )
• Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa bao gồm: bơ, phomat và các sản phẩm làm
phomat, sữa đặc, sữa bột và các sản phẩm khác.
• Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô bao gồm: bông đay, sợi, cao su thiên nhiên, các
loại da thú.
• Nhóm hàng rau quả bao gồm: các loại rau, của và quả (không phải là các loại quả
nhiệt đới).
• Nhóm hàng động vật sống (không tính các loại động vật hoang dã và quý hiếm).
2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản
 Các công cụ, chính sách của Nhà nước trong quản lý xuất khẩu
Hiện nay, trên thế giới, các nước sử dụng nhiều công cụ để thực hiện chính sách
thương mại quốc tế, trong đó công cụ quan trọng nhất là thuế đánh vào hàng nhập khẩu.
Đây là nhân tố phức tạp và thường gây bối rối cho các nhà kinh doanh do hệ thống pháp
luật, bảo hộ mỗi nước khác nhau như Singapore thì 99% hàng nhập khẩu (NK) là miễn
2
thuế, Thái Lan thì khác vẫn áp dụng mức thuế NK khá cao và gạo thường được bảo hộ về
nhập khẩu.
Ngoài ra, còn có công cụ hạn ngạch (Quota, cơ chế giấy phép NK và các công cụ
phi thuế quan khác). Quota là công cụ chủ yếu của hàng rào phi thuế quan, là những quy
định hạn chế số lượng đối với từng thị trường, mặt hàng. Nó là công cụ kinh tế phục vụ
cho công tác điều tiết quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu vừa nhằm bảo hộ sản xuất
trong nước. Là quy định của nhà nước về số lượng (hay giá trị) của một mặt hàng được
phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định.
Trợ cấp xuất khẩu: Là công cụ mà nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) sản
xuất kinh doanh hàng xuất khẩu (XK) nhằm khuyến khích tăng nhanh số lượng và giá trị
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho
vay lãi suất thấp với DN XK.
Chính sách tỷ giả hối đoái: Kết quả của hoạt động kinh doanh XK nông sản cũng

rất nhạy cảm với tỷ giá hối đoái.
 Tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Nền kinh tế trong nước ảnh hưởng đến lượng cung của hàng XK. Nếu nền sản
xuất chế biến trong nước phát triển thì khả năng cung ứng hàng XK cũng như chất lượng
hàng XK tăng lên, DN sẽ thuận lợi trong công tác thu mua tại nguồn, cạnh tranh được với
SP của các nước và ngược lại thì khó khăn và thất bại.
Hơn nữa, nền kinh tế ổn định về chính trị - văn hóa sẽ là nhân tố thuận lợi hơn
cho các DN. Ngoài ra, DN còn phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và
nước ngoài. Khi môi trường kinh tế của đất nước có bấ kỳ sự thay đổi nào cũng đều ảnh
hưởng đến kinh doanh XK. Môi trường chính trị - xã hội phải ổn định nếu không nó
đồng nghĩa với những rủi ro mà DN gặp phải.
 Quan hệ kinh tế thương mại giữa quốc gia và các nước trên thế giới
Ngày nay các xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế ngày càng
phát triển, các nước trong khu vực đề có sự liên kết kinh tế, mở ra những cơ hội kinh
3
doanh mới nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh mua bán giữa DN trong nước và nước
ngoài.
 Các yếu tố về dân số, văn hóa
Đây là yếu tố vô cùng phức tạp. Nó quyết định dung lượng của thị trường và nhu
cầu của thị trường. Khi nghiên cứu yếu tố dân số, văn hóa, xã hội các DN cần nắm được
quy mô, cơ cấu dân số, thị yếu tiêu dùng, thu nhập, phong tục tập quá, tín ngưỡng của
từng nước để từ đó đưa ra Marketing phù hợp.
 Các yếu tố về địa lý sinh thái
Các yếu tố địa lý, sinh thái phải được nghiên cứu, xem xét để có quyết định đúng
đắn về cách thức, phương hướng và nội dung kinh doanh. Bởi vì, trong kinh doanh xuất
khẩu nông sản, đây là hàng hóa đặc thù khó bảo quản, thời hạn sử dụng thấp nên nếu
không có chiến lược đúng, hàng hóa có thể không đảm bảo hoặc chi phí vận chuyển lớn
mà không đúng thời gian quy định để tạo uy tín cho nhau.
Khí hậu thời tiết cũng là 1 yếu tố. Khí hậu ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, khả
năng cung ứng, chi phí bảo quản, chế biến hàng hóa ở nước xuất khẩu. Vì vậy, yêu cầu

các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải có kế hoạc thu mua, dự trữ, bảo quản, chế
biến để bán hàng phù hợp với nhu cầu thị trường
3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
3.1. Đối với nền kinh tế
- Xuất khẩu hàng nông sản tạo ra nguồn vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Nước ta đi lên xây dựng kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo
nàn lạc hậu với một xuất phát điểm rất thấp do hậu quả từ các cuộc chiến tranh ác liệt
trong thời gian dài để lại. Do đó để có thể tiến nhanh vào quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới, Việt Nam cần tiến hành ngay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Tuy nhiên muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian ngắn
chúng ta cần có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại…
Đây là một thách thức lớn đối với nước ta. Nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn:
vốn vay, đầu tư nước ngoài, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, xuất khẩu lao động…
trong đó xuất khẩu nông sản là nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho nước ta, hàng năm giá trị
4
xuất khẩu nông sản mang lại nguồn vốn khá lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
- Giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đặc trưng của hoạt
động sản xuất và xuất khẩu nông sản là cần rất nhiều lao động. Điều này phù hợp với tình
hình thực tế của nước ta: lao động nhiều, giá lao động rẻ, lao động chăm chỉ, chịu khó,
khéo tay… Phát triển xuất khẩu còn góp phần cải thiện đời sống nhân dân vì tạo ra nguồn
vốn để nhập khẩu hàng hóa tiêu dung thiết yếu, nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người dân.
- Hoạt động xuất khẩu phát triển còn cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội giữa các quốc gia. Ngược lại, khi
các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia phát triển tốt đẹp sẽ
tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển.
3.2. Đối với doanh nghiệp, người nông dân
- Hoạt động xuất khẩu nông sản mang lại doanh thu cho doanh nghiệp xuất khẩu (cũng
như mang lại thu nhập cho người dân) đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

trên thị trường.
- Là điều kiện tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ kinh doanh
trên trường quốc tế.
- Giúp doanh nghiệp học hỏi được nhiều kinh nghiệm đổi mới trong phương thức sản xuất
kinh doanh, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với đối tác nước ngoài
Giúp người nông dân có cơ hội tiếp cận với các điều kiện sản xuất mới, các phương pháp,
phương tiện khoa học kỹ thuật, nâng cao và hiện đại hóa kỹ thuật, tay nghề sản xuất, đáp
ứng các yêu cầu cao của các nhà nhập khẩu nước ngoài.
II. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa nông sản của Thailand
Thái Lan là quốc gia trong vùng Đông Nam Á, ở giữa Lào, Campuchia và Myanmar.
Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng trung tâm trải rộng về phía vịnh Thái Lan, chủ yếu do phù
sa sông Chao Phraya(Ménam) và các phụ lưu sông này bồi đắp. Vùng này là vựa lúa lớn
nhất nước và cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp hiện đại. Miền Bắc và Miền
5
Tây Thái Lan phần lớn là các vùng núi rừng hiểm trở, nhiều gỗ, đặc biệt là gỗ Tếch có
giá trị xuất khẩu cao.
Vùng đồi và cao nguyên miền Đông Bắc là phần lãnh thổ ít được ưu đãi nhất ở Thái Lan,
tương đối ít mưa, cây cối cằn cỗi, kinh tế vùng này chủ yếu dựa vào chăn nuôi và xây
dựng các vùng chuyên canh sắn để xuất khẩu. Miền Nam Thái Lan( eo đất Kra có khí hậy
và đất đai thích hợp với một số cây công nghiệp( mía, cao su, cà phê, bông, chè, thuốc
lá).
Nông nghiệp Thái Lan phát triển và đạt hiệu quả cao nhờ biện pháp thâm canh, áp dụng
kĩ thuật mới và chọn lựa giống cây trồng một cách khắt khe.
Ngành trồng lúa chiếm ưu thế nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản lượng lúa ngày
càng tăng ( 22 triệu tấn/năm).
Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. các loại cây trồng khác cũng
được chú trọng phát triển : cao su, cà phê, mía, ngô, cây ăn quả. Ngành đánh bắt cá biển,
nuôi tôm ven biển và chăn nuôi cũng đem lại nhiều ngoại tệ ( cá hộp, tôm đông lạnh
nguồn gộc Thái Lan xuất hiện trong gian hàng của các siêu thị lớn nhiều nước trên thế
giới). Với tổng số 3,5 triệu tấn/ năm (1995) quốc gia này đã vươn lên hàng thứ 10 trên thế

giới về xuất khẩu hải sản. Ngoài việc xuất khẩu gỗ Tếch, xuất khẩu ngọc trai của Thái
Lan đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Ngành nông nghiệp Thái Lan vừa đóng góp được
nhiều ngoại tệ vừa cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.
Cơ cấu các ngành kinh tế của Thái Lan đến năm 2012:
Đến 2012 cơ cấu các ngành kinh tế của Thái Lan, Nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ trọng
lớn hơn 44% trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó chính phủ dành một sự quan tâm đặc biệt
đến việc xây dựng và hỗ trợ sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt sản xuất các mặt
hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia.
Bảng: xuất khẩu
year 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Agricultural raw
materials
4.502 5.267 4.760 4.798 3.927 5.260 7.101 4.923
6
exports (% of
merchandise
exports)
Nguồn: Worldbank
Bảng: xuất khẩu lương thực
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
20
12
Food exports (% of
merchandise exports) 11.637 11.287 11.649
13.49
9
15.07
1
13.23
1

14.10
5
13.
77
5
Nguồn: Worldbank
Bảng: xuất khẩu rau quả
Section 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vegetable
Products
$3,677,399,72
6
$4,367,687,261 $5,528,499,241
$8,307,714,25
6
$7,543,494,608 $8,304,206,468 $10,342,676,116
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database
Section 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Prepared Foodstuffs; Beverages,
Spirits and Vinegar; Tobacco and
Manufactured Tobacco
Substitutes(tỷ $)
$7,050
$8,06
2
$9,493 $11,762 $11,800 $13,651 $17,573
Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database
Bảng: Xuất khẩu gạo
Commodity Attribute 2006/2007 2007/2008 2008/2009
2009/201

0
2010/2011
2011/201
2
2012/201
3
Rice, Milled
MY Exports
(1000 MT)
9,557 10,011 8,570 9,047 10,647 6,945 6,700

TY Exports (1000
MT)
9,557 10,011 8,570 9,047 10,647 6,945 6,700
Source: Foreign Agricultural Service, Official USDA Estimates
2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Thái Lan
III. Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản của chính phủ
1. Chính sách của chính phủ
chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá cho nông dân trên các
lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây, .v v… Chính phủ Thái Lan đã
mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000 – 5.200baht/tấn. Việc
7
trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân
trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước
vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất
thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v v… Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông
dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện
tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách
chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến
tìm thị trường xuất khẩu mới.

chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với
số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố
quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân.
Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ
cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn
tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản
xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản
xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau:
+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt
hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”
(One tambon, One product – OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc
trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại
cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên chính phủ
Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi
làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã
có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này.
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách chính
phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích
khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để
kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng.
mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ở đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và
đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở
Thái Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục
xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công
nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp.
Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của Nông dân cũng như phát triển nông nghiệp

nông thôn theo hướng bền vững, bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ
8
người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề
liên quan đến tính mềm như “đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được
coi trọng hướng đến. có thể nhận thấy trong những năm qua, nhiều trường đại học, cao
đẳng, trung học và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ
được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông
nghiệp.
Một số trường đại học của thái lan như Chulalongkorn( lọt vào top 200 trường đại học
trên thế giới) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm, mời chuyên gia từ những nước đi đầu trong
nghiên cứu nông nghiệp đồng thời tạo ra cơ chế đãi ngộc cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ
sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật, Châu Âu. Chính những con người này đang tạo nên
những biến chuyển mạnh mẽ và sắc thái mới đối với nền nông nghiệp nước này. Mặc dù
bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ
những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa
hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà
nhiều loại lúa cao sản khác đã được triển khai và cho năng suất cao.
Vua Thái Lan rất quan tâm và chủ trọng đến phát triển nông nghiệp và đời sống người
nông dân. Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được thực
hiện, thuế nông nghiệp được bãi bỏ. bên cạnh đó, chính phủ hỗ trợ các chương trình tiếp
thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều
kiện tốt nhất cho ngạch tiêu thụ nông sản bằng cách đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính
phủ với chính phủ”.
Đồng bộ hóa các chính sách cũng là một cách để tính liên thông và liên hoàn từ khâu gieo
trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu được đảm bảo và cùng với đó là một hành lang
pháp lý đảm bảo rủi ro cho người nông dân. Khi giá thị trường thấp, chính phủ đã tự bỏ
tiền bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân. Một động thái mang tính chiến lược được
chính phủ triển khai bao gồm điện khí hóa nông thôn, xây dựng các thuyer điện để đảm
bảo việc tiếp cận thông tin khoa học nông nghiệp và những kỹ thuật canh tác mới được
thông suốt.

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được cho là có động lực thì người nông dân Thái
đang yêu cầu chính phủ cần phải ban hành những chính sách, biện pháp nhằm bảo về việc
sử dụng, quản lý đất canh tác một cách hợp lý không để những lớp người giàu có, tham
nhũng kiếm lợi tư.
Kết hợp kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại.
Suy nghĩ của người Thái đã thay đổi, giờ đây họ trông lúa không chỉ để ăn mà còn để
xuất khẩu, và người Thái khog chỉ trồng lúa mà họ còn đang chung sức chung lòng phát
triển nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như ngô, khoa, cao su, và cả những loài hoa…
Tại hội chợ gạo 2007, thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh, “Thái Lan sẽ
9
đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết hợp kinh nghiệm
truyền thống để ổn định sản lượng theo triết lý kinh tế đầy đủ, có thể nói, chính việc đầu
tư áp dụng công nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á
này trong thời gian qua.
Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi phát
triển nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đưa công nghệm áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới siêu
năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Hữu cơ
hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc
trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm
qua, điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao
xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Bên cạnh đó, Thái Lan khuyến khích các tổ chức tư
nhân tham gia vào các chương trình khuyến nông. Những vùng nông thôn cơ giới hóa
ngày càng nhiều trên khắp cả nước. ngay cả những khâu sau thu hoạch cũng được cơ giới
hóa toàn bộ. Do điều kiện tự nhiên như địa lý, địa chất, tính chất đất trồng trọt nên nhiều
vùng cần phải có những công nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù.
Bên trong các viện nghiên cứu, trường đại học trên khắp đất nước Thái Lan, nhà khoa
học đang nghiên cứu những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống
thông qua kỹ thuật chuyển Gene, kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ
nuôi cấy mô. Những “nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theeo

hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học.
chẳng hạn, trung tâm công nghệ Gene quốc gia Thái Lan, từ Ngân hàng Gene sẵn có, đã
nghiên cứu ra những giống lúa chịu mặn cao có thể gieo trồng ở vùng đông bắc, nơi đang
đối mặt với tình trạng người dân bỏ nghề nông vì đất nhiễm mặn quá nặng. cũng tại miền
đông bắc này với đặc sản gọa Horn Mali phát triển được trong điều kiện nắng nóng nên
các nhà khoa học Thái đã tạo thêm 3 giống lúa có khả năng kháng bệnh và cho năng suất
cao khác. Trong tương lai, Thái Lan được xem là một trong những nước đi đầu sản xuất
và xuất khẩu các sản phẩm nông sản trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. với việc
cơ giới hóa nông nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học đã đáp ứng
được tôn chỉ mà chính phủ Thái đặt ra là sản xuất nông sản sạch, chất lượng bằng công
nghệ sinh học thay vì chạy theo số lượng.
Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Thái Lan vừa có động thái khuyến khích phát triển
các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và chuẩn bị mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản
hữu cơ của Thái tới các thị trường ASEAN khi hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Chủ trương tập trung vào sản xuất và chế biến
và tuân thủ theo các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ thế giới để đáp ứng nhu cầu khách
hàng trên các thị trường. Hơn thế phải tập trung đổi mới, sáng tạo, cải tiến cơ chế quản lý
liên kết giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ.
10
Đối với các tổ chức, đơn vị, cơ quan phải lồng ghép vào trong chương trình hành động để
đưa nông nghiệp hữu cơ của Thái Lan đi theo một hướng thống nhất và bền vững.
Thái Lan hiện thu được khoảng 6 tỷ Baht hàng năm từ xuất khẩu nông sản hữu cơ. Thái
Lan đặt ra mục tiêu tăng trưởng giá trị khoảng 10% trong năm 2013. Thị trường thế giới
cho sản phẩm hữu cơ ngành một gia tăng, chính vì vậy Thái Lan đang đứng trước cơ hội
xuất khẩu nhiều hơn các loại sản phẩm không có dư lượng hóa chất. Những thị trường
chủ yếu của hàng nông sản Thái bao gồm: Mỹ, Châu Âu, tiếp theo là Nhật Bản và Úc.
Sản phẩm hữu cơ của Thái đang được các thị trường ưa thích và nhu cầu ngày một cao
trong khi thị phần vẫn còn tương đối nhỏ so với tiềm năng của quốc gia Đông Nam Á
này.
Chính phủ Thái Lan cũng chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ, mở rộng và xây

dựng các sân bay, cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động logistics, vận
chuyển và trung chuyển hàng hóa khắp thế giới một cách dễ dàng.
Chính phủ Thái Lan đã biết định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc khai
thác đặc sản của từng vùng, thậm chí cả những vùng khó khăn nhất. Các dự án FDI trong
nông nghiệp được miễn giảm 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị. Với
các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễn
hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Chính sách này đã làm cho nền
nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông
sản thế giới và tạo được thương hiệu tốt.
Chính phủ sử dụng các chính sách kể cả thuế quan lẫn phi thuế quan để hỗ trợ, bảo hộ
cho các ngành nông nghiệp của mình và đảm bảo những cân đối lớn trong nền kinh tế
quốc dân thông qua các biện pháp hạn chế số lượng mặt hàng, hạn ngạch, giấy phép xuất
nhập khẩu và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác do Bộ Thương mại Thái Lan cấp hoặc quy
định.
Chủ động ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia trong khu vực cũng như các
đối tác khác trên toàn thế giới đặc biệt là các quốc gia phát triển như Mỹ Anh,… để tạo
điều kiện thuận lợi, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa nông sản trong nước cũng
như tạo môi trường thuận lợi cho cung nông sản trong nước có thể tiếp xúc được với cầu
nông sản trên toàn thế giới…
Điểm đáng chú ý là trái cây và nông sản của Thái Lan sản xuất theo quy trình GAP (thực
hành nông nghiệp tốt) nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Thái Lan, đa số nông dân
được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ
khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Trong khâu tiêu thụ tại đây có sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ
đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất. Một
số nơi còn cử nhân viên đến giám sát và thẩm tra thường xuyên quá trình sản xuất, ghi
chép vào sổ sách và xem xét xem quy trình sản xuất đó có an toàn và phù hợp với tiêu
chuẩn đề ra hay không.
Tại các chợ ở Thái Lan, thương nhân bày bán hoa quả theo chủng loại trong những giỏ
nhựa bắt mắt. Đối với các loại trái cây dễ dập nát như táo, lê, nho, chuối, họ bao bằng

11
một lớp lưới xốp bên ngoài để tránh bị trầy xước và bầm giập. Không những thế, trong
chợ còn có những khu vực riêng biệt cho từng chủng loại trái cây và được làm lạnh liên
tục để tránh hư, thối.
2. Thành công và hạn chế
Tuy gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản, Thái
lan vẫn gặp phải những khó khăn và bất cập trong quá trình sử dụng các chính sách của
mình để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản, ví dụ như việc kí kết hiệp ước AEC sẽ
mang lại cho các doanh nghiệp Thái cả cơ hội và thách thức, nhưng triển vọng cho lĩnh
vực nông nghiệp tỏ ra không mấy sáng sủa vì người sản xuất lúa gạo Thái Lan phải đối
mặt với sự cạnh tranh trực tiếp và quyết liệt của nông dân các nước láng giềng. Theo báo
này, nếu chính phủ Thái vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bất cập đang làm suy yếu khả
năng cạnh tranh của lúa gạo Thái Lan thì trong trung hạn và dài hạn, nông dân Thái sẽ bị
thiệt hại nặng.
Lời cảnh báo này dựa trên những tác động tiêu cực mà chương trình trợ giá lúa gạo của
chính phủ đang gây ra cho lĩnh vực xuất khẩu gạo. Để thu hút sự ủng hộ của nông dân,
chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã dành ra mỗi năm khoảng 100 tỉ baht
Thái (3,15 tỉ đô la Mỹ) để mua lúa gạo với giá cao hơn giá thị trường. Từ giữa năm
ngoái, chương trình này đã góp phần đẩy giá lúa gạo ở Thái Lan lên khoảng 20%.

• Giới phân tích cho rằng, chính sách trợ giá lúa gạo có thể mang lại lợi ích trước
mắt cho người trồng lúa nhưng sẽ không có hiệu quả nếu người nông dân không gia tăng
được năng suất và có cuộc sống tốt hơn, bền vững hơn. Theo The Nation, giới thương lái
trung gian và các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo mới là người hưởng lợi nhiều nhất từ
chương trình này, trong khi đại đa số nông dân vẫn nghèo.
• Một hệ quả khác của chương trình là các doanh nghiệp chế biến lúa gạo Thái Lan
đã bắt đầu chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, nơi có giá lúa nguyên liệu thấp hơn. Về
lâu dài, giá lúa cao sẽ làm cho gạo Thái Lan không cạnh tranh nổi với các nước láng
giềng, thị trường xuất khẩu gạo sẽ bị thu hẹp và từ đó nông dân Thái sẽ không còn động
lực gia tăng sản xuất.

Một bất cập khác hiện nay ở Thái Lan là sự Bất ổn chính trị tại Thái Lan đang tác động
đến nền kinh tế nước này và nhiều chuyên gia tỏ ý lo ngại về những ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng này đối với tăng trưởng kinh tế trong năm 2014, điều này gây ảnh hưởng
đến hình ảnh của Thái Lan đối với các đối tác “làm ăn” với nước này và ảnh hưởng một
phần đến hoạt động xuất nhập khẩu của Thái Lan.
Một ví dụ khác cho việc bất cập trong sử dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất
khẩu nông sản ở thái lan đó là bắt đầu từ năm 2011, chính sách hỗ trợ giá mua gạo cho
nông dân được xem là một trong những cương lĩnh chính trị quan trọng nhất của bà
12
Yingluck nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nông dân, góp phần mang lại chiến thắng vang
dội cho bà. Theo đó, Chính phủ sẽ mua lúa gạo từ nông dân với giá cao hơn 50% so với
giá thị trường nội địa. Với vị thế là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào thời điểm
đó, động thái găm hàng này được dự báo sẽ làm giá gạo thế giới tăng mạnh và mang lại
lợi nhuận cho Thái Lan.
Tuy nhiên, chính sách trợ giá này đang gây ra những tác dụng ngược cho bà Yingluck,
thậm chí ảnh hưởng lớn đến vị thế chính trị của bà. Chính phủ Thái Lan đang phải vật lộn
với một lượng gạo tồn kho khổng lồ không thể bán được, trong khi giá lúa gạo thế giới đã
không tăng lên như kỳ vọng vì các nước như Việt Nam, Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh xuất
khẩu.
Chính sánh trợ cấp này còn khiến Chính phủ Thái phải chi gần 10 tỉ/USD năm, ảnh
hưởng lớn đến cân bằng ngân sách quốc gia. Thậm chí, Chính phủ cũng không có đủ tiền
trả cho nông dân và các khoản nợ hiện đã lên đến gần 4 tỉ USD. Việc triển khai chương
trình cũng bị cáo buộc là để xảy ra tham nhũng tràn lan. Giờ đây, chính chương trình này
là một trong những khuyết điểm mà phe chống đối lợi dụng để biểu tình.
Thiệt hại do các cuộc biểu tình gây ra không hề nhỏ. Thủ đô Bangkok bị tê liệt, các tòa
nhà chính phủ bị người biểu tình chiếm và hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Ví dụ, hãng sản xuất xe hơi Toyota tuyên bố có thể cân nhắc lại kế hoạch
mở rộng đầu tư trị giá 600 triệu USD tại Thái Lan và thậm chí sẽ cắt giảm sản xuất nếu
tình trạng bất ổn vẫn kéo dài.
Ngoài việc nguồn cung gạo trên thế giới đang dồi dào khiến giá không thể tăng mạnh,

một nguyên nhân quan trọng khác giải thích cho sự thất bại của chương trình này là tâm
lý ỷ lại của nông dân. Theo phân tích của tờ Wall Street Journal, nhiều ngôi làng ở nông
thôn Thái Lan bất ngờ được bơm đầy tiền mặt. Tin vào sự hỗ trợ của Chính phủ, nông
dân trồng lúa ở nước này đã mạnh tay mua sắm, thậm chí là vay để mua sắm và hy vọng
sẽ có tiền bán lúa gạo giá cao để trả sau. Kết quả là các khoản nợ của nông dân ngày càng
tăng lên.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thái Lan, nợ của các hộ gia đình nước này đã
vượt ngưỡng cao nguy hiểm: tương đương 80% GDP. Giờ đây, khi không thể thu được
tiền bán gạo cho chính phủ, họ lại trở thành những kẻ cùng đường. Và điều này có thể
dẫn đến hậu quả về mặt xã hội tai hại như thế nào chắc các nhà chính trị đều hiểu rõ.
IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thái Lan là một quốc gia thuộc khối ASEAN, có diện tích canh tác 19.620.000 ha gấp
2,62 lần nước ta. Trong khi đó, dân số của họ chỉ có 58,6 triệu người, bình quân đất canh
tác trên đầu người gấp 4 lần Việt Nam, hiện nay mức thu nhập bình quân đầu người cao
13
gấp 10 nước ta. Cách đây 25 năm, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay
Thái Lan là một nước phát triển trong khu vực. Sự phát triển vượt bậc đó nhờ vào chính
sách đổi mới của Chính phủ Thái Lan (coi nông nghiệp nông thôn là xương sống của đất
nước; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: sau 25 năm từ 1970 đến 1995 GDP nông
nghiệp giảm 50%, công nghiệp chế biến tăng gần gấp đôi; đẩy mạnh công nghiệp chế
biến bảo quản nông sản, nâng cao chất lượng sản phẩm; đưa ra nhiều chính sách khuyến
khích xuất khẩu gạo). Từ những chính sách và thành công trong phát triển kinh tế của
Thái Lan các nhà nghiên cứu đã rút ra một số bài học sau:
 Thái Lan đã xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của nông nghiệp lấy nông
nghiệp làm điểm tựa khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tập
trung mọi nỗ lực để phát triển nông nghiệp thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông
nghiệp; đầu tư kịp thời và đồng bộ cho công nghiệp chế biến; đổi mới công nghệ
sinh học, bảo quản và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng.
 Phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đề ra trong từng

thời kỳ, đặc biệt ngành hàng xuất khẩu được hỗ trợ bởi chương trình khoa học
công nghệ và vốn.
 Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất
nông nghiệp có hiệu quả.
 Chú trọng phát huy các lợi thế so sánh thực hiện chiến lược sản phẩm, quy hoạch,
đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa
nhằm phát huy lợi thế về quy mô. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá
thành sản phẩm, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về
hình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
 Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
 Tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất tiêu thụ xuất
khẩu, coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quyết định sự thành
công.
Ngoài ra, từ nghiên cứu những biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Thái Lan
chúng ta cũng có thể rút ra một số bài học như sau
Bài học qui hoạch và quản lý sử dụng, tích tụ đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay:
 Đất đai là tiềm lực sản xuất cơ bản không thể thay thế nông nghiệp. Khoảng 10
năm trước đây khâu đột phá trọng yếu là giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định
cho nông dân và thực tế cho thấy chủ quyền sử dụng những thửa ruộng nhỏ bé,
manh mún của của nông dân là loại chủ quyền mong manh yếu ớt trước cơn bão
thị trường và hội nhập. Do vậy, công tác qui hoạch quản lý sử dụng đất nông
nghiệp đang nổi lên vấn đề bức xúc, nan giải là người nông dân vùng đô thị hóa
mất đất canh tác, nẩy sinh vấn đề khiếu kiện về đất đai gây yếu tố bất ổn định. Do
vậy, bài học Trung Quốc có thể vận dụng cho Việt Nam là: hạn chế tối đa lấy đất
nông nghiệp trồng lúa cho mục đích công nghiệp, và nên ban hành mức thuế đánh
mạnh vào chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nhằm ngăn chặn việc
14
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm ngăn chặn việc nông dân mất
đất do đô thị hóa tạo nên. Mặt khác, cũng cần ban hành chính sách và giám sát

thật chặt chẽ việc qui hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp trên cả nước và từng địa
phương một cách có căn cứ, ổn định, lâu dài công tác qui hoạch, quản lý, sử dụng
đất nông nghiệp để bảo vệ nông dân. Phải có căn cứ khoa học và thúc tiến, có
quan điển khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và tầm nhìn xa về xây dựng và
phát triển nông thôn. Kiên quyết giữ các vùng đất tốt chuyên canh ở đồng bằng,
sông Cửu Long ở mức 2,5 triệu ha, đồng bằng sông Hồng 0,8 triệu ha, qui hoạch
từng vùng, từng địa phương và phải bảo vệ từng vùng đất này cho tốt.
 Khi cần thu hồi đất của nông dân phải đền bù thỏa đáng, thật thấu đáo và bố trí
công ăn việc làm thích hợp cho người nông dân. Phần lợi nhuận thu từ đất thu hồi
trích theo tỷ lệ nộp lại cho địa phương sử dụng cho mục đích công cộng và xã hội.
 Để mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp, chúng ta cũng cần tạo điều kiện cho
quá trình tích tụ ruộng đất, nên nới rộng hạn điền và thời gian giao quyền sử dụng
đất từ 50 đến 100 năm để người dân an tâm đầu tư lâu dài. Trong trường hợp
người dân chuyển sang các ngành nghề khác thì nhà nước đứng mua và cho thuê
nhằm bảo đảm diện tích đất nông nghiệp, thúc đẩy tích tụ đất ruộng ở nông thôn.
Hỗ trợ tích cực cho nông dân bằng việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông
thôn:
 Nông nghiệp Việt Nam vừa qua có một bước tiến bộ như tăng trưởng về diện tích,
qui mô, sản lượng, .v v… thậm chí nhiều nông dân đã làm ra các nông sản xuất
khẩu sang thị trường các nước nhưng về cơ bản thì các cơ cấu nông nghiệp Việt
Nam vẫn chưa đổi về chất, nông dân ta vẫn xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế,
hàm lượng dinh dưỡng thấp, giá trị hàng hóa vẫn còn bị thua thiệt. Do vậy, bài
học là tới đây chúng ta cần phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp công
nghệ cao, giá trị cao, cần phải chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích
chuyền giao sử dụng các kết quả khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là
công nghệ sinh học (Thái Lan làm rất tốt hướng hỗ trợ này).
 Chúng ta đang đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, quá trình
ấy không chỉ là áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa vào
chăn nuôi và trồng trọt,.v v… mà còn là phải thay đổi các qui trình và công nghệ,
qui luật sinh học, tạo ra các cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng xuất cao, chất

lượng cao có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và có sức kháng bệnh tốt.
Có như thế chúng ta mới có một nền nông nghiệp cao và cùng đồng nghĩa chất
lượng sản xuất và đời sống nông dân ở bậc cao, phát triển bền vững.
 Để thực hiện bài học này thì chính phủ, bộ và các ngành có liên quan phải hổ trợ
nông dân cách sử dụng công nghệ sinh học từ những nguyên liệu sẵn có như mía,
sắn, ngô, khoai dùng cho công nghệ sinh học, thậm chí là các chất tưởng như bỏ
đi cũng có thể dùng vi sinh vật tạo ra năng lượng rơm, rạ, lau sậy, mùn cưa, .v v
15
 Trước mắt chúng ta cần tập trung nghiên cứu chọn lọc và hoàn thiện bộ giống
chuẩn quốc gia về các cây lượng thực chủ yếu như lúa cao sản, ngắn ngày, các
giống cây ăn trái Nam bộ, chè, cao su, càfê và thủy hải sản thế mạnh của Việt
Nam. Ở đây chính phủ có trách nhiệm chuẩn bị tốt tri thức nhiều mặt để nông dân
bắt kịp với nền nông nghiệp hiện đại.
Chính phủ phải có bước đột phá về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa nông sản, hoàn thiện thể chế lưu thông, nhất là lưu thông hàng nông
sản: lúa gạo, cá, tôm:
 Việc gia nhập WTO là thách thức lớn nhất với nông dân và hàng hóa nông sản
Việt Nam. Ở đây, phương thức canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, năng xuất thấp
và chi phí cao, chất lượng và qui cách sản phẩm không đồng đều, .v v… đang là
khó khăn cho việc cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam. Để khắc phục tình
trạng trên Việt Nam cần có bước đột phá thị trường để xa thương hiệu, quảng bá
sản phẩm, chiếm lĩnh thị phần ở thị trường EU, Úc, Nhật, Hoa Kỳ, .v v… Trách
nhiệm này không thề phó thác cho nông dân hay một doanh nghiệp cụ thế nào mà
đó phải là trách nhiệm của chính phủ và các bộ chuyên nghành, các cơ quan
hoạch định chiến lược quốc gia cùng chung tay phối hợp thực hiện thì mới đem
lại hiệu quả được.
 Cú sốc giá lúa gạo vừa qua đã cho ta thấy hệ thống các thể chế điều hành vĩ mô và
điều hành thể chế thương mại cần thiết của chúng ta còn rất yếu và thiếu, chưa bắt
kịp yêu cầu hội nhập thị trường hiện đại. Chính sách và phản ứng còn thiếu nhạy
bén và thiếu chính xác từ chính phủ đã gây tổn thất nặng nề cho nông dân. Đây là

bài học xót xa để hỗ trợ nông dân của Việt Nam, chúng ta đã chậm chạp và lạc
hậu trước diễn biến của thị trường. Không điều hành thống nhất được kênh thu
mua phân phối thâm chí bỏ trống cho tư thương lũng đoạn, tùy tiện gây bất lợi
cho nông dân là người sản xuất, họ là “gốc” nhưng luôn phải chịu thiệt thòi và rủi
ro. Điều đáng chú ý hiện nay là đầu cơ, lạm phát và chỉ số CPI tăng cao trong thời
gian qua đã và đang tác động mạnh đến các hộ nông dân nghèo, thu nhập thấp, họ
chịu thiệt thòi nhất bởi nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng khá cao chiếm tới
70% cơ cấu tiêu dùng của các hộ nông dân nghèo. Mặt khác, tăng giá bình quân
đầu vào của các vật tư sản xuất nông nghiệp cao hơn đầu ra của sản phẩm nông
sản từ 20 đần 25% đang đặt ra bài toán cho chính sách hỗ trợ nông dân hiện nay
như thế nào?
 Chúng tôi xin kiến nghị biện pháp kiện toàn tổ chức và thể chế cơ bản để đẩy
mạnh lưu thông hàng hóa như sau:
• Nông dân trồng lúa.
• Các kênh đại lý thu mua lúa gạo.
• Hợp tác xã hay hiệp hội nhiều người sản xuất lúa.
• Nhà nước và cơ quan quản lý điều hành xuất khẩu.
16
• Các chủ thể này tương tác và chế ước lẫn nhau trong đó nhà nước đóng vai
trò trung tâm (đề ra luật chơi và điều hành, kiểm tra, giám sát) chúng ta
nên chuyển từ điều tiết hạn ngạch sang hình thức xuất nhập khẩu thì sẽ có
lợi cho nông dân nhiều hơn.
Cần có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân:
 Như đã phân tích trên, trong cơ chế thị trường nông dân luôn là người chịu thiệt
và yếu thế vì sự cạnh tranh khóc liệt làm họ cho yếu dần đi. Bản thân sự sản xuất
của họ lại luôn hàm chứa rủi ro vì biến động giá cả và thời tiết, việc đầu tư cho
nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp ít hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng sản xuất
nông nghiệp và sản phẩm của nông dân lại là bắt buộc và không thể thiếu đối với
xã hội. Ở các nước nông nghiệp phát triển người ta rất quan tâm và có điều kiện
tài chính để trợ cấp, bảo hộ rất mạnh cho nông nghiệp. Sự thật các nước này luôn

dưng lên một hàng rào bảo hộ ở mức cao gây khó khăn cho hàng nông sản của
chúng ta thâm nhập vào thị trường các nước.
 Còn ở nước ta, vừa nghèo chưa đủ điều kiện lại vừa chưa nhận thức đúng điều
này nên sự hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bị xem nhẹ. Việc gia nhập WTO
đang dự báo nông nghiệp và nông dân ta sẽ phải chịu nhiều tác động do năng lực
cạnh tranh và trình độ sản xuất thấp như đã phân tích trên và do vậy, hỗ trợ có
hiệu quả cho nông dân là một thực tế đặt ra và cũng là bài học rúi kinh nghiệm từ
các nước. Tới đây chúng ta nên chú trọng mấy vấn đề xung quanh bài học này
như sau:
 Phải hỗ trợ đúng nguyên tắc của WTO, WTO cho phép trợ cấp nông nghiệp (trừ
trợ cấp xuất khẩu) đến 10% GPD của ngành. Do vậy, chúng ta có thể dành 1,2 tỷ
USD + 20.000 tỷ VNĐ (từ ngân sách) để hỗ trợ cho nông dân. Nên chú ý là WTO
chỉ cấm hỗ trợ bóp méo giá cả thị trường hoặc hàng hóa xuất khẩu gây tổn hại cho
xuất khẩu của nước nhập mà thôi.
 Nên tập trung hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật thủy sản và mở mang giao thông
nông thôn, đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn, chuyển
giao nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả
trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển trong và ngoài
nước.
 Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thông và thành
thị thông qua các chương trình lớn của chính phủ như chương trình 35, 135,
134, .v v…
 Nên nhận thức rằng hỗ trợ của nhà nước phải là chất xúc tác để phát huy hiệu quả
của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện nay nông
dân Việt Nam chiếm đa số trong dân cư nhưng đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm
14% tổng đầu tư ngân sách là chưa hợp lý. Nên cải tiến tỷ lệ đầu tư đạt gấp đôi
hiện nay thì sẽ rất có ý nghĩa.
17
 Tất cả các quốc gia có thế mạnh nông nghiệp trên thế giới hiện nay đều đã và
đang thực thi các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn một cách tích cực. Đó

là các chính sách trợ giá cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản chủ yếu;
chính sách công nghiệp nông thôn; chính sách mở cửa thị trường để thu hút đầu tư
mạnh cùa nước ngoài cho nông nghiệp của Thái Lan. Đó cũng là chính sách
nhanh chóng giảm thuế, miễn thuế để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp; là
chính sách Tam nông trong xây dựng nông thôn mới với tiêu chí “Hai mở, một
điều chỉnh” nhằm đạt các mục tiêu “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn
phát triển, nông dân tăng thu nhập
18

×